PHÊBÌNHMỸTHUẬT,BẠNLÀAI?
Một số hình ảnh nội dung của Tạp chí Mỹ thuật và Chuyên san Mỹ thuật
Trọng thị hay chưa trọng thị
Trước ngày Đại hội bầu Ban chấp hành cho nhiệm kỳ mới của Hội Mĩ thuật
Việt Nam, các chuyên ngành có họp, trong đó có ngành phê bình, để bầu đại biểu đi
dự đại hội, cũng là dịp các Hội viên có cơ hội phát biểu nhìn lại mình qua từng chặng
đường công việc đã làm và cần làm. Đa số ý kiến, nếu chưa phải là tất cả, đều nhất trí
rằng ngành phê bình Mĩ thuật của Việt Nam, thực sự còn ở vị trí khiêm tốn, yếu kém,
so với tương quan chung từ trong nước đến khu vực và quốc tế. Giống như một căn
bệnh trầm kha, nó vẫn chưa có sức hút, sức lan toả và thuyết phục công chúng yêu
nghệ thuật cũng như với giới sáng tác.
Mỗi bài phêbình được phát ra trên báo chí, hoặc tạp chí chuyên ngành, hay
phương tiện thông tin đại chúng, đều chỉ được nhìn nhận như những bài giới thiệu,
điểm báo, điểm danh tác giả - tác phẩm. Hầu như không có sức nặng của một bài phê
bình nghệ thuật theo đúng nghĩa học thuật, hay một lập trình về triết học nghệ thuật.
Vì vậy, thông tin thường nghèo nàn, ít hoặc không có tác dụng.
Đi tìm nguyên nhân của sự yếu kém, không ít ý kiến đã được đề cập thẳng thắn,
nóng lòng, không loại trừ cả thất vọng:
- So với ngành sáng tác, chuyên ngành phêbình thường lép vế, ít được đầu tư
và khuyến khích. Hoặc có cũng chỉ chiếu lệ. Với người cao tuổi, làm phêbình chỉ sống
bằng lương hưu. Với người trẻ thì phải làm nghề phụ để kiếm thêm mà hành nghề.
- Bài viết ra không có nơi đăng. Vì báo chí cũng có phóng viên viết về chuyên
mục Văn hóa - Nghệ thuật rồi. Thản hoặc có được đăng, thì nhuận bút cũng rất, “bèo”,
rất “héo”, không đủ bù cho sức khoẻ bị bào mòn.
- Nội dung bài viết thường dập khuôn, không có sáng tạo, không hướng được
công chúng hưởng thụ, tiếp nhận và giao hoà cùng cái đẹp. Khen chê lấy lệ, miễn sao
cho bài viết tròn chặn, không sai phạm với đường lối chính sách, văn hoá - tư tưởng
của Đảng. Nhà phêbình giống như người cầm canh gõ kẻng, đổi gác, báo thức. Thế là
coi như đã làm tròn nhiệm vụ.
Người làm phêbình không được đào tạo chính quy. Thường là “tay ngang”,
được đào tạo từ các trường đại học tổng hợp, sư phạm, báo chí thuộc khoa xã hội nhân
văn, sang làm phê bình mĩ thuật. Một số trẻ có được đào tạo tại các khoa lịch sử - lý
luận của các trường đại học Mĩ thuật, nhưng qua thử thách, thực tế văn không hơn
những nhà phêbình đi trước. Và so với lớp cha anh, họ vẫn còn ít vốn liếng kiến thức
và kinh nghiệm trong học thuật - phêbình cũng như vốn sống.
Trình độ và sự khác biệt văn hoá Đông - Tây
Gộp lại các nguyên nhân yếu kém của các nhà phê bình Mĩ thuật Việt Nam hiện
đại - đương đại, suy cho cùng còn thiếu kiến thức nền - kiến thức tổng hợp, một trong
những yêu cầu tiên quyết quan trọng nhất cho tay nghề và niềm tự tin với người làm
phê bình nghệ thuật. Hãy lấy ví dụ các nhà phêbình nghệ thuật phương Tây, hay các
nước phát triển. Họ cũng chỉ được đào tạo ở các trường đại học như ta. Nhưng là các
trường đại học có uy tín, chất lượng, được các giáo sư - nghệ sĩ có học hàm, học vị
hướng dẫn theo đúng nghĩa học thuật - nghệ thuật. Kết quả đào tạo của họ là Thầy
giỏi, tạo ra trò giỏi. Máy Cái tốt khỏe, tạo ra những máy con tốt, khoẻ, đa dạng, đa
phong cách, chủ động, tự do, chuyên nghiệp trong sáng tạo hành nghề. Chính vì vậy
mà công chứng đã đặt niềm tin vào các nhà phêbình nghệ thuật, hơn cả với các nghệ
sĩ sáng tác. Rồi đến lượt các nghệ sĩ sáng tác, ngoài niềm tin ở chính mình, họ cũng đặt
niềm tin sâu sắc vào các nhà phêbình nghệ thuật, coi các nhà phêbình nghệ thuật là
những nhà biết luận - Tâm lý - Văn hóa học nghệ thuật thực sự có tài năng và học vấn
đáng tin cậy. Hãy lấy ví dụ cụ thể giá tranh của các danh hoạ như V.Van Gogh, hay
P.Picasso. . . có giá hàng mấy chục triệu đô la mỗi tác phẩm. Đâu phải Van Gogh hay
P.Picasoo tự tôn vinh mình mà có được vinh danh ấy, nếu không phải từ các công ty
đấu giá đã dựa vào tiếng nói được phát đi từ các nhà phê bình. Và các nhà phê bình
nghệ thuật, có được lòng tin và uy tín to lớn ấy đâu phải dễ, nếu họ không có một cái
vốn học vấn văn hoá - nghệ thuật sâu rộng về kho kiến thức tổng hợp, cộng với năng
khiếu, sở trường của chính bản thân mình?. Vì vậy mà, nhà phêbình đã được ví như
người mở cửa vườn địa đàng, hay người giải mã thông tin, khích lệ người nghệ sĩ và
công chúng bước vào thế giới cái đẹp, nhận thức được cái đẹp qua tâm năng và trí
năng của nghệ thuật sáng tạo.
Sở học của nhà phê bình.
- Một số nhà phêbình còn lầm lẫn hay tự đặt mình như người có trách nhiệm
“theo dõi”, “quản lý nghệ thuật”, “định hướng nghệ thuật”, chỉ đường cho người nghệ
sĩ sáng tác. Họ quên rằng mỗi nghệ sĩ đều có một thế giới thẩm mỹ riêng, rất riêng và
tự do như thượng đế trong khu vườn sáng tạo của họ. Sự can thiệp thô bạo, hay dạy
dỗ” người sáng tác, không phải là chức năng hay quyền uy của nhà phê bình. Nói như
Socrate (469 - 399 Trcn , đó không phải là thầy dạy, một giáo sư, mà chỉ là người kích
thích trung gian hoà giải “người đỡ đẻ cho các tinh hồn” ẩn chứa chân lý bị quên đi mà
thôi. Sáng tác phêbìnhlàbình đẳng “cùng dàn hàng ngang mà tiến lên”, lời nhà phê
bình mĩ thuật quá cố Thái Bá Vân. Nhà phêbình phải là người đọc số 1 tác phẩm của
người nghệ sĩ. Bằng không, nên im lặng là tốt nhất. Đó cũng là đạo đức của nhà phê
bình.
Một quan niệm không đúng nữa, các nhà quản lý nghệ thuật thường yêu cầu
nhà phê bình, hoặc nhà phêbình cũng ngộ nhận tự cho mình phải “khách quan”, trước
tác phẩm và nghệ sĩ. Chúng ta quên rằng nhà phêbình khi tiếp cận tác phẩm, giống
như bác sĩ y khoa giải phẫu có tay nghề, hoặc như chuyên viên thông tin giỏi, biết mổ
xẻ, giải mã tác phẩm bằng tài năng và sở học của chính mình; bằng cảm xúc thẩm mỹ
của riêng mình, làm sao có thể “ép” nhà phêbình phải “khách quan, trong công việc
chủ quan của mình”. Nói khác đi, đó là sự trung thực, sự nhận thức đúng về nghề
nghiệp, là sở học riêng đích thực của nhà phê bình, theo đúng nghĩa của học thuật và
nghệ thuật.
. PHÊ BÌNH MỸ THUẬT, BẠN LÀ AI?
Một số hình ảnh nội dung của Tạp chí Mỹ thuật và Chuyên san Mỹ thuật
Trọng thị hay chưa.
thôi. Sáng tác phê bình là bình đẳng “cùng dàn hàng ngang mà tiến lên”, lời nhà phê
bình mĩ thuật quá cố Thái Bá Vân. Nhà phê bình phải là người đọc số