là môt kiến trúc sư,anh phải biết quan sát,lấy quan sát làm căn bản,coi nó như là 1 kỹ năng quan trong...........
Trang 1Biên dịch:
−
Hiệu đính:
trải nghiệm kiến trúc
Steen Eiler Rasmussen
Nxb MIT Press , 1992.
Hà Nội 8/2007
Trang 2Mục lục
Chương I Những quan sát căn bản 6
Chương II Đặc và rỗng trong kiến trúc 35
Chương III Hiệu quả tương phản đặc rỗng 61
Chương IV Trải nghiệm kiến trúc qua những mảng màu 92
Chương V Tỷ lệ và tỷ lệ thức 117
Chương VI Nhịp điệu trong Kiến Trúc 143
Chương VII Hiệu quả chất cảm bề mặt 180
Chương VIII ánh sáng tự nhiên trong kiến trúc 209
Chương IX Màu sắc trong kiến trúc 241
Chương X Lắng nghe kiến trúc 252
Trang 3Đôi điều tâm sự của nhóm biên soạn,
Khi còn mới bắt đầu vào năm thứ hai của chặng đường 5 năm sinh viên kiến trúc, tôi chợt bắt gặp một cuốn sách nhỏ với trang bìa chỉ có một hình duy nhất - The Modulor của Le Corbusier Lúc đầu, tôi cứ nghĩ đó là một cuốn sách viết về Le Corbusier hay điều gì đó tương tự Suy nghĩ đó đã cho tôi một sự hứng thú để mở cuốn sách Và ngay lập tức tôi đã bị nó hấp dẫn hoàn toàn Tôi đọc một mạch trong ba ngày hết cả cuốn sách Câu chuyện về những trải nghiệm kiến trúc, những điều căn bản nhất của nghệ thuật kiến trúc, những nhìn nhận tưởng chừng rất hiển nhiên nhưng hoàn toàn sâu sắc đã được tác giả truyền tải qua các chương mục với một ngôn ngữ chân phương và giản dị Cho đến nay, mặc dù chúng ta đã bước sang thế kỷ 21, thế giới đã có những bước phát triển kinh ngạc trong nghệ thuật kiến trúc, nhưng những điều căn bản mà tác giả Steen Eiler Rasmussen mong muốn chia sẻ từ lần xuất bản đầu tiên năm
1959 vẫn còn nguyên giá trị Bởi vậy, chúng tôi, KTS Khuất Tân Hưng, KTS Hoàng Mạnh Nguyên, KTS Nguyễn Trí Thành và KTS Trần Quốc Thái, đã quyết định biên dịch cuốn sách từ bản tiếng Anh sang tiếng Việt với một mong muốn rất giản dị là cuốn sách sẽ trở thành một người bạn hữu ích cho những ai bắt đầu tìm hiểu thế giới bao la của kiến trúc Trong quá trình biên soạn không thể tránh khỏi có những sai sót, chúng tôi chân thành mong muốn nhận được các ý kiến đóng góp để tiếp tục hoàn thiện cho các lần tái bản tiếp theo Mọi liên hệ xin gửi về địa chỉ của nhóm biên dịch: thaiqt_t@yahoo.com
Nhóm biên dịch xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Quỹ Fullbright Việt Nam đã tài trợ cho công tác biên dịch cuốn sách này trong khuôn khổ chương trình hỗ trợ cho Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp của chúng tôi, KTS Hoàng Tuấn Minh đã cung cấp bản gốc của cuốn sách bằng tiếng Anh (tái bản lần thứ 23 năm 1992), giúp chúng tôi hoàn thiện công việc này Cuối cùng chúng tôi xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm và động viên của các đồng nghiệp Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Nhóm biên dịch
Trang 4Andreas Feininger: New York
Trang 5Khi viết cuốn sách này, tôi hi vọng các đồng nghiệp kiến trúc sư của tôi sẽ đọc và tìm thấy một điều gì đó thú vị trong những suy nghĩ và ý tưởng mà tôi đã thu thập từ nhiều năm qua Nhưng cuốn sách này cũng có những mục đích sâu xa hơn Tôi tin rằng, kể cho những người không trong nghề của chúng ta hiểu rõ về những điều chúng ta đang quan tâm và gắn bó là một
điều rất quan trọng Trong lịch sử, toàn bộ cộng đồng đều tham gia vào quá trình tạo dựng nhà ở Mỗi cá nhân đều tiếp cận hiệu quả với những thứ mà kiến trúc sư quan tâm Ngôi nhà không thuộc về riêng một ai Chúng được xây dựng với những cảm nhận tự nhiên về địa điểm, vật liệu cũng như cách khai thác chúng và kết quả là một sự tương thích đáng chú ý Ngày nay, trong xã hội có trình độ văn minh phát triển cao của chúng ta, những ngôi nhà mà mọi người sống và nhìn ngắm nhìn chung không có yếu tố định tính ấy Tuy nhiên, chúng ta không thể quay trở lại phương pháp xây dựng thủ công mà cần phải nỗ lực tiến triển bằng cách thu hút sự quan tâm và nhận thức đầy đủ về công việc của kiến trúc sư Cơ sở cho việc hành nghề hiệu quả
là sự cảm thông và nhận thức của những người ngoài ngành, những con người không chuyên nhưng có tình yêu nghệ thuật Tôi không chủ định sẽ dạy mọi người cái gì là đúng hay sai, là
đẹp hay là xấu Tôi coi tất cả nghệ thuật là các hình thức biểu hiện và vì vậy đều có thể là đúng với nghệ sĩ này nhưng là sai
đối với nghệ sĩ khác Mục tiêu của tôi rất khiêm tốn là mong muốn giải thích rõ những nhạc cụ mà người kiến trúc sư sử dụng để chơi, sự đa dạng của chúng và từ đó cảm nhận được bản nhạc của kiến trúc Mặc dù tôi không mong muốn chia sẻ những
đánh giá về mặt thẩm mỹ, nhưng sẽ khó có thể giấu đi những
điều mà một người thích và không thích Bởi lẽ để biểu lộ công
cụ của một nghệ thuật, nếu chỉ mô tả cơ cấu vật lý của nó thôi thì chưa đủ mà cần phải dùng nó để đánh lên một âm điệu cho người nghe hiểu được công cụ ấy có thể làm được gì Nếu như
Trang 6vậy, làm sao lại không thể có sự nhấn mạnh và tình cảm trong
sự vận hành của công cụ đó?
Cuốn sách này đề cập đến cách thức chúng ta cảm nhận thế giới xung quanh mình Rất khó tìm được từ ngữ thích hợp cho việc này Tôi đã rất vất vả với những gì mình có để làm sao trình bày một cách rõ ràng và đơn giản Tuy nhiên, những nỗ lực của tôi sẽ không có ý nghĩa nếu thiếu những minh họa cho phần viết Vì vậy, tôi xin cảm ơn Ny Carlsberg Foundation đã hỗ trợ cho những minh họa của cuốn sách Tôi cũng rất biết ơn nhà xuất bản Cuốn sách đã được sự động viên của Pietro Belluschi của M.I.T và Nhà xuất bản M.I.T ở Cambridge, Massachusetts
Sự hợp tác của bà Eve Wendt, người đã phiên dịch từ tiếng Đan Mạch tuyệt vời đến mức những người bạn Anh, Mỹ có thể cảm nhận được giọng nói của tôi khi đọc cuốn sách này Tôi cũng xin cảm ơn bạn bè ở nhà in đã sắp chữ cho cuốn sách này
Steen Eiler Rasmussen
Trang 7Hàng thế kỷ qua, kiến trúc, hội họa và điêu khắc được gọi chung là nghệ thuật tạo hình, môn nghệ thuật quan tâm đến "cái
đẹp” và những yếu tố tác động đến đôi mắt, cũng như âm nhạc tác động đến đôi tai Và thực tế là có rất nhiều người đánh giá kiến trúc qua biểu hiện bề ngoài của nó, hay sách kiến trúc thường được minh họa bằng hình ảnh ngoại thất của các công trình
Khi đánh giá một công trình kiến trúc, biểu hiện bề ngoài chỉ là một trong nhiều yếu tố mà kiến trúc sư quan tâm Kiến trúc sư nghiên cứu mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng của công trình Nếu đó là một kiến trúc tốt thì các nội dung đó phải hài hòa với nhau Sự hài hòa đó là thế nào không phải là điều có thể dễ dàng giải thích được Không phải ai cũng có thể hiểu các bản vẽ đó
và hình dung đầy đủ được công trình từ những mặt bằng Khi tôi giải thích với một người về công trình mà anh ta muốn xây dựng, anh ta nói thẳng “ Tôi thực sự không thích các mặt cắt” Anh ấy là một người nhạy cảm và tôi có ấn tượng rằng, việc cắt ngang một vật nào đó gây phản cảm đối với anh Nhưng sự lưỡng lự của anh ấy có thể bắt nguồn từ nhận thức đúng đắn, rằng kiến trúc là một đối tượng không thể chia cắt và phân tách thành một loạt những yếu tố riêng rẽ Kiến trúc không đơn thuần là việc gắn mặt bằng, mặt cắt và mặt đứng lại với nhau
Nó là một cái gì khác và nhiều hơn thế Không thể giải thích chính xác kiến trúc là gì, và cũng không có cách nào xác định rành rẽ ranh giới của kiến trúc Một cách tổng quát, không nên giải thích nghệ thuật mà nghệ thuật cần được trải nghiệm
Trang 8Nhưng thông qua từ ngữ, có thể giúp người khác cảm nhận nó,
và đó chính là điều tôi đang cố gắng làm
Trong khi họa sĩ làm việc với màu sắc thì kiến trúc sư và nhà
điêu khắc làm việc với hình và khối Nhưng có một điểm khác biệt, kiến trúc là nghệ thuật có chức năng sử dụng Kiến trúc giải quyết các vấn đề của thực tế Kiến trúc tạo ra công cụ hay phương tiện cho con người và chức năng sử dụng đóng một vai trò quan trọng trong việc đánh giá kiến trúc
Kiến trúc là một nghệ thuật rất đặc biệt có chức năng sử dụng; nó cấu thành bởi không gian nơi con người có thể sống trong đó, nó tạo nên khung cảnh sống của con người Nói cách khác, giữa điêu khắc và kiến trúc có sự khác biệt Trong khi điêu khắc chủ yếu quan tâm đến các hình thức hữu cơ thì kiến trúc chú trọng tới hình thức có tính trừu tượng hơn Thậm chí, ngay cả những tác phẩm điêu khắc trừu tượng nhất cũng chỉ giới hạn ở mức là những hình dạng hình học thuần túy mà không thể trở thành kiến trúc Chúng thiếu một yếu tố có tính quyết định: chức năng sử dụng
Nhà nhiếp ảnh lão luyện Andreas Feininger đã chụp một bức ảnh tại nghĩa địa ở khu Brooklyn - Queens của New York Những tấm bia mộ nằm sát cánh bên nhau trông giống hệt những ngôi nhà chọc trời tại một thành phố ở Mỹ, những ngôi nhà đã tạo nền cho bức ảnh
Nhìn từ trên máy bay, ngay cả ngôi nhà cao tầng vĩ đại nhất cũng chỉ như một khối đá cao, thuần túy chỉ là một hình khối
điêu khắc mà không phải là một ngôi nhà thực sự nơi con người
có thể sống trong đó Nhưng khi máy bay hạ thấp độ cao, sẽ đến một thời điểm mà tính chất của các tòa nhà thay đổi hoàn toàn
Đột nhiên ta thấy chúng có sự tương quan với tỷ lệ của con người, trở thành ngôi nhà của con người cũng giống như bản thân chúng ta trông chẳng khác gì những con búp bê bé xíu nhìn
từ trên cao Sự chuyển hóa này diễn ra khi đường bao của những
Trang 9ngôi nhà bắt đầu vươn lên khỏi đường chân trời, và chúng ta bắt
đầu có được góc nhìn vào mặt bên của công trình thay vì nhìn từ trên xuống Công trình chuyển sang một hình thức tồn tại mới, trở thành kiến trúc trong địa điểm của những đồ chơi đẹp đẽ - bởi kiến trúc là những hình khối được hình thành xung quanh con người, được tạo nên để con người sống trong đó, mà không
đơn thuần chỉ để nhìn từ ngoài vào
Tương tự một nhà biên kịch, kiến trúc sư là người sắp đặt bối cảnh cho cuộc sống của con người Có vô số tình huống phụ thuộc vào giải pháp của kiến trúc sư Khi ý định thành công, kiến trúc sư giống như một chủ nhà hoàn hảo, người tạo nên mọi tiện nghi thoải mái cho khách và cuộc sống là những trải nghiệm hạnh phúc Tuy nhiên, việc sắp đặt này có những khó khăn vì một số lí do Thứ nhất, diễn viên ở đây là những người hoàn toàn bình thường Kiến trúc sư cần phải hiểu rõ cách diễn xuất có tính tự nhiên của họ; bởi nếu không tất cả sẽ thất bại Một yếu tố có thể rất hiển nhiên đối với nền văn hóa này nhưng lại hoàn toàn sai đối với một văn hóa khác; cái có thể phù hợp với thế hệ này có thể trở thành kì quặc đối với thế hệ khác khi mọi người có những thị hiếu và thói quen mới Điều này có thể thấy
rõ qua hình ảnh vua Đan Mạch Christian IV trong trang phục thời Phục Hưng và đang đi xe đạp Bộ trang phục này rõ ràng là rất
đẹp Chiếc xe đạp cũng vậy Nhưng một sự thật đơn giản là hai thứ đó không phù hợp với nhau Cũng tương tự như vậy, không thể lấy kiến trúc đẹp đẽ của quá khứ để sử dụng cho hôm nay Nó trở thành điều giả tạo khi mọi người không thể sống với chúng
Đã từng có một ý tưởng rất sai lệch trong thế kỷ XIX là để
có thể có được kết quả tốt nhất chỉ cần sao chép lại những công trình cổ đã được mọi người ngưỡng mộ Tuy nhiên, khi bạn xây dựng một tòa nhà văn phòng trong một thành phố hiện đại với mặt đứng là bản sao trung thực của một kiến trúc ở Venice thì công trình mới hoàn toàn vô nghĩa mặc dù bản gốc lại có sức
Trang 10hấp dẫn rất lớn - sức hấp dẫn của sự thích hợp về địa điểm và thích hợp với bối cảnh xung quanh
Một khó khăn rất lớn nữa đối với kiến trúc sư là các công trình của họ được thiết kế để sử dụng trong tương lai khá xa Kiến trúc sư tạo dựng sân khấu cho một vở diễn với những tiết tấu diễn biến từ từ và sân khấu ấy phải có khả năng thích ứng đến một mức độ nhất định với những yêu cầu không dự kiến trước
Trang 11được Công trình kiến trúc phải được thiết kế đi trước thời gian để
có thể tồn tại với thời gian sử dụng của nó
Lâu đài Vendramin - Calergi ở Venice, Italia Hoàn thành năm 1509
Kiến trúc sư cũng có một số điểm gần giống với người thợ làm vườn chăm sóc cảnh quan Thật dễ dàng để có thể nhận thức được người làm vườn có thành công hay không phụ thuộc vào cái cây mà anh ta đã chọn có tồn tại được hay không ý tưởng của anh ta về khu vườn có thể rất đẹp, nhưng nếu môi trường không thích hợp đối với cây trồng thì chúng sẽ không thể
đâm chồi nẩy lộc và đó sẽ là một thất bại Kiến trúc sư cũng vậy Họ làm việc với những đối tượng sống, đó là con người - những đối tượng còn khó dự toán hơn rất nhiều so với những cái
Trang 12cây của người làm vườn Nếu con người không thể sống trong ngôi nhà của họ thì vẻ đẹp của tòa nhà chẳng có ý nghĩa gì Không có cuộc sống, công trình kiến trúc sẽ nhanh chóng bị lãng quên, không ai chăm sóc và trở thành một cái gì đó ngoài chủ ý của kiến trúc sư Thực sự, một trong những tiêu chí để
đánh giá kiến trúc tốt là công trình ấy được sử dụng như ý đồ thiết kế của kiến trúc sư
Số 23 Havnegade, Copenhagen, Đan Mạch Hoàn thành năm 1865 KTS F Meldahl
Cuối cùng, còn một đặc điểm rất quan trọng không thể bỏ qua khi xác định bản chất của kiến trúc Đó là quá trình tư duy sáng tạo Công trình kiến trúc không do kiến trúc sư tạo dựng một mình như trong nghệ thuật hội họa hay điêu khắc
Mỗi phác thảo của họa sĩ là một tài liệu hoàn toàn mang tính cá nhân; cũng như nét chữ, nét bút của anh ta có cá tính rất cao; bất cứ một sự bắt chước những đặc điểm ấy đều là sự giả
Trang 13tạo Đó không phải là bản chất của kiến trúc Người kiến trúc sư luôn giữ một vai trò vô danh ở phía sau Lúc này, kiến trúc sư cũng đóng vai trò như của đạo diễn sân khấu Các bản vẽ của kiến trúc sư không dừng lại ở đó như một tác phẩm nghệ thuật, chúng chỉ đơn giản là một tập hợp những hướng dẫn để hỗ trợ cho những người thợ xây dựng công trình Kiến trúc sư tạo ra một loạt những bản vẽ hoàn toàn không có tính cá nhân đi kèm với những bản thuyết minh kĩ thuật Các nội dung phải rất rõ ràng và dễ hiểu để không có bất cứ một sự nhầm lẫn nào trong quá trình thi công Kiến trúc sư viết ra những bản nhạc để người khác chơi Hơn nữa, để có thể hiểu đầy đủ hơn về kiến trúc, cần nhớ rằng những người chơi bản nhạc kiến trúc không phải là những nhạc công nhạy cảm có thể diễn giải được bản nhạc của người khác - mang lại cho nó những tiết tấu đặc biệthoặc nhấn mạnh chỗ này chỗ kia Ngược lại, họ là những người thuộc rất nhiều ngành nghề hoặc chỉ là những người lao động bình thường, như những con kiến thợ chăm chỉ cùng chung sức xây dựng tổ kiến, cũng không có một chút cá tính nào đóng góp cho tổng thể công trình, và thường cũng không hiểu hết về chính công trình mà họ đang góp công xây dựng Đằng sau họ là người kiến trúc sư tổ chức công việc, và vì vậy kiến trúc hoàn toàn có thể được gọi là nghệ thuật tổ chức Công trình được tạo dựng như một bộ phim không có diễn viên chính, một dạng phim tư liệu với những diễn viên bình thường tham gia mọi vai trò
So sánh với các ngành nghệ thuật khác, tất cả những điều này dường như rất thụ động; kiến trúc không có khả năng truyền tải một lời nhắn riêng tư và trực tiếp từ người này đến người khác; nó hoàn toàn thiếu sự nhạy cảm về mặt tình cảm Nhưng chính thực tế đó lại khiến kiến trúc sư phải tìm kiếm những hình thức có tính biểu tượng cao và hoàn thiện nó thay vì chỉ dừng lại
ở mức độ một phác thảo hay một tài liệu cá nhân Vì vậy, kiến trúc có một tính chất đặc biệt rất riêng Bất kì một nhịp điệu hay
Trang 14sự hài hòa nào đó xuất hiện trong kiến trúc - cho dù là nhà thờ Trung Cổ hay tòa nhà bằng kính thép hiện đại - đều phải đóng góp cho cấu trúc tổng thể được chỉ đạo bởi ý đồ nghệ thuật Không có bất cứ một ngành nghệ thuật nào sử dụng hình thức lạnh lùng hơn cả những hình khối trừu tượng, nhưng cũng không có ngành nghệ thuật nào gắn bó chặt chẽ hơn với con người (từ lúc sinh ra cho đến khi trở về với cõi vĩnh hằng) như kiến trúc
Tòa nhà Lever, New York City, hãng kiến trúc Skidmore, Owing và Merrill Một ví dụ về sự
hài hòa và nhịp điệu của tiến trình sáng tạo trong kiến trúc
Kiến trúc được tạo dựng bởi những con người bình thường, dành cho những con người bình thường, vì vậy nó cần phải được nhận thức một cách dễ dàng đối với tất cả mọi người Điều đó
được thực hiện dựa trên một loạt những bản năng của con người, qua khám phá và trải nghiệm ngay từ những lúc đầu đời - trên tất cả là mối quan hệ của chúng ta với các sự vật Điều này có thể thấy rõ nhất trong sự khác biệt giữa loài người và loài vật
Trang 15Trong khi mỗi động vật khi sinh ra đều có một số khả năng nhất định, thì nhiều khả năng mà con người có được là do những
nỗ lực kiên trì Phải mất hàng năm trời một đứa trẻ mới học để
đứng lên, đi lại, chạy nhẩy, bơi lội Mặt khác, con người cũng rất nhanh chóng làm chủ được những thứ không gắn liền với họ Với sự trợ giúp của các loại công cụ, con người phát triển tính hiệu quả và mở rộng tầm hoạt động của mình theo cách mà không loài vật nào có thể cạnh tranh được
Khi còn nhỏ, các em bé bắt đầu bằng việc nếm thử mọi thứ, chạm vào chúng, cầm chúng, bò lên chúng, tìm ra cái mà bé thích, bất kể đó là thứ thân thiện hay nguy hiểm với bé Nhưng sau đó, bé nhanh chóng học được cách sử dụng mọi đồ vật và tránh được một số trải nghiệm không thú vị
Em bé nhanh chóng trở nên thành thạo trong việc sử dụng những đồ vật đó Dường như bé mở rộng tất cả các giác quan và trí thông minh để cảm nhận các đối tượng vô tri vô giác Đối mặt với bức tường quá cao mà bé không thể với để cảm nhận
được đỉnh, bé sẽ tìm cách cảm nhận nó bằng cách ném quả bóng vào tường để xem nó thế nào Bằng cách đó, bé phát hiện
ra nó khác hoàn toàn so với một mảnh vải hay một tờ giấy Với
sự giúp đỡ của quả bóng, bé cảm nhận được độ cứng và đặc của bức tường
Nhà thờ vĩ đại S Maria Maggiore tọa lạc trên một trong bảy ngọn đồi nổi tiếng của thành Rome Ban đầu, khu đất này không
bị can thiệp nhiều lắm, như có thể thấy trên bức tranh tường cổ trong tòa thánh Vatican Về sau, mặt đất dốc được vạt bớt và xử
lí với các hàng bậc ở mặt sau của nhà thờ Khi tới đây, nhiều khách du lịch không chú ý đến nét độc đáo của bối cảnh xung quanh Họ chỉ đơn giản kiểm tra vị trí được đánh dấu trong cuốn sách hướng dẫn du lịch và vội vã đi đến điểm tiếp theo Họ ít khi cảm nhận không gian, địa điểm theo cách của các em bé mà tôi đã nhìn thấy vài năm trước đây Chúng có lẽ là học sinh ở
Trang 16một tu viện gần đó Chúng được nghỉ vào lúc 11h và sử dụng khoảng thời gian rỗi để chơi bóng theo kiểu rất đặc biệt ở bậc trên cùng rộng rãi Đó rõ ràng là bóng đá nhưng chúng còn sử dụng cả bức tường cong của nhà thờ giống như trong môn
squash với một sự thông minh cao độ Khi bóng lăn ra ngoài, sự
vượt qua ranh giới đó có thể cảm nhận rất rõ ràng, quả bóng rơi xuống những hàng bậc bên dưới và văng xa thêm vài chục mét Một em bé vội vã đuổi theo nó lẫn giữa những chiếc ôtô và Vespa ngược xuôi phía dưới
Các em nhỏ chơi bóng ở bậc trên cùng phía sau nhà thờ S.Maria Maggiore ở Rome (1952)
Tôi không muốn khẳng định rằng những đứa trẻ này nhận thức về kiến trúc nhiều hơn khách du lịch Nhưng một cách vô thức, chúng trải nghiệm những yếu tố cơ bản nhất của kiến trúc: những mặt phẳng ngang và mặt phẳng đứng bên trên triền dốc
Và chúng học được cách để chơi với những yếu tố đó Khi ngồi trong bóng râm nhìn chúng chơi, tôi cảm nhận được toàn thể bố
Trang 17cục không gian một cách rõ ràng hơn bao giờ hết Mười lăm phút sau, tất cả bọn trẻ chạy đi, la hét và vui cười Ngôi nhà thờ lại đứng lặng lẽ trong sự vĩ đại của nó Với cách thức tương tự, trẻ em khám phá thế giới xung quanh qua những trò chơi của mình Khi mút ngón tay và giơ lên không, bé khám phá ra rằng ngọn gió giống như một dòng khí đang vờn xung quanh bé Nhưng với một cánh diều, bé có cảm giác không gian cao vút lên trời Bé hòa nhập thành một với chiếc xe đạp, chiếc lò xo, chiếc xe đẩy của mình Với những trải nghiệm khác nhau, các
em bé học được cách đánh giá sự vật xung quanh theo khối lượng, độ đặc, chất cảm, khả năng truyền nhiệt
Toàn cảnh nhìn từ bậc trên cùng phía sau nhà thờ S.Maria Maggiore ở Rome (1952)
Trước khi ném một hòn đá, đầu tiên em bé cảm nhận nó, xoay hòn đá qua lại để tìm được vị trí thích hợp nhất trong lòng bàn tay, rồi ước lượng bằng tay độ nặng nhẹ của viên đá Sau
Trang 18khi lặp đi lặp lại việc này, chỉ một cái nhìn bé có thể nhận định khá chính xác về viên đá mà không cần chạm vào nó
Khi chúng ta nhìn một vật hình cầu, chúng ta không chỉ đơn thuần chú ý đến dạng hình cầu của nó, mà dường như đang vươn tay ra để cảm nhận các tính chất của quả cầu ấy
Mặc dù rất nhiều dạng bóng để chơi khác nhau có cùng hình dáng hình học, chúng ta vẫn nhận ra sự khác biệt lớn giữa chúng Chỉ riêng kích thước của chúng so với bàn tay con người đã đem lại sự khác biệt không chỉ về khối lượng mà cả tính chất Màu sắc cũng đóng một vai trò, nhưng khối lượng và độ rắn có vai trò quan trọng hơn Quả bóng đá được làm để đá bằng chân khác hẳn quả bóng tennis nhỏ nhắn dùng để đánh bằng tay (chính xác hơn
là bằng vợt - sự nối dài của cánh tay)
Khi còn nhỏ, trẻ em phát hiện rằng một số vật thì cứng, một
số khác lại mềm, một số khác lại dẻo và chúng có thể uốn hoặc nặn bằng tay Bé cũng học được rằng những vật rắn còn có thể
đập bẹp được bằng những vật rắn hơn, và chúng trở nên sắc và nhọn, vì vậy những vật có thể cắt được như kim cương được xem là cứng Ngược lại, những vật có thể nắn được, ví dụ như ổ bánh mì, có thể nặn tròn, và dù có cắt thế nào thì vết cắt luôn cho một đường cong liên tục
Từ những nhận xét như vậy, chúng ta nhận thức được một số hình dáng được gọi là cứng và một số khác gọi là mềm, bất kể chất liệu tạo ra chúng thực sự mềm hay cứng
Trang 19C¸c lo¹i bãng kh¸c nhau sù dông trong c¸c m«n bãng ë Anh
Trang 20Một ví dụ về hình thức “mềm” của vật liệu cứng là bộ tách uống trà hình quả lê của công ty Wedgwood (Anh) Đây là một mẫu rất cổ và khó nói nó xuất hiện khi nào Nó khác biệt rất nhiều so với những mẫu kinh điển được người sáng lập hãng là Josiah Wedgwood yêu thích Có lẽ nó có xuất xứ từ Ba Tư và tồn tại được ở Anh vì nó phù hợp với nghề gốm Bạn có thể cảm nhận được rằng bạn đã nhìn thấy cách nó được tạo ra trên bàn xoay của người thợ gốm, thấy được những khối đất ngoan ngoãn nghe theo sự nhào nặn của bàn tay người thợ, chịu để nén ở bên dưới và xòe ra ở bên trên Quai chén không được đúc trong khuôn như phần lớn các loại cốc hiện nay, mà được nặn bằng tay Để tránh không có gờ, đất sét được bóp ra từ một tuýp, qua tay thợ nặn và được gắn vào chiếc tách theo cách rất dễ chịu thích hợp để cầm Một người thợ ở Wedgwood làm quai cho chiếc tách đã nói với tôi rằng, đó là một công việc vô cùng đáng yêu và anh ta rất thích thú với việc gắn những cái quai vào chiếc tách hình quả lê Anh ta chỉ có thể nói rằng đó là một cảm nhận rất phức tạp, hay nói cách khác anh ta thích nhịp điệu của chiếc tách và cái tay cầm Khi chúng ta nói rằng những chiếc tách uống trà như vậy có hình thức “mềm”, điều đó hoàn toàn là do một loạt những trải nghiệm mà chúng ta đã thu thập từ thời niên thiếu đã dạy cho chúng ta các vật liệu cứng hay mềm đáp lại các tác động như thế nào Mặc dù chiếc tách sau khi nung đã trở nên cứng, nhưng chúng ta vẫn nhìn nhận chúng là mềm dựa trên thời điểm chúng được tạo ra
Trong trường hợp này, chúng ta có một vật mềm trở thành cứng sau quá trình xử lí đặc biệt (quá trình nung), và cũng dễ hiểu vì sao chúng ta vẫn tiếp tục nghĩ là nó mềm mại Nhưng ngay cả khi vật liệu ban đầu là vật liệu cứng, chúng ta vẫn gọi
đó là những hình thức mềm mại Và khái niệm hình thức mềm mại hay cứng cáp áp dụng từ những vật đủ nhỏ có thể nắm giữ
được cho đến những cấu trúc lớn nhất
Trang 21Bé t¸ch uèng trµ h×nh qu¶ lª do Wedgwood s¶n xuÊt
ChiÕc cèc vèn mÒm khi ®−îc t¹o h×nh, sau khi nung trë nªn cøng nh−ng h×nh thøc cña nã
vÉn ®−îc nh×n nhËn lµ mÒm
Trang 22Một ví dụ tiêu biểu về cấu trúc có hình thức mềm là chiếc cầu được xây dựng vào đầu thế kỷ 19 Rõ ràng là chiếc cầu được xây bằng gạch, một vật liệu cứng vào thời điểm bắt đầu thi công Tuy nhiên, bạn không thể cố để không nhận thấy một
điều là cây cầu đem lại cảm nhận như nó được nặn và đúc ra, một cái gì đó đã phải chịu lực ép giống như đôi bờ và dòng sông cũng đã phải chịu, có hình thức đường cong uốn lượn cũng như dòng sông chở đất bờ bên này bồi đắp cho bờ kia Cây cầu mang hai chức năng: nâng cao con đường và một cái cổng trên sông dường như đã bị xuyên thủng dưới lực ép của dòng nước chảy
Cây cầu ở Anh trong thời kì xây dựng các con kênh vĩ đại vào đầu thế kỷ 19 Ví dụ về
một hình thức mềm được làm từ vật liệu gạch
Trang 23Palazzo Punta di Diamanti ở Rome Một công trình với hình thức “cứng” tiêu biểu
Một ví dụ khác đối lập về tính chất, cấu trúc được biểu hiện
là “cứng”, đó là lâu đài Roman Pallazzo Punta di Diamanti Không chỉ toàn bộ hình khối ngôi nhà là một hình hộp sắc nét,
mà phần bên dưới còn được xây với những khối đá sắc và nhám giống như những khối chóp chĩa ra ngoài - gọi là các khối đá hình kim cương ở đây, các chi tiết được lấy từ những vật thể rất nhỏ và áp dụng ở một tỉ lệ lớn hơn nhiều
Một số giai đoạn người ta thích những hiệu quả “thô cứng” kiểu này trong khi một số khác lại cố gắng để làm công trình của mình “mềm mại”, và cũng có rất nhiều công trình đặt mềm mại cạnh thô cứng để tạo nên sự tương phản
Trang 24Hình thức cũng có thể đem lại ấn tượng về độ nặng nhẹ Một bức tường được xây dựng bằng các khối đá lớn, và chúng ta hình dung người ta phải mất rất nhiều công để có thể chuyển chúng tới công trường và đặt chúng vào vị trí, trông nặng nề đối với chúng ta Một bức tường nhẵn có vẻ như nhẹ hơn, mặc dù có thể phải vất vả hơn và khối lượng thực tế cũng nặng hơn so với bức tường đá Chúng ta có cảm giác bức tường bằng đá granit nặng hơn bức tường gạch dù không hề biết khối lượng của mỗi bức tường Bức tường đá với những mạch vữa khoét sâu thường
là bắt chước tường gạch nhưng không nhằm làm bức tường có
vẻ nhẹ bớt mà chỉ là một cách biểu hiện của nghệ thuật
ấn tượng về độ mềm - cứng hay nặng - nhẹ có sự liên hệ với
đặc điểm bề mặt của vật liệu Có rất nhiều dạng bề mặt khác nhau từ loại thô rám nhất cho đến loại mịn nhất Nếu vật liệu
được phân cấp theo độ nhám, sẽ có vô vàn thang bậc với sự khác biệt khó nhận biết của mỗi cung bậc ở một đầu của thang bậc
ấy có thể là vật liệu gỗ chưa xử lí hay đá thô, và đầu kia có thể
là đá được đánh bóng hay các bề mặt gỗ được đánh vécni
Có lẽ là không có gì ngạc nhiên khi chúng ta có thể nhìn thấy những khác biệt đó bằng mắt thường, nhưng chắc chắn có một điều rất đáng chú ý là chúng ta nhận thức được sự khác biệt cơ bản giữa các vật liệu như đất nung, đá hay bê tông mà không cần chạm vào chúng
ở Đan Mạch ngày nay, vỉa hè thường được lát bằng các tấm
bê tông đặt thành hàng với các dải phân tách bằng đá, để khi cần nhấc các tấm bê tông lên, người ta có thể tựa xà beng vào dải đá granit cứng ít có khả năng bị vỡ hơn Nhưng tổ hợp này không được hài hòa Đá granit và bê tông không ăn nhập với nhau; bạn có thể cảm nhận được sự khó chịu ngay dưới gót giầy của mình - hai vật liệu có độ nhám khác nhau Đôi khi, các vỉa
hè này được mở rộng với dải átphan hoặc sỏi và bó vỉa bằng đá,
và vỉa hè hiện nay ở Đan Mạch trở thành một bộ sưu tập các vật
Trang 25liệu và không thể so sánh được với các khu vực văn minh hơn, nơi có vỉa hè dễ chịu hơn nhiều cả khi nhìn và bước trên đó Người Anh đã có những vỉa hè mà khó có thể tìm được ví dụ nào tốt hơn
Vỉa hè ở Bloomsbury, London Vỉa hè ở Aarhus, Đan Mạch
Vỉa hè lát bằng gạch clinke ở La Hay Lối đi với hàng cột lát bằng gạch clinke ở
Copenhagen Các cột đá granít nặng nề
đứng trực tiếp trên bề mặt vật liệu nhẹ, phá
vỡ cấu trúc lát của bề mặt gạch
Trang 26Quảng trường lát bằng đá tự chèn ở Fribourg, Thụy sĩ
ở Thụy Sĩ, các vỉa hè lát bằng đá tự chèn có vẻ đẹp rất hấp dẫn và dễ chịu, ví dụ như quảng trường ở Fribourg với vỉa hè lát
đá có màu sắc ăn nhập hoàn hảo với màu đá vôi vàng của tường bao và đài phun nước Rất nhiều vật liệu khác nhau có thể dùng
để lát lối đi và cho kết quả mong muốn, nhưng chúng không thể
được kết hợp hay sử dụng một cách ngẫu nhiên Tại Hà Lan, người ta dùng gạch clinke ở trên phố và đường cao tốc mà vẫn
đảm bảo có được bề mặt sạch sẽ và dễ chịu Nhưng cũng loại vật liệu đó khi được sử dụng làm nền cho cột đá granit (như ở Stormgade, Copenhagen), hiệu quả đem lại rất phản cảm Không chỉ vật liệu gạch trở nên tầm thường đi, mà còn tạo ra cảm giác không yên tâm với hàng cột nặng nề như đang xuyên vào vật liệu nhẹ hơn
Khi một đứa trẻ bắt đầu nhận thức được bề mặt của vật liệu,
bé cũng đồng thời hình thành ý thức về độ căng đối lập với độ
Trang 27chùng Khi em bé làm một cây cung và kéo dây cung để nó bật,
bé thích thú với sức căng đó và nhận thức được độ căng của
đường cong Và khi nhìn tấm lưới đang phơi, ta có thể nhận thức
được độ chùng và sức nặng của đường cong
Có những công trình vĩ đại với sự giản dị tối đa và tạo ra một ấn tượng duy nhất - cứng hoặc mềm Tuy nhiên, phần lớn công trình kiến trúc đều là tổ hợp của cả hai yếu tố mềm và cứng, nhẹ và nặng, căng hay chùng, và rất nhiều dạng bề mặt khác nhau Chúng đều là những yếu tố của kiến trúc, những thứ kiến trúc sư có thể dùng trong vở diễn của mình Và để trải nghiệm được kiến trúc, bạn cần nhận thức được tất cả những yếu tố đó
Từ những tính chất riêng lẻ đó, bây giờ chúng ta hãy xem xét bản thân các sự vật
Khi xem xét các công cụ do con người làm ra - công cụ
được hiểu theo nghĩa rộng nhất bao gồm cả các công trình kiến trúc và các phòng trong đó - chúng ta thấy rằng, thông qua vật liệu, hình thức, mầu sắc và các tính chất khác, con người có khả năng tạo cho mỗi công cụ một đặc điểm riêng Mỗi vật dường như đều có tính cách riêng của mình, như muốn nói rằng nó là một người bạn tốt, một người đồng hành sẵn sàng giúp đỡ Và mỗi vật đều tạo ra một ấn tượng riêng cho chúng ta
Trang 28Quảng trường lát bằng đá tự chèn ở Fribourg, Thụy sĩ nhìn từ trên cao
Trang 29TÊm l−íi ®−îc ph¬i ë Venice
§−êng cong låi cña nh÷ng m¸i vßm cã thÓ nh×n thÊy qua ®−êng cong vâng xuèng cña tÊm
l−íi
Trang 30Tất cả mọi dụng cụ đều có đặc tính cấu trúc riêng của mình
Hình ảnh của những chiếc vợt đem lại cảm nhận về sự sống động
Chiếc ủng c−ỡi ngựa kiểu Anh có không khí quý tộc và tạo nên ấn t−ợng về sự thanh thoát và
xa xỉ
Trang 31Theo cách đó, con người đặt dấu ấn của mình lên các vật dụng mà anh ta tạo ra, sau đó các vật dụng lại tạo ra những ảnh hưởng đối với con người Chúng trở thành những vật không chỉ
đơn thuần có khả năng sử dụng Bên cạnh việc mở rộng tầm hoạt động, các vật dụng ấy còn làm tăng sự sống động của chúng ta Một cái vợt ten-nít giúp chúng ta đánh quả bóng tốt hơn so với chỉ dùng tay không Tuy nhiên điều này không phải
là điều quan trọng nhất ở cây vợt Vì thực tế mà nói, việc đánh một quả bóng không có giá trị đặc biệt gì đối với bất kì ai Nhưng sử dụng một cái vợt để đánh bóng đem lại cho chúng ta cảm giác sống động, làm chúng ta tràn ngập năng lượng và sự hoạt bát Chỉ nhìn chúng thôi cũng đã giúp ta liên tưởng đến vận
động viên quần vợt theo cách khó có thể mô tả Nếu xem xét các dụng cụ thể thao khác - ví dụ như đôi ủng cưỡi ngựa - chúng
ta lập tức có thể nhận thấy rõ sự khác biệt trong cảm nhận mà mỗi dụng cụ ấy đem lại Có một cái gì đó rất quý phái khi nhìn những đôi ủng cưỡi ngựa kiểu Anh Chúng có gì đó giống như hình dáng của chân người Nó cho ta cảm giác về sự thanh thoát
và xa xỉ - liên tưởng trực tiếp đến những con ngựa thuần chủng
và những kỵ sĩ áo choàng hồng Hay lấy ví dụ chiếc ô Đó là một vật dụng rất thông minh và hiệu quả, gọn gàng và thực dụng Nhưng bạn sẽ không thể hình dung nó đi kèm với chiếc vợt ten-nít hay chiếc ủng cưỡi ngựa Chúng không nói cùng ngôn ngữ Một cái ô đem lại cảm giác gì đó rất kĩ tính, hơi lạnh lùng và bảo thủ - một không khí nghiêm túc mà chiếc vợt hoàn toàn không có
Đến đây, chúng ta thấy rằng khó có thể mô tả ấn tượng của mình về một đối tượng nếu không coi đối tượng đó như một vật thể sống với những đặc tính hình học của nó Thậm chí ngay cả
sự mô tả kĩ lưỡng nhất, liệt kê từng đặc điểm nhìn thấy được cũng không biểu lộ được cái mà chúng ta cảm nhận về bản thể của sự vật Hoàn toàn giống như việc chúng ta không để ý tới từng chữ cái trong một từ khi nhận thức tổng thể về ý nghĩa mà
Trang 32từ đó truyền tải, chúng ta thường cũng không để ý cái chúng ta nhận thức được là gì mà chỉ là những khái niệm hình thành trong đầu khi chúng ta nhận thức được nó
Không chỉ cây vợt ten-nít mà tất cả mọi thứ liên quan đến trò chơi này - như sân bóng, áo quần vận động viên - đều đem lại một cảm nhận như vậy Chiếc áo rất thoải mái và rộng rãi,
đôi giầy mềm mại - phù hợp với trạng thái thư giãn khi vận
động viên đi lại chậm rãi trên sân để nhặt bóng, để dành năng lượng cho tốc độ và sự tập trung cao độ cần có khi quả bóng
được chơi Nếu sau đó, cũng vận động viên ấy xuất hiện tại một nghi lễ chính thức trong bộ đồng phục hoặc trang phục nghiêm túc, không chỉ có hình ảnh bề ngoài mà toàn bộ con người của anh ta thay đổi Dáng điệu và cách thức đi đứng chịu ảnh hưởng của trang phục mà anh ta mặc, và bây giờ sự nghiêm túc và tự chủ là ấn tượng chủ đạo
Từ những ví dụ đời thường đó chuyển sang lĩnh vực kiến trúc, chúng ta thấy rằng các công trình kiến trúc tốt nhất được tạo ra khi kiến trúc sư được truyền cảm hứng từ những thứ có khả năng mang lại cho công trình một dấu hiệu đặc trưng Những công trình đó được tạo nên với một tinh thần đặc biệt và truyền tải tinh thần ấy đến người khác
Các đặc điểm bên ngoài trở thành phương tiện để truyền tải tình cảm và trạng thái cảm xúc từ người này sang người khác Tuy nhiên, thông thường thì thông tin được truyền tải là điều đã
được khẳng định Con người sẽ cảm thấy bớt cô đơn khi anh ta thấy mình là một phần của sự vận động chung Những người khi nhóm lại với cùng một mục đích thường cố gắng để nhìn càng giống nhau càng tốt Nếu một ai đó phát hiện thấy mình hơi khác thường, anh ta sẽ dễ cảm thấy đáng tiếc
Nhìn ảnh của mọi người ở một thời kì nhất định có thể thấy
họ dường như trông giông giống nhau Đó không chỉ là áo quần
và kiểu tóc, mà còn cả dáng dấp, cách di chuyển và toàn bộ
Trang 33cách cư xử của bản thân họ Trong kí ức về cùng thời kì đó, bạn
có thể thấy cách sống hài hòa với bối cảnh xung quanh, và bạn cũng sẽ nhận thấy rằng các công trình, đường phố và đô thị như
được điều tiết để hòa nhịp với nhịp điệu của kỷ nguyên ấy Khi thời kì đó trôi qua, các nhà sử học phát hiện ra rằng đã
có một phong cách chủ đạo trong thời kì này và họ đặt cho nó một cái tên Nhưng những người sống trong thời kì đó thường không để ý đến phong cách đó Mọi việc họ làm, mọi thứ họ mặc dường như là rất tự nhiên đối với họ Chúng ta nói về giai
đoạn Gothic hay Baroque, những nhà buôn đồ cổ và những người sống bằng nghề làm đồ giả cổ rất quen thuộc với từng chi tiết nhỏ là đặc trưng của mỗi phong cách trong mỗi giai đoạn
của phong cách ấy Tuy nhiên, các chi tiết không nói lên điều
căn bản của kiến trúc, đơn giản bởi lẽ mục tiêu của tất cả các tác phẩm kiến trúc tốt là nhằm tạo nên một tổng thể thống nhất
Vì vậy, để hiểu được kiến trúc không phải là việc xác định phong cách của công trình thông qua một số đặc điểm bề ngoài nhất định Điều đó là chưa đủ để có thể “nhìn” thấy được kiến trúc; bạn phải trải nghiệm kiến trúc Bạn phải quan sát kiến trúc
được thiết kế phục vụ cho mỗi mục đích nhất định và nó được
điều tiết như thế nào để hòa nhịp với toàn bộ quan điểm và nhịp
điệu cuộc sống của mỗi thời kì Bạn phải sống trong căn phòng, cảm nhận nó bao bọc xung quanh mình, thấy mình được dẫn dắt một cách tự nhiên từ phòng nọ sang phòng kia như thế nào Bạn phải chú ý hiệu quả của chất cảm vật liệu, khám phá tại sao chỉ những mầu sắc đó mới được sử dụng, sự lựa chọn đó phụ thuộc như thế nào vào hướng của căn phòng trong mối quan hệ với hướng của cửa sổ và mặt trời Hai căn hộ, cái này nằm trên cái kia, với các căn phòng có kích thước và cửa mở giống hệt nhau vẫn có thể khác nhau hoàn toàn đơn giản chỉ do rèm cửa, đồ đạc
và mầu sắc của tường Bạn phải trải nghiệm sự khác nhau cực lớn
về mặt âm thanh trong khái niệm của bạn về không gian: cách
Trang 34thức mà âm thanh vang vọng trong một nhà thờ lớn so với một căn phòng nhỏ có rèm, thảm và nệm
Mối quan hệ của con người với các công cụ có thể mô tả một cách chung nhất như cách những đứa trẻ bắt đầu chơi với các hình khối, các quả bóng và các đồ vật khác mà chúng có thể nắm được trong tay Theo thời gian chúng ngày càng đòi hỏi những công cụ tốt hơn Đến một thời điểm nhất định, phần lớn các em bé đều mong muốn có thể xây dựng được một dạng nhà nào đó Có thể là một cái hang thật được đào vào một bờ đất, hoặc là một cái lều theo kiểu tiền sử từ những mảnh bìa Thông thường thì chỉ đơn thuần là một nơi chúng có thể ẩn trốn giữa các lùm cây, hoặc là một cái lều được tạo nên từ mảnh chăn vắt qua hai cái ghế Trò chơi này có thể diễn ra với hàng ngàn hình thức khác nhau nhưng chúng đều có một điểm chung là tạo nên một không gian phục vụ mục đích sử dụng riêng của lũ trẻ Nhiều loài động vật cũng có khả năng tự tạo ra nơi che chắn cho mình, bằng cách đào một cái hố vào lòng đất hay ghép thành một cái gì đó che chắn ở bên trên Nhưng với cùng một loài luôn chỉ có cùng một cách làm Con người tạo ra ngôi nhà với
sự thay đổi tùy thuộc nhu cầu, điều kiện khí hậu và cấu trúc văn hóa Trò chơi của trẻ em được tiếp tục với những sáng tạo khi trở thành người lớn Cũng giống như con người lựa chọn các dụng cụ từ những hình khối đơn giản khi còn nhỏ sang những công cụ tinh vi hơn khi lớn lên, trò chơi đào hầm phát triển thành những hình thức tạo dựng không gian với phương pháp tinh tế hơn Từng bước, con người nỗ lực để tạo dựng hình ảnh của toàn bộ bối cảnh sống xung quanh mình
Và việc tạo nên trật tự và mối liên hệ giữa con người và môi trường là trách nhiệm của kiến trúc sư
Trang 36Việc ngắm nhìn đòi hỏi người quan sát phải có một số hoạt
động nhất định Sẽ là không đủ nếu để hình ảnh tự hình thành một cách thụ động trên võng mạc mắt Võng mạc đóng vai trò như một bức phông với hàng loạt hình ảnh liên tục xuất hiện trên đó, nhưng bộ não đứng đằng sau chỉ nhận thức được một số rất ít trong số các hình ảnh đó Mặt khác, chỉ cần một ấn tượng hình ảnh mờ nhạt, một chi tiết bé xíu cũng là đủ để chúng ta nghĩ rằng đã nhìn thấy một vật
Tiến trình quan sát sự vật có thể được hình dung như sau Một người đi bộ đang cúi đầu xuống chợt nhận thấy một cái quần bò; chỉ một gợi ý đơn thuần đã đủ Anh ta tin rằng mình đã nhìn thấy một người mặc dù thực tế cái anh ta thấy là hàng chỉ may nổi đặc trưng chạy dọc theo ống quần Từ chi tiết rất nhỏ như vậy, anh ta đi đến kết luận là hàng chỉ may nổi đó phải thuộc về một cái quần bò, và khi chiếc quần di động tất phải có người đàn ông mặc nó Thông thường nhận xét của anh ta dừng lại ở đó vì có quá nhiều thứ cần phải để ý đến trên một con phố
đông đúc khiến không thể dành thời gian chú ý đến người đi
đường bên cạnh Nhưng vì một lí do nào đó, anh bạn của chúng
ta muốn nhìn kĩ hơn người đồng hành với mình Anh ta chú ý chi tiết hơn Anh ta đã đúng về chiếc quần bò, nhưng người mặc
nó lại là một cô gái, không phải là đàn ông Nếu không phải là người ngốc nghếch lắm thì lúc này anh ta sẽ tự hỏi: “Không hiểu cô ấy trông như thế nào?” Anh ta sẽ bắt đầu quan sát cô gái gần hơn, bổ sung dần các chi tiết cho đến khi có tương đối
đủ hình ảnh thực về cô gái Hoạt động này của anh ta cũng có thể so sánh với hoạt động của họa sĩ Trước hết, người họa sĩ tạo nên những phác thảo sơ bộ của đối tượng muốn vẽ, chỉ đơn
Trang 37thuần là một sự gợi mở; sau đó anh ta sẽ chi tiết hóa đủ để có thể trở thành một cô gái mặc quần bò; cuối cùng anh ta bổ sung càng nhiều chi tiết cho đến khi đạt được một bức chân dung đặc tả cô gái đặc biệt đó Hoạt động của người quan sát là có tính sáng tạo; trong quá trình ngắm nhìn, anh ta cố gắng tái dựng để hình thành một hình ảnh hoàn chỉnh về đối tượng quan sát Tất cả những ai ngắm nhìn đều có hành động tái dựng này;
đó là một hoạt động cần thiết để có thể cảm nhận được đối tượng quan sát Nhưng với cùng một đối tượng, cái mà họ nhìn thấy và cái mà họ tái dựng có thể rất khác nhau Không hề có một ý tưởng chủ quan đúng nhất về biểu hiện của một vật thể,
mà chỉ có vô vàn ấn tượng chủ quan về vật thể đó Điều này
đúng với các tác phẩm nghệ thuật cũng như bất kì một thứ nào khác; không thể nói rằng chỉ có duy nhất cách nhận thức này là
đúng đối với một bức tranh Cho dù nó có thể gây ấn tượng nhất
định đối với con người thì ấn tượng này còn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng nhận thức của người xem, tình trạng tinh thần, học thức và toàn bộ môi trường xung quanh anh ta Nó cũng phụ thuộc rất lớn vào trạng thái tình cảm của người xem tại thời
điểm đó Cùng một bức tranh có thể có ảnh hưởng rất khác nhau
đối với chúng ta tại những thời điểm khác nhau Vì vậy, luôn luôn rất thú vị khi quay trở lại với một tác phẩm nghệ thuật mà chúng ta đã từng thấy trước đây để xem mình có còn phản ứng theo cùng cách thức như trước hay không
Thông thường, sẽ dễ nhận thức một đối tượng hơn nếu biết trước một số điều về nó Chúng ta thường dễ nhìn thấy những cái quen thuộc và không quan tâm những phần còn lại Điều đó
có nghĩa là chúng ta tái dựng đối tượng quan sát thành một cái gì đó quen thuộc và có khả năng hiểu được Việc tái dựng thường được chúng ta tiến hành dưới hình thức liên hệ bản thân với đối tượng, bằng cách tưởng tượng đặt mình vào đối tượng
đó Trong những trường hợp như vậy, hoạt động của chúng ta giống như những diễn viên cảm nhận về vai diễn của mình
Trang 38nhiều hơn là giống người hoạ sĩ tạo nên bức tranh của một đối
tượng nào đó mà anh ta quan sát thấy ở bên ngoài bản thân anh
ta Khi chúng ta ngắm nhìn một bức chân dung ai đó đang cười hay mỉm cười, bản thân chúng ta cũng thấy vui lên Mặt khác, nếu bộ mặt trong tranh ủ rũ, chúng ta cũng cảm thấy buồn Khi xem tranh, có một điều rất đáng chú ý là mọi người có thể nhập
được vào những vai có vẻ như rất xa lạ đối với họ Một người
đàn ông yếu đuối sẽ tràn ngập chủ nghĩa anh hùng và tình yêu cuộc sống khi anh ta ngắm nhìn thần Héccule thực hiện những hành động mạnh mẽ Các nghệ sĩ và nhà sản xuất thương mại
đều nhận thức được khuynh hướng này và áp dụng trong công việc của mình áo quần đàn ông sẽ dễ bán hơn khi được trưng bày với hình ảnh của các vấn động viên thể thao Người nhìn sẽ
tự gắn bản thân họ với người mẫu đẹp trai và tin tưởng rằng mình cũng sẽ đạt được hiệu quả tương tự chỉ bằng cách đơn giản
là khoác lên mình cùng bộ y phục đó Một người phụ nữ đứng tuổi cũng sẽ không cân nhắc nhiều khi mua bộ trang phục đã thấy trong đoạn quảng cáo với một cô gái có thân hình hấp dẫn Một em bé má hồng ngồi mê hoặc với cuốn truyện tranh thì tưởng tượng bản thân mình như Siêu nhân hay Táczăng
Có một điều mà mọi người biết rất rõ Những người nguyên thủy thường gán cho những vật thể vô tri vô giác một đời sống Những con suối và những cái cây là tinh thần của tự nhiên sống trong mối liên hệ với họ Nhưng thậm chí cả những con người văn minh cũng ít nhiều coi những vật thể đó có cuộc sống riêng của mình
Trong kiến trúc cổ điển, chúng ta nói đến các đối tượng đỡ
và được đỡ Thực tế là nhiều người không liên hệ điều này với một cái gì cụ thể Tuy nhiên một số người khác lại có cảm nhận
về một khối nặng đè nén lên những cái cột, cũng giống như đối với con người Điều này được minh họa một cách rất hình tượng khi các đối tượng đỡ được tạo hình với hình dáng con người,
Trang 39như những chiếc cột Caryatid (ND: cột mang hình ng ười phụ nữ
ở đền Erechteion trên đồi Acropolis, Athen, Hy Lạp) hoặc Atlas
- người khổng lồ đang gồng cứng cơ bắp để đỡ khối nặng đè trên vai Cùng nhận thức ấy được thể hiện trong những thức cột Hy-lạp, với thân cột hơi phình ra để tạo ấn tượng một cơ bắp
đang căng lên - điều đáng ngạc nhiên ở một chiếc cột đá cứng nhắc và vô cảm
Những bộ phận khác nhau của chiếc ghế được gắn với những cái tên cũng giống như các bộ phận trên cơ thể người và
động vật - chân, tay, mặt ghế, lưng Nhiều khi chân ghế cũng
được tạo hình giống như chân sư tử, vuốt đại bàng, vó ngựa v.v Những hình thức theo hướng siêu thực như vậy đã xuất hiện theo từng thời kỳ từ thời cổ đại Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều
ví dụ về các hình thức “hữu cơ” nhưng không tả thực hay tượng trưng cho bất kì một cái gì tương tự có trong tự nhiên Chúng đã
được áp dụng trong phong cách Jegend của Đức vào khoảng đầu thế kỷ 20 và xuất hiện lại không chỉ trong các phong cách đồ
đạc nội thất giai đoạn sau mà cả trong các thiết kế khác Ví dụ như, chiếc ôtô “Jaguar” (ND: con báo) được tạo hình với ý tưởng gợi lên tốc độ và sự mạnh mẽ xuất phát từ bản thân cái tên của dòng xe này
Thậm chí có những đồ vật không có gì liên hệ với hình thức hữu cơ vẫn thường được gắn với những đặc điểm của con người Chúng ta đã thấy ví dụ chiếc ủng cưỡi ngựa và cái ô có thể ảnh hưởng đến biểu hiện tính cách của người dùng nó Trong tiểu thuyết của Dickens, những ngôi nhà và nội thất của chúng có một cách thức thần bí riêng liên hệ với tinh thần của những chủ
sở hữu Hans Andersen, với sức mạnh của ngôn từ đã vẽ nên bức tranh trong đó những chiếc cối xay gió trở thành con người, cũng như đối với Don Quixote
Trang 40Cổng lâu đài Palazzetto Zuccari, Rome
Cái cổng nhiều khi được mô tả như đang mở rộng để đón người vào, và kiến trúc sư của lâu đài Palazzetto Zuccari đã tạo dáng cho vòm cổng thực sự là một cái miệng đang há rộng của một người khổng lồ
Kiến trúc sư Đan Mạch Ivar Bentsen, người trong suốt cuộc
đời mình luôn có một cách nhìn riêng rất đáng chú ý về kiến trúc, đã phát biểu tại buổi trao tặng một khối nhà mới cho trường trung học cộng đồng ở Đan Mạch: “Chúng ta thường nói
các ngôi nhà nằm, nhưng một số ngôi nhà lại đứng Các tòa tháp luôn đứng, còn ngôi nhà này thì ngồi tựa lưng vào ngọn đồi,
nhìn ra hướng nam Đi ra ngoài nhà ở bất cứ hướng nào và ngắm nhìn lại, bạn sẽ thấy ngôi trường này đang ngẩng cao đầu và nhìn xuống vùng nông thôn rộng lớn ở phía nam thành phố.”