Đây là tài liệu sưu tầm từ việc học mọi người tham khảo ạ...........................................................................................................................................................................................................................................
Trang 1C1: Tác giả -> bài thơ Đồng Chí -> luận điểm/đoạn thơ: vẻ đẹp của tình đồng chí
VD: Chính Hữu là một tác giả tiêu biểu trong văn học Việt Nam hiện đại, thơ ông chủ yếu viết về
người lính và chiến tranh Trong đó, Đồng Chí là một bài thở tiêu biểu Bài thơ khắc họa một
cách chân thực biểu tượng và sức mạnh của tình đồng chí, đồng đội giữa những người lính trong
thời kì đầu kháng chiến chống Pháp Sức mạnh và biểu tượng của tình đồng đội ấy được thể hiện
sâu sắc qua 13 câu thơ cuối
C2: Giới thiệu về đề tài-> tác phẩm-> luận điểm
VD1: Nguyễn Đình Thi đã từng nhận định: “Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc một lần mà
bỏ xuống được, ta dừng lại trên trang giấy đáng lẽ lật đi và đọc lại bài thơ, tất cả tâm hồn chúng
ta đọc.” Quả thật vậy, một bài thơ hay sẽ tác động sâu sắc tới cảm xúc, nhận thức của con người,
khiến con người biết vui buồn nhiều hơn, biết sống đẹp hơn và có ý nghĩa hơn Đồng Chí của
Chính Hữu là một bài thơ như thế Tác phẩm đã khắc họa chân thực biểu tượng và sức mạnhcủa
tình đồng chí, đồng đội giữa những người lính trong thời kì đầu kháng chiến chống Pháp Tình
cảm ấy được thể hiện sâu sắc qua 13 câu thơ cuối
TB: Cảm nhận 13 câu thơ cuối của bài thơ:
Luận điểm phụ 1: Vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội trước hết dược thể hiện qua sự thấu hiểu,
tâm tư, nỗi lòng của nhau:
Ruộng nương anh gửi bạn thân anh cày
Gian nhà khồng mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính
-Tuy nhiên theo tiếng gọi của Tổ quốc, vì trách nhiệm với quê hương, anh ra đi bỏ lại đằng sau
trách nhiệm, gia đình, quê hương, anh ra đi bằng thái độ “mặc kệ” thái độ mạnh mẽ, dứt khoát
Nhưng sao mà mặc kệ được bởi “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”, câu thơ tuy mộc mạc
giản dị nhưng chất chứa trong tình cảm là nỗi nhớ người thân, nỗi nhớ quê hương Với việc sử
dụng thành công phép nhân hóa và hoán dụ hình ảnh “giếng nước gốc đa”, Chính Hữu đã miêu tả
một cách tinh tế, sâu sắc nỗi nhớ đến từ hai phía: quê hương, người thân, hàng xóm lưu luyến
người ra đi, người ra đi lưu luyến nặng lòng nhớ người ở lại:
Ba năm rồi gửi lại quê hương
Mái lều gianh
Tiếng mõ đêm trường
Luống cày đất đỏ
Ít nhiều người vợ trẻ
Mòn chân bên cối gạo canh khuya.( Nhớ- Nguyên Hồng)
Sự lưu luyến những tình cảm nặng lòng ấy khiến ta liên tưởng đến mấy câu thơ của Nguyễn
Đình Thi viết về những người lính trung đoàn thủ đô khi rời xa Hà Nội: “Người ra đi đầu không
ngoảnh lại/ Sau lưng thềm lắng lá rơi đầy.” Điều đặc biệt trong 3 câu thơ trên là những tình cảm,
những nỗi lòng ấy của anh cũng chính là những tâm tưu của tôi Sự thấu hiểu, sự sẻ chia rừ hai
phía giúp găn kết thêm tình đồng chí, tình đồng đoj giữa những người lính
Luận điểm phụ 2 : Vẻ đẹp của tình đồng chí còn được thể hiện qua sự thấu hiểu, sể chia
những khó khăn, gian lao của cuộc đời người lính
Trang 2* Sẻ chia những khó khăn về bệnh tật: “Biết” khi cùng nhau trải qua những cơn sốt rét rừng Chữ
biết không chỉ có nghĩa là thấy mà còn là sẻ chia, là đồng hành cùng nhau vượt qua sự hành hạ
của bênh tật
* Cùng nhau sẻ chia, vượt qua những khó khăn về vật chất trang bị khi “áo anh rách vai”, “quần
tôi có vài mảnh vá”, “chân không giày” Những hình ảnh về hiện thực khó khăn của kháng chiến
đã được Chính Hữu đưa vào thơ một cách chân thực, sinh động Thế nhưng mục đích của tác giả
không phải là nhấn mạnh cái nghèo, cái khó mà là tô đậm, làm nổi bật tình đồng chí giữa “anh”
và “tôi” Bởi trên tất cả hiện thực ấy, nụ cười lạc quan là sự găn kết, sẻ chia, là tình đồng đọi ấm
áp
Thương nhau tay năm lấy bàn tay
Cau thơ có sức dồn nén cả về tình lẫn ý Chữ “thương” có thể hiểu là yêu thương, là gắn kết, là
sẻ chia Tình cảm ấy được thể hiện qua một hành động giản dị: “tay năm lấy bàn tay” Cai nắm
tay là hành động giúp họ truyền sức mạnh, truyền niềm tin; cái nắm tay làm ấm lại “nụ cười buốt
giá”, “đôi chân không giày”, giúp họ vượt qua những gian lao thiếu thốn, làm nên sức mạnh của
tình đồng chí, đồng đội, cùng nhau hướng về phía trước, hướng về một ngày mai thắng lợi
Luân điêm phụ 3 :Vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội đucojw kết tinh qua 3 câu thơ cuối:
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo
Đêm any có lẽ chỉ là một trong rất nhiều đêm những người lính cùng nhau làm nhiệm vụ trong
không gian mênh mông, bát ngát với cái rét của “Rừng hoang sương muối”, trong khồn gian và
thời gian ấy họ dứng cạnh nhau “chờ giặc tới”, hành động ấy cho thấy sự sát cánh cảu những
người lính trong khi hoàn thành nhiệm vụ và cũng trong hoàn cảnh ấy đã xuất hiện hình thưo đẹp
nhất: “Đầu súng trăng treo” “Đầu súng trăng treo” là câu thơ đầy sự dồn nén và gàiu chất tạo
hình Câu thơ vẽ nên một khôgn gian lãng mạn, đậm chất trữ tình với sự gắn kết hài hòa giữu ba
hình ảnh thơ: người lính, khẩu súng và vầng trăng Ba hình thơ chia làm 2 vế, với nhịp thơ 2/2
nhưu thể hiện một cảm giác chông chênh trong sự bát ngát và nhưu Chính Hữu đã từng kể “ suốt
đêm đứng gác có những lúc cảm giác như vầng trăng cứ thấp dần thấp dần như treo trên đầu mũi
súng” Câu thơ gợi cho người đọc nhiều sự liên tưởng, đan xen giữa súng và trăng, thực và ảo,
gần và xa, hiện thực và lãng mạn, chiến sĩ và thi sĩ THế nhưng dù hiểu ở góc nhìn nào thì ta vẫn
cảm nhận được hình ảnh thơ diễn đạt được khoảng cách đẹp đẽ giữu những người lính Hình ảnh
thơ ấy có thể đc xem là 1 kết tinh cho vẻ đẹp của tình đồng chí, góp phần nâng cao gái trị bài thơ,
tọa nên những dư ấm sâu lắng trong lòng người đọc
*Nội dung và nghệ thuật:
-Khái quát 7 câu đầu
Nếu như trong 13 câu thơ cuối, tác giả đã cảm nhận sâu sắc biểu hiện và sức mạnh của tình
đồng chí thì trong 7 câu thơ đầu, Chính Hữu giúp chúng ta thấy được vẻ đẹp của tình đồng chí
được hình thành trên cơ sở những điểm chung, họ cùng chung cảnh ngộ, cùng trải qua những khó
khăn để từ những người nông đan xa lạ trở thành đồng chí, đồng đội
Qua 13 câu thơ cuói bài, Chính Hữu đã cho người đọc cảm nhận được ssau sắc về sức mạnh và
biểu tượng của tình đồng chí VÀ có thể thấy rằng Đồng chí là bài thơ tiêu biểu cho phong cách
nghệ thuật thơ của Chính Hữu với những thành công nổi bật Thể thơ tự do phù hợp với sự vận
động của mạch cảm xúc, nhan đề giàu ý nghĩa Tác giả rất thành công khi sử dụng hình ảnh thơ
chọn lọc với cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ hàm súc cô đọng, có khi rất thực, có khi lại gợi lên biểu
tượng đẹp và giàu ý nghĩa Bên cạnh đó, việc sử dụng linh hoạt các hình thức nghệ thuật của thơ:
Trang 3sóng đôi, phép đối,… cũng góp phần quan trọng trong viêc làm nên phong cách thơ Chính Hữu.
Có thể thấy với những thành công về nghệ thuật ấy, “đồng chí” là một trong nhưng tác phẩm đầu
tiên ghi dấu thành tựu nghệ thuật của thơ ca kháng chiến chống Pháp
KB
Có thể thấy chỉ với 13 câu thơ cuối bài , Chính Hữu đã cho người đọc cảm nhận đucojw ssau
sắc về sức mạnh và biểu tượng của tình đồng chí giữa những người lính trong thời kì đầu của
cuộc kháng chiến Đoạn thơ góp phần quan trong trong việc làm nên giá trị của tác phẩm trong
nên văn học VN