255
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72B, số 3, năm 2012
TRỒNG RỪNGSẢNXUẤTQUYMÔHỘỞHUYỆNNAMĐÔNG,MÔHÌNHHIỆUQUẢVÀTIỀMNĂNG
Nguyễn Tài Phúc, Trần Minh Trí, Võ Vân Sơn
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế
Tóm tắt. Nam Đông là một huyện miền núi có nhiều tiềmnăng về phát triển rừng
trồng sản xuất. Trong những năm gần đây, hoạt động trồngrừng đã được đẩy mạnh
nhưng chưa tương xứng với tiềm năng. Các loài cây chủ yếu được sử dụng gồm
keo tai tượng, trong khi đó, hiệuquả tài chính của cây keo lai cao hơn keo tai tượng
1,19 lần. Kết quảvàhiệuquảtrồngrừng chưa cao, đặc biệt là nhóm hộ đồng bào
dân tộc ít người, NPV/ ha ởhộ người Kinh là 7,1 triệu đồng vàhộ đồng bào dân
tộc là 5,2 triệu đồng. Các yếu tố về quy hoạch, kỹ thuật trồng, chọn giống và tiêu
thụ có tác động rất lớn tới hiệuquảrừngtrồngsản xuất. Vì thế, cần thực hiện các
giải pháp kinh tế và kỹ thuật để khai thác tiềmnăngvànâng cao hiệuquảtrồng
rừng sảnxuấtởhuyệnNam Đông.
1. Đặt vấn đề
Với diện tích đất đai chủ yếu được quy hoạch cho ngành lâm nghiệp, chiếm
75,06% diện tích đất tự nhiên của huyện, đời sống dân cư nhiều đời gắn bó với tài
nguyên rừng, Nam Đông thực sự có tiềmnăngtrong phát triển rừngtrồngsảnxuất
(RTSX). Thời gian qua, các tiến bộ của kỹ thuật lâm sinh đã tạo ra những giống cây lâm
nghiệp có chu kỳ ngắn, có khả năng cho sản lượng cao đã tạo điều kiện thuận lợi cho
ngành trồngrừngởNam Đông phát triển. Mặt khác, thị trường của sản phẩm gỗ rừng
trồng ngày càng đa dạng, giá cả có xu hướng tăng và được dự báo sẽ tăng mạnh trong
thời gian tới. Tuy nhiên, phát triển RTSX ởNam Đông chưa tương xứng với tiềm năng,
hiệu quả chưa cao. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu xác định hiệuquả RTSX ởmô
hình hộ gia đình, chỉ ra nhân tố tác động đến kết quảvàhiệuquả RTSX, giúp người
trồng rừngvà các nhà quản lý có những thông tin đầy đủ hơn trong việc ra quyết định
đến phát triển rừngtrồngvà cải thiện thu nhập của người dân địa phương, đặc biệt là
đồng bào dân tộc ít người có ý nghĩa quan trọng.
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá quy mô, kết quảvàhiệuquả cũng
như những yếu tố tác động đến RTSX quymôhộởhuyệnNamĐông, tỉnh Thừa Thiên
Huế, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp phát triển môhìnhtrồngrừng này.
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng là các phương pháp tổng hợp và
phân tích tài liệu thứ cấp và sơ cấp trên cơ sở điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên có phân
256
tầng theo hai nhóm hộ người Kinh vàhộ đồng bào dân tộc ít người. Tổng số mẫu được
điều tra phỏng vấn gồm 93 hộ có rừng đã khai thác. Phương pháp phân tích tập trung
vào các chỉ tiêu tài chính như NPV, PMT, IRR, BCR.
2. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
2.1. Tài nguyên rừngvà cơ hội phát triển RTSX ởhuyệnNam Đông
Tài nguyên rừngNam Đông khá phong phú, đất lâm nghiệp chiếm tới 75,06%
diện tích đất tự nhiên. Tuy nhiên, phát triển RTSX chưa tương xứng với tiềm năng, vị
thế và yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Diện tích rừngtrồng mới chỉ
chiếm 26% diện tích rừngvà 8,1% diện tích đất lâm nghiệp toàn huyện. Đặc biệt hơn,
đất chưa sử dụng được quy hoạch cho sảnxuất lâm nghiệp nhiều gấp 1,6 lần diện tích
rừng trồng hiện có, đây là tiềmnăng lớn của huyện cần khai thác.
Trong những năm gần đây, hoạt động trồngrừngsảnxuất của các hộ gia đình có
xu hướng phát triển mạnh đã làm cho diện tích rừngtrồng liên tục tăng từ năm 2006 với
mức tăng bình quân 105 ha/năm, đưa cơ cấu loại rừng này từ 7,5% năm 2006 lên 8,7%
năm 2010. Một trong những yếu tố quan trọng là công tác giao đất, giao rừng cho hộ gia
đình, cộng đồng quản lý sử dụng đã thúc đẩy, tạo cơ hội cho RTSX phát triển. Nếu năm
2006 nhóm đối tượng này chỉ quản lý 2,5% diện tích đất lâm nghiệp thì con số này của
năm 2010 đã lên tới 39,3%. Hiện nay, theo số liệu khảo sát các hộtrồng rừng, mỗi hộ
nắm giữ 2,3 ha đất rừngsản xuất. Đây là tiền đề quan trọng cho việc phát triển nghề
rừng đối với các hộ gia đình trong thời gian tới. Tuy nhiên, có sự chênh lệch khá lớn về
quy mô diện tích RTSX giữa hộ người Kinh (3,1 ha/hộ) vàhộ đồng bào dân tộc ít người
(1,5 ha/hộ).
2.2. Kết quảvàhiệuquảtrồngrừngsảnxuấtquymô nông hộởNam Đông
Loài cây trồng cho mục đích rừngsảnxuất chủ yếu là keo tai tượng và keo lai,
một số ít hộtrồng bạch đàn. Theo kết quả khảo sát ngẫu nhiên 93 hộtrồngrừng đã khai
thác thì có tới 70% hộtrồng keo tai tượng, 27% trồng keo lai và 3% trồng bạch đàn. Vì
vậy, trong các phân tích tiếp theo các tính toán chỉ tập trung vào hai nhóm chủ lực là
keo tai tượng và keo lai.
Theo kết quả khảo sát, chi phí trồng rừngsảnxuất bình quân 15 triệu đồng/ha.
Đặc biệt, có sự khác biệt rất lớn giữa nhóm hộ người dân tộc Kinh và nhóm hộ đồng
bào dân tộc ít người với mức tương ứng là 17,2 triệu đồng/ha đối với hộ người Kinh và
9 triệu đồng/ha đối với hộ đồng bào dân tộc ít người.
Xét theo các hạng mục chi phí, chi phí khai thác chiếm tỷ lệ cao nhất, chiếm
63% tương ứng 9,4 triệu đồng/ha. Các chi phí này phát sinh vào thời điểm khai thác nên
tính chiếm dụng vốn không cao. Nhóm chi phí tiếp theo là chi phí trồngrừngnăm thứ
nhất, với mức 3,4 triệu đồng, nhóm này chiếm 23% tổng chi phí toàn chu kỳ. Tuy không
phải là nhóm chi phí lớn nhất nhưng lại có ảnh hưởng quyết định tới năng suất, sản
257
lượng rừng. Đây là mức chi phí rất thấp so với định mức của của cơ quan chức năng
cũng như một số địa phương lân cận như huyện Phú Lộc.
Kết quảvàhiệuquả trồng rừngsản xuất, thu nhập hỗn hợp của người trồngrừng
thu được trên một ha đất là 13,4 triệu đồng. Các khoản chi phí mua, thuê ngoài của hoạt
động trồngrừng thấp, chỉ chiếm 13,2% giá trị sản xuất, nếu xét tổng chi phí mua, thuê
ngoài – bao gồm cả hoạt động khai thác, con số này là 48,1%. Có nghĩa rằng thu nhập
hỗn hợp mà người trồngrừng thu được chiếm tỷ lệ cao. Tuy nhiên, do chu kỳ kinh
doanh dài trong khi chi phí tập trung ở đầu kỳ và doanh thu chỉ phát sinh một lần ở cuối
chu kỳ đã làm cho chỉ tiêu tài chính quan trọng là NPV không cao, chỉ đạt 6,6 triệu
đồng/ha và tương tự chỉ tiêu giá trị san đều hàng năm PMT chỉ 1,7 triệu đồng/ha/năm.
Như đã phân tích ở trên, đa số các khoản chi phí đều do lao động gia đình bỏ ra, trong
khi đó các giá trị này đã bị loại ra khỏi các chỉ tiêu NPV và PMT. Ngoài ra, hiệuquả sử
dụng vốn của trồng keo khá cao, BCR là 2,14 lần, điều này càng khẳng định đây là hoạt
động phù hợp với người ít vốn. Mặt khác IRR đạt 48,7% cũng thể hiện tính an toàn (về
mặt tài chính) trong đầu tư (tuy nhiên chỉ tiêu này không bao hàm ý nghĩa an toàn về
thiên tai). Chi tiết được thể hiện ở bảng 1.
Bảng 1. So sánh kết quảvàhiệuquảrừngtrồng theo dân tộc (tính trên 1 ha)
ĐVT: 1.000 đ
STT Chỉ tiêu Dân tộc Kinh (I)
Dân tộc ít người
(II)
So sánh (I - II)
1 Doanh thu 28.888 17.469 11.419
2 Tổng chi phí 17.172 9.025 8.147
3 Chi phí mua thuê 14.703 6.272 8.431
4 Thu nhập hỗn hợp 14.185 11.198 2.987
5 Thu nhập ròng 11.716 8.444 3.272
6 NPV 7.091 5.240 1.851
7 IRR (%) 49,3 47,1 2,2
8 PMT 1.814 1.610 204
9 BCR (lần) 2,11 2,26 -0,15
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2010).
Kết quảvàhiệuquảsảnxuất giữa các nhóm dân tộc có sự khác biệt khá lớn.
Doanh thu của một ha rừngtrồng của hộ dân tộc thiểu số chỉ bằng 60,5% so với hộ
người Kinh. NPV của hộ dân tộc ít người chỉ đạt 5,2 triệu/ha trong khi đó con số này ở
các hộ người Kinh lên tới 7,1 triệu (gấp 1,35 lần). Nguyên nhân của hiện tượng trên là
258
do sản lượng rừng trên một đơn vị diện tích của đồng bào dân tộc thấp, đồng bào rất ít
bón phân cho cây rừng vì quan niệm rằng “cây rừng thì tự nó lớn”. Ngoài ra, do hộ
đồng bào dân tộc ít người chăm sóc không đúng kỹ thuật, sử dụng giống cây trồng
không rõ nguồn gốc.
Bảng 2. So sánh kết quảvàhiệuquảtrồngrừng theo giống cây (tính trên 1ha)
ĐVT: 1.000đ
STT Chỉ tiêu Keo tai tượng (I) Keo lai (II) So sánh (I-II)
1 Doanh thu 24.198 30.573 -6.375
2 Tổng chi phí 14.027 17.737 -3.710
3 Chi phí bằng tiền 11.609 14.777 -3.168
4 Thu nhập hỗn hợp 12.589 15.796 -3.207
5 Thu nhập ròng 10.171 12.836 -1.665
6 NPV 6.288 7.463 -1.175
7 IRR (%) 50,0 45,3 5,3
8 PMT 1.608 1.909 -301
9 BCR (lần) 2,16 2,10 0,06
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2010).
Xét theo loài cây, có sự khác biệt khá lớn giữa keo lai và keo tai tượng, theo đó
một ha keo lai cho doanh thu 31 triệu đồng, gấp 1,26 lần so với keo tai tượng. Cơ sở để
tạo nên sự chênh lệch này là do sản lượng trên 1 ha keo lai cao hơn keo tai tượng trong
khi giá bán của 2 loại sản phẩm này hoàn toàn như nhau trên thị trường. Chính điều này
đã dẫn tới các chỉ tiêu tài chính quan trọng khác như NPV, giá trị san đều hàng năm
(PMT) của cây keo lai cao hơn keo tai tượng. Cụ thể, NPV của keo lai cao hơn NPV keo
tai tượng 1,19 lần, tương ứng 7,5 triệu đồng và 6,3 triệu đồng (chi tiết xem bảng 2).
Ngoài ra, phương thức bán cũng ảnh hưởng tới kết quảvàhiệuquả của RTSX.
Số liệu nghiên cứu đã chỉ ra rằng những hộ dân tiến hành bán theo phương thức tự khai
thác mang lại hiệuquả tài chính cao hơn đối với các hộ bán trọn. Trong khi bán trọn chỉ
mang lại cho người trồngrừng 6 triệu đồng NPV/ha thì phương thức tự khai thác đã
mang lại cho họ bình quân 7,1 triệu đồng/1ha.
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển RTSX quymôhộ
Việc phát triển RTSX chịu tác động rất lớn từ các yếu tố từ đầu vào, thị trường
cũng như năng lực của người trồng rừng. Trong đó nổi bật có một số tác nhân chính cần
259
quan tâm gồm:
- Cơ sở hạ tầng phục vụ nghề rừng còn hạn chế đã làm tăng chi phí sảnxuất đặc
biệt là đối với bà con đồng bào dân tộc ít người vì họ sống ở vùng sâu, vùng xa.
- Phân bón và chăm sóc chưa được đầu tư đúng mức.
- Đa số các hộtrồngrừng gặp khó khăn trong việc lựa chọn loài cây có hiệuquả
cao và giống có chất lượng tốt vì thiếu thông tin, kiến thức và nguồn cung ứng giống
đáng tin cậy, đặc biệt là đối với hộ đồng bào dân tộc ít người.
- Mật độ trồngrừng là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chi
phí trồng rừng, năng suất sản lượng rừng trồng. Mật độ trồng dày, chi phí ban đầu lớn
hơn mật độ trồng thưa. Đa số hộ dân trồngrừng với mật độ cao hơn các hướng dẫn kỹ
thuật rất nhiều, có trường hợp gấp 1,7 lần. Tuy nhiên, sản lượng giữa các mật độ khác
nhau như thế nào chưa có những nghiên cứu cụ thể khẳng định các phương án tối ưu về
kinh tế. Vì vậy, đây là vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu.
- Phương thức bán, mặc dù tự khai thác để bán có chi phí cao nhưng mang lại
hiệu quả tài chính cao hơn so với phương thức bán cây đứng. Với phương thức bán cây
đứng thông thường người dân đánh giá sản lượng cây đứng không chính xác nên có thể
dẫn tới tình trạng giảm hiệuquả kinh doanh.
2.4. Giải pháp phát triển RTSX ở các nông hộhuyệnNam Đông
- Tăng cường công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch đất trồng rừngsản xuất.
Giải quyết tình trạng diện tích rừng của các hộ bị chia cắt, manh mún, giảm thiểu các
chi phí liên quan đến vận chuyển.
- Phát triển cơ sở hạ tầng nghề rừng. Đây là một giải pháp quan trọng cần được
thực hiện song song với hỗ trợ kỹ thuật. Sự tham gia của nhà nước có ý nghĩa quyết
định vì đây là vấn đề đòi hỏi vốn lớn, tác động đến nhiều người.
- Tăng cường công tác giống. Trước hết cần tăng cường quản lý nhà nước đối
với các cơ sở sảnxuấtvà cung cấp giống. Tổ chức liên kết với các cơ sở sảnxuất giống
có uy tín để cung cấp giống đạt tiêu chuẩn cho nông dân.
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng. Đặc biệt chú trọng tới kỹ thuật trồng, mật độ
trồng vàquy trình chăm sóc, bón phân cho rừng.
- Xây dựng liên kết doanh nghiệp và nhà nông. Các doanh nghiệp thu mua gỗ
rừng trồng cần chủ động có những liên kết với người trồngrừngở mức độ cao hơn từ
việc cung cấp cây giống chất lượng tốt tới hỗ trợ kỹ thuật và thu mua sản phẩm. Chính
quyền địa phương cần có những động thái tích cực để hỗ trợ các liên kết này một cách
hữu hiệu nhằm nâng cao hiệuquả sử dụng đất.
- Thành lập các nhóm trồngrừng để hỗ trợ chia sẻ về kỹ thuật trồng rừng, liên
kết sử dụng lao động và tổ chức tự khai thác.
260
3. Kết luận
- Nam Đông là huyện có tiềmnăng đất đai rất lớn để phát triển RTSX, tuy đã có
nhiều nỗ lực nhưng hoạt động trồng rừngsảnxuất trong các nông hộ chưa tương xứng
với tiềmnăngvà cơ hội của địa phương.
- Keo tai tượng là loài cây được lựa chọn phổ biến đối với các hộtrồng rừng.
Tuy vậy, hiệuquả tài chính (NPV) của rừngtrồng keo tai tượng trên một đơn vị diện
tích chỉ bằng 84% so với cây keo lai.
- Hiện tại, nhiều hộtrồngrừng đang phải đối mặt với một số khó khăn như cơ sở
hạ tầng thấp kém, thiếu thông tin, thị trường hạn chế đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu
quả kinh tế trồng rừng. Ngoài ra, các nhân tố chủ quan cũng tác động đến kết quảvà
hiệu quảtrồngrừng như thiếu kỹ thuật, mức đầu tư thấp do thiếu vốn và tập quán sản
xuất nhỏ, đặc biệt đối với nhóm hộ là đồng bào dân tộc thiểu số.
- Phát triển RTSX quymôhộ rất cần những giải pháp thiết thực đề giải quyết
những khó khăn nêu trên, đặc biệt phải quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng nghề rừng, tăng
cường công tác giống, phổ biến tiến bộ kỹ thuật trồng rừng, kết nối thị trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Trọng Hùng, Giải pháp thúc đẩy quá trình tập trung đất nhằm nâng cao hiệuquả
sản xuất kinh doanh rừng nguyên liệu trên địa bàn các tỉnh vùng trung tâm Bắc Bộ,
Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 5/2008.
2. Phân viện điều tra quy hoạch rừng Trung Trung Bộ, Báo cáo quy hoạch bảo vệ và phát
triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009-2020, 2009.
3. Phòng Thống kê huyệnNam Đông (PTKND), Niên giám thống kê năm 2010, 2009,
2008.
4. Đỗ Đình Sâm, Lê Quang Trung, Đánh giá hiệuquảtrồngrừng công nghiệp Việt Nam,
2003.
5. Võ Vân Sơn, Phân tích hiệuquả kinh tế rừng trồngsảnxuất của các nông hộởhuyện
Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận văn thạc sĩ, 2009
6. Trần Minh Trí, Lê Thanh An, Trần Đoàn Thanh Thanh, Nghiên cứu hiệuquảrừng
trồng keo theo độ dài chu kỳ khai thác ởhuyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Báo cáo
nghiên cứu khoa học, trường Đại học Kinh tế Huế, 2009.
7. Trần Đình Tùng, Lê Trọng Hùng, Vũ Văn Mễ, Hoàng Ngọc Tống, Cẩm nang ngành
lâm nghiệp, Chương Kinh tế lâm nghiệp và đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn, 2006.
261
AFFORESTATION PRODUCTION SCALE OF HOUSEHOLD IN NAM DONG
DISTRICT, MODEL PERFORMANCE AND POTENTIAL
Nguyen Tai Phuc, Tran Minh Tri, Vo Van Son
College of Economics, Hue University
Abstract. Nam Dong is one of the upland districts that has enormous natural
resource potential to develop forest production. For a few recent years,
afforestation activities have been improved but have not been commensurate with
its potential resources. Acacia Mangium is the most popular species which has
been planted but Acacia Hybrid is 1,19 times as high in financial productivity.
Furthermore, there is a difference in land use effectiveness (NPV) between Kinh
people with 7,1 million VND/ha and ethnic minority groups with 5,2 million
VND/ha respectively. Forest land planning, forest planting technology and market
site are factors that have strong influences on the productivity of forest production.
It is, therefore, necessary to apply sound economic and technological solutions for
forest production to be improved effectively.
. học Huế, tập 72B, số 3, năm 2012
TRỒNG RỪNG SẢN XUẤT QUY MÔ HỘ Ở HUYỆN NAM ĐÔNG,
MÔ HÌNH HIỆU QUẢ VÀ TIỀM NĂNG
Nguyễn Tài Phúc, Trần Minh Trí,.
quy mô diện tích RTSX giữa hộ người Kinh (3,1 ha /hộ) và hộ đồng bào dân tộc ít người
(1,5 ha /hộ) .
2.2. Kết quả và hiệu quả trồng rừng sản xuất quy mô