1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

GIỚI TÍNH TRONG NGHỆ THUẬT MỸ THUẬT PHẬT GIÁO TẠNG TRUYỀN docx

9 424 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 144,67 KB

Nội dung

GIỚI TÍNH TRONG NGHỆ THUẬT PHẬT GIÁO TẠNG TRUYỀN Phật giáo Tạng truyền là khái niệm ban đầu chỉ dòng Phật giáo lưu truyền ở Tây Tạng, Nepan, Bhutan, Sikkim. Giới tính trong nghệ thuật Phật giáo Tạng truyền là một chủ đề nghiên cứu rất thú vị; vì tôn giáo nói chung không mặn mà với vấn đề giới tính, tình dục, cứu cánh của tôn giáo không ở trên giường mà là ở trên thiên đường. Phật giáo là một tôn giáo hướng đến sự bình đẳng không phân biệt thành phần xuất thân, đẳng cấp xã hội. Nhưng Phật giáo nguyên thủy không đặt ra vấn đề bình đẳng giới. Phật giáo vốn là tôn giáo rất linh hoạt, khi vượt qua những dãy núi cao ngất quanh năm tuyết phủ của dãy Himalaya đã hòa nhập với tín ngưỡng và văn hóa bản địa nơi đây tạo nên những hình tượng nghệ thuật Phật giáo vô cùng đặc sắc. Một trong những điều làm nghệ thuật Phật giáo Tây Tạng mê hoặc người xem chính là sự cường điệu nhân tố giới tính. Hay nói theo cách của giới trẻ là rất sexy. 1. Sơ lược vài nét về nghệ thuật Phật giáo. Phật giáo tuy hình thành từ thế kỷ thứ 5 trước công nguyên nhưng thoạt đầu là tôn giáo không chủ trương lập tượng. Đức Phật ban đầu được thờ phụng với hình thức biểu tượng như Bánh xe hay chiếc ngai. Cho đến thế kỷ thứ nhất sau CN, tôn giáo Đại Thừa tại Tây Bắc ấn Độ bắt đầu hưng khởi, việc thờ các ngẫu tượng mới bắt đầu xuất hiện. Phật giáo Đại thừa dùng nghệ thuật tạo hình như một phương tiện để truyền giáo. Đây là lý do sự bùng nổ các loại tượng Phật của Phật giáo đại thừa. “Nghi lễ giáo lý nhấn mạnh đến “ quán” và “quán tưởng”, tín đồ khi tập trung ý chí để xem một bức tranh hay một bức tượng, sau đó thông qua thiền định, đạt tới “ tâm nhãn” nhìn thấu cảnh giới chân tướng của Phật và Bồ Tát, nhờ đó lĩnh ngộ được sự vĩ đại của Phật pháp. Trong quá trình này thì các tượng thờ không chỉ là hình ảnh thay thế của Phật hay Bồ tát, nó còn là một loại “ vật dẫn đạo”.(2) Bởi vậy, Phật giáo buổi đầu đến Trung Quốc còn có tên gọi tượng giáo để phân biệt với Đạo giáo một tôn giáo bản địa thoạt đầu không lập tượng thờ. Với Đại thừa Phật giáo, không có tôn giáo nào có thể sánh được về sự phong phú về chủng loại và sự đa dạng về phong cách. Và trong Phật giáo Tạng truyền số lượng các loại tượng Phật còn đông gấp bội. Thông thường có từ 300 tới 500 loại tượng Phật. Năm thứ ba đời vua Càn Long nhà Thanh, Chương Gia, quốc sư đã chủ biên bộ sách “ Tam bách tượng Phật tuyển” phỏng theo cách thức quy định của Phật giáo Tạng truyền. Năm 2007 cuộc trưng bày bộ sưu tập 100 hiện vật nghệ thuật Phật giáo Tạng truyền của ngôi chùa Bạch Tháp tự nổi tiếng (Bắc Kinh) tại thành phố Thâm Quyến tại Bảo tàng Thâm Quyến. 100 hiện vật hàng quốc bảo được tuyển chọn từ hơn một vạn hiện vật đã được phân chia thành 7 nhóm tượng chính yếu. Một. Tượng Tổ sư. Hai. Tượng. Mật tu bản tôn. Ba. Tượng Phật mẫu. Bốn. Tượng Phật tổ. Năm. Tượng Bồ tát. Sáu. Tượng La Hán. Bẩy. Tượng Hộ pháp. Nghệ thuật Phật giáo Tạng truyền mãi mãi là một sức hấp dẫn đầy ma lực của nghệ thuật Phật giáo. Triển lãm này tiếp sau triển lãm năm 2004 tại Dung Hòa Cung ở Bắc Kinh đã cho công chúng chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nghệ thuật Phật giáo Tạng truyền. Sự say mê của nghệ thuật Phật giáo này có phần bởi sự hấp dẫn của những nhân tố giới tính trên hệ thống đồ tượng, 2. Sự cường điệu giới tính trong nghệ thuật Phật giáo Tạng truyền. Những bức tượng Phật hiện diện gần như khỏa thân là điều chưa từng biết đến ở Việt Nam. ở Việt Nam tượng Thích Ca sơ sinh là tượng Phật hài đồng mới không mặc quần áo. Nhưng hiện nay nhiều chùa bắt tượng này khoác một chiếc áo choàng. Nên phần đông công chúng tới thăm triển lãm đều không ít băn khoăn, thậm chí có người còn cho rằng nó không phải là tượng Phật. Có hai loại tượng gây sốc về giới tính trong triển lãm này: một là tượng Phật nữ gần như khỏa thân, hai là tượng song thân một nam một nữ dính chặt vào nhau. Trước tiên xin đề cập tới tượng Độ mẫu Tara có nguồn gốc từ ấn Độ sau đó phát triển rất mạnh ở Tây Tạng. Trong triển lãm Nghệ thuật Phật giáo châu á vừa qua, chú thích ban đầu cho bức tượng chỉ ghi đơn giản “ tượng Phật” đã làm thắc mắc bao khán giả. Tượng với đôi gò bông đảo căng phồng, bụng thon mông nở, đùi căng mặt tươi rói gợi cho ta hình ảnh của một thanh nữ hơn là những khuôn mặt tiết hạnh, trìu mến ân cần của các tượng Phật bà quan âm. Theo “ Tạo tượng độ kinh”(3) phần qui định về hình tượng Độ mẫu ghi rõ “ hình tướng như các cô gái đồng trinh tuổi mười sáu”. Vẻ đẹp của tượng Độ mẫu làm người viết không khỏi liên tưởng tới chất nhục cảm của các pho tượng Tứ Pháp Việt Nam. Nhưng Tây Tạng trong lịch sử không bị sự kiềm tỏa của Nho giáo như Việt Nam nên chất nhục cảm không phải ẩn giấu mà cứ phơi phới, hừng hực phô bày. Độ mẫu Phật có nhiều loại theo mỗi mầu khác nhau mà theo đó có những công năng và ý nghĩa cầu chúc khác nhau như mầu xanh, mầu trắng mầu đỏ, mầu vàng. Cách biểu thị đa dạng mầu sắc này cũng lại làm ta nhớ tới cách tô mầu tượng Bà Mây bà Mưa, Bà Sấm, Bà Chớp trong tín ngưỡng Tứ Pháp hay cách tô mầu cho các vị tượng Mẫu của người Việt (4) Một pho tượng đồng khá lớn trong triển lãm này cũng làm người xem bối rối là bức tượng Vajrayogini trong hình ảnh của một cô gái khỏa thân hiên ngang mạnh mẽ. Đây là một biểu tượng của chiến thắng vô minh của Phật giáo. Tượng này có khởi nguồn từ ấn Độ khoảng thế kỷ thứ 10-12. Cũng giống như Tara, hình ảnh của Vajrayogini là một cô gái 16 tuổi trăng tròn, ngực để trần, căng mọng hiên ngang đứng thẳng trong quầng lửa mặt hướng lên trời. So với các nền nghệ thuật Phật giáo trên thế giới, tượng Phật Tạng truyền rất đàn ông và cũng rất đàn bà. Về điểm này Phật giáo Trung Hoa lại phát triển theo hướng nhòe mờ giới tính. Các bức tượng không những bị phủ kín vải vóc mà ngay cả các khuôn mặt các tượng Phật vốn là nam cũng dần mang chất nữ. Xu hướng suy giảm giới tính này của nghệ thuật tượng phật Trung Hoa biến chuyển từ Tây sang Đông, từ Nam Bắc triều đến thời Tống Minh. Chẳng hạn như tượng đức Phật ở Vân Cương, Đại Đồng tỉnh Sơn Tây thời Bắc Ngụy thì còn vẻ uy nghi cương nghị của một nam nhi. Càng về sau và càng đi vào sâu trong lục địa, tượng Phật Trung Hoa càng mềm mại hơn. Khuynh hướng này cũng đã ảnh hưởng ít nhiều tới tượng Phật Việt Nam. Xu hướng nữ hóa các tượng Phật về thực chất là sự trung hòa giới tính trong nghệ thuật Phật giáo thế giới, nó đã diễn ra ở rất nhiều nền nghệ thuật Phật giáo, kể cả Thái Lan, Lào, Cămpuchia, những đất nước của Phật giáo tiểu thừa. Nếu như tượng Độ mẫu hay tượng Quan âm thể hiện sự mềm mại, dịu dàng của nữ giới thì tượng Kim Cương (Vajrapani) - (5) lại là thái cực ngược lại thể hiện sự mạnh mẽ, quyết liệt. “ Vajra nhận lấy đặc tính của kim cương mà ý nghĩa của nó là đức tính tinh khiết bất diệt, còn gọi là tri thức tuyệt đối hoặc là tuệ, cắt đứt vô minh”. (6) Nhóm tượng thứ hai, tượng Song thân Phật phần lớn làm bằng vàng hay hợp kim vàng là tượng. Song thân Phật hay cũng gọi là tượng Hoan hỉ Phật là cách gọi không thực sự chuẩn của Trung Quốc đại lục đã từ lâu. Tượng có cấu trúc của một hình nữ và một nam. Từng có một thời ở Trung Quốc lục địa gắn cho tượng này với ý nghĩa dâm lạc. Đây là loại tượng đồ rất tiêu biểu của Phật giáo Tạng truyền, thể hiện sâu sắc minh triết về giới tính của Phật giáo Mật tông, biểu tượng cho hai nhân tố âm dương đối đãi, và nó không liên quan gì tới những hành vi dâm dục của thế tục. Khi Phật giáo Tạng truyền phát triển mạnh ở các nước phương Tây, thì một trong những chủ đề được các học giả chú ý là vai trò của nữ giới trong Phật giáo Tây Tạng. Thật vậy, ngay từ buổi bình minh Phật giáo ở trên mái nhà thế giới, vai trò của các nữ tu hành đã được đề cao. Khảo sát về danh xưng các nữ sỹ xuất gia trong tiếng Tạng, bà De Ji Zhou Ma ( Đắc Cát Trác Ma) phát hiện ra nhiều cách gọi thể hiện sự tôn kính như btsun-ma ( nữ tôn giả), dg-ma (thiện nữ), jo-mo (Phật mẫu), ma-jo (thân mẫu), A-n-jo-mo (cô mẫu). Cách gọi kính trọng này duy chỉ có trong ngôn ngữ Tạng. Cách xưng hô nói lên một nét văn hóa bản địa nơi đây và cho chúng ta tin vào những cứ liệu lịch sử rằng Phật giáo du nhập vào Tây Tạng đầu thế kỷ thứ 7 thì vào giữa thế kỷ thứ 8 đã có nhiều nữ sỹ xuất thân trong các gia đình quyền thế quý tộc xuất gia tu hành. Vào triều đại của Songtsn Gampo, một đức vua sùng tín đạo Phật có hai hoàng hậu từ hai nước Phật giáo là Nepan và Đại Đường Trung Hoa đã làm đạo Phật lan truyền nhanh chóng trong giới thượng lưu, quyền quý. Tì khâu ni (Bhikkhuni - nữ tu sỹ) kiệt xuất Zhuo Sa Jiang Ju đã cùng với 30 nữ sỹ xuất gia khác lập nên tăng đoàn tì khâu ni đầu tiên ở Tây Tạng. So với một lịch sử non trẻ của Phật giáo Tây Tạng lúc đó thì đây là một sự kiện trọng đại. Nó cũng là một nhân tố quan trọng thúc đẩy nghệ thuật Phật giáo Tây Tạng đề cao hình vị trí nữ giới trong thế giới tôn giáo vốn luôn là nơi ngự trị của các đấng mày râu. Lý giải về sự xuất hiện đậm nét những biểu hiện giới tính trong Phật giáo Tây Tạng là một chủ đề lớn mà người viết tự thấy vượt quá khả năng của mình. Trong phần kết này, tôi xin được nhắc đến bối cảnh lịch sử và vị trí địa lý của Tây Tạng. Khi Phật giáo bắt đầu suy tàn ở ấn Độ trước sức mạnh của lưỡi gươm của những tên cướp nhân danh Hồi giáo, Phật giáo đã tìm thấy ở Tây Tạng một nơi trú ngụ vĩnh hằng. Các hòa thượng ấn Độ đã tìm thấy sức sống mới ở đây, những cô gái Tây Tạng phải chăng đã thay đổi suy nghĩ của họ về vai trò của nữ giới với sự phát triển của đạo Phật. Thực ra, ở ấn Độ xu hướng khẳng định nguyên lý nữ tính (shakti) là lực lượng chủ yếu trong vũ trụ của phái Kim Cương thừa đã ảnh hưởng rất lớn tới cả nghệ thuật Phật giáo và Bà la môn giáo từ sau thế kỷ thứ 7. Tây Tạng với điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt với độ cao trung bình là 4900m, có nhiệt độ cao trong mùa hè nhưng cực lạnh về mùa đông, tỷ lệ tăng dân số thấp. Phật giáo nếu muốn đứng được ở đây nó không thể đi theo con đường của diệt dục và khổ hạnh. Nó tìm được những ý nghĩa tôn giáo trong cuộc sống thường nhật và đó cũng là một lý do khiến Latma giáo Tây Tạng có sức hấp dẫn lớn ở Phương Tây hiện nay. . GIỚI TÍNH TRONG NGHỆ THUẬT PHẬT GIÁO TẠNG TRUYỀN Phật giáo Tạng truyền là khái niệm ban đầu chỉ dòng Phật giáo lưu truyền ở Tây Tạng, . hóa các tượng Phật về thực chất là sự trung hòa giới tính trong nghệ thuật Phật giáo thế giới, nó đã diễn ra ở rất nhiều nền nghệ thuật Phật giáo, kể cả

Ngày đăng: 11/03/2014, 13:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w