1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tài liệu GDDP lớp 6

79 17 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÊ HUY HOÀNG – ĐÀO ANH TUẤN (đồng Tổng Chủ biên) NGUYỄN THỊ HỒNG THUẬN – NGUYỄN ÍCH TÂN – NGUYỄN ĐÌNH GIANG – NGUYỄN THỊ NGÂN HOA NGUYỄN THỊ CÔI – TRẦN THÀNH NAM (đồng Chủ biên) – PHẠM XUÂN TIẾN – LÊ THỊ BÍCH HẠNH TRẦN ÁNH TUYẾT – VŨ THỊ HẰNG – PHAN NGỌC HUYỀN – HOÀNG ANH TUẤN – TRẦN THỊ THU NGUYỄN THỊ HƯƠNG – NGUYỄN THỊ THANH HOÀ – NGUYỄN THỊ HẠNH – NGÔ QUANG THÀNH ĐỖ LÊ NAM – NGUYỄN ĐỨC HIỀN – NGUYỄN TRANG NHUNG TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG TỈNH YÊN BÁI LỚP HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SÁCH Mỗi hoạt động Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Yên Bái lớp dẫn kí hiệu Thầy giáo hướng dẫn học sinh theo dẫn Học sinh theo kí hiệu dẫn để tự học KHỞI ĐỘNG / MỞ ĐẦU Gợi mở vấn đề liên quan đến nội dung chủ đề, tạo hứng thú cho học sinh KHÁM PHÁ / HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI / TÌM HIỂU BÀI ĐỌC Phát hiện, hình thành kiến thức mới, kĩ LUYỆN TẬP / THỰC HÀNH Củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ theo nội dung, yêu cầu cần đạt chủ đề VẬN DỤNG Vận dụng tri thức, kĩ hình thành, rèn luyện để giải vấn đề thực tiễn sống Hãy bảo quản, giữ gìn tài liệu để dành tặng em học sinh lớp sau LỜI NĨI ĐẦU Trong Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, nội dung giáo dục địa phương cấp Trung học sở nội dung giáo dục bắt buộc, có vị trí tương đương mơn học khác Tài liệu giáo dục địa phương cấp Trung học sở tỉnh Yên Bái xây dựng nhằm trang bị cho học sinh hiểu biết truyền thống lịch sử, văn hoá, đặc điểm địa lí, kinh tế – xã hội, mơi trường, hướng nghiệp địa bàn tỉnh n Bái, góp phần hình thành lực, phẩm chất quy định Chương trình giáo dục phổ thơng năm 2018 Từ đó, học sinh bồi dưỡng ý thức tự tìm hiểu vận dụng kiến thức, kĩ học để góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá, truyền thống lịch sử cộng đồng dân tộc tỉnh, hướng tới mục tiêu xây dựng người Yên Bái “thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”, góp phần xây dựng quê hương Yên Bái ngày phát triển Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Yên Bái lớp thiết kế theo lĩnh vực chủ đề, phục vụ cho việc dạy học, tổ chức hoạt động giáo dục trường trung học sở tỉnh Yên Bái với tổng thời lượng 35 tiết (trong 31 tiết dành cho giảng dạy chủ đề (chủ đề 1: tiết, chủ đề 2: tiết, chủ đề 3: tiết, chủ đề 4: tiết, chủ đề 5: tiết, chủ đề 6: tiết, chủ đề 7: tiết, chủ đề 8: tiết) tiết dành cho kiểm tra đánh giá) Việc biên soạn tài liệu thực theo quy định Luật Giáo dục pháp luật liên quan; nội dung, thông tin bảo đảm xác thực, khoa học, thể tính sư phạm; bám sát mục tiêu đổi giáo dục, đào tạo yêu cầu cần đạt phẩm chất lực học sinh tương ứng với lớp, cấp học Nhóm biên soạn Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Yên Bái lớp gồm chuyên gia, nhà khoa học; thầy cô giáo cán quản lí, giáo viên cốt cán cấp Trung học sở, Trung học phổ thông tỉnh Yên Bái Trước ban hành, tài liệu đóng góp ý kiến quan, nhà khoa học, cán quản lí giáo dục, giáo viên cấp Trung học sở tỉnh thông qua hội nghị, hội thảo; đồng thời tổ chức dạy thực nghiệm số trường trung học sở địa bàn tỉnh, thầy cô giáo, em học sinh đánh giá có tính khả thi thực tiễn cao Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Yên Bái lớp Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái thẩm định Bộ Giáo dục Đào tạo phê duyệt Đây tài liệu thức sử dụng trường trung học sở địa bàn tỉnh Yên Bái từ năm học 2021 – 2022 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI MỤC LỤC Trang Hướng dẫn sử dụng sách Lời nói đầu .3 LĨNH VỰC: VĂN HOÁ, LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG Chủ đề 1: Vùng đất Yên Bái từ thời nguyên thuỷ đến kỉ X Chủ đề 2: Truyền thuyết, truyện cổ tích tỉnh Yên Bái 16 Chủ đề 3: Nghệ thuật hát, múa nhạc cụ dân gian tỉnh Yên Bái 28 Chủ đề 4: Trang phục truyền thống dân tộc Yên Bái 39 Chủ đề 5: Văn hoá ẩm thực Yên Bái 46 LĨNH VỰC: ĐỊA LÍ, KINH TẾ, HƯỚNG NGHIỆP 53 Chủ đề 6: Vị trí địa lí, diện tích phân chia hành tỉnh Yên Bái 53 Chủ đề 7: Các nghề truyền thống Yên Bái 60 LĨNH VỰC: CHÍNH TRỊ – XÃ HỘI, MƠI TRƯỜNG 75 Chủ đề 8: Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước lợi ích công cộng Yên Bái 75 LĨNH VỰC CHỦ ĐỀ VĂN HOÁ, LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG VÙNG ĐẤT YÊN BÁI TỪ THỜI NGUYÊN THUỶ ĐẾN THẾ KỈ X Sau chủ đề này, em sẽ: • Kể tên địa điểm tìm thấy dấu tích người nguyên thuỷ địa bàn tỉnh n Bái • Nêu nét lịch sử vùng đất Yên Bái gắn với thời kì dựng nước Văn Lang – Âu Lạc • Nêu nét vùng đất n Bái thời kì Bắc thuộc • Có ý thức lịch sử lâu đời địa phương, ý thức lao động xây dựng xã hội, tinh thần cộng đồng lòng tự hào quê hương Hình ảnh bên thạp đồng tiếng, có niên đại cách ngày khoảng 500 – 000 năm Em giới thiệu biết vật Hiện vật gợi cho em suy nghĩ vùng đất Yên Bái lịch sử? Vùng đất Yên Bái thời nguyên thuỷ Yên Bái tỉnh miền núi, độ cao trung bình 600 m so với mực nước biển Phía đơng bắc tỉnh n Bái giáp với hai tỉnh Tun Quang, Hà Giang; phía đơng nam giáp tỉnh Phú Thọ; phía tây nam giáp tỉnh Sơn La; phía tây bắc giáp tỉnh Lào Cai, Lai Châu Địa hình cao dần Hình Thạp đồng Đào Thịnh (Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia) từ đông sang tây, từ nam lên bắc, chia làm ba vùng: vùng thung lũng sông Chảy; vùng thung lũng sông Hồng; vùng bồn địa Mường Lò phụ cận Dãy Con Voi phân cách hai vùng thung lũng sông Chảy sông Hồng; dãy Hồng Liên Sơn phân cách vùng sơng Hồng Mường Lị Ngồi hai sơng lớn chảy qua sơng Hồng sơng Chảy, n Bái cịn có khoảng 200 ngòi, suối lớn nhỏ hồ, đầm, Từ xa xưa, Yên Bái địa điểm sinh tụ người nguyên thuỷ Tư liệu Tại Hang Hùm (xã Tân Lập, huyện Lục Yên), hàng nghìn hố thạch 30 lồi động vật phát Đặc biệt, có bốn hàm Người tinh khơn (có niên đại vạn năm) Việc tìm thấy hàm Người tinh khôn xác nhận thời đại hậu kì đá cũ tồn phát triển vùng đất Yên Bái ngày (Theo Nguyễn Văn Quang, Tiền sử sơ sử Yên Bái, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2004) Hình Thủ tướng Phạm Văn Đồng thăm di Hang Hùm (năm 1964) (Nguồn: Nguyễn Văn Quang, Tiền sử sơ sử Yên Bái, Sđd) Hình Răng Người tinh khơn Hang Hùm (Nguồn: Nguyễn Văn Quang, Tiền sử sơ sử Yên Bái, Sđd) LƯỢC ĐỒ NƠI TÌM THẤY DẤU TÍCH THỜI NGUYÊN THUỶ VÀ THỜI VĂN LANG – ÂU LẠC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI CHÚ GIẢI Nơi phát dấu tích thời ngun thuỷ Di cốt Cơng cụ đá cũ (văn hố Sơn Vi) Cơng cụ đá (văn hố Hồ Bình) sơng C y Nơi phát dấu tích thời Văn Lang – Âu Lạc s ôn Làng Vặc Lô sô g Minh Xuân n Hang Hùm g Tân Lập H ồn Trống đồng Thạp đồng Các công cụ đồng khác Đồ gốm g Hang Hùm Tên di khảo cổ Tân Lập Xã, phường có di khảo cổ Nậm Tốc Lù Tỉ lệ : 780 000 Mậu A Bến Mậu A Yên Hưng Mông Sơn Khe Quỷ Yên Hợp Đào Thịnh Đá Bia Tân Thịnh Đồi Bách Lẫm Hợp Minh Nậm Tộc y sông C Lương Thịnh III Minh Bảo Giới Phiên Xóm Soi Nghĩa Sơn Phù Nham ồn g Tên thành phố ng H Tên tỉnh sô Tên thị xã Tên huyện Hình Lược đồ nơi tìm thấy dấu tích thời nguyên thuỷ thời Văn Lang – Âu Lạc tỉnh Yên Bái Sau đó, hàng loạt điểm di thuộc văn hố Sơn Vi (có niên đại cách ngày khoảng 20 000 – 11 000 năm) phát Yên Bái Các loại hình cơng cụ đặc trưng văn hố Sơn Vi Yên Bái rìu lưỡi dọc, rìu lưỡi ngang, mũi nhọn, mảnh tước, với kĩ thuật ghè đẽo trực tiếp, thơ sơ, tạo rìa hai cạnh viên cuội Có thể kể đến di (tập trung chủ yếu dọc thung lũng sông Hồng) như: Đồi Bách Lẫm, Xóm Soi (Giới Phiên), Đá Bia (Minh Bảo), Lương Thịnh III (Tân Thịnh) thuộc thành phố Yên Bái; Khe Quỷ (Yên Hợp), Bến Mậu A (Mậu A) thuộc huyện Văn Yên; Đào Thịnh (huyện Trấn Yên), Hình Nhóm cơng cụ thuộc văn hố Sơn Vi (hậu kì đá cũ) Yên Bái (Nguồn: Nguyễn Văn Quang, Tiền sử sơ sử Yên Bái, Sđd) Tại hang Nậm Tốc Lù (huyện Yên Bình) tìm thấy số cơng cụ thuộc văn hố Hồ Bình (có niên đại cách ngày khoảng 11 000 – 500 năm) Tư liệu Cơng cụ hình bầu dục (hạnh nhân), cơng cụ rìa xung quanh, cơng cụ rìa ngang, hịn ghè, mảnh tước, Các cơng cụ thuộc văn hố Hồ Bình điển hình, có chất liệu đá cuội sông, suối; các di vật khác gồm: ốc núi, ốc suối, mảnh mai ba ba, than tro, (Theo Website Sở Văn hoá Thể thao Du lịch Yên Bái, Điều tra, điền dã đào thám sát di Khảo cổ học Nậm Tốc Lù, xã Tích Cốc(1), huyện n Bình) Hình Nhóm cơng cụ thuộc văn hố Hồ Bình (sơ kì đá mới) n Bái (Nguồn: Nguyễn Văn Quang, Tiền sử sơ sử n Bái, Sđd) Những dấu tích văn hố Hồ Bình phát Yên Bái chưa nhiều, song có giá trị xác định diện cư dân văn hố Hồ Bình đây, góp phần nối liền văn hố hậu kì đá cũ sang thời đại đá Hình Nhóm cơng cụ thuộc văn hố hậu kì đá – sơ kì kim khí Yên Bái (Nguồn: Nguyễn Văn Quang, Tiền sử sơ sử Yên Bái, Sđd) Dựa vào lược đồ hình 4, em xác định vị trí địa phương tỉnh (huyện, xã) – nơi tìm thấy dấu tích người nguyên thuỷ Tư liệu 1, hình ảnh liên quan cho em biết thơng tin vùng đất n Bái thời nguyên thuỷ? (1) Nay xã Cảm Nhân Vùng đất Yên Bái thời kì Văn Lang – Âu Lạc a) Các địa điểm tìm thấy dấu tích thời Văn Lang – Âu Lạc Yên Bái Cho đến phát nhiều di vật thuộc văn hố Đơng Sơn địa bàn tỉnh n Bái Đây minh chứng khẳng định Yên Bái địa bàn sinh tụ người Việt cổ thời kì Văn Lang – Âu Lạc Nổi bật thạp trống đồng như: thạp đồng Đào Thịnh (huyện Trấn Yên), thạp đồng Hợp Minh (thành phố Yên Bái); trống đồng tìm thấy Phù Nham (huyện Văn Chấn), Mơng Sơn (huyện n Bình), Khai Xn (huyện Lục Yên), Yên Hợp (huyện Văn Yên), Người ta cịn phát số rìu, giáo, đục, nồi đồng khuôn đúc, thành phố Yên Bái, huyện Trấn Yên, Văn Yên; nhiều đồ gốm thuộc giai đoạn từ văn hoá Phùng Nguyên, Đồng Đậu văn hố Đơng Sơn điểm Yên Hưng, Yên Hợp (huyện Văn Yên), EM CĨ BIẾT?  Sơng Hồng chảy qua địa phận n Bái dài 115 km, phát hàng nghìn di vật thời đại văn hố Đơng Sơn Có thể kể đến thạp đồng, trống đồng, đồ dùng sản xuất, đồ dùng sinh hoạt, vũ khí chiến binh loại đồ trang sức,  Tháng – 1961, thôn Đồng Gianh nằm tả ngạn sông Hồng, thuộc xã Đào Thịnh (Trấn Yên) cách thành phố Yên Bái 20 km phía bắc cách mặt nước chừng m phát thạp đồng – vật tiêu biểu văn hố Đơng Sơn Năm 2012, thạp đồng Đào Thịnh Thủ tướng Chính phủ cơng nhận 30 bảo vật quốc gia Việt Nam Hiện nay, thạp đồng Đào Thịnh lưu Hình Hoa văn trang trí thạp đồng Đào Thịnh (Nguồn: Nguyễn Văn Quang, Tiền sử sơ sử Yên Bái, Sđd) giữ trưng bày Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Hình Thạp đồng Hợp Minh (thành phố Yên Bái) lưu giữ Bảo tàng tỉnh Yên Bái (a) (b) (c) (d) Hình 10 Những trống đồng thuộc văn hố Đơng Sơn n Bái – Trống đồng loại Hê-gơ: (a) Đào Thịnh (Trấn Yên); (b) Nậm Tộc (Nghĩa Sơn, Văn Chấn); – Trống đồng loại Hê-gơ: (c) Làng Vặc (Minh Xuân, Lục n); (d) Mơng Sơn (n Bình) (Nguồn: Nguyễn Văn Quang, Tiền sử sơ sử Yên Bái, Sđd) 10 Đọc thơng tin quan sát hình ảnh mục 2, em hãy: Ghi tên sản phẩm lợi ích nghề truyền thống Yên Bái theo bảng mẫu sau: Tên nghề truyền thống Sản phẩm nghề Lợi ích nghề – Tạo việc làm, đem lại thu Ví dụ: Nghề dệt làm – Vải thổ cẩm mặt hàng thổ cẩm – Khăn, váy, áo, quần, nhập, góp phần xố đói giảm nghèo, ổn định đời sống cho Mù Cang Chải túi thổ cẩm người dân – Phát triển du lịch Nêu đóng góp nghề truyền thống nơi em sống đời sống người dân phát triển kinh tế – xã hội địa phương Thuận lợi, khó khăn triển vọng phát triển nghề truyền thống Yên Bái Nhận thức vai trò, tầm quan trọng nghề truyền thống, từ nhiều năm nay, nghề truyền thống Yên Bái nhân dân quyền địa phương quan tâm giữ gìn, bảo tồn, phát huy, từ có “Đề án củng cố, phát triển Hợp tác xã, Tổ hợp tác tỉnh Yên Bái giai đoạn 2017 – 2020, định hướng đến năm 2030” nhằm tạo điều kiện cho hợp tác xã, làng nghề phát triển, mở rộng sản xuất, tạo sản phẩm độc đáo, riêng biệt mang đậm sắc dân tộc địa phương Những làng nghề truyền thống nghề truyền thống Uỷ ban nhân dân tỉnh công nhận hưởng sách khuyến khích hỗ trợ kinh phí để đầu tư, cải tạo, nâng cấp sở vật chất, trang thiết bị máy móc, như: Làng nghề sản xuất miến đao Giới Phiên Phúc Lộc (thành phố Yên Bái) giai đoạn 2014 – 2016 thành phố Yên Bái hỗ trợ vốn, hệ thống xử lí nước thải với tổng kinh phí 350 triệu đồng Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Yên Bái, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Yên Bái cho hộ vay vốn ưu đãi để mua bột nguyên liệu hỗ trợ máy ép miến bán tự động cho 15 hộ sản xuất miến Giới Phiên, Phúc Lộc với tổng số tiền hỗ trợ 300 triệu đồng, góp phần giải phóng sức lao động nâng cao suất chế biến, sản xuất miến đao Nhờ đó, hoạt động số nghề truyền thống khởi sắc, thu hút nhiều người tham gia tạo ngày nhiều sản phẩm Với lợi người, nguồn nguyên vật liệu sẵn có địa phương, điều kiện tự nhiên tỉnh miền núi, nghề truyền thống Yên Bái có triển vọng phát triển tốt, hứa hẹn đem lại nhiều nguồn lợi thiết thực cho tỉnh Bên cạnh thuận lợi, việc phát triển nghề truyền thống tỉnh n Bái cịn khó khăn định, như: quy mô sản xuất nhỏ, công nghệ sản xuất chậm đổi 65 Sản phẩm nghề đơn điệu, có thay đổi mẫu mã nên sức cạnh tranh thấp Những người làm nghề truyền thống đa số người trung niên, người già phụ nữ niên làng nghề truyền thống có xu hướng tìm cơng việc có thu nhập cao làm việc với máy móc, khơng thích làm cơng việc thủ cơng, địi hỏi tỉ mỉ, kiên trì Đọc thơng tin mục cho biết: Nghề truyền thống tỉnh Yên Bái có thuận lợi, khó khăn gì? Nghề truyền thống địa phương em có thuận lợi, khó khăn gì? Em chia sẻ, giới thiệu với bạn cách giữ gìn, phát triển nghề truyền thống địa phương Nêu cảm nhận em triển vọng phát triển nghề truyền thống tỉnh Yên Bái Xây dựng thực kế hoạch trải nghiệm nghề truyền thống địa phương Bước Xây dựng kế hoạch trải nghiệm nghề truyền thống – Em bạn thảo luận để xây dựng kế hoạch trải nghiệm nghề truyền thống địa phương Gợi ý: Nghề truyền thống dự định trải nghiệm Mục đích, yêu cầu trải nghiệm nghề truyền thống Địa điểm, thời gian Nội dung cần tìm hiểu thông tin cần thu thập trải nghiệm nghề truyền thống Các hoạt động trải nghiệm nghề truyền thống a Tham quan sở sản xuất b Làm số công đoạn nghề truyền thống Phân công nhiệm vụ (Ai vấn? Ai quay phim, chụp ảnh? Ai ghi chép thông tin? ) Dự kiến nội dung, hình thức trình bày kết trải nghiệm – Chia sẻ kế hoạch trải nghiệm nghề truyền thống nhóm với bạn lớp thống kế hoạch trải nghiệm nghề chung lớp 66 Bước Thực kế hoạch trải nghiệm nghề truyền thống a) Chuẩn bị cho việc thực kế hoạch trải nghiệm – Thảo luận để xác định việc cần chuẩn bị cho hoạt động trải nghiệm nghề truyền thống địa phương Gợi ý: Thu thập thông tin nghề truyền thống từ nguồn nào? Mình làm công việc nghề? Cần chuẩn bị cơng cụ để thu thập thơng tin nghề trải nghiệm? Cần chuẩn bị trang phục dụng cụ lao động để làm công việc nghề trải nghiệm? b) Tham quan sở làm nghề truyền thống Yên Bái Hình 14 Dệt thổ cẩm gia đình Sà Rèn, xã Nghĩa Lợi, thị xã Nghĩa Lộ (Ảnh: Vũ Chiến) – Tập trung nghe thầy, cô giáo nêu mục đích, u cầu, chương trình tham quan quy định cần tuân thủ tham quan – Nghe nghệ nhân đại diện sở làm nghề truyền thống giới thiệu lịch sử hình thành phát triển, quy mô hoạt động đặc trưng, đóng góp nghề truyền thống địa phương xã hội, khó khăn, thuận lợi, triển vọng phát triển, 67 – Tham quan sở làm nghề truyền thống Trong trình tham quan, ý quan sát, ghi chép thực nhiệm vụ phân cơng Có thể vấn nghệ nhân người sản xuất; quay phim, chụp ảnh để thu thập thông tin cần thiết nghề – Trao đổi, toạ đàm với nghệ nhân người làm nghề truyền thống nêu thắc mắc để giải đáp (nếu có) – Nêu cảm nhận điều học hỏi sau chuyến tham quan c) Trải nghiệm số công đoạn quy trình sản xuất nghề truyền thống địa phương Hình 15, 16 Nghệ nhân hướng dẫn số công đoạn nghề dệt thổ cẩm (Ảnh: Trần Huy Thuỵ) – Nghe quan sát nghệ nhân giới thiệu cơng đoạn quy trình sản xuất nghề truyền thống – Quan sát nghệ nhân hướng dẫn cách thực số công đoạn quy trình sản xuất mà em bạn tham gia Có thể nhờ nghệ nhân hướng dẫn lại chưa hiểu rõ cách làm – Em bạn làm thử để chắn hiểu rõ cách thực – Thực số công đoạn quy trình sản xuất – Chia sẻ điều học hỏi được, khó khăn, thuận lợi làm công đoạn nghề truyền thống cảm nhận thân sau tham gia trải nghiệm Thiết kế trình bày báo cáo kết trải nghiệm nghề truyền thống – Tập hợp kết thực nhiệm vụ phân công thành viên nhóm – Cùng bạn thiết kế báo cáo kết trải nghiệm nghề truyền thống nhóm theo nội dung, hình thức dự định kế hoạch – Phân cơng nhiệm vụ trình bày hỗ trợ trình bày kết trải nghiệm nghề truyền thống nhóm – Trình bày kết trải nghiệm nghề truyền thống nhóm với bạn lớp thầy, cô giáo – Nhận xét, đánh giá kết trải nghiệm nghề truyền thống nhóm 68 Em chọn để thực hai nhiệm vụ sau: Tuyên truyền, quảng bá cho nghề truyền thống tỉnh Yên Bái – Thảo luận với bạn nhóm/lớp cách thức, nội dung tuyên truyền, quảng bá cho nghề truyền thống tỉnh Yên Bái (cách thức: làm poster hay tờ rơi; nội dung: chọn vấn đề nghề truyền thống để tuyên truyền, quảng bá) Hình 17 Đồng bào Mơng Mù Cang Chải trồng cải dầu ruộng bậc thang (Ảnh: Trần Huy Thuỵ) – Thiết kế sản phẩm tuyên truyền, quảng bá cho nghề truyền thống Yên Bái theo ý tưởng nhóm – Tuyên truyền, quảng bá cho nghề truyền thống Yên Bái Chọn nghề truyền thống cụ thể Yên Bái để tiếp tục tìm hiểu, trải nghiệm nghề – Tiếp tục tìm hiểu nghề truyền thống có Yên Bái nói chung, nơi em sống nói riêng để thu thập thơng tin sau: + Lịch sử hình thành, phát triển nghề + Những sản phẩm tiêu biểu nghề + Những đóng góp nghề truyền thống phát triển kinh tế – xã hội địa phương + Những hoạt động chủ yếu, khó khăn, thuận lợi, triển vọng phát triển nghề – Trải nghiệm nghề truyền thống địa phương – Viết giới thiệu điều học hỏi, cảm nhận thân sau trải nghiệm nghề truyền thống địa phương 69 TƯ LIỆU THAM KHẢO Làng nghề sản xuất miến đao Giới Phiên, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái Ngày 25–6–2012, xã Giới Phiên Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái công nhận làng nghề nông thôn thành phố Yên Bái với nghề sản xuất miến đao Tên làng nghề: Làng nghề sản xuất miến đao Giới Phiên, thành phố Yên Bái Địa chỉ: xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái Quyết định công bố: Quyết định số 674/QĐ–UBND ngày 25–6–2012 Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái Quá trình hình thành phát triển Theo Nghị số 871/NQ-UBTVQH14 ngày 10–01–2020 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, xã Giới Phiên thành lập sở sáp nhập xã Phúc Lộc xã Giới Phiên cũ; diện tích tự nhiên 11,24 km2 quy mô dân số 129 người Xã Giới Phiên giáp phường Hồng Hà, Hợp Minh, Nguyễn Thái Học, Yên Ninh, xã Văn Phú huyện Trấn Yên Đã từ lâu, dải đất ven sông Hồng xã: Giới Phiên, Phúc Lộc, Minh Quân, nhân dân trồng dong riềng Đây loại trồng thích hợp với đất đồi núi, đất bồi ven sơng suối, sâu bệnh lại dễ trồng, cho suất tương đối cao Từ bột dong riềng, người ta chế biến miến sợi, thường gọi miến đao Tại xã Giới Phiên, nghề làm miến đao du nhập từ năm 1970, xuất xứ từ làng miến Hoài Đức, Hà Tây (nay thuộc Hà Nội) Từ vài hộ ban đầu, số lượng hộ tham gia, sản lượng sản xuất ngày nhiều kinh nghiệm sản xuất nhân dân ngày tích luỹ Người biết làm miến có khắp thơn tập trung chủ yếu làng Ngòi Đong Miến đao Giới Phiên khác với miến đao sản xuất nơi khác: Bột đao dong riềng nguyên chất không pha trộn loại bột khác, đánh nước lắng bột – lần để loại bỏ tạp chất mùi chua, khơng cịn sạn Miến phơi nắng giàn tre cách mặt đất – 1,2 m, phơi hai nắng sợi miến bị giòn dễ gãy Các hộ tham gia hợp tác xã phải cách đường ô tô từ 100 m trở lên để miến không bị bụi bẩn.  Miến Giới Phiên nhiều người biết đến với đặc điểm làm dong riềng nguyên chất, không sử dụng hố chất để tẩy trắng, miến khn phơi nắng đến khơ, sợi miến có màu xám, nấu sợi dẻo, mềm, dai, không nát, có vị thơm ngon dong riềng, sản phẩm miến làm tới đâu tiêu thụ hết tới đó, có chỗ đứng thị trường tỉnh Giữa năm chín mươi kỉ XX, nghề sản xuất miến đao xã Giới Phiên gặp khó khăn diện tích đất trồng dong riềng bãi soi vùng ven sơng Hồng bị thu hẹp dần q trình thị hố quy hoạch đất đai Ngoài việc trồng dong riềng gặp số khó khăn định như: vào tháng 5, tháng lúc dong riềng hoa mắc bệnh lụi mà chưa tìm nguyên nhân gây bệnh nên suất dong riềng khoảng 1,3 – 1,5 tấn/sào giảm xuống tạ – tấn/sào Do đó, nhân dân chuyển sang trồng số loại hoa màu khác hiệu kinh tế cao Hơn nữa, việc sản xuất có nhiều hộ tham gia, sản lượng bột tiêu thụ ngày nhiều nên vùng nguyên liệu không đủ cung cấp 70 cho sản xuất, hộ sản xuất miến đao xã Giới Phiên phải thu mua bột đao từ tỉnh bạn Ngoài ra, khi mở rộng sản xuất lượng vốn cần dùng để đầu tư cho sản xuất lớn nhiều so với trước nên hộ gia đình sản xuất miến đao thường bị thiếu vốn sản xuất Công nghệ sản xuất cải tiến song hình thức thủ công đơn giản, việc ép miến, quấy hồ cần nhiều sức lao động,  Chế biến miến đao lại phụ thuộc vào thời tiết, trời nắng làm được, đợt mưa gió kéo dài nhân dân khơng có việc làm, sản phẩm thêm khan Nguyên liệu tinh bột đao phải nhập bên nên giá thất thường không ổn định, chất lượng bột không đồng Thị trường tiêu thụ mức độ hẹp nên giá thành sản phẩm chưa cao Sản phẩm chưa có thương hiệu nên người tiêu dùng chưa tin tưởng tuyệt đối vào chất lượng sản phẩm dẫn đến tính cạnh tranh sản phẩm thị trường cịn thấp Hình 18 Sản phẩm miến đao Giới Phiên (Ảnh: Hợp tác xã miến đao Giới Phiên) Đến năm 2020, hợp tác xã miến đao đầu tư 60 máy ép miến bán tự động Chương trình “Đẩy mạnh thương mại − dịch vụ sơ chế nông sản” góp phần tăng 1,5 lần sản lượng miến đao năm 2020 so với năm 2015, hình thành hợp tác xã, tổ nhóm liên kết sản xuất theo chuỗi đem lại hiệu quả, giá trị kinh tế cao Những năm qua, chủ trương phục hồi phát triển nghề sản xuất miến đao thành phố Yên Bái quan tâm đặc biệt hỗ trợ người dân vốn, hệ thống xử lí nước thải theo Đề án mở rộng làng nghề sản xuất miến đao xã Giới Phiên Phúc Lộc, thành phố Yên Bái giai đoạn 2014 – 2016 với tổng kinh phí hỗ trợ 350 triệu đồng nhằm xây dựng khu làm miến tập trung Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Yên Bái, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Yên Bái cho hộ vay vốn ưu đãi để mua bột nguyên liệu Từ năm 2006 đến 2010 Trung tâm Khuyến công Trung tâm Khuyến nông tỉnh Yên Bái đầu tư hỗ trợ cho hộ gia đình máy ép miến thuỷ lực Từ có chủ trương sách hỗ trợ nghề sản xuất miến đao, đặc biệt việc giới hoá đưa máy ép miến vào sản xuất, giải phóng phần sức lao động dân, nâng cao suất chế biến, việc sản xuất miến đao đẩy mạnh Đây việc làm phù hợp với lòng dân, người dân đồng tình ủng hộ Nhiều người dân quay trở lại với nghề làm miến. Chính vậy, hoạt động sản xuất tiêu thụ miến đao xã Giới Phiên thu kết đáng khích lệ, đóng góp tích cực vào nghiệp cơng nghiệp hố, 71 đại hố nơng nghiệp nơng thơn Tính đến năm 2020, xã có hợp tác xã sản xuất chế biến miến đao với 43 hộ, sản lượng đạt 950 tấn/năm, giá trị 43 tỉ đồng, tăng 15 tỉ đồng so với năm 2015 Hình 19 Sản xuất miến đao thiết bị cơng nghiệp (Ảnh: Đinh Bảo Trung) Hình 20 Phơi miến (Ảnh: Hồng Đơ) Ngồi việc tăng thu nhập cho hộ gia đình, nghề sản xuất miến đao Giới Phiên tạo việc làm cho lượng lao động đáng kể địa phương Cùng với quan tâm quyền thân tự vươn lên hộ, thời gian qua việc sản xuất miến đao giúp nhiều gia đình nghèo, có thu nhập ổn định, nhiều hộ trở nên giả có thu nhập 50 – 70 triệu đồng/năm Việc giữ gìn, phát triển làng nghề truyền thống gắn bó với người dân địa phương hướng phát triển phù hợp với tình hình xây dựng nơng thôn Giới Phiên Phương hướng xây dựng, trì phát triển ngành nghề năm Ngày 25–6–2012, Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định số 674/QĐ– UBND công nhận Làng nghề sản xuất miến đao Ngịi Đong thơn xã Giới Phiên – thành phố Yên Bái Đây mốc quan trọng đánh dấu phát triển trưởng thành nghề sản xuất miến đao làng Ngịi Đong nói riêng xã Giới Phiên nói chung, mở hướng phát triển phù hợp với tình hình nay, mở hội việc gìn giữ, phát triển nghề truyền thống gắn bó với người dân địa phương thập kỉ qua; đồng thời thách thức hộ dân làng nghề việc đầu tư phát triển sản xuất tạo sản phẩm có thương hiệu chất lượng Trong thời gian tới, xã Giới Phiên tăng cường mời gọi doanh nghiệp, nhà đầu tư tham gia vào sản xuất, chế biến, kinh doanh miến đao; quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên mơn, trình độ kĩ thuật cho cán thành viên, người lao động; nghiên cứu để cung ứng sản phẩm chất lượng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đồng thời tiếp tục đầu tư, phát triển làng nghề sản xuất miến đao Ngòi Đong, tuyên truyền vận động người dân phát triển thêm việc sản xuất miến đao thơn khác địa bàn (Bài viết có sử dụng tài liệu Chi cục Phát triển Nông thôn tỉnh Yên Bái cung cấp) 72 Làng nghề đan rọ tôm thôn Đồng Tâm, xã Phúc An, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái Ngày 18–7–2017, Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định số 1321 công nhận Làng nghề đan rọ tôm thôn Đồng Tâm, xã Phúc An, huyện Yên Bình Tên làng nghề: Làng nghề đan rọ tôm thôn Đồng Tâm, xã Phúc An, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái Địa chỉ: thơn Đồng Tâm, xã Phúc An, huyện n Bình, tỉnh Yên Bái Quyết định công bố: Quyết định số 1321/QĐ–UBND ngày 18–7–2017 Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái Quá trình hình thành phát triển Từ năm đầu kỉ XX, thôn Đồng Tâm, xã Phúc An, huyện Yên Bình tiếng nghề đan rọ tôm Nghề phát triển theo thời gian lịch sử, theo phương thức cha truyền nối Cho đến nay, nhu cầu người sử dụng cao nên nghề đan rọ tôm phát triển rộng gần thôn Đặc biệt, năm gần đây, quan tâm tỉnh, cấp, ngành nhu cầu ngày cao thị trường, nghề đan rọ tôm thôn Đồng Tâm ngày phát triển phù hợp với chủ trương Đảng Nhà nước phát triển kinh tế, xố đói giảm nghèo Trong xu phát triển kinh tế thị trường, phát triển khoa học kĩ thuật, người dân đặt yêu cầu cao chất lượng sản phẩm rọ tôm Hiện thôn Đồng Tâm có 86 hộ gia đình với 315 nhân Mặc dù địa bàn xã có nhiều hộ đan rọ tôm rải rác thôn mang tính thời vụ Riêng thơn Đồng Tâm thơn có hộ dân làm nghề đan rọ đến thơn có số hộ đan rọ nhiều xã, 70/84 hộ (năm 2015), 72/86 hộ (năm 2016) Các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh xã chủ động xây dựng kế hoạch đầu tư sở vật chất, phát triển thị trường tìm nơi tiêu thụ sản phẩm Kết quả, nhiều hộ đạt mức doanh thu cao Cụ thể, năm 2016 sản lượng đan rọ năm đạt 400 000 cho doanh thu 189 triệu đồng, chiếm 57% tổng doanh thu thơn Thu nhập bình qn đạt 10 triệu đồng/hộ (2,5 triệu đồng/người/tháng).  Hiệu kinh tế hộ đan rọ tương đối ổn định Do công việc khơng vất vả nên người dân đan rọ tôm lúc rảnh rỗi, vào buổi tối, tận dụng thời gian lao động nông thôn, tạo nhiều việc làm thu nhập cho người lao động địa phương, nâng mức thu nhập bình quân đầu người ngày tăng cao, góp phần xố đói giảm nghèo, ổn định tình hình an Hình 21 Sản phẩm rọ tơm thu mua ninh trị, trật tự xã hội tận nơi (Ảnh: Lý Xuân Diện) 73 Nghề đan rọ tơm hình thành trì qua nhiều đời Từ có hồ Thác Bà, người dân trước chủ yếu sống dựa vào sản xuất lâm nghiệp khai thác thuỷ sản lòng hồ coi đan rọ tơm nghề đem lại thu nhập Rọ tơm thơn chủ yếu đan tre, nứa, giang, tế, khai thác từ rừng mua từ xã lân cận. Rọ tôm nhiều người tiêu dùng ưa chuộng chất lượng tốt, rọ to, bền, đẹp, rong rêu bám, nứa đan hom nhỏ, hom mảnh, tơm dễ vào, khó Do sử dụng nguyên liệu tự nhiên, hộ lại sản xuất với quy mơ gia đình, lượng chất thải tre, nứa, giang không nhiều người dân tận dụng phơi khô để đun nấu sản xuất hàng mã nên không gây ảnh hưởng đến môi trường Trong thời gian gần đây, với hệ thống giao Hình 22 Học sinh rèn luyện kĩ thơng thuận tiện, sản phẩm thôn tiêu đan rọ tôm sau học, sẵn sàng tiếp nối thụ nhiều tỉnh thành lân cận, giá thành sản phẩm nghề truyền thống làng nghề thôn tăng, thu nhập phát triển ổn định, người dân tích Đồng Tâm, xã Phúc An, huyện Yên Bình cực sản xuất Thị trường tiêu thụ chủ yếu Yên (Ảnh: Trần Tiến Thơm) Bái, Sơn La, Lai Châu, Hồ Bình, Tun Quang Sản phẩm chưa đăng kí thương hiệu, giá bán bình qn đạt khoảng 500 – 000 đồng/chiếc, sản phẩm tiêu thụ quanh năm nhiều vào mùa nước rút Phương hướng xây dựng, trì phát triển ngành nghề năm Nghề đan rọ tơm Đồng Tâm nghề có giá trị sản xuất lớn, thu nhập cao, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế – xã hội địa phương, tận dụng lực lượng lao động, xứng đáng với vai trị xố đói giảm nghèo, góp phần quan trọng công xây dựng nông thôn Ngay sau thôn Đồng Tâm công nhận làng nghề, xã Phúc An đề phương hướng năm tiếp tục giữ vững phát triển làng nghề, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, phấn đấu xây dựng nghề đan rọ tơm địa phương có thương hiệu thị trường trong, ngồi tỉnh Cùng với việc xây dựng sở hạ tầng làng nghề, tạo cảnh quan, môi trường đẹp, cải thiện đời sống sinh hoạt người lao động, xây dựng làng nghề làng văn hoá Đồng thời, tổ chức hội nghề nghiệp, câu lạc bộ, hợp tác xã, tổ hợp tác người làm nghề để giúp kinh nghiệm, tơn vinh hộ, người có tay nghề cao Tuyên truyền, khuyến khích hộ tổ chức lại nghiên cứu, đưa kĩ thuật ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất nhằm tăng suất, chất lượng sản phẩm, thực phát triển thương hiệu, đưa sản phẩm đến với nhiều người tiêu dùng Việc công nhận làng nghề đan rọ tôm thôn Đồng Tâm không ghi nhận, tôn vinh, khẳng định thương hiệu sản phẩm làng nghề, mà cịn góp phần gìn giữ, bảo tồn phát triển nghề truyền thống mang sắc riêng huyện Yên Bình, tạo tiền đề cho việc phát triển du lịch địa phương (Bài viết có sử dụng tài liệu Chi cục Phát triển Nông thôn tỉnh Yên Bái cung cấp) 74 LĨNH VỰC CHỦ ĐỀ CHÍNH TRỊ – XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG NGHĨA VỤ TÔN TRỌNG, BẢO VỆ TÀI SẢN NHÀ NƯỚC VÀ LỢI ÍCH CƠNG CỘNG Ở YÊN BÁI Sau chủ đề này, em sẽ: • Phân tích thực trạng việc bảo vệ tài sản nhà nước lợi ích cơng cộng n Bái • Thực nghĩa vụ tơn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước lợi ích cơng cộng Yên Bái • Phê phán, đấu tranh với hành vi không tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước lợi ích cơng cộng địa phương Chơi trị chơi “Ai nhanh hơn?” kể nghĩa vụ công dân Cách chơi: Giáo viên chia lớp thành hai đội, thời gian phút, đội lên bảng viết nghĩa vụ công dân Đội viết nhiều đội thắng Thực trạng việc tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước lợi ích cơng cộng Yên Bái Quan sát hình ảnh để trả lời câu hỏi: Hình Đốt phá rừng làm nương rẫy (Ảnh: Trần Trung Hiếu) Hình Thanh niên thành phố Yên Bái ngày thứ dân xây dựng "Con đường em đến trường" (Ảnh: Nguyễn Thành Kiên) 75 Hình Thanh niên thành phố Yên Bái mắt "Mơ hình thu gom, vận chuyển xử lí rác thải sinh hoạt" thôn Cống Đá, xã Âu Lâu, thành phố Yên Bái (Ảnh: Nguyễn Thành Kiên) Hình Học sinh Trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành thu gom rác thải khu du lịch Thác Bà, huyện Yên Bình (Ảnh: Nguyễn Hồng Quân) Theo em, hành động, việc làm hình ảnh thể đúng/ chưa việc bảo vệ tài sản nhà nước lợi ích cơng cộng? Em nêu tác động hành động, việc làm không sống người, xã hội cộng đồng Nghĩa vụ công dân việc tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước lợi ích cơng cộng n Bái Đọc trường hợp trả lời câu hỏi: Trường hợp 1: Trạm biến áp(1) xã A bị kẻ gian đột nhập, cắt lấy trộm nhiều thiết bị như: 42 m cáp đồng, cụm đấu nối đầu cực hạ áp máy biến áp, cầu chì tự rơi, áp-tơ-mát cơng-tơ ba pha, trị giá 70 triệu đồng Việc làm kẻ gian gây hậu nào? Theo em, để khắc phục tình trạng này, quyền địa phương người dân cần làm gì? Trường hợp 2: Nhà Minh gần sở sản xuất bún, bánh phở Kiên làm chủ Ngày vậy, Minh thấy sở sản xuất xả trực tiếp nước thải mương không qua xử lí làm mơi trường nước nhiễm nặng: cá chết, nước đen ngịm, gây mùi thối cho khu vực xung quanh Dù xúc việc làm Minh im lặng sợ ảnh hưởng đến quan hệ hàng xóm láng giềng.  (1) Thiết bị thay đổi điện áp hệ thống mạng lưới truyền tải điện từ nhà máy sản xuất điện đến nơi tiêu dùng điện 76 Việc làm sở sản xuất bún, bánh phở gây hậu đến môi trường sống sức khoẻ người? Nếu Minh, em làm gì? Theo em, cơng dân cần có nghĩa vụ việc tơn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước lợi ích cơng cộng n Bái? Em đồng tình với quan điểm đây? Vì sao? a Cơng trình cơng cộng khơng phải riêng nên khơng cần giữ gìn b Chỉ người lớn có khả bảo vệ, giữ gìn cơng trình cơng cộng c Bảo vệ, giữ gìn điểm vui chơi, giải trí cơng cộng tạo điều kiện để trẻ em thực quyền vui chơi, giải trí d Các cơng trình cơng cộng để phục vụ lợi ích cho người, sử dụng cho mục đích cá nhân Hãy nhận xét hậu hành động, việc làm sau: a Một số người thường xuyên khai thác cát sỏi sơng với số lượng lớn để phục vụ mục đích cá nhân b Một số bạn học sinh thường bẻ cành, khắc lên tham quan rừng phòng hộ c Tại số khu vực vùng núi cao Yên Bái, người dân thường có thói quen đốt rừng làm nương rẫy Em làm tình đây? a Em Hà công viên thành phố chơi Thấy hoa nở đẹp, Hà rủ em hái cắm b Trên đường học về, em thấy em nhỏ dùng bút màu vẽ lên tường trụ sở uỷ ban nhân dân xã c Làng em có nghề dệt thổ cẩm tiếng Hơm em thấy nhà hàng xóm xả nước nhuộm vải chưa qua xử lí xuống śi làm nước śi có màu đen mùi hôi thối Em vẽ tranh thể hành động/việc làm nên không nên việc bảo vệ tài sản nhà nước lợi ích cơng cộng địa phương em sinh sống Em bạn nhóm xây dựng thực dự án bảo vệ, giữ gìn cơng trình cơng cộng địa phương 77 TƯ LIỆU THAM KHẢO YÊN BÁI TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ RỪNG Hiện nay, tồn tỉnh n Bái có hơn  433 582 đất có rừng; đó, rừng đặc dụng 35 407 ha; rừng phòng hộ 133 737 ha, rừng sản xuất 264 437 Để bảo vệ tốt diện tích rừng có, Chi cục Kiểm lâm tỉnh tăng cường lực lượng kiểm lâm xuống sở, đảm bảo xã phường có kiểm lâm địa bàn, tham mưu giúp quyền địa phương làm tốt cơng tác bảo vệ phát triển rừng, quản lí lâm sản phịng cháy chữa cháy rừng Bên cạnh đó, Chi cục đạo hạt kiểm lâm huyện, thị xã, thành phố, đội kiểm lâm động phòng cháy chữa cháy rừng tăng cường tuần tra, kiểm tra, kiểm sốt lâm sản để phát xử lí kịp thời vụ việc vi phạm sở.  Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh, năm 2020, lực lượng kiểm lâm toàn tỉnh phát xử lí gần 100 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp, phạt hành chính, tịch thu nộp ngân sách 300 triệu đồng Để hạn chế thấp cháy rừng, Chi cục Kiểm lâm tăng cường cán đến vùng trọng điểm thường xảy cháy rừng nhằm hướng dẫn người dân biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng; thành lập đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra, đôn đốc chủ rừng thực tốt phịng cháy chữa cháy rừng.  Đặc biệt, để đối phó với tình trạng nắng nóng, khơ hạn kéo dài, thời gian qua, lực lượng chức quyền địa phương triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, liệt biện pháp như: kiểm tra, kiểm soát hoạt động đốt rừng làm nương rẫy, hạn chế mức thấp nguy xảy cháy rừng; trọng tuyên truyền quản lí canh tác nương rẫy; tăng cường phát tin cảnh báo cháy rừng, tin bảo vệ phát triển rừng, phòng cháy chữa cháy rừng phương tiện thông tin đại chúng.  Nhờ đó, năm 2020, tồn tỉnh xảy vụ cháy rừng; đó, có vụ cháy xã: Cát Thịnh, Nậm Lành, Nghĩa Sơn, huyện Văn Chấn làm thiệt hại 3,34 rừng; vụ cháy rừng cao su xã Sơn A, thị xã Nghĩa Lộ.  Nhờ thực đồng biện pháp nên nay, tình trạng khai thác, bn bán, cất giữ, vận chuyển, chế biến lâm sản trái phép kiểm sốt, ngăn chặn có hiệu quả, khơng để xảy điểm nóng tỉnh.  Tuy nhiên, theo đánh giá Chi cục Kiểm lâm, bên cạnh kết đạt được, tình hình vi phạm pháp luật bảo vệ phát triển rừng tồn tại, hạn chế cần sớm khắc phục Đó là, tình trạng khai thác, vận chuyển, bn bán lâm sản trái phép xảy số địa bàn nhiều tài nguyên rừng huyện Văn Chấn. Tình trạng xâm lấn, lấn chiếm đất rừng xảy hầu hết huyện; việc theo dõi, quản lí rừng tự nhiên 78 ngồi quy hoạch loại rừng chưa tốt, dẫn đến nhiều rừng huyện Lục Yên, Văn Yên, Trạm Tấu.  Để khắc phục hạn chế trên, Chi cục Kiểm lâm tiếp tục đạo hạt kiểm lâm huyện, thành phố tăng cường kiểm tra quản lí bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng sở Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân thực tốt bảo vệ rừng; rà soát trọng điểm cháy rừng, phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật để có giải pháp phịng ngừa, ngăn chặn, xử lí kịp thời, nghiêm minh theo quy định pháp luật (Theo Báo Yên Bái, ngày 30–7–2020) Chính quyền lực lượng chức Yên Bái làm để bảo vệ rừng? Em làm để bảo vệ rừng Yên Bái? 79 ... giá có tính khả thi thực tiễn cao Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Yên Bái lớp Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái thẩm định Bộ Giáo dục Đào tạo phê duyệt Đây tài liệu thức sử dụng trường trung học... đào tạo yêu cầu cần đạt phẩm chất lực học sinh tương ứng với lớp, cấp học Nhóm biên soạn Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Yên Bái lớp gồm chuyên gia, nhà khoa học; thầy cô giáo cán quản lí, giáo... kết, sáng tạo, hội nhập”, góp phần xây dựng quê hương Yên Bái ngày phát triển Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Yên Bái lớp thiết kế theo lĩnh vực chủ đề, phục vụ cho việc dạy học, tổ chức hoạt động

Ngày đăng: 14/10/2022, 19:29

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1. Sưu tầm một số truyền thuyết, truyện cổ tớch lưu truyề nở địa phương và lập bảng - Tài liệu GDDP lớp 6
1. Sưu tầm một số truyền thuyết, truyện cổ tớch lưu truyề nở địa phương và lập bảng (Trang 25)
1. Cỏc thể loại dõn ca dưới đõy là của cỏc dõn tộc nào? Trỡnh bày đỏp ỏn theo bảng sau - Tài liệu GDDP lớp 6
1. Cỏc thể loại dõn ca dưới đõy là của cỏc dõn tộc nào? Trỡnh bày đỏp ỏn theo bảng sau (Trang 31)
d) Dõn ca Tơm của người Khơ Mỳ - Tài liệu GDDP lớp 6
d Dõn ca Tơm của người Khơ Mỳ (Trang 31)
Hóy nờu cỏch trỡnh diễn cỏc nhạc cụ theo bảng sau (làm vào vở): - Tài liệu GDDP lớp 6
y nờu cỏch trỡnh diễn cỏc nhạc cụ theo bảng sau (làm vào vở): (Trang 35)
Bảng 1. DIỆN TÍCH VÀ CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CỦA TỈNH YấN BÁI NĂM 2020 TTTờn đơn vị                    - Tài liệu GDDP lớp 6
Bảng 1. DIỆN TÍCH VÀ CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CỦA TỈNH YấN BÁI NĂM 2020 TTTờn đơn vị (Trang 56)
Dựa vào hỡnh 3 và bảng 1, hóy: - Tài liệu GDDP lớp 6
a vào hỡnh 3 và bảng 1, hóy: (Trang 58)
2. Dựa vào bảng 1, sắp xếp cỏc đơn vị hành chớnh (huyện, thị xó, thành phố) của tỉnh - Tài liệu GDDP lớp 6
2. Dựa vào bảng 1, sắp xếp cỏc đơn vị hành chớnh (huyện, thị xó, thành phố) của tỉnh (Trang 59)
1. Ghi tờn sản phẩm và lợi ớch của nghề truyền thống ở Yờn Bỏi theo bảng mẫu sau: Tờn nghề truyền thốngSản phẩm của nghề Lợi ớch của nghề - Tài liệu GDDP lớp 6
1. Ghi tờn sản phẩm và lợi ớch của nghề truyền thống ở Yờn Bỏi theo bảng mẫu sau: Tờn nghề truyền thốngSản phẩm của nghề Lợi ớch của nghề (Trang 65)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w