Đề 2 :Cảm nhận vẻ đẹp tình đồng chí của người lính cách mạng trong đoạn thơ
“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra línhAnh với tôi biết từng cơn ớn lạnhSốt run người vầng trán ướt mồ hôi.
Áo anh rách vaiQuần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giáChân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
Đêm nay rừng hoang sương muốiĐứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
(Đồng chí-Chính Hữu, Ngữ văn 9, tập một)
MB : - Chính Hữu là nhà thơ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Pháp Thơ
ông không nhiều nhưng có những bài đặc sắc với cảm xúc dồn nén, hình ảnh vàngôn ngữ thơ chọn lọc, hàm súc
- Tác phẩm tiêu biểu cho phong cách thơ ấy là bài “ Đồng chí” Bài thơ được sángtác năm 1948 khi tác giả cùng đồng đội vừa tham gia chiến dịch Việt Bắc ThuĐông năm 1947,in trong tập “Đầu súng trăng treo” Bài thơ thể hiện một cách chânthực, cảm động về tình dồng chí của người lính cách mạng trong những năm đầucuộc k/c chống Pháp.
Trang 2-Mười ba dòng thơ cuối của bài thơ nói lên những biểu hiện cụ thể, sinh động củatình đồng chí và sức mạnh của nó đối với người lính trong cuộc chiến đấu đầy giankhổ, khó khăn.
TB.
Ở 7 câu thơ đầu, bằng những ngôn từ giản dị, mộc mạc,chân thực, tự nhiên màhàm súc, cô đọng, hình ảnh giản dị và giàu sức gợi, cảm xúc dồn nén, nhiều phéptu từ đặc sắc, đoạn thơ đã làm nổi bật những cơ sở hình thành tình đồng chí Tìnhđồng chí là một tình cảm cao đẹp Nó được hình thành từ long đồng cảm giai cấp,từ sự đồng điệu về nhiệm vụ, lí tưởng và hơn cả là được nảy nở từ trong nhữnggian lao vất vả Và đến khổ thơ thứ 2 chính Hữu tiếp tục viết về tình cảm ấy mà cụthể là biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí, đồng đội
LĐ 1.Tình đồng chí, đồng đội của những người lính còn được củng cố bền
chặt bởi những biểu hiện rất cảm động Biểu hiện cảm động đầu tiên ta phải
nhắc tới là ở sự đồng cam, sẻ chi những tâm tư, nỗi lòng của nhau.
“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”
Những đêm giá rét bên nhau đắp chung tấm chăn trong rừng Việt Bắc họ đã trao gửicho nhau những tình cảm, những suy nghĩ, những nỗi nhớ gia đình, quê hương Ngườichiến sĩ hiểu và thông cảm với nhau hơn bao giờ hết Họ đều biết họ là những ngườixuất thân từ nông dân Mà với người nông dân thì ruộng nương, căn nhà là cả cơnghiệp, là ước mơ ngàn đời của họ; họ luôn gắn bó, giữ gìn Vậy mà giờ đây khi đấtnước có giặc ngoại xâm họ sẵn sàng gác lại tất cả, gửi lại cho người thân nhiệm vụcày cuốc vô cùng nặng nề vất vả Họ dời xa quê hương trong cái “mặc kệ” quyết dứtbỏ, quyết tâm mãnh liệt ra đi để giải phóng đất nước chứ không phải “mặc kệ” trongthái độ thờ ơ, bàng quang Người chiến sĩ sẵn sàng từ bỏ cái riêng để cống hiến chocái chung Anh ra chiến trường với cuộc sống đầy gian khổ nhưng vẫn có giây phútcác anh lo lắng trước những cơn gió mạnh tràn về, mùa mưa bão tới ngôi nhà tranhsiêu vẹo thiếu người chằng chống Họ nhớ về quê hương với những kỉ niệm êm đẹpbên giếng nước, gốc đa- hình ảnh bình dị, gần gũi, thân thuộc của làng quê xưa Như
vậy “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” là hình ảnh diễn tả da diết nỗi nhớ haichiều; là hình ảnh được tạo nên bởi sự kết hợp giữa nhân hóa và hoán dụ Bởi lẽ
“Giếng nước”, “gốc đa” là hình ảnh hoán dụ gợi về quê hương, về người thân nơi hậucủa người lính Trong lời thơ hình ảnh ấy lại được gán cho tâm trạng “nhớ” Như vậykhông chỉ các anh nhớ về quê hương mà giờ này quê nhà đang dõi theo từng bước
Trang 3chân trên đường hành quân ra trận Phải là người thật gắn bó, thật thiết thân với quêhương thì mới có thể luôn hướng và cảm nhận được tình quê dành cho mình như thế.
LĐ 2.Biểu hiện cảm động thứ hai giúp tình đồng chí giữa họ càng trở nên bềnchặt là giữa chiến trường đầy khó khăn gian khổ thiếu thốn, họ cùng nhau chiasẻ những gian lao, thiếu thốn tột cùng của cuộc đời người lính.
“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh váMiệng cười buốt giáChân không giày
Thương nau tay nắm lấy bàn tay.”
Với bút pháp tả thực những câu thơ của Chính Hữu đã có sức khái quát cao giúp tahình dung được cuộc đời người lính trong những ngày đầu của kháng chiến chốngPháp vô cùng thiếu thốn khổ và khắc nghiệt Thiếu những viên thuốc chữa bệnh họphải cùng nhau chịu đựng sự hành hạ của những cơn sốt rét rừng nguy hiểm đe dọađến tính mạng Thiếu quần áo, giày dép họ cùng nhau chịu cảnh áo rách vai, quần vá,đôi bàn chân trần hành quân trên khắp mọi nẻo đường ra trận Trong cái thời tiết mùađông lạnh giá khắc nghiệt của miền sơn cước, họ vẫn sáng lên nụ cười- những nụ cườicủa tinh thần lạc quan Giữa chiến trường, những lúc ốm đau bệnh, không có vật chất
họ chỉ biết thương nhau “tay nắm lấy bàn tay” “Tay nắm lấy bàn tay” là hình ảnhhoán dụ, là biểu tượng cao nhất của tình đồng chí, đồng đội Cái nắm tay âm thầm,
lặng lẽ Cái nắm tay không nói lên lời nhưng chứa đựng biết bao sự cảm thông chiasẻ Họ nắm tay để truyền nhau hơi ấm tạo nên cái gắn bó keo sơn, tạo nên sức mạnhđể làm chiến thắng Điện Biên gây chấn động địa cầu Chính tình đồng đội đồng chíđã giúp họ có sức mạnh vượt lên muôn vàn khó khăn, gian khổ.
=>Nhà thơ đã phát hiện rất tinh tường cái sức mạnh tinh thần ẩn sâu trong trái timngười lính Sức mạnh tinh thần ấy, trên cơ sở cảm thông và thấu hiểu sau sắc lẫn nhau,tạo nên chiều sâu và sự bền vững của thứ tình cảm thầm lặng nhưng rất đỗi thiêngliêng ấy.
LĐ 3.Tình đồng đội đồng chí giữa những người lính càng bền chặt trong khókhăn thử thách Nó trở thành một biểu tượng vô cùng đẹp.(Ba câu cuối là mộtbức tranh đẹp về tình đồng chí)
“Đêm nay rừng hoang sương muốiĐứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Trang 4Đầu súng trăng treo.”
Ba dòng thơ ngắn nhưng đã vẽ lên một cảnh rất hiện thực đầy gay go áp lực thử thách và một cảnh rất lãng mạn.Vào buổi đêm, nơi núi rừng hoang vu lạnh lẽo, sương
muối rơi xuống lạnh, có những người chiến sĩ vẫn lặng lẽ cầm súng bên nhau để bảo vệ từng tấc đất biên cương Họ vác súng trên vai, đứng chờ giặc và khi cuộc chiến nổ ra sẽ người mất người còn Trên bầu trời vầng trăng lơ lửng đang tỏa sáng chiếu rọi khắp quê hương Vậy mà ở một góc nhìn đặc biệt người lính nhìn về phía đồng đội họ bắt gặp hình ảnh vô cùng độc đáo vầng trăng như treo trên đầu súng- “Đầu súng trăn treo” Trăng trên trời cao tượng trưng cho cái lãng mạn, cho hòa bình, yên ả Còn súngdưới mặt mang ý nghĩa hiện thực chỉ chiến tranh, của sự tàn phá dữ dội Hai hình ảnh này tưởng như đối lập nhau nhưng đặt bên nhau lại trở thành một hình ảnh thống nhất mang ý nghĩa cao đẹp cho lí tưởng cuộc đời người lính Họ cầm súng để bảo vệ sự bình yên, bảo vệ độc lập tự do, bảo vệ ánh trăng hòa bình Trăng trên trời cao soi sáng đôi bạn, soi rõ tình đồng đội thiêng liêng cao đẹp của những người lính Súng là chiến sĩ, trăng là thi sĩ Súng là gần, trăng là xa Súng là hiện thực, trăng là mộng mơ Có thểnói súng và trăng là hai hình ảnh vừa cụ thể, vừa khái quát nói lên lý tưởng cao đẹp vàtâm hồn lãng mạn của những người lính trong khó khăn, gian khổ Hình ảnh trăng và súng kết thúc bài thơ như để xoa dịu đi những khó khăn, vất vả, hi sinh của cuộc đời người lính Và để làm sáng lên tình đồng chí cao đẹp của những người lính giữa rừng khuya.
LĐ 4 Mười ba dòng thơ cuối bài thơ có những đặc sác về nghệ thuật thểhiện vẻ đẹp của tình đồng chí.
-Thể thơ tự do, các câu thơ ngắn dài đan xen linh hoạt, nhịp thơ vừa uyển chuyển vừa
cân đối có tác dụng diễn tả vẻ đẹp của tình đồng chí vừa phong phú, tinh tế lại vừa sâusắc, bền chặt.
-Lời thơ mộc mạc tự nhiên như lời thủ thỉ, tâm tình rất phù hợp để diễn tả tâm sự, nỗi
lòng thầm kín cũng như tình cảm chân thành, sâu đậm của mọi người.
-Mạch cảm xúc được triển khai tự nhiên, chặt chẽ tạo được bố cục vừa rõ ràng lại vừa
liền mạch, hài hòa.
-Hình ảnh, chi tiết vừa cụ thể, chân thực lại mang tính khái quát, gợi nhiều chiều liên
tưởng thể hiện sâu sắc đẹp của tình đồng chí với những biểu hiện cụ thể, sinh động.
-Bằng việc sử dụng thành ngữ, cấu trúc, hình ảnh sóng đôi giàu tính biểu tượng, hình
ảnh hoán dụ mang tính nhân hóa, bút pháp hiện thực và bút pháp lãng mạn.
KB.
Hai khổ thơ với những hình ảnh chân thực,bình dị được chắt lọc từ cuộc sống thực của người lính, lời thơ mộc mạc,giản dị, giàu cảm xúc đã thể hiện một cách xúc động hình ảnh người lính và vẻ đẹp tinh thần của họ.Cuộc kháng chiến trường kì
Trang 5của dân tộc ta đã kết thúc, kỉ nguyên của độc lập, tự do của ấm no, hạnh phúc đã được mở ra Đất nước ta đã không còn bóng kẻ thù và đã lặng im tiếng súng Đồng chí của chính hữu như trở thành lời nhắc nhở ta phải không ngừng học tập, rèn luyện, sống để xây dựng đất nước, để không phụ công ơn hi sinh bảo vệ nền độc lập, tự do của những anh bộ đội cụ Hồ.