1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

10 thất bại thường gặp của sinh viên năm nhất ppt

3 620 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 248,13 KB

Nội dung

10 thất bại thường gặp của sinh viên năm nhất Sinh viên năm nhất với nhiều bỡ ngỡ trước môi trường học tập mới. Sẽ là rất khó để tránh những sai lầm. Cùng lắng nghe những chia sẻ của một đàn anh khóa trên về những thất bại khó tránh của sinh viên năm nhất bạn nhé! Thất bại 1: Dành quá nhiều thời gian xả hơi đầu năm học Nhiều bạn năm thứ nhất từng nghĩ lên đại học là để… xả hơi. Lại thêm sự “mách nước” từ một số bậc đàn anh rằng: “Học đại học nhàn lắm!” nên các bạn năm thứ nhất thường không quan tâm nhiều đến bài vở. Các bạn cũng quên xác định những mục tiêu trong thời gian học đại học, hoặc có xác định rồi cũng vứt đấy. Kết quả là khi muốn quay về với nhịp độ học tập, rèn luyện cần thiết trong môi trường học thuật, các bạn thấy thật khó khăn. Các bạn sẽ sớm bị những đồng môn bỏ xa. Khi muốn thay đổi, các bạn không biết bắt đầu từ đâu. Thất bại 2: Lạc trong mơ hồ Năm thứ nhất, sinh viên cần tìm câu trả lời cho những câu hỏi quan trọng trong cuộc đời như: Thực chất mình thích gì? Mình sống vì điều gì? Mình nên sống thế nào? Mình muốn hướng đến một cuộc sống thế nào? Nhiều bạn bỏ qua những câu hỏi đó, sống trong sự mơ hồ. Sự bàng quan ấy dần tạo nên một cuộc sống mờ nhạt và đầy bứt rứt. Đến tận năm học cuối, các bạn vẫn chưa biết mình đi đâu, đang đứng ở đâu và sẽ đến đâu. Thất bại 3: Không biết bổ sung gì cho bản thân Lên đại học, việc cần làm của mỗi bạn là tìm hiểu xem bản thân cần bổ sung gì. Đó là kỹ năng mềm, kiến thức, ngoại ngữ và vô số thứ khác. Nhưng tâm lý xả hơi và sự mơ hồ về mục tiêu làm cho nhiều bạn không bỏ thời gian tìm hiểu bản thân và không có kế hoạch “lấp đầy” những khuyết thiếu. Nhiều bạn trải qua năm thứ nhất mà không đọc một cuốn sách nào, không nghiên cứu chủ đề mới nào, kiến thức xã hội không cập nhật. Nhiều bạn cho rằng, đến năm thứ ba, năm thứ tư, bổ sung kỹ năng cũng chưa muộn. Nhưng có lẽ, bạn quên mất rằng, kỹ năng luôn cần một thời gian đủ dài để trở thành phản xạ tự nhiên của mỗi người. Thất bại 4: Đánh mất niềm tin của bản thân và những người xung quanh Khi các bạn vượt ải kỳ thi khó khăn trở thành tân sinh viên, các bạn nhận được rất nhiều sự tin tưởng. Đó là niềm tin của thầy cô, bạn bè, gia đình, niềm tin của chính các bạn với bản thân. Nhưng năm thứ nhất, nhiều bạn lần lượt đánh rơi niềm tin đã nhận được. Các bạn sống buông lơi, bỏ bê học tập, đánh mất nhuệ khí phấn đấu. Những thứ khác mất đi có thể lấy lại nhưng niềm tin, một khi mất đi thật khó tìm lại. Thất bại 5: Quen dần với sự tầm thường Học kỳ đầu tiên, nhiều bạn năm thứ nhất có thể rất thất vọng khi nhận điểm kém ở những môn thi đầu tiên của thời sinh viên. Thêm một kỳ nữa, các bạn trượt một số môn. Có buồn và thất vọng nhưng các bạn không còn thấy cắn rứt. Dần dần, các bạn thấy đó là chuyện thường tình. Nếu trước đây, các bạn giận chính mình khi thất bại, khi không nỗ lực hết mình thì đến nay, các bạn tìm lý do để đổ lỗi. Và thế rồi, các bạn quen với sự tầm thường lớn nhất là sống với sự hèn nhát và thiếu nghiêm khắc. Thất bại 6: Quá dễ dãi với bản thân Trước khi bước vào đại học, ai cũng nghĩ mình sẽ cố gắng hết mình, hình dung về một con người mới với những thói quen mới. Nhưng chính sự dễ dãi với bản thân đã làm cho ta quên đi rất nhiều thứ. Tôi và bạn quen dần với những thói xấu như trễ hẹn, thất hứa, trì hoãn. Chúng ta tự cho mình quyền nói “Không sao đâu, lo gì!” và thu nạp những điều xấu, biến chúng thành những thói quen “ăn ở” cùng chúng ta. Thất bại 7: Không còn tin vào những điều tốt đẹp Năm thứ nhất, các bạn bị lừa mất tiền một vài lần khi đi xin việc làm thêm. Các bạn được nghe bảo rằng: Học chả làm được gì, sinh viên ra trường thất nghiệp ầm ầm, không phải con ông cháu cha thì bó tay… Nhiều người kể cho các bạn nghe những câu chuyện ảm đạm về cuộc sống. Các bạn bắt đầu nhìn cuộc sống một cách thật tiêu cực. Từ một người hăng hái, sáng tạo, dũng cảm, thích xông pha, trải nghiệm, các bạn chuyển sang sống nhạt nhẽo, vật vờ. Nhưng bạn ơi, khi chúng ta vẫn còn tin vào những thứ tốt đẹp thì những thứ tốt đẹp vẫn còn tồn tại. Vả lại, chính chúng ta vẫn có thể là một điều tốt đẹp kia mà! Thất bại 8: Ngại giao tiếp, sống khép mình Có nhiều bạn cố gắng sống cởi mở nhưng môi trường mới lại từ chối mình, mọi người không đáp lại mình hoặc đáp lại bằng thái độ không như mong muốn. Các bạn buồn và bỏ cuộc. Đừng như vậy, trên đời luôn có những thứ thuận lợi và có những thứ khó khăn! Nếu các bạn cố gắng mà vẫn chưa được chấp nhận, mọi người vẫn chưa mở lòng đáp lại thì bạn hãy tiếp tục tìm kiếm vì chắc chắn, sẽ có những người nhìn thấy thiện chí toát lên ở các bạn. Người bỏ cuộc sớm sẽ bỏ qua rất nhiều thứ quý giá. Hãy kiên nhẫn và mạnh mẽ! Thất bại 9: Để thời gian trôi đi lãng phí Lên đại học, có một bài học mà nhiều anh chị nhận ra và mong muốn các bạn ghi nhớ: “Thời gian còn rất ít”. Các bạn đừng nghĩ mình còn nhiều thời gian, cứ thong thả, rồi sẽ “chạy” sau. Cho dù các bạn có cả thế kỷ nhưng vẫn suy nghĩ thế thì sớm muộn gì cũng tới ngày các bạn phải ân hận. Thất bại 10: Mình không còn cơ hội để thay đổi Ai cũng có thất bại nhưng quan trọng là chúng ta thừa nhận thất bại và cố gắng vượt qua những thất bại đó. Không bao giờ quá muộn để bắt đầu lại. Những thứ trong năm thứ nhất, các bạn chưa làm tốt, hãy học cách để làm lại, để trưởng thành, để xóa tan hình ảnh cũ và kiến tạo một con người mới tích cực. . 10 thất bại thường gặp của sinh viên năm nhất Sinh viên năm nhất với nhiều bỡ ngỡ trước môi trường học tập. chia sẻ của một đàn anh khóa trên về những thất bại khó tránh của sinh viên năm nhất bạn nhé! Thất bại 1: Dành quá nhiều thời gian xả hơi đầu năm học

Ngày đăng: 11/03/2014, 12:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Trước khi bước vào đại học, ai cũng nghĩ mình sẽ cố gắng hết mình, hình dung về một con người mới với những thói quen mới - 10 thất bại thường gặp của sinh viên năm nhất ppt
r ước khi bước vào đại học, ai cũng nghĩ mình sẽ cố gắng hết mình, hình dung về một con người mới với những thói quen mới (Trang 2)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w