BÁO CÁO TIỂU LUẬN ENUM ppt

28 366 0
BÁO CÁO TIỂU LUẬN ENUM ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ENUM Giảng viên: TS Nguyễn Trung Kiên LỜI NÓI ĐẦU Trong thời đại ngày nay, nền kinh tế xã hội ngày càng phát triển dẫn đến nhu cầu về trao đổi thông tin ngày càng cao do vậy xuất hiện nhiều yêu cầu mới được đặt ra cho các nhà phát triển dịch vụ truyền thông. Yêu cầu hội tụ giữa các mạng thông tin trở thành một xu thế tất yếu, đặc biệt là hội tụ giữa mạng Viễn thông và Internet. Trong quá trình hội tụ này, vấn đề đánh số địa chỉ tạo ra khả năng tương thích thuận nghịch giữa hai hệ thống là một vấn đề then chốt. Hệ thống ENUM ra đời nhằm giải quyết vấn đề này và đáp ứng xu thế hội tụ đó. ENUM là một thủ tục công nghệ được sử dụng để gắn kết mạng Viễn thông truyền thống với hệ thống mạng IP, nó có thể được coi là một thành tố quan trọng trong việc báo hiệu và truyền tải thoại, dữ liệu từ mạng Viễn thông truyền thống sang truyền tải qua mạng IP và ngược lại. Cụ thể ENUM là hệ thống chuyển đổi địa chỉ (số) điện tử từ số điện thoại truyền thống sang các dạng định danh thân thiện với dịch vụ Internet, có thể được quản lý, lưu trữ truy vấn, mở rộng theo phương thức các dịch vụ Internet. Trong phạm vi tiểu luận này Nhóm chỉ nghiên cứu tổng quan ENUM và ứng dụng ENUM trên mạng VNPT. Nội dung của tiểu luận nhằm cung cấp cho các học viên những kiến thức cơ bản về ENUM và quá trình thực hiện cuộc gọi tiêu biểu trong mạng khi sử dụng ENUM. Do thời gian có hạn nên trong tiểu luận không thể tránh khỏi những thiết sót. Vì vậy Nhóm kính mong nhận được sự chỉ dạy tận tình của Thầy giáo và các ý kiến đóng góp của các thành viên trong lớp. Xin chân thành cảm ơn! Nhóm 2: Lớp M12CQTE-02-B Trang 1 ENUM Giảng viên: TS Nguyễn Trung Kiên MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 MỤC LỤC 2 CHƯƠNG I 3 TỔNG QUAN VỀ ENUM 3 1.1. Hệ thống điện thoại và điện thoại IP 4 1.2. Hệ thống DNS 5 1.3. ENUM 8 1.3.1. Kiến trúc phân cấp của hệ thống ENUM 10 1.3.2. Mô hình ứng dụng ENUM 11 1.3.2.1. Ứng dụng trong hệ thống ứng dụng Internet: 12 1.3.2.2. Ứng dụng cho hệ thống phức hợp Viễn thông và Internet: 12 1.3.2.3. Ứng dụng tích hợp 12 1.3.3. Các ứng dụng khác của ENUM 13 1.3.3.1. Định danh một số duy nhất 13 1.3.3.2. Tách rời khỏi mạng viễn thông truyền thống 13 1.3.3.3. Chuyển mạch cuộc gọi trong một mạng dịch vụ điện thoại 14 1.3.3.4. Tạo ra các dịch vụ điện thoại gia tăng tới các dạng dịch vụ Internet mới.15 CHƯƠNG II 16 CƠ SỞ KỸ THUẬT CỦA ENUM 16 2.1. Số điện thoại E.164 16 2.2. Kỹ thuật ánh xạ số điện thoại - DNS 18 2.3. Dòng dịch chuyển cuộc gọi sử dụng ENUM 19 2.3.1. Cuộc gọi SIP thông thường 20 2.3.2. Cuộc gọi sử dụng ENUM - đầu cuối thực hiện truy vấn ENUM 21 2.3.3. Cuộc gọi sử dụng chuyển mạch mềm hỗ trợ ENUM 22 Nhóm 2: Lớp M12CQTE-02-B Trang 2 ENUM Giảng viên: TS Nguyễn Trung Kiên 2.4. Một số mô hình kết nối 23 2.4.1. Cuộc gọi bên trong mạng IP 23 2.4.2. Cuộc gọi từ mạng viễn thông sang mạng IP 23 2.4.3. Cuộc gọi thoại từ mạng IP sang mạng viễn thông 24 2.4.4. Cuộc gọi thoại trong mạng viễn thông 25 CHƯƠNG III 26 TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI ENUM TẠI VIỆT NAM 26 KẾT LUẬN 28 CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ ENUM Hiện nay, ngày càng có nhiều dịch vụ được phát triển trên mạng IP. Đặc biệt công nghệ Voice over IP (VoIP) ngày càng hoàn thiện và được ứng dụng rộng rãi cùng với sự ra đời của các giao thức báo hiệu mới như SIP, H323 đã làm xuất hiện các IP phone giúp cho việc trao đổi thoại trên nền IP dễ dàng hơn với chất lượng cao và cước phí rẻ. Việc hội tụ giữa mạng Viễn thông truyền thống và mạng internet đặt ra một vấn đề là làm sao để cho một thuê bao trong mạng Viễn thông truyền thống có thể sử dụng được các dịch vụ trên mạng IP và dịch vụ VoIP là một ứng dụng thông dụng trong số đó. Tuy nhiên, hiện tại giữa mạng PSTN truyền thống và mạng IP có một số khác biệt lớn sau: • Về mặt báo hiệu: trong mạng PSTN truyền thống sử dụng hệ thống báo hiệu số 7 và báo hiệu R2, trên mạng IP sử dụng nhiều giao thức báo hiệu khác nhau, ví dụ: SIP, H323, … • Về mặt media: trong mạng PSTN sử dụng các kênh TDM truyền thống, trên mạng IP: các dữ liệu media được mã hóa dưới dạng các gói tin. Vậy để cho các thuê bao trong mạng PSTN có thể giao tiếp với các thuê bao trong mạng IP cần phải có giải pháp chuyển đổi báo hiệu và media được dùng trong mạng PSTN sang các dạng báo hiệu và gói tin media được dùng trong mạng IP và ngược lại. Nhóm 2: Lớp M12CQTE-02-B Trang 3 ENUM Giảng viên: TS Nguyễn Trung Kiên Hiện nay, giải pháp cho việc thực hiện cuộc gọi từ các thuê bao trong mạng IP sang các thuê bao trong mạng PSTN đã được thực hiện thành công thông qua các gateway chuyển đổi báo hiệu và gateway chuyển đổi media. Tuy nhiên với chiều ngược lại là thực hiện cuộc gọi từ các thuê bao trong mạng PSTN sang các thuê bao trên mạng IP vẫn chưa thực hiện được. Điều này là do sự khác biệt về hệ thống đánh địa chỉ trong mạng PSTN và trong mạng IP: trong mạng PSTN các thuê bao được đánh địa chỉ theo hệ thống E.164, trong mạng IP các thuê bao được đánh địa chỉ theo định dạng URIS. Vậy cần có giải pháp chuyển đổi địa chỉ E.164 sang các dạng địa chỉ URIS để cho các thuê bao trong mạng PSTN có thể thực hiện được cuộc gọi sang các thuê bao trong mạng IP. Trước yêu cầu đó vào năm 2000 tổ chức Viễn thông truyền thống Quốc tế IETF đã xây dựng nên giao thức ENUM trong RFC-2916, sau đó đã nâng cấp lên trong RFC-3761. ENUM (tElephone Number Mapping) định nghĩa phương thức chuyển đổi, ánh xạ địa chỉ E.164 sử dụng trong mạng truyền thống sang các định dạng địa chỉ được dùng trên mạng IP. Cùng với các giao thức báo hiệu và media khác, nó thực hiện chức năng như một cầu nối để một thuê bao trong mạng Viễn thông truyền thống có thể trao đổi thông tin với một thuê bao trên mạng IP. Nói một cách rộng hơn, ENUM là một thủ tục công nghệ được sử dụng để gắn kết mạng Viễn thông truyền thống với hệ thống mạng IP. Do đó, ENUM có thể được coi là một thành tố quan trọng trong việc báo hiệu và truyền tải thoại, dữ liệu từ mạng Viễn thông truyền thống sang truyền tải qua mạng IP và ngược lại. Để hiểu rõ ENUM, ta cần tìm hiểu các khái niệm điện thoại, điện thoại IP (VoIP), và cấu trúc của dịch vụ tên miền DNS. 1.1. Hệ thống điện thoại và điện thoại IP Hệ thống điện thoại và điện thoại IP (VoIP) được xem xét do đây chính là các dịch vụ mấu chốt khiến cho ENUM được quan tâm đến. ENUM có thể mang lại nhiều lợi ích khác nhau, nhưng trước hết, ENUM được xem như một công nghệ cách mạng đối với sự hội tụ hai loại hình dịch vụ thoại này. PSTN là khái niệm được dùng để chỉ hệ thống điện thoại truyền thống được xây dựng từ thế kỷ 20 và được ứng dụng toàn cầu, có mặt tại hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tính chất quan trọng cơ bản là ở chỗ mạng này là mạng chuyển mạch kênh, tức là khi có một cuộc gọi được thiết lập, một kênh kết nối (kênh) sẽ được thiết lập bằng các chuyển mạch từ đầu cuối gọi tới đầu cuối bị gọi. Kênh kết nối này được thiết lập và duy trì cho tới khi cuộc gọi kết thúc. Nhóm 2: Lớp M12CQTE-02-B Trang 4 ENUM Giảng viên: TS Nguyễn Trung Kiên Trái với chuyển mạch kênh, mạng Internet là mạng chuyển mạch gói, trên đó các thông tin được chia thành các gói và truyền trên các hệ thống thông tin sử dụng chung. Tập hợp các thủ tục xử lý các gói tin cùng với sự phát triển của các mạng kết nối với Internet đã làm cho Internet trở thành mạng kết nối lớn nhất toàn cầu. Ngày nay đa số các dạng thức dữ liệu thông tin trao đổi toàn cầu được lưu chuyển trên nền mạng Internet. Điện thoại IP (VoIP) là dịch vụ điện thoại sử dụng công nghệ chuyển đổi dữ liệu thoại thành các gói dữ liệu IP và truyền qua mạng Internet thông qua các thủ tục Internet. Hiện nay có rất nhiều dịch vụ VoIP khác nhau đã được triển khai thương mại trên thực tế, và đã trở thành một trào lưu phát triển mạnh mẽ. Để có thể gọi được VoIP, không cần thiết phải sử dụng ENUM. Người ta có thể gọi trực tiếp tới đầu cuối sử dụng VoIP khác hay gọi thông qua một nhà cung cấp dịch vụ trung gian. Một phương pháp thông thường nhưng không phải là duy nhất là sử dụng thủ tục thiết lập phiên SIP (Session Initiation Protocol). SIP làm nhiệm vụ thiết lập cuộc gọi, rung chuông người bị gọi thông qua Internet. Gửi gói tin SIP đi cũng tương đương với việc quay số trên mạng PSTN truyền thống. Địa chỉ được sử dụng trong SIP có dạng gần giống với địa chỉ thư điện tử, ví dụ như "sip:dungtt.hbh@vnpt.vn" có thể được dùng làm địa chỉ bị gọi bởi SIP. Một vấn đề tồn tại tại thời điểm này là sự tương tác giữa các đầu cuối điện thoại truyền thống và VoIP có nhiều khó khăn. Trong khi các đầu cuối VoIP có thể dễ dàng gọi tới đầu cuối PSTN thông qua các Gateway (Gw) chuyển đổi, thì các đầu cuối thoại truyền thống thông qua các chuyển mạch kênh kiểu cũ thường không thể hiểu được các đích định tuyến cần truyền tải do đó bắt buộc phải có Gw cục bộ được định sẵn trong cùng mạng PSTN đó để kết cuối các cuộc gọi. Đó là chưa kể các đầu cuối truyền thống thường chỉ có các phím số, không thể sử dụng cùng loại địa chỉ với các đầu cuối VoIP (có thể có địa chỉ dạng SIP) Đây chính là điểm ENUM được xây dựng để giải quyết tồn tại trên. 1.2. Hệ thống DNS DNS là một dịch vụ truy vấn có cấu trúc phân tán, mục đích chính của nó là sử dụng để truy vấn địa chỉ IP từ một tên miền. Còn ENUM, theo như định nghĩa trong RFC2916, thì được sử dụng để ánh xạ số điện thoại theo chuẩn E.164 của ITU-T vào DNS. Trong hệ thống mạng Internet, DNS được coi là một thành phần mang tính chất quyết định, được sử dụng như cơ sở hạ tầng cho việc ứng dụng đại đa số các thủ tục khác. Sở dĩ như vậy là vì đối với mọi loại dịch vụ được người sử dụng Internet sử dụng, "địa Nhóm 2: Lớp M12CQTE-02-B Trang 5 ENUM Giảng viên: TS Nguyễn Trung Kiên chỉ" nguồn, đích, hệ thống dịch vụ, Gw là các yếu tố then chốt và chỉ với việc sử dụng hệ thống DNS thì việc sử dụng địa chỉ IP, vốn là những con số khó nhớ, khó kiểm soát mới trở nên dễ dàng và có khả năng ứng dụng cao. Ngoài ra, hệ thống DNS được xây dựng với một cấu trúc phân tán, có khả năng mở rộng gần như không giới hạn, với thủ tục truy vấn đã được phát triển và hoàn thiện qua thời gian dài, có tốc độ truy vấn cao, dễ ứng dụng. Dịch vụ DNS đã trở thành dịch vụ tiêu chuẩn. Trong khoảng thời gian hơn 30 năm phát triển của mình, thủ tục DNS đã được hoàn chỉnh và bổ sung tương đối nhiều. Điều đó có được là do các mô tả ban đầu của thủ tục có rất nhiều điểm mở, cho phép định nghĩa thêm các loại hình dữ liệu, các loại tham số, độ ưu tiên, trọng số, cấu trúc trường dữ liệu, kiểu dữ liệu mới một cách rất thuận tiện. DNS được đánh giá là có khả năng mở rộng không giới hạn, có khả năng lưu trữ gần như mọi loại dữ liệu, gần giống với hệ thống thư mục Directory được phát triển gần đây. Thực tế, trong một số hệ thống như hệ thống Active Directory™ của Microsoft® ứng dụng trong các hệ thống Windows2000 trở lên, Microsoft đã sử dụng DNS như một cơ sở dữ liệu phân tán các thuộc tính trên diện rộng và đã tạo ra một trào lưu mới trong việc đưa thêm các ứng dụng bổ sung khác vào DNS. Hiện tại, ngoài việc được sử dụng như cơ sở dữ liệu tên miền địa chỉ, DNS còn được dùng để truy vấn ngược từ địa chỉ ra tên miền, tìm kiếm các máy chủ dịch vụ (như truy vấn bản ghi SRV được sử dụng trong SIP), LDAP schema Cơ sở của hệ thống DNS là một hệ thống cơ sở dữ liệu, được phân nhóm dựa trên các miền dữ liệu (Domain). Với các dịch vụ Internet truyền thống, các miền này là các tên miền (domain name) như .com, .net, .vn, .com.vn, .vnnic.net.vn Trong mỗi miền đó có các dữ liệu con như "www", "mail", "ftp" và ứng với mỗi tên miền con có thể có nhiều các bản ghi dữ liệu. Điểm mạnh của DNS là ở chỗ các bản ghi dữ liệu có nhiều dạng khác nhau và dễ dàng được khai báo thêm các định dạng mới, với các cấu trúc dữ liệu mới. Ví dụ bản ghi khai báo cho các máy chủ thường có dạng: www.vnnic.vn. IN A 203.162.57.102 Trong khi bản ghi đối với dịch vụ email có dạng: vnnic.net.vn. IN MX 10 mail.vnnic.net.vn. hay bản ghi đối với dịch vụ ENUM có dạng: 4.4.9.4.6.5.5.4.4.8.e164.arpa. IN NAPTR 10 10 "u" "sip+E2U" "!^.*$! sip:dungtt@dungtt.vnnic.net!" . Nhóm 2: Lớp M12CQTE-02-B Trang 6 ENUM Giảng viên: TS Nguyễn Trung Kiên Có thể thấy, các cấu trúc dữ liệu rất khác nhau và được định nghĩa tùy theo các yêu cầu cụ thể của thủ tục, ứng dụng sử dụng. Yếu tố quyết định ở đây là trường kiểu dữ liệu (record type) trong các bản ghi như A, MX, NAPTR (trong các ví dụ trên). Ứng dụng cũng có thể lựa chọn để nhận được dữ liệu ứng với 1 kiểu bất kỳ, hoặc cũng có thể lựa chọn để nhận tất cả các dạng bản ghi (ANY). Hệ thống DNS cũng có thể chỉ thị các tham chiếu để ứng dụng truy vấn các miền khác, hoặc các máy chủ khác nếu cần (cơ chế chuyển giao - delegation). Do đó hệ thống các máy chủ phân tán có thể được liên kết với nhau trở thành một hệ thống thông tin phức hợp, có thể mở rộng tới toàn cầu, toàn mạng Internet. Hình 1.1. Cấu trúc phân tầng quản lý hệ thống DNS Để có thể phân tán hệ thống DNS toàn cầu, đồng thời đảm bảo được các công tác phân cấp quản lý và sử dụng hệ thống DNS, cơ sở dữ liệu hệ thống DNS được phân tầng quản lý như biểu đồ cấu trúc ở trên. Trong đó các tổ chức khác nhau được phân cấp (hay còn gọi là chuyển giao) các tên miền ở một cấp nhất định và có thể phân cấp (chuyển giao) lại các tên miền cấp dưới của mình cho tổ chức khác Để tăng cường độ sẵn sàng của dịch vụ và phân bố tới mọi nơi trên thế giới một cách hiệu quả nhất, hệ thống máy chủ DNS được phân tán rộng khắp một cách mềm dẻo, với 13 máy chủ tên miền cấp cao nhất (root servers) phân bố toàn cầu như hình vẽ sau: Nhóm 2: Lớp M12CQTE-02-B Trang 7 ENUM Giảng viên: TS Nguyễn Trung Kiên Hình 1.2. Các máy chủ tên miền cấp cao nhất (root server) và phân bố địa lý của chúng Các máy chủ tên miền root này lại chuyển giao các tên miền cấp dưới cho các máy chủ tên miền khác trên toàn thế giới, tạo thành một hệ thống máy chủ tên miền rộng khắp và bền vững nhất trong số các loại dịch vụ Internet thông dụng. 1.3. ENUM ENUM xuất phát từ ý tưởng xây dựng một hệ thống thông tin truy vấn giống như hệ thống trang vàng điện tử, qua đó từ một yếu tố có sẵn duy nhất với từng cá thể tham gia hoạt động mạng (ở đây chọn là số điện thoại, theo chuẩn do ITU quy định trong E.164 và đã được tất cả các quốc gia trên thế giới ứng dụng từ nhiều thập kỷ) có thể truy vấn ra các địa chỉ dịch vụ mà cá thể đó cung cấp hoặc có thể sử dụng được. Thực tế trước đây với các hệ thống thư mục directory, hệ thống trang vàng, hệ thống tìm kiếm thông tin trên Internet, người ta đã xây dựng nhiều hệ thống truy vấn thông tin như vậy. Nhưng các hệ thống trên thường sử dụng tên cá nhân, địa chỉ email, hay thậm chí số thẻ an ninh xã hội làm chỉ mục. Các thông tin trên mặc dù có thể là duy nhất, nhưng không có tính chất toàn cầu, cũng như các hệ thống thông tin đó khó có thể mở rộng ra toàn cầu và cho các ứng dụng trừu tượng, các ứng dụng chưa có tại thời điểm hiện tại, khó có thể cung cấp cho các môi trường ngôn ngữ, môi trường thông tin phức hợp khác nhau. Do đó ENUM ra đời với việc gắn các hoạt động lưu trữ và truy vấn với DNS đã giải quyết được các khiếm khuyết nói trên. Với ENUM có thể ánh xạ một số điện thoại tới các dịch vụ hay tài nguyên mạng trong DNS, ví dụ như có thể ánh xạ số điện thoại ENUM vào số điện thoại, số fax, voicemail, số mobile khác, hay tới các địa chỉ email, trang chủ web, hay các loại hình Nhóm 2: Lớp M12CQTE-02-B Trang 8 ENUM Giảng viên: TS Nguyễn Trung Kiên dịch vụ hay tài nguyên khác được định nghĩa với định danh URI. Trong trường hợp tối ưu, các số điện thoại bất kỳ đều có thể được ánh xạ 1 - 1 trong cùng hệ thống DNS toàn cầu, và do đó có thể tương tác qua lại được với nhau Hình 1.3. Các dạng dữ liệu được ánh xạ từ 1 số ENUM ENUM là sự hội tụ của mạng Viễn thông và mạng Internet. Với ENUM, một ứng dụng viễn thông (như điện thoại, fax) có thể làm việc với một ứng dụng Internet (như softphone, VoIP, fax over IP, instant messenger ) mà không cần phải sinh ra các số điện thoại ảo (như đang làm trong các hệ thống VoIP hiện tại) và ngược lại. Sở dĩ như vậy là vì ENUM có thể ứng dụng ở đầu cuối hay ở tổng đài, hay các thiết bị chuyển đổi trung gian. Qua đó, từ số điện thoại, qua truy vấn ENUM, ứng dụng sẽ biết được thủ tục giao tiếp cần sử dụng, địa chỉ tài nguyên đích được truy vấn và các thông số khác để thực hiện các kết nối. Hình 1.4. ENUM được sử dụng để kết nối mạng PSTN truyền thống với mạng IP Nhóm 2: Lớp M12CQTE-02-B Trang 9 ENUM Giảng viên: TS Nguyễn Trung Kiên 1.3.1. Kiến trúc phân cấp của hệ thống ENUM ENUM là một hệ thống phân cấp, mô hình phân cấp của ENUM tương ứng như mô hình phân cấp trong hệ thống địa chỉ E164. Kiến trúc phân cấp của hệ thống ENUM được thể hiện như sau: Hình 1.5 Kiến trúc phân cấp của ENUM Trong kiến trúc phân cấp này, cấp cao nhất Tier 0: e164.arpa do tổ chức RIPE NCC quản lí. Các cấp quốc gia Tier 1 chứa mã tên miền Quốc gia (ví dụ của Việt Nam là 4.8.e164.arpa) do các Quốc gia quản lí. Để được chuyển giao mã Quốc gia, các nước cần phải làm các thủ tục đăng kí với RIPE NCC và ITU. Nhóm 2: Lớp M12CQTE-02-B Trang 10 [...]... vi khuôn khổ của tiểu luận Nhóm mới chỉ tìm hiểu tổng quan nhất về ENUM với những nội dung như sau : o Tổng quan hệ thống điện thoại và điện thoại IP, hệ thống DNS Kiến trúc phân cấp của hệ thống ENUM và mô hình ứng dụng ENUM o Cơ sở kỹ thuật ENUM, trong đó kỹ thuật ánh xạ số điện thoại vào DNS, dòng dịch chuyển cuộc gọi sử dụng ENUM và mô hình kết nối ENUM o Tổng quan triển khai ENUM trên mạng VNPT... OK biểu thị việc báo hiệu đã được thiết lập Nếu b nhấc máy một bản ghi ACK sẽ được trả về lần lượt theo các trạm trên dòng dịch chuyển để báo hiệu kênh kết nối được thiết lập Nhóm 2: Lớp M12CQTE-02-B Trang 20 ENUM Giảng viên: TS Nguyễn Trung Kiên 2.3.2 Cuộc gọi sử dụng ENUM - đầu cuối thực hiện truy vấn ENUM Hình 2.5 Thủ tục báo hiệu cuộc gọi sử dụng ENUM do đầu cuối gọi truy vấn ENUM Với trường hợp... truy vấn ENUM và DNS không đòi hỏi thêm nhiều sự phức tạp ở phía đầu cuối vì ở đây đầu cuối được coi là đã kết nối với mạng IP (Internet) và thực hiện truy vấn chỉ là việc thực hiện các truy vấn tên miền đơn giản Nhóm 2: Lớp M12CQTE-02-B Trang 21 ENUM Giảng viên: TS Nguyễn Trung Kiên 2.3.3 Cuộc gọi sử dụng chuyển mạch mềm hỗ trợ ENUM Hình 2.6 Thủ tục báo hiệu cuộc gọi qua chuyển mạch mềm hỗ trợ ENUM Với... thân dịch vụ ENUM chỉ đơn giản là ánh xạ từ số ENUM sang các địa chỉ URI tương ứng của khách hàng Chính vì vậy, về mặt lý thuyết, có thể sử dụng một số bất kỳ trong dải số được cấp của quốc gia làm số ENUM Tuy nhiên, để thuận tiện cho việc cung cấp dịch vụ, đặc biệt là trong báo hiệu và định tuyến các cuộc gọi kết nối trong mạng viễn thông, Bộ TTTT cần phải quy hoạch thống nhất đầu số ENUM phân cấp... (VoIP) trên hạ tầng mạng IP, sử dụng công nghệ ENUM để truy vấn Các thuê bao được cung cấp trên thiết bị MiniDSLAM/MxU và được gán số trực tiếp trên PORT của thiết bị MiniDSLAM/MxU Mô hình cung cấp dịch vụ: Nhóm 2: Lớp M12CQTE-02-B Trang 26 ENUM Nhóm 2: Lớp M12CQTE-02-B Giảng viên: TS Nguyễn Trung Kiên Trang 27 ENUM Giảng viên: TS Nguyễn Trung Kiên KẾT LUẬN ENUM có nền tảng kỹ thuật tương đối đơn giản... định tuyến cuộc gọi trong mạng có thể được quyết định bởi hệ thống DNS ENUM nội bộ, hoặc sử dụng hệ thống ENUM toàn cầu Nhóm 2: Lớp M12CQTE-02-B Trang 14 ENUM Giảng viên: TS Nguyễn Trung Kiên Hình 1.8 Mạng dịch vụ PSTN với IP backbone, routing với ENUM 1.3.3.4 Tạo ra các dịch vụ điện thoại gia tăng tới các dạng dịch vụ Internet mới Với ENUM có thể tạo ra các dạng dịch vụ mới cho các thuê bao điện thoại... chuẩn hóa nên khó tương tác với nhau Trái lại với ENUM, không cần thiết phải quy hoạch lại cho đánh số mà có thể sử dụng cấu trúc đánh số sẵn có Sử dụng ENUM, một đầu cuối IP có thể dễ dàng kết nối với đầu cuối viễn thông thông thường Các mô hình ứng dụng ENUM có thể được thực hiện ngay tại thời điểm hiện tại có thể kể đến: Nhóm 2: Lớp M12CQTE-02-B Trang 11 ENUM Giảng viên: TS Nguyễn Trung Kiên 1.3.2.1... Internet: - Truy vấn trang chủ cá nhân qua số ENUM: Một trang chủ cá nhân trước đây có dạng http://www.dungtt.com nay có thể được truy vấn với một số ENUM của chủ nhân: +84912345678 (Hệ thống DNS sẽ trả về URL tương ứng là "http://www.dungtt.com") - Gửi và nhận thư điện tử với ENUM: Thay cho việc phải nhớ địa chỉ email của người nhận, có thể gửi email tới số điện thoại ENUM (Hệ thống DNS sẽ trả về URL là "mailto:dungtt@vnpt.vn",... quay số theo phương pháp thông thường Ở đây truy vấn ENUM và việc thiết lập cuộc gọi dựa trên các thông tin dịch vụ từ ENUM đều do chuyển mạch mềm thực hiện như trên hình vẽ Sử dụng chuyển mạch mềm cho phép tích hợp ENUM vào hệ thống chuyển mạch sẵn có một cách đơn giản và hiệu quả, trong suốt đối với người sử dụng Nhóm 2: Lớp M12CQTE-02-B Trang 22 ENUM Giảng viên: TS Nguyễn Trung Kiên 2.4 Một số mô... cuộc gọi Nhóm 2: Lớp M12CQTE-02-B Trang 25 ENUM Giảng viên: TS Nguyễn Trung Kiên CHƯƠNG III TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI ENUM TẠI VIỆT NAM Ngày 19 tháng 06 năm 2006, bộ Bưu chính Viễn thông Việt Nam (nay là bộ Thông tin và Truyền thông) đã chính thức nhận ủy quyền đầu số +84 cho số ENUM Việt Nam Từ thời điểm này, Việt Nam hoàn toàn chủ động trong việc cấp phát các số ENUM để có thể hòa nhập chung với hệ thống . vụ Internet. Trong phạm vi tiểu luận này Nhóm chỉ nghiên cứu tổng quan ENUM và ứng dụng ENUM trên mạng VNPT. Nội dung của tiểu luận nhằm cung cấp cho các. những kiến thức cơ bản về ENUM và quá trình thực hiện cuộc gọi tiêu biểu trong mạng khi sử dụng ENUM. Do thời gian có hạn nên trong tiểu luận không thể tránh

Ngày đăng: 11/03/2014, 15:20

Hình ảnh liên quan

Hình 1.1. Cấu trúc phân tầng quản lý hệ thống DNS - BÁO CÁO TIỂU LUẬN ENUM ppt

Hình 1.1..

Cấu trúc phân tầng quản lý hệ thống DNS Xem tại trang 7 của tài liệu.
Hình 1.2. Các máy chủ tên miền cấp cao nhất (root server) và phân bố địa lý của chúng Các máy chủ tên miền root này lại chuyển giao các tên miền cấp dưới cho các máy chủ tên miền khác trên toàn thế giới, tạo thành một hệ thống máy chủ tên miền rộng khắp v - BÁO CÁO TIỂU LUẬN ENUM ppt

Hình 1.2..

Các máy chủ tên miền cấp cao nhất (root server) và phân bố địa lý của chúng Các máy chủ tên miền root này lại chuyển giao các tên miền cấp dưới cho các máy chủ tên miền khác trên toàn thế giới, tạo thành một hệ thống máy chủ tên miền rộng khắp v Xem tại trang 8 của tài liệu.
Hình 1.4. ENUM được sử dụng để kết nối mạng PSTN truyền thống với mạng IP - BÁO CÁO TIỂU LUẬN ENUM ppt

Hình 1.4..

ENUM được sử dụng để kết nối mạng PSTN truyền thống với mạng IP Xem tại trang 9 của tài liệu.
Hình 1.3. Các dạng dữ liệu được ánh xạ từ 1 số ENUM - BÁO CÁO TIỂU LUẬN ENUM ppt

Hình 1.3..

Các dạng dữ liệu được ánh xạ từ 1 số ENUM Xem tại trang 9 của tài liệu.
ENUM là một hệ thống phân cấp, mơ hình phân cấp của ENUM tương ứng như mơ hình phân cấp trong hệ thống địa chỉ E164. - BÁO CÁO TIỂU LUẬN ENUM ppt

l.

à một hệ thống phân cấp, mơ hình phân cấp của ENUM tương ứng như mơ hình phân cấp trong hệ thống địa chỉ E164 Xem tại trang 10 của tài liệu.
Hình 1.6 Sơ đồ phân cấp ENUM/DNS - BÁO CÁO TIỂU LUẬN ENUM ppt

Hình 1.6.

Sơ đồ phân cấp ENUM/DNS Xem tại trang 11 của tài liệu.
Hình 1.7. Sử dụng gateway để tùy biến lựa chọn dịch vụ viễn thơng thích hợp - BÁO CÁO TIỂU LUẬN ENUM ppt

Hình 1.7..

Sử dụng gateway để tùy biến lựa chọn dịch vụ viễn thơng thích hợp Xem tại trang 14 của tài liệu.
Hình 1.8. Mạng dịch vụ PSTN với IP backbone, routing với ENUM - BÁO CÁO TIỂU LUẬN ENUM ppt

Hình 1.8..

Mạng dịch vụ PSTN với IP backbone, routing với ENUM Xem tại trang 15 của tài liệu.
Hình 2.2 Cấu trúc số theo dịch vụ tồn cầu - BÁO CÁO TIỂU LUẬN ENUM ppt

Hình 2.2.

Cấu trúc số theo dịch vụ tồn cầu Xem tại trang 17 của tài liệu.
Hình 2.4 Thủ tục báo hiệu cuộc gọi SIP thông thường - BÁO CÁO TIỂU LUẬN ENUM ppt

Hình 2.4.

Thủ tục báo hiệu cuộc gọi SIP thông thường Xem tại trang 20 của tài liệu.
Hình 2.5 Thủ tục báo hiệu cuộc gọi sử dụng ENUM do đầu cuối gọi truy vấn ENUM Với trường hợp đầu cuối có hỗ trợ ENUM sẵn, sự tồn tại của proxy có thể là khơng cần thiết (trừ trường hợp dùng để bảo vệ, phân tách mạng) - BÁO CÁO TIỂU LUẬN ENUM ppt

Hình 2.5.

Thủ tục báo hiệu cuộc gọi sử dụng ENUM do đầu cuối gọi truy vấn ENUM Với trường hợp đầu cuối có hỗ trợ ENUM sẵn, sự tồn tại của proxy có thể là khơng cần thiết (trừ trường hợp dùng để bảo vệ, phân tách mạng) Xem tại trang 21 của tài liệu.
Hình 2.6 Thủ tục báo hiệu cuộc gọi qua chuyển mạch mềm hỗ trợ ENUM - BÁO CÁO TIỂU LUẬN ENUM ppt

Hình 2.6.

Thủ tục báo hiệu cuộc gọi qua chuyển mạch mềm hỗ trợ ENUM Xem tại trang 22 của tài liệu.
Hình 2.7 Cuộc gọi bên trong mạng IP - BÁO CÁO TIỂU LUẬN ENUM ppt

Hình 2.7.

Cuộc gọi bên trong mạng IP Xem tại trang 23 của tài liệu.
2.4. Một số mơ hình kết nối - BÁO CÁO TIỂU LUẬN ENUM ppt

2.4..

Một số mơ hình kết nối Xem tại trang 23 của tài liệu.
Hình 2.8 Cuộc gọi mạng viễn thông sang mạng IP - BÁO CÁO TIỂU LUẬN ENUM ppt

Hình 2.8.

Cuộc gọi mạng viễn thông sang mạng IP Xem tại trang 24 của tài liệu.
Hình 2.10 Cuộc gọi bên trong mạng viễn thơng - BÁO CÁO TIỂU LUẬN ENUM ppt

Hình 2.10.

Cuộc gọi bên trong mạng viễn thơng Xem tại trang 25 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI NÓI ĐẦU

  • MỤC LỤC

  • CHƯƠNG I

  • TỔNG QUAN VỀ ENUM

    • 1.1. Hệ thống điện thoại và điện thoại IP

    • 1.2. Hệ thống DNS

    • 1.3. ENUM

      • 1.3.1. Kiến trúc phân cấp của hệ thống ENUM

      • 1.3.2. Mô hình ứng dụng ENUM

        • 1.3.2.1. Ứng dụng trong hệ thống ứng dụng Internet:

        • 1.3.2.2. Ứng dụng cho hệ thống phức hợp Viễn thông và Internet:

        • 1.3.2.3. Ứng dụng tích hợp

        • 1.3.3. Các ứng dụng khác của ENUM

          • 1.3.3.1. Định danh một số duy nhất

          • 1.3.3.2. Tách rời khỏi mạng viễn thông truyền thống

          • 1.3.3.3. Chuyển mạch cuộc gọi trong một mạng dịch vụ điện thoại

          • 1.3.3.4. Tạo ra các dịch vụ điện thoại gia tăng tới các dạng dịch vụ Internet mới

          • CHƯƠNG II

          • CƠ SỞ KỸ THUẬT CỦA ENUM

            • 2.1. Số điện thoại E.164

            • 2.2. Kỹ thuật ánh xạ số điện thoại - DNS

            • 2.3. Dòng dịch chuyển cuộc gọi sử dụng ENUM

              • 2.3.1. Cuộc gọi SIP thông thường.

              • 2.3.2. Cuộc gọi sử dụng ENUM - đầu cuối thực hiện truy vấn ENUM

              • 2.3.3. Cuộc gọi sử dụng chuyển mạch mềm hỗ trợ ENUM

              • 2.4. Một số mô hình kết nối

                • 2.4.1. Cuộc gọi bên trong mạng IP

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan