ỨNG DỤNG PHẪU THUẬT GẤP CƠ TRỰC TRONG ĐIỀU TRỊ LÁC NGANG CƠ NĂNG ppt

6 383 0
ỨNG DỤNG PHẪU THUẬT GẤP CƠ TRỰC TRONG ĐIỀU TRỊ LÁC NGANG CƠ NĂNG ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TCNCYH 38 (5) - 2005 ỨNG DỤNG PHẪU THUẬT GẤP TRỰC TRONG ĐIỀU TRỊ LÁC NGANG NĂNG Nguyễn Chí Dũng Bệnh viện Mắt Trung ương . : t ị Phẫu thuật gấp ngắn trực nhiều ưu điểm trong điều trị lác được nhiều tác giả thực hiện trên thế giới, nhưng ở nước ta chưa nghiên cứu nào Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật lác năng bằng phương pháp lùi gấp các trực ngang. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả, theo dõi dọc, th ực hiện tiến cứu tại bệnh viện Mắt Trung ương từ 9/2003 đến 9/2004. Kết quả về chỉnh độ lệch nhãn cầu đạt kết quả ốt sau mổ 6 tháng là 83,3%, đạt yêu cầu thẩm mỹ 100% đối với lác phân kỳ, tương tự là 89,6% và 100% đối với lác quy tụ. Về sẹo mổ sau 3 tháng 100% đạt kết quả tốt, không sẹo xấu. Về phục hồi thị giác 2 m ắt (TG2M) sau 3 tháng: 52,62% số BN TG2M ở các mức độ đồng thị, phù thị và hợp th . Về thị lực tỷ lệ mắt không nhược thị tăng từ 59,6% lên 61,4%, nhược thị nhẹ giảm từ 18,8% xuống 9,8%, nhược thị trung bình giảm từ 8,8% xuống 2,4% và tỷ lệ mắt nhược thị nặng không thay đổi. Kết luận: Lùi và gấp cơ trực ngang là phương pháp hiệu quả trong phẫu thuật điều trị lác ngang năng, thể áp dụng với tất cả các trường hợp lác năng, đặc biệt khi cần can thiệp nhiều trên cùng một mắt. Từ khoá: gấp trực, lác ngang năng I. ĐẶT VẤN ĐỀ Điều trị lác năng hoàn chỉnh gồm 3 khâu: điều trị nhược thị, phẫu thuật để phục hồi sự cân bằng hai mắt và điều trị phục hồi thị giác hai mắt. Điều trị bằng phẫu thuật là khâu quan trọng, trên 90% đến 100% số bệnh nhân phải can thiệp phẫu thuật. Trên thế giới, nhiều tác giả (Hamtil L.W. - 1983, Kenneth Wright - 1991) đã tiến hành phẫu thu ật làm mạnh trực ngang trong điều trị lác năng bằng phương pháp gấp ngắn trực kết quả tương tự như phương pháp rút ngắn cơ. Phẫu thuật này nhiều ưu điểm. Đến nay, ở nước ta chưa nghiên cứu nào về phương pháp phẫu thuật này. Mục tiêu: Nhằm đánh giá kết quả phẫu thuật lác năng bằng phương pháp lùi gấp các trực ngang. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng Bệnh nhân lác năng điều trị tại bệnh viện Mắt TƯ từ 9/2003 đến hết 9/2004. Tiêu chuẩn chọn: bệnh nhân lác ngang năng, chưa phẫu thuật lác, chỉ định mổ và hợp tác chặt chẽ, điều kiện theo dõi từ 1 đến 6 tháng sau mổ. Tiêu chuẩn loại trừ: - Bệnh nhân lác liệt hoặc kèm lác đứng hoặc hội chứ ng chữ A, chữ V, chữ X , DVD. - Bệnh nhân bệnh toàn thân không cho phép phẫu thuật mắt hoặc rối loạn tâm thần. 2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu mô tả, theo dõi dọc, thực hiện tiến cứu, không đối chứng. Cỡ mẫu: gồm 57 bệnh nhân. Mỗi bệnh nhân một phiếu nghiên cứu riêng theo mẫu. Khi vào viện, bệnh nhân được khám lâm sàng, làm các xét nghiệm, đo thị lực, đo khúc xạ, đánh giá độ lác Hirschberg và độ lác lăng kính, độ lác khách quan và chủ quan, xác định 3 mức độ thị giác 2 mắt bằng Synoptophore, xác định hình thái, tính chất lác và loại trừ khỏi nghiên cứu các trường hợp lác liệt, hội chứng chữ A, V, X, DVD, hội chứng Brown. Đối với trẻ dưới 15 tuổi tra thuốc Atropin 0,5% 2 lần trong 3 ngày liền để đánh giá lại độ lác, đo khúc xạ khách quan, soi đáy mắt và xác định kiểu định thị, hướng dẫn đeo kính và tập nhược thị nếu chỉ định. Trong và sau mổ tại các thời điểm ra viện, sau 1, 3, 6 tháng tiến hành ghi nhận các kết quả điều trị về chỉnh lệch nhãn cầu, thị lực và chức năng thị giác 2 mắt, tình trạng sẹo mổ và các biến chứng khác. Phương pháp phẫu thuật: Tất cả các bệnh nhân được mổ bởi 2 phẫu thuật viên theo kỹ thuật lùi và gấp trực: 1 TCNCYH 38 (5) - 2005 - Làm yếu trực: lùi chỗ bám ra sau theo phương pháp kinh điển. - Làm khoẻ trực: bằng cách gấp trực + Cắt mở kết mạc và bóc tách trực. Bóc tách toàn bộ gân cơ, không để sót cơ. + Dùng một móc lác móc dưới gân trực tại chỗ bám. Người phụ mổ dùng 2 móc lác nâng 2 đầu trực lên để người mổ dùng compa Amsler đo đoạn cần gấp, rồi đặt 2 mũi chỉ Vicryl ở 2 bờ tại điểm đó, mỗi bên 1/3 chiề u rộng thân cơ. Thắt chỉ kép, để thừa đuôi chỉ 4 - 5 cm. + Dùng 2 đầu chỉ kim luồn dưới móc lác khâu 2 mũi vào củng mạc tại chỗ bám của ở 2 bên rìa. Hai đuôi chỉ còn lại được khâu xuyên qua điểm giữa chiều rộng thân rồi khâu vào củng mạc giữa chỗ bám của đầu cơ. Buộc 2 mũi chỉ kép tương ứng với từng sợi để gấp đôi đoạn cơ cần gấp. thể đặt 2 mũi chỉ ở 2 mép đoạn cơ vừa được gấp và khâu đính vào 2 bên thân cơ về phía sau sao cho đoạn gấp này thật phẳng. + Cắt đầu chỉ khâu cơ, khâu kết mạc. Tra thuốc kháng sinh, băng vô khuẩn. + Đối với lác trong thì lùi trực tronggấptrực ngoài. Đối với lác ngoài thì lùi tr ực ngoài và gấp trực trong. Tuỳ từng độ lác mà can thiệp phẫu thuật ở 1 hoặc 2 mắt. Theo dõi hậu phẫu: ngày hôm sau, bệnh nhân được bỏ băng, đánh giá lại độ lác và tình trạng mép mổ. Trước khi ra viện (ngày thứ 3) và sau 1, 3, 6 tháng bệnh nhân được thử thị lực, đánh giá độ lác, tình trạng thị giác 2 mắt, sẹo mổ và ghi nhận các biến chứng (nếu có). Nếu còn độ lác sau mổ thì điều trị bằng nhỏ Atropin 0,5% cả 2 mắt ngày thứ 2, bỏ băng sớm, đeo kính dán che 2 nửa phía mũi (nếu còn lác trong) hoặ c 1/2 phía thái dương và tập quy tụ (nếu còn lác ngoài). Đánh giá kết quả sau mổ: Kết quả tốt: Sau mổ cân, độ lác còn < ± 5 o . Sẹo đẹp, nhẵn. Thị lực tăng hoặc giữ ở mức trước mổ. phù thị hoặc hợp thị tốt. Kết quả trung bình: Sau mổ độ lác còn từ ± 5 o đến ± 10 o . Sẹo lồi, cương tụ kéo dài. Thị lực giữ ở mức trước mổ. đồng thị ở góc lác khách quan còn lại sau phẫu thuật. Kết quả kém: Độ lác sau mổ > ± 10 o . Sẹo xấu, phải can thiệp phẫu thuật lại. Thị lực giảm. Không phục hồi thị giác 2 mắt (TG2M), tồn tại song thị kéo dài quá 1 tháng. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Tổng số 57 bệnh nhân (57 mắt lùi và gấp cơ), gồm 24 nam (42,11%) và 33 nữ (57,89%). Tuổi trung bình: 14,47. Bệnh nhân ít tuổi nhất là 3 tuổi, nhiều tuổi nhất là 41 tuổi. Lác hội tụ 36 mắt, gồm 20 mắt chính thị (55,56%), 16 mắt tật khúc xạ (44,44%), lác phân kỳ 21 mắt: 10 mắt chính thị (47,62%), 11 mắt tật khúc xạ (52,38%). 38 ca lác bẩm sinh (lác trước 6 tháng tuổi), 19 ca lác mắc phải. Chủ yếu là lác luân phiên với 45 BN (78,95%), lác 1 mắt 12 BN (21,05%). 54 BN độ lác ổn định (94,74%). Trước mổ, đánh giá theo Hirschberg, 42 BN độ lác ≤ 30 0 chiếm đa số (73,68%), và 15 BN (26,32%) độ lác > 30 0 . Đánh giá bằng lăng kính có 70,17% BN độ lác ≤ 60 PD, và 16 BN (29,83%) độ lác > 60 PD cần can thiệp 3 ở 2 mắt. Đánh giá bằng máy Synophtophore thì 70,17% số BN độ lác ≤ 30 0 , và 29,83% độ lác > 30 0 . 2 TCNCYH 38 (5) - 2005 1. Kết quả điều trị lệch trục nhãn cầu bằng phẫu thuật theo thời gian Bảng 1. Kết quả điều trị lệch trục nhãn cầu theo thời gian Ra viện 1 tháng 3 tháng 6 tháng Thờigian Hình thái Tốt TB Tốt TB Tốt TB Tốt TB Qui tụ 35 1 35 1 33 3 26 3 Phân kỳ 20 1 20 1 20 1 10 2 Tổng số (%) 55 96,49% 2 3,51% 55 96,49% 2 3,51% 53 92,98% 4 7,02% 36 87,80% 5 12,2% Trong cả 2 hình thái lác ở các thời điểm sau mổ không BN nào kết quả kém. Kết quả tốt về điều trị lệch trục nhãn cầu (hết lác hoặc độ lác còn ≤ 5 , 0 ) 1 tháng sau mổ ở cả 2 hình thái lác tỷ lệ cao chiếm 55/57 BN (96,49%). Sau 3 tháng, kết quả tốt giảm đi chút ít, còn 53/57 BN (92,98%). Sau 6 tháng, tuy số BN đến khám lại chỉ còn 41 BN, số kết quả tốt còn khá cao là 36/41 BN (87,80%). 2. Tình trạng thị giác hai mắt sau mổ Bảng 2. Kết quả phục hồi TG2M theo hình thái lác trước và sau mổ Tổng số BN Không TG2M Chỉ đồng thị Có đồng thị Hợp thị Có đồng thị Hợp thị & Phù thị Mức độ TG2M Hình thái Thời gian N (%) N (%) N (%) N (%) N (%) Trước mổ 36 (100) 31 (86,1) 4 (11,1) 1 (2,8) 0 (0) Sau mổ 1 tháng 36 (100) 21 (58,3) 5 (13,9) 8 (22,2) 2 (5,6) Sau mổ 3 tháng 36 (100) 16 (44,4) 3 (8,3) 10 (27,8) 7 (19,5) Lác quy tô Sau mổ 6 tháng 29 (100) 13 (44,8) 3 (10,3) 6 (20,6) 7 (24,2) Trước mổ 21 (100) 17 (81,0) 3 (14,2) 1 (4,8) 0 (0) Sau mổ 1 tháng 21 (100) 12 (58,3) 2 (8,5) 4 (19,0) 3 (14,2) Sau mổ 3 tháng 21 (100) 11 (54,6) 2 (8,5) 3 (14,2) 5 (22,7) Lác phân kỳ Sau mổ 6 tháng 12 (100) 6 (50,0) 1 (8,3) 3 (25,0) 2 (16,7) Sau mổ ở cả 2 hình thái lác, số BN không TG2M ngày càng giảm, số BN phục hồi TG2M (có đồng thị, hợp thị, phù thị) tăng lên theo thời gian hậu phẫu, đặc biệt số BN mức độ TG2M cao phù thị) tăng cao (sự khác biệt ý nghĩa thống kê với χ2 = 17,8; p < 0,05), chứng tỏ kết quả tốt về điều chỉnh lệch nhãn cầu đã ảnh hưởng tốt đến việc phụ c hồi chức năng TG2M. ( 3. Tình trạng thị lực của mắt mổ lác theo thời gian Bảng 3. Thị lực của mắt được mổ lác theo dõi theo thời gian Số mắt Không nh/thị (TL > 7/10) Nhược thị nhẹ (TL 5/10 - 7/10) Nhược thị tr/bình (TL 2/10 - 4/10) Nhược thị nặng (TL ≤ 1/10) Thị lực Thời gian N (%) N (%) N (%) N (%) N (%) Trước mổ 57 (100) 34 (59,6) 9 (15,8) 5 (8,8) 9 (15,8) Sau 1 tháng 57 (100) 34 (59,6) 11 (19,3) 3 (5,3) 9 (15,8) Sau 3 tháng 57 (100) 35 (61,4) 10 (17,5) 3 (5,3) 9 (15,8) Sau 6 tháng 41 (100) 28 (68,3) 4 (9,8) 1 (2,4) 8 (19,5) Nghiên cứu cho thấy, sau phẫu thuật số mắt bị nhược thị nặng thị lực kém hầu như không thay đổi. Sau 1 - 3 tháng theo dõi, số mắt nhược thị trung bình xu hướng giảm nhẹ (2 mắt) để chuyển sang nhược thị nhẹ (1 mắt) và hết nhược thị (1 mắt). Sự thay đổi thị lực theo thời gian sau phẫu thuật không ý nghĩa thống kê (p > 0,05). 3 TCNCYH 38 (5) - 2005 4. Diễn biến sẹo mổ theo thời gian Bảng 4. Tình trạng sẹo mổ ở mắt gấp theo thời gian 1 tháng 3 tháng 6 tháng Thời gian Hình thái Tốt TB Tốt TB Tốt TB Lác qui tụ 22 14 36 0 29 0 Lác phân kỳ 21 1 21 0 12 0 Tổng số 42 15 57 0 41 0 Ghi chú: Không trường hợp nào ở mức độ kém. Diễn biến sẹo mổ ở hình thái lác quy tụ tại các thời điểm 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng tỷ lệ tốt lần lượt là 61,11%, 100% và 100%. Ở hình thái lác phân kỳ ại thời điểm 1 tháng 95,23% sẹo tố các lần khám sau đó tất cả số bệnh nhân đều sẹo mổ tốt. Đối với cả 2 hình thái lác, muộn nhất là sau 3 tháng tất cả ca mổ sẹo mổ đều ph ẳng đẹp, không dấu hiệu Dellen. t t, 5. Biến chứng trong và sau mổ Tất cả các ca mổ không gặp biến chứng nặng nào. 3 ca tăng tiết đờm rãi trong mổ. Sau mổ có 5 ca điều chỉnh non được điều trị bổ xung đạt kểt quả tốt. IV. BÀN LUẬN 1. Kết quả điều trị lệch trục nhãn cầu Nghiên cứu cho thấy kết quả tốt ở lác quy tụ khi ra viện là 97,22%, sau mổ 3 tháng là 91,67% và sau mổ 6 tháng là 89,66%. Đối với lác phân kỳ kết quả tốt ở các thời điểm khi ra viện, sau 1 tháng và sau 3 tháng khá cao là 95,24%, thời điểm sau mổ 6 tháng tỷ lệ tốt giảm xuống còn 83,33%. Như vậy ở cả 2 hình thái lác kết quả tốt về đ iều chỉnh độ lác giảm khoảng 8 - 12% số trường hợp sau 6 tháng hậu phẫu. thể lý giải như sau: - Do tình trạng định thị hoàng điểm ngoại tâm trước mổ : kết quả phẫu thuật giảm đều gặp ở những BN định thị ngoại tâm. ở hình thái lác quy tụ, những mắt định thị trung tâm kết quả tốt là 96,77%, kết quả này duy trì đến thời điểm 3 tháng sau mổ, sau 6 tháng kết quả tốt chỉ giảm chút ít còn 95,8%. Nhưng ở mắt định thị ngoại tâm, kết quả tốt 100% chỉ duy trì được 1 tháng sau mổ, rồi giảm chỉ còn 60% sau 6 tháng. Tương tự, ở lác phân kỳ, những mắt định thị trung tâm kết quả tốt 100% duy trì từ khi ra viện đến 6 tháng sau mổ. Tuy nhiên, ở mắt định thị ngoại tâm, 80% số ca mổ duy trì được kết quả tốt 3 tháng sau mổ, và giảm đáng kể chỉ còn 33,33% sau 6 tháng. Định thị ngoại tâm là yếu tố quan trọng làm lác tái phát sau mổ. Nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của Phạm Vă n Tần (1998) và của Abbasoglu và cộng sự (1996) [1]. - Do tình trạng rối loạn TG2M : Những BN TG2M trước mổ kết quả tốt 100% từ khi ra viện đến thời điểm sau mổ 6 tháng. Những BN không có TG2M trước mổ kết quả tốt giảm dần từ 95,83% sau 1 tháng xuống còn 82,29% sau 6 tháng, kết quả trung bình tăng dần. Như vậy, tình trạng TG2M trước mổ ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật ý nghĩa (χ 2 = 23,439, p < 0,05). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Umazum F. năm 1997 [5]. 2. Kết quả phục hồi thị giác 2 mắt Bảng 2 ở trên cho thấy sự cải thiện rõ rệt TG2M sau mổ ở cả 2 hình thái lác quy tụ và lác phân kỳ. Ở lác quy tụ, số BN không TG2M giảm dần từ 86,1% trước mổ xuống 58,3% sau mổ 1 tháng và xuống 44,8% sau mổ 6 tháng. Đồng thời, số BN phục hồi TG2M tăng dần theo thờ i gian hậu phẫu: trước mổ là 13,9% với các mức độ đồng thị và hợp thị, sau mổ 6 tháng tỷ lệ này là 55,2% với các mức độ đồng thị, hợp thị và phù thị (16/29 BN). Với lác phân kỳ, số BN không TG2M trước mổ là 81%, giảm dần còn 58% sau mổ 1 tháng, và sau mổ 6 tháng chỉ còn 50%. Số BN TG2M tăng dần từ 4,8% trước mổ tăng lên 19,0% ở thời điểm 1 tháng sau mổ và lên 25,0% sau mổ 6 tháng. Trướ c mổ không BN nào mức độ phù thị (+) là mức độ TG2M cao nhất, sau mổ 6 tháng tỷ lệ BN cả 3 mức độ đồng thị, hợp thị và phù thị (+) là 16,7%. Nghiên cứu cho thấy nếu chỉnh lệch nhãn cầu tốt đã ảnh hưởng tích cực đến việc phục hồi TG2M cho BN. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Phạm Văn Tần trên 110 BN lác năng trẻ em đ iều trị chỉnh quang sau mổ và của Hamtil L.W [3] trên 2 nhóm BN được mổ lác: nhóm lùi - gấp 91,66% số BN đạt được hợp thị sau mổ còn ở nhóm lùi - rút tỷ lệ này là 62,5%. 4 TCNCYH 38 (5) - 2005 Nghiên cứu của Broniarczyk [2] trên 71 BN, tuổi từ 13 đến 53 cũng cho kết quả tương tự: 25% BN sau mổ lác đạt TG2M ở mức hoàn chỉnh cả 3 mức độ, 51% BN đạt được đồng thị và hợp thị. Như vậy phẫu thuật lác đã tạo điều kiện để phục hồi TG2M tốt hơn. Khi TG2M phục hồi tốt sẽ là nền tảng vững chắc cho kế t quả phẫu thuật ổn định. 3. Sự thay đổi thị lực mắt lác sau mổ Bảng 3 cho thấy thị lực của một số mắt sau mổ tăng. Trước mổ 59,6% số mắt không nhược thị, sau mổ 3 tháng, tỷ lệ này tăng lên 61,4%. Sau mổ 1 - 3 tháng, số mắt nhược thị trung bình giảm nhẹ (2 mắt) để chuyển sang nhược thị nhẹ (1 mắt) và hết nhượ c thị (1 mắt). Riêng nhược thị nặng, tỷ lệ trước và sau phẫu thuật không thay đổi vì nhóm này hầu hết là những mắt định thị ngoại tâm. Sự thay đổi thị lực theo thời gian sau phẫu thuật không có ý nghĩa thống kê. Chúng tôi cho rằng việc cải thiện thị lực sau mổ còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố: tuổi xuất hiện nhược thị, tuổi được điều trị, mức độ nhược thị, kiểu định thị v.v 4. Tình trạng sẹo sau phẫu thuật Sau mổ, tại chỗ gấp hình thành 1 cục lồi dưới kết mạc, tuy nhiên, cục lồi này chỉ tồn tại từ lúc mổ đến thời điểm 3 tháng sau mổ. Diễn biến của sẹo mổ khác nhau tuỳ độ dài đoạn đượ c gấp nhiều hay ít và ở 2 hình thái lác. Đối với lác quy tụ, gấp dưới 8 mm thì sau mổ 1 tháng chỉ có 1/17 mắt sẹo mổ ở mức trung bình (còn cương tụ, cục lồi vẫn còn hiện diện). Với những được gấp từ 9 mm trở lên, sau 1 tháng tới 13/19 mắt sẹo mổ kết quả trung bình. Sau mổ 3 tháng, tất cả mắt mổ dù được gấp nhiều hay ít thì sẹo đề u có kết quả tốt (sẹo đẹp, nhẵn, không còn cương tụ). Không mắt nào phải can thiệp phẫu thuật lại do sẹo xấu. Với lác ngoài, gấp dưới 9 mm, sau 1 tháng tất cả sẹo mổ đều đạt kết quả tốt. Như vậy, ở mắt gấp trực trong (lác phân kỳ), dường như sẹo mổ đẹp hơn những mắt gấp trực ngoài (lác quy tụ). Theo chúng tôi là do cấu tạo góc trong khoé mắt hẹp hơn góc ngoài nên sẹo mổ đẹp hơn. Năm 2000, Scharwey K. [4] đã dùng quang phổ kế nghiên cứu so sánh sự hình thành sẹo mổ của các phương pháp lùi cơ, rút cơ, gấp ở 377 BN tuổi từ 2 đến 82. Kết quả, sau 1 tuần, hầu hết mắt yên, tuy nhiên ở những mắt phẫu thuật rút kết mạc phù nhiều hơn so với nh ững mắt được gấp cơ. 3 tháng sau mổ, 91,3% sẹo rất nhỏ. Tác giả cho rằng, những mắt gấp trực thì kết mạc đỡ phù nề hơn là rút cơ. V. KẾT LUẬN Lùi gấp trực ngang là phương pháp hiệu quả trong phẫu thuật điều trị lác ngang năng đơn thuần: Kết quả điều chỉnh lệch nhãn đạt kết quả tốt sau mổ 6 tháng đối với lác phân kỳ là 83,33%, đạt yêu cầu thẩm mỹ 100%, đối với lác quy tụ là 89,66% và 100%. Sẹo mổ sau 3 tháng 100% đạt kết quả tốt, không mắt nào phải can thiệp phẫu thu ật lại do sẹo xấu. Kết quả phục hồi TG2M sau 3 tháng: 52,62% số BN TG2M sau mổ ở các mức độ đồng thị, phù thị và hợp thị. Trong đó 8,77% chỉ ĐT, 22,8% cả ĐT và HT, 21,05% cả 3 mức độ TG2M. Thị lực của mắt mổ tăng ở một số mắt nhược thị nhẹ và trung bình, không tăng ở những mắt nhược thị nặng. Phẫu thu ật này nhiều ưu điểm như ít chảy máu, đơn giản dễ làm, an toàn, ít biến chứng và thể áp dụng đối với tất cả các trường hợp lácnăng đơn thuần, nhất là những trường hợp lác cần can thiệp nhiều trên cùng một mắt, và với mọi phẫu thuật viên. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phạm Văn Tần (1998), “Điều trị phục hồi thị giác hai mắt trong phức hợp điều trị lác năng”, Luận án tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội. 2. Broniarczyk - Loba A., Nowakowska O., Latecka - Krajewska B. (1995), "Result of strabismus surgery in adolescents and adult: cosmetic or functional recovery?", Klin Oczna, 97 (3 - 4), pp. 68 - 71. 3. Hamtil L.W. (1983), “A study in tucking extracuocular muscles to correct strabismus”, Ann. Ophthalmol, Vol 16 (2), pp. 137 - 138. 5. Scharwey K., Graf M., Becker R., Kaufmann H. (2000) "Healing process and complications after eye muscle surgery", Ophthalmologe, 97(1), pp. 22 - 26. 6. Umazum F., Ohtsuhi H., Hasebe S. (1997), "Predictor of postoperative binocularity in adult strabismus", Jpn J Ophthamol, 41(6), pp. 414 - 421. 5 TCNCYH 38 (5) - 2005 Summary A STUDY ON PLICATION OF HORIZONTAL RECTI TO CORRECT HORIZONTAL STRABISMUS Plication of horizontal recti with many advantages in the treatment of strabismus has been applied by many authors in the world, but not yet in Vietnam. Objectives: to evaluate the results of this surgery that applied in Vietnamese. Methods: Prescriptive, longitudinal prospective study that had been done in Hanoi National Institute of Ophthalmology from 9/2003 to 9/2004. Results: In postoperative period, 83.3% of cases with exotropia and 89,6% of cases with esotropia are well corrected after 6 months, 100% of operated eyes are well healed with a smooth conjunctive scars and 52,62 % of operated patients have got a full binocular vision after 3 months following up. The rate of the eyes with might amblyopia is reduced from 18,8% to 9,8%, with moderate amblyopia is also reduced from 8,8% to 2,4% in 6 months postoperatively, but the rate f the eyes with severe amblyopia is not significantly changed after surgery. Conclusion: Plication of horizontal recti is a safe, effective method for correction of strabismus, especially when it is necessary to do surgery on many extra - ocular muscles in the same eye. Key words: Plication of recti, Horizontal strabismus. 6 . 2005 ỨNG DỤNG PHẪU THUẬT GẤP CƠ TRỰC TRONG ĐIỀU TRỊ LÁC NGANG CƠ NĂNG Nguyễn Chí Dũng Bệnh viện Mắt Trung ương . : t ị Phẫu thuật gấp. Lùi và gấp cơ trực ngang là phương pháp có hiệu quả trong phẫu thuật điều trị lác ngang cơ năng, có thể áp dụng với tất cả các trường hợp lác cơ năng,

Ngày đăng: 11/03/2014, 00:20

Hình ảnh liên quan

Trong cả 2 hình thái lác ở các thời điểm sau mổ khơng có BN nào kết quả kém. Kết quả tốt về điều trị lệch trục nhãn cầu (hết lác hoặc độ lác còn ≤ 50 ) 1 tháng sau mổ ở cả 2 hình thái lác có tỷ lệ cao  chiếm , 55/57 BN (96,49%) - ỨNG DỤNG PHẪU THUẬT GẤP CƠ TRỰC TRONG ĐIỀU TRỊ LÁC NGANG CƠ NĂNG ppt

rong.

cả 2 hình thái lác ở các thời điểm sau mổ khơng có BN nào kết quả kém. Kết quả tốt về điều trị lệch trục nhãn cầu (hết lác hoặc độ lác còn ≤ 50 ) 1 tháng sau mổ ở cả 2 hình thái lác có tỷ lệ cao chiếm , 55/57 BN (96,49%) Xem tại trang 3 của tài liệu.
Hình thái Tốt TB Tốt TB Tốt TB Tốt TB - ỨNG DỤNG PHẪU THUẬT GẤP CƠ TRỰC TRONG ĐIỀU TRỊ LÁC NGANG CƠ NĂNG ppt

Hình th.

ái Tốt TB Tốt TB Tốt TB Tốt TB Xem tại trang 3 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan