1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

phuong phap nuoi de men

18 2.4K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

I.GIỚI THIỆU: Dế mèn (tên khoa học Gryllidae) là một họ côn trùng có chút liên hệ với châu chấu, chúng có thân dẹt và và râu dài. Dế mèn đẻ mỗi lứa nhiều trứng và sau khi đẻ chúng sẽ chết dần. Tuổi thọ của chúng kéo dài từ 2 - 3 tháng tùy thuộc vào từng loại dế. Trong những năm gần đây món ăn từ côn trùng đã thu hút được rất nhiều thực khách không chỉ ở những nước Châu Âu, Châu Á mà cả ở Việt Nam. Trong các loại côn trùng được sử dụng thì ưa chuộng hơn cả là thịt dế, thịt dế giàu đạm, can-xi, vị ngon không kém thịt cua nên ngày càng được nhiều thực khách tìm đến. Tiến sỹ Nguyễn Thị Chắt cho rằng: "Do thức ăn của dế chủ yếu là thực vật, một số sách Đông y còn dùng thịt dế để trị bệnh nên người dùng có thể yên tâm khi ăn vào cơ thể". Trong y học cổ truyền, dế mèn cò vị mặn cay, tính bình và có tác dụng lợi tiểu chữa bí đái. Theo y tổ Tuệ Tĩnh, dế mèn sấy khô, tán nhỏ, rây bột mịn, uống với nước bìm bịp sắc lên, uống vào lúc đói có thể chữa bệnh cổ trướng, thở dốc (Nam dược thần hiệu). Theo các tài liệu nước ngoài, dế mèn là loại côn trùng giàu prôtít, ít chất béo, giúp giảm lượng coletoron trong máu, thịt dế mèn còn được dùng trong các trường hợp chữa chứng nhiễm độc nước tiểu, đại tiện khó, chữa sỏi thận, người lớn và trẻ em chán ăn, mệt mỏi, khó tiêu Ngoài công dụng đông y kể trên, trong Dế mèn còn chứa đầy đủ protit, lipit, glucid, nhiều khoáng chất như calci, phosphore, kali, mangan, natri, sắt, và các vitamin khác rất cần cho sự phát triển của cơ thể và trí não của cả trẻ em và người lớn. Dế mèn có kích thước trung bình với chiều dài cơ thể khoảng 2cm, hiện tại TRANG TRẠI THANH XUÂN đã nhân giống được 3 loại dế nuôi hiệu quả nhất và có đầu ra tốt nhất, đó là: dế đen, dế trắng vàng, dế trắng nâu. Trong tự nhiên, dế sinh trưởng, phát triển và sinh sản quanh năm. Dế có bản tính hung hăng nhưng lại thích sống theo bầy đàn, môi trường sống rất đơn giản, không cầu kỳ, có thể ở hang hay trong những đám cỏ khô nên có thể tổ chức chăn nuôi tập trung được, nhưng phải đảm bảo việc chăn nuôi chúng phải tương tự như môi trường thiên nhiên hoang dã. Dế mèn là côn trùng đặc sản có giá trị kinh tế cao. Nuôi dế làm kinh tế phù hợp với nhiều người, kể cả những hộ gia đình sống ở khu đô thị vì nuôi dế không đòi hỏi nhiều diện tích và cũng không gây ô nhiễm môi trường. Thị trường hiện nay có nhu cầu rất lớn về dế thịt. II.PHƯƠNG PHÁP NUÔI MỚI CỦA TRANG TRẠI THANH XUÂN - PHƯƠNG PHÁP TỐI ƯU NHẤT HIỆN NAY Ban đầu, do áp dụng mô hình cũ nuôi dế bằng xô chậu dùng lồng bàn làm nắp đậy nên số vốn đầu tư cho dụng cụ nuôi rất lớn, khoảng 50.000 đồng/1 bộ. Kích thước của chậu nhựa rất nhỏ nên chỉ nuôi được khoảng vài lạng dế/1 chậu. Chưa kể chậu nhựa không hút ẩm được nên hầu hết các khu chăn nuôi thường cò mùi hôi do lượng phân thải ra bị ẩm mốc nên phải có khu chăn nuôi riêng. Do phải nuôi rất nhiều chậu nên lán trại phải rộng, phải làm nhiều kệ gỗ rất tốn kém, công sức bỏ ra nhiều mà hiệu quả lại không cao. Trước đây, người nuôi dế vẫn thường dùng các khay nhỏ làm bằng xi măng để đựng nước cho dế uống, khi dế trèo vào khay uống nước và chúng thải phân vào khay nước nên những con dế khác uống nước có lẫn phân nên mới gây ra bệnh "Dế bị đi ngoài" mà hầu hết các nơi nuôi khác thường gặp phải. Trang trại chúng tôi mất rất nhiều công nghiên cứu về tập tính của con dế ngoài môi trường tự nhiên con dế chỉ cần gặm nhấm các loại rau cỏ non hoặc rau cỏ còn đọng lớp sương đêm mà chúng vẫn phát triển tốt. Nhưng nếu nuôi dế chỉ cho ăn rau cỏ như ngoài tự nhiên thì thời gian trưởng thành của chúng sẽ kéo dài hơn nhiều nên chúng tôi đã nghiên cứu bổ sung thêm loại cám có thành phần dinh dưỡng phù hợp với con dế, đó là loại cám mảnh dành cho gà con ăn, nhưng khi cho dế ăn bà con nên nghiền nhỏ để dế ăn được cả phần lõi ngô bên trong. Hiện tại thời gian thu hoạch và trọng lượng của dế đã được cải thiện rất rõ rệt. Trải qua nhiều năm chăn nuôi, cùng với những tìm tòi sáng tạo TRANG TRẠI THANH XUÂN đã cải tiến áp dụng phương pháp chăn nuôi và dụng cụ nuôi mới nhằm giúp cho việc chăn nuôi con dế đạt hiệu quả cao nhất về số lượng, chất lượng, thời gian chăm sóc cũng như rút ngắn được rất nhiều thời gian chăn nuôi cho mỗi lứa dế thu hoạch hoặc sinh sản. Thay vì sử dụng xô chậu, chúng tôi dùng thùng carton, mua lại từ các cơ sở thu mua giấy vụn với giá từ3.000 - 5.000 đồng/chiếc. Loại thùng này giúp người nuôi giảm vốn đầu tư dụng cụ. Hơn nữa, số lượng côn trùng nuôi trong thùng giấy nhiều gấp 10 lần so với chậu. Hoặc thùng gỗ dán áp dụng cho những hộ chăn nuôi có diện tích rộng và chăn nuôi quy mô lớn. III.SAU ĐÂY LÀ MỘT SỐ THÔNG TIN BÀ CON CẦN THAM KHẢO TRƯỚC 1.Phân biệt dế đực, dế cái Dế đực: - Cánh màu nâu pha đen, không bóng mượt. - Bụng nhỏ hơn. - Không có máng đẻ trứng. - Kêu để ve vãn dế cái. Dế cái: - Cánh màu đen, bóng mượt. - Bụng to hơn vì bụng dế cái có trứng. - Không kêu được. - Có máng đẻ trứng ở phần đuôi, giống cái kim khâu quần áo để cắm xuống đất đẻ trứng. Lưu ý: Dế đực dế cái chỉ phân biệt được khi chúng bắt đầu bước vào độ tuổi sinh sản. 2.Vòng sinh trưởng Nuôi theo phương pháp cũ: - Trứng dế vào mùa đông sẽ kéo dài ngày nở nếu không áp dụng theo phương pháp của TRANG TRẠI THANH XUÂN. - Thu dế thịt khoảng 45 ngày tuổi, dế con to con nhỏ không đều nhau. - Dế đẻ khoảng 55 đến 60 ngày tuổi. Nuôi theo phương pháp của TRANG TRẠI THANH XUÂN: - Dế mẹ đẻ trứng đã được thụ tinh sau 8 - 10 ngày dế con sẽ nở, tùy từng loại dế. - Nuôi dế từ khi mới nở tới khi thu hoạch khoảng 30 đến 35 ngày. Dế rất đều con, không mất thời gian trong việc thu hoạch lựa con to còn con nhỏ để lại nuôi tiếp. - Dế trưởng thành từ 40 ngày trở đi bắt đầu sinh sản. 3.Chuẩn bị dụng cụ nuôi Trước khi chăn nuôi bà con chuẩn bị các dụng cụ và vật dụng như sau: - Khoảng 10 chiếc thùng xốp để nuôi dế con, từ 1 đến 15 ngày tuổi, sau đó chuẩn bị dần thêm thùng catton (thùng giấy bìa) loại càng to càng tốt. Nếu bà con muốn nuôi bằng thùng gỗ thì nên chọn những tấm gỗ dán phẳng có kích thước 60*60cm hoặc 60*120cm. Xin lưu ý bà con nên làm thùng có độ cao tối đa khoảng 60 đến 70cm để khi chăm sóc, thu hoạch được thuận tiện. Các thùng nuôi nên làm nắp đậy có gắn lưới sắt tạo ô thoáng ở giữa. - Các loại cành là chùm phơi khô, lưu ý khi phơi khô lá không bị rụng như: cành là nhãn, cành xi, cành ổi, hồng xiêm, cây lạc, cây đỗ tương, cây ngô, dạ khô, cỏ loại cứng… có chiều dài khoảng 50 - 60cm. Tùy theo từng vùng miền mà bà con có thể tận dụng những vật liệu sẵn có để chăn nuôi. - Băng dính loại bản to 5cm để dán các cạnh dưới đáy thùng catton và đường ngang phía bên trong gần sát phía trên miệng tất cả các thùng nuôi dế. - Đĩa nhựa có độ cao khoảng 2 - 3cm cho dế đẻ. 4.Thức ăn cho dế - Các bạn có thể tận dụng nhiều loại rau, cỏ, củ, quả như: cỏ non, bắp cải, bèo, lá rau khoai lang, lá sắn, lá đu đủ, rau muống, cùi dưa hấu, dưa chuột tất cả các rau, cỏ cho dế ăn đều phải được rửa sạch, không có thuốc bảo vệ thực vật đảm bảo vệ sinh cho dế ăn. - Ngoài ra bà con có thể cho dế ăn bổ xung các loại cám đã nghiền mịn. Thường trang trại tôi cho ăn loại cám dành cho gà con ăn vì các hàm lượng các thành phần như: đạm, canxi, muối, tinh bột, các vitamin… thích hợp nhất đối với con dế. 5.Cách chọn mua dế giống Tùy theo sự lựa chọn mà bà con có thể đặt mua: - Dế sắp đẻ. - Dế nhỡ. - Dế con. - Khay trứng dế: khay trứng loại to, kích cỡ phù hợp cho dế mẹ dế dàng leo lên khay đẻ trứng nên sẽ thu hoạch được triệt để lượng trứng. Các khay trứng được đặt hàng thiết kế riêng để thuận tiện trong việc vận chuyển với số lượng lớn các khay trứng mà vẫn đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trứng. 6.Cách nhận biết dế bước vào thời kỳ sinh sản - Một thùng dế đẻ tối thiểu từ 500 con trở nên mới đảm bảo cho trứng được thụ tinh 100%. Hiện TRANG TRẠI THANH XUÂN lúc nào cũng đảm bảo mật độ dế đẻ khoảng gần chục nghìn con tương đương gần 10kg dế bố mẹ/1thùng đẻ nên lượng trứng thu được sẽ nở 100%. - Khi dế mọc cánh chùm lưng (dế đực bắt đầu gáy) đó là khoảng thời gian chúng bắt đầu bước vào giai đoạn giao phối khoảng 5 hôm sau chúng bắt đầu đẻ. Lúc đó bà con cho khay cát ẩm vào thùng cho dế đẻ. - Dế đẻ liên tục đến khi rạc thì chết thường từ 15 đến 30 ngày. 7.Cách ấp trứng - Sau khi thu hoạch trứng bà con lấy các khay trứng ra kiểm tra độ ẩm của trứng rồi cho vào thùng xốp đậy kín. Thùng xốp có tác dụng giữ nhiệt, giữ độ ẩm rất tốt nên không cần xịt nước. Làm theo cách cũ bà con mới nuôi chưa có nhiều kinh nghiệm nếu lạm dụng xịt nước liên tục nước sẽ bị ứ đọng dưới đáy khay trứng nên trứng rất dế bị ung. - Nhiệt độ thích hợp cho trứng khoảng 35 o C trứng sẽ nở sau 8 ngày hoặc 10 ngày tùy từng loại dế (dế đen hay dế trắng vàng, trắng nâu). - Bà con nên ghi ngày tháng dế đẻ lên khay trứng, hoặc quan sát ở một đầu quả trứng có 2 mắt màu đỏ sẫm là trứng chuẩn bị nở. Lúc đó bà con đưa các khay trứng đó ra thùng nuôi riêng. - Tùy theo kích thước thùng nuôi to hay nhỏ bà con để số lượng nhiều hay ít các khay trứng dế sắp nở vào thùng nuôi nhằm đảm bảo mật độ cho dế con phát triển. Các khay trứng được lấy ra cùng một thời điểm (đẻ cùng một ngày) nên cho vào cùng một thùng nuôi nhằm tạo được sự đồng đều cho dế mèn và rất thuận tiện cho việc thu hoạch dế thịt sau này. 8.Nuôi dế từ mới nở đến 15 ngày tuổi - Nuôi bằng thùng xốp vì dế con có kích thước nhỏ nên nuôi bằng thùng xốp không phải dán dưới đáy như thùng catton. 9.Cách nuôi dế từ 15 đến 45 ngày tuổi - Lúc này dế đã có kích thước lớn nên bà con nuôi bằng thùng catton, thùng gỗ là tốt nhất. 10.Thu hoạch dế đông lạnh - Làm thịt dế trước khi dế mọc cánh, thường tù 30 dến 35 ngày tuổi, vì lúc này trọng lượng dế lớn nhất, béo nhất, thu hoạch lúc này các bạn sẽ có sản phẩm thịt dế chất lượng nhất. - Khi dế bắt đầu mọc cánh khoảng 2 ly cho nhịn đói 2 ngày rồi vợt vào chậu nước muối pha loãng 5% (có để sẵn lồng bàn bên trong chậu), ngâm qua rồi cầm lồng bàn nhấc ra ngoài để ráo nước rồi đóng vào từng bịch nilon 1 lạng một. Sau đó, chúng ta cho vào hộp nhựa (loại 0,5kg/1hộp) đậy nắp cho vào cấp đông để được 3 tháng. 11.Thu hoạch dế sống - Thu dế sống: để thuận tiện cho những hộ nuôi không dùng tủ lạnh, hoặc tủ đông. TRANG TRẠI THANH XUÂN thu mua dế còn sống, bà con dùng thùng catton, hoặc thùng xốp cho đầy chặt cành lá khô vào rồi dán kín đục lỗ bằng mũi kéo trên các mặt thùng, trên mặt cắt 1 cái nắp nhỏ hình vuông. Bà con đổ dế vào thùng dán nắp lại rồi chuyển tới Trang Trại hoặc nếu ở xa bà con chỉ cần gửi tới các bến xe tại Hà nội và Nam định, Trang Trại có đội ngũ nhận hàng và giao hàng chuyên nghiệp cho bà con ở xa nên rất thuận tiện và an toàn. IV.NHỮNG LỢI ÍCH CỦA VIỆC NUÔI DẾ - Ngâm rượu uống rất thơm ngon và bổ dưỡng. - Chế biến các món ăn đặc sản cao cấp ngon và bổ dưỡng, đặc biệt tốt cho sự phát triển của cơ thể và trí não của người lớn và trẻ em do có các khoáng chất và nhiều loại vitamin… - Làm thuốc chữa các bệnh sỏi thận, tiểu đêm, đái rắt, đái són, cổ trướng, thở dốc, tiêu hóa - Hàng năm con dế còn làm nguồn thức ăn rất lớn cho: chim cảnh, cá cảnh, tắc kè, bọ cạp, kỳ tôm, ếch, gà, và rất nhiều vật nuôi khác, mang lại lợi nhuận khá cao cho người chăn nuôi. V.TÁC DỤNG CỦA TỪNG LOẠI DỤNG CỤ CHĂN NUÔI 1.Thùng xốp - Dùng để nuôi dế nhỏ từ 1 đến 10 hoặc 15 ngày, vì thùng xốp có đáy kín nên nuôi dế con rất thuận tiện chỉ cần dán một đường băng dính phía trên miệng là được. Vì lúc này dế còn rất nhỏ nên lượng phân thải rất ít nên thời gian này nuôi bằng thùng xốp cũng không cần dọn vệ sinh. - Bề mặt của thùng xốp có độ nhám cao nếu nuôi dế to chúng gặm nhấm khỏe nên thùng dễ bị thủng, gây thất thoát và độc hại cho dế. - Mặt khác thùng xốp cũng giống như chậu nhựa không hút ẩm được, nếu bà con nuôi dế lớn phải dọn vệ sinh thường xuyên, khi môi trường sống của dế bị tác động nhiều nên tạo ra những tác động không tốt như: dế bị gãy càng, rụng dâu, nếu vào thời tiết lạnh sẽ ảnh hưởng rất xấu tới con dế. 2.Thùng catton Nuôi rất tốt, mua rất rẻ, hút ẩm tốt, không có mùi, dế khỏe mạnh, nuôi được số lượng lớn khoảng 1kg đến 2kg/ thùng 60cm*60cm. Tiện lợi cho cả những hộ có diện tích chật hẹp, khoảng 15 - 20m vuông là có thể nuôi được, khoảng vài lứa mới phải thay thùng 1 lần. 3.Thùng lưới Có thể áp dụng thùng lưới vào mùa hè. 4.Thùng gỗ Sau khi nuôi lứa đầu bằng thùng catton nếu người nuôi muốn phát triển với quy mô lớn hơn có thể dùng thùng gỗ để nuôi vì thùng gỗ được ghép bằng những tấm gỗ dán có kích thước lớn: - Thùng 60cm* 1,2m nuôi được khoảng 5kg dế thịt, khoảng 20 nghìn con dế nhỏ từ 1 đến 10 ngày tuổi. - Thùng 1,2m* 1,2m nuôi được khoảng 10kg dế thịt, khoảng 40 nghìn con dế nhỏ từ 1 đến 10 ngày tuổi. Nuôi bằng thùng gỗ chỉ đầu tư 1 lần trong nhiều năm, vì nuôi bằng thùng lớn nên người nuôi cũng đỡ công chăm sóc thay vì chăm sóc nhiều thùng loại nhỏ giờ chúng ta chỉ phải chăm 1 thùng lớn mà số lượng dế lại thu được nhiều hơn, mặt khác cũng tiết kiệm diện tích, thời gian, và chi phí. VI.NHỮNG LỢI ÍCH KHI ÁP DỤNG NUÔI THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI - Nuôi qua mùa đông. - Dế không ăn thịt lẫn nhau. - Tiết kiệm rất nhiều diện tích - Nuôi đươc số lượng dế lớn. - Không cần cho dế uống nước. - Không cần vệ sinh dụng cụ nuôi. - Giảm bớt thời gian, công sức chăm sóc. - Không cần xịt nước trong quá trình ấp trứng. - Rút ngắn thời gian chăn nuôi so với phương pháp cũ khoảng 10 đến 15 ngày. - Giảm bớt đầu tư dụng cụ nuôi (Ví dụ: Từ 6 triệu đồng khi mua thùng nhựa, chậu nhựa giảm xuống còn2 trăm nghìn đồng khi mua thùng giấy). VII. XIN LƯU Ý Phương pháp mới này do trực tiếp chủ trang trại nghiên cứu tìm tòi áp dụng trong nhiều năm, nhằm tạo cho con dế một môi trường gần giống ngoài tự nhiên. Và việc chăm sóc như thế nào cho phù hợp với tập tính của chúng để chúng phát triển tốt và mang lại lợi nhuận cao nhất cho người nuôi. Cho đến nay phương pháp này là tối ưu nhất để chăn nuôi con dế thành công. Khi bà con chăn nuôi chúng tôi sẽ cung cấp tài liệu chi tiết và kinh nghiệm thực tế trong quá trình chăn nuôi của phương pháp nuôi mới tới bà con đảm bảo chăn nuôi con dế thành công. Tài liệu này chúng tôi biên soạn rất chi tiết và đầy đủ nhất, để đảm bảo tính bản quyền nên chúng tôi xin cung cấp trưc tiếp khi bà con mua giống. Cơ sở 1: 119 TAM TRINH - MAI ĐỘNG - HOÀNG MAI - HÀ NỘI. LH: Mrs XUÂN - ĐT: 097.487.0000 - 0168.995.8888 Cơ sở 2: THÔN HÓP - XÃ MỸ PHÚC - HUYỆN MỸ LỘC - NAM ĐỊNH. LH: BÁC MẠC - ĐT: 0945.370.300 I.GIỚI THIỆU: Tắc kè có tên khoa học là Gekko gecko, tắc kè là nguồn dược liệu quý hiếm, có giá trị kinh tế cao, nhưng hiện nay nguồn tắc kè trong thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, nên việc phát triển nuôi tắc kè tại hộ gia đình mang lại nhiều lợi ích và rất cần thiết. Tắc kè hay còn gọi là ĐẠI BÍCH HỔ hay CÁP GIẢI, thuộc lớp động vật bò sát, bộ có vảy. Màu sắc của tắc kè thay đổi theo màu sắc của nôi trường sống để ngụy trang che dấu kẻ thù ăn thịt. Hiện nay tắc kè được dùng để ngâm các loại rượu truyền thống, làm thuốc chữa bệnh trong y học, ngoài ra còn được dùng để chế biến các món ăn đặc sản rất bổ dưỡng. TẮC KÈ là loại dược liệu quý hiếm, có giá trị kinh tế cao. Theo y học dân tộc tắc kè là một vị thuốc bổ có tác dụng làm giảm mệt mỏi, suy nhược cơ thể, chữa nhiều chứng ho kho trị, ho ra máu, hen suyễn, đái rắt ,đái són, đau xương, tráng dương bổ thận rất hiệu quả. Trong các bài thuốc nam tắc kè được dùng ngâm rượu hoặc sấy khô tán thành bột để uống. Theo các kết quả phân tích cho thấy thân và đặc biệt là đuôi tắc kè có chứa rất nhiều axit amin và các chất béo có tác dụng kích thích sự hoạt động của hệ thần kinh, tăng sức khỏe con người. (Trích bài của KS ĐẶNG TỊNH) Với những giá trị về dược liệu, thực phẩm, sinh vật cảnh và là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị cao sang các thị trường trên thế giới, hiện tắc kè đã được nhân nuôi ở một số nước trên thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan… Ở Việt Nam, việc nuôi tắc kè đã được giáo sư: Đỗ Tất Lợi đề cập đến từ rất lâu nhưng đến nay tắc kè chỉ được nhân nuôi một cách tự phát ở một số địa phương. Không những vậy, nguồn giống sử dụng chủ yếu được bẫy bắt trong tự nhiên, các tài liệu hỗ trợ khiến thức về đặc điểm sinh học, sinh thái, tập tính và kỹ thuật chăn nuôi còn thiếu. Kỹ thuật chăn nuôi chưa hoàn thiện đã hạn chế sự phát triển của nghề nhân nuôi tắc kè, các tài liệu đã xuất bản chỉ hướng dẫn theo hình thức bán hoang dã do thức ăn cho tắc kè chưa chủ động nuôi được như hiện nay, nguồn thức ăn chủ yếu do tắc kè tự bắt ở ngoài tự nhiên, lúc có lúc không nên chúng phát triển rất chậm. không thích hợp cho chăn nuôi với quy mô sản xuất hàng hóa. Bên cạnh đó, hàng năm thị trường thế giới cần cung cấp số lượng lớn tắc kè như Đông Á, Tây Âu, Bắc Mỹ…Theo dự kiến, nhu cầu xuất khẩu tắc kè lên tới hàng triệu con trên một năm. Vì vậy, chăn nuôi tắc kè không những mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn góp phần hạn chế suy giảm tắc kè ngoài tự nhiên, góp phần bảo vệ đa dạng sinh học Nhận thấy được ý nghĩa to lớn về việc phát triển nghề nhân nuôi tắc kè và đa dạng hóa động vật nuôi tại đất nước mình là việc làm rất cần thiết, Trang Trại Thanh Xuân đã nghiên cứu tìm hiểu các đặc điểm sinh học, sinh thái, phòng tránh bệnh tật, nhân giống, và đặc biệt là chủ động được nguồn thức ăn ưa thích cho tắc kè đó là con dế mặt khác nuôi dế rất dễ, tốn ít chi phí, sinh sản rất nhanh chúng vừa làm nguồn thức ăn chính cho tắc kè vừa là mặt hàng bán rất chạy trên thị trường. Chúng tôi xây dựng tài liệu hoàn thiện nhất về: Kỹ thuật nhân nuôi tắc kè thương phẩm quy mô hộ gia đình là cẩm nang cho người chăn nuôi. Để nuôi tắc kè đạt năng năng suất, chất lượng tốt bà con cần nắm vững một số đặc điểm môi trường sống, đặc tính sinh học, sinh trưởng của tắc kè làm cơ sở cho việc áp dụng kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng một cách thích hợp. II.ĐẶC ĐIỂM : Tắc kè có hình dáng giống thạch sùng, cá thể trưởng thành có thân dài khoảng 15cm, dài đuôi khoảng 12cm, con đực có kích thước lớn hơn con cái. Đầu bẹp ba cạnh, màu xám nhạt hay xám vàng. Lưng màu xám, có nhiều hoa vàng sáng, nhiều nốt sần lớn. Bụng trắng xám. Đuôi có 6 - 9 khúc xám xen 6 – 9 khúc vàng hoặc trắng. Đuôi tắc kè dễ đứt nhưng có thể mọc lại được. Mắt màu nâu hoặc vàng cam, mí mắt có màng trong suốt, con ngươi cử động dọc. Tắc kè có thể thay đổi màu sắc tùy thuộc theo màu nền của môi trường sống. Chân tắc kè có năm ngón, các ngón có vuốt trừ một ngón không có, tất cả các ngón đều có giác bám ( nút chân không) III.TẬP TÍNH VÀ SINH TRƯỞNG: Tắc kè có tên trong y học cổ truyền là cáp giới. Các vùng nông thôn Việt Nam, nhiều gia đình đã nuôi tắc kè, nó ở trong các hốc cây, cột nhà hoặc nằm ở dưới các lớp ngói âm dương. Tắc kè hoạt động săn mồi về ban đêm là chủ yếu, nó ăn sâu bọ, gián, muỗi, ruồi, nhện và các loài bọ cánh cứng khác. Mùa đông, khi nhiệt độ xuống dưới 20oC thì tắc kè ngủ đông. Mùa xuân về, thời tiết ấm áp, những tiếng kêu: “tắc kè, tắc kè… è” là tiếng gọi bạn tình trong mùa động dục. Da tắc kè có nhiều màu óng ánh luôn thay đổi theo môi trường với mực đích ngụy trang để trốn tránh kẻ thù. Nếu khi bắt được tắc kè mà túm lấy đuôi nó, lập tức đuôi sẽ đứt lìa giúp cho tắc kè chạy thoát. Tắc kè cũng giống như con thằn lằn, đứt đuôi là hình thức tự vệ và nó sẽ tái sinh đuôi khác. Tắc kè thuộc họ bò sát nhưng không có nọc độc. Tuổi thọ của tắc kè lên tới ngoài chục năm nhưng khi tắc kè được 6 đến 7 tháng tuổi đạt trọng lượng khoảng 80g trở lên thì chúng đã bắt đầu đẻ trứng, một tháng đẻ một lần mỗi lần đẻ từ 2 đến 5 trứng. Chúng đẻ liên tục trong nhiều năm, trứng bám vào vách tường hoặc thân cây sau 2 đến 3 tháng thì nở. Tắc kè con thường sống chung tổ với bố mẹ, chúng chỉ đi tìm tổ mới khi tổ cũ đã quá đông các thành viên. IV.PHÂN BIỆT CON ĐỰC, CON CÁI: Cầm con tắc kè ngửa bụng, giữ cho tư thế nằm yên và thẳng, xem các dấu hiệu sau: - Con đực gốc đuôi phồng to, lỗ huyệt lồi có gờ cao, còn con cái gốc đuôi thon, lỗ huyệt lép hơn. - Dưới lỗ huyệt có hai chấm gọi là chấm dưới huyệt, ở con đực chấm dưới huyệt to như hạt gạo, lồi và rất đen, còn con cái mờ và lép. - Dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái bóp vào chỗ phồng to của gốc đuôi, nếu là con đực thì có gai giao cấu lòi ra mầu đỏ thẫm, con cái không có. - Tắc kè đực ở mặt trong đùi có một hàng lỗ tạo thành hình chữ V ngược gọi là hàng lỗ trước huyệt, con cái không nổi rõ V.THỨC ĂN: Tắc kè ăn các loại côn trùng còn sống như: dế mèn, gián, châu chấu, trùn quế, sâu, mối, nhện VI. CÁCH LÀM CHUỒNG NUÔI: Căn cứ vào tập tính sinh hoạt, đặc biệt là tập tính thích sống ở một hang tổ quen thuộc trên thân cây, không ưa rời chỗ ở cũ chuyển đến nơi ở khác, nên ta đã nuôi được tắc kè trong chuồng nuôi theo cách sau đây: - Nguyên vật liệu làm chuồng: Gạch, xi măng, cát, gỗ, lưới inox hoặc lưới sắt, ống tre nứa, ke sắt, đinh, thân cây gỗ, vải tối màu. - Kích thước chuồng: Chiều cao cố định: 2m đến 2,2m. Chiều rộng: 1,2m đến 1,5m. Chiều dài tùy theo diện tích của từng hộ gia đình và số lượng tắc kè nuôi, nên làm dài tối thiểu 3m tối đa 10m. Cứ 1m2 nền nuôi khoảng 30 đến 50 con tắc kè đẻ, khoảng 50 đến 100 con tắc kè con. - 1 hoặc 2 mặt chuồng là tường gạch thô để giữ ấm vào mùa đông và giữ ẩm vào mùa hè, 2 hoặc 3 mặt còn lại là lưới. - Làm cửa ra vào cao trên đầu người để người nuôi tiện ra vào. - Từ mặt nền xây tường gạch thô cao lên khoảng 50cm để khi rọn rửa chuồng không làm rỉ lưới. - Phía trên tường quây bằng lưới inox hoặc lưới sắt, đường kính mắt lưới 0,3cm. - Làm khe hở sát nền dài 20cm - cao 1cm, khe hở này chỉ đủ cho phân tắc kè thoát ra khi rửa chuồng mà con tắc kè không chui ra được. Sau khi rửa chuồng xong đặt vài viên gạch che kín khe hở đó lại tránh các tác động từ bên ngoài. - Nền láng xi măng hoặc lát gạch. - Bên trong chuồng nuôi treo dọc các ống tre nứa loại to thông hai đầu cho chúng chui rúc và đẻ trứng, treo phía trên cao, tầng trên treo so le với tầng dưới để phân không rơi vào các ống tre phía dưới. - Làm hộc gỗ: Dùng 3 miếng gỗ có độ dài 25cm, cao 7cm dùng đinh cố định chúng lại làm thành cái hộc 3 cạnh tương ứng với chiều dài của con tắc kè. - Tác dụng của hộc gỗ: Cho chúng đẻ trứng và nghỉ ngơi vì không phải lúc nào chúng cũng bám trên tường. - Làm kệ gỗ: Dùng 2 cái ke sắt hình tam giác vuông bắn vít vào khung gỗ của mặt trong cùng chuồng nuôi, gác 2 thanh gỗ dài lên 2 cái ke chiều ngang cách nhau khoảng 18cm. Buộc hoặc bắt vít chặt 2 đầu thanh gỗ vào ke sắt, rồi xếp các hộc gỗ lên thành nhiều tầng. - Mùa hè: Đóng đinh, căng vải mỏng tối màu (màu xanh lá cây) cao khoảng 50 – 60cm chạy theo chiều ngang phía trên cao cách tường 3cm tạo độ tối đảm bảo cho tập tính ưa bóng tối của chúng mặt khác những tấm vải này cũng rất hữu ích trong việc giữ ẩm và mát mẻ cho chúng vào những ngày thời tiết nóng nực hoặc hanh khô. Một trong những bí quyết giúp cho việc chăn nuôi con tắc kè mau lớn và khỏe mạnh, bà con sẽ được Trang Trại phổ biến kỹ lưỡng khi mua con giống. - Mùa đông: Treo chăn ấm, quần áo ấm vào bên trong chuồng và quây kín toàn bộ phía bên ngoài chuồng nuôi bằng bạt để giữ ấm cho chúng. Sau đó chúng ta chọn những con tắc kè khỏe mạnh gần đến độ tuổi sinh sản thả vào chuồng để nuôi. - Nên cho thêm các cây gỗ loại to vào chuồng cho chúng trèo leo bắt mồi tạo cho chúng môi trường giống như ngoài thiên nhiên. Sau đó chúng ta chọn những con tắc kè khỏe mạnh gần đến độ tuổi sinh sản thả vào chuồng để nuôi. VII.CÁCH NUÔI: - Đối với tắc kè bố mẹ: Bên trong chuồng cho thêm nhiều ống tre nứa loại to, dài khoảng 25cm cho chúng đẻ trứng. Mật độ: 30 đến 50 con/1m2 nền. - Đối với tắc kè con: Chỉ cần cho quần áo, chăn mền cũ, thân cây to là được. Mật độ: 50 đến 100 con/1m2 nền. - Gác máng tre hoặc đặt các khay nước vào trong chuồng cho tắc kè uống nước. Phương pháp mới này do trực tiếp chủ Trang Trại nghiên cứu tìm tòi áp dụng trong nhiều năm, nhằm tạo cho chúng sinh sản và phát triển nhanh hơn rất nhiều so với môi trường ngoài tự nhiên, vì ngoài môi trường tự nhiên không phải khi nào cũng có đầy đủ lượng thức ăn cho chúng. Và việc chăm sóc như thế nào cho phù hợp với tập tính của chúng để chúng phát triển tốt và mang lại lợi nhuận cao nhất cho người nuôi. Cho đến nay phương pháp này là tối ưu nhất để chăn nuôi con tắc kè thành công. - Để đảm bảo tính bản quyền, khi bà con mua giống chúng tôi sẽ cung cấp tất cả các tài liệu chi tiết, hướng dẫn kỹ thuật nuôi và kinh nghiệm thực tế trong quá trình chăn nuôi cho bà con. Tài liệu này chúng tôi biên soạn rất chi tiết và đầy đủ nhất đảm bảo chăn nuôi thành công. - Xin lưu ý: Loài tắc kè hoa mà TRANG TRẠI THANH XUÂN nhân nuôi theo mô hình chăn nuôi tập trung với số lượng lớn đã được thuần chủng mới sinh sản và phát triển tốt nhất. VIII.CÔNG DỤNG: Theo sách: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GSTS Đỗ Tất Lợi có đoạn viết “Thịt tắc kè vị mặn, tính ôn, có tác dụng làm giảm mệt mỏi, [...]... họ Buthidae có thể gây nguy hiểm tới con người Những loài bọ cạp nguy hiểm nhất là Leiurus quinquestriatus - có nọc độc mạnh nhất trong họ Buthidae, và các loài trong chi Parabuthus, Tityus, Centruroides, đặc biệt là Androctonus - cũng có nọc độc mạnh Loài bọ cạp giết người nhiều nhất là Androctonus australis, hoặc loài bọ cạp đuôi béo Bắc Phi Nọc độc của Androctonus australis chỉ bằng một nửa so với... cạp thông thường phát triển tốt trong hồ nuôi, diện tích hồ nuôi bọ cạp tùy thuộc vào nhu cầu thực tế - Hồ nuôi bọ cạp xây bằng gạch không cần láng xi măng, sâu 30cm - cao 50cm bà con dán một lớp gạch men phía trên (bên trong) miệng hồ bao xung quanh tránh bọ cạp trèo ra ngoài, nền đổ đất xốp cho chúng làm tổ và tránh rét vào mùa đông - Bà con cho gạch ống, ngói, tấm gỗ mục, để tạo chỗ trú ẩn và giữ . nhất trong họ Buthidae, và các loài trong chi Parabuthus, Tityus, Centruroides, đặc biệt là Androctonus - cũng có nọc độc mạnh. Loài bọ cạp giết người. bằng gạch không cần láng xi măng, sâu 30cm - cao 50cm bà con dán một lớp gạch men phía trên (bên trong) miệng hồ bao xung quanh tránh bọ cạp trèo ra ngoài,

Ngày đăng: 11/03/2014, 16:26

w