Tình hình nhập khẩu thép phế liệu và các biện pháp nâng cao hiệu quả NK thép phế liệu.doc
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu của nền kinh tế Thế giới, cácnước chuyển từ đối đầu sang đối thoại, hợp tác, quan hệ trên cơ sở hai bên cùngcó lợi, cùng nhau phát triển kinh tế Xu thế này đã góp phần tích cực vào sự tăngtrưởng và phát triển của một số nước trên thế Đặc biệt là đối với Việt Nam, thựctrạng nền kinh tế sau chiến tranh giành độc lập hoàn toàn, tiến tới xây dựng, ổnđịnh và từng bước phát triển kinh tế: Việt Nam là một nước có nền kinh tế nghèonàn, lạc hậu, đời sống nhân dân còn quá thấp so với các nước trên thế giới Tìnhhình đó đòi hỏi nước ta phải có sự đổi mới cho phù hợp với xu thế chung của thếgiới Quan điểm mở rộng hợp tác kinh tế của Việt Nam được thể hiện rõ trongđại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, VIII: Thực hiện đường lối kinh tế đối ngoạitheo hướng mở rộng quan hệ kinh tế với tất cả các nước trên nguyên tắc bìnhđẳng, tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi Thực hiện đa phương hóa, đa dạng hóacác quan hệ quốc tế, phấn đấu thực hiện mục tiêu “ Dân giàu,nước mạnh, xã hộicông bằng và văn minh”.
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở nước được thực hiện thông qua việcmở rộng các hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài, tín dụng nướcngoài… Trong đó, hoạt động xuất nhập khẩu có tầm quan trọng hơn cả, là yếu tốquan trọng thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh Nhập khẩu là để bù đắp nhữngmặt hàng còn thiếu mà nền trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất nhưngkhông đủ để đáp ứng nhu cầu trong nước Cơ cấu nhập khẩu củaViệt Nam chủ
Trang 2yếu bao gồm những mặt hàng sau: máy móc thiết bị, khoa học kĩ thuật, côngnghệ mới và nguyên vật liệu phục vụ cho phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở hạtầng ở nước ta.
Trong giai đoạn trước đây, thép là mặt hàng quan trọng trong cơ cấu nhậpkhẩu của nước ta vì đây là mặt hàng cần thiết cho nhiều ngành công nghiệp, xâydựng nhà xưởng, cơ sở hạ tầng phục vụ cho nhiều ngành sản xuất nói chung Tuynhiên, việc nhập khẩu thép thành phẩm chỉ là biện pháp trước mắt và tình thế.Do đó, vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước phải đẩymạnh hoạt động sản xuất theo hướng ngày càng nâng cao chất lượng và sảnlượng thép Tuy nhiên, vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp luyện kim nói chunglà nguồn nguyên liệu đầu vào cho luyện kim mà chủ yếu là thép phế liệu sẽ đuợclấy ở đâu khi mà tổng sản lượng thu gom được trong nước chỉ đáp ứng được30% nhu cầu, vậy để đảm bảo sản xuất thép trong nước được ổn định thì 70%nhu cầu thép phế này phải được nhập khẩu từ nước ngoài (theo thống kê của BộCông nghiệp Việt Nam) Vì vậy, việc nhập khẩu thép phế liệu góp phần tích cựcvào sự ổn định và phát triển ngành luyện thép ở nước ta, từ đó thúc đẩy quá trìnhcông nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là động lực tích cực để xây dựng và cảitạo cơ sở của Việt Nam trong giai đoạn 2000- 2010.
Kết hợp giữa nhận thức nói trên và đợt thực tập tốt nghiệp vừa qua, em đã
chọn đề tài “Tình hình nhập khẩu thép phế liệu và các biện pháp nâng cao hiệu
Trang 3quả nhập khẩu thép phế liệu của Công ty công nghiệp tàu thuỷ Ngô Quyền” làm
đề tài cho bài thu hoạch thực tập tốt nghiệp Kết cấu của bài viết gồm có 2 chương:
Chương I Thực trạng nhập khẩu thép phế liệu của Công ty công nghiệp tàu thuỷNgô Quyền
Chương II Kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nhập khẩu thépphế liệu của Công ty.
Mặc dù bài viết chỉ đề cập tới tình hình riêng của Công ty công nghiệp tàuthuỷ Ngô Quyền về hoạt động nhập khẩu thép phế liệu, nhưng em cũng hy vọngđộc giả qua bài viết này có thể hiểu thêm phần nào về hoạt động nhập khẩu thépphế liệu nói chung của thị trường Việt Nam và từ đó có được sự quan tâm hơnnữa đối với vấn đề này.
Hoàn thành được bài báo thu hoạch này, em đã nhận được sự hướng dẫn vàgiúp đỡ tận tình, đầy trách nhiệm của Thạc sỹ Phạm Thị Mai Khanh và các anh,chị phòng kinh doanh tổng hợp cùng những cán bộ Công ty công nghiệp tàu thuỷNgô Quyền Nhưng vì thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp, tài liệu tham khảo cònhạn chế nên bài viết này không thể tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy em rấtmong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của các thầy, cô giáo và cácđộc giả để giúp em hoàn thiện bài viết này
Trang 5Công ty công nghiệp tàu thuỷ Ngô Quyền là đơn vị kinh doanh hạch toánđộc lập trực thuộc Tổng Công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (một trong 17Tổng Công ty lớn nhất của Nhà nước) được thành lập theo quyết định số 69/TTgdo Thủ tướng chính phủ ký và ban hành ngày 31/01/1996, trên cơ sở tổ chức lạingành công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam) Tổng Công ty công nghiệp tàu thuỷ ViệtNam (Viet Nam Shipbuilding Industry Corporation - Vinashin) được thành lậptheo quyết định số 69/TTg do Thủ tướng chính phủ ký và ban hành ngày31/01/1996, trên cơ sở tổ chức lại ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam.Vinashin hiện có 40 đơn vị thành viên, gồm: 29 đơn vị hạch toán độc lập, 7 đơnvị hạch toán phụ thuộc và 4 đơn vị liên doanh; tổng số công nhân viên lên tớitrên có khoảng 13000 cán bộ công nhân viên Các đơn vị thành viên củaVinashin nằm trên khắp đất nước trải dài từ Bắc tới Nam.
Tiền thân của Công ty công nghiệp tàu thủy Ngô Quyền là Xưởng phá dỡtàu cũ và sản xuất khí công nghiệp, hiện nay trụ sở chính của Công ty: số 234 -Lê Thánh Tông - Ngô Quyền- Hải Phòng, với tổng số công nhân viên là gần 200người có trình độ chuyên môn từ bậc trung học, đại học và một số đã tốt nghiệpcao học, Công ty làm ăn rất có hiệu quả (doanh thu hàng năm đạt 30%/năm).Hơn nữa, Công ty cũng được sự quan tâm và đầu tư đúng đắn từ các cấp có thẩmquyền và ban lãnh đạo nên hiện giờ Công ty cũng đã có những dây truyền côngnghệ đáp ứng được nhu cầu sản xuất
2)Cơ cấu tổ chức
Trang 6Trong Công ty công nghiệp tàu thủy Ngô Quyền, người có thẩm quyền caonhất là Giám đốc điều hành Vì đây là một đơn vị hạch toán độc lập nên tùythuộc vào tình hình thực tế của Công ty mà Giám đốc đưa ra các quyết định chophù hợp Giám đốc có toàn quyền chủ động quyết định mọi hoạt động sản xuấtkinh doanh của Công ty, với sự giúp việc của Phó giám đốc và bộ phận thammưu giúp việc trong 4 phòng hành chính nghiệp vụ Giám đốc ra chỉ thị vàtruyền đạt thông tin trực tiếp xuống các phòng ban tham mưu, và các phòng bantham mưu này lại xuống các xưởng trực thuộc mình quản lý (xem sơ đồ 1)
3/Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
Như đã trình bày ở trên, trong giai đoạn trước khi chuyển thành Công ty,với chức năng là một Xưởng sản xuất thuộc Tổng công ty Vinashin, Xưởng chủyếu tập trung vào 2 nhiệm vụ chính do Tổng công ty giao cho, đó là: phá dỡ tàucũ để lấy thép phế liệu và sản xuất khí công nghiệp Sau quyết định 94/1996-TCT của Vinashin về “Thành lập Công ty công nghiệp tàu thủy Ngô quyền”được Tổng giám đốc ký và ban hành ngày 20/2/1996, Công ty công nghiệp tàuthuỷ Ngô Quyền đã và đang thực hiện tốt các chức năng sản xuất kinh doanhtheo ngành nghề được phép như sau:1 Đóng mới và sửa chữa tàu thuỷ; 2.Sảnxuất khí công nghiệp để phục vụ công nghiệp trong tổng Công ty, trong ngành vàtiêu thụ sản phẩm cho nhu cầu thị trường; 3 Kinh doanh vật tư trang thiết bị chocác phương tiện thuỷ; 4.Tổ chức thực hiện các dịch vụ hàng hải; 5.Nhập khẩuthép phế liệu phục vụ cho ngành đóng tàu truyền thống của Tổng Công ty và đápứng nhu cầu trong nước đối với mặt hàng này
Trang 7Trong đó, Công ty đặc biệt chú trọng tới 2 hoạt động chính phù hợp vớichức năng và chuyên môn của mình, đó là: Nhập khẩu thép phế liệu và sản xuấtkhí công nghiệp Doanh thu từ các hoạt động này chiếm tỷ trọng lớn trong tổngdoanh thu của Công ty.
Trang 8SƠ ĐỒ 1: MÔ HÌNH TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY CNTT NGÔ QUYỀNGI M ÁM ĐỐC
Phó giám đốc sản xuất
Kế toán trưởng, phòng TK-TC, phòng KD
Phòng tổ chức h nh ành chính
Phòng kế hoạch sản xuất
Bộ phận Dịch vụ –
KD-Vật tư
Xưởng phá dỡ t u cành ũXưởng ôxy
Trang 9II TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU THÉP PHẾ LIỆU CỦA CÔNG TY CÔNG NGHIỆPTÀU THỦY NGÔ QUYỀN
1) Quản lý Nhà nước đối với hoạt động nhập khẩu thép phế liệu
Phù hợp với tình hình thực tế nước ta đang trong giai đoạn cất cánh, trướcnăm 1998 công cuộc xây dựng cơ sở hạ tầng đòi hỏi số lượng thép lớn Tronggiai đoạn này, thép là mặt hàng nhập khẩu quan trọng trong cơ cấu nhập khẩucủa nước ta vì đây là mặt hàng cần thiết cho nhiều ngành công nghiệp (đặc biệtlà ngành công nghiệp nặng), ngành xây dựng… Theo thống kê của Bộ côngnghiệp: để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thép trong nước thì cần phải nhập khẩu70%.
Tuy nhiên, nhập khẩu không phải là biện pháp hiệu quả và lâu dài cho cácnền kinh tế nói chung Vì vậy các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước đã đẩymạnh hoạt động sản xuất theo hướng ngày càng nâng cao chất lượng và sảnlượng thép để đáp ứng nhu cầu trong nước thay cho nhập khẩu, và nguyên liệuchính dùng cho luyện thép là thép phế liệu nhập khẩu chứ không phải là quặngkhai thác được ở trong nước Theo thống kê của Bộ công nghiệp hơn nửa lượngthép tiêu thụ trong nứoc là từ sản xuất trong nước, một nửa còn lại là nhập khẩu,trong đó 80% thép sản xuất trong nứơc là từ nguồn phôi nhập khẩu, trong sốphôi thép sản xuất trong nước lại phụ thuộc tới 70% nguyên liệu nhập khẩu từngoài vào Như vậy, Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào thị trường bên ngoài từthép thành phẩm, bán thành phẩm cho tới nguyên liệu đầu vào cho sản xuất.Sang năm 1998, nhà nước ta đã cho phép nhập khẩu thép phế liệu: Điều 3.5 của
Trang 10Thông tư 01/1998- TM- XNK (ngày 4/2/1998 Thông tư về cơ chế điều hành xuấtnhập khẩu ) có quy định “ Thép phế liệu và thép phá dỡ tàu cũ khi nhập khẩuphải có ý kiến của Bộ công nghiệp” Việc cho phép nhập khẩu đã làm cho sảnlượng thép phế liệu nhập khẩu vào nước ta tăng mạnh ở giai đoạn sau: Theothống kê của Cục hải quan 1998 là: trên 50000 tấn, 2000 là: 170000 tấn, đến năm2002 là: 261389 tấn, và theo dự báo: nếu các lò luyện kim cùng đưa vào hoạtđộng và ngành thép đạt công suất 2 triệu tấn phôi thép/năm thì nhu cầu đối vớithép phế liệu để phục vụ ngành luyện kim là rất lớn Thưc trạng này đã biến ViệtNam từ một nước nhập khẩu phôi thép và thép thành phẩm trở thành một thịtrường nhập khẩu thép phế liệu để phục vụ cho sản xuất phôi thép Chính vì vậy,chỉ một trở ngại nhỏ cản trở thép phế liệu nhập khẩu vào Việt Nam sẽ làm chocác lò luyện thép bị đình trệ vì đói nguyên liệu Để việc nhập khẩu thép phế đượctiến hành thuận lợi hơn , theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Sưa – Viện trưởng Viện luyệnkim đen: “ Nhà nước cần ban hành tiêu chuẩn về thép phế liệu cũng như cácvăn bản pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất thép nhậpkhẩu thép phế liệu” 1, theo ông Phạm Chí Cường- Phó Chủ tịch Hiệp hội ThépViệt Nam: “ Nhà nước cần nhanh chóng xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng chothép phế liệu nhập khẩu dựa trên tiêu chuẩn quốc tế thông dụng”2 Nhưng vềphía Bộ tài nguyên và môi trường, ông Nguyễn Khắc Kinh – Vụ trưởng Vụ thẩmđịnh và đánh giá tác động tài nguyên môi trường lại cho rằng: “Không thể cứnhập khẩu bừa thép phế liệu hoặc mua tàu cũ về phá dỡ tràn nan ở Việt Nam để
1, 2, 3, 4: "Ng nh thép trành mước nguy cơ đói nguyên liệu" - VIETNAM NET ng y 22 /10/2003ành m2
Trang 11lấy thép phế Việc thực hiện mục tiêu 1,5 triệu tấn phôi/ năm là cần thiết nhưngkhông phải làm ra thép bằng mọi giá”3 Cũng theo ông Kinh: “ năng lực xủ lýchất thải của Việt Nam hiện còn quá kém, nay lại để chất thải ngoại tràn vào thìViệt Nam sớm trở thành bãi giác”4 Như vậy, nguy cơ đói nguyên liệu cho ngànhsản xuất thép đang dần lộ diện bởi sự khập khễnh giữa tiêu chuẩn thép phế liệucủa Việt Nam với tiêu chuẩn Thế giới Trong khi đó, giá thép trên thị trường thếgiới có những biến động mạnh (giá các nguyên liệu cho luyện thép như: quặng,gang, thép phế, than cốc ) giá phôi thép; giá thành phẩm thép xây dựng, théptấm, lá liên tục tăng.
Trước tình hình đó, các chuyên gia ngành thép cảnh báo sản lượng théptoàn cầu sẽ sụt giảm hàng loạt sau những đợt nguyên liệu đầu vào tăng chóngmặt Cung- cầu thép đang rơi vào tình trạng hỗn loạn, không có đủ cung để đápứng cầu đang tăng quá nhanh Theo dự kiến, đến năm 2004, nhu cầu sẽ là936triệu tấn, tăng 5% so với 2003 và sẽ tiếp tục tăng trong tương lai Các chuyêngia ngành thép còn cho biết nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên là doTrung Quốc đang bước vào xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản làm cho nhu cầu vềthép tăng (2003 là 35 triệu tấn phôi, trong đó nhu cầu trong nước là trên 25 triệutấn) Ngoài ra, Mỹ đã xoá bỏ thuế nhập khẩu (thuế nhập khẩu= 0% ) đối với mặthàng thép làm cho nhu cầu thép của nước này cũng tăng mạnh Đây là nhữngnguyên nhân chính gây lên sự biến động lớn cho thị trường thép trên thế giới, vìMỹ và Trung Quốc là 2 quốc gia lớn và có tầm ảnh hưởng lớn đối với thị trườngThế giới.
Trang 12Tình hình trong nước và thế giới như vậy đã gây nên sự biến động lớn vềgiá thép ở Việt Nam: Đầu quý I/2004 là 6,4-6,5 triệu/tấn thép, vậy mà đến cuốiquý I- đầu quý II/2004 đã là 8,5- 9,3 triệu/tấn Chỉ trong một thời gian ngắn giáthép đã tăng chóng mặt Để bình ổn lại thị trường, Hiệp hội thépViệt Nam, TổngCông ty thép, tổ điều hành thị trường trong nước đã họp và kiến nghị với chínhphủ 4 biện pháp: 1.Thúc đẩy sản xuất phôi thép trong nước; 2.Tháo gỡ vấn đềnhập khẩu thép phế liệu để sản xuất phôi; 3.Kiểm tra mạng luới phân phối đểtránh đầu cơ; 4.Nhập khẩu thép thành phẩm khi nguồn cung trong nứơc chưa đủđáp ứng Bộ công nghiệp cũng có kiến nghị chính phủ sớm điều chỉnh các quyđịnh về việc nhập khẩu thép phế liệu theo hướng coi thép phế liệu là nguyên liệucơ bản của ngành thép.
Vì thép phế liệu là mặt hàng phế liệu, có ảnh hưởng tới môi trường ViệtNam, nên hoạt động nhập khẩu thép phế liệu vào nước ta sẽ do Bộ Tài nguyên –Môi trường toàn quyền quản lý, trên cơ sở đó Bộ ra quyết định số 03/2004/QĐ-BTN-MT ban hành ngày 02/04/2004 –“Quyết định của Bộ trưởng Bộ tài nguyênmôi trường về việc ban hành quy định về bảo vệ môi trường đối với phế liệunhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất”, theo Quyết định này: “Các cơ sở sản xuấtthuộc các ngành thép, giấy, thuỷ tinh và nhựa đều được nhập khẩu phế liệu vềlàm nguyên liệu sản xuất” Quy định này nhằm giúp các doanh nghiệp chủ độngcó nguồn ngyên liệu giá rẻ hơn để phục vụ sản xuất thép làm giảm giá thành sảnphẩm Tuy nhiên, không thể tiến hành nhập khẩu phế liệu bừa bãi, phế liệu nhậpvề phải đảm bảo tiêu chuẩn sau: “không lẫn tạp chất nguy hại; không lẫn chất
Trang 13thải, trừ tạp chất không nguy hại còn bám dính hoặc bị rời ra trong quá trình vạnchuyển, bốc xếp” Quyết định này cũng quy định một số điều kiện đối với cácdoanh nghiệp được phép nhập khẩu - chỉ những tổ chức, cá nhân có kho, bãidành riêng cho việc tập kết phế liệu nhập khẩu đảm bảo các điều kiện về môitrường trong quá trình lưu giữ phế liệu nhập khẩu; có đủ năng lực xử lý các tạpchất đi kèm với phế liệu nhập khẩu mới được phép nhập khẩu phế liệu.
Như vậy, hoạt động nhập khẩu thép phế đã được các Bộ, Ngành có liênquan quan tâm và tạo hành lang pháp lý thông thoáng nhằm giúp các doanhnghiệp được thuận lợi hơn khi tiến hành hoạt động kinh doanh này Sẽ không cómột trở ngại quá lớn nào về mặt pháp lý gây khó khăn cho các doanh nghiệp khitiến hành nhập khẩu thép phế vào Việt Nam:
Văn bản pháp lý điều chỉnh trực tiếp và hiện hành đối với nhập khẩu
thép phế liệu của Nhà nước ta là Quyết định số 03/ 2004/QĐ- BTN- MT của Bộtài nguyên môi trường ban hành ngày 02/04/2004
Thép phế liệu nằm trong danh mục những mặt hàng được phép nhập
khẩu theo quy định của Nhà nước.
Hiện nay Nhà nước không có quy định hạn ngạch nhập khẩu đối với
thép phế.
Thuế nhập khẩu thép phế liệu là 0%.
2) Kim ngạch nhập khẩu thép phế liệu của Công ty công nghiệp tàuthủy Ngô Quyền
2.1) Động cơ của hoạt động nhập khẩu thép phế liệu của Công ty côngnghiệp tàu thủy Ngô Quyền
Trang 14* Xuất phát từ nhu cầu thị trường:
Sắt thép được coi là một trong những mặt hàng có tầm quan trọng chiếnlược trong công cuộc xây dựng đất nước Đặc biệt ở nước ta hiện nay, trong sựnghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá, nhu cầu ngày càng cao đối với mặt hàngthép Khi kinh tế – xã hội phát triển thì nhu cầu của con người đòi hỏi ngày càngcao, có thể nói nhu cầu của con người là không giới hạn Hiện nay, nước ta cònlạc hậu, kém xa các nước trên thế giới (một phần là do bị chiến tranh tàn phátrong một thời gian dài) Vì vậy, đất nước cần phải chuyển mình, đổi mới nềnkinh tế - xã hội để bắt kịp với xu thế phát triển của toàn thế giới Nhưng để đạtđược mục tiêu đó, vấn đề cơ bản và cũng là nền tảng là phải xây dựng cơ sở hạtầng vững chắc để từ đó đặt nền móng cho đất nước đi lên (như một ngôi nhàmuốn vươn cao, vươn xa thì trước hết phải tạo được móng nhà vững chắc).Trong đó sắt thép đóng vai trò quan trọng, chiến lược trong sự nghiệp cách mạngcải cách cơ cấu kinh tế - xã hội của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhucầu về thép ngày càng tăng, trong khi nền công nghiệp khai thác quặng ở nước tacòn thấp kém chưa đủ để đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu của ngành luyện kim.Hơn nữa, thị trường thép trên thế giới đang có sự biến động mạnh (giá cả tăngchóng mặt) khiến cho giá nhập khẩu thép vào nước ta cao Trước tình hình đó,giải pháp trước mắt và cũng là lâu dài cho ngành thép ở nước ta là : nhập khẩuthép phế liệu về để sản xuất phôi thép phục vụ cho ngành luyện thép đáp ứngnhu cầu thép đang ngày càng gia tăng ở Việt Nam
*Đối với Công ty:
Trang 15Hoạt động nhập khẩu thép phế liệu là phù hợp với đặc điểm kinh doanhcủa Công ty- Ngành nghề truyền thống và cũng là xuất phát điểm của Công ty lànhập khẩu tàu cũ về để đóng mới và sửa chữa phục vụ nhu cầu trong nước vàxuất khẩu sang nước ngoài Cùng với việc nhập khẩu tàu cũ từ nước ngoài về,thay vì vận chuyển tàu không, Công ty vận chuyển thêm sắt thép phế nhập khẩutrên những con tàu nhập khẩu đó, tránh sự lãng phí và tiết kiệm được chi phínhập khẩu Hơn nữa, hoạt động đóng mới và sửa chữa tàu thuỷ của Công tycũng cần sử dụng lượng sắt thép phế liệu lớn, do đó thay vì mua lại ở thị trườngtrong nước, Công ty nhập khẩu trực tiếp thì giá sẽ thấp hơn.
Như vậy, hoạt động nhập khẩu thép phế liệu không chỉ giúp cho Công tytăng doanh thu và lợi nhuận trong kinh doanh mà còn đáp ứng kịp thời nhu cầuthị trường góp phần bình ổn lại thị trường thép trong nước và cũng không trái vớiquy định pháp luật Việt Nam.
2.2 Kim ngạch nhập khẩu thép phế liệu của Công ty công nghiệp tàuthủy Ngô Quyền
a) Giai đoạn 1996 –1999:
Như đã trình bày ở trên, tiền thân của Công ty công nghiệp tàu thủy NgôQuyền là Xưởng phá dỡ tàu cũ và sản xuất khí công nghiệp thuộc Tổng công tyVinashin, với chức năng đó thì mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của Xưởngđều phải dựa trên chỉ tiêu, mệnh lệnh của Tông công ty, chưa thực sự tự ý thứcvà phát huy tối đa mọi tiềm năng có được để đạt hiệu quả cao Sau khi có quyếtđịnh thành lập Công ty công nghiệp tàu thủy Ngô Quyền và trở thành một trong
Trang 1629 đơn vị hạch toán độc lập, Công ty đã chủ động trong kinh doanh và tự chịutrách nhiệm đối với kết quả kinh doanh của mình Công ty đã có nhiều đổi mới,phát huy tối đa mọi nguồn lực có thể có để từng bước nâng cao chất lượng kinhdoanh nói chung và kinh doanh thép phế liệu nhập khẩu nói riêng.
Bảng 1 Sản lượng và kim ngạch nhập khẩu (KNNK) thép phế liệu của Công ty giai đoạn 1996 – 19995
STT Năm Sảnlượng(tấn)
5 Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh nhập khẩu thép phế liệu của Công ty giai đoạn 1996 - 1999
Trang 17Trong giai đoạn đầu thành lập, ngành kinh doanh “nhập khẩu thép phế liệucủa Công ty còn non trẻ, chủ yếu thực hiện theo phương thức “nhập khẩu tàu cũvề phá dỡ để sản xuất sắt thép Thực tế cho thấy, hoạt động kinh doanh “ thépphế liệu nhập khẩu” trong giai đoạn này chưa thực sự làm ăn có hiệu quả, doanhthu thấp, hình9thức kinh doanh còn manh mún, nhỏ bé, phân tán Doanh thu từhoạt động kinh doanh này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu của Côngty, do đó chỉ có thể được tính gộp vào là doanh thu chung của ngành “ phá dỡtàu”.
* Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên là do:
1 Do mới thành lập nên vốn của Công ty còn hạn hẹp, nên không thể thựchiện các hợp đồng lớn về nhập khẩu tàu cũ được, mà sản lượng thép phế liệuhoàn toàn dựa vào số lương tàu cũ nhập về để phá dỡ Điều này dẫn đến sảnlượng thép phế liệu của Công ty thấp Ngoài ra, mới thành lập cũng là nguyênnhân tạo ra sự bất lợi về thời gian và điều kiện gia nhập thị trường chưa đủ đểtạo lập cho mình một vị trí và chỗ đứng trên thị trường trong và ngoài nước Vìvậy Công ty chưa khẳng định được uy tín của mình, Điều này khiến cho côngviệc kinh doanh của Công ty gặp rất nhiều khó khăn: khó khăn trong việc ký kếtcác hợp đồng nhập khẩu tàu cũ (khó khăn trong khâu đầu vào), các doanh nghiệptrong nước còn ít biết đến sự tồn tại của Công ty hoặc nếu có biết thì vẫn chưa cócơ sở để họ đặt niềm tin để kí các hợp đồng mua sắt thép phế liệu của Công ty(khó về đầu ra).
Trang 183 Nhiệm vụ đóng tàu gặp nhiều khó khăn, dẫn đến sản lượng thép phếliệu thấp: Do từ sau khi Nhà nước cho phép các doanh nghiệp được phép phá dỡtàu cũ để lấy sắt thép phế liệu, khiến cho ngày càng có nhiều doanh nghiệp phádỡ tàu cũ nên việc mua tàu cũ bị căng giá.
4 Việc làm thủ tục mua bán còn nhiều phiền toái, phụ phí cao, nhất là đốivới tàu cũ của nước ngoài Nhiều khi bế tắc sản xuất do khâu thủ tục phải “qua”nhiều “ cửa”, nhiều “dấu”, đối tác mất niềm tin, Công ty mất nguồn cung.
5.Mặt khác, lúc bấy giờ quy trình công nghệ phá dỡ tàu để sản xuất sắtthép phế liệu còn rất xa lạ đối với Việt Nam Các doanh nghiệp vừa tự sản xuấtvừa tự rút ra quy trình công nghệ sản xuất cho mình Do vậy năng suất thấp, việcquản lý lao động rất khó khăn, khó giao chỉ tiêu, khó đạt mức khoán, khó quản lýsản phẩm và tài sản dễ dẫn đến lãng phí, hao hụt, mất mát
6 Giá phế liệu không ổn, do việc cung cấp sản phẩm khi thì dồn dập, khithì khan hiếm
7.Chất lượng công nhân viên làm việc chưa có chuyên môn kĩ năng caodẫn đến năng suất lao động thấp, sản lượng thép phế liệu thấp.
Từ những nguyên nhân trên dẫn đến việc kinh doanh “ thép phế liệu nhậpkhẩu” nói riêng và hiệu quả kinh doanh của cả Công ty nói chung chưa cao Tínhcho tới cuối năm 1999, doanh thu của cả ngành “phá dỡ tàu cũ” ước tính đạt trên20 tỷ VNĐ.
Trang 19Thực trạng trên đòi hỏi Công ty phải có sự đổi mới từ công tác tổ chức,quản lý, nâng cấp cơ sở hạ tầng, đổi mới công nghệ cho tới việc nâng cao chấtlượng đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Công ty.
* Giai đoạn 2000- 2004
Trước thực trạng làm ăn kém hiệu quả như vậy, Công ty đã phải sử dụngnhiều biện pháp khác nhau để góp phần cải thiện lại tình hình Trước hết phải kểđến sự đổi mới trong phương thức kinh doanh: thay vì nhập khẩu thép phế liệuhoàn toàn dưới hình thức “ nhập khẩu tàu cũ về phá dỡ để sản xuất thép phếliệu”, nay Công ty đã tiến hành nhập khẩu trực tiếp thông qua thu mua thép phếliệu Điều này giúp cho sản lượng thép phế liệu mà Công ty nhập khẩu tăng cao.
Sản lượng và kim ngạch nhập khẩu thép phế liệu của Công ty công nghiệp tàu thuỷ Ngô Quyền6
1 2000 7.500 562.500 100%châu âu2 2001 11.000 847.000 100%châu âu
3 2002 13.700 2.856.000 70%châu âu, 30%châu á4 2003 16.000 4.080.000 90%châu á, 10%châu âu
5 2004 21.000 6.447.000 70%châu á,30%châu âu và mỹTừ bảng trên cho thấy, số lượng thép phế liệu Công ty nhập khẩu tăngnhanh trong giai đoạn 2000- 2004, tuy nhiên sự tăng trưởng này không đồng đềugiữa các năm: 2000- 2001 tăng 3500 tấn (tăng trên 40%), 2001- 2002 tăng 2000
6 Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động kinh doanh nhập khẩu thép phế liệu của Công ty giai đoạn 2000 - 2004
Trang 20tấn( tăng 18%), 2002- 2003 tăng 3000 tấn (tăng 24%), 2003- 2004 tăng 5000 tấn(tăng 30%) Mặc dù, sự tăng sản lượng thép phế nhập khẩu của Công ty trongnhững năm qua là không đồng đều cả về số lượng và tỷ lệ tăng trưởng giữa cácnăm, nhưng nhìn chung sản lượng thép phế nhập khẩu của Công ty đã tăng khácao từ năm đầu giai đoạn (năm2000) cho tới năm kết thúc giai đoạn (năm 2004)từ 7.500tấn lên tới 21.000tấn ( tăng 180%) Cùng với sự tăng lên về số lượng thìKNNK đối với mặt hàng này cũng tăng với mức tăng cao hơn Đặc biệt là tronggiai đoạn 2001 – 2004, KNNK tăng tới mức chóng mặt (tăng 5.600.000 – tươngứng trên 660%) Nguyên nhân chủ yếu là do giá thép trong giai đoạn này tăngcao( tăng từ 77USD/tấn năm 2001 lên tới 307USD/tấn năm 2004),và một phầncũng là do sản lượng tăng cao Trong 6 tháng đầu năm 2005, sản lựong thép phếliệu nhập khẩu của Công ty đạt 16.450tấn, đạt 57% kế hoạch năm, KNNK đạttrên 5triệu USD Mặc dù con số này còn rất nhỏ so với tổng KNNK của ViệtNam nhưng nó cũng góp phần bình ổn lại thị trường đang trong tình trạng hỗnloạn cung – cầu về thép Nếu tiếp tục duy trì ở mức tăng trưởng như vậy việchoàn thành và vượt mức chỉ tiêu năm nay của Công ty sẽ là tất yếu.
Từ bảng 2 cũng cho ta thấy sự thay đổi đáng kể về thị trường nhập khẩucủa Công ty, chuyển dịch từ nhập khẩu thép phế liệu hoàn toàn từ Châu Âu (năm2000, 2001 nhập khẩu 100%) dần sang nhập khẩu chủ yếu từ thị trường Châu á( hiện nay lượng thép phế nhập khẩu từ châu á chiếm trên 70%).
Vậy nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi trên? Trước đây, bạn hàngtruyền thống của Công ty công nghiệp tàu thuỷ Ngô Quyền là các nước nằm
Trang 21trong khu vực Châu Âu, Công ty chủ yếu tiến hành các hoạt động kinh doanh ởkhu vực thị trường này, do đó việc thép phế liệu được nhập khẩu 100% từ đây làhoàn toàn phù hợp Tuy nhiên đó chỉ mang tính tạm thời và tình thế Xuất pháttừ mục tiêu tăng doanh thu và lợi nhuận, đòi hỏi Công ty phải chủ động tìm kiếmnhững khu vực thị trường mới có giá rẻ hơn, có nhiều lợi thế đối với công việckinh doanh của mình Thị trường Châu á bao gồm các nước nằm trong cùng khuvực địa lý, có cùng chung đường bờ biển, hoặc là những nước có đường biêngiới giáp với Việt Nam, vì vậy thuận lợi rất nhiều cho các hoạt động giao lưukinh tế văn hoá giữa ta với các nước bạn nói chung và cho hoạt động nhập khẩucủa Công ty nói riêng Điều này giúp cho Công ty tiết kiệm được chi phí và thờigian từ khâu nghiên cứu thị trường, kí kết hợp đồng và cuối cùng là vận chuyểnthép phế liệu về nước Khoảng cách giữa Việt Nam và các nước Châu á là tươngđối gần so với Châu âu, vì vậy ta có bắt thể nắm bắt tình hình thị trường và cóthông tin nhanh về sự thay đổi của thị trường này giúp ta có sự điều chỉnh nhanh,chính xác và kịp thời Ngoài ra, lợi thế có chung đường bờ biển sẽ tạo lợi thế choviệc tiến hành mua bán ngoại thương giữa Việt Nam với các nước trong khu vực,do việc vận chuyển dễ dàng, mà thép phế liệu do Công ty tàu thuỷ Ngô Quyềnnhập khẩu được coi là mặt hàng cồng kềnh, có trọng tải lớn nên phương tiện vậnchuyển chủ yếu là bằng tàu thuỷ Trên cơ sở đó cho thấy quyết định chuyểnhướng thị trường này của Công ty là đúng đắn, phù hợp với thực tế kinh doanhcủa Công ty.
Trang 223 Cơ cấu, giá, chất lượng và thị trường nhập khẩu thép phế liệu củaCông ty
* Về cơ cấu nhập khẩu: Do chính sách bảo hộ ngành thép của Nhà nướcnên hoạt động nhập khẩu thép phế liệu có những bước phát triển đáng kể nhằmđáp ứng thị trường về cơ cấu, chủng loại, chất lượng Trong số các mặt hàngđược phép nhập khẩu vào Việt Nam theo quy định của pháp luật, cơ cấu nhậpkhẩu của Công ty chủ yếu tập trung vào 2 mặt hàng sau: Thép phế liệu dùng chocán kéo chiếm 48% tổng KNNK, thép phế liệu dùng cho nấu chảy chiếm 45%tổng KNNK của Công ty.
* Về giá nhập khẩu: Cũng như hầu hết các đơn vị kinh doanh với mục tiêucuối cùng là lợi nhuận thì việc xem xét và lựa chọn giá trước khi kí hợp đồngmua bán là rất cần thiết Đặc biệt là trong hoạt động xuất nhập khẩu, giá cả ởmột số thị trường lớn đóng vai trò quyết định và là cơ sở để người mua chấpnhận giá từ phía chào hàng đưa ra Đối với Công ty công nghiệp tàu thủy NgôQuyền cũn vậy: Sau khi nhận được đơn chào hàng của nước ngoài chào bán, cơsở để tính giá nhập khẩu của Công ty là giá ở một số thị trường thép phế liệu lớntrên thế giới, hoặc có thể tham khảo giá của bạn hàng truyền thống Châu Âu haygiá trên các tạp chí , bản tin có uy tín trên thế giới Tuy nhiên, Công ty không thểkhông tính đến giá đầu ra cho mặt hàng này nhằm đảm bảo thu lợi nhuận và làmăn có hiệu quả Để đi đến quyết định có chấp nhận giá của phía chào hàng đưa rahay không, Công ty phải tính toán phần chênh lệch giữa giá thép phế liệu nhậpkhẩu và giá bán lại ở thị trường trong nước, sau khi trừ đi các khoản chi phí có
Trang 23liên quan có thu được lợi nhuận không và khoản lợi nhuận thu được này có đượccoi là hiệu quả kinh doanh hay không? Hiện nay, giá nhập khẩu và giá bán lạithép phế trên thị trường Việt Nam của Công ty: Tuỳ từng chủng loại mà Công tysẽ nhập khẩu và bán lại với các mức giá khác nhau:
- Loại thép phế liệu dùng cho Cán kéo: Công ty nhập khẩu với giá là
270-280 USD/ tấn giá CNF Cảng Hải Phòng (chưa có thuế VAT, bảo hiểm, phí mởL/C, phí giao nhận bốc xếp Cảng, phí giám định ), giá bán loại này trên thịtrường hiện nay: từ 4.800.000đ/tấn đến 5.400.000đ/tấn tuỳ thuộc vào kích thướcvà chủng loại cụ thể.
- Loại thép phế liệu dùng cho nấu chảy: giá nhập khẩu là 225 USD/tấn giá
CNF Hải Phòng (chưa có thuế VAT, bảo hiểm, phí mở L/C ), giá bán3.900.000đ/tấn- 4.100.000đ/tấn( chỉ bán cho các lò luyện phôi thép, như: Côngty gang thép Thái nguyên, Thép Hoà Phát ).
Ngoài việc thụ động chờ phía chào hàng đưa ra đơn giá, sau đó so sánh vàđưa ra quyết định có chấp nhận giá đó hay không, Công ty cũng đẩy mạnh côngtác nghiên cứu, tìm hiểu thị trường để chuyển mình sang thế chủ động tìm đếnnhững thị trường mới có giá thấp và đảm bảo cung cấp ổn định, lâu dài cho Côngty.
* Về chất lượng thép phế liệu nhập khẩu: Chất lượng là một trong nhữngđiều khoản của hợp đồng nhập khẩu Vì vậy, phải đề cập chi tiết, cụ thể về chấtlượng và quy cách phẩm chất của hàng hoá để tránh xảy ra sự tranh chấp giữangười bán và người mua Mỗi một mặt hàng có những quy định riêng về tiêu
Trang 24chuẩn phẩm chất và ở mỗi nước lại có những quy định khác nhau về mặt hàngđó, đối với thép phế liệu nhập khẩu vào Việt Nam cũng vậy Nhưng khi tham giavào buôn bán ngoại thương thì phải sử dụng những tiêu chuẩn mang tính quốc tế.Đối với việc nhập khẩu thép phế liệu, Nhà nước ta vẫn chưa có văn bảnpháp lý cụ thể quy định về tiêu chuẩn đối với mặt hàng này Vì vậy khi nhậpkhẩu thép phế các doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn, vì họ chưa có mộttiêu chuẩn nào để dựa vào đó mà xem xét, xác định thép phế liệu do doanhnghiệp mình nhập khẩu về có đạt tiêu chuẩn chất lượng hay không Do đó, đã cónhiều ý kiến kiến nghị về vấn đề này, trong đó đáng kể nhất là ý kiến của Tiến sĩNguyễn Văn Sưa - kiến nghị Nhà nước cần đưa ra các tiêu chuẩn về thép phế vàcủa ông Phạm Chí Cường- kiến nghị Nhà nước cần xây dựng các tiêu chuẩn chấtlượng cho sắt thép phế dựa trên tiêu chuẩn quốc tế Những ý kiến này được đưara đều nhằm giúp các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc xác định tiêu chuẩnchất lượng đối với thép phế nhập khẩu, khiến cho hoạt động nhập khẩu được dễdàng hơn.
Tuy nhiên, việc nhập khẩu thép phế nói riêng và nhập khẩu các phế phẩmvào Việt Nam nói chung luôn phải đảm bảo quy định của Bộ Tài nguyên - môitrường, đó là: “không biến Việt Nam thành bãi giác của thế giới”.
Hiện nay, chất lượng thép phế do Công ty công nghiệp tàu thuỷ NgôQuyền nhập khẩu không chỉ đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩncủa Việt Nam theo quy định pháp luật (Quyết định số 03/QD- BTNMT của Bộtài nguyên môi trường) đối với mặt hàng này mà còn phù hợp và có thể phục vụ