1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

DI SẢN MỸ THUẬT HUẾ NHỮNG BÀI HỌC VỀ HỘI NHẬP pdf

7 475 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 120,19 KB

Nội dung

DI SẢN MỸ THUẬT HUẾ NHỮNG BÀI HỌC VỀ HỘI NHẬP Những ngày cuối năm 2006 này, cả dân tộc Việt Nam đang rạo rực trước một vận hội mới của đất nước: Cánh cửa WTO đã mở. Con thuyền Việt đã được “cấp phép” để ra với biển lớn! Cùng với cả nước, Thừa Thiên Huế cũng đang sẳn sàng đón chờ cơ hội lớn để vươn nhanh trên con đường phát triển và hội nhập. Đó là về kinh tế. Còn về văn hóa thì thực ra Huế đã đi trước cả nước để làm một cuộc hội nhập với thế giới cách đây tròn 13 năm. Ngày 11 tháng 12 năm 1993, Quần thể di tích cố đô Huế đã được ghi vào bản Danh mục Di sản Thế giới của UNESCO, nghĩa là di sản văn hóa Huế đã trở thành một bộ phận của di sản toàn nhân loại. Hội nhập về kinh tế và văn hóa là hai lĩnh vực khác nhau nhưng lại có không ít điểm tương đồng. Đó là đã bước vào một “sân chơi” chung thì phải tuân thủ những nguyên tắc chung và người chiến thắng là người am tường và biết vận dụng tối đa những nguyên tắc chung ấy để phát triển. Trên ý nghĩa ấy, sự nghiệp bảo tồn di sản văn hóa Huế trong những năm qua đã để lại những bài học rất sâu sắc. Bài học đầu tiên là bài học về phát huy nội lực. Sau chiến tranh, phần lớn di tích Huế ở trong cảnh hoang tàn đổ nát, bộ máy quản lý vừa thiếu vừa yếu về chuyên môn. Kinh đô Huế vốn là thành tựu kết tinh trí lực của cả nước thời quân chủ, giờ đã chuyển về tay một tỉnh vừa nhỏ vừa nghèo. Quả là di sản Huế phải đứng trước một thử thách sống còn. Vậy mà vượt qua tất cả, di sản ấy đã đứng vững và ngày càng thể hiện được giá trị cùng tầm vóc của mình. Nguyên nhân cơ bản là lãnh đạo và nhân dân Thừa Thiên Huế đã ý thức được rằng, mình đang nắm giữ trong tay một di sản vô giá của dân tộc và ngày đêm hết lòng để bảo vệ và phục hồi những giá trị của nó. Trong bài viết kỷ niệm 5 năm ngày Di sản Huế được UNESCO công nhận, nguyên Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin-nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã ngợi ca: “Những nỗ lực chỉ có thể liên tưởng bằng các chuyện thần thoại, trong đó các nhà quản lý, các kỹ sư, các thợ xây dựng của chúng ta phải ngày đêm giành giật từ tay Thần Gió, Thần Sấm, Thần Mưa từng công trình kiến trúc, từng hàng cây cổ thụ, khôi phục từng chút vẻ đẹp vốn có của nó, giúp nó vượt qua cơn lũ của sự quên lãng, đưa nó trở lại với con người. Ngọ Môn, điện Thái Hòa, Hiển Lâm Các, Thế Miếu, lăng Tự Đức, lăng Minh Mạng được tu sửa từng phần và vẻ đẹp rạng rỡ của non sông xưa như tìm thấy lại”. (Nguyễn Khoa Điềm-Thời gian đã chứng minh) Chính nhờ “vẻ đẹp non sông như tìm thấy lại” ấy mà Di sản Huế đã thu hút được sự quan tâm chú ý của rất nhiều đối tượng, từ khách tham quan đến các nhà nghiên cứu, các nhà đầu tư, những nhà hảo tâm và những người yêu quý di sản từ khắp năm châu. Từ năm 1993 đến nay, Huế đã thu hút được hàng chục triệu lượt khách nội địa và quốc tế, hàng trăm nhà nghiên cứu quốc tế cùng hàng chục dự án tài trợ cho công tác bảo tồn di sản với tổng giá trị lên tới hàng triệu Đô la Mỹ. Sự hỗ trợ đó đã góp phần không nhỏ giúp Di sản Huế nhanh chóng vượt qua thời kỳ cấp cứu để chuyển sang thời kỳ ổn định và phát triển. Như vậy, phát huy nội lực cũng là cách tốt nhất để thu hút và có được sự ủng hộ từ bên ngoài. Đây cũng là bài học rất quan trọng của sự nghiệp bảo tồn Di sản Huế trong quá trình hội nhập. Bài học tiếp theo là bài học về sự tôn trọng luật chơi chung. Di sản văn hóa Huế được công nhận và trở thành một bộ phận của di sản nhân loại trước hết vì Chính phủ Việt Nam và chính quyền Thừa Thiên Huế đã cam kết tôn trọng tất cả những công ước quốc tế về bảo vệ di sản. Hơn 13 năm qua, những cam kết này cơ bản đã được tuân thủ. Công tác bảo tồn di sản Huế thường xuyên được sự kiểm tra, giám sát nghiêm túc của các chuyên gia UNESCO. Tuy nhiên, Di sản Huế cũng có những vấn đề vì sự cam kết chưa được thực hiện đầy đủ. Một số công trình gây ô nhiễm hoặc tác động xấu đến di sản như mỏ khai thác đá Ga Lôi, Nhà máy xi măng Long Thọ đến nay vấn chưa được đóng cửa hoặc di dời dù chúng ta đã cam kết thực hiện những việc này từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước. Bên cạnh đó, “Việc xây dựng các công trình giao thông, nhà ở hiện đại, hệ thống thủy lợi, tình trạng đô thị hóa…, cũng có khả năng tác động tiêu cực tới các di tích và môi trường xung quanh” (Khuyến cáo của chuyên gia UNESCO về tình trạng bảo tồn Huế gửi Trung tâm Di sản Thế giới tháng 11/2003);. Vì những “vấn đề” này mà Huế đã bị nêu tên không chỉ một lần trong các bản khuyến cáo và trong cả các cuộc hội nghị thường niên của UNESCO. Ngay ở trong nước, những vấn đề trên cũng đã gây nên những cuộc tranh luận mạnh mẽ trong dư luận và trên diễn đàn của báo chí, giới truyền thông. Điều đó đã phần nào gây nên những tác động bất lợi đối với Di sản Huế. Rõ ràng là luật chơi chung luôn luôn phải được tôn trọng và chấp hành đầy đủ. Nếu không, chắc chắn chúng ta phải trả giá. Và bài học quan trọng nữa không thể không nhắc đến là bài học về đào tạo nguồn nhân lực, hay nói đơn giản là bài học về con người. Di sản văn hóa Huế đã hai lần đi đầu cả nước để được vinh danh là Di sản Thế giới (lần đầu là Di sản vật thể- Quần thể di tích Cố đô, ngày 11/12/1993 và lần sau là Kiệt tác văn hóa Phi vật thể và Truyền khẩu-Nhã nhạc cung đình Huế, ngày 07/11/2003) không chỉ nhờ vào giá trị tự thân của văn hóa Huế mà còn nhờ vào những con người nhiệt huyết, quả cảm và thông hiểu công việc. Quá trình xây dựng các bộ hồ sơ khoa học và pháp lý về Quần thể di tích cố đô và về Nhã nhạc cung đình để đệ trình UNESCO công nhận là cả một quá trình nghiên cứu khoa học và đầy sáng tạo vì chúng đều chưa có tiền lệ ở Việt Nam. Năm 2006, các bộ hồ sơ trên đã đoạt giải A Giải thưởng Cố đô về Khoa học và Công nghệ lần thứ nhất. Có thể nói, đội ngũ những người làm công tác bảo tồn di sản của Huế hiện nay có nhiều kinh nghiệm và được đào tạo rất tốt qua thực tế công việc. Bộ Văn hóa Thông tin cũng luôn khẳng định, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế hiện nay là ngọn cờ đầu của Bộ trên lĩnh vực bảo tồn di sản. Tuy nhiên, muốn để sự nghiệp bảo tồn di sản Huế tiếp tục gặt hái được những thành công về lâu dài thì Thừa Thiên Huế phải có một chiến lược về con người, phải có những sự đầu tư mạnh mẽ hơn nữa về nhiều mặt, trong đó quan trọng nhất là chính sách đào tạo, thu hút và sử dụng người tài. Bởi ở bất cứ thời đại nào “Hiền tài” cũng là “Nguyên khí” của quốc gia. Trong thời kỳ mở cửa và hội nhập, điều đó càng trở nên quan trọng. Công tác bảo tồn di sản Huế có giữ được vị trí tiên phong của mình hay không, chắc chắn sẽ do yếu tố con người quyết định. *** Năm 2007 đã đến. Cánh cửa mùa xuân đã rộng mở. Vận hội nước đang chờ đón. Trước thềm xuân mới nhắc lại những bài học về hội nhập của Di sản văn hóa Huế người viết chỉ ước ao rằng, với những kinh nghiệm phong phú đã có được trong quá trình “đi trước” cả nước về văn hóa, một lần nữa, Thừa Thiên Huế sẽ vượt lên và bay cao. Và với thế mạnh đặc thù của mình, Cố đô sẽ bừng sáng, để vẻ đẹp non sông như tìm thấy lại! . là bài học rất quan trọng của sự nghiệp bảo tồn Di sản Huế trong quá trình hội nhập. Bài học tiếp theo là bài học về sự tôn trọng luật chơi chung. Di sản. DI SẢN MỸ THUẬT HUẾ NHỮNG BÀI HỌC VỀ HỘI NHẬP Những ngày cuối năm 2006 này, cả dân tộc Việt Nam đang rạo rực trước một vận hội mới của

Ngày đăng: 11/03/2014, 16:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN