I. PHẦN MỞ ĐẦU: 1.1 Định nghĩa quản trị : 1.2 Định nghĩa doanh nghiệp: 1.3 Lãnh đạo và phong cách lãnh đạo trong doanh nghiệp: 1.3.1 Lãnh đạo:
Trang 1I PHẦN MỞ ĐẦU:
1.1 Định nghĩa quản trị :là những hoạt động cần thiết phải được thực hiện khi
con người kết hợp lại với nhau trong các tổ chức nhằm đạt được những mục tiêu chung
Quản trị giúp cho tổ chức có thể dự đoán được khả năng thực hiện và thời gian hoàn thành công việc,giúp cho tổ chức hoạt động một cách có khoa học hơn,đạt được những kết quả và hiệu quả cao
1.2 Định nghĩa doanh nghiệp:
+ Doanh nghiệp:là những tổ chức được thành lập một cách hợp pháp để hoạt động sản
xuất kinh doanh với mục đích tìm kiếm lợi nhuận
+ Quản trị doanh nghiệp:còn gọi là quản lý, điều hành các hoạt động sản xuất kinh
doanh nhằm tối thiểu chi phí và tối đa lợi nhuận thu được
+ Các loại hình doanh nghiệp:
Theo hình thức sở hữu:doanh nghiệp tư nhân,doanh nghiệp sở hữu nhà nứơc, doanh nghiệp sở hữu hỗn hợp
Theo chức năng : doanh nghiệp sản xuất,doanh nghiệp dịch vụ,doanh nghiệp thương mại
+ Sự phát triển của thuyết quản trị:
Trang 2Sự Phát Triển của Lý Thuyết Quản Trị
Lý Thuyết Tâm Lý Xã Hội
Lý Thuyết Định Lượng
Lý Thuyết Hiện Đại
Lý Thuyết
Cổ Điển
Lý Thuyết
Quản Trị
Khoa Học
Lý Thuyết
Quản Trị
Hành Chánh
Lý Thuyết Quản Trị Quá Trình
Lý Thuyết Quản Trị Nhật Bản
Lý Thuyết Tình Huống Ngẫu Nhiên
+ Một số thuyết quản trị:
Frederick W Taylor (1856 – 1915)
Charles Babbage (1792 – 1871)
Frank (1868 - 1924) & Lilian Gilbreth (1878 – 1972)
Henry L Gantt (1861 – 1919)
Henry Fayol (1841 – 1925)
Max Weber (1864 – 1920)
Chestger Barnard (1886 – 1961)
Hugo Munsterberg (1863 – 1916)
Mary Parker Follett (1868 – 1933)
Nghiên cứu tại nhà máy Hawthorne
Douglas Mc Gregor (1909 – 1964)
Abraham Maslow (1908 – 1970)
Elton Mayo (1880 – 1949)
Trang 31.3.1 Lãnh đạo: là chức năng quan trọng của nhà quản trị.Lãnh đạo có
phương pháp khoa học ,hợp lý và có hiệu quả là một trong những phẩm chất quan trọng của nhà quản trị giỏi.Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về lãnh đạo:
+ Lãnh đạo là việc đề ra những mục tiêu, nhiệm vụ chính xác, phù hợp với kế hoạch,phù hợp với doanh nghiệp.Lãnh đạo phải gắn liền với sự kiểm tra nhằm giúp cho nhà lãnh đạo kịp thời uốn nắn những sai lệch để hoàn thành mục tiêu
+ Lãnh đạo là phải biết lôi kéo những người khác đi theo mình và tạo ra sự thoã thuận chung để hoàn thành mục tiêu của tổ chức
+ Lãnh đạo được hiểu là một hệ thống tác động đến con người để cho con người hay tập thể tự nguyện và nhiệt tình thực hiện các hành động cần thiết nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức
Người lãnh đạo giỏi cần phải lưu ý một số điểm sau:
+ Có mặt mọi nơi nắm bắt mọi việc,lắng nghe mọi người nhưng không làm việc của người khác
+Phải là một thành viên và là thành viên đi đầu trong bất kỳ công việc nào + Tự giác chấp hành kỷ luật và duy trì kỷ luật nghiêm minh
+ Luôn tạo điều kiện cho cấp dưới hoàn thành công tác
+ Thưởng phạt công minh
+ Biết tạo uy tín cho bản thân và cấp dưới
+ bíêt người và dùng người đúng chỗ
+ Trung thực với cộng sự, cởi mở nhưng cương quyết’
+ Luôn điềm tĩnh trong mọi tình huống
1.3.2 Phong cách lãnh đạo:
Trang 4 Là những mô hình hoặc cách thức mà người lãnh đạo thường sử dụng để gây ảnh hưởng đến cấp dưới trong quá trình thúc đẩy họ thực hiện các mục tiêu chung của
tổ chức.Có nhiều loại phong cách lãnh đạo như
Phong cách lãnh đạo theo cách thức sử dung quyền lực:
Phong cách lãnh đạo phân loại theo kết quả:
Mô hình phong cách lãnh đạo của Douglas Mc Gregor:
-Người có thái
độ chống đối
-Người không tự
chủ
-Người có tinh thần hợp tác
-Người thích lối sống tập thể
-Người có đầu
óc cá nhân
-Người không thích giao tiếp với XH
Phong cách lãnh đạo định hướng Phong cách lãnh đạotheo mối quan hệ
Giao nhiệm vụ đi đôi với hướng dẫn
và định hướng công việc
Tạo ra sự hài hoà ổn thoã trong tổ chức và tạo ra sự nổi bậc vai trò hình ảnh của mình
Trang 5 Douglas Mc Gregor (1906-1964) là học giả của trường phái quản trị hành vi
Năm 1960, trong “phương diện con người trong doanh nghiệp”, ông đưa
ra tập hợp nhận định lạc quan về bản chất con người
Theo ông :” Mỗi nhân viên là cá nhân sáng tạo và đầy nghị lực, họ có thể hoàn thành
những công việc vĩ đại nếu có thời cơ”
Có hai thuyết :Thuyết X và thuyết Y
Douglas Mc Gregor (1906-1964)
Ta sẽ phân tích nội dung của hai thuyết này và ứng dụng của nó trong lãnh đạo,và so sánh nó với các thuyết và mô hình khác ở phần hai
1.3.3 Lý thuyết tâm lý _ xã hội:
Trường phái tâm lý xã hội
Các nhà tiên phong của trường phái:
- Robert Owen (1771-1858) người đầu tiên nói đến nhân lự trong một tổ chức
- Huge Munstertberg (1863-1916) tâm lý và hiệu suất lao động
- Elton Mayo (1880-1949) yếu tố xã hội mới chính là nguyên nhân tăng năng suất lao động, tức giữa tâm lý và tác phong có mối liên hệ mật thiết với nhau
- Mary Parker Follett (1863-1933) việc phân biệt giữa nhà quản lý và nhân viên làm mất đi tính thân hữu tự nhiên vốn có
Thuyết quản trị viên
chuyên quyền
Thuyết quản trị viên mềm dẻo
Trang 6- Abraham Maslow (1908-1970) đưa ra lý thuyết nhu cầu của con người và chủ trương việc động viên phải dựa vào nhu cầu
- Douglas Mc Gregor (1960-1964) đưa ra lý thuyết về bản chất con người và ngụ ý rằng động viên phải dựa vào bản chất đó
Nhận xét :
- Nhấn mạnh nhu cầu xã hội, được quí trọng, và tự thể hiện mình của người công nhân
- Năng suất không chỉ thuần túy là vấn đề kỹ thuật
- Giúp cải tiến cách thức và tác phong quản lý trong tổ chức, xác nhận mối liên hệ giữa năng suất và tác phong hoạt động
- Nhờ có lý thuyết tác phong mà ngày nay các nhà quản lý hiểu rõ hơn về sự động viên của con người
II PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO THEO MÔ HÌNH
Douglas Mc Gregor:
một ý nghĩa tiêu cực Nhưng nếu không có quyền lực, liệu ta có thể vận hành hầu hết các tổ chức trong xã hội hay không Quyền lực là khả năng điều khiển mọi người làm cái mà mình cần, tuy nhiên, trong hầu hết các tổ chức nghệ thuật, nhà quản lý chỉ thực sự có quyền lực khi mà các đối tác sẵn sàng hợp tác Để có được điều này, phải trả lời ba câu hỏi:
+ Có các loại quyền lực nào?
+ Các giới hạn trong quyền lực của nhà quản lý?
+ Các nguyên tắc cho việc hình thành và sử dụng quyền lực?
Có hai loại quyền lực: Quyền lực bởi vị thế (position power) và quyền lực cá nhân (personal power) Loại thứ nhất có được bởi vị trí quản lý và loại thứ hai có được trực tiếp bởi uy tín của cá nhân nhà quản lý
Trang 7Tiến trình thiết kế tổ chức sẽ thiết lập các mối quan hệ công tác giữa những người lao động với nhau Sự phân cấp trong tổ chức sẽ thiết lập nên các quyền lực bởi vị thế Các văn bản quản lý chia ra 3 loại quyền lực: thưởng, cưỡng ép và hợp pháp Quyền được thưởng là quyền được trao những hiện vật có giá trị nhằm kiểm soát người khác, quyền cưỡng ép được coi là quyền đưa ra các hình thức phạt như là cách để quản lý người khác Quyền lực cuối cùng là quyền lực hợp pháp, ở đó, người quản lý cấp cao hơn có quyền ra lệnh với cấp dưới của mình
Cùng với vị trí mà một nhà quản lý đang nắm giữ, cá nhân họ có thể đem lại một thứ quyền lực nào đó được gọi là quyền lực cá nhân, do họ có thể đưa các thái độ và sự hiểu biết của họ vào thực tiễn quản lý Có hai loại quyền lực cá nhân: quyền lực thông qua trí tuệ và thẩm quyền được giao Quyền lực trí tuệ đơn giản được coi là khả năng quản lý người khác thông qua sự hiểu biết đặc biệt của nhà quản lý Có thể đó là các kiến thức và kinh nghiệm mà các đồng nghiệp không có được Thẩm quyền có được bởi cấp bậc của nhà quản lý, họ có quyền trong thứ bậc của họ Trong thực tế, sự phân loại thành năm loại quyền lực như trên không có nghĩa là mỗi một nhà quản lý ở các cấp bậc khác nhau sẽ chỉ dùng một hay một vài quyền lực trong các quan hệ quản lý
Sự kết hợp luôn là phương án thực tế và không phải lúc nào hiệu lực của quyền lực cá nhân cũng có thể kém hiệu lực hơn các quyền lực bởi vị thế
- Các giới hạn của quyền lực: Trong các tổ chức nghệ thuật, quản lý người khác là một điều gì đó ẩn tàng, rất khó nhận biết một cách rõ ràng như các tổ chức kinh doanh Mặc dù lịch sử đã cung cấp nhiều bằng chứng về việc một nhà quản lý đã lạm dụng quyền lực như thế nào, nhưng phải nhận thấy rằng quyền lực là có giới hạn Cấu trúc quyền lực của một tổ chức quy định các giới hạn này nhằm duy trì tính hiệu lực của các quyết định được đưa ra Lý thuyết tuân lệnh của Chester Barnard là một cách lý giải về giới hạn của quyền lực Nó cho rằng các mệnh lệnh hay các yêu cầu được chấp thuận khi một hay nhiều yếu tố trong bốn yếu tố dưới đây được trùng nhau:
+ Người thực thi thực sự hiểu các chỉ dẫn;
+ Họ có khả năng thực hiện các chỉ dẫn;
+ Họ tin rằng sự lãnh đạo là cách tốt nhất để thực hiện nhiệm vụ của tổ chức;
+ Họ tin rằng sự lãnh đạo là phù hợp với các giá trị riêng của cá nhân
Trang 8Vùng trung lập là một cách nhìn khác về giới hạn của quyền lực Lý thuyết này cho rằng quyền lực trong một tổ chức được hạn chế theo các thứ bậc của sự lãnh đạo mà các nhà quản lý phải quan tâm đến nó một cách thích hợp với việc làm hoặc bầu không khí có tính chất tâm lý của một tổ chức Một sự lãnh đạo đi theo hướng tập trung vào
sự cân đối các quyền lực sẽ dễ được chấp nhận và cấp dưới sẽ tuân thủ các mệnh lệnh một cách tự nhiên hơn
Cả hai quan điểm lý thuyết trên thường được sử dụng trong các tổ chức nghệ thuật Không thể bỏ qua các chỉ dẫn có tính chất lý thuyết trên, bởi các quá trình quản lý trong thực tiễn rất dễ làm cho nhà quản lý có xu hướng lệch theo một hướng quyền lực hay chỉ đơn thuần là ra lệnh Nhà quản lý cần nhớ vai trò mà các thành viên trong tổ chức đang thực hiện trên vị trí của họ, và điều quan trọng là họ phải luôn nghĩ rằng sự chấp nhận có thể tác động tới các tương tác với cấp trên như thế nào
John R Kotter trong một bài viết trên Tạp chí kinh doanh Havard đã đưa ra 5 điểm chỉ dẫn về việc sử dụng quyền lực như sau:
+ Không được chối từ quyền mà bạn được trao một cách chính thức Cấp trên luôn muốn cấp dưới tuân thủ vì bạn đang phụ thuộc vào ý chí và sự hợp tác với người khác Quyền được trao là quyền bạn có thể tự do hoạt động trong phạm vi mà bạn được phép
và nó luôn phụ thuộc và mạng lưới quyền lực của tổ chức;
+ Thái độ về việc thực hiện bổn phận và trách nhiệm của bạn phải được duy trì một cách thường xuyên Hãy tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp với cấp dưới, trên cơ sở đó, họ thấy có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ được giao;
+ Hãy tạo ra cảm giác về sự liên đới trách nhiệm với nhau Sự quan tâm thường xuyên
là cần thiết nhưng nó không tạo nên thái độ phụ thuộc một cách tích cực Sự phụ thuộc lẫn nhau sẽ thiết lập các cơ sở cho sự liên thông giữa các cấp quản lý, giúp tổ chức phát triển được công việc theo các mục tiêu đã đề ra;
+ Phát triển và đặt niềm tin vào tính chuyên nghiệp Không ai thích làm việc với cấp trên của mình mà họ lại ít hiểu biết về lĩnh vực họ đang quản lý;
+ Hãy tạo cho thuộc cấp các cơ hội để họ thể hiện các bản sắc riêng của họ Khi nhà quản lý xây dựng được một môi trường làm việc cho mọi người có thể phát triển các
Trang 9khả năng nghề nghiệp, họ được tôn trọng về mặt bản thể, thì sự lãnh đạo và giám sát của nhà quản lý sẽ được tuân thủ
- Các cách tiếp cận về sự lãnh đạo:
Các nhà nghiên cứu về khoa học quản lý đã phát triển một số quan điểm lý thuyết khi
họ đứng trước một thực tế là không phải ai cũng là nhà quản lý giỏi Quan điểm lý thuyết về đặc tính cá nhân và các đặc điểm về tâm lý là một trong các lý thuyết quan trọng nhất
2.2 Nguồn gốc của hai thuyết X và Y
Douglas Mc Gregor Mc Gregor là một nhà tâm lý xã hội Năm 1960, ông cho xuất bản cuốn “The Human Side of Enterprise” và trở nên nổi tiếng với lý thuyết “cây gậy
và củ cà rốt” Lý thuyết này được rất nhiều lý thuyết gia khoa quản trị học hiện đại nhắc nhở đến trong các tác phẩm của họ Mc Gregor đặt ra 2 lý thuyết: Thuyết X gồm những người chưa trưởng thành và thuyết Y gồm những người đã trưởng thành Thuyết X chỉ những nhân viên biếng nhác Họ không thích làm việc nhưng phải làm việc để sống còn Do đó, họ cần được điều khiển và không thể tự đảm nhận trách nhiệm Để chỉ huy nhóm này, quản trị viên cần cả gậy lẫn cà rốt Thuyết Y chỉ những nhân viên có ý thức, muốn làm việc và yêu thích làm việc Họ có tinh thần độc lập, không muốn bị chỉ huy và sẵn sàng đảm nhận trách nhiệm Mc Gregor nhấn mạnh rằng con người là một con vật đầy ham muốn và ham muốn không bao giờ được thỏa mãn, do đó, đường lối quản trị kiểm soát không động viên được con người Ông đề nghị:
a Khi tổ chức tạo được những công việc thích thú, duy trì được những quan hệ tốt giữa các nhân viên thì nhân viên sẽ chấp nhận mục đích của tổ chức như của chính họ
b Một tổ chức sẽ đạt hiệu năng nếu điều kiện làm việc tốt và nội dung công việc rõ ràng
Trang 10c Đối xử với nhân viên nên phù hợp với nhân cách và trình độ của chính họ
d Tổ chức nên quan tâm nhiều đến huấn luyện và hướng dẫn hơn là trừng phạt đè nén
Mc Gregor cho rằng nhóm Y là khuôn mẫu lý tưởng phù hợp với các phương pháp quản trị Nhưng ông nghĩ rằng thuyết Y không phù hợp với những tổ chức lớn
Tiếp cận của lý thuyết X và Y của Douglas Mc Gregor trong tác phẩm Chiều cạnh con người của xí nghiệp là một hướng phân tích đem lại nhiều gợi ý tốt Nhà quản lý theo
lý thuyết X cho rằng con người sinh ra là không thích làm việc, thiếu tham vọng, thiếu trách nhiệm, không muốn thay đổi và không thích ai lãnh đạo Nhà quản lý theo lý thuyết Y nhìn hệ thống của mình với một quan điểm ngược lại Bản chất người là thích lao động, sẵn sàng đảm trách nhiệm vụ, có khả năng tự định hướng và tự điều chỉnh, giàu óc sáng tạo, khéo léo Lý thuyết của Mc Gregor đã lên khuôn một vấn đề về khả năng tự tiên đoán, dự báo Thuật ngữ tâm lý học này được dịch chuyển trong khoa học quản lý như là khả năng con người có thể thi hành như thế nào trong công việc của họ Đây là cơ sở cho việc xây dựng thái độ của một nhà quản lý về các đối tác của mình trong công việc Tâm lý nơi làm việc thì luôn luôn phức tạp, nếu bạn định vị công việc của mình mà không có một cái nhìn tổng thể về điều này, bạn sẽ luôn gặp một loạt những rắc rối do nhiều cá nhân đem lại, chúng sẽ hạn chế hiệu quả quản lý của bạn Trước khi phát triển các kỹ năng lãnh đạo, bạn phải đánh giá một cách nghiêm túc về công việc và về con người Trong nhiều trường hợp, các tổ chức đều có cả hai nhóm tính cách như Mc Gregor đề cập Chúng thường dẫn đến các mức rất khác nhau trong
sự thành công của người lao động Một vài tổ chức hoạt động theo phương thức chuyên quyền, một số khác thì rơi vào tình trạng vô tổ chức Sự lãnh đạo thiết lập nên
sự hài hoà một cách tổng thể của một tổ chức Văn hoá công sở hay văn hoá công ty của một tổ chức nghệ thuật được xây dựng và củng cố bởi sự lãnh đạo
2.3 Phân tích:
Lý thuyết này dựa trên 2 giả thuyết căn bản về những đặc điểm của chức năng lãnh đạo như sau:
Trang 11 Người lãnh đạo có trách nhiệm phải tổ chức liên kết tất cả những nguồn lực trong doanh nghiệp như vật tư, vốn, lao động, máy móc thiết bị, nhà xưởng, cửa hàng… Sự
tổ chức liên kết này được thực hiện nhằm mục đích kinh tế Đây là mục tiêu duy nhất
mà nhữn người theo lý thuyết này thừa nhận
Người lãnh đạo phải có trách nhiệm soạn thảo ra những kế hoạch, chương trình hành động cho các bộ phận chức năng, các nhân viên đồng thời khuyến khích họ hoàn thành những công việc đó với một thời gian ngắn nhất, hiệu quả nhất Việc kiểm soát không đơn thuần là kiểm tra kết quả mà là kiểm tra toàn bộ các hoạt động của cấp dưới Nghĩa là nhà lãnh đạo luôn luôn kiểm tra và điều chỉnh các hoạt động của cấp dưới cho phù hợp với những mục tiêu của xí nghiệp Nếu nhà lãnh đạo không làm như vậy thì cấp dưới sẽ thụ động trong công việc
Hai giả thuyết này được xây dựng trên cơ sở các quan niệm về con người như sau:
2.2.1 Thuyết X:
Bản chất của con người là thích nhàn rỗi và có xu hướng làm việc càng ít càng tốt
Phần lớn con người thích tự do, không thích bị lệ thuộc, sai khiến Do đó, bản chất con người thích được điều khiển hơn là bị điều khiển
Con người có xu hướng vị kỷ, lo cho bản thân nhiều hơn là lo cho người khác Do
đó, con người chỉ quan tâm đến những vấn đề cho bản thân như sự an toàn, quyền lợi… và như vậy họ sẽ thờ ơ trong công việc, không quan tâm đến giúp đỡ những đồng
sự khác Vấn đề này sẽ tạo ra một sức ỳ rất lớn mà họ khó có thể thay đổi được nếu không có những biện pháp cưỡng chế hoặc kích thích lao động