ĐÔI NÉTVỀNGHỆTHUẬTMỸ THUẬT SƠNMÀI
VIỆT NAM
Trong lịch sử dân tộc, nghềsơn xuất hiện khá sớm. Cư dân Việt cổ từ khoảng
2.500 năm trước đã tìm thấy cây sơn mọc hoang dã và đã biết cách sử dụng nhựa
cây để trám thuyền hay dùng để phủ lên các vật dụng khác nhằm tăng độ bền chắc
cho vật dụng. Trong quá trình phát triển, có thể nói, nghềsơn hầu như luôn song
hành với nghề tạc tượng, các chạm khắc trang trí trong các công trình kiến trúc. Vì
vậy, suốt thời kỳ phong kiến Đại Việt, nghềsơn khá hoàn hảo. Khắp các xứ Đông,
Nam, Đoài, Bắc, đâu đâu cũng có nghề sơn. Xứ Đông có làng Hà Cầu (Đồng
Minh, Vĩnh Bảo, Hải Phòng) nổi tiếng bởi hai nghềsơn và tạc tượng; Xứ Bắc có
Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh) nổi danh nhờ độc quyền chất sơn then bóng mịn
không đâu bằng; Vùng SơnNam Hạ có làng sơn quang Cát Đằng (nay thuộc ý
Yên, Nam Định); Vùng Hà Tây (thuộc xứ Đoài xưa) có mật độ các làng nghềsơn
khá dầy đặc: Chuyên Mĩ, Bối Khê, Bình Vọng, Hạ Thái, Văn Giáp
Tranh sơnmài của những nghệ nhân xưa thường được vẽ trực tiếp hoặc gián tiếp
lên gỗ (nhưng không có công đoạn mài) với các mảng màu được vẽ riêng rẽ. Ngoài
kỹ thuật pha chế nhựa sơn mầu và nước sơn, sở trường vẽ và sáng tác các mẫu
trang trí hoa văn có thể nói là rất điêu luyện đi kèm với kỹ thuật chạm trổ, đắp sơn.
Nếu chia theo đề tài, ta có thể thấy có mấy dạng tranh sơn cổ như sau: Tranh nằm
trong kết cấu kiến trúc cổ bao gồm tranh trần thiết (có ở chùa Dâu, chùa Mía, đình
Chèm ), tranh cửa (có ở đình Chèm, chùa Vĩnh Phúc ), bích họa có bộ tranh
Nhị thập tứ hiếu ở lăng Đồng Khánh Ngoài ra, còn có một số bức vẽnằm ở
dạng khác như vẽ trên ván nong, cốn hay trong khám thờ Thực chất mà nói, nó
chưa hẳn là tranh mà là những cấu kiện nằm trong kiến trúc, chỉ là những mô-típ,
đồ án hoa văn trang trí; Dạng tranh sơn cổ thứ hai chính là tranh thờ, chủ yếu là
tranh chân dung và tranh nhân vật, dân gian quen gọi là tranh Thần, có thể được vẽ
đơn chiếc hay theo bộ; Cuối cùng, không thể không kể đến thể loại tranh liên hoàn,
bao gồm các dạng tranh có nội dung khuyến giáo, ngâm vịnh hoặc kể chuyện. Đặc
tính của loại tranh này là tính liên hoàn có kế tục, thường được vẽ dưới dạng “Nhất
thư nhất họa”, đậm nét mô tả.
Sự hấp dẫn của chất liệu độc đáo, vừa bền lại vừa có vẻ đẹp lộng lẫy vàng sơn này
đã thu hút các họa sĩ ViệtNam ra công nghiên cứu tìm tòi, khai thác mọi khả năng
biểu hiện của chất liệu sơn cổ truyền để áp dụng vào trong nghệthuật tạo hình hiện
đại. Công cuộc cách tân trong nghệ thuậtsơnmài gắn liền với sự ra đời của trường
Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương (nay là trường Đại học Mĩ thuật Hà Nội). Vào
khoảng những năm đầu của thập kỷ 30 (thế kỷ 20), thầy và trò của trường Cao
đẳng Mĩ thuật Đông Dương bắt đầu làm quen với chất liệu sơn truyền thống với sự
cộng tác của các nghệ nhân, trong đó có cụ Đinh Văn Thành - nghệ nhân quê làng
Hạ Thái (Hà Tây). Vừa tiếp xúc với nền mĩ thuật châu Âu, nghệ nhân Đinh Văn
Thành cùng các họa sĩ, các sinh viên của trường vừa mạnh dạn tiến hành những
thử nghiệm đối với chất liệu sơn, nhằm khắc phục những hạn chế về bảng màu vốn
chưa được phong phú, chỉ hạn chế trong các màu đen, đỏ, vàng kim hoặc bạc phủ
hoàn kim mà thôi. Nhờ quá trình tìm tòi thể nghiệm đó, các họa sĩ ViệtNam đã
nắm bắt được kĩ thuật pha chế các loại sơn chín, kĩ thuật sử dụng các chất liệu sơn
(son trai, son tươi, son nhì), biết cách sử dụng vàng bạc quỳ được rây nhỏ thành
bột, pha trộn vào sơn cánh gián được pha nhựa thông hoặc dầu trẩu. Với cách pha
chế mới này, người ta có thể vẽ nhiều lớp sơn màu chồng lên nhau, sau mỗi lớp
sơn lại mài nhiều lần trong nước sạch, tạo ra nhiều màu sắc. Ngoài ra, với kĩ thuật
sử dụng tài tình chất liệu dân dã như vỏ trứng, vỏ trai các họa sĩ đã tạo được
nhiều hòa sắc trắng với dạng một nền men rạn hấp dẫn, hoặc ánh sắc muôn màu
của xà cừ (vỏ trai) rất phong phú.
Bước ngoặt này đã mở ra cho ngành nghềsơn cổ truyền sang một kỷ nguyên mới,
mang đến cho diện mạo mĩ thuật hiện đại ViệtNam một sắc thái mới. Người ta gọi
cuộc cách tân trong nghệ thuậtsơnmài cũng chính là cuộc cách mạng trong nền
hội họa Việt Nam. Bản thân danh từ “sơn mài” đã được ra đời trong thời kỳ này để
khỏi lẫn với lối làm sơn cổ truyền thường vẫn quen gọi là “sơn ta”, “sơn quang
dầu”. Sơnmài thực sự bước chân vào lĩnh vực hội họa tạo hình và ngày càng
chiếm một vị trí quan trọng trên thị trường tranh quốc tế. Ngoài ra, kỹ thuậtmài và
pha chế màu của sơnmài cũng dần dần được ứng dụng vào trong ngành sơn mĩ
nghệ cổ truyền, tạo hiệu quả kĩ thuật, mĩ thuật cao.
Đi tiên phong trong việc áp dụng kỹ thuậtsơn cổ truyền với các sắc đen, đỏ, vàng,
bạc để tạo nên các tác phẩm hội họa hiện đại là họa sĩ Trần Văn Cẩn, là họa sĩ
Nguyễn Gia Trí, là họa sĩ Nguyễn Tường Lân Và bên cạnh đó, còn có không ít
các tác phẩm đã đạt được những thành công nhất định trong thời kì đầu này của
các họa sĩ như: Hoàng Tích Chù, Nguyễn Tiến Chung, Lê Quốc Lộc, Phạm Hậu,
Nguyễn Đỗ Cung, Nguyễn Khang Hầu hết, đề tài thường xoay quanh phong cảnh
nông thôn êm đềm với bụi tre, ao làng, đình chùa, hội hè, đình đám, cảnh sông
nước, cảnh lao động nơi nông thôn dân dã
Cùng với thời gian, nghệthuật sáng tác tranh sơnmài ngày càng tiến tới bởi đội
ngũ ngày càng đông các họa sĩ tham gia nghiên cứu tìm tòi, thể nghiệm thêm về
chất liệu, về màu sắc cũng như về kỹ thuật thể hiện và phương cách thể hiện với
những tác phẩm có giá trị nghệthuật cao. Nhiều tác phẩm được lưu giữ ở Bảo tàng
Mĩ thuậtViệtNam như tranh của các họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm, Sĩ Ngọc, Phạm
Văn Đôn và của các họa sĩ khác với những bảng màu phong phú, thể hiện nhiều
phong cách với những đề tài đa dạng, muôn màu muôn vẻ.
Khoảng tới năm 1932, sinh viên trường Cao đẳng Mỹthuật Đông Dương học thêm
được phương pháp rắc bột vàng bạc rồi cải tiến cả phương pháp mài bóng. Việc
gắn vỏ trứng dựa theo truyền thống khảm xà cừ, rồi đánh bóng cũng là một phát
kiến mới. Những tiến bộ về pha chế màu sơn cũng làm cho bảng màu sơnmài
phong phú và đa dạng hơn, đặc biệt là khả năng mô tả không gian, ánh sáng và tạo
khối nhờ có sự chuyển đổi sắc độ linh hoạt.
Sau năm 1954, một loạt tác phẩm sơnmài thành công ra đời, đánh dấu một giai
đoạn hoàn toàn mới của nghệ thuậtsơnmàiViệt Nam. Đồng thời, dẫn tới một giai
đoạn mới cao hơn hẳn về chất lượng của toàn bộ nền nghệ thuật tạo hình Việt
Nam. Chính các tác phẩm sơnmài này làm cho chất liệu sơnmài trở thành một
chất liệu tạo hình dẫn đầu, đặc sắc và độc đáo của mĩ thuậtViệtNam đó là: Tát
nước đồng chiêm (Trần Văn Cẩn), Qua bản cũ (Lê Quốc Lộc), Nhớ một chiều Tây
Bắc (Phan Kế An), Đi chợ Bắc Hà (Mai Văn Nam), Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ
(Nguyễn Sáng), Nhà tranh gốc mít (Nguyễn Văn Tỵ), Tre (Trần Đình Thọ), Bình
minh trên nông trang (Nguyễn Đức Nùng,
Không dừng lại ở đó, các thế hệ họa sĩ nối tiếp nhau vẫn luôn luôn tìm cách khai
thác các thế mạnh của loại chất liệu, nội dung cho đến cách biểu hiện. Nhưng cũng
không ít họa sĩ trẻ đã tạo cho mình một sự phá cách: Trên nền vóc cổ xưa, họ đưa
vào hàng loạt những chất liệu mới mà gọi tóm lại là “chất liệu tổng hợp”, với mong
muốn tạo nên hiệu quả thẩm mĩ mới lạ. Tất nhiên, không phải lúc nào những thử
nghiệm cũng có thể thành công mà thậm chí, đôi khi, chúng còn góp phần làm lệch
hướng, phá đi vẻ đẹp nền nã, cao sang của sơnmài truyền thống.
Cũng không thể phủ nhận một điều, đó là thông qua sự thể nghiệm tìm tòi với
không ít những yếu tố bản lĩnh và dũng cảm, các họa sĩ trẻ ViệtNam đã góp phần
tạo nên một bộ mặt khá đa dạng cho hội họa sơnmài truyền thống. Họ đã cách tân,
mở mang nhiều từ phương thức biểu hiện sáng tạo với những nội dung mới mang
nhiều phong cách. Bên cạnh (hoặc là nối tiếp) những nội dung truyền thống văn
hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, họ còn mạnh dạn đưa những chủ đề như tình yêu hiện
đại, những nỗi bức xúc, ám ảnh chủ quan đầy nội tâm phức tạp và thể hiện chúng
trên nền chất liệu sơnmài truyền thống. Công bằng mà nói thì cũng không ít các
tác phẩm của họ cũng đạt đến những thành công nhất định, được mọi người công
nhận. Có thể kể đến một vài họa sĩ trẻ vẽ tranh sơnmài hiện đại như Đinh Quân,
Vũ Thăng, Mai Đắc Linh, Xuân Việt, Trịnh Quốc Chiến Họ và nhiều, rất nhiều
những họa sĩ già và trẻ khác vẫn luôn luôn tìm tòi, luôn luôn thể nghiệm trên chất
liệu sơnmài truyền thống của dân tộc mình để khai thác, khám phá, sáng tạo góp
phần thúc đẩy sự phát triển nền nghệthuật tạo hình của đất nước bằng chính tài
năng và nhiệt huyết của mình.
.
ĐÔI NÉT VỀ NGHỆ THUẬT MỸ THUẬT SƠN MÀI
VIỆT NAM
Trong lịch sử dân tộc, nghề sơn xuất hiện khá sớm. Cư dân Việt cổ từ khoảng
2.500. phẩm sơn mài thành công ra đời, đánh dấu một giai
đoạn hoàn toàn mới của nghệ thuật sơn mài Việt Nam. Đồng thời, dẫn tới một giai
đoạn mới cao hơn hẳn về