1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

7 điều bất ngờ đối với nhà quản lý trẻ doc

6 236 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 107,19 KB

Nội dung

7 điều bất ngờ đối với nhà quản trẻ Hầu hết các nhà quản và lãnh đạo đều hiểu 1 điều rằng mọi thứ sẽ thay đổi khi họ trở thành sếp và họ sẽ phải thay đổi bản thân và kỹ năng làm việc hiện tại để thích ứng với công việc mới. Tuy nhiên, dù chuẩn bị rất kĩ càng nhưng những nhà quản non trẻ này sẽ mắc phải một số lỗi ngớ ngẩn không thể ngờ tới. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu vào từng điểm dễ dàng gây ra sự hiểu nhầm cho nhà lãnh đạo và giúp họ sẵn sàng cho vị trí đó, dù đó là quản 1 tập đoàn lớn, 1 phòng ban hay 1 nhóm nhỏ. 1. Bạn không thể tự điều hành tất cả hoạt động trong công ty Là một nhà quản lý, bạn cần hiểu rằng công việc của mình sẽ không liên hệ trực tiếp với các hoạt động diễn ra trong dự án và công ty. Vì vậy, hãy thay đổi tư duy về việc này, thay vì cố gắng tự làm mọi việc thì bạn nên sử dụng nhân lực và lãnh đạo để hoàn thành việc đó. (Mặc dù điều này là 1 lẽ dĩ nhiên, tuy nhiên không phải nhà quản nào cũng làm được điều đó). Để chuẩn bị tâm cho sự thay đổi này, bạn nên: • Sử dụng nhân lực hiệu quả • Chỉ tham gia những buổi họp bắt buộc • Hỏi xem liệu bạn có cần thiết phải tham gia vào mảng nào không hay chỉ cần đợi báo cáo thôi • Không nên chỉ đạo quá nhiều. Khi nhân viên đặt câu hỏi, việc đầu tiên bạn nên làm là hỏi ý kiến của họ. • Trợ giúp nhân viên khi họ cần giúp đỡ. 2. Bạn không cần đưa ra 100% quyết định Là một nhà quản lý, mục tiêu bạn cần đạt được là khi có bất cứ vấn đề gì xảy ra thì nhân viên hoàn toàn có khả năng tự giải quyết. Một số người hiếm khi tự tin vào bản thân, đến nỗi chạy đi hỏi ý kiến sếp trong mọi hoàn cảnh. Điều này sẽ gây ra cách làm việc thụ động và giảm hiệu suất làm việc cũng như tính tự lập của nhân viên. Sau đây là một số tip dành cho bạn: • Phổ biến mục tiêu và tầm nhìn tương lai của công ty cho toàn thể nhân viên, đào tạo và hướng dẫn họ thêm về khả năng đưa ra quyết định, dựa vào lợi ích của công ty. • Tạo 1 hệ thống và cơ cấu công ty nơi mà nhân viên của bạn hiểu cần phải làm gì và thực hiện nó như thế nào • Giới thiệu các công cụ hữu ích và hướng dẫn họ cách sử dụng. • Hãy giúp nhân viên của bạn hiểu rằng mắc lỗi là 1 phần quan trọng trong quá trình phát triển bản thân. • Đặt niềm tin vào nhân viên của bạn và tin tưởng vào những gì họ đang làm. 3. Sẽ rất khó để nắm bắt mọi câu chuyện Không có nhân viên nào muốn để lọt tin xấu đến cấp trên của mình. Và có 1 sự thực là, khi bạn nhận được tin đó, thì nó đã được “Tam sao thất bản” và trở nên khó tin cậy. Tuy nhiên, bạn cần nguồn tin chính xác để quản trị hiệu quả, vì vậy hãy thu thập mọi thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Để tránh rơi vào vấn đề này, bạn nên: • Thường xuyên đi dạo quanh công ty để nắm bắt được tình hình thực tế và phát triển mối quan hệ với nhân viên. • Xây dựng mối quan hệ tốt với nhà cung cấp và khách hàng. Cố gắng hỏi thăm và nói chuyện với họ ít nhất là 1 tuần 1 lần. • Phân tích tình trạng của các cổ đông và giao tiếp với họ để chắc chắn rằng bạn hiểu họ đang nghĩ gì. 4. Mọi việc bạn làm đều mang 1 thông điệp cụ thể Là một nhà quản lý, mỗi lời nói và hành động của bạn đều có trọng lượng rất lớn. Mọi người sẽ bắt đầu thắc mắc, phân tích xem tại sao bạn làm nói/làm như vậy, và diễn giải thông điệp đằng sau đó. Bên cạnh đó, tâm trạng của bạn cũng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của nhân viên. Mọi nhà quản đều cần trở thành tấm gương cho nhân viên dù họ có muốn hay không. Vì vậy, bạn cần thận trọng trong mọi lời nói và hành động, 1 hành động vô tình cũng sẽ gây hiểu lầm nghiêm trọng. Vậy bạn nên làm gì trong trường hợp này? • Sử dụng ngôn từ đơn giản và rõ ràng khi giao tiếp • Hãy chắc chắn rằng nhân viên hiểu mọi điều bạn nói • Sử sụng ngôn ngữ hình thể và áp dụng vào thực tế để truyền tải thông điệp • Kể 1 câu chuyện có ý nghĩa và ẩn chứa 1 bài học trong công việc và cuộc sống • Trở thành tấm gương tốt cho nhân viên 5. Bạn không phải là sếp của tất cả mọi người Mặc dù hiện tại bạn đang là sếp trong công ty, nhưng bạn không phải là người đứng đầu hoặc sếp của tất cả mọi người (Một người chủ doanh nghiệp vẫn phải chăm sóc và phục vụ khách hàng). Sẽ luôn có một người cần báo cáo từ bạn, vì vậy đừng tự cho bản thân là số 1. Là một nhà quản lý, bạn nên biết người mà bạn cần báo cáo là ai, và luôn cố gắng chăm chỉ làm việc để đạt được sự ủng hộ của mọi người xung quanh. Sau đây là một số lời khuyên hữu ích dành cho bạn: • Củng cố mối quan hệ tốt với các bậc lãnh đạo trong công ty. • Đoàn kết với tất cả mọi người, đặc biệt là người mà bạn cần báo cáo, và tăng sự tin tưởng từ họ • Thường xuyên chia sẻ về thông tin và nguồn lực với các thành viên trong công ty. 6. Đáp ứng yêu cầu của cổ đông không phải là ưu tiên đầu tiên Những nhà cổ đông thường yêu cầu giám đốc điều hành thúc đẩy giá cổ phiếu hoặc lợi nhuận công ty càng cao càng tốt. Tuy nhiên, đó chỉ là mục tiêu ngắn hạn, mà những mục tiêu dài hạn còn quan trọng hơn nhiều. Vì vậy, bạn cần lưu tâm đến vấn đề này hơn và cần bằng giữa lợi ích của cổ đông và công ty. Ví dụ như, bạn có thúc ép nhân viên đây nhanh tiến độ làm việc chỉ vì sếp đang giục bạn? Nếu giám đốc điều hành công ty có hành động không phù hợp với 1 số nhân viên của bạn, thì bạn sẽ làm gì? Từ đó, bạn sẽ biết đâu là ưu tiên của mình. Tạp chí Doanh nhân 247 xin gửi 1 số tip đến bạn đọc: • Hiểu rõ hơn về những gì bạn muốn và liệu chúng có phù hợp với công ty không. • Hiểu tầm nhìn tương lai của công ty và đưa ra các quyết định dựa trên những điều đó. Bên cạnh đó, hãy thưởng và khen ngợi thái độ và hành vi tốt của nhân viên. • Phát triển chiến lược rõ ràng cho đội ngũ nhân viên và phải phù hợp với chiến lược của tập đoàn. • Thu hút và tuyển dụng nhân tài hoặc những người phù hợp với hướng đi của công ty. 7. Dù sao đi chăng nữa, bạn vẫn chỉ là 1 con người bình thường Là một nhà quản lý, bạn cần nhớ rằng vị trí hiện tại không làm bạn trở nên tốt lên hay giỏi hơn những người khác. Bạn sẽ mắc lỗi, và những người xung quanh sẽ đánh giá và có nhiều ý kiến trái chiều về nó. Tuy nhiên, công việc đó giúp bạn trở nên có trách nhiệm hơn, và bạn cần chứng tỏ điều đó. Vì vậy, hãy lắng nghe một số lời khuyên sau: • Biết khiêm tốn, cảm ơn và khen thưởng cho những người giúp đỡ bạn và công ty trong những lúc khó khan, hoạn nạn. • Chịu trách nhiệm với chính bản thân mình • Sử dụng “Trí tuệ cảm xúc” để gắn kết với đồng nghiệp, gia đình và bạn bè . 7 điều bất ngờ đối với nhà quản lý trẻ Hầu hết các nhà quản lý và lãnh đạo đều hiểu 1 điều rằng mọi thứ sẽ thay đổi khi. thích ứng với công việc mới. Tuy nhiên, dù chuẩn bị rất kĩ càng nhưng những nhà quản lý non trẻ này sẽ mắc phải một số lỗi ngớ ngẩn không thể ngờ tới.

Ngày đăng: 11/03/2014, 09:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w