1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Thông tin Thư viện: Tổ chức và hoạt động thư viện tại trường Đại học Hải Phòng trong giai đoạn đổi mới giáo dục đại học

137 6 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tổ Chức Và Hoạt Động Thư Viện Tại Trường Đại Học Hải Phòng Trong Giai Đoạn Đổi Mới Giáo Dục Đại Học
Tác giả Trịnh Thị Ngọc
Người hướng dẫn PGS. TS. Nguyễn Thị Lan Thanh
Trường học Trường Đại học Hải Phòng
Chuyên ngành Khoa học Thông tin - Thư viện
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2015
Thành phố Hải Phòng
Định dạng
Số trang 137
Dung lượng 32,09 MB

Nội dung

Luận văn Tổ chức và hoạt động thư viện tại trường Đại học Hải Phòng trong giai đoạn đổi mới giáo dục đại học trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn tổ chức, hoạt động Thư viện tại trường Đại học Hải Phòng trước yêu cầu đổi mới giáo dục Đại học; đồng thời, phân tích đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức, hoạt động Thư viện tại đây.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THẺ THAO DU LICH TRUONG DAI HQC VAN HÓA HÀ NỘI

TRINH THỊ NGỌC

TỎ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN TẠI

TRƯỜNG ĐẠI HQC HAI PHONG TRONG GIAI DOAN DOI MOI GIAO DUC DAI HOC

Chuyên ngành: Khoa học Thông tin - Thư viện

Mã số: 60320203

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC THÔNG TIN - THƯ VIỆN

Người hướng dẫn khoa học : PGS TS Nguyễn Thị Lan Thanh

Nam,2015

Trang 2

liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bat ky công trình nào khác

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn

đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được đưa nguồn gốc

Tác giả

Trang 3

LOI CAM DOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHU CAI VIET TAT

DANH MỤC SO DO, BANG BIEU

MO DAU 6

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN TÔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG TRƯỚC YÊU CÀU ĐÓI MỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 12 1.1 Cơ sở lý luận về tổ chức và hoạt động 12

wR

1.1.1 Khai niệm về tổ chức và tổ chức thư viện 12 1.1.2 Khái niệm về hoạt động và hoạt động thư viện 13 1.1.3 Mối quan hệ giữa tổ chức và hoạt động 14

1.1.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động thư viện 15

1.1.5 Tiêu chí đánh giá về tổ chức va hoạt động thư viện 20

1.2 Khai quát về Thư viện Trường Đại học Hải Phòng trước yêu cầu đổi

mới giáo dục đại học 24 1.2.1 Trường Đại học Hải Phòng 24 1.2.2 Thư viện Trường Đại học Hải Phòng 30 1.2.3 Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tỉn tại Trường Đại học Hải Phòng 33

143 Vai trò và yêu cầu đối với tổ chức, hoạt động thư viện trong giai đoạn

đỗi mới giáo dục đại học tại Trường Đại học Hải Phòng 4 1.3.1.Vai trò của tổ chức và hoạt động thư viện đối với Trường Đại học Hải Phòng 4I

1.3.2 Yêu cầu đối với tô chức, hoạt động thư viện trong giai đoạn đôi mới giáo

dục đại học tại Trường Đại học Hải Phòng 42

Tiểu kết 4

Chương 2: THỰC TRẠNG TỎ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN TẠI

TRUONG DAI HQC HAI PHÒNG 45

tại Trường Đại học Hải Phòng 45 2.1.1 Thực trạng việc thực hiện mục đích, chức năng và nhiệm vụ của Thư viện

2.1 Thực trạng của tổ chức thư vii

Dai hoc Hai Phong 45

2.1.2 Cơ cấu tô chức 45

2.1.3 Nguồn nhân lực 47

2.1.4 Thực trạng sự tác động của các yếu tố tới tô chức và hoạt động thư viện

Trang 4

2.2.3 Tổ chức và bảo quản nguồn lực thông tin 2.2.4 Các sản phẩm Thông tỉn - Thư viện

2.2.5 Các dịch vụ Thông tin - Thư viện 2.3 Đánh giá về thực trạng tổ chức và hoạt học Hải Phòng " 2.3.1 Đánh giá về thực trạng tô chức thư viện 2.3.2 Đánh giá về thực 2.3.3 Nhận xét chung lô chức và hoạt động thư viện tại Trường Đại học Hải Phòng 80 Tiểu kết 85 Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP NHAM HỒN THIỆN TƠ CHỨC VA HOAT DONG THU VIEN TAI TRUONG DAI HOC HAI PHON 87

3.1.1 Xây dựng mục tiêu cụ thê 3.1.2 Đổi mới cơ cấu tổ chức

3.1.3 Quân lý hiệu quả nguồn nhân lực 91 3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt đ g thư 93 3.2.1 Phát triển nguồn lực thông tin 9

3.2.2 Chuẩn hóa và nâng cao chất lượng xử lý các loại hình nguồn lực thơng tin « - - « se 97 97 3.2.4 Nâng cao chất lượng và phát triển các sản phẩm thông tin - thư viện 101 3.2.3 Hoàn thiện việc tổ chức và bảo q quản nguồn lực thong tin

3.2.5 Đa đạng và nâng cao chất lượng các dịch vụ thông tin - thir vign 103 3.3 Các nhóm giải pháp khác 25s252ssse am 3.3.1 Xây dựng chiến lược marketing cho thư viện 106 3.3.2 Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị cho thư viện Trường

Trang 5

AACR2 Anglo — American Cataloging Rules — 2nd Edition

Quy tắc mô tả thư mục Anh Mỹ xuất bản lần 2

CDS/ISIS Computer Documentation System — Intergrated Set of

Information System — Phan mém thu vién

CNH - HDH Công nghiệp hóa — Hiện đại hóa CNTT Công nghệ thông tin

CSDL Cơ sở dữ liệu

DDC Dewey Decimal Classification

Bảng phân loại thập tiền Dewey

ĐKCB Đăng ký cá biệt ĐHHP Đại học Hải Phòng

ISBD International Standard Bibliographic Description

Tiêu chuẩn quốc tế về mô tả thư mục

MARC 21 Machine Readable Cataloging

Trang 6

ao b6 ÐBĐ 10 11 12 13 14 15 16 17 Sơ đồ 1.1 Sơ đồ 2.1 Sơ đồ 2.2 Sơ đồ 3.1 Bang 1.1 Bang 1.2 Bang 13 Bang 1.4 Bang 2.1 Bang 2.2 Bang 2.3 Bang 2.4 Bang 2.5 Bang 2.6 Bang 2.7 Bang 2.8

Sơ đồ bộ máy tổ chức của Trường Đại học Hải Phòng Sơ đồ cơ cấu tô chức của Thư viện Đại học Hải Phòng Quy trình bồ sung tài liệu

Quy trình xử lý tài liệu số

Cơ cấu tổ chức của Thư viện Đại học Hải Phòng

Cơ cấu người dùng tin tại Thư viện Trường Đại Học

Hải Phòng

Thời gian dành cho việc thu thập thông tin trong một ngày của người dùng tin

Lĩnh vực khoa học người dùng tin quan tâm Loại hình tài liệu người dùng tin quan tâm

Cơ cấu nhân sự theo độ tuổi và trình độ tại Thư viện

Đại Học Hải Phòng

Cơ cấu nguồn lực thông tin của Thư viện Đại Học Hải

Phòng

Cơ cấu nội dung nguồn lực thông tin theo lĩnh vực

khoa học tại Thư viện

Cơ cấu nguồn lực thông tin theo ngôn ngữ

Số lượng nguồn lực thông tin tại các kho của thư viện

Tình hình sử dụng các sản phẩm thông tin — thư viện của người dùng tin

Tình hình sử dụng các dịch vụ thông tin - thư viện của người dùng tin

Kết quả đánh giá chất lượng các dịch vụ thông tin —

Trang 7

Bước vào thế kỷ XXI, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học là

sự bùng nỗ về thông tin Đây là kỷ nguyên của kinh tế tri thức nên thông tin có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự phát triển nền kinh tế, đời sống xã hội Trong xu thế phát triển của mỗi quốc gia, yếu tố nguồn nhân lực luôn giữ vai

trò quan trọng, đây vừa là động lực vừa là mục tiêu của sự nghiệp phát triển

kinh tế - xã hội của một đất nước Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm tới phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo, bồi dưỡng nhân tài Đại hội Đảng toàn

quốc lần thứ XI khẳng định “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu Đổi

mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện

đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế”.[6]

Hiện nay, cùng với sự phát triển chung của ngành Giáo dục và Đào tạo,

Trường Đại học Hải Phòng đang chuyển dần từ mô hình đào tạo niên chế sang,

mô hình đảo tạo theo học chế tín chỉ Việc thay đổi này đòi hỏi nhà trường phải

thay đổi toàn diện từ việc đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm

tra đánh giá, đến việc thay đổi cách thức quản lý đảo tạo cũng như hoàn thiện

cơ sở vật chất trang thiết bị để phục vụ cho việc giảng dạy, nghiên cứu và học

tập Một trong những nhân tó quan trọng, quyết định tới chất lượng đào tạo của

nhà trường là hiệu quả hoạt động của thư viện, vai trò của thư viện trở nên lớn

hơn trong giai đoạn chuyên từ hình thức đào tạo niên chế sang hình thức đào

tạo theo học chế tín chỉ Để Trường Đại học Hải phòng có thể tạo ra được

những sản phẩm có chất lượng, phục vụ cho quá trình CNH - HĐH của thành phó, Vùng Duyên Hải Bắc Bộ cũng như của cả nước thì điều quan trọng nhất đối với cán bộ, giáo viên và sinh viên trong toàn trường hiện nay là phải nắm

bắt được thông tin, tài liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu, giảng dạy và học

Trang 8

Tuy nhiên, để có thể đáp ứng đầy đủ, tốt nhất các yêu cầu của Nhà trường

trong giai đoạn chuyển từ đào tạo niên chế sang đào tạo theo học chế tín chỉ thì thư viện vẫn còn có một số hạn chế trong công tác tô chức và hoạt động của mình: Thư viện chia làm 2 địa điểm nằm cách xa nhau, nên công tác tổ

chức chưa mang tính tổng thê Việc phân công công việc trong thư viện vẫn

chưa hợp lý, một người phải kiêm nhiệm nhiều khâu công việc khác nhau nên

dẫn đến chất lượng xử lý thông tin còn thấp, chưa có sự đồng nhất Giữa các

bộ phận chưa có sự gắn kết chặt chẽ, chất lượng hoạt động chưa cao Các sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện thiếu đa dạng, phong phú chưa thực sự

đáp ứng được nhu cầu của NDT

Tất cả những điều này, đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động phục vụ người dùng tin của thư viện nói riêng, và nhất là trong giai đoạn đồi

mới giáo dục của toàn trường hiện nay nói chung Chính vì vậy, tác giả đã chọn

đề tài: “Tổ chức và hoạt động Thư viện tại Trường Đại học Hải Phòng trong giai đoạn đỗi mới giáo dục đại học ” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ

của mình Với mong muốn đi sâu, tìm hiểu về hiện trạng tô chức và hoạt động,

thư viện Trên cơ sở đó, có thê đóng góp một số kiến nghị và giải pháp giúp cho lãnh đạo đơn vị tìm ra các phương pháp tối ưu cho việc củng cố xây dựng, hoàn

thiện, tổ chức và hoạt động thư viện, để có thê đáp ứng được tối đa nhu cầu tin

của NDT nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện 2 Tình hình nghiên cứu

Đề tài “Tổ chức hoạt động Thông tin — Thư viện trong giai đoạn đổi mới

giáo dục " không phải là mới Trong các bài trích, tap chí, kỷ yếu khoa học các

tác giả đã nghiên cứu về vấn đề có liên quan tới đề tài như: “Đổi mới hoạt động

Trang 9

dựng nguồn lực thông tin điện tử đáp ứng chương trình dạy và học trong trường Đổi mới phương thức phục vụ người dùng tin Tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại và chuẩn hóa hoạt động xử lý thông tin

Bài viết “Quản lý Thư viện trường học hiện đại: Những thay đối tắt yếu

khách quan ” của tác giả Nguyễn Thị Lan Thanh Trong bài viết, tác giả đã nêu lên việc ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tỉn trong các thư viện Trường Đại

học hiện nay Theo tác giả, chính điều này đã làm thay đổi nhanh chóng các hoạt

động thư viện cả về lượng và chất Bài báo cũng nêu lên một số thay đôi cơ bản

trong hoạt động quản lý thư viện dưới tác động của việc ứng dụng công nghệ thông tin, nhằm giúp các nhà quản lý thư viện nói chung và thư viện các Trường Đại học nói riêng, quản lý thư viện hiện đại một cách hiệu quả

Cũng đã có các luận văn nghiên cứu liên quan đến đề tài nghiên cứu như:

Luận văn “Hoàn thiện tổ chức và hoạt động Thông tin — Thư viện tại Trường Đại học Thăng Long" của Nguyễn Thị Nga năm 2011, tác giả đã đưa ra nhận xét chung về các mặt của Thư viện Trường Đại học Thăng Long, nhưng chưa nói

lên được điểm mạnh và điểm yếu của thư viện Trong luận văn này, tác giả đã

đưa ra các giải pháp về: Đổi mới bộ máy tổ chức; các yêu cầu đối với nhân lực của thư viện; tăng cường hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất và các giải pháp về

nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động thông tin — thư viện, đây mạnh ứng,

dụng công nghệ thông tin, đào tạo người dùng tin Tuy nhiên, ở đây tác giả

không đề cập tới giải pháp đổi mới và nâng cao chất lượng trong công tác tổ

chức và bảo quản nguồn vốn tài liệu của thư viện

Luận văn “Đổi mới tổ chức và hoạt động Thông tin — Thư viện tại Học

viện Báo chí và Tuyên truyền" của Nguyễn Thị Kim Oanh năm 2012, trong

Trang 10

thông tin — thư viện tại Học viện như: Đề xuất mô hình tổ chức mới; nâng cao trình độ cho cán bộ thư viện; tăng cường cơ sở vật chất; phát triển vốn tài liệu;

chuẩn hóa và nâng cao chất lượng công tác nghiệp vụ; đa dạng các sản phẩm và

dịch vụ; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động: đào tạo người

dùng tin Tuy nhiên, cũng giống luận văn trên, trong nhóm giải pháp về hoạt

động, tác giả của luận văn chưa nói đến công tác tổ chức và bảo quản tài liệu

Tác giả thiết nghĩ, đây cũng là một mảng công việc khá quan trọng trong hoạt

động thông tin — thư viện mà 2 luận văn này còn thiếu sót

Ngoài ra còn rất nhiều các công trình khác cùng nghiên cứu về

này hoặc có liên quan tới vấn đề này Tuy nhiên, tắt cả các công trình đó đều

nghiên cứu về các vấn đề cần đổi mới hoạt động thông tin - thư viện Đại hoc

nói chung hoặc nghiên cứu về từng đơn vị cụ thể của từng tác giả nói riêng,

Nhưng mỗi một đơn vị cụ thể khác nhau thì có những quy trình hoạt động khác nhau và có những nét đặc thù riêng Cho tới nay, tại Thư viện Trường

Đại học Hải Phòng chưa có một công trình nào nghiên cứu về vấn đề này 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối trợng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Tổ chức và hoạt động thư viện

Trường Đại học Hải Phòng 312 Phạm vỉ nghiên cứu

- Về mặt không gian: Thư viện Trường Đại học Hải Phòng

- Về mặt thời gian: Từ năm 2004 đến nay, khi Trường được nâng cấp

Trang 11

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động thư viện Trường Đại

học Hải Phòng, luận văn đề xuất những giải pháp tích cực, nhằm tăng cường,

hiệu quả của tô chức và hoạt động thư viện

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện được mục đích nghiên cứu, đề tài cần phải giải quyết được

những nhiệm vụ sau:

-Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề tổ chức và hoạt động thư viện

Đồng thời nghiên cứu chức năng, nhiệm vụ của thư viện Trường Đại học Hải

Phòng trước yêu cầu đôi mới giáo dục đào tạo

- Nghiên cứu đặc điểm nhu cầu tin và các nhóm người dùng tin của thư

viện hiện nay

- Khảo sát, nghiên cứu thực tế và đánh giá thực trạng tô chức và hoạt động

thư viện trong nhiệm vụ phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học của Nhà trường

- Nghiên cứu và đề xuất những giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác tơ

chức và hoạt động thư viện

5 Phương pháp nghiên cứu 5.1 Phuong pháp luận

Đề tài được triển khai dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện

chứng và duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh về việc xây dựng và phát

triển thư viện Quan điểm chỉ đạo đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước

Trang 12

5.2 Phuong phdp nghién ciru cu thé

- Phuong phép thu thap, phân tích va tổng hợp tài liệu

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi - Phương pháp khảo sát thực tế

~ Phương pháp thống kê số liệu

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 6.1 Về mặt lý luận

Luận văn sẽ góp phần hoàn thiện lý luận về tổ chức và hoạt động thư

viện Trường Đại học Hải Phòng Kết quả nghiên cứu góp phần khẳng định vai

trò của Thư viện trước yêu cầu đôi mới giáo dục hiện nay

6.2 Về mặt thực tiễn

Nghiên cứu thực trạng công tác tổ chức và hoạt động thư viện Trường

Đại học Hải Phòng, và đề xuất một số giải pháp mang tính khả thi nhằm hồn

thiện tơ chức và hoạt động thư viện, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và

nghiên cứu khoa học trong thời kỳ đổi mới giáo dục và đảo tạo của Trường

Đại học Hải Phong

7 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục Luận văn có cấu trúc 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn tổ chức, hoạt động thư viện

Trường Đại học Hải Phòng trước yêu cầu đổi mới giáo dục đại học

Chương 2: Thực trạng tổ chức và hoạt động thư viện Trường Đại học Hải Phòng

Chương 3: Các giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức và hoạt động thư

Trang 13

Chuong 1

CO SO LY LUAN VA THUC TIEN TO CHUC, HOAT DONG THU VIEN TẠI TRƯỜNG DAI HQC HAI PHONG TRƯỚC YEU CAU DOI MOI GIAO DUC DAI HOC 1.1 Cơ sở lý luận về tổ chức và hoạt động

1.1.1 Khái niệm về tổ chức và tổ chức thư viện

1.1.1.1 Khái niệm về tổ chức

Hiểu theo nghĩa danh từ: “Một tô chức là một tập hợp nhiều người có

chủ định nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể” Ví dụ: Trường học, bệnh viện, doanh nghiệp được coi là các tổ chức Các tổ chức này có chung các

đặc điểm như: Mục đích riêng; Cấu trúc rõ ràng và Một tập hợp nhiều người

Các đặc điểm này được lý giải như sau: Mỗi tổ chức phải có một mục dich

riêng Mục đích này lại được thể hiện một cách cụ thể dưới dạng một mục

tiêu hay nhóm các mục tiêu mà tổ chức đó đặt ra.Tiếp theo, mỗi tổ chức phải

là một tập hợp nhiều người để có thể hoàn thành được mục tiêu chung của tổ chức Cuối cùng một tổ chức phải có một cấu trúc rõ rang dé các thành viên

trong tô chức có thê thực hiện được nhiệm vụ hoặc công việc của mình

“Tổ chức là một đơn vị xã hội được điều phối một cách có ý thức, có phạm vi tương đối rõ ràng, hoạt động nhằm đạt được một hoặc nhiều mục tiêu chung (của tổ chức)” [2, tr.8]

Như vậy, tuy các cách biểu đạt nội dung về khái niệm ““Tổ chức” khác

nhau, nhưng bản chất không có sự khác biệt Theo đó:

Tổ chức là tập hợp của con người trong xã hội có phạm vi, chức

năng, nhiệm vụ thẩm quyền, cơ cấu xác định, được hình thành và

hoạt động theo những nguyên tắc nhất định phù hợp với quy định pháp luật nhằm gắn kết con người với nhau bởi những mục đích xác

Trang 14

1.1.1.2 Tổ chức thư viện

Tổ chức thư viện cũng giống như các tổ chức khác đều mang 3 đặc trưng trên bao gồm :

-Mục đích của thư viện là: Đáp ứng tối đa nhu cầu về thông tin mọi

lúc, mọi nơi của người dùng tin vì sự tiến bộ xã hội, phát triển bền vững và phồn vinh của quốc gia Để thực hiện được mục đích này, Thư viện phải thực

hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình Tủy thuộc vào quy mộ, loại hình thư

viện mà đặt ra chức năng, nhiệm vu cu thé

- Tập thể cán bộ thư viện bao gồm: đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên

thừa hành

- Cấu trúc thư viện bao gồm các bộ phận, phòng ban dé thực hiện các

chức năng, nhiệm vụ đã đề ra Thư viện cũng tùy thuộc vào quy mô, loại hình thư viện mà tổ chức ra các bộ phận, phòng ban.Ví dụ : Thư viện trường đại học có các phòng sau: Phòng bổ sung; phòng xử lý nghiệp vụ; phòng mượn sách về nhà; phòng đọc sách tại chỗ; phòng đọc báo, tạp chí; phòng khai thác mạng

Khái niệm “7 chức” trong lĩnh vực thông tin — thư viện được hiểu là

sự đảm bảo sử dụng nguồn thông tin một cách hợp lý, tiết kiệm có hiệu quả

Tổ chức hoạt động thông tin — thư viện là nhằm thiết lập một cơ cấu thích hợp cho sự tồn tại và phát triển của thư viện đáp ứng với nhu cầu xã hội

1.1.2 Khái niệm về hoạt động và hoạt động thư viện

1.1.2.1 Khái niệm về hoạt động

Hoạt động là một phương pháp đặc thù của con người quan hệ với

thế giới xung quanh nhằm cải tạo thế giới theo hướng phục vụ cho

Trang 15

là con người, khách thể của hoạt động là những gì mà hoạt động tác

động vào, qua đó tạo ra được sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu của

chủ thể [27, tr.341]

Điều này thể hiện ở nhiều lĩnh vực với các dạng hoạt động khác nhau,

trong đó có lĩnh vực thông tin thư viện

Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn Ngữ học do Hoàng Phê chủ

biên, khái niệm “/oạ động” được hiểu là tiến hành những việc làm có quan hệ với nhau chặt chẽ nhằm một mục đích nhất định trong đời sống xã hội

1.1.2.2 Hoạt động thư viện

Xuất hiện từ khi loài người có chữ viết và tồn tại để đáp ứng nhu cầu

đọc của con người, thư viện có thể hiểu một cách khái quát là nơi tàng trữ và sử dụng tài liệu có tính chất tập thể và xã hội Như vậy hoạt động thư viện

phải đảm bảo cả hai mặt và có mối quan hệ hữu cơ với nhau là tàng trữ tài liệu và tạo mọi điều kiện cho người đọc sử dụng tài liệu đó Nói cách khác,

“hoạt động thư viện ” là quá trình thu thập tài liệu, xử lý, lưu trữ và phổ biến

tài liệu cho người đọc [14]

Trên cơ sở này, có thê xác định “/oạ động” thư viện là bao gồm tat ca các công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ có liên quan mật thiết với nhau về

chuyên môn nghiệp vụ thông tin - thư viện như: Xây dựng và phát triển vốn

tài liệu, tổ chức xử lý nghiệp vụ, tổ chức và bảo quản vốn tài liệu, xây dựng

bộ máy tra cứu tin, tổ chức phục vụ nhu cầu tin của người dùng tin 1.1.3 Mỗi quan hệ giữa tổ chức và hoạt động

Muốn hoạt động thuộc bất cứ lĩnh vực nào, trước tiên phải có tô chức

Công tác tổ chức là thực hiện việc lập kế hoạch làm việc, xác định mục tiêu và phân công công việc Do đó, hai khái niệm “Hoạr động” và “Tổ chức "

Trang 16

điều kiện cần và đủ của nhau Một tổ chức không thể tồn tại nếu thiếu hoạt động và ngược lại, hoạt động không thể thực hiện nếu thiếu tổ chức Nói cách khác, không có tổ chức thì khơng thể hồn thành chức năng, nhiệm vụ và đạt được mục tiêu đã đề ra của một hoạt động nhất định Mối quan hệ giữa “7ổ

chức " và “Hoạt động " nhìn từ góc độ triết học được hiểu là hình thức và nội dung Trong đó, “Zổ chức " là hình thức còn “#oạr động ” là nội dung

Theo phương pháp chuyên gia, PGS.TS Nguyễn Thị Lan Thanh cho

rằng: Khi ta nói “Tổ chức” và “Hoạt động” của một cơ quan nào đó trong đó có thư âp đến các đặc trưng và các hoạt động ta phải hiểu là đang đề ‘ap đến 3 đặc trưng của thư viện bao gồm: mục là của tô chức đó Cụ thê cơ cal đích của thư việt tổ chức của thư viện và đội ngũ cán bộ thư viện

Hoạt động chuyên môn của thư viện bao gồm: Xây dựng va phát triển vốn tài

liệu, xử lý tài liệu, tổ chức và bảo quản vốn tài liệu, xây dựng bộ máy tra cứu

tin, tổ chức phục vụ nhu cầu tin của người dùng tin

1.1.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động thư viện 1.1.4.1 Yếu tố bên ngồi

© Luật pháp, chính sách

Cũng như các loại hình hoạt động xã hội khác, quản lý thư viện bằng

pháp luật là một đặc trưng chung của các quốc gia trên thế giới Nước ta, luật

pháp được coi là công cụ dùng để bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân và

mọi tầng lớp xã hội Để tăng cường sự quản lý của Nhà nước, đảm bảo cho sự

nghiệp thư viện Việt Nam phát triển theo đúng định hướng của Đảng và Nhà

nước, phù hợp và tiến kịp với xu thế chung của thế giới, Nhà nước ta đã ban

hành Pháp lệnh Thư viện (28/12/2000)

* Pháp lệnh thư viện được ban hành có ý nghĩa hết sức to lớn, là cơ sở

Trang 17

theo hướng hiện đại hóa, đáp ứng với yêu cầu xây dựng đất nước trong thời

đại mới”.[25, tr.44 - 47]

Bên cạnh đó, đối với các Thư viện đại học Bộ Văn hóa, Thể thao và

Du lịch đã ra quyết định số 13/2008/QĐ-BVHTTDL về việc ban hành Quy

chế mẫu tổ chức và hoạt động thư viện trường đại học Trong văn ban nay, thư viện đại học đã được khẳng định rất rõ vai trò và vị trí trong cơ cầu tổ

chức của trường đại học: “Thư viện trường đại học là một đơn vị trong cơ cấu

tổ chức của trường đại học”

® Cơ chế quản lý:

Cơ chế quản lý được coi là nhân tố khách quan quy định nội dung của các mối quan hệ giữa các cấp quản lý hành chính nhà nước về thư viện Theo cơ chế quản lý thư viện thì phân cấp quản lý được thực hiện là nhằm

mục đích làm cho hoạt động quản lý đạt hiệu quả tối đa và có tác dụng nâng cao ý thức trách nhiệm cho chính người quản lý: “Quản lý của nhà nước đối với sự nghiệp thư viện là sử dụng quyền lực của nhà nước tác động có mục

dich lên các thư viện/ thư viện đại học đề tổ chức và điều hành hoạt động

của các cơ quan này nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ mà nhà nước

giao phó”[24, tr.249]

Các văn bản quy phạm pháp luật về thư viện đã quy định những vắt

về tô chức và hoạt động thư viện: Khẳng định vị trí vai trò quan trọng không,

thể thiếu của thư viện trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước Đề ra

định hướng phát triển thư viện trong thoi ky CNH — HDH © Méi trường tự nhiên xã hội

Sự phát triển bền vững của môi trường có tác dụng tạo điều kiện

Trang 18

quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của môi trường xã hội Môi trường tự nhiên xã hội đã trở thành một yếu tố quan trọng không thể tách

rời trong quá trình phát triển sự nghiệp thư viện nói chung và thư viện đại

học nói riêng

Trong một xã hội nói chung, sẽ có các quan điểm khác nhau về thư viện, đây có thể coi là sự tác động rất lớn tới hoạt động thư viện Theo đó, kỹ

năng giao tiếp là bí quyết không thẻ thiếu trong môi trường thư viện hiện đại

'Văn hóa ứng xử ở thư viện là văn hóa tri thức, người dùng tin của thư viện là những người có trình độ văn hóa, điều này đòi hỏi người cán bộ thư viện phải

tận tâm, yêu nghề, tất cả nhằm đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin một

cách tốt nhất Việc xây dựng môi trường “Thư viện thân thiện” có thể được coi là một phần của kế hoạch đảm bảo chất lượng hoạt động thư viện

© Sự phát triển của khoa học công nghệ

Chúng ta đang sống trong một thời đại mới, thời đại phát triển rực rỡ

của công nghệ thông tin Công nghệ thông tin đã ở một bước phát triển cao đó

là số hóa tất cả các dữ liệu thông tin, luân chuyển mạnh mẽ và kết nối tất cả

chúng lại với nhau.Công nghệ thơng tin là chìa khố để mở cánh cổng vào nền kinh tế tri thức Mạng thông tin là môi trường lý tưởng cho sự sáng tạo, là phương tiện quan trọng để quảng bá và nhân rộng nhanh vốn tri thức, đây là

động lực của sự phát triển

Thực hiện chỉ thị 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ chính trị về việc

đầy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong sự nghiệp CNH - HĐH Đối với

ngành Thông tin - thư viện, công nghệ thông tin không chỉ là một ứng dụng mà hiện nay CNTT đã được áp dụng trong tắt cả các khâu nghiệp vụ của thư viện Việc ứng dụng CNTT vào các hoạt động của thư viện đã đem lại sự thay đổi cả

Trang 19

® Sự bùng nổ thông tin toàn câu

V.L Lênin đã từng khăng định “Không có thông tin thì không thể có

tiến bộ trong bắt kỳ lĩnh vực nào của khoa học, kỹ thuật và sản xuất vật chất”

Điều này hoàn toàn đúng với xã hội ngày nay, thật khó có thê hình dung ra được bắt kỳ một hoạt động trong bat kỳ lĩnh vực nào mà không cần dùng đến thông tin Thế kỷ XXI là thế kỷ của thông tin, với sự phát triển của cách mạng khoa học kỹ thuật, con người ngày càng nhận thức sâu sắc về giá trị của thông

tin đối với việc phát triển kinh tế, khoa học, kỹ thuật [9, tr.80]

Với sự bùng nô thông tin như hiện nay, việc sở hữu những nguồn thông tin chất xám có giá trị cao chính là nguồn lực để phát triển của mỗi quốc gia, là yếu tố quan trọng thúc đây sự phát triển kinh tế và sản xuất Thông tin va tri

thức là loại tài sản vô hình, nó khác với các nguồn lực vật chất truyền thống, nó

không giới hạn về số lượng, không gian và thời gian Với sự phát triển mạnh mẽ của mạng Internet, không gian thông tin được mở rộng rất nhiều “Trong, thời đại thông tin ngày nay, lợi thế sẽ thuộc về quốc gia nào có năng lực khai thác và sử dụng có hiệu quả cao nhất các nguồn lực thông tin tri thức”

1.1.4.2 Yếu tố bên trong

® Mục đích, mục tiêu và phương hướng phát triển

Công tác thư viện phải gắn kết chặt chẽ với nhiệm vụ chính trị, kinh tế,

khoa học, văn hóa, giáo dục Lấy việc đáp ứng nhu cầu về tri thức và thông

tin nhằm thực hiện CNH — HDH là ưu tiên hàng đầu, đồng thời quan tâm tới

mục tiêu quản lý tri thức, nâng cao trình độ dân trí và thỏa mãn nhu cầu của

mọi tầng lớp nhân dân Để góp phần tạo nên thành công trong giáo dục, hệ

thống các thư viện Việt Nam không thê đứng ngoài cuộc, nhất là hệ thống thư viện các trường đại học Thư viện là một yếu tố căn bản và quan trọng, là

thước đo đánh giá vai trò, chức năng, nhiệm vụ, hiệu quả đảo tạo của Đại học

Trang 20

«Cơ cấu tổ chức, nhân sự

“Cơ cấu tô chức là một hệ thống chính thức về các mối quan hệ vừa độc lập vừa phụ thuộc trong tổ chức, thê hiện những nhiệm vụ rõ ràng do ai làm, làm cái gì và liên kết với các nhiệm vụ khác trong tô chức như thế nào nhằm tạo ra

một sự hợp tác nhịp nhàng đề đáp ứng mục tiêu của tổ chức” [8,tr.149]

Đối với Thư viện, cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, khoa học và việc xác định

đúng nhiệm vụ chức năng của từng bộ phận, từng phòng ban và từng cá nhân là quan trọng nhất Do đó, đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ thư viện giữ vai trò

quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động của thư viện ® Nguồn lực của thư viện

“Nguồn lực” theo nghĩa hẹp: “Nguồn lực thường được hiểu là các

nguồn lực vật chất dành cho phát triển, ví dụ như: tài nguyên thiên nhiên, tài sản vốn bằng tiền ” Theo nghĩa rộng: “Nguồn lực được hiểu là gồm tất cả

các lợi thế tiềm năng vật chất và phi vật chất để phục vụ cho một mục tiêu phát triển nhất định”

Theo cách hiểu đó thì nguồn lực thư viện bao gồm: Cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn nhân lực, kinh tế, nguồn lực thông tin, các loại hình sản

phẩm và dịch vụ, công nghệ thông tin, người dùng tin

- Cơ sở vật chất — trang thiết bị: Đây chính là điều kiện đầu tiên đề có thể hình thành nên một cơ quan Thông tin — Thư viện Thư viện muốn hoạt động tốt,

muốn hiện đại đều phải được đầu tư một cách đồng bộ về hạ tầng cơ sở

- Nguôn nhân lực của Thư viện chính là đội ngũ cán bộ thư viện Họ là

cầu nói giữa bạn đọc với nguồn lực thông tin có trong thư viện

~ Kinh phí được ví như mạch máu để nuôi dưỡng sự sống cho thư viện Bởi mọi hoạt động của thư viện đều phải dựa vào nguồn kinh phí được cấp

Trang 21

- Nguôn lực thông tin là nền tảng chính cho mọi hoạt động thông tin —

thư viện Một trong những nhiệm vụ thư viện phải làm thường xuyên đó

chính là xây dựng nguồn lực thông tin ngày càng có chất lượng cả về nội

dung và hình thức

- Sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện là sự hòa hợp của nhiều yếu

tố cấu thành, các yếu tố đó có quan hệ ràng buộc và tương tác lẫn nhau, đóng

vai trò là công cụ để thực hiện các mục tiêu đã được đặt ra của thư viện Sản

phẩm có giá trị sử dụng, nó có thể là vô hình hay hữu hình và sản phẩm luôn

đi kèm dịch vụ

- Công nghệ thông tin: Việc áp dụng những thành tựu của CNTT đã

làm cho công tác tổ chức, quản lý, khai thác nguồn lực thông tin và các sản

phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện trong các thư viện có những bước thay

đổi lớn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thông tin của đông đảo người

dùng tin

- Người dùng tin là nguồn gốc nảy sinh hoạt động thông tin NDT là

một trong bốn yếu tố cơ bản cấu thành nên một cơ quan Thông tin — Thư viện,

là đối tượng phục vụ của công tác thư viện Người dùng tin vừa là khách hàng,

sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện nhưng đồng thời họ

cũng là người sản sinh ra thông tin mới

1.1.5 Tiêu chí đánh giá về tổ chức và hoạt động thư viện

1.1.5.1 Tiêu chí đánh giá về tổ chức thư viện ® Tâm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu rõ rằng

- Tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu của Thư viện phải được xác định rõ

Trang 22

- Đối với thư viện đại học, sứ mệnh và mục tiêu phải phù hợp với sứ

mệnh và mục tiêu của đơn vị đào tạo, đồng nhất với định hướng phát triển của

trường đại học Mục tiêu của thư viện đại học phù hợp với xu hướng phát

triển của giáo dục đại học trong nước cũng như trên thế giới

- Mục tiêu phải cụ thể, đễ hiểu, đo lường được,vừa sức, thực tế và có thời hạn Mục tiêu phải được cụ thể hóa bằng các nhiệm vụ, được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ thư viện, và đưa vào kế hoạch triển khai

nhiệm vụ

© Cơ cấu tổ chức là một khối thống nhắt

- Cơ cấu tổ chức của thư viện được thực hiện theo quy định và phù hợp với điều kiện thực tế

- Bố trí, sắp xếp và phối hợp hiệu quả các hoạt động của cán bộ thư

viện nhằm đạt mục tiêu chung của thư viện đề ra

- Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực của thư viện, góp phần tăng

cường hoạt động chung của thư viện

~ Quản lý và kiểm soát các hoạt động của thư viện

- Khuyến khích và tạo động lực cho cán bộ thư viện làm việc hết mình,

đóng góp ý kiến nhằm xây dựng thư viện ngày một tiến bộ

` Cán bộ thư viện chuyên nghiệp

- Cán bộ thư viện có trình độ chuyên môn vững, có tr thức, luôn tạo điều kiện giúp đỡ người dùng tin Có tác phong nhanh nhẹn, có đạo đức trong

nghề nghiệp

- Cán bộ thư viện luôn đóng góp ý kiến xây dựng và có tinh thần ham

Trang 23

1.1.5.2 Tiêu chí đánh giá chất lượng về hoạt động thư viện

® Nguồn lực thơng tin có chất lượng

- Nguồn lực thông tin phải phù hợp với nhu cầu sử dụng của NDT,

phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, chiến lược phát triển của thư viện Nguồn

lực thông tin trong thư viện phải đảm bảo các đặc trưng như: Tính vật lý; tính

cấu trúc; tính giá trị; tính chia sẻ; tính truy cập

~_ Nguồn lực thông tin của thư viện đại học phải đảm bảo và hỗ trợ cho việc hoàn thành nhiệm vụ giáo dục đào tạo của Nhà trường

- Nguồn lực thông tin phải được bổ sung thường xuyên, liên tục, không ngắt quãng, không có điểm kết thúc và bằng nhiều hình thức bỗ sung

khác nhau

© Hệ thống sản phẩm và dịch vụ đa dạng và chất lượng

- Sản phẩm và dịch vụ phải phù hợp và đáp ứng được nhu cầu về

thông tin của người dùng

- San phẩm và dịch vụ phải là một hệ thống năng động, đa dạng, luôn

phát triển theo nhu cầu thông tin của xã hội nói chung và của người dùng tin

nói riêng

-_ Hiệu quả của hệ thống sản phẩm được do bằng mức độ đầy đủ, chính

xác, cập nhật và thích hợp của thông tin với yêu cầu của người dùng tin, cũng như lợi ích mà sản phẩm và dịch vụ mang lại cho họ

® Hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ thư viện đạt chuẩn

- Theo ding quy định của pháp luật về Thư viện; quy tắc, quy trình của

nghiệp vụ thư viện (áp dụng chuẩn nghiệp vụ vào trong công tác xử lý nghiệp vụ)

Trang 24

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nhằm từng bước thực hiện

tự động hoá thư viện; thực hiện việc liên kết, trao đổi nguồn lực thông tin

giữa các thư viện

«Thư viện năng động, thân thiện

~ Tạo ra các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với nhu cầu của NDT

- Các hoạt động có sự linh hoạt điều chỉnh để phù hợp với sự phát triển chung của xã hội

- Không gian học tập, giải trí thống mát, ln tạo môi trường thân thiện với NDT

- Sử dụng các thiết bị công nghệ dé phô biến thông tin, tạo hệ thống các điểm truy cập đề thuận tiện cho việc truy cập của người dùng tin mọi lúc,

moi noi

- C6 cdc hoat déng marketing dé tuyén truyén va quang bá về hình anh thư viện đến với người dùng tin

© Ap dung cơng nghệ thông tin vào trong hoạt động

-_ Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công tác hành chính, cũng như công tác nghiệp vụ của thư viện Sử dụng CNTT từng bước xây dựng thư viện điện tử

- Sir dung CNTT trong việc khai thác nguồn tài liệu có trong thư viện và

trên các hệ thống mạng.Truy cập các tài nguyên số về mọi lĩnh vực trên thế giới

«- Hiệu quả hoạt động phù hợp với mục tiêu đặt ra

- Thư viện giữ vai trò quan trọng trong việc thúc đây sự phát triển nghiên

cứu khoa học Có khả năng cung cấp một lượng tài liệu lớn, đa dạng, chất lượng,

Trang 25

- Céng téc ngudi ding tin phải luôn được chú trọng và điều chỉnh hoạt

động thư viện để phù hợp hơn với nhu cầu của người dùng tin Điều này được

thể hiện qua số liệu thống kê lượng NDT và số lượng tài liệu được sử dụng

tăng lên hàng năm

- NDT biết đến hình ảnh của thư viện qua các hoạt động marketing

của thư viện

1.2 Khái quát về Thư viện Trường Đại học Hải Phòng trước yêu

cầu đỗi mới giáo dục đại học

1.2.1 Trường Đại học Hải Phòng

1.2.1.1 Cơ cầu tổ chức

Trường đại học Hải Phòng ngày nay là sự hợp thành từ nhiều trường

trong hệ thống các đơn vị đào tạo, bồi dưỡng ở Hải Phòng Đơn vị tiền thân là

Trường Sư phạm trung cấp Hải Phòng được thành lập theo Nghị định số 359-

ND ngày 22 tháng 7 năm 1959 của Bộ giáo dục Năm 2000, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập Trường Đại học Sư phạm Hải Phòng trên cơ sở sát nhập Trường Cao đẳng Sư phạm Hải Phòng, Trường Đại học Tại chức Hải Phòng, Trường Cán bộ quản lý giáo dục, Bồi dưỡng giáo viên Hải Phòng và Trung tâm Ngoại ngữ Hải Phòng Đến ngày 09 tháng 4 năm 2004, Thủ tướng

Chính phủ ra Quyết định số 60/2004/QĐ-TTg đổi tên Trường Đại học Sư

phạm Hải Phòng thành Trường Đại học Hải Phòng Trường Đại học Hải

Phòng là cơ sở đào tạo trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng và

chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục và đảo tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo © Sie mang, muc tiêu

Trang 26

giao công nghệ, cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia và khu vực, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hải

Phòng, các tỉnh duyên hải Bắc bộ và cả nước

Mục tiêu phấn đấu của Nhà trường là xây dựng Trường Đại học Hải

Phòng trở thành Trung tâm Giáo dục - Đào tạo, Nghiên cứu khoa học và

Chuyển giao công nghệ vững mạnh vùng duyên hải Bắc bộ Đến năm 2030,

trường trở thành một trong những trường đại học hàng đầu Việt Nam theo

định hướng ứng dụng, tiệm cận trình độ tiên tiến trong khu vực © Chức năng, nhiệm vụ

- Đào tạo nguồn nhân lực có phẩm chat chính trị, đạo đức tốt, có kiến

thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có

sức khỏe, có năng lực thích ứng với việc làm trong xã

tự tạo việc làm cho mình và cho người khác, có khả năng hợp tác bình đẳng trong quan hệ quốc

tế, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

- Tiến hành nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; kết hợp đào

tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất, dịch vụ khoa học và công nghệ theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Giáo dục và các quy định khác của pháp luật

~ Giữ gìn, phát triển di sản và bản sắc văn hóa dân tộc

~ Quản lý giảng viên, cán bộ và nhân viên Xây dựng đội ngũ giảng viên

của Nhà trường đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng, cân đối về cơ cấu

trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu tuôi và giới Tổ chức cho giảng viên, cán

bộ, nhân viên, và người học tham gia các hoạt động xã hội phù hợp với ngành

nghề đào tạo và nhu cầu xã hội

- Tuyển sinh và quản lý người học Phối hợp với gia đình người học,

Trang 27

dưỡng nhân tài trong những người học, trong đội ngũ cán bộ giảng viên của Nhà trường

~ Quản lý, sử dụng đắt đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính của

Trường theo quy định của pháp luật

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và của Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng

Căn cứ vào mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của Nhà trường Bộ máy tổ chức của Trường Đại học Hải phòng được chia làm 4 khối như sau:

- Khối Phòng, ban, trạm, thư viện: Gồm 15 đơn vị ~ Khối Đào tạo: Gồm 19 đơn vị

- Khối Trung tâm: Gồm 10 đơn vị

- Khối Trường thực hành: Gồm 3 đơn vị

Hiện nay, trường có hơn 900 cán bộ, giảng viên, chuyên viên, cán bộ nghiên cứu, nhân viên Trong đó có 443 cán bộ, giảng viên có trình độ giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ, cử nhân Trường có 04 người là nhà giáo nhân dân và nhà giáo ưu tú, 81 người đang làm nghiên cứu sinh(13 người nghiên cứu sinh ở nước ngoài), 85 người đang học cao học(06 người học ở

nước ngoài) Thực hiện đào tạo gần 12.000 sinh viên đại học, cao đẳng hệ

chính quy, hơn 7000 sinh viên hệ vừa học vừa làm, hơn 300 học viên cao học

Trang 28

f + + + TRƯỜNG THỰC “Trường Phô thông Phan Đăng Lưu “Trường Tiêu học Thực hành

PHONG, BAN, TRAM, CAC KHOA, VIE: TRUNG TÂM Phòng TC -CB ‘Khoa Dio tao sau DHL “TT Bồi dưỡng kiến thức PhôngChihuị- Công He Khoa Đào tạo thường, Bách Khoa

HSSV Khoa Toán “TT GD Quốc tế và đâo Phòng Dào tạo Khoa CNT wo Binet Phòng Tài chính kế Khoa Nat vin Ty h2 tam Phòng Khảo thí và Đám bio | - | PSEEN ghấ lượng Khoa KHXH:

Phòng Quản lý khoa học Khoa Ngoại ngữ P Hợp tác và đảo tạo quốc Khoa Giáo dục Tiêu học Phòng Hành chính quân tị Phòng Quán lý thiết bị “Quốc phòng An ninh non Thực hành, Trường “Trung tim Giáo dục thé chit “Tung tâm Thực hành kỹ thuật Phòng Thanh tra pháp chế Khoa Kính tỉ và OTKD Phòng Báo vệ Khoa KỂ toán tải chính Tram Ye Khoa Thự viện Khoa "Bạn Quản lý dự án XD "Viện Sinh nông, lơ đồ 1 “TT Tư vẫn, đảo tạo và xúc tiên việ làm

Bạn Quản lý KTX: Khoa THEE

Khoa Du lich INguôi

Sơ đồ bộ máy tổ chức của Trường Đại học Hải Phòng

Trang 29

1.2.L2 Đổi mới giáo dục đại học trong giai đoạn hiện nay

Nhiệm vụ chính của giáo dục đại học là cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cho nền sản xuất đề tạo ra của cải vật chất và tinh thần của xã hội

Trong thời đại cách mạng khoa học công nghệ hiện nay, trong xu hướng toàn

cầu hóa và phát triển nền kinh tế tri thức, “Giáo duc dai học chính là nên tảng cho su ton tại và phát triển của nên kinh tế tri thức”

Do vậy, vá lỗi mới hệ thống giáo dục, đặc biệt là đổi mới giáo dục

đại học đã được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm Định hướng đổi mới 14/2005/NQ-CP giáo dục đại học Việt Nam được xác định trong Nghị quyết của Chính phủ về

đoạn 2006 ~ 2020 Gần hơn, ngày 04/11/2013, tại Hội nghị trung ương lần thứ mới cơ bản và toàn diện giáo dục Đại học Việt Nam giai

§, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 29 — NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo duc và đào tạo đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện nên kinh tế thị trường

định hướng XHCN và hội nhập quốc tẾ”

Hoạt động giáo dục đại học luôn gắn liền với hoạt động chuyển giao tri thức

và nghiên cứu khoa học Một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng và đóng vai trò quyết định chất lượng chuyên giao tri thức và nghiên cứu khoa học là khả năng

cung cấp nguồn tin của thư viện đại học đề thúc đây việc tự học, tự nghiên cứu của

cán bộ, giảng viên và sinh viên trong trường đại học Đây cũng chính là sứ mệnh của thư viện đại học Vì vậy, quá trình đổi mới giáo dục đại học phải luôn song

hành cùng quá trình đổi mới thư viện đại học nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu

thông tin cho người dùng tin ở bắt kỳ thời điểm nào và ở bắt kỳ đâu [26]

1.2.1.3 Mục tiêu của đổi mới giáo dục đại học và yêu câu đặt ra đối với

Trường Đại học Hải Phòng

Trang 30

lan thir 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI: “Tập trung đào tạo nhân lực

trình độ cao, bôi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự

làm giàu trí thức, sáng tạo của người học Hoàn thiện mạng lưới các cơ sở

giáo dục đại học, cơ cấu ngành nghé và trình độ đào tạo phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia; trong đó, có một số trường và ngành đào tạo ngang tầm khu vực và quốc tế Đa dạng hóa các cơ sở đào tạo phù hợp với nhu cầu phát triển công nghệ và các lĩnh vực, ngành nghề; yêu cầu xây dựng,

bảo vệ Tổ quốc và hội nhập ”

Trên cơ sở mục tiêu đã được xác định trong Nghị quyết số 29-NQ/TW,

yêu cầu đặt ra cho Trường đại học Hải Phòng là phải cụ thể hóa định hướng,

nội dung và tiến trình đổi mới toàn bộ quy trình giáo dục đào tạo của minh nhằm đảm bảo nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đào tạo, cũng như

đáp ứng yêu cầu của xã hội về nguồn nhân lực phục vụ cho quá trình CNH —

HĐH thành phó và đất nước Cụ thể, Trường đã thực hiện chỉ thị số 296/CT-

TTG, ngày 27/2/2010 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010 — 2012 và Nghị quyết số 44/NQ - CP, ngày 09/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về “ Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29/NQ ~TW, ngày 04/11/2013, Hội nghị Trung ương 8(Khóa XI) Ban Giám hiệu đã xác định các khâu trọng tâm: Mở rộng

quy mô đào tạo; Phát triển các ngành nghề đào tạo; Xây dựng chương trình

đào tạo; Phát triển công tác nghiên cứu khoa học; Nâng cao năng lực cạnh tranh của Trường; Quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ

Công tác đào tạo là hoạt động trọng tâm của Nhà trường, đã được Ban

Giám hiệu tập trung chỉ đạo thực hiện kế hoạch từ trung hạn đến dài hạn Nhà trường hiện đang đào tạo 57 chuyên ngành đại học, cao đẳng, trung cấp hệ

chính quy, 100% chương trình đào tạo được thực hiện theo hệ thống tín chỉ và

Trang 31

bang cho 15.134 sinh vién dai hoc, 5.811 sinh vién cao ding, 2.768 hoc sinh

trung cấp hệ chính quy thuộc các ngành đào tạo

Nam hoc 2013 - 2014, Trường đã tập trung hoàn chỉnh hệ thống chương

trình đào tạo, chuyền mạnh theo hướng tỉnh giản, thiết thực, đáp ứng yêu cầu của

thực tiễn xã hội Các chương trình đào tạo chuyên ngành đã điều chỉnh từ 135 - 140 tín chỉ thành 125 tín chỉ, nhằm giảm áp lực cho người học và tăng tính hiệu quả của quá trình đào tạo Bên cạnh đó, Nhà trường đẩy mạnh công tác khảo thí

và đảm bảo chất lượng, tiếp tục triển khai áp dụng hệ thống tiêu chuẩn ISO

9001:2008 trên phạm vi toàn trường; gần 90% các học phần có ngân hàng đề thi,

tổ chức học và thi Ngoại ngữ, Tin học theo chuẩn đầu ra cho tất cả các sinh viên

hệ chính quy Công tác nghiên cứu khoa học cũng được đẩy mạnh

Với tỉnh thần đổi mới và hội nhập, Nhà trường đã chủ trương mở rộng,

tăng cường hợp tác đào tạo quốc tế Đến nay, Nhà trường đã có quan hệ hợp

tác chính thức với 28 trường và viện đào tạo đại học thuộc các quốc gia Trung

Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Lào, Thái Lan, Đài Loan, Nga, Phần Lan

1.2.2 Thư viện Trường Đại học Hải Phòng 1.2.2.1 Lịch sử hình thành

Thư viện Trường Đại học Hải Phòng có quá trình hình thành và phát

triển gắn liền với lịch sử phát triển của Nhà trường Trước năm 2007, thư viện

còn là bộ phận trực thuộc các phòng như: Phòng Đảo tạo (năm 2000), Phòng Thiết bị - Thư viện (2000 ~ 2007) và chưa có trụ sở hoạt động chính, thư viện

nằm ở hai địa điểm khác nhau, kho sách phải sử dụng các phòng của ký túc xá

cũ Cán bộ thư viện lúc đó chỉ có 08 người, số lượng đầu sách là 11.587

Ngày 13/7/2007 Thư viện đã được tách ra từ phòng Thiết bị - Thư viện

thành một đơn vị độc lập trực thuộc Ban Giám hiệu theo quyết định só71/QÐ -

Trang 32

2600 m2 tại trung tâm của trường Đến năm 2014, số lượng cán bộ thư viện đã tăng lên 1§ người và 100% đều có trình độ đại học, tông số các loại hình nguồn

lực thông tin tại thư viện là 159.894 bản, tương đương với 34.861 đầu

1.2.2.2 Mục đích, chức năng, nhiệm vụ của thư viện trước yêu câu đổi

mới giáo dục đại học

Là một trong những nhân tố quan trọng quyết định tới chất lượng đào

tạo của Nhà trường.Trước yêu cầu đổi mới giáo dục đại học, Thư viện ĐHHP

đã xác định cho mình mục đích hoạt động, chức năng và những nhiệm vụ sau: © Muc dich

Đáp ứng tối đa nhu cầu về thông tin của các nhóm người dùng tin trong Trường nhằm phục vụ cho yêu cầu đổi mới phương pháp dạy — học và nâng

cao chất lượng đào tạo của Nhà trường,

© Chức năng

Thư viện có chức năng thông tin và thư viện, phục vụ công tác đảo tạo, nghiên cứu khoa học của Nhà trường thông qua việc khai thác, sử dụng các

nguồn lực thông tin tại thư viện, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của

Nhà trường

® Nhiệm vụ

- Tham mưu cho Hiệu trưởng về phương hướng tô chức và hoạt động

thông tin - thư viện trong Nhà trường

- Bổ sung, phát triển nguồn lực thông tin trong và ngoài nước đáp ứng

nhu cầu giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học

- Thu nhận lưu chiều các luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ, khóa luận tốt

nghiệp bảo vệ tại Đại học Hải Phòng và tại các nơi khác Thu nhận các tài liệu

lade

¡ cấp Nhà nước, cấp Bộ, các dự án, công trình nghiên cứu khoa học xuất

Trang 33

- Tổ chức xử lý, sắp xếp, lưu trữ, bảo quản thông tin và tài liệu, xây

dựng hệ thống tra cứu thông tin hiện đại, thiết lập mạng lưới truy cập và tìm

kiếm thông tin tự động hóa; xây dựng, quản lý các CSDL, các bộ sưu tập

~ Tổ chức, quản lý cán bộ, tài sản theo sự phân cấp của Hiệu trưởng; bảo

quản, kiểm kê định kỳ vốn tài liệu, cơ sở vật chất kỹ thuật và các tài sản khác; tiến hành thanh lý các tài liệu, thiết bị lạc hậu, cũ nát theo quy định của Nhà

nước và quy định của Trường

~ Mở rộng quan hệ hợp tác với các cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế

về lĩnh vực thông tin thư viện; tham gia hoạt động chuyên môn nghiệp vụ với hệ

thống thư viện trong cả nước nhằm thúc đây phát triển sự nghiệp thư viện

- Hướng dẫn cho sinh viên năm thứ nhất về việc khai thác các loại nguồn lực

thông tin tại thư viện: hướng dẫn NDT tiếp cận, khai thác, sử dụng có hiệu quả các

nguồn lực thông tin, các sản phẩm và dịch vụ thông tin — thư viện

- Xây dựng kế hoạch học tập nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn,

ngoại ngữ, tin học cho cán bộ thư viện

- Thực hiện báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình hoạt động của Thư

viện với Ban giám hiệu và cấp có thâm quyền theo quy định hiện hành

Như vậy, có thể nói chức năng và nhiệm vụ của thư viện về cơ bản đã

bao quát được toàn bộ các hoạt động Thông tin - Thư viện tại ĐHHP Trước

yêu cầu đổi mới giáo dục của Nhà trường, đòi hỏi thư viện phải có nhận thức

sâu sắc về vai trò và nhiệm vụ của mình trong việc góp phần đổi mới Cụ thể, thư viện cần thể hiện vai trò quyết định trong thực hiện đôi mới phương pháp học thông qua việc đáp ứng nhu cầu tin

Sự thay đôi của phương pháp giảng dạy cũng đòi hỏi phải có sự thay đôi

căn bản từ người học Sự sáng tạo và chủ động của người học rất được chú

Trang 34

lượng kiến thức của mình từ nhiều nguồn khác nhau và lên lớp cùng tham gia

thảo luận Ở góc độ này, Thư viện giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc

cung cấp các nguồn thông tin, tư liệu khác nhau phù hợp với yêu cầu của

người học Trên cơ sở các nguồn thông tin đó, người học phải biết lựa chọn,

phân tích, đánh giá và tổng hợp những thông tin cần thiết để phục vụ cho môn học Những kiến thức tích lũy được trong suốt quá trình học, người học sẽ tông, hợp và trình bày trên một bản tóm tắt và đưa ra lớp thảo luận, đây đồng thời cũng là căn cứ để giảng viên đánh giá kết quả học tập, tinh thần và thái độ của người học trong suốt quá trình học

Thư viện cũng đã góp phan làm thay đôi cơ bản cách vận dụng tri thức

của người học Thay vì phải học thuộc lòng những gì ghi chép trên lớp, người

học phải tự tìm kiếm, lựa chọn thông tin phù hợp và vận dụng những kiến thức đã có để phân tích, đối chiếu và đánh giá, cho ra những thu nhận kiến thức mới

tùy theo sự sáng tạo của bản thân

Như vậy, có thể thấy dé thực hiện được việc đổi mới căn bản giáo dục

dio tao dai học, cũng đòi hỏi thay đổi cả vai trò của người cán bộ thư viện đại học Theo đó, vai trò của cán bộ thư viện từ thụ động trong việc cung cấp

thông tin đã chuyền sang chủ động nắm bắt nhu cầu thông tin của NDT, và trở

thành trợ thủ đắc lực của giảng viên trong việc định hướng cho người học tìm

kiếm tài liệu và biết sử dụng những thông tin cần thiết để phục vụ cho quá trình học tập của mình 1.2.3 Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin tại Trường Đại học Hãi Phòng 1.2.3.1 Đặc điểm người dùng tin

Trang 35

đối tượng phục vu và cũng là nhân tố có tác động quyết định tới sự phát triển

các hoạt động Thông tin ~ Thư viện

Hiện tại, tông số cán bộ trong trường khoảng hơn 900 người, trong đó có

109 cán bộ quản lý, 506 giảng viên và 294 chuyên viên phòng ban Sinh viên đại học và cao đẳng khoảng 12000 sinh viên và khoảng 300 học viên cao học,

được thể hiện dưới bảng sau: Người dùng tin SL/Người Tỷ lệ % Cán bộ lãnh đạo, quản lý 109 0,83 Giảng viên, CB nghiên cứu 506 3,83 Chuyên viên 297 225 Sinh viên và học viên 12300 93,09 Tổng số 13.212 100%

Bảng 1.1: Cơ cấu người dùng tin tại Thư viện Trường Đại học Hải Phòng [Nguôn: Thư viện trường Đại học Hải Phòng]

Như vậy, NDT tại ĐHHP rất đa dạng Nhận thức được tầm ảnh hưởng, của NDT đối với các hoạt động thư viện trường, nên tác giả đã tiến hành

nghiên cứu và phân chia thành các nhóm NDT trong trường Căn cứ vào cơ

cdu NDT trong bang 1.1, tac giả chia thành 03 nhóm : ~ Nhóm NDT là cán bộ lãnh đạo, quản lý

~ Nhóm NDT là giảng viên, cán bộ nghiên cứu và chuyên viên ~ Nhóm NDT là học viên, sinh viên

+ Nhóm người dùng tin là cán bộ lãnh đạo, quản lý

Nhóm NDT này có số lượng 109 người chiếm 0,83% tổng số NDT trong,

Trang 36

phó các đơn vị Nhóm NDT này tuy chiếm tỷ lệ rất ít trong tổng số NDT toàn trường nhưng đây lại là nhóm mang tính quyết định trong sự phát triển của

Nhà trường Họ vừa là những người quản lý nhưng đồng thời cũng là cán bộ giảng dạy và nghiên cứu khoa học

Họ là người đề ra các mục tiêu, định hướng chiến lược phát triển của

trường ĐHHP Các quyết định của họ mang tính dự báo và có tính sáng tạo rất

cao Do đó, việc luôn nắm bắt, kiểm soát, khai thác và sử dụng thông tin trên

nhiều lĩnh vực có ý nghĩa cực kỳ to lớn đối với nhóm NDT này

Việc tổ chức và đảm bảo thông tin cho nhóm NDT này phải mang tính

tổng hợp, tính dự báo và chất lượng cao Sản phẩm phục vụ rất đa dạng, nhưng,

chủ yếu là cung cấp thông tin dưới dạng tổng quan, tổng luận, tóm tắt, bản tin

chọn lọc và với nhiều hình thức phục vụ như: trực tiếp, qua điện thoại, email

hay mang tới tận nơi

$* Nhóm người ding tin là giảng viên, cán bộ nghiên cứu và chuyên viên

Nhóm NDT này có số lượng 803 người, chiếm tỷ lệ 6.08% tổng số NDT:

trong toàn trường, họ là giảng viên của các khoa, các trung tâm, các phòng,

ban, trạm Đây là lực lượng nòng cốt góp phần rất lớn quyết định tới chất

lượng đào tạo và quá trình nghiên cứu khoa học của Nhà trường Nhóm NDT

này có đều có trình độ chuyên môn và trình độ học vấn cao, họ có khả năng sử dụng ngoại ngữ thành thạo, ngoài tài liệu bằng Tiếng Việt họ còn thường

xuyên tham khảo tài liệu bằng tiếng nước ngoài

Trang 37

Đây là nhóm NDT hiểu biết sâu rộng, có kinh nghiệm sử dụng thư viện,

họ sử dụng thành thạo các công cụ tra cứu tin tại thư viện Họ có khả năng

trình bày chính xác các yêu cầu tin, các tài liệu mình cần Thông tin phục vụ

nhóm người dùng tin này là dạng thông tin mang tính chuyên sâu, có tính lý luận và thực tiễn, tính thời sự và đa dạng liên quan tới các nghành học ma Nhà

trường đang đào tạo Hình thức phục vụ nhóm NDT này chủ yếu là cung cấp

tài liệu gốc, thông tin chuyên đề, thông tin chọn lọc có liên quan tới các lĩnh

vực mà họ quan tâm

$* Nhóm người ding tin Ia học viên, sinh viên ~_ Nhóm người dùng tin là học viên

Nhóm NDT này có số lượng khiêm tốn so với sinh viên 300/12000 người chiếm 2,27% Họ là những người đã tốt nghiệp đại học, nay nghiên cứu chuyên sâu về một lĩnh vực cụ thể Do vậy, thông tin phục vụ nhóm NDT này

mang tính chuyên sâu phù hợp với chương trình học và đề tài mà họ đang

nghiên cứu Đặc điểm của nhóm NDT này là hầu hết họ vừa học vừa làm, rất hạn chế về thời gian nên đòi hỏi thư viện phải có các sản phẩm, dịch vụ đặc

thù phù hợp với nhu cầu của họ như: photo tài liệu theo yêu cầu, cung cấp

thông tin có chọn lọc, các chuyên đề

~_ Nhóm người dùng tin sinh viên

Đây là nhóm NDT có số lượng cao nhất với 12000 người chiếm 90,82% trong tổng số NDT tại trường, bao gồm sinh viên đại học và cao ding Đây là

nhóm NDT có trình độ chuyên môn chưa cao, khả năng sử dụng ngoại ngữ chưa thành thạo, thiếu kinh nghiệm và kỳ năng sử dụng thư viện

Trang 38

học, thông tin chuyên dé về một vài lĩnh vực phục vụ trực tiếp cho nhiệm vu

học tập và cả các thông tin giải trí thuộc mọi mặt của đời sống xã hội Hình

thức phục vụ đối với nhóm NDT này chủ yếu là cung cấp tài liệu gốc, các loại

hình tài liệu như sách giáo trình, tài liệu tham khảo, báo, tạp chí

1.2.3.2 Đặc điểm nhu cẩu tin

Nhu cầu tin là đòi hỏi khách quan về thông tin của cá nhân hay tập thể nhằm duy trì các hoạt động của con người Nhu cầu tin thường xuyên chịu anh hưởng của các yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục Đối với hoạt động thư viện, nhu cầu tin có vai trò rất quan trọng, nó chỉ phối toàn bộ hoạt động của thư ện Nói cách khác, chất lượng và hiệu quả hoạt động của thư viện phụ

thuộc vào việc đáp ứng nhu cầu tin như thế nào Yêu cầu về đổi mới giáo dục (đổi mới chương trình học, đổi mới cách giảng dạy, đôi mới cách học tập ) đã

có tác động rất lớn đến nhu cầu tin của các nhóm người dùng tin tại Thư viện

ĐHHP Thông tin và tài liệu đã trở thành một phần không thể thiếu trong quá

trình nghiên cứu, giảng dạy và học tập tại ĐHHP

Để tiến hành nghiên cứu về nhu cầu tin của các nhóm đối tượng tại

ĐHHP, ngoài phương pháp phỏng vấn trực tiếp, phân tích phiếu yêu cầu tin, tác giả đã dùng phiếu điều tra nhu cầu tin để gửi tới các nhóm người dùng tin như đã phân chia ở trên Cụ thể, số phiếu phát ra 700 phiếu, phiếu thu về 635 phiếu (đạt 90,71% tổng số phiếu phát ra) Trong đó, 200 phiếu phát cho 2 nhóm là cán bộ lãnh đạo, quản lý và giảng viên, chuyên viên, số phiếu thu về 183 phiếu (đạt 28,82% tổng số phiếu thu vẻ), 500 phiếu phát cho nhóm NDT là

học viên, sinh viên, số phiếu thu về 452 phiếu (đạt 71,18% tổng số phiếu thu

về) Kết quả điều tra được tác giả trình bày và phân tích đưới đây phù hợp với

nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra

Trang 39

Thời gian Tổng số Nhóm CB Nhóm Nhóm LD, Quan ly} CBNC, HV,SV Giảng dạy SL | % |SL| % |SL| % |SL| % Không có thời gian 0 |047|0 | 0 | 1 |3333| 2 |6667 1-2 giờ 110 | 17,32] 26 | 23,64 | 34 | 30,91 | 50 | 45.45 2-3 giờ 121 | 19,06] 16 | 13,22 | 47 | 38,84] 58 | 47494 3-4 gid 193 | 30,39] 4 | 2,07 | 25 J 12,96 | 164 | 84,97 4-5 giờ 121 |1906| 0 | 0 | 19 | 15/70 | 102 | 8430 Trên 5 giờ 87 |1370| 0 | 0 | 11 | 12,64] 76 | 87,36 Tổng 635 | 100 | 46 | 100 | 137 | 100 | 452 | 100 Bảng 1.2: Thời gian dành cho việc thu thập thông tin trong một ngày

[Nguôn: Điễu tra của tác giả] Nhìn vào bảng tổng hợp số liệu trên, ta thấy số NDT dành số lượng thời gian trong ngày để thu thập thông tin rất khác nhau Số NDT dành 3-4 giờ trong ngày cho việc thu thập thông tin chiếm tỷ lệ cao nhất (30,39%) với sự không đồng đều giữa các nhóm khác nhau như đối với cán bộ lãnh đạo

(khoảng 2%), cán bộ, giảng viên khoảng (13%), nhóm học viên, sinh viên khoảng (85%) Tuy nhiên, ngay trong cùng một nhóm NDT cũng có sự khác bi

về khoảng thời gian thu thập thông tin có lẽ là do tính chất công việc của mỗi người khác nhau Nhóm NDT là cán bộ, giảng viên, cán bộ nghiên cứu và nhóm NDT là học viên, sinh viên có số lượng thời gian thu thập

thông tin nhiều nhất Điều này một phần nào cũng đã nói lên sự thay đổi

Trang 40

Lĩnh vực khoa học người dùng tin quan tâm được trình bày trong bảng 1.3 dưới đây Lĩnh vực khoa Tổng số Nhóm Nhóm CBNC, Nhóm học CBLD, QL | Giảng dạy HV,SV SL | % | SL| % | SL | % |SL| % Chính trị, khoa | 504 | 79,37} 12 | 238 | 91 | 18,06 | 401 | 79,56 học, xã hội Tự nhiên, Toán hoc | 227 | 35,75] 8 | 3,52 | 65 | 28,63 | 154 | 67,85 Kinh tế, Ky thuật | 188 | 29,61) 11 | 5,85 | 72 | 38,30] 105 | 55,85 Ngoai ngit, Tin hoc | 347 | 54,65] 15 | 432 | 89 | 25,65 | 243 | 70,03 Lĩnh vực khác 80 | 12,60] 6 75 17 21,25 | 57 | 71,25

Bảng 1.3: Lĩnh vực khoa học người dùng tin quan tâm

[Nguôn: Điều tra của tác giả]

Theo số liệu được trình bày trong bảng, ta thấy lĩnh vực chính trị - khoa học — xã hội được nhiều người quan tâm và chiếm tỷ lệ khá cao (79,37%), tiếp theo là lĩnh vực ngoại ngữ và tin học (54,65%) Điều này cho

thấy, sự tác động của môi trường xã hội tới nhu cầu tin của người dùng tin

Các lĩnh vực khoa học như tự nhiên, toán học, kinh tế, kỹ thuật có tỷ lệ gần tương đương nhau vì đều thuộc vào nhu cầu tin của các đối tượng thuộc các

chuyên ngành đào tạo đó,

Trong giai đoạn đổi mới giáo dục đại học, chuyền từ niên chế sang học

chế tín chỉ, các thông tin người dùng tin cần tiếp cận ngày càng nhiều và rất đa dạng Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ nên đã xuất hiện rất

nhiều loại hình tài liệu khác nhau và nhu cầu của các nhóm người dùng tin

Ngày đăng: 12/10/2022, 21:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w