KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM TÔM NUÔI Ở CÁC TỈNH MIỀN TRUNG ppt

6 313 0
KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM TÔM NUÔI Ở CÁC TỈNH MIỀN TRUNG ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

427 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72B, số 3, năm 2012 KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM TÔM NUÔICÁC TỈNH MIỀN TRUNG Mai Văn Xuân, Bùi Dũng Thể, Phan Văn Hoà, Bùi Đức Tính, Nguyễn Trung Kiên Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế Tóm tắt. Miền Trung Việt Nam có tiềm năng lớn trong nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu với diện tích nuôi trồng năm 2010 hơn 79,9 nghìn ha, sản lượng vào khoảng 177,4 nghìn tấn, trong đó hơn 71,3 nghìn tấn tôm nuôi, góp phần to lớn vào 5,01 triệu USD giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước năm 2010. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tôm nuôi miền Trung có lợi thế so sánh cao trên thị trường thế giới. Nếu bỏ ra 0,66 USD chi phí nội nguồn để nuôi tôm và xuất khẩu sẽ thu về một lượng giá trị ngoại tệ gia tăng là 1 USD. Với các kịch bản phân tích riêng lẻ chi phí nội nguồn tăng đến 30%; chi phí ngoại nguồn tăng đến 30%, giá tôm xuất khẩu giảm đến 30% các hệ số DRC/SER tương ứng vẫn nhỏ hơn 1, tức lợi thế so sánh sản phẩm tôm nuôi miền Trung vẫn được duy trì. Ngoại trừ, trong trường hợp xấu nhất, chi phí nội nguồn và chi phí ngoại nguồn đều tăng 30% trong khi đó giá tôm xuất khẩu giảm 30% thì nuôi tôm miền Trung sẽ không có lợi thế so sánh, do hệ số DRC/SER lớn hơn 1. Để nâng cao lợi thế so sánh và khả năng cạnh tranh của sản phẩm tôm nuôi trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hoá thương mại như hiện nay, cần thiết phải quy hoạch vùng nuôi hợp lý đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; khuyến khích đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng tôm; mở rộng thị trường thế giới. 1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu đã trở thành hướng đi hợp lý nhiều địa phương duyên hải ven biển nước ta. Miền Trung Việt Nam có bờ biển dài và nhiều đầm, phá, vịnh ăn thông với biển có tiềm năng lớn trong nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu, đặc biệt là nuôi tôm. Theo Tổng cục Thống kê, năm 2010, diện tích nuôi trồng thuỷ sản khu vực miền Trung đạt hơn 79,9 nghìn ha, với sản lượng vào khoảng 177,4 nghìn tấn, trong đó hơn 71,3 nghìn tấn tôm nuôi, đã góp phần to lớn vào 5,01 triệu USD giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước, từng bước khẳng định vị thế thuỷ sản của nước ta trên trường thế giới. Mặc dù vậy, những kết quả đó chưa phản ánh hết và đúng tiềm năng thuỷ sản của miền Trung. Xuất khẩu thuỷ sản của miền Trung nói chung, xuất khẩu tôm nuôi nói riêng còn nhiều bất cập, đặc biệt là hiệu quả kinh tế trong nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu; vấn đề giá cả, thị trường, thương hiệu; vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm thuỷ sản 428 xuất khẩu còn nhiều hạn chế Quan trọng nhất và quyết định hơn hết là vấn đề cạnh tranh sản phẩm. Câu hỏi đặt ra là liệu tôm nuôi miền Trungcạnh tranh được trên thị trường thế giới hay không? Những yếu tố cơ bản nào ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm tôm nuôi khu vực miền Trung trên thị trường thế giới? Đâu là giải pháp, chính sách tốt để phát triển tôm nuôi miền Trung trong thời gian đến xuất khẩu đạt hiệu quả cao và bền vững? Xuất phát từ những vấn đề đó, nghiên cứu khả năng cạnh tranh của sản phẩm tôm nuôi xuất khẩu miền Trung là rất cấp thiết. Để giải đáp các vấn đề đặt ra và đạt được những mục tiêu nghiên cứu, bên cạnh phân tích thực trạng phát triển tôm nuôi các tỉnh miền Trung, nghiên cứu này đã đi sâu phân tích tình hình, kết quả và hiệu quả kinh tế nuôi tôm 3 tỉnh đại diện là Thừa Thiên Huế, Bình Định và Hà Tĩnh, các tỉnh có diện tích nuôi tôm lớn và mang tính đại diện vùng của khu vực miền Trung. Ngoài ra, nghiên cứu đã tập trung điều tra, thu thập số liệu và phân tích khả năng cạnh tranh của sản phẩm tôm nuôi các tỉnh miền Trung thông qua 270 hộ nuôi tôm, 6 nhà thu gom tôm lớn và 3 doanh nghiệp chế biến xuất khẩu tôm các tỉnh nêu trên. 2. Kết quả nghiên cứu Các yếu tố đầu vào sản xuất và xuất khẩu tôm nuôi miền Trung gồm: đất đai, lao động, vốn và các yếu tố nội địa khác như thức ăn, thuốc phòng trừ dịch bệnh, máy móc Chi phí các yếu tố đầu vào không thể trao đổi được trên thị trường thế giới như đất đai, lao động, tiền vốn được tính theo chi phí cơ hội. Trong khuôn khổ của nghiên cứu, chi phí cơ hội của đất đai được xác định theo giá đất cho thuê để nuôi tôm của các hộ. Giá đất cho thuê để nuôi tôm hiện nay miền Trung bình quân 6,735 triệu đồng cho 1 ha diện tích ao hồ nuôi tôm trong 1 năm; chi phí lao động thuê để thực hiện một số khâu trong quy trình nuôi tôm thực tế tại các tỉnh miền Trung bình quân 89,93 ngàn đồng/ngày công; lãi suất vay vốn bình quân của các hộ để nuôi tôm miền Trung là 1,24%/tháng (14,88%/năm). Các yếu tố sản xuất trong nước còn có: giống, thức ăn tươi, thức ăn công nghiệp, vôi, phân bón tính theo chi phí thực tế trên 1 ha nuôi tôm Riêng xăng dầu phục vụ nuôi tôm là loại dầu diesel nhập khẩu, với giá nhập bình quân là 477,68 USD/tấn. Trên cơ sở chi phí thực tế tính bình quân 1 ha, chúng ta xác định chi phí cho 1 tấn tôm nuôi. Đối với tôm đầu ra, tỷ lệ chế biến từ tôm tươi nguyên con thành tôm thịt xuất khẩu các tỉnh miền Trung là 65%, tức 1 tấn tôm nguyên con sau khi chế biến thu được 650 kg tôm thịt xuất khẩu. Giá tôm xuất khẩu bình quân năm 2009 là 7.968,92 USD/tấn. Tỷ giá hối đoái chính thức năm 2009 theo Ngân hàng Nhà nước Việt là 16.610 đồng VN/USD và tỷ giá hối đoái mờ là 1,2*OER= 19.932 đồng VN/USD. Kết quả xác định chi phí nội nguồn, các yếu tố SX trong nước, các yếu tố nhập khẩu và Hệ số chi phí nguồn lực (DRC) tính cho 1 tấn tôm nuôi của các hộ nuôi tôm năm 2009 miền Trung được thể hiện bảng 1. 429 Bảng 1. Kết quả tính toán hệ số DRC của sản phẩm tôm nuôi xuất khẩu của các hộ điều tra năm 2009 (Tính bình quân cho 1 tấn tôm nuôi) STT Chỉ tiêu ĐVT Miền Trung I Yếu tố nội nguồn 1.000VND 62.164,35 II Yếu tố nhập khẩu USD 48,68 III Chi thu mua, chế biến, xuất khẩu 1.000VND 5.470,00 IV Giá trị đầu ra 4.1 Giá trị 1 tấn tôm xuất khẩu USD 7.968,67 4.2 Tỷ lệ tôm chế biến xuất khẩu % 65,00 4.3 Quy đổi ra 01 tấn tôm chưa chế biến USD 5.179,64 V DRC VND/USD 13.181,62 VI Tỷ giá hối đoái chính thức (OER) VND/USD 16.610 VII Tỷ giá hối đoái mờ (SER) VND/USD 19.932 VIII Tỷ số DRC/SER Lần 0,6613 (Nguồn: Số liệu điều tra hộ và tính toán của nhóm nghiên cứu). Kết quả nghiên cứu cho thấy, nuôi tôm miền Trung có lợi thế so sánh cao trên thị trường thế giới với điều kiện môi trường không ô nhiễm, không dịch bệnh và không sử dụng chất kháng sinh trong bất kỳ trường hợp nào. Tính chung cho miền Trung, nếu bỏ ra 0,66 USD để nuôi tôm xuất khẩu sẽ mang lại 1 USD giá trị ngoại tệ gia tăng. Điều đó chứng tỏ, các tỉnh miền Trung sử dụng các yếu tố tài nguyên trong nước như đất đai, lao động, tiền vốn để sản xuất các đầu vào và nuôi tôm xuất khẩu có lợi thế so sánh và khả năng cạnh tranh cao. Đây là cơ sở quan trọng để chính quyền các địa phương miền Trung khuyến khích các cơ sở, các doanh nghiệp và hộ nông dân đầu tư sản xuất và nuôi tôm xuất khẩu, nhằm mang lại lợi thế cao và hiệu quả kinh tế lớn, góp phần sử dụng nguồn lực có hiệu quả, giải quyết việc làm và cải thiện đời sống nhân dân, phát triển kinh tế. Trong điều kiện thị trường luôn biến động ảnh hưởng đến lợi thế so sánh và khả năng cạnh trạnh của sản phẩm tôm nuôi xuất khẩu, đặc biệt là thị trường sản phẩm đầu ra của thế giới. Để có cơ sở và cách ứng xử phù hợp trong điều kiện như vậy, nghiên cứu đã xây dựng các kịch bản tăng, giảm của các yếu tố đầu vào và đầu ra và được thể hiện bảng 2. 430 Bảng 2. Phân tích độ nhạy đối với sản phẩm tôm nuôi miền Trung năm 2009 ĐVT: lần STT Thay đổi chi phí và giá tôm xuất khẩu Miền Trung I Kịch bản cơ sở 0,6613 II Chi phí sản xuất nội địa 2.1 Tăng 10% 0,7275 2.2 Tăng 15% 0,7605 2.3 Tăng 30% 0,8597 III Chi phí nhập khẩu 3.1 Tăng 10% 0,6620 3.2 Tăng 15% 0,6623 3.3 Tăng 30% 0,6632 IV Giá tôm xuất khẩu 4.1 Giảm 10% 0,7356 4.2 Giảm 15% 0,7793 4.3 Giảm 30% 0,9486 V Chi phí và giá tôm xuất khẩu 5.1 Chi phí nội, ngoại nguồn đều tăng 5%, giá tôm xuất khẩu giảm 5% 0,7317 5.2 Chi phí nội, ngoại nguồn đều tăng 10%, giá tôm xuất khẩu giảm 10% 0,8100 5.3 Chi phí nội, ngoại nguồn đều tăng 15% và giá tôm xuất khẩu giảm 15% 0,8977 5.4 Chi phí nội, ngoại nguồn đều tăng 30% và giá tôm xuất khẩu giảm 30% 1,2383 (Nguồn: Số liệu điều tra 2010 và tính toán của nhóm nghiên cứu). Bảng 2 cho thấy, trong điều kiện chi phí nội nguồn hoặc chi phí ngoại nguồn tăng hoặc giá tôm xuất khẩu giảm các mức 5%, 10%, 15%, 30% thì hệ số DRC/SER vẫn nhỏ hơn 1. Điều này có nghĩa sản phẩm tôm nuôi miền trung vẫn duy trì được lợi thế so sánh và khả năng cạnh tranh. Ngoại trừ trường hợp xấu nhất, chi phí nội nguồn và chi phí ngoại nguồn đều tăng 30% trong khi đó giá tôm xuất khẩu giảm 30% thì nuôi 431 tôm khu vực miền Trung sẽ không có lợi thế so sánh và khả năng cạnh tranh thấp do DRC/SER = 1,0259 > 1. Tức nếu bỏ ra 1,0259 USD để nuôi tôm xuất khẩu chỉ mang lại 1 US$ giá trị ngoại tệ gia tăng, vì thế đã gây thiệt hại mất 0,0259 USD. Như vậy, với kết quả tính toán bảng 1 và bảng 2, cho phép chúng ta kết luận các tỉnh miền Trung đầu tư nuôi tôm để xuất khẩu trong điều kiện giá cả thị trường hiện tại có lợi thế so sánh cao và là ngành có thể mang lại cho miền Trung nói riêng và cho đất nước nói chung nhiều giá trị gia tăng về ngoại tệ, góp phần phát triển các địa phương. 3. Kết luận Kết quả phân tích hệ số chi phí nguồn lực trong nước DRC cho thấy, các tỉnh miền Trung nuôi tôm để xuất khẩu có lợi thế so sánh và khả năng cạnh tranh cao trên thị trường thế giới. Nếu các tỉnh miền Trung bỏ ra 0,66 USD chi phí nguồn lực trong nước để nuôi tôm xuất khẩu sẽ thu về 1 USD giá trị ngoại tệ gia tăng. Trong các trường hợp, chi phí nội nguồn tăng 5%, 10%, 15%, 30%, chi phí ngoại nguồn tăng 5%, 10%, 15%, 30% hoặc giá tôm xuất khẩu giảm 5%, 10%, 15%, 30%, thậm chí đồng thời chi phí nội và ngoại nguồn đều tăng 5%, 10%, 15%, đồng thời giá tôm xuất khẩu đều giảm 5%, 10%, 15% thì sản phẩm tôm nuôi các tỉnh miền Trung vẫn có lợi thế so sánh và khả năng cạnh tranh vì hệ số DRC/SER < 1. Nhưng nếu chi phí nội nguồn, chi phí ngoại nguồn đều tăng 30%, đồng thời giá tôm xuất khẩu giảm 30% thì nuôi tôm để xuất khẩu ở các tỉnh miền Trung không có lợi thế so sánh và khả năng cạnh tranh không còn do hệ số DRC/SER > 1. Tuy nhiên, trường hợp này xảy ra hi hữu. Như vậy, nuôi tôm các tỉnh miền Trung để xuất khẩu là hướng đi hợp lý và hết sức có ý nghĩa, đặc biệt trong điều kiện hiện nay. Tuy nhiên, để nâng cao lợi thế so sánh và khả năng cạnh tranh của sản phẩm tôm nuôi trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hoá thương mại như hiện nay, chúng tôi đưa ra một số đề xuất sau: - Quy hoạch vùng nuôi hợp lý và khoa học nhằm đảm bảo cân bằng sinh thái và môi trường, không xảy ra dịch bệnh, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao chất lượng tôm xuất khẩu. - Khuyến khích đầu tư các công ty chế biến tôm xuất khẩu miền Trung, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng tôm xuất khẩu nhằm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. - Mở rộng thị trường xuất khẩu tôm ra nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới, tăng sản lượng xuất khẩu, đáp ứng yêu cầu chế biến xuất khẩu trong nước, tăng thu ngoại tệ, góp phần phát triển kinh tế cho các tỉnh miền Trung trong thời gian đến. 432 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Thuỷ sản, Báo cáo hiện trạng và các giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản bền vững các tỉnh ven biển miền Trung, Hà Nội, 2006. 2. Phạm Vân Đình cùng nhiều tác giả, Nghiên cứu lợi thế so sánh của các sản phẩm đặc trưng các vùng sinh thái VN, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội, 2006. 3. Thủ tướng Chính phủ, Chương trình phát triển xuất khẩu thuỷ sản đến 2010 và định hướng đến năm 2020, Quyết định 242/2006/QĐ-TTg, Hà Nội, 2006. 4. Asian Development Bank, World Fish Center, Strategies and options for increasing and sustaining fisheries and aquaculture production to benefit poorer households in Asia, Malaysia, 2005. 5. Nguyen Khac Minh and Vu Quang Dong, Parametric and Non-parametric Estimates of Technical Efficiency for Aquaculture-processing Firms in Vietnam, 2005. THE COMPETITIVENESS OF SHRIMP FARMING IN THE CENTRAL PROVINCES Mai Van Xuan, Bui Dung The, Phan Van Hoa, Bui Duc Tinh, Nguyen Trung Kien College of Economics, Hue University Abstract. Central Vietnam has great potential in aquaculture exports, with the breeding areas of more than 79,9 thousand hectares in 2010 and the production of about 177,4 thousand tons, of which there are more than 71,3 thousand tons of shrimp farming contributing to 5,01 million seafood export value of the country in 2010. Research results showed that shrimp farming in the Central has a comparative advantage on world markets. If you spend $ 0,66 in the cost of internal resources to culture shrimp for export, an amount of foreign currency added value of 1 USD will be obtained. With the scenarios separately analysed, the cost of internal sources increases by 30%, the cost of foreign sources increases by 30%, the price of shrimp exports fell by 30% and the coefficients DRC / SER are correspondingly smaller than 1. This means that the comparative advantage of shrimp farming in the Central will still be maintained. However, in a less positive case, when the costs of internal and external resource increase by 30% while the price of shrimp exports fell by 30%, shrimp farming in the Central will not have a comparative advantage due to the coefficient DRC / SER being greater than 1. To enhance the comparative advantages and competitiveness of shrimp products in terms of international economic integration and trade liberalization, reasonable planning of farming areas is necessary to ensure food safety and encourage investment in technological innovation from which to improve the quality of shrimp expanding world market. . cứu đã tập trung điều tra, thu thập số liệu và phân tích khả năng cạnh tranh của sản phẩm tôm nuôi ở các tỉnh miền Trung thông qua 270 hộ nuôi tôm, 6 nhà. nuôi miền Trung có cạnh tranh được trên thị trường thế giới hay không? Những yếu tố cơ bản nào ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm tôm nuôi ở

Ngày đăng: 11/03/2014, 06:21

Hình ảnh liên quan

Bảng 1. Kết quả tính tốn hệ số DRC của sản phẩm tôm nuôi xuất khẩu - KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM TÔM NUÔI Ở CÁC TỈNH MIỀN TRUNG ppt

Bảng 1..

Kết quả tính tốn hệ số DRC của sản phẩm tôm nuôi xuất khẩu Xem tại trang 3 của tài liệu.
Bảng 2. Phân tích độ nhạy đối với sản phẩm tôm nuôi ở miền Trung năm 2009 - KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM TÔM NUÔI Ở CÁC TỈNH MIỀN TRUNG ppt

Bảng 2..

Phân tích độ nhạy đối với sản phẩm tôm nuôi ở miền Trung năm 2009 Xem tại trang 4 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan