TRỞ VỀHIỆN ĐẠI
Ông ghi chú những cảm xúc và tâm sự của mình cho mỗi bức tranh và đặt tên
Triển Lãm khá văn chương là Tình yêu cuộc sống nhưng tranh ông không kiểu
cách mà thật là chân tình, mộc mạc nữa. Hai con thuyền trong bão hay hai gương
mặt sáp nhau như nhật nguyệt, nữ thần Yana như cô gái tân thời, Pháp sư Chăm
khắc khổ hay Một bữa tiệc buồn được họa sĩ “trần tình” bằng những nhát bút
phóng khoáng, quả quyết với những màu tươi rói không làm chìm lấp được một
thoáng hoang mang, “tự sợ, tự thương mình”. Những bố cục trừu tượng là ấn
tượng, suy tư hay cảm xúc tổng quan của ông về một trạng thái nào đó với đôi chút
còn sót lại của hiện thực thị giác. Hồn của tiếng chuông chiều là đám mây hồng
lang thang, hồn của tình yêu là một rừng tre, trúc đẫm sương, nhoè khói ? Chân
dung một người đàn bà chỉ còn là các ô màu đan nối giàu nhạc điệu. Có lẽ ở tranh
trừu tượng hoạ sĩ đề cao tính phức âm của màu, biểu chất và nhát bút hơn là tìm
một giai điệu đẹp, dễ thương, dễ nhớ.
Nằm giữa biểu hiện và trừu tượng, hội họa của Bùi Quang ánh trởvề với chủ nghĩa
hiện đại phát triển ở châu Âu nửa đầu thế kỷ 20, đã trở thành cổ điển từ lâu, nên rất
gần gũi với người xem.
Họa sĩ Trần Lưu Hậu có lần bảo tôi: “Có những anh càng già vẽ càng hay, càng trẻ
cậu ạ.” Tôi không nghĩ đó là những ngoại lệ nhưng cũng rất hiếm. Sáng tạo và
ngạc nhiên được khi đã “biết hết sự đời” không phải dễ.
Sáu tháng, một chuyến hồi hương xứ Bắc ngưng đọng thành một chuỗi tranh đẹp.
Đời người hoạ sĩ còn gì sướng hơn?
.
Nằm giữa biểu hiện và trừu tượng, hội họa của Bùi Quang ánh trở về với chủ nghĩa
hiện đại phát triển ở châu Âu nửa đầu thế kỷ 20, đã trở thành cổ điển.
TRỞ VỀ HIỆN ĐẠI
Ông ghi chú những cảm xúc và tâm sự của mình cho mỗi bức