BO GIAO DUC VA DAO TAO
TRẦN QUÝ HIỂN (Chủ biên) - -
Trang 3Bài Mở đầu
Giới thiệu nghề Làm vườn:
- Biết được vị trí, vai trò quan trọng của nghề Làm vườn và phương hướng phát triển nghề Làm vườn ở nước ta,
— Xác định thái độ học tập đúng đắn, góp phần định hướng nghề
nghiệp cho tương lai
I-VI TRI CUA NGHE LAM VUON
Nghề Lam vườn ở nước ta đã có từ rất lâu cùng với ngành sản xuất nông nghiệp Nghề Làm vườn từ lâu đã trở thành một hoạt động sản xuất gắn liền với đời sống con người Việt Nam
Qua quá trình phát triển lâu đài, nông dân ta đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm quý trong nghề Làm vườn Cho đến nay, nghề Làm vườn ở nước ta
đã thu được những thành tựu đáng kể và chiếm một vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và nền kinh tế đất nước Tuy nhiên, nghề Lầm vườn ở nước ta còn có nhiều yếu kém so với một số nước trong khu vực và các nước phát triển Chất lượng sản phẩm chưa cao, chưa đủ sức cạnh tranh với
nước ngoài
1 Vườn là nguồn bổ sung thực-phẩm và lương thực ¬
O khấp mọi miền của đất nước ta, gia đình nông dân nào cũng có một mảnh vườn để cung cấp các loại rau, quả tươi cho bữa ăn hằng ngày Gần
đây, việc phát triển vườn theo hệ sinh thái VAC (vườn — ao — chuồng) đã
trở thành hoạt động rộng khắp các vùng nông thôn Vì vậy, vườn không những là nguồn cung cấp rau, quả mà còn góp phần cung cấp cá, thị cho nhu cầu sinh hoạt của người dân Kinh tế vườn đã góp phần cải thiện mức
Trang 42 Vườn tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho nông dân
Ở nước ta, những năm gần đây đang từng bước hình thành những vùng chuyên canh, trồng cây ăn quả, trồng rau, hoa, cây cảnh Do đó, nguol nông dân đã chú ý nhiều tới việc sản xuất các sản phẩm nghề vườn /Trình
độ chuyên môn, hiểu biết về nghề Làm vườn đã được nâng cao từng bước
(Nhiều tiến bộ kĩ thuật được áp dụng trong hoạt động nghề Làm vườn Vì
vậy, nghề Làm vườn ngày nay không chỉ tận dụng lao động nhàn rỗi,
những người già, con trẻ (như trước đây vẫn quan niệm), mà nó đòi hỏi một lực lượng lao động thực sự có sức khoẻ, có trình độ chuyên môn Như vậy,\nghề Làm vườn phát triển đã thực sự tạo công ăn việc làm cho
một số không ít lao động ở nông thôn Nghề Làm vườn đã phát triển 'với
nhiều mô hình khác nhau, quy mô cũng ngày càng được mở rộng theo hướng trang trại, sản xuất hàng hoá vừa và nhỏ Do được đầu tư lao động, nguồn vốn và tiến bộ kĩ thuật nên năng suất lao động ngày một tăng, giá trị thu nhập của công lao động cũng cao hơn so với một số ngành sản
xuất khác trong nông nghiệp '
Ví dụ : Lha trồng lúa thu hoạch được 10 tấn thóc và bán được l5 triệu đồng Cũng thời gian đó, lha trồng cây ăn quả cho thu nhập (50 - 60) triệu
đồng, cá biệt còn cao hơn nữa "
Như vậy, rõ ràng nghề Làm vườn mở rộng vừa có thêm việc làm, lại tăng thu nhập cho nông dân Cho nên người ta nói : “vườn cây là một trong những nhân tố xoá đói giảm nghèo ở vùng nông thôn nước ta hiện nay
3 Làm vườn là cách thích hợp nhất để đưa đất chưa sử dụng thành đất
nông nghiệp |
Ở nước ta, hiện nay còn hơn 10 triệu ha đất trống, đồi núi trọc chưa sử dụng được Trong những năm gần đây nhờ có chủ trương giao đất, giao
rừng cho người sản xuất, nhiều đồi, gò khô cần nay đã thành những vườn
quả, vườn rừng có giá trị kinh tế cao |
Ví dụ : Ở huyện Lục Ngạn, Lục Nam, tỉnh Bắc Giang trước đây diện tích
đất hoang, đồi núi trọc không khai thác được, nay đã trở thành những trang
trại trồng vải thiểu có hiệu quả kinh tế cao Cây điều đã phát triển tốt trên
vùng đất khô cần vùng ven biển Trung Bộ và Đông Nam Bộ Thực tế những
năm qua cho thấy, khi nghề Làm vườn được áp dụng kĩ thuật canh tác thích hợp, chúng ta có thể biến các loại đất hoang, đất trống, đồi núi trọc thành
Trang 5
đất nông nghiệp, thành vườn cây ăn quả, cây công nghiệp trù phú Đây là một hướng cải tạo và mở rộng diện tích đất canh tác, đáp ứng nhu cầu phát
triển sản xuất ngày càng tăng của nhân dân
4 Vườn tạo nên môi trường sống trong lành cho con người
Vườn cây là bộ lọc không khí, làm giảm bụi và các chất khí độc hại trong
không khí Cây cối hút CO làm cho bầu không khí trong lành Vườn cây làm giảm nhiệt độ không khí trong những ngày nóng nực, ngăn cản gió rét vào mùa đông Vườn cây làm tăng thêm độ ẩm không khí vào mùa khô hanh và giảm bớt nước khi thời tiết có độ ẩm cao Cây trồng trong vườn có tác dụng chống xói mòn, bảo vệ đất và tăng độ phì nhiêu đất, tạo nên hệ
sinh thái nông nghiệp bền vững |
II - TINH HINH VA PHUONG HUONG PHAT TRIEN NGHE LAM VUON
Ở NƯỚC TA
1 Tình hình nghề Làm vườn hiện nay
Làm vườn là một nghề truyền thống có từ lâu đời của nhân dân ta và đã mang lại hiệu quả kinh tế cao Song trong một thời gian đài của thời kì bao cấp, nghề Làm vườn, nhất là vườn gia đình chưa được phát triển
Từ năm 1979, với phong trào xây dựng "Vườn quả Bác Hồ", "Ao cá Bác
Hồ” nhiều vườn tập thể và gia đình được tu bổ và xây dựng theo hệ sinh thái VAC nhằm tận dụng diện tích đất đai, mặt nước, sản xuất ra nhiều sản
phẩm có giá trị, góp phần nâng cao đời sống và thu nhập của nhân dân Từ đó đến nay phong trào làm vườn theo hệ sinh thái VAC, VACR (vườn, ao,
chuồng, rừng) được mở rộng khắp nơi từ đồng bằng đến trung du, miền núi, miền biển Có nhiều điển hình làm vườn tốt, thu nhập cao trong cả
nước, ví dụ như huyện Lục Ngan (Bắc Giang) là một huyện độc canh lúa, đất đồi gò hoang hoá đã trở thành vùng trồng cây ăn quả mà chủ lực là cây vải thiểu với diện tích gần 5.000ha Giá trị thu nhập từ cây ăn quả lên tới hàng trăm tỉ đồng Vùng núi Tây Bắc, ven quốc lộ số 6 từ Mộc Châu đến thị xã Sơn La đã hình thành vùng kinh tế VAC rất đa dạng, bao gồm các
loại cây, con : vải thiểu, nhãn, xoài, mận, mơ ; bò sữa đem lại kết quả tốt thúc đẩy kinh tế của tỉnh phát triển
Trang 6fy h i Ị i + | h 4 Ị 5; be i ay
bật là tỉnh Vĩnh Long có diện tích vườn trên 30.000ha, trong đó vườn thâm
canh 10.000ha Ở Thành phố Hồ Chí Minh, điện tích vườn hiện nay là
3.170ha ; trong đó vườn chuyên canh là 1.570ha chiếm 28,4% diện tích Dự kiến đến năm 2010 diện tích vườn là 12.000ha
Nhìn chung, phong trào phát triển kinh tế vườn còn chưa mạnh, số lượng vườn tạp còn nhiều, diện tích vườn còn hẹp, chưa chú ý đầu tư cơ sở vật chất, sử dụng giống kém chất lượng, kĩ thuật nuôi trồng lạc hậu nên hiệu quả kinh tế thấp
Nguyên nhân của tình trạng trên là do người làm vườn chưa có ý thức đầu
tư, thiếu vốn, thiếu giống tốt, không mạnh dạn cải tạo các vườn tạp, thiếu hiểu biết về nghề Làm vườn, chưa nhạy bén với kinh tế thị trường và chưa có các chính sách khuyến khích phù hợp
2 Phương hướng phát triển của nghề Làm vườn
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta hiện nay, nghề Làm
vườn ngày càng được khuyến khích phát triển nhằm sản xuất ra nhiều sản phẩm hàng hoá cung cấp cho người tiêu dùng, cho xuất khẩu và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến
Trước hết, cần tập trung làm tốt các việc sau :
~ Tiếp tục đẩy mạnh cải tạo vườn tạp, xây dựng các mô hình vườn phù hợp với từng địa phương
— Khuyến khích phát triển vườn đồi, vườn rừng trang trại Ở vùng trung du, miền núi góp phần phủ xanh đất trống, đồi trọc, xây dựng, mở mang các
vùng kinh tế mới
Ap dụng các tiến bộ kĩ thuật như trồng các giống cây, con tốt, các phương pháp nhân giống nhanh, có kết quả cao, phòng trừ sâu, bệnh bằng biện pháp sinh học, sử dụng các chất điều hoà sinh trưởng để nâng cao năng
suất và phẩm chất sản phẩm cây trồng
~ Tang cường hoạt động của hội làm vườn địa phương (Vacvina) nhằm
hướng dẫn, trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao kĩ thuật và công nghệ về
làm vườn cho nhân dân, đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình, góp phần
công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn, nông nghiệp
Xây dựng các chính sách về đất đai, tài chính, tín dụng phù hợp để
Trang 7Qo" it ta IH - MỤC TIỂU, NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP NGHỀ LÀM VƯỜN 1 Mục tiêu Học xong chương trình này học sinh cần đạt được : l.] Kiến thức — Hiệu được những đặc điểm, yêu cầu, triển vọng phát triển của nghề Lầm vuon
- Biết được nội dung thiết kế, cấu trúc một số loại vườn phổ biến
- Biết được nội dung và quy trình kĩ thuật làm vườn ươm cây giống
— Hiểu được quy trình kĩ thuật trồng, chăm sóc một số cây điển hình trong
vườn (cây ăn quả, rau, hoa, cây cảnh)
- Biết được một số tiến bộ kĩ thuật trong quy trình sản xuất của nghề Làm vườn
1.2 Ki năng
— Thiết kế được vườn ươm cây giống, lập kế hoạch cải tạo, tu bổ vườn tạp ở địa phương
— Làm đúng yêu cầu Kĩ thuật các công việc chủ yếu trong vườn ươm cây | giống (nhân giống, chăm sóc cây giống)
— Thực hiện đúng các thao tác trong quy trình trồng và chăm sóc một số cây được học
~ Ung dung một số tiến bộ Kĩ thuật vào các khâu chủ yếu trong nghề Làm vườn I.3 Thái độ
— Ham thích học tập kĩ thuật nghề Làm vườn
— Có ý thức thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các yêu cầu kĩ thuật trong nghề Làm vườn và bảo vệ môi trường, thực hiện sản xuất nông nghiệp bền vững - Có ý thức học tập đúng để góp phần định hướng nghề nghiệp cho bản thân trong tương lai
2 Nội dung chương trình
Căn cứ vào mục tiêu môn học nêu trên, chương trình Nghề Làm vườn được xây dựng với nội dung sau :
Trang 8~ Chuong I: Thiét kế vườn + Thiétké vuon _ + Giới thiệu mô hình vườn
+ Cải tạo, tu bổ vườn tạp
+ Thực hành |
~ Chuong II: Vudn ươm và phương pháp nhân giống
+ Vườn ươm cây giống
+ Các phương pháp nhân giống cây trong vườn |
+ Thuc hanh
— Chương HI : Kĩ thuật trồng một số cây điển hình trong vườn + Cây ăn quả
+ Hoa và cây cảnh + Rau | + Thuc hanh
- Chương IV : Ứng dụng chất điều hoà sinh trưởng và chế phẩm sinh học
+ Khái niệm chung + Ứng dụng + Thực hành | - Chương V : Bảo quản, chế biến sản phẩm rau, quả + Mội số vấn đề chung + Một số phương pháp bảo quản, chế biến rau, quả + Thực hành
— Chương VỊ : Tìm hiểu nghề Lầm vườn ~ On tap kiểm tra
3 Phuong pháp học tập môn Nghề Làm vườn
Nghề Làm vườn là một bộ môn quan trọng trong ngành sản xuất nông nghiệp Nó có những nét đặc thù riêng, nên đòi hỏi người học cần có
_ phương pháp học tập thích hợp, có vậy mới đạt được hiệu quả tốt Cụ thể là :
3./ Đối tượng chủ yếu của nghề Làm vườn là cây trồng (những sinh vật sống)
Mỗi loại cây trồng có những đặc điểm riêng, yêu cầu, điều kiện sống khác
Trang 9oc
ng
3.2
cầu, điều kiện sống của từng cây, mối liên hệ giữa những kiến thức này với
các biện pháp kĩ thuật tác động Ví dụ : Cây ăn quả có bộ rễ phát triển bẻ
rộng theo độ lớn của tán cây, nên khi bón phân thúc cho cây ăn quả người ta không bón sát gốc mà bón xung quanh hình chiếu của tán cây,
Kiến thức học trong môn Nghề Làm vườn có liên quan nhiều đến các môn
học khác như Sinh học, Hố học, Cơng nghệ Nên khi học cần có sự liên
hệ, phối hợp giữa các kiến thức đã học của những môn này để làm sáng tỏ nội dung trong các bài học môn Nghề Làm vườn V/ dị : Liên hệ những kiến thức của sinh học về đặc tính sinh lí trong quá trình sinh trưởng, phát triển của thực vật để hiểu các biện pháp xén rễ, cắt ngọn, tỉa cành, lá trong ki thuật tạo dáng, thế cây cảnh
3.3 Kiến thức kĩ thuật trong môn học Nghề Làm vườn được đúc kết từ thực tiền
3.5,
sản xuất và trở lại phục vụ cho hoạt động của nghề Làm vườn dưới dang các quy trình công nghệ Vì vậy, khi học cần gắn kết nội dung bài học với thực tiên sản xuất ở địa phương, cũng như sưu tầm, tìm hiểu những kinh nghiệm của nhân dân trong sản xuất nghề vườn để minh hoạ, làm rõ hơn
nội dung bài học Có như vậy, những kiến thức được học mới thực sự có ý
nghĩa và giá trị Đây là điều rất quan trọng khi học nghề Làm vườn Nghề Làm vườn cũng như các môn học nghề khác yêu cầu về kĩ năng thực hành rất cao Số giờ dành cho thực hành môn học chiếm 70% tổng số giờ học Vì thế, đòi hỏi học sinh phải nghiêm túc, chăm chỉ, chịu khó rèn luyện các kĩ năng cơ bản thông qua từng bài thực hành Cần quan sát kĩ từng thao tác giáo viên làm mẫu để thực hiện cho đúng, chính xác Do thời gian ở lớp học có hạn, nên học sinh cần tranh thủ rèn luyện thêm ở nhà hay ở vườn trường cho thành thạo các kĩ năng Trong khi thực hành cần nhớ lại các kiến thức lí thuyết đã học để thao tác chính xác, đúng yêu cầu kĩ thuật
Sau mỗi giờ thực hành, sản phẩm làm ra cần được chính học sinh kiểm tra,
dánh giá, rút kinh nghiệm để tự điều chỉnh Day là việc làm không thể
thiếu của học sinh
Ngày nay, trong nhà trường phổ thông nước ta đang có sự chuyển biến
mạnh mế về phương pháp dạy và học theo hướng dạy học tích cực Vì vậy,
học sinh cần nhanh chóng thay đổi phương pháp học tập của mình sao cho phù hợp với cách dạy của giáo viên Nghia la, học sinh phải chủ động, tích
Trang 10IV -
nghiên cứu sách giáo khoa (SGK), tài liệu tham khảo, với các thiết bị phục
vụ học tập, liên hệ thực tế, rèn luyện kĩ năng để có thể chủ động tiếp cận
các kiến thức mới của bài học dưới sự hướng dẫn, gợi ý của giáo viên Trong trường hợp cần thiết, học sinh có thể trao đổi, thảo luận theo nhóm để tìm ra cách giải quyết các vấn đề do giáo viên nêu ra
Tóm lại, để học tốt nghề Làm vườn đòi hỏi học sinh phải chủ động tìm tòi
mối liên hệ giữa các kiến thức được học qua các bộ môn, các kiến thức đời sống thực tế, có thói quen liên hệ và vận dụng kiến thức trong các bài học vào hoạt động của nghề Tích cực rèn luyện các kĩ năng, thao tác nghề
nghiệp Làm được như vậy việc học mới thực sự có hiệu quả
CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH MOI TRƯỜNG VÀ VỆ SINH AN TOAN THUC PHAM
1 Bién phap dam bao an toan lao động
1,
1.2
1,3,
Các hoạt động trong nghề Làm vườn thường dùng các dụng cụ bằng kim loại sắc, nhọn như cuốc, xẻng, dao, kéo, dầm xới Những dụng cụ này dễ
gây thương tích cho người sử dụng Vì vậy, cần hết sức cần thận, tuyệt đối
tránh đùa nghịch khi trong tay đang cầm những dụng cụ để thực hành hay
lao động sản xuất |
Hoạt động của nghề Làm vườn hầu hết tiến hành ngoài trời, người lao động
phải tiếp xúc trực tiếp với thời tiết nắng, mưa, giá rét Vì vậy, cần chuẩn bị đầy đủ mũ nón, áo mưa, nước uống và nước sạch để vệ sinh sau khi hồn thành cơng việc
Khi tiếp xúc với các hoá chất như thuốc trừ sâu, phân bón cần có găng
_ tay, ủng, kính bảo hộ, khẩu trang để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ
2 Biện pháp bảo vệ môi trường
2.1
10
Trong nghề Làm vườn cần nhiều loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật Nếu sử dụng không đúng sẽ gây ô nhiễm môi trường, nhất là môi trường đất,
nước, không khí Vì vậy, cần lưu ý mấy điểm sau :
Trang 11
>
CG
DD
2.2 Han ché dùng thuốc hoá học bảo \ Vệ ` thực vật, nên thay thế bằng các chế phẩm sinh học Nếu có dùng thuốc-hoá học nhất thiết phải tuân thủ những quy định như : dùng đúng thuốc Tiểu lượng dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất, pha thuốc đủ dùng, thuốc thừa la không được để bừa bãi
3 Biện pháp vệ sinh an toàn thuc | ph n Sản phẩm của nghề Làm vườn đa ä là cho người như rau, quả Vì thế cầ i đệ vệ sinh an toàn thực phẩm như: 3 3.1 Han ché sit dung phan hod hoc, thudggne
ủ hoai cing nhu cdc ché phém sinh Roc 3.2 Né€u dung cac chat hod hoc dé bén Ï Ỉ
bảo thời gian cách li để hạn chế tối
sản phẩm ì
Ÿ phun cho rau, quả cần tính toán đảm
a các dư lượng hoá chất độc hại trong
Câu hỏi | 3
1 Em hãy nêu những mục tiêu cần phi đạt được sau khi học xong môn học này
2 Trình bày tóm tắt những nội dung ch Hong trinh mén học Nghề Làm vườn
3 Theo em để học tốt môn học này cẩn
hu ý những gì về phương pháp học tập ?
4 Em hãy nêu tóm tắt những biện phe ap.dam bao an toan lao déng, vệ sinh môi
trưởng và vệ sinh an toàn thực phẩm
Trang 12Chuong I THIET KE VUGN Thiết kế vườn và một số mô hìnhvườn | a ee RENE NN NNN EE NMEA NEON SESE NONE NONE NEN ENE NN NONE EEN EN ENE NEE SE NEE OEE SEE EE v v OE
- Hiểu được những yêu cầu và nội dung thiết kế vườn
I- THIET KE VUON
1 Khai niém
Thiết kế vườn là công việc đầu tiên của người lập vườn, nhằm xây dựng mô
hình vườn trên cơ sở điều tra, thu thập các thông tin về nguồn tài nguyên
thiên nhiên, về hoạt động sản xuất, kinh doanh trong khu vực và các yếu tố
về kinh tế — xã hội của địa phương
Thiết kế vườn phải hướng vào mục tiêu đặt ra của nhà vườn, đảm bảo tính khoa học, bền vững và tính kha thi cao
Thiết kế vườn tốt là yếu tố quan trọng đảm bảo cho hoạt động của vườn sau
này phát triển và đạt hiệu quả cao Vì vậy, việc thiết kế vườn có vị trí đặc biệt trong hoạt động của nghề Làm vườn
2 Yêu cầu
Muốn thiết kế vườn sản xuất một cách hợp lí, khoa học, đáp ứng mục đích
của chủ vườn và yêu cầu của thực tiễn sản xuất, cần nắm vững những yêu
cầu cơ bản của một vườn sản xuất |
Trang 13= % s ¬ S5 1t $
c) Sản xuất trên một cấu trúc nhiều tầng ©
Có nhiều mô hình vườn sản xuất khác nhau, ở các vùng sinh thái khác
nhau, nhưng đều phải đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau :
a) Dain bdo tinh da dang sinh hoc (rong vườn cây
Tinh da dang sinh hoc dam bảo sự tân bang sinh thái trong các hệ thống nông nghiệp Muốn có năng suất kinh tế cao, cần đảm bảo cân bằng cho
hệ sinh thái nông nghiệp Độc canh là một hệ sinh thái không ổn định,
rất mẫn cảm với các tác động của th ién nhiên Vi dụ : Độc canh dé phat Ee
sinh bệnh dịch Ệ
pane
Boi vay, dam bao tinh da dang sinhthoc cho vườn cây là một trong những yêu cầu quan trọng của vườn sản xuất (vừa góp phần ổn định canh tác, vừa đa dạng hoá những nguồn thu nhập đủa người làm vườn, vừa hạn chế rủi ro, thất bát) Tuy nhiên, tính đa dạng sjnh học không thể vận dụng một cách tuỳ tiện, thiếu cơ sở khoa học Dam bảo tính đa dạng sinh học không có nghĩa là đưa vào vườn cây càng nhiéu loài cây càng tốt Điều quan trọng là vườn sản xuất phải có một cơ cấu cấy trồng hợp lí Muốn thực hiện việc sử dụng cơ cấu cây trồng hợp lí trong vườn, có thể áp dụng các giải pháp sau : chia vườn thành nhiều lô, mỗi lô trồng một loài cây ; hoặc tiến hành xây dựng vườn cây nhiều tầng, mỗi tang là một hay một số loài cây Cũng có thể thực hiện việc trồng xen các loài cây cùng nhóm (xen mít với trám, cau VỚI cam ) ers we ee si an - au l5
b) Đảm bảo và tăng cường hoạt động sống củ của vi sinh vat trong dat
Trong đất có vô vàn các loài sinh vật sinh sống, trong đó vi sinh vật chiếm số lượng nhiều nhất Vị sinh vật trong đất phân giải các chất hữu cơ (bao gồm tàn dư thực vật, phân bón, xác c hết động vật và xác bản thân các vi sinh vật ) chuyển hố thành các chất vơ cơ là nguồn dinh dưỡng cho cây trồng Vì vậy, hoạt động của các tập đoàn vi sinh vật trong đất là một trong những yếu tố quyết định độ phì nhiêu của đất
Quá trình sản xuất nông nghiệp nói thung, làm vườn nói riêng là tạo ra các: điều kiện thuận lợi để cây trồng sản xuất chất hữu cơ với khối lượng lớn, tiền để của năng suất nông sản cao: Vì vậy, để có năng suất cao cần làm sao khai thác được nhiều nhất i nguồn nguyên liệu có san trong thiên nhiên
Trang 14tích đất nơng nghiệp, các lồi cây trồng được sinh trưởng, phat trién trén
cùng một tầng tấn, do đó còn để lãng phí rất nhiều nguồn nguyên liệu thiên
nhiên Vì vậy, để sử dụng tốt hơn tài nguyên thiên nhiên cần tiến hành sản xuất trên một cấu trúc nhiều tầng
3 Nội dung thiết kế vườn
Trước khi thiết kế cần điều tra cụ thể khu lập vườn về các mặt : tài nguyên thiên nhiên (các yếu tố khí hậu), tài nguyên đất, nước, tài nguyên sinh vật (cây trồng, sâu, bệnh, thiên địch ) ; các hoạt động sản xuất kinh doanh trong vùng (lưu thông, thị trường) Đồng thời cần có sự quan sát, nhận xét tỉ mỉ mọi hiện tượng diễn ra trên khu đất lập vườn Có như vậy, việc thiết
kế vườn mới phù hợp với điều kiện thực tế, đảm bảo tính khoa học và đáp
ứng mục tiêu của người làm vườn đặt ra |
Nội dung thiết kế vườn gồm 2 giai đoạn : a) Thiết kế tổng quát vườn sản xuất
Thiết kế tổng quát còn gọi là thiết kế địa điểm, nhằm xác định vị trí của
vườn trong không gian sinh sống và hoạt động sản xuất của con ngudi "Nội dung của thiết kế tổng quát là xác định vi tri các khu vực, bao gồm :
- Khu trung tâm : nhà ở và sinh hoạt của chủ vườn
— Khu I: cạnh khu trung tâm, có vườn cây, kho, chuồng trại
- Khu II : thường bố trí trồng cây ăn quả — Khu II : khu sản xuất hàng hoá chủ yếu
- Khu IV : bế trí trồng cây lấy gỗ và chắn gió bảo vệ vườn
- Khu V : khu tái sinh rừng tự nhiên
Người chủ vườn tuỳ điều kiện cụ thể của mình có thể thực hiện (2- 3) khu hoặc tất cả các khu
b) Thiết kế các khu vườn
14
Sau khi xác định vị trí các khu (thiết kế tổng quát), người ta tiến hành thiết kế cụ thể cho từng khu Mỗi khu gắn với mục đích sử dụng khác nhau nên
yêu cầu thiết kế có khác nhau
Ví du : Vườn gia đình (khu ]) nên thiết kế thành nhiều khu nhỏ như : khu
trồng các loại rau, khu trồng cây ăn quả, khu trồng hoa, cây cảnh (hay cây
Trang 15ua
hu
Hình 1.1a Mô hình thiết kế vườn trên đất dốc ˆ 1 Băng cây xanh ; 2 Rãnh giữ nước ; 3 Đất canh tác.: |
Đối với vườn cây ăn quả (khu ID nội dung thiết kế cụ thể gồm 2 phần : thiết kế khu đất lập vườn (lập đai rừng phòng hộ, chia lô, làm đường đồng
mức ) và thiết kế cây trồng trong vườn Đối với vườn cây ăn quả, thiết kế cây trồng trong vườn nhằm đảm bảo hình thành các điều kiện sinh thái thích hợp và phát triển sản xuất bền vững Trong hoàn cảnh cụ thể của nước ta (khí hậu nóng, ẩm) cần thiết kế vườn cây ăn quả theo hướng có
nhiều tầng tán Ưu tiên phát triển các loài cây bản địa có năng suất cao,
Trang 16II - MOT SO MO HINH VUON SAN XUAT Ở CÁC VÙNG SINH THÁI KHAC NHAU | | 1 Vườn sản xuất vùng đồng bang Bắc Bộ a) Đặc điểm | — Đất hẹp, cần tận dụng diện tích, bố trí hợp lí cơ cấu cây trồng — Mực nước ngầm thấp, cần có biện pháp chống hạn a
— Mùa hè có nắng gắt, gió tay nóng, mùa đông có các đợt gió mùa đông bắc lạnh, ẩm và khô Vì vậy, cần có các biện pháp hạn chế tác động xấu do
thời tiết gây ra | |
b) Mô hình vườn
16
Vườn được bố trí trên đất thổ cư, liền kể với nha 6 Trong vudn tréng (1 — 2) loại cây ăn quả chính, xen kẽ với các loại cây khác có yêu cầu điều kiện
sống khác nhau (những cây ưa sáng ở tầng trên, những cây chịu bóng râm như cây gừng, riểng ở tầng dưới ) Cây ăn quả mới trồng, chưa khép tán,
có thể tận dụng đất trồng rau, đậu Những cây ăn quả như chuối, đu đủ bố _
trí trồng rải rác quanh vườn Một số cây ăn quả thân to, cao, có tán rộng (mít, bưởi ) nên trồng quanh vườn cho bóng râm ngả ra phía ngoài vườn Trong vườn có ao để thả cá và cung cấp nước tưới cây lrên mặt ao làm giàn trồng mướp, bầu, bí Góc vườn gần ao bố trí trồng rau, cây thuốc và cây gia vị Chuồng nuôi gia súc bố trí xa khu nhà ở Ngoài cùng của vườn ˆ
là hàng rào bảo vệ Có thể trồng cây vừa để làm hàng rào, vừa chắn gió Mô hình này được thiết kế theo hệ sinh thái VAC (hình 1.2)
Trang 17Ne 2 Vườn sản xuất vùng đồng bằng Nam Bộ
_ ø) Đặc điểm |
— Đất thấp, tầng đất mặt mỏng, tầng dưới thường bị nhiễm mặn, nhiễm phèn — Mực nước ngầm cao, mùa mưa dễ bị ting
vr tt: „vn
a
— Khí hau có 2 mùa TO, ret,: mùa: HA đệ Đi, hgập ứng, mùa khô nắng hạn CÁ VỤ, Binds
b) Mô hình vuon mye “VIE
ng ‘ ee btd ¥ od
do — Vườn : Do mặt đất thấp, sông, “Tạch nhiều nên khi lập vườn phải vượt đất | cao bằng cách đào mương, lên liếp (uống) Kích thước của liếp và mương phụ thuộc vào chiều cao đỉnh lũ, độ đầy tầng đất mặt, độ sâu tầng phèn, loại cây trồng và chế độ canh tác trong vườn Thường những nơi đỉnh lũ
4 5
2) cao, tầng đất mỏng, tầng phèn nông, lên liếp đơn, rộng khoảng 5m Nơi có cñ đỉnh lũ vừa, tầng đất mặt dày, lên liếp « đơi rong khoang 10m Quanh vườn có "m đê bao để bảo vệ vườn trong mùa mưa, ngăn mặn, giữ nước ngọt Đê bao
ín § g Ề ĐC
bố | còn dùng làm đường giao thông và trồng cây chắn gió Dé bao có cống
chính để lấy nước vào mương và các cống nhỏ để điều tiết nước
ng
^ Cơ cấu cây trồng tuỳ theo điều kiện đất đai, nguồn nước, thị trường tiêu thụ àm mà lựa chọn cho phù hợp Nhiều nơi trồng đừa, dưới dừa là cây ăn quả :
và cam, quýt, bưởi, nhãn, sầu riêng, 6i Ngoài r ra, còn trồng xen rau, khoai,
(on - đậu khi cây ăn quả chưa khép tán 10
> - Ao: Trong loai vườn VAC này, muong giữ vai trò của ao Không đào mương sâu quá tầng phèn hay tang sinh phèn Bề rộng của mương bằng 1/2 bề rộng của liếp (luống) Cũng có nơi đào thêm ao bên cạnh nhà
Trang 183 Vườn sản xuất vùng trung du, miền núi
a) Đặc điểm |
— Diện tích đất rộng, nhưng dốc nên đất thường bị rửa trôi, nghèo chất dinh dưỡng, chua Cần chú ý chống xói mòn và cải tạo đất
— Ít có bão nhưng rết và có sương muối
— Nguồn nước tưới khó khăn
b) Mô hình vườn
Do đặc điểm đất rộng, dốc nên ngoài vườn quanh nhà, còn hình thành các
dạng vườn đổi, vườn rừng, trang trại (hình 1.4) © |
— Vuodn nhà : thường bố trí ở chân đồi, quanh nhà, đất bằng và ẩm Trong vườn trồng các loại cây ăn quả như cam, quýt, chuối, đu đủ, vải Vườn rau
bố trí cạnh ao để tiện tưới nước
- Vườn đổi : xây dựng trên đất thoải ít dốc, thường trồng cây ăn quả lâu
7 năm (mơ, mận, hồng, cam, bưởi) hay cây công nghiệp như chè, cà phê
Họ Giữa các cây này có thể trồng xen cây ngắn ngày (cây họ Đậu, cây lấy củ) re — để che phủ đất và có thu hoạch
Để chống xói mòn đất, trong vườn phải trồng cây theo đường đồng mức, có hệ thống mương nhỏ và bờ cản nước xen kế chạy theo đường đồng mức
— Vườn rừng : là loại vườn được trồng cây theo nhiều tầng, nhiều lớp và có nhiều
loại cây xen nhau ở trên các loại đất có độ đốc cao (20 — 30)” Trong loại vườn rừng này, ở trên cao, thường còn lại một số khoảng rừng thứ sinh, người ta giữ lại
để tiến hành tu bổ, chăm sóc và trồng bổ sung cây lấy gỗ (mỡ, bồ đề, lát hoa )
Trang 19chat “ong | rau | lau thiéu ` yuon Lữ lại 0a ) -V†i-B 4 Vườn sản xuất vùng ven biển Bo Phan Heng (Nanv a) Dac diém — Đất cát, thường bị nhiễm mặn và nước tưới ngấm nhanh ~ Mực nước ngầm cao Ễ | — Thường có bão, gió mạnh làm di cầu b) Mô hình (hình 1.5)
— Vườn : được chia thành các ô có Hộ cát bao quanh, trên bờ trồng cây phi
lao kết hợp trồng mây để bảo vệ và cỗ tác dụng phòng hô Có nơi trồng cây
tre làm hàng rào bảo vệ quanh vườn,hhưng giáp bờ tre người ta đào mương
để chứa nước nuôi cá và hạn chế rễ đây tre ăn vào vườn hút chất màu Bên ngoài vườn về phía biển trồng một bằng rừng bằng cây phi lao để chắn gió và cát cho cây trong vườn mm"
Trong vườn trồng các loại cây ăn quê chịu được gió, bão, tán cây thấp như cam, chanh, táo Ngoài ra, nên trồrið xen các cây họ Đậu, khoai lang, củ D „2 : đậu có tác dụng vừa che phủ đất gi Ÿ ẩm, vừa góp phần cải tạo đất
_ — Ảo; thường được đào cạnh nhà, có f IỂ nuôi cá, tôm Trên bờ ao trồng dừa — Chuồng nuôi : được làm ở cạnh ao đỆ tiện làm vệ sinh và lấy phân nuôi cá
So sánh sự khác nhau và giống nhau pitta các mô hình vườn
2 Liên hệ với thực tế địa phương, em thãy so sánh và đối chiếu để tìm điểm
giống và khác nhau với các mô hình vười đã học
Trang 20' Bài đọc thêm -
Thi ết kể một số loại vườn
I- THIẾT KẾ VƯỜN CÂY ĂN QUẢ
Thiết kế vườn cây ăn quả (khu ID được thực hiện như sau :
1 Chuẩn bị khu đất lập vườn
20
Vườn cây ăn quả cần đặt ở nơi có đầy đủ ánh sáng Vì vậy, ở những địa điểm
có độ dốc (sườn đồi) cần chọn các hướng dốc đông nam, hướng nam Các
hướng đốc khác : đông bắc, tây bắc, hướng đông có thể bố trí trồng các
loại cây lâm nghiệp, hoặc nếu trồng cây ăn quả, phải có đai rừng phòng hộ Thiết kế vườn cây ăn quả trên đất dốc, đất đồi, việc chuẩn bị phức tạp hơn,
bao gồm :
a) Lập đai rừng phòng hộ : nhằm mục đích hạn chế rửa trôi, xói mòn đất, giữ nước cho đất trong mùa khô, ngăn cản gió, hạn chế sương giá, sương muối - Một đai rừng thường được trồng (1 — 2) hàng cây chính, (2 — 3) hàng cây phụ
và cây bụi Những cây trồng làm đai rừng thường là phi lao, bồ kết, bạch đàn,
keo lá tràm, keo tai tượng, song mây, cốt khí, muồng đen Nếu khu lập vườn đã có rừng phòng hộ, có thể tận dụng mà không cần lập đai rừng Cũng có thể tan dụng những cây rừng được giữ lại lúc khai phá lập vườn
b) Chia lô, làm đường đồng mức, ruộng bậc thang : nhằm mục đích chống xói mòn, bảo vệ đất, giữ nước Các lô đất trồng cây ãn quả chiếm khoảng 85% diện tích đất tự nhiên, đường đi lại khoảng 5%, còn 10% là những băng cây chắn gió giữ nước dọc theo đường đồng mức và ngăn cách giữa các lô Đất có độ dốc (4 -.10)” thì thiết kế lô, hàng rào theo đường đồng
mức Khoảng cách giữa các đường đồng mức là (3 - 4)m (với độ dốc lớn)
hoặc (Š — 6)m (với độ dốc trung bình) Lập hệ thống mương rãnh cản nước và tiêu nước dọc sát theo đường đồng mức
Trang 212 Thiết kế cây trồng trong vườn
— Vườn cây ăn quả ở mỗi vùng có thể khác nhau, nhưng đều được thiết kế
nhằm đảm bảo hình thành các điều kiện sinh thái thích hợp và phát triển
sản xuất bền vững Ưu tiên phát triển các loài cây bản địa có năng suất caö
và phẩm chất tốt
Trong điều kiện thời tiết khí hậu nóng ẩm của Việt Nam, cần thiết kế vườn
_ cây ăn quả theo kiểu có nhiều tầng tán
Cơ cấu giống cây ăn quả trong vườn : Trước hết chon môt Số giống địa slong cay an q | giong di phương có sức chịu đựng tốt, có khả năng chống chịu sâu, bệnh, sinh trưởng, liểm Các phát triển tốt Dần dần có thể đưa các giống mới ở nơi khác vào Giống mới
phải có những đặc tính tốt hơn giống địa phương, hoặc những đặc tính quý các mà giống địa phương chưa có (như : mùi VỊ ngon, màu sắc đẹp, cất giữ và )Ộ hon, bảo quản được lâu, cho thu hoạch sớm hay muộn hơn giống dia phuong ) Khi đưa giống cây mới vào vườn cây ăn quả cần lưu ý nghiên cứu kĩ những đặc điểm sinh thái của nơi nguyên sản, cần quan tâm đến khả năng chống chịu sâu, bệnh hại Cây ăn quả hầu hết là cây lâu năm, nếu không có khả: Buu nang chống chịu sâu, bệnh sẽ không mang lại hiệu quả kinh tế cao, vườn
mete Me cây cũng không thể phát triển duoc Dé hạn chế tác hại của sâu, bệnh, tăng
khả năng chống chịu sâu, bệnh của các giống cay nhập từ vùng ngoài vào, vườn biện pháp hữu hiệu là dùng cây ghép (ghép mầm của giống cây mới lên ó thể gốc ghép là giống cây địa phương)
Tuỳ theo cơ cấu giống cây được lựa chọn đề trồng, căn cứ vào điều kiện hống đất đai, tiểu khí hậu của vườn để bố trí cây trồng theo các tầng tán Tầng oang cao la những cây có tán nhỏ, lá thưa, nhỏ Tầng giữa trồng các loài cây có hững chiều cao thấp hơn và có yêu cầu cường độ ánh sáng trung bình Tầng dưới giữa trồng những cây chịu bóng Thời gian đầu, cây chưa khép tán, có thể tận đồng dụng đất trồng lạc, đậu, đỗ, khoai, sắn Ở nước ta, nông dân có kinh
lớn) nghiệm xây dựng vườn cây ăn quả nhiều tầng rất đa dạng, phong phú _
nuoc
Ví dụ : Vườn trồng sầu riêng (tầng trên), tầng giữa là măng cụt, tầng dưới trồng bòn bon Có nơi trồng sầu riêng hoặc nhãn (tầng trên), tầng giữa là theo cam, quýt, tầng dưới trồng dứa Điều quan trong là xác định cơ cấu giống - dốc cây sao cho vườn phát triển bền vững và mang lại hiệu quả kinh tế cao dap lránh đưa các giống cây vào vườn một cách tuỳ tiện, thiếu cơ sở khoa học,
Trang 22
Khi thiết kế cây trồng trong vườn cần lưu ý việc trồng cây theo hàng Để
nâng cao mật độ cây có thể trồng hàng kép, trồng dày trên hàng và thưa
hơn giữa các hàng Vùng đồi núi, cây trồng theo đường đồng mức và trồng
so le theo kiểu nanh sấu, không trồng theo ô vuông
II- THIẾT KẾ VƯỜN TRANG TRẠI
Vườn trang trại (khu HD là sự tiếp nối của vườn cây ăn quả, có quy mô lớn
hơn Ở đây có thể trồng cây ăn quả, cây công nghiệp, một số cây lương thực, kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm, ong ; nếu có điều kiện có thể
nuôi hươu, nai |
1 Chuan bị địa điểm lập vườn
Khi chọn và chuẩn bị địa điểm lập vì vườn cần chú ý một số điểm sau :
— Chuẩn bị nguồn nước : Nhu cầu nước của vườn trang trại rất lớn, chẳng
những để tưới cây mà còn phục vụ chăn nuôi Cần thiết kế các hồ, đập
nước ở trên cao và bố trí hệ thống mương tự chảy xuống theo đường vòng vào các điểm dự trữ nước dưới thấp
- Đường đi trong vườn cần thiết kế hợp lí để xe ra, vào thuận tiện khi cần chăm sóc vườn cũng như lúc thu hoạch Cần bố trí đường đành riêng cho
xe tải và máy kéo để tránh đất bị nén chặt và bảo vệ các đường chính
— Bảo vệ những đổi cây và khu rừng tự nhiên : còn lại quanh vườn để ‘gop phan bao vé trang trai, can gio
- Lập hàng rào chan gió để bảo vệ cây trồng, vật nuôi trước khi đưa cây
trồng, vật nuôi vào Hàng rào chắn gió được trồng từ (3 — 5) hang cay Cay
chắn gió yêu cầu phải mọc nhanh, khỏe, chống chịu tốt với điều kiện khí
hậu bất lợi, có khả năng cố định đạm để cải tạo đất và cho thu hoạch các
sản phẩm phụ phục vụ vườn (quả, hạt, gỗ, củi, thức ăn cho gia súc, chất
phủ đất) |
- Đối với địa điểm lập vườn có độ dốc lớn hơn 15° cần thiết kế kiểu bậc thang để chống xói mòn
2 Thiết kế các hàng cây trồng xen -
Đặc điểm của vườn trang trại là có những hàng cây trồng xen Hàng cây
Trang 23- lớn ơng Mm _cây Cây ì khí ì các chất
các băng cây trồng chính, đồng thời cung cấp lá xanh cho gia súc, cung cấp chất hữu cơ phủ đất và cho thu hoạch một số sản phẩm phu
Hàng cây trồng xen được bố trí theo đường đồng mức Khoảng cách hàng
cây trồng xen (chiều rộng của băng cây trồng chính) tuỳ thuộc vào đặc
điểm của cây trồng chính trồng trong băng Thông thường khoảng cách này từ (3 = 5)m Cây trồng xen tốt nhất là cây họ Đậu và được trồng trước, cây trồng chính trên băng trồng sau
3 Cây trồng chính trên băng
Cây trồng chính trên băng của vườn trang trại có thể là cây ăn quả (chuối, dứa, mơ, mận ), có thể là cây công nghiệp (chè, cà phê ), có thể là các loại ngũ cốc (lúa cạn, ngô, cao lương, sắn ) Những cây trồng trong vườn trang trại chủ yếu mang tính hàng hoá trồng với quy mô lớn Vì vậy, khi thiết kế vườn loại này cần tính đến thị trường tiêu thụ và khả năng chế biến, bảo quản
II - VƯỜN RỪNG
Vườn rừng (khu IV) khác rừng tự nhiên ở chỗ, những cây trong vườn được lựa chọn theo mục đích của chủ vườn Vườn rừng được thiết kế nối tiếp với vườn trang trại Ở loại vườn này người ta trồng nhiều loại cây có hiệu quả kinh tế cao
Cơ cấu cây trồng bao gồm : cây lấy gỗ, cây lấy quả, hạt, cây làm thức ăn gia súc, cây làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, cho nghề thủ công, cây làm thuốc, cây tinh dầu, cây cho sơn | _
Dat dai va địa điểm đề thiết kế vườn rừng thường là nơi không thích hợp cho
vườn quả hoặc cây lương thực Vì vậy, vườn rừng được thiết kế để tự nó có thể tồn tại, phát triển mà không đòi hỏi sự chăm sóc nhiều của con người Những cây trồng đầu tiên ở vườn rừng là những cây tiên phong, có đặc
điểm mọc nhanh, phát triển nhanh, có khả năng chống chịu tối Thông
thường là những cây họ Đậu, cây làm thức ăn cho gia súc
Những cây trồng tiếp theo là những cây được lựa chọn trên cơ sở có hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện nơi lập vườn Điều đáng lưu ý là phải trồng xen nhiều loại cây, nếu trồng thuần sẽ phát triển kém
Bên cạnh việc trồng cây, người ¡a kết hợp chăn ni các lồi gia súc ăn cỏ
(trâu, bò, đê )
Trang 24Cải tạo, tu bổ vườn tạp
- Biết được đặc điểm của vườn tạp
- Hiểu rõ nguyên tắc và các bước cải tạo, tu bổ vườn tạp -
I- DAC DIEM CUA VUON TẠP Ở NƯỚC TA
24
- Đa số vườn mang tinh tự sản, tự tiêu là chủ yếu Vườn là nơi cung cấp | rau, củ, quả, củi đun, cây thuốc cho nhu cầu sinh hoạt của gia đình Do | diện tích vườn nhỏ hẹp nên sản phẩm vườn mang tính tự cung, tự cấp Tính - chất này khiến cho vườn trở nên manh mún, hạn chế việc áp dụng khoa học © Kĩ thuật và áp dụng các biện pháp cai tao dat
_ — Cơ cấu giống cây trồng trong vườn được hình thành một cách tuỳ tiện, tự ˆ phát Chính vì vậy vườn càng thêm manh mún
- Cây trồng trong vườn phân bố, sắp xếp không hợp lí gây ra sự lấn chiếm không gian của nhau, tranh chấp chất dinh dưỡng trong đất, kìm hãm sự -
_ sinh trưởng, phát triển của cây
— Giống cây trồng trong vườn thiếu chọn lọc, kém chất lượng, năng suất,
phẩm chất kém Do thiếu hiểu biết và không nắm bắt thông tin kịp thời nên có nhiều giống cây trồng mới cho năng suất, phẩm chất cao đã không được -
đưa vào trồng trong vườn Chính vì sử dụng các giống thiếu chọn lọc, cơ cấu giống và sự sắp xếp cây trồng trong vườn không hợp lí, nên hầu hết các ' vườn gia đình sử dụng không hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên |
quy gia (anh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, các loài sinh vật có ích )
Những tồn tại nêu trên đòi hỏi vườn phải được cải tạo, đây là một yêu cầu cấp bách trong nghề Lầm vườn Chỉ có cải tạo vườn mới khắc phục được
những hạn chế, khai thác được tiềm năng dồi dào của vườn, dua nghé Lam vườn lên một bước phát triển mới, đáp ứng đòi hỏi của đất nước trong thời
kì cơng nghiệp hố — hiện đại hoá
ŠNoo0
02
H
Trang 25Me A SRE — (FQ Œœ m5), 3 0 3 Tinh ia hoc én, tu chiém am su suat, Ƒ ời nén : được ỌC, CƠ ết các nhiên
II- MỤC ĐÍCH CẢI TẠO VƯỜN age
Căn cứ vào điều kiện cụ thể của tung dia phương từng gia đình mà việc cải
tạo vườn hướng tới những mục đích cụ thể khác nhau Song mục đích chung và chủ yếu khi cải tạo các loại vườn cần phải đạt được là :
— lãng giá trị của vườn thông qua tác sản phẩm sản xuất ra Cải tạo vườn nói chung phải nhằm đáp ứng nhu‡cã âu thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng Muốn vậy, người làm vườn phải t tìm hiểu thị trường cần sản phẩm øì, chất lượng ra sao Trên cơ sở đó TÁC định loài cây, giống cây cần trồng trong vườn để thoả mãn yêu cầu datira Như vậy, mục đích của cải tạo vườn là sản xuất nơng sản hàng hố vagsan phẩm của vườn phải đủ sức cạnh
tranh trên thương trường Có như vậy vuon mdi tao ra gid tri cao, góp phần
tăng thu nhập, cải thiện đời sống ƒ_
~ Sử dụng triệt để nguồn tài nguyên) thiên nhiên Muốn sử dụng có hiệu quả cao nguồn tài nguyên thiên nhiên (ba đai, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, các loài sinh vật có ở địa phương ) cần tập trung vào việc thay đổi cơ cấu giống, thay đổi các giống cây trồng trong vườn, thay đổi cách sắp xếp, bố trí vị trí các loài cây, áp dụng các bien pháp kĩ thuật tiên tiến trong quá trình trồng, chăm sóc và thu hoạch en pham
_ 8tr
LHI — NGUYÊN TÁC CẢI TẠO VƯỜN „
Công việc cải tạo vườn cần được thực hiện trên các nguyên tắc sau :
š
1 Bám sát những yêu cầu của một viễn sản xuất
Vườn tạp sau khi được cải tạo phải đảm bảo những yêu cầu cơ bản của vườn sản xuất, đó là :
& gi
i,
— Dam bao tinh da dang sinh hoc trong vuon
— Bảo vệ đất, tăng cường kết cấu đất thành phan các chất hữu cơ và sự hoạt động tốt của hệ vi sinh vật đất Ễ
— Vườn có nhiều tầng tán |
Ciú ý : Cải tạo vườn tạp không có: "nghĩa là chuyển vườn cây đang trồng nhiều loài cây khác nhau thành vườn chỉ trồng thuần một loài cây Ngược lại, khi nói cần đảm bảo tính đa dạn sinh học cho vườn cây cũng không có nghĩa là đưa vào vườn càng nhiều lôi cây càng tốt Điều cốt lõi là đưa vào vườn một cơ cấu cây trồng hợp lí với ‡ những giống cây có giá trị kinh tế cao và bền vững
Trang 26
2 Cai tao, tu bổ vườn phải dựa trên những cơ sở thực tế, những điều kiện cụ
thể của địa phương, của người chủ vườn và chính khu vườn cần cải tạo Câi tạo, tu bổ vườn tạp không thể tiến hành tuỳ tiện, thiếu căn cứ khoa học
cũng như điều kiện cụ thể cho phép Vì vậy, trước khi quyết định cải tạo
vườn cần điều tra cụ thể về nguồn tài nguyên thiên nhiên ở địa phương nơi
có vườn (vẻ đất trồng, khí hậu, nguồn nước, sinh vật ) cũng như rà soát lại
khả năng về lao động, cơ sở vật chất, kĩ thuật, nguồn vốn, trình độ chuyên
môn Một nội dung nữa không thể bỏ qua là tình hình tiêu thụ sản phẩm
của thị trường, thị hiếu người tiêu dùng Trên cơ sở đó lập kế hoạch cài
tạo vườn mới chính xác và hiệu quả
IV ~ CÁC BƯỚC THUC HIEN CAI TAO, TU BO VUON TAP
Quy trinh thuc hién cai tao, tu bổ vườn tap gồm các bước :
Xác định Điều tra các Lập hiện trạng, >» Muc dich yếu tổ liên kê hoạch
phân loại cải tạo quan đến _ cải tạo vườn vườn tạp cải tạo vườn
1 Xác định hiện trang, phan loại vườn
Xác định nguyên nhân tạo nên vườn tạp (do thiết kế sai, do trình độ và khả năng thâm canh kém hay do hướng đầu tư kinh doanh, sản xuất không
ro rang) | |
2 Xác định mục đích cụ thể của việc cải tạo vườn
Mục đích cụ thể của cải tạo vườn có nhiều tuỳ theo điều kiện của mỗi gia
đình, thực trạng của vườn tạp hiện tại mà chủ vườn lựa chọn
Ví dụ : Mục đích cải tạo vườn tạp để chuyển sang vườn sản xuất sản phẩm hàng hoá (cây ăn quả ) hoặc để nâng cao năng suất của vườn Trên cơ sở
xác định rõ mục đích cải tạo mới có kế hoạch cụ thể phù hợp và tiến hành
các bước tiếp theo | |
3 Điều tra, đánh gia các yếu tố có liên quan đến cải tạo vườn
26
Các yếu tố liên quan đến cải tạo vườn bao gồm : — Các yếu tố thời tiết, khí hậu, thuỷ văn
Trang 27ì Cụ học tạo nơi t lại yen 14m cal gia Ơ SỞ 1anh 4 Lập kế hoạch cải tạo vườn Câu hỏi
_1 Em hãy cho biết vì sao phải cải tạo cắc vườn tạp hiện nay ?
~ Các loại cây trồng có trong vùng, tình hình sâu, bệnh hại cây trồng — Cac hoạt động sản xuất, kinh doanh trong vùng có liên quan
- Các tiến bộ kĩ thuật đang áp dụng ở địa phương có liên quan (giống mới, Kĩ thuật mới )
— Tình trạng đường xá, phương tiện Biäo thông
Lập kế hoạch cải tạo vườn tạp bao gdm những công việc sau : — Vẽ sơ đồ khu vườn tạp hiện tạ }
~ Thiết kế khu vườn sau cải tạo =
~ Lén kế hoạch cải tạo cụ thể từng phần của vườn (thời gian thực hiện từng nội dung công việc cải tạo) "
Sưu tầm các giống cây có giá trị kinh tế cao, phẩm chất cây giống tốt theo dự kiến ban đầu và phù hợp mụẻ tiêu đề ra của cải tạo vườn
Khi sưu tầm các giống cây để trồng trong vườn, cần lưu ý nguồn gốc, xuất xứ Tuyệt đối tránh mua cây giống ngồi chợ khơng rõ nguồn gốc Đối với cây lâu năm càng hết sức thận trọng Chủ vườn nên liên hệ với các cơ quan khoa học (như Trường Đại học Nông nghiệp, Trường Cao đẳng, Trung cấp Nông nghiệp ; các Viện Nghiên cứu rau quả của Trung ương, Viện cây lương thực thực
phẩm, Viên Nghiên cứu di truyền Nông nghiệp ; Các Trung tâm tuyển chọn và nhân giống cây trồng, hội làm vườn ) để được tư vấn về lựa chọn giống tốt,
phù hợp với địa phương va mila cay giống tại Các Cơ SỞ này
— Cải tạo đất vườn : dự kiến cải tạo đến đâu thì làm đất tới đó, không cày (cuốc) xới toàn bộ khu vườn Bón phân hữu cơ, đất phù sa (nếu có điều
kiện) để tăng dinh dưỡng và số lượng các loài sinh vật trong đất
Một điểm cần lưu ý trong quá trình cải tạo vườn là cải tạo từng phần,
không làm ồ ạt Một thời gian nhất định sau khi cải tạo xong, ta có một
vườn sản xuất hoàn chỉnh theo thiết cế ban đầu đã vạch ra
2 Khi cải tạo vườn tạp cần dam bao những nguyên tắc gì ?
3 Trình bày các bước thực hiện cải tạo vườn tạp Trong các bước đó, theo em cần lưu ý những điểm gì ? "mm
4 Sau khi học xonig bài này, em có dự kiến cụ thể gì để cải tạo vườn của gia đình mình ?
Trang 28
Thực hanh:
Quan sat, m6 ta mét s6 m6 hinh vườn ở địa phương |
- Nhận biết và so sánh được những điểm giống nhau và khác
nhau của các mô hìnhvườn -
— Phân tích ưu, nhược điểm của từng mô hình vườn ở địa phương trên cơ sở những điều đã học
— Thực hiện đúng quy trình, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường 5£ V/ 3⁄ 1 Chuẩn bị — = Vở ghi, bút viết | oe | — Đọc trước nội dung cần khảo sát, tìm hiểu thực tế (có trong bài thực hành này) ~ Doc ki bai li thuyết - Bài 1 “Thiết kế vườn và các mô hình vườn" 2 Quy trình thực hành Quy trình thực hành như sau :
Quan sát Khảo sát cơ Thu thập các Phân tích,
_ địa điểm »| cấu cây trồng thông tin nhận xét,
| lâp vườn - trong vườn khác có liên | | đánh giá hiệu
ye | _ quan - | qua cta vuén
Buc 1 Quan sat dia diém lap vudn
~ Dia hinh : bằng phẳng hay đốc, gần hay xa đồi núi, rừng
— Tính chất của đất vườn
Trang 29nh BOO chác rong sinh x Ki DEAR thực ich, - cét, ¡ hiệu vườn
— Nguồn nước tưới cho vườn — Vẽ sơ đồ khu vườn
Bước 2 Quan sắt cơ cấu cây trồng trong vườn
- Những lơại cây trồng trong vườn : cây trồng chính, cây trồng xen, cây
làm hàng rào, cây chắn gió
— Công thức trồng xen, các tầng cây
'Bước 3: Trao doi VỚI chủ vườn để biết được thông tin khác liên quan đến vườn — Thời gian lập vườn, tuổi của những cây trồng chính
— Lí đo chọn cơ cấu giống cây trồng trong vườn
— ˆ Thu nhập hằng năm của từng loại cây trồng chính, phụ và các nguồn thu
khác (chăn nUÔI ) -
— Như cậu thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm
— - Đầu tư, hang nam của chủ vườn, chi phí cho vật tư, kĩ thuật trong vườn (giống, 'phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc điều tiết sinh trưởng )
i Các biện Php ki thuat chu yeu ¢ da ap dung (bao gồm cả những tiến bộ ki thuat) 7
— Nguồn nhân lực phục VỤ VƯờn
= - Tình Hình cự thể về chăn nuôi, nuôi cá của gia đình — _ Những kinh nghiệm trong hoạt động c của nghề Làm vườn
`: Bước, 4 Phân tích, nhận xét và bước đầu đánh giá hiệu quả của các mô hình
: _Vườn có ở địa phương
— “Đối chiếu với những điều đã hoe, tap phan tich, nhận ; xét ưu, nhược điểm của từng mô hình vườn Ý kiến đề xuất của bản thân
— Trên cơ sở đó đánh giá hiệu quả của vườn -3 Đánh giá kết quả
— Sau buổi thực hành, từng nhóm học sinh làm một báo cáo theo các nội
- dung nêu trén
— Mỗi nhóm cử:đại diện trình bày báo cáo kết quả tại lớp theo sự phân
Trang 30Thực hành : - Khảo sát, lập kế hoạch cải tao, tu bổ một vườn tạp
— Biết điều tra và thu thập thong tin cần thiết cho việc cải tạo, tu bổ một vườn tạp cụ thể (vườn trường hoặc vườn gia đình) - Vẽ được sơ đồ vườn tạp trước và sau khi cảitạo _
— Xác định được r nội dung cần cải tạo và lập kế hoạch thực hiện
1 Chuẩn bị
- Giấy khổ lớn, bút chì, bút da (để vẽ sơ đồ vườn)
— Vở ghi, bút viết
~ Phiếu khảo sát vườn tạp ở địa phương (mẫu ở cuối bài)
— Thước dây, một số cọc tre (để đo kích thước khu vườn)
— Đọc kĩ bài lí thuyết ~ Bài 2 "Cải tạo, tu bổ vườn tạp” ị Hp 2 Quy trình thực hành _ Quy trình thực hành lập kế hoạch cải tao, tu bổ một vườn tap như sau : , Nhận xét, — _—
Xác định đánh giá, Vẽ sơ đồ | ‘Thiet ke
muc tiéu chỉ ra những vườn tạp "| sơ đồ vườn
cải tạo vườn tồn tai cần sau cải tạo cải tạo
ì `
Dự kiến giống | Dựkiến Lên kế hoạch cây trồng | _ cải tạo cải tạo cho trong vườn đất vườn từng giai đoạn
Trang 31
10, , tu aue ké won tao
Bước 1 Xác định mục tiêu cải tạo vườn trên cơ sở kết quả đã khảo sát Bước 2 Nhận xét, đánh giá những điểm: ‘bat at hop li cua vườn tạp, những tồn
tại cần cải tạo ễ 0, — Hién trang mặt bằng của vườn tp £ các c khu trồng cây, ao, chuồng, nhà đường đi — Cơ cấu cây trồng, các giống cây đang có trong vườn — lrạng thái đất vườn |
Bước 3 Vẽ sơ đồ vườn tạp
Bước 4 Thiết kế sơ đồ vườn sau khi ¢ cai tao Do đạc và ghi kích thước cụ _ thể các khu trồng cây trong vườn, đường đi, ao, chuồng
Bước 5 Dự kiến những giống cây trồng sé dua vao VƯờn Bước 6 Dự kiến các biện pháp cải tạo đất vườn
Bước 7 Lên kế hoạch cải tạo vườn cho từng giai đoạn cụ thể 3 Đánh giá kết quả
Sau bài thực hành, môi nhóm học sinh hlàm n một báo cáo với nội dung sau : — Đánh giá, nhận xét hiện trạng của vườn tạp cần cải tạo
~ Các kết quả điều tra, thu thập được để làm Căn cứ cải tạo ~ Bản vẽ thiết kế khu vườn trước và Sau cai tao
~ Du kién cơ cấu giống cây trồng (rong vườn | ~ K€ hoach cai tao vudn cho tig giai doan
Trang 32PHIẾU KHẢO SAT MỘT VƯỜN TẠP Ở ĐỊA PHƯƠNG — Tên chủ hộ : — Trình độ văn hố : ® sms e &6 4 e8 n ° $Ó — Dân tộc : — Nơi Ởở: tu, ° e .8 46 9, 1n $“e.e<e - Tổng diện tích vườn : m’ TT | cây đang có Ởở vườn Các loại - Diện tích (m*) hoặc SỐ cây Nơi trồng Hiệu quả Vườn nhà | Vườn trường kinh tế Ghi chú WM BW Ne
— Các loại cây trồng xen trong vườn (cây thời vụ ngắn ngày) : - Nguồn gốc mua cây giống (chợ, trung tâm khuyến nông) : — Dia hình khu vườn :
— Nguon nt nudc :
— _ Các giống cây quý có ở ở địa phương — ˆ Những Kĩ thuật chủ yếu đã tực hiện:
— Khan nang tiéu 1 thus san n phẩm * vườn (nhu c cầu của a thi trường) :
_ _ Tính chất chủ ` yếu của đất vườn (đồng bằng, đất đổi đốc, đất dốc hay trung
bình, XẤấU) : Q00 000cc n TT n n n n n n n n n nn nn ng n2 xxx
- Ý muốn cải tạo vườn của chủ vườn :
— Sơ đồ của khu vườn tạp chưa cải tạo :
~ Lực lượng lao động của gia đình :
Trang 33Chuong II VUGN UGM VA PHUONG PHAP NHÂN GIONG} Vườn ươm cây giống a ` a
- Biết được những yêu cầu ( hon địa điểm lập vườn ươm cây giống
- Biết được những căn cứ thiết kế và cách bố trí các khu trong
vườn ươm cây giống #- Doeeenene apeeosens I- TAM QUAN TRONG CUA VUGN ƯƠM CÂY GIỐNG Ễ,
¬ Trong nghề Làm vườn cũng như trong sản xuất trồng trọt nói chung, giống cây trồng giữ vai trò quan trọng, góp : phan quyét định năng suất và phẩm ¬_ / chất nông sản sau thu hoạch Muốn cémang suất cây trồng cao và ổn định, muốn nông phẩm có chất lượng tốt dap \ ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội ngày càng cao, đòi hỏi trước tiên phải ‹ có nhiều giống cây trồng tốt Có giống tốt rdi, mot phan K thuật quan tiộng tiếp theo là nhân giống phục vụ
, giống cây trồng được tiến hành ở iT uom 1a rất cần thiết, nó đáp ứng
nhiệm vụ cơ bản sau :
nem | - Chọn lọc và bồi ¡ dưỡng giống tốt
tính công nghiệp
Râm Vườn ươm có vai tro quan trọng như tây nên cần có sự đầu tư thích đáng,
“ tra nhân) trước tiên là khâu thiết kế, xây dung viện
3.NLV11-A
PffettipljSiseij
Trang 34Il - CHON DIA DIEM, CHON DAT LAM VUON UOM 34
Xuất phát từ nhiệm vụ của vườn ươm, người ta phân ra hai loại :
~ Vườn ươm cố định : là loại vườn ươm giải quyết cả hai nhiệm vụ nêu trên
— Vườn ươm tạm thời : là loại vườn ươm chỉ thực hiện nhiệm vụ nhân
giống cây trồng là chủ yếu
Đặt vườn ươm ở đâu, trên loại đất nào là phì hợp ?
Cả hai loại vườn ươm này khi xây dựng đều phải chọn địa điểm dam bao những yêu cầu sau :
— Điều kiện khí hậu phù hợp với yêu cầu của các giống cây trồng trong vườn - Đất có kết cấu tốt, tầng đất dày, có khả năng thoát nước và giữ nước tốt Nên chọn chân đất cát pha, đất thịt nhẹ (loại đất phù sa là tốt nhất) Tuyệt đối không chọn chân đất cát, đất thịt nặng, đất sét Đất có độ pH = 5 - 7, mực nước ngầm sâu (0,8 — 1)m là phù hợp Tuy nhiên, nếu ở vườn ươm ° gieo trồng cây trong bầu thì chỉ cần chọn đất có điều kiện thoát nước tốt — Địa thế đất : Đất chọn làm vườn ươm nên có địa hình bằng phẳng hoặc hơi đốc (3 - 4)°, có đủ ánh sáng, thoáng gió, tốt nhất chọn địa điểm có đai
rừng chắn gió a |
— Dia điểm lập vườn ươm phải gần đường giao thông, gần vườn san xuất,
gần khu nhà ở để tiện chăm sóc, bảo vệ và vận chuyển cây giống k ~ Địa điểm lập vườn ươm phải gần nguồn nước tưới Yêu cầu này cần lưu ý đối với những vườn ươm ở vùng đồi núi
III- NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ LẬP VƯỜN ƯƠM
Trong hai loại vườn ươm cố định và tạm thời, vườn ươm cố định đòi hỏi VIỆC thiết kế hoàn chỉnh, khoa học và có phần phức tạp hơn Khi xây dựng vườn ươm cố định cần dựa trên những căn cứ sau : | — Muc dich và phương hướng phát triển của vườn sản xuất Vườn sản xuất có mục đích sản xuất hàng hoá với những sản phẩm thuộc cây ăn quả, cây công nghiệp, rau, hoa Do đó, đòi hỏi nguồn cây giống có phẩm chất tốt, đáp ứng nhu cầu của thị trường Quy mô sản xuất từng chủng loại cây trồng đòi hỏi vườn ươm cung cấp đủ số lượng cây giống kịp thời Phương hướng phát triển của vườn sản xuất trong tương lai cũng cần được xem xét khi thiết lập vườn ươm cố định |
Trang 35am bao VƯờn ude tot Tuyét: -5—7, ươm fa c tỐ ag hoac 1 có đai an xuat, ần lưu ý đòi hỏi ây dựng sản xuất quả, cây chất tốt, loại cây Phương xem xél 3 NLV11—-B
— Nhu cầu về cây giống có giá trị cao của địa phương và các vùng lân cận Ngoài việc cung cấp cây giống tốt cho vườn sản xuất, vườn ươm cây giống còn có thể cung cấp cây giống tốt cho các địa phương có nhu cầu Vì vậy, khi quy hoạch, thiết kế vườn ươm cần căn cứ vào nhu cầu của thị trường cây giống trong từng thời Kì
- Điều kiện cụ thể của chủ vườn như : điện tích đất lập vườn ươm, khả năng về vốn đầu tư, lao động và trình độ hiểu biết về khoa học làm vườn (đặc biệt là kiến thức về giống và sản xuất cây giống trong vườn)
IV - THIET KE VUON UOM
Thông thường vườn ươm cây giống được thiết kế làm 3 khu (hình 5)
1 Khu cây giống
Gồm 2 khu nhỏ :
— Khu trồng các giống cây đã được chọn để lấy hạt, tạo gốc ghép
— Khu trồng các giống cây quý để cung cấp cành phép, mat ghép, cành chiết, cành giâm, hạt nhằm sản xuất cây con giống
2 Khu nhân giống
Gồm các khu nhỏ :
— Khu gieo hạt làm cây giống và tạo gốc phép Khu ra ngôi cây gốc ghép
Khu giâm cành và ra ngôi cành giâm làm cây giống _ Khu ra ngôi cành chiết để làm cây giống
Trong khu nhân giống cân bố trí nhà ươm cây có mái che (dùng lưới pôliêtlen (PE) phản quang) để bảo vệ cây giống thời kì đầu còn non yếu Diện tích nhà lưới tuỳ thuộc quy mô của vườn ươm Ngoài ra, trong khu nhân giống cần bố trí hệ thống ống dẫn nước có vòi phun sương, đèn chiếu sáng, bể chứa nước, bể ngâm phân ; các đường trục, bờ lô làm lối đi lại chăm sóc cây con giống
3 Khu luân canh
Trang 36
nhằm cai tao, nang cao độ phi của đất Sau một, hai năm cần luân canh, đổi
vị trí giữa các khu thuộc khu nhân giống với khu luân canh (Vì hằng năm khi xuất cây giống đã đào mất lớp đất mặt, làm cho đất vườn ươm xấu dần,
nên cần cải tạo)
Xung quanh vườn trồng cây vừa để bảo vệ, vừa là đai phòng hộ chắn gió cho vườn | h I me Khu nhân giống “CHÍ i HỆ 1 a Khu luan canh ! i | i \ a! : `: Tm Hh | Ị | 1 2 3 2 1 ! I | Khu cây giống Khu nhân giống ! |L_ JI I
Hình 5 Sơ đồ khu vườn ươm cây giống
Địa điểm chọn làm vườn ươm cần đảm bảo những yêu cầu gì ? Khi thiết kế vườn ươm cần dựa vào những căn cứ nào 2
Câu hỏi
1 2
3 Vườn ươm nên bố trí thế nào cho đúng ?
Em hãy liên hệ với thực tế địa phương để rút ra những điểm đúng, sai và
những điểm cần bổ sung
Trang 37
Phuong phap nhân giống "bằng hạt _
— Hiểu được những điểm : cần chú ý khi nhân giống bằng hạt và kĩ
- Biết được ưu, nhược điểm của phương pháp gieo hạt |
thuat gieo hat
LIA
Gieo hat là phương pháp nhân giống cổ truyền Từ xa xưa con người đã dùng hạt sau khi ăn quả để gieo làm cây giống Phương pháp này còn được
gọi là phương pháp nhân giống hữu tính
ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG BẰNG HẠT
1 Ưu điểm
Theo em nhân giống bằng hạt có những wu diém gi ? — Ki thuat don gian : Sau khi thu hoạch quả, lấy hạt gieo
— Cay con mọc từ hạt sinh trưởng Khỏe; bộ rễ ăn sâu ; có khả năng thích ứng rộng với điều kiện ngoại cảnh Tuổi thọ của vườn cây cao
— Hệ số nhân giống cao, sớm cho cây giống : Từ một quả cho nhiều hạt, lấy hạt gieo sẽ cho nhiều cây con và chỉ sau khi gieo từ 2 đến 6 tháng (tuỳ giống) đã có cây giống để trồng Như vay, trong một thời gian ngắn có thể cung cấp được số lượng lớn cây giống phục vụ sản xuất
- Giá thành để sản xuất cây giống thấp sai VÀ 2 Nhược điểm
Nhân giống bằng hạt có nhiều wu điểm nêu trên, nhưng trong làm vườn người ta ít áp dụng Vì sao ?
Trang 38He
khác loài, khác giống, khó giữ được những đặc tính, hình thái, năng suất và
chất lượng của cây giống ban đầu
— Đa số cây giống mọc từ hạt lâu ra hoa, kế quả vì phải trở lại giai đoạn phát dục non trẻ từ đầu Thường sau khi gieo (3 — 6) năm (tuỳ giống) cây mới ra hoa, kết quả (trừ một số giống cây như đu đủ, dưa, táo ta là sớm cho qua)
— Cây giống mọc từ hạt thường cao, cành mọc thẳng, cành trong tán cây
mọc lộn xộn gây khó khăn cho việc chăm sóc, thu hoạch : Do những nhược điểm chủ yếu trên, ngày nay phương pháp nhân giống bằng hạt chỉ được sử dụng trorig 3 trường hợp sau :
— Gieo hạt sản xuất cây làm gốc ghép
— Chỉ gieo hạt đối với những giống chưa có phương pháp nhân giống tốt hơn — Gieo hạt để lai tạo giống mới và phục tráng giống
II- NHỮNG ĐIỂM CẨN CHÚ Ý KHI NHÂN GIỐNG BẰNG HAT 1 Chọn hạt giống tốt Chọn hạt giống theo trình tự 3 bước sau : Chọn cây mẹ tốt r Chọn quả tốt Vv Chọn hạt tốt
a) Chọn ‹ cây mẹ tốt : Từ giống tốt muốn nhân giống, chọn những cây điển | hình mang đầy đủ những đặc tính tốt của giống đó
b) Chọn quả tốt : Trên cây đã chọn, chỉ chọn những quả to, có hình dạng
đặc trưng của giống, quả nằm phía ngoài, giữa tầng tấn, màu sắc đẹp, - không có vết sâu, bệnh 4 Bit c) Chọn hạt tốt : Chỉ chọn lay hat to, may, chac, hinh dang c cân đối, không : | có vết sâu, bệnh 2 Gieo hat trong diéu kién thich hop 38
a) Thoi vu gieo hạt : Hạt cần được gieo vào các tháng có nhiệt độ thích ` hợp đối với từng giống để hại nảy mầm tốt Ví dụ :
~ Cây ăn quả ôn đới : (10 ~ 20)°C
Trang 39uat va Em hay nêu tên những cây ăn quả có ở địa phương và cho biết thời vụ gieo
hạt thích hợp của từng loại cây đó
n phát b) Đát gieo hạt : Đất phải tơi xốp, thoáng, có day đủ ôxi, độ ẩm (70 — 80)% ndi ra độ ẩm bão hoà là điều kiện tốt cho hạt nảy mầm
ua)
ncây 3 Cân biết đặc tính chín của hạt để có biện pháp xử lí trước khi gieo
Ví du :
giống — Hạt hồng chín sinh lí chậm nên phải xử lí ở nhiệt độ thấp (5°C) trước khi
gieo mới nảy mầm tốt
— Hạt vải, nhãn, na đã chín sinh lí đầy đủ khi thu hoạch quả nên cần gieo hơn ngay, nếu để lâu sẽ mất sức nảy mầm
— Một số giống, hạt có vỏ cứng như hạt đào, mơ, mận phải đập nứt lớp vỎ cứng, hoặc ngâm nước, xử lí hoá chất trước khi ø1eo và phải bao quản hat 0 dicu kiện nhiệt độ thấp và khô vì trong hạt có nhiều dầu
II- KĨ THUẬT GIEO HẠT
1 Gieo hat trén luéng
Cac khâu kĩ thuật chủ yếu bao gồm :
a) Làm đất : Đất phải được cày bừa, cuốc xới kĩ đảm bảo tơi xốp, bằng
y điển phẳng, sạch cỏ dại
| b) Bón phân lót đầy đủ : Chủ yếu là bón phân chuồng hoai mục, phân hữu ¡ dạng - co vi sinh va phan lan supe
c đẹp, c) Lén luống : Luống gieo hạt phải đảm bảo thoát nước tốt, đi lại chăm
| sóc thuận lợi Luống cao (15 - 20)cm ; mặt luống (60 —- 80)cm ; rãnh
không - luống (40 — 50)cm Chiều dài luống tay dia thé dat d) Xử lí hạt trước khi gieo
e) Gieo hạt : Hạt được gieo thành hàng hoặc hốc trên luống ; độ sâu lấp thích: hạt từ (2 — 3)cm (tuỳ theo đường kính của các loại hạt)
Mật độ hạt gieo trên luống :
- Có thể gieo đày với khoảng cách giữa các cây là : 2cm x 3,5cm, khi cây có lá thật thì ra ngôi trồng trong bầu hoặc trên luống
_— Gieo thưa với các khoảng cách : 20cm x 20em, 20cm x 15cm
Trang 40
ø) Chăm sóc sau khi gieo
~ Tưới nước : Luôn đảm bảo độ ẩm dat (70 — 80)% độ ẩm bão hoà
— XớI xáo phá váng sau mưa — Làm có thường xuyên
~ Tỉa bỏ những cây sinh trưởng kém, dị dạng, sâu, bệnh
— Bón phân thúc : Bón thúc bằng nước phân chuồng pha loãng tỉ lệ 1/10, 1/15 hoặc phân N pha nồng độ 1%
— Thường xuyên theo dõi và phòng trừ sâu, bệnh hai
2 Gieo hạt trong bầu
Đây là một tiến bộ kĩ thuật cần được ứng dụng phổ biến vì có nhiều ưu điểm : 7 — Giữ được bộ rễ cây hoàn chỉnh nên tỉ lệ sống cao khi trồng ra vườn sản xuất — Thuận tiện cho việc chăm sóc, bảo vệ cây | — Chi phi sản xuất cây giống thấp
— Van chuyền cây đi xa dễ dàng và tỉ lệ hao hụt tiấp Khi gico hạt trong bầu cần chú ý :
— Sử dụng bầu là túi PE màu đen có đục lỗ ở đáy
— Chất dinh dưỡng trong bầu tốt': chủ yếu là đất phù sa, đất mặt giầu dinh dưỡng trộn với phân chuồng hoại mục, phan lan vi sinh, _phân hữu cơ
vị sinh |
- Kĩ thuật chăm sóc tiến hành đây đủ như gieo hạt trên luống
Chú ý : Gieo hạt trên luống hay gieo hạt trên bầu, để cây sinh trưởng tốt cẩn _ làm giàn che hoặc vườn ươm cố mái che ánh sáng trực xạ Ở giai đoạn đầu
Câu hỏi
40
1 Em hãy nêu những ưu, nhược điểm của phương pháp nhân giống bằng hạt
2.0 địa phương em, người dân có sử dụng phương pháp nhân giống bằng hại không ? Vi sao ?