MỸ THUẬTCUNGANĐỊNH
T
r
o
n
g
h
ệ
t
hống kiến trúc cungđình Nguyễn ở Huế, ngoài những công trình nổi tiếng
bởi phong cách và vẻ đẹp thuần túy phương Đông như các cụm kiến trúc
trong Hoàng thành, lăng Minh Mạng, Lăng Tự Đức người ta còn hay nhắc
tới một số công trình được xây dựng theo phong cách Tân-cổ điển (néo-
classique) như điện Kiến Trung, lăng Khải Định, cungAnĐịnh Tuy nhiên,
không như lăng Khải Định đã được rất nhiều người biết đến hay điện Kiến
Trung từng nổi danh một thời (1), cungAnĐịnh là một thực thể kiến trúc rất
đặc sắc và vẫn tồn tại ngay trong lòng thành phố Huế nhưng lại gần như bị
lãng quên !
Cung AnĐịnh vốn là cung điện riêng của vua Khải Định, tọa lạc bên bờ
sông An Cựu, nay mang số 97 đường Phan Đình Phùng, thành phố Huế.
Nguyên tại vị trí này, từ năm 1902, ông hoàng Phụng Hóa Công (vua Khải
Định sau này) đã dựng phủ riêng, đặt tên là phủ An Định. Năm 1917, sau khi
lên ngôi, trở thành vua Khải Định, nhà vua mới dùng tiền riêng để cải tạo
phủ thành cungAnĐịnh theo lối kiến trúc hiện đại. Công việc này kéo dài
đến đầu năm 1919 mới hoàn tất. Từ ngày 28/2/1922, cungAnĐịnh trở thành
Tiềm để của Đông cung thái tử Vĩnh Thụy (vua Bảo Đại về sau). Sau Cách
mạng tháng Tám 1945, gia đình cựu hoàng Bảo Đại đã chuyển từ Hoàng
cung qua sống lại cungAn Định. Năm 1955, chính quyền Ngô Đình Diệm
đã tịch thu cungAn Định, buộc bà Từ Cung (vợ vua Khải Định) phải mua
một tòa lầu ở bên cạnh để chuyển gia đình qua. Sau khi miền Nam được giải
phóng, bà Từ Cung đã hiến cungAnĐịnh cho chính quyền cách mạng. Đến
nay cungAnĐịnh do Liên đoàn lao động thành phố Huế quản lý, trở thành
Nhà Văn hóa Lao động của Thành phố.
Cung AnĐịnh xây mặt về phía sông An Cựu, hướng nam. Cung có địa thế
bằng phẳng, tổng diện tích mặt bằng 23.463m2, chung quanh có khuôn viên
tường gạch, dày 0,5m, cao 1,8m trên có hàng rào song sắt bao bọc. Khi còn
nguyên vẹn cung có khoảng 10 công trình kiến trúc, bố trí trên một trục dọc
theo chiều bắc-nam. Từ trước ra sau là: Bến thuyền, Cổng chính, đình Trung
Lập, Sân trước và bồn hoa, lầu Khải Tường, nhà hát Cửu Tư Đài, Nhà
ngang, Chuồng thú, Hồ nước, Vườn cung, cổng hậu trải qua thời gian và
sự tàn phá của chiến tranh, đến nay cung chỉ còn lại 3 công trình khá nguyên
vẹn là Cổng chính, đình Trung Lập và lầu Khải Tường. Thật may mắn, đây
cũng là 3 công trình thuộc loại tiêu biểu nhất của cungAn Định.
Cổng chính của cung xây bằng vôi vữa theo lối tam quan, hai tầng, đỉnh mái
tầng trên gắn hình biểu tượng một viên trân châu lớn. Toàn thân cổng trang
trí bằng sành sứ đắp nổi công phu. Đặc biệt, dòng chữ Hán ghi tên cổng và
các câu đối trang trí ở thân đều được ghép bằng mảnh sứ màu rất độc đáo.
Đình Trung Lập, nằm phía trong cửa, kết cấu kiểu đình bát giác, dáng thông
thoáng và xinh xắn. Đình có nền cao, hai hệ thống bậc cấp đi lên đặt theo
chiều đông- tây, kiểu hiện. Trong đình nguyên có đặt bức tượng đồng vua
Khải Định, tỷ lệ bằng người thật, đúc từ năm 1920 (năm 1960, bức tượng
này được chuyển lên lăng Khải Định). Chung quanh bên ngoài đình, tại vị trí
của tám góc có tượng Bát tiên, hình thức tạo hình rất sinh động.
Lầu Khải Tường nằm phía sau đình Trung Lập, là công trình kiến trúc chính
của cungAn Định. Chữ Khải Tường (nghĩa là nơi khởi phát điềm lành), tên
lầu là do vua Khải Định đặt. Lầu 3 tầng, xây dựng bằng các vật liệu mới (xi
măng, sắt thép) pha trộn các vật liệu truyền thống (vôi sò, giấy bản ) theo
kiểu hiện đại. Lâu đài mang phong cách châu Âu này chiếm diện tích tới
745m2. Mái lầu lợp ngói liệt, nền các tầng đều lát gạch hoa, mặt trước và nội
thất lầu được trang trí rất công phu
Về cách bố cục không gian, lầu Khải Tường đã mang đậm dấu ấn Tây
phương. Toàn bộ mặt trước công trình được trang trí công phu tỉ mỉ theo các
mô típ kiến trúc Ro man Cận đại xen lẫn cùng các đề tài trang trí phương
Đông cổ như rồng, phụng, bát bảo.vv tạo cho du khách một ấn tượng rất
đặc biệt khi chiêm ngưỡng công trình này.
Phần nội thất công trình được bố trí khá hiện đại. Tầng 1 gồm có 7 phòng,
trong đó quan trọng nhất là phòng khách với một bộ 6 bức tranh tường mang
giá trị nghệ thuật rất cao.
Đây là 6 bức tranh được vẽ bằng sơn dầu trực tiếp lên mặt tường xi măng
với kích thước lớn (1,8m x 1,1m), khung tranh đắp gờ cao cầu kỳ, gây ấn
tượng như tranh treo trên tường. Các bức tranh này thể hiện phong cảnh thực
của các lăng Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Đồng Khánh và
Khải Định. Nhận xét về các bức tranh này, giáo sư Chu Quang Trứ đã viết:
"Tranh đã tái tạo lại được cảnh thực, chú ý bố cục của cả tổng thể kiến trúc,
nêu bật những đặc điểm của từng lăng
Lối xây dựng tranh ở đây theo luật viễn cận châu Âu mà họa sĩ đương đại
mới được tiếp nhận, có phần nào kết hợp với lối nhìn sinh động phương
Đông Lối vẽ không còn phương Đông cũng không hẳn thuần phương Tây
này, hẳn phải do những họa sĩ Việt Nam mới được đào tạo ở phương Tây
còn vương vấn nhiều cách nhìn truyền thống, và do đó dù trên tranh không
ký tên, chúng ta có thể ngờ là của lớp họa sĩ Việt Nam đương thời (như Lê
Văn Miến, Tôn Thất Sa ) (2)
Tầng 2 gồm 8 phòng, được nối thông với nhau bằng hệ thống cửa và hành
lang rất khoa học, phục vụ cho mục đích chính là nơi nghỉ ngơi của các
thành viên trong gia đình hoàng đế. Mặt trước tầng này có ban công, mặt sau
có sân thượng nhìn ra phía vườn sau của cung.
Tầng 3 bao gồm 3 phòng lớn và 4 phòng nhỏ được cấu trúc hợp lý, cũng
phục vụ mục đích chính là nơi nghỉ ngơi thư giãn cho các thành viên trong
gia đình vua. Mặt trước đắp nổi một bình phong có hình mặt trời đang tỏa
sáng, mặt sau có sân thượng nhìn ra phía vườn sau cung.
Nhìn chung, dù từ cách bố trí đến phương thức sử dụng vật liệu, lầu Khải
Tường đã chịu ảnh hưởng sâu sắc của phong cách Tây phương thời Cận đại,
tuy nhiên, những dấu ấn của nghệ thuật truyền thống Việt vẫn còn biểu hiện
rõ ở công trình này, đặc biệt là các mô típ trang trí cùng sự hòa hợp của nó
đối với cảnh quan tự nhiên chung quanh.
Trong các công trình kiến trúc được xây dựng dưới thời Khải Định, Cung
An Định là một công trình bề thế có diện tích mặt bằng qui mô rộng lớn,
được khởi công xây dựng và hoàn thành sớm hơn cả. Nó đánh dấu mốc mở
đầu thời kỳ lịch sử mỹthuật Huế tiếp xúc và chịu ảnh hưởng Tây phương.
Đó là thời kỳ mà một nhà nghiên cứu người Pháp- ông L.Bezecier gọi là thời
kỳ tân cổ điển (Néo -
classique). Mặc dù chịu ảnh hưởng của Tây phương song mỹthuật Huế với
tư cách là một trung tâm mỹ thuật Việt Nam thời Nguyễn vẫn gìn giữ và tiếp
tục phát huy những nội dung và tính chất mỹthuật truyền thống của dân tộc.
Cung AnĐịnh đã chứng tỏ cho thấy rõ điều này không chỉ ở tổng thể công
trình kiến trúc mà còn ở từng chi tiết trang trí trên các bộ phận riêng lẻ. Là
một chứng tích tiêu biểu cho quá trình phát triển mỹthuật Nguyễn trên đất
Huế trong giai đoạn cuối cùng, từ đầu thế kỷ XX đến 1945, bên cạnh sự kế
thừa các giá trị mỹthuật cổ truyền mang phong cách chung của triều
Nguyễn, CungAnĐịnh còn có phong cách mỹthuật riêng ở chỗ đã kết hợp
một cách hài hòa, rõ nét sự giao thoa giữa các nền mỹthuật Đông -Tây-
kim- cổ, của các nền văn hóa á Âu. Do vậy, giá trị nổi bật của CungAnĐịnh
chính là lĩnh vực mỹthuật và đã được thể hiện một cách sinh động, cụ thể
thông qua bàn tay vàng của các nghệ nhân người Việt tài danh đương thời,
trên nhiều phương diện: nghệ thuật kiến trúc, trang trí, hội họa, điêu khắc và
nghệ thuật khảm nổi sành sứ
Vì vậy, cùng với các công trình kiến trúc khác thời Khải Định như lăng Khải
Định, lầu Kiến Trung, cửa Hiển Nhơn cungAnĐịnh được xem là một đại
diện tiêu biểu của thời kỳ kiến trúc tân - cổ điển, một giai đoạn giao thoa
nhiều chiều có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam.
PHAN THANH HẢI - Huế, tháng 9/2006
CHú THíCH
1. Điện Kiến Trung được xây dựng năm 1921, trên nền cũ của lầu Du Cửu
(trước đó là lầu Minh Viễn-đệ nhất thắng cảnh của đất Huế theo sự sắp xếp
của vua Thiệu Trị) trong Tử Cấm thành. Đây là nơi ăn ở, sinh hoạt của gia
đình vua Khải Định, sau là Bảo Đại. Ngôi điện này bị phá hủy đầu năm
1947, khi thực dân Pháp quay lại tái chiếm Huế.
2. Nguyễn Tiến Cảnh, Nguyễn Du Chi, Trần Lâm Biền, Chu Quang Trứ :
Mỹ Thuật Huế. Viện Mỹ Thuật-trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, 1992.
Trang 109-/10. Cũng cần lưu ý là, nhóm tác giả của cuốn Mỹthuật thời
Nguyễn trên đất Huế (Nguyễn Hữu Thông chủ biên, NXB Hội nhà văn, Hà
Nội, 1992, trang 171-/ 72) lại cho rằng, những bức tranh này lại do họa sĩ
Lương Quang Duyệt thực hiện.
. Khải Định, cung An Định Tuy nhiên,
không như lăng Khải Định đã được rất nhiều người biết đến hay điện Kiến
Trung từng nổi danh một thời (1), cung An Định. gần như bị
lãng quên !
Cung An Định vốn là cung điện riêng của vua Khải Định, tọa lạc bên bờ
sông An Cựu, nay mang số 97 đường Phan Đình Phùng, thành phố