1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý rừng trên địa bàn huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum

124 2 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 124
Dung lượng 19,33 MB

Nội dung

Mục tiêu của đề tài Quản lý rừng trên địa bàn huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum là Hệ thống hóa các vấn đ lý luận liên quan đến quản lý rừng; phân tích thực trạng công tác quản lý rừng trên địa bàn huyện Kon Rẫy thời gian qua; đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý rừng trên địa bàn huyện Kon Rẫy thời gian tới.

Trang 1

ĐẠI HỌC DA NANG TRUONG DAI HOC KINH TE

NGUYEN VAN THUY

Trang 2

ĐẠI HỌC DA NANG TRUONG DAI HOC KINH TE

NGUYEN VAN THUY

QUAN LY RUNG TREN DIA BAN HUYEN KON RAY, TINH KON TUM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TE,

Người hướng dẫn khoa học: TS LÊ BẢO

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được

ai công bố trong bắt kỳ công trình nào khác

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 3 Câu hỏi nghiên cứu

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

5 Phương pháp nghiên cứu

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

7 So lược tài liệu chính sử dụng trong nghiên cứu 8 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

9 “ye của luận văn

CHUONG 1 CO SG LY LUAN VE QUAN LY RUNG

1.1, KHAI QUAT VE RUNG VA QUAN LY RUNG 10

1.1.1 Khái niệm rừng và phân loại rừng " 10 1.1.2 Khái niệm quản lý rừng 4

1.1.3 Ý nghĩa của công tác quản lý rừng 17

1.2 NOI DUNG CUA QUAN LY RUNG 20

1.2.1 Ban hành các văn bản, quy phạm pháp luật về QLBVR

1.2.2 Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng 22 1.2.3 Giao rừng, cho thuê rừng, thu hỗi rừng, chuyển mục đích sir dung rừng 24

1.2.4 Đào tạo nguồn nhân lực cho QLBVR 29

1.2.5 Tuyên truyền và phổ biến pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng 30

1.2.6 Kiểm tra, thanh tra, xử lý vĩ phạm pháp luật về QLBVR +

Trang 5

1.3.1 Nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên reverence 34 1.3.2 Nhân tố thuộc vẻ điều kiện xã hội

1.3.3 Nhân tố thuộc về điều kiện kinh tế

1.3.4 Nhân tố thuộc về chính sách Nhà nước 36

1.4, KINH NGHIEM QUAN LY RUNG CUA MOT SO DIA PHUONG 37

1.4.1 Kinh nghiệm quản lý rừng của huyện Buôn Đôn, tỉnh Dak Lak 37 1.4.2 Kinh nghiệm quản lý rừng của huyện Đức Cơ, tinh Gia Lai 38 1.4.3 Bài học kinh nghiệm rút ra

TIEU KET CHUONG 1 « — a

CHƯƠNG 2 THYC TRANG CONG TAC QUAN LY RUNG TREN

DJA BAN HUYEN KON RAY THỜI GIAN QUA 42

2.1 ĐẶC ĐIÊM TY’ NHIEN, KINH TE XA HOI CUA HUYEN KON RAY ANH HUONG DEN CONG TAC QUAN LÝ RỪNG „42 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên a 2.1.2 Đặc điểm kinh tế - 49 2.1.8 Đặc điểm xã hội 2 2.2 THUC TRANG CONG TAC QUAN LY RUNG TAI HUYEN KON RAY, 63

2.2.1 Công tác ban hành các văn bản pháp luật về quản lý rừng 63

2.2.2 Công tác xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo

vệ và phát triển rừng 64

2.2.3 Công tác giao rừng, thu hồi rừng, chuyển mục dich sir dung rimg66

2.2.4 Công tác đào tạo nguồn nhân lực cho QLBVR 70 2.2.5 Céng tic tuyén truyén va phé bién phap luat vé QLBVR 72

2.3 ĐÁNH GIA CHUNG VE CONG TAC QUAN LY RUNG TAI HUYEN

KON RAY nan nàn ° 81

Trang 6

2.3.2 Những tồn tại, hạn chế 84

2.3.3 Nguyên nhân của những han ct „88

TIEU KET CHUONG 2 9

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUAN LY RUNG TREN DIA

BAN HUYEN KON RAY TRONG THOI GIAN TOL 93

3.1 CĂN CỨ ĐỀ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP _— 93

3.1.1 Dự báo sự biến đổi của môi trường 93

3.1.2 Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện Kon Rẫy giai đoạn

2016 - 2020

3.1.8 Các quan điểm quản lý rùng trên địa bàn huyện Kon

3.2 CÁC GIẢI PHAP QUAN LY RUNG TREN DIA BAN HUYEN KON

RAY TRONG THỜI GIAN TỚI 99

3.2.1 Hồn thiện cơng tác xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế

hoạch quản lý, bảo vệ rừng 99

3.2.2 Hoan thign công tác giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng,

chuyển mục đích sử dụng rừng 100

3.2.3 Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực cho quản lý bảo vệ rừng 101 3.2.4 Tăng cường công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật về quản ý bảo vệ rùng 101 3.2.5 Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về quản lý bảo vệ rừng 103 105 „108 109

3.2.6 Hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý rừng

TIEU KET CHUONG 3

KẾT LUẬN

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHU VIET TAT BQL Ban quan ly BV&PTR Bảo vệ va phát triển rừng CCR Chữa cháy rừng DTTS ân tộc thiểu số GDP “Tổng sản phẩm nội địa

HĐND Hội đồng nhân dân

KLĐB Kiểm lâm địa bàn

KT-XH Kinh tế - xã hội

NN&PTNN Nong nghigp va phat trién nông thôn PCCCR Phòng cháy chữa cháy rừng

QLBVR Quan ly bao vệ rừng

TNHH MTV “Trích nhiệm hữu hạn một thành viên

Trang 8

DANH MYC CAC BANG Sóhiện ‘Ten bảng Trang bang

2.1 | Phân loại đấthuyện Kon Rẫy 46

2.2, | Một số chỉ tiêu kinh tế huyện Kon Rẫy giai đoạn| xo 2013-2018 23, | Cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện Kon Ry giai] sọ đoạn 2013-2018 2.4, | Một số chỉ tiêu văn hóa - xã hội huyén Kon Ray) — 53 giai đoạn 2013-2018

2.5, _ | Diện tích rừng phân theo chức năng sử dụng trên| _ s; địa bàn huyện Kon Rẫy tính đến năm 2018

2ó, | Thống kê hiện trang rừng theo chủ thể quản lý tinh | s; đến 2018

+, | Hiện trang điện tích đất lâm nghiệp huyện Kon Rẫy| „ọ phân theo đơn vị hành chính

Trang 9

2.13, | Diện tích đất rừng thu hồi của huyện Kon Rẫy giải | ao đoạn 2013 ~ 2018

2.14, | Digm tich đất chuyển mục đích sử dụng giai doan] Gy 2013 -2018 trên địa bàn huyện Kon Rẫy

2.s, _ | Công tác đào tạo nguồn nhân lực cho quản ly bio] +; vệ rừng giai đoạn 2013-2018 3i, _ | Công tác tuyên truyền về quản lý bảo vệ rừng giai | 75 đoạn 2013-2018 2.17, | Công tác tuần tra, truy quết trog lĩnh vực QLBVR | ;s giai đoạn 2013-2018

2.13, _ | Hành vi vi phạm pháp luật QLBVR trên địa bàn| 7s

huyện Kon Rẫy giai đoạn 2013-2018

2.19 | Số lâm sản bị tịch thu giai đoạn 2013-2018 80

Trang 10

DANH MỤC CÁC SƠ ĐÔ, BIÊU BO

huyện Kon Rẫy giai đoạn 2013 -2018

Tên sơ đồ Trang

Sơ đồ hành chính huyện Kon Ray 43

BIÊU ĐỎ

Số hiện 'Tên biểu đồ Trang

biểu đồ

+, | Cae Ranh vi vi phạm pháp Mật về QLBVR trên đại 2¡ bàn huyện Kon Rẫy giai đoạn 2013 -2018

22, | Hiển trạng rừng theo chủ thé quan ly trên địa bàn 58

“| huyén Kon Rẫy tính đến ngày 31/12/2018

2.3, | Công tác tuyên truyền và phô biến pháp luật về| ;x

QLBVR trén dia bàn huyện Kon Rẫy giai đoạn 2013

1 'Công tác tuần tra, truy quét trong lĩnh vực QLBVR 75 trên địa bàn huyện Kon Rẫy giai đoạn 2013 -2018

a5, | SỐ và vi phạm pháp huật về QLBVR trên địa bàn| „ huyện Kon Rẫy giai doan 2013 -2018

2ø |Cíchành vi vi phạm pháp Mật về QLBVR trên đị| oy

bàn huyện Kon RẪy giai đoạn 2013 -2018

32 Mức độ thiệt hại về khối lượng gỗ trên địa bàn 3L

Trang 11

MỞ ĐÀU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Kon Rẫy là một huyện miễn núi thuộc tỉnh Kon Tum, được thành lập theo Nghị định số 14/NĐ-CP ngày 31/01/2001 của Thủ tướng Chính phủ trên

cơ sở tách các xã từ huyện Kon Plông Huyện có 7 xã, thị trắn bao gồm thị trấn Đắk Rve và 6 xã là Đăk Tờ Re, Tân Lập, Đăk Rudng, Dak To Lung, Dak Kôi, Đăk Pne Đây là địa bàn sinh sống của hơn 27.000 người, phần lớn là người đồng bào các dân tộc thiểu số Trung tâm chính trị hành chính huyện đất tại xã Tân Lập cách thành phố Kon Tum khoảng 30 km về phía đông bắc Huyện có tỷ lệ che phủ rừng tương đối cao, hệ thống sông suối đa dạng, phong phú, có nhiều tiềm năng về du lịch sinh thái và thuỷ

n Tong diện

tích rừng và đất lâm nghiệp của huyện là 76.846.45 ha chiếm 84,09% diện

tích tự nhiên, độ che phủ của rừng đạt khoảng 64,8% Rừng là nguồn tài

nguyên có rất nhiều giá trị như cung cấp các nguồn nguyên liệu lâm sản đa

dang cho san xuất góp phần phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, chống biến

đổi khí hậu và bảo tổn đa dạng sinh học Nhìn chung, trong những năm qua

ngành lâm nghiệp đã và đang đóng vai trò chủ đạo trong các ngành kinh tế

của huyện về việc quản lý và sử dụng diện tích đất đai góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện

Nhận thức vai trò to lớn của rừng đối với đời sống con người, Chính

phủ UBND tỉnh Kon Tum và huyện Kon Rẫy đã ra nhiều văn bản quan trong để tăng cường công tác bảo vệ rừng: Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004; Chỉ thị số 12/2003/CT - TTg; Chỉ thị số 08/2006/CT- TTg và Chỉ thi 1685/2011/CT TTg; Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của

Trang 12

mới Š triệu ha rừng nhằm mục đích tăng độ che phủ của rừng đảm bảo an ninh môi trường, giảm nhẹ thiên tai, bảo tồn nguồn gen và tính đa dạng sinh học của thảm thực vật rừng, góp phần tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho

người lao động, từng bước xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho dân cư

sống ở nông thôn, miền núi, dn định chính trị xã hội, quốc phòng, an ninh

(Qua thực hiện chính sách, các văn bản chỉ dao của cấp trên, công tác

quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn đã đạt được nhiều kết quả tích cực như độ che phủ rừng được nâng cao, khả năng phòng hộ đầu nguồn được đảm bảo, đóng góp phần lớn vào thu ngân sách, góp phần nâng cao đời sống Nhân dân 'Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, do nằm trên địa bàn xa xôi, điều

kiện kinh tế -xã hội còn nhiều khó khăn, khí hậu khắc nghiệt

công tắc quản

lý, bảo vệ tài nguyên rùng trên địa bàn huyện vẫn còn nhiều tồn tựì, hạn chế

Chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý bảo vệ rừng Trách

nhiệm của các chủ rừng, các ngành, các cấp chưa được phát huy hiệu quả

Chưa khai thác, sử dụng có hiệu quả các tiểm năng và lợi thế của nguồn tài

nguyên rừng Thể hiện qua: tốc độ phục hồi và phát triển rừng chậm; chất lượng rừng trồng thấp; công nghiệp khai thác, chế biến gỗ và lâm sản phát

triển chậm; nạn cháy rừng, phá rừng làm nương rẫy, khai thác, vận chuyển

lâm sản trái phép vẫn còn xảy ra, làm suy giảm về diện tích và chất lượng rừng; hiệu lực và hiệu quả quản lý rừng chưa hợp lý còn hạn chế nhiều mặt

Xuất phát từ tình hình thực tế của địa phương và yêu cầu phát triển kinh

tế - xã hội huyện Kon Rẫy là nơi tác giả công tác cần hoàn thiện và cũng cố hệ thống quản lý, bảo vệ rừng phù hợp với địa bàn, nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế và quản lý, sử dụng và phát triển tài nguyên rừng bền vững

phù hợp tiến trình đổi mới của đắt nước và hội nhập Do đó, tác giả chọn đề

Trang 13

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát

Mục tiêu tổng quát của để tài là đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý rừng theo các định hướng phát triển

kinh tế - xã hội của địa phương thời gian tới

2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể

~ Hệ thống hóa các vấn đẻ lý luận liên quan đến quản lý rừng

- Phân tích thực trạng công tác quản lý rừng trên địa bàn huyện Kon Rẫy thời gian qua

~ Đề xuất giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý rừng trên địa bàn

huyện Kon Rẫy thời gian

3 Câu hỏi nghiên cứu

~ Quản lý rùng là gì? Quản lý rừng bao gồm những nội dung gì?

~ Tình hình quản lý rừng trên địa bàn huyện Kon Rẫy thời gian qua như

thể nào? Có những hạn chế nào cẲn khắc phục trong công tác quản lý rừng

thời gian tới?

~ Để quản lý rừng trên địa bàn huyện Kon Rẫy thời gian tới cần có những

giải pháp nào?

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

41

tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến

công tác quản lý rừng thông qua các chủ thể quản lý rừng, các ngành, các cắp được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng tự nhiên, rừng trồng và đất lâm

nghiệp để sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật 4.2 Pham vì nghiên cứ

~ Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu một số nội dung cơ bản của

Trang 14

~ Về mặt không gian: Các nội dung trên được nghiên cứu trên địa bàn huyện Kon Rẫy

~ Về mặt thời gian: Đánh giá thực trạng quản lý rừng trong giai đoạn 2013-2018 Các giải pháp để xuất trong luận văn có ý nghĩa đến năm 2025

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu

Luận văn thu thập thông tin, số liệu thứ cắp bao gồm: ~ Niên giám thống kê huyện Kon Rẫy

~ Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội huyện Kon Rẫy qua các năm

~ Báo cáo tổng kết ngành Lâm nghiệp huyện Kon Rẫy qua các năm

~ Các thông tin khác liên quan được thu thập từ các văn bản quy phạm pháp luật, báo chí, tạp chí, website ngành Lâm nghiệp

.5.2 Phương pháp phân tích:

~ Phương pháp thống kê mô tả: Thu thập tài liệu, pl

ch, tổng hợp; so sánh các chỉ tiêu, dữ liệu ở các thời điểm, thời kỳ khác nhau, Thông qua việc

xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê toán học trên excel, thấy được sự

thay đổi và mức độ đạt được của các hiện tượng, chỉ tiêu cằn phân tích trong

công tác quản lý rừng trên địa bàn huyện Kon Rẫy Từ đó rút ra những vấn đề còn vướng mắc trong công tác quản lý rừng trên địa bàn huyện Kon Rẫy để đề

xuất giải pháp hoàn thiện

~ Phương pháp kế thừa: Tổng hợp và kế thừa có chọn lọc những kết quả

nghiên cứu của một số tác giả có công trình nghiên cứu liên quan đến công tác quản lý rùng

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

6.1 Ý nghĩa khoa học

Trang 15

dung làm tài liệu tham khảo cho các học viên, sinh viên trong quá trình học

tập và nghiên cứu những đề tài tương tự 6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo, giúp các cơ quan

nghiên cứu, các ban ngành liên quan đến công tác quản lý rừng của huyện

Kon Ray tham khảo để hoạch định chính sách và chỉ dạo thực tiễn trong việc

quản lý rừng Đồng thời cũng là tài liệu để sử dụng tuyên truyền cho bà con

"Nhân dân trong các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng 7 Sơ lược tài liệu chính sử dụng trong nghiên cứu

- Phan Huy Đường (2015), Giáo trình “Quản lý nhà nước vẻ kinh

NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Giáo trình Quản lý

nhà nước về kinh tế được

biên soạn nhằm cung cắp những kiến thức chuyên môn có hệ thống về quản lý nhà nước đối với lĩnh vực kinh tế trong nên kinh tế thị trường định hướng xã

hội chủ nghĩa ở Việt Nam Giáo trình khái quát hóa các khái niệm, quy luật, nguyên tắt thông tin va quyét định quản lý, các chức năng, quản lý nhà nước trên các lĩnh :ác hình thức, phương pháp, các yếu tố, bộ phận cấu thành,

vực kinh tế chủ yếu, cơ cấu bộ máy, công chức quản lý nhà nước vẺ kinh tế

“Tác giả đã kế thừa và chọn lọc những kiến thức từ các công trình nghiên cứu,

các chuyên đề về quản lý nhà nước và quản lý nhà nước về kinh tế kết hợp với những vấn đề lý luận và thực tiễn mới nảy sinh giúp người đọc sẽ có cái

nhìn rõ hơn về quản lý nhà nước về kinh tế

~ Lê Thị Lộc, Lê Văn Bách, Nguyễn Tuần Hưng, Lê Thiện Đức, Nguyễn

Bích Hằng (2018), Số tay hướng dẫn thực hiện quản lý rừng bên vững cho rừng trằng, Chương trình lâm nghiệp WWE Việt Nam Nội dung cuốn sách

đã khái quát về QLBVR và CCR, hướng dẫn cập nhật với những tiêu chuẩn

FSC mới khi bộ tiêu chuẩn ESC của Việt Nam chưa chính thức được phê

Trang 16

nghiệp của Bộ NN&PTNN về những chứng chỉ, qui định về bảo vệ và phát

triển rùng giúp cho chúng ta có một nền ting ving chic vé cơ sở lý thuyết

trong việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng Đồng thời nhằm hỗ trợ thực hiện mục tiêu dé ra trong chiến lược phát triển Lâm nghiệp và phần nào giải quyết khó khăn thực tế trong thực hiện QLBVR và CCR

- Trang tâm Con người và Thiên nhiên (2018) Bản rin chính sách tài

nguyên ~ môi trường - phát triển bền vững số 27-28: Lâm nghiệp Việt Nam trong béi cảnh mới, Hà Nội Dựa trên các nguyên tắc về quản trị rừng, với các chủ đề sau: Phân tích về khả năng áp dụng các quy định về quyền của người dân trong các hướng dẫn thực hiện Luật Lâm nghiệp: những khó khăn, tồn tại về quản lý rừng, đất rừng do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý hiện nay; yêu

cầu giải quyết ví hg lần và các mâu thuẫn trong quản lý, sử dụng đất

rừng; thông qua việc tiếp cận nguồn gen, bảo tồn đa dạng sinh học, giao

khoán bảo vệ rừng, hỗ trợ cộng đồng tham gia quản lý rừng, sử dụng đắt rừng

nhằm cải thiện sinh kế cho người dân; xây dựng cảnh quan, hành lang rừng bền vững; vai trò, sự tham gia của tổ chức xã hội và cộng đồng trong giám sát, quản trị rừng Bản tin chính sách tài nguyên - môi trường - phát triển bền vững đã tổng hợp, cung cấp một số bình luận, đề xuất và kiến nghị của một số chuyên gia về quyền và lợi ích của hộ gia đình, công đồng dân cư, nhất là công đồng dân tộc thiểu số, tham gia hoạt động lâm nghiệp

8 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Về thực tiễn ở Việt Nam đã có nhiễu công tình, luận án, luận văn

nghiên cứu về công tác quản lý phát triển rừng, góp phần cung cấp cơ sở khoa

học cho việc xây dựng và hồn thiện cơng tác quản lý rừng ở nước ta những

năm qua, cụ thể như sau:

- Trần Văn Côn, Nguyễn Huy Sơn, Phan Minh Sáng, Nguyễn Hồng

Trang 17

ghiệp, Chương trình hỗ trợ ngành lâm nghiệp và đối tác, Bộ Nông nghiệp và

phát triển nông thôn Tài liệu đã đưa ra những cơ sở pháp lý và nguyên lý quản lý rừng bền vững, những chính sách quản lý rừng của Việt Nam Tổng

quan các hệ thống quản lý rừng tự nhiên và rừng trồng ở nước ta Định hướng

nghiên cứu và phát triển quản lý rừng bền vững, trọng tâm là nghiên cứu hoàn thiện các kỹ thuật khai thác giảm thié

tượng nghề rừng; hoàn thiện các cơ sở khoa học để quản lý rừng bền vững; àu tác động: đổi mới quan niệm về đối

xây dựng một môi trường chính sách quản lý trong đó huy động năng lực cquản lý của toàn xã hội

- Ninh Thị Thu Hằng (2009), Nghiên cứu mô hình quản lý rừng dựa vào công đồng ở vùng Tây Nguyên Luận văn của tác giả đã đưa ra các cơ sỡ lý

luận về mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng (CBFM) và xu thể phát triển của mô hình quản lý rừng dựa vào công đẳng ở Việt Nam Đánh giá hiện quả

và khó khăn khi áp dụng mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng ở Tây

Nguyên Từ đó đưa ra các giải pháp về công tác quản lý, tuyên truyền, chính

sách, công tác quy hoạch giao đất, giao rừng, đầu tư tín dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho cộng đồng (làng bản, nhóm hộ ) quản lý, sử dụng

n định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp

- Hồ Đắc Thụy Xuân Hương (2014), Giải pháp quản lý rừng tại tỉnh KonTum, Luan van thac sĩ kinh tế, Đại học Đà Nẵng Nội dung luận văn đã trình bày khá toàn đó luận văn đã làm rõ các khái niệm rừng, quản lý rừng, đặc các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý rừng Trong iém quản lý

rừng Luận văn đã nêu bật nội dung của quản lý rừng bao gồm: Ban hành các văn bản, quy phạm pháp luật về BV&PTR; xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch BV&PTR; giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng,

chuyển mục đích sử dụng rừng; đào tạo nguồn nhân lực cho BV&PTR; tuyên

Trang 18

pháp luật về BV&PTR Luận văn cũng đã đánh giá thực trạng quản lý rừng tại

tỉnh Kon Tum và đề xuất các giải pháp quản lý rừng tại tỉnh KonTum

~ Nguyễn Ngọc Lung, Ngô Đình Thọ (2013), Quán lý rừng bền vững tại Việt Nam, cơ hội và thách thức của giảm phái thải thông qua mắt rừng và suy

thoái rừng REDD, Tập huắn quản lý tài nguyên thiên nhiên - Viện Quản lý

rừng bổn vững và Chứng chỉ rừng Bài viết đã nêu ra và đánh giá thực trạng

rừng và công tác QLBVR ở Việt Nam, xác định các yếu tố dẫn đến phá và

suy thoái rừng cũng như các nguyên nhân sâu xa của tình trạng đó Phân tích

cơ cấu tổ chức và thể chế hiện hành của ngành Lâm nghiệp, bối cảnh kinh tế, xã hội nhằm cung cấp kiến thức cơ bản cần tỉ

để hiểu được những cơ hội

và thách thức của việc quản lý rừng ở Việt Nam Trên cơ sở đó đã đề xuất ing pI tham gia hiệu quả của cộng đồng địa phương thông qua các sáng kiến bảo vệ một số khuyến nghị, chính sách nhằm giải quyết vấn để ít huy sự rừng, trồng rừng và sử dụng rừng bền vững

~ Trường Đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh (201 1), Công trình nghiên

cứu vẻ rừng và tằm quan trọng của rừng Công trình này một lần nữa làm rõ vai trò to lớn của rừng đối với cuộc sống con người về mặt kinh tế, xã hội và

môi trường từ đó làm cho công tác QI.BVR ngày càng mang một ý nghĩa to lớn và có tính cấp bách, thời sự Công trình nghiên cứu của các cá nhân di trước về giải pháp phát triển rừng cho địa phương hay mô hình quản lý rừng đưa vào công đồng ở Tây Nguyên là những bài học kinh nghiệm hay, có thể học hi và phát triển giữa các địa phương

Tuy nhiên tính đến thời điểm hiện nay, chưa có một công trình nghiên

cứu, luận văn về công tác quản lý rừng tại địa phương cụ thể là huyện Kon

Trang 19

9 Bố cục của luận văn Ng

văn được chia thành 3 chương

phần mục lục, mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý rừng

Chương 2: Thực trạng công tác quản lý rừng trên địa bàn huyện Kon Rẫy thời gian qua

Trang 20

10

CHUONG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VE QUAN LY RUNG

1.1 KHAI QUAT VE RUNG VA QUAN LY RUNG

1.1.1 Khái niệm rừng và phân loại rừng a Khái niệm rừng

Rừng là một hệ sinh thái phức tạp hình thành dưới sự tập hợp của công

đồng các loài thực vật, động vật, nắm và vi sinh vật Cộng đồng ở đây tức là các thành phần cùng sống chung với nhau trong một môi trường, tham gia vào

chuỗi thức ăn từ đó hình thành các loài hỗ trợ nhau, loại bỏ nhau, tạo nên một hệ sinh thái rừng vô cùng phong phú và đa dạng

yếu là cát

“Theo Tansley (1935): Rừng là một hệ sinh thái trong đó thành phần chủ gỗ và mỗi quan hệ của nó với hoàn cảnh sống

“Theo Nghị định thư Kyoto (1997) |9, tr30))

Rừng là một khu vực có điện tích tối thiểu từ 0,05 - 1,0 ha với độ

che phủ của tán cây khoảng từ 10 - 30% (hoặc tương đương với trữt

lượng nhất định) và chiều cao cây 02 - 05 mét trong điều kiện thành

thục Các khu rừng tự nhiên và tắt cả rừng trồng chưa đạt độ tàn

che từ 10 - 30% hoặc chiều cao cây chưa đạt 02 - 05 mét chưa được coi là rừng do những diện tích này thông thường chỉ hình

thành một phân của vùng rừng tạm thời chưa có trữ lượng do có sự

can thiệp của con người, như khai thác hoặc do các nguyên nhân tực nhiên, nhưng những diện tích này được kỳ vọng là sẽ chuyển hóa thành rừng

'Với định nghĩa này, rừng được xác định theo các tiêu chí sau: diện tích

tối thiểu là 0,05 - L0 hạ; lệ che phủ tằng tán cây tối thiểu là từ 10 - 30%;

Trang 21

ảm bảo

hợp với điều kiện thực tế của quốc gia v chuẩn quốc tễ

© Việt Nam, Điều 3 Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 dua ra

khái niệm vẻ rừng;

Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quân thể thực vật rừng, động vật

rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần

chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên Rừng gằm rừng

trông và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ đất rừng đặc dụng

Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 tiếp cận định nghĩa rừng bằng phương pháp liệt kê, đã có các chỉ tiêu mang tính định lượng cụ thể để xác

định thể nào là rừng, cụ thể:

thành phân chính có độ che phú của tán rừng từ 0,1 trở lên”, tuy nhiên, cách iy gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc tramg là

định nghĩa này vẫn chưa xác định được điện tích tối thiểu có rừng cụ thể như

thé nào, độ cao cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính

là bao nhiêu

Ngày 15/11/2017, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khóa XIV đã thông qua Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019 Luật Lâm nghiệp 2017 đã hoàn thiện khái niệm rừng so với Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004, cu thé:

Rừng là một hệ sinh thái bao gôm các loài thực vật rừng, động vật rừng, nắm, vi sinh vật, đất rừng và các yếu tỗ môi trưởng khác, trong đó thành phân chính là một hoặc một số loài cây thân gỗ, tre,

nửa, cây họ cau có chiều cao được xác định theo hệ thực vật trên núi đất, núi đá, đắt ngập nước, đắt cát hoặc hệ thực vật đặc trưng

Trang 22

12 chiều cao cây; độ tàn che Các diện tích có cây cối được coi là rừng nếu đạt được cả ba tiêu chí sau: Một

, độ tần che của cây rừng (các loài cay thin gd, cây họ cau, trẻ

nứa) là thành phần chính của rừng tự nhiên hoặc cây rừng trồng lớn hơn hoặc

bằng 0,1 Độ tàn che là mức độ che kín của tán cây rừng theo phương thẳng

đứng trên một đơn vị diện tích rừng được biểu thị bằng tỷ lệ phần mười Hai là, diện tích liền vùng lớn hơn hoặc bằng 0,3 ha Diện tích liền vùng được xác định là diện tích vùng đất có rừng (bao gồm rừng tự nhiên, rừng

trồng) tập trung, liên tục, khoảng cách giữa các dai rừng không lớn hơn 30 m và tổng diện tích các khoảng trồng không quá 30% diện tích

.Ba là, chiều cao trung bình của cây rừng được xác định theo hệ thực vat

trên các điều kiện lập địa, cụ thể:

~ Cây rừng có chiều cao trung bình từ 5.0 m trở lên đối với rừng tự nhiên và rừng trồng trên đồi,

ii dat va ding bing; rừng trồng trên đắt ngập phèn

~ Cây rừng có chiểu cao trung bình từ 2,0m trở lên đối với rừng tự nhiên,

rừng trồng trên đất ngập nước ngọt; rừng trồng trên núi đá có đất xen ke ~ Cây rừng có chiều cao trung bình từ 1,5 m trở lên đối với rừng tự nhiên trên đất ngập phèn ~ Cây rừng có chiều cao trung bình từ 1,0 m trở lên đối với rừng tự nhiên trên núi đá, cát, đất ngập mặn và các kiểu rừng ở điều kiện sinh thái đặc biệt khác; rừng trồng trên đất cát, đất ngập mặn b Phân loại rừng

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển

tài nguyên rừng cần tiến hành phân loại rừng Ở Việt Nam, có nhiều cách

phân loại rừng tùy vào các tiêu chí, đặc điểm của rừng, cụ thể:

Phân loại rừng theo nguôn gốc hình thành: Gồm rừng tự nhiên và rừng

Trang 23

13

- Rừng tự nhiên gồm có rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh: Rừng nguyên sinh là rừng tự nhiên chưa bị tác động hoặc ít bị tác động bởi con người, cấu trúc của rừng chưa bị làm thay đổi; rừng thứ sinh là rừng tự nhiên

đã bị tác động bởi con người tới mức làm thay đổi cấu trúc rừng, bao gồm:

rừng thứ sinh phục hồi tự nhiên sau nương rẫy, cháy rừng hoặc các hoạt động làm mắt rừng khác; rừng thứ sinh sau khai thác chọn cây gỗ và các loại lâm sản khác

- Rừng trồng là rừng được hình thành từ hoạt động trồng rừng của con

người, gồm có các loại: rừng trồng mới trên diện tích đắt trồng chưa có rừng, rừng trồng lại sau khai thác hoặc do các nguyên nhân khác (cháy rừng, sau

nương rẫy ), rừng trồng nhằm mục đích cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt,

rừng trồng tái sinh sau khai thác

Phân loại rừng theo quan điểm sinh thái học: Có các kiễu rừng: rừng kín

vùng thấp; kiểu rừng thưa; kiểu trảng truông; kiểu rừng kín vùng cao; kiểu

quần hệ khô lạnh vùng cao

Phân loại rừng theo điều kiện lập địa: Gồm rừng núi đất: rừng núi đá:

rừng ngập nước; rừng trên đất cát

Phân loại rừng theo loài cây: Rừng gỗ; rừng cau dừa; rừng tre nứa; rừng hỗn giao gỗ và trẻ nứa

Phan loại rừng theo chức năng sử dụng: LẪy mục dich sit dung làm căn

cứ, người ta phân loại rừng tự nhiên và rừng trồng thành: rừng đặc dụng: rừng

phòng hộ: rừng sản xuất Cách phân loại này tạo thuận lợi cho việc đầu tư

nguồn lực, tổ chức bộ máy, quy định chế độ quản lý, bảo vệ, khai thác đối với

từng loại rừng Cụ thể như sau:

~ Rừng đặc dụng có mục đích sử dụng để bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên và nguồn gen sinh vật rừng, phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, bảo

Trang 24

14

thái, nghỉ dưỡng, giải tr trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dung;

cung ứng dịch vụ môi trường rừng Gồm có các loại rừng đặc dụng: (1) Vườn quốc gia; (2) Khu dự trữ thiên nhiên; (3) Khu bảo tổn loài - sinh cảnh; (4) 'Khu bảo vệ cảnh quan (rừng bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng

cảnh; rừng tín ngưỡng; rừng bảo vệ môi trường đô thị, khu công nghiệp, khu

chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao); (5) Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học; (6) Vườn thực vật quốc gia; (7) Rừng giống quốc gia

- Rừng phòng hộ có mục đích sử dụng để bảo vệ và cung cấp nguồn nước, bảo vệ đất, hạn chế thiên tai, chống sạt lở, xói mòn, lũ quét, lũ ống, chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng, lấn biển, chống sa mạc hóa, góp phần bảo vệ môi trường, điều hòa khí hậu, đảm bảo quốc phòng, an ninh, ngoài ra kết

hop du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí, cung ứng dịch vụ môi trường rừng

Rừng phòng hộ được phân theo mức độ xung yếu Bao gồm: (1) Rừng phòng

hộ đầu nguồn; (2) Rừng bảo vệ nguồn nước của công đồng dân cư; (3) Rừng

phòng hộ biên giới; (4) Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; (5) Rừng

phòng hộ chắn sóng, lấn biển

~ Rừng sản xuất có mục đích sử dụng để cung cấp nguồn lâm sản làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến, sản xuất, kinh doanh và các

hoạt động khác; kết hợp nông, lâm, ngư nghiệp; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dich vụ môi trường rừng

“Trong đề tài tác giả tiến hành nghiên cứu dựa trên quan điểm phân loại

rừng theo chức năng sử dụng 1.1.2 Khái niệm quản lý rừng

‘Theo từ điển Bách khoa Việt Nam, quản lý là động từ có ý nghĩa: “quan”

là trông coi và giữ gìn; “lý” là tổ chức, sắp đặt, điều khiển các hoạt động theo

Trang 25

15

Hiểu theo ngôn ngữ Hán Việt, "Công tác quản lý là thực hiện hai quá

trình liên hệ chặt chẽ với nhau: quản và lý Quá trình quản gồm sự coi sóc, giữ gìn, duy trì hệ thống ở trạng thái ổn định; quá trình lý gồm việc sửa sang,

sắp xếp, đổi mới đưa hệ thống vào thế phát triển”

“Quản rừng là việc áp dụng các nguyên tắc vẻ sinh học, vật lý, quản

tý, kinh tế, xã hội và các chính sách trong tái sinh rừng, quản lý, sử dựng và bảo tằn rừng nhằm đạt được các mục tiêu vat muc dich dé ra” (9.0.31),

Có thể hiểu một cách chung nhất về quản lý rừng là tổng thể các hoạt động của các chủ thể (Nhà nước, các tổ chức, cá nhân) có thẩm quyền thực hiện tổ chức, sắp xếp nhằm duy trì, phát triển bền vững nguồn tài nguyên rừng

Các chủ thể có thẩm quyển quản lý rừng gồm: Nhà nước và các chủ thể khác (các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trong nước; các tô chức cá nhân nước

ngoài) được nhà nước giao rừng, cho thuê rừng để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng Cụ thể:

~ Nhà nước là chủ thể tối cao đối với hoạt động quản lý rừng Nhà nước

thực hiện việc quan lý rừng thông qua hoạt động của hệ thống các cơ quan

quản lý nhà nước bao gồm Chính phủ, các Bộ (Bộ NN&PTNN; Bộ Quốc

phòng; Bộ Công an; Bộ Tài nguyên và Môi trường

'UBND các cấp Thông qua việc:

+ Ban hành và tổ chức thực

cơ quan ngang Bộ và

n chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế

"hoạch, văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực lâm nại

+ Tổ chức phân loại rừng, phân định ranh giới giữa các loại rừng theo chức năng, nhiệm vụ;

+ Tổ chức điều tra, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biển và lập hỗ sơ quản lý

Trang 26

16 + Thực hiện việc giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng đối với tổ chức; tổ chức trồng rừng thay thế;

+ Tổ chức thực hiện bảo vệ rừng; bảo tồn đa dang sinh học rừng; phòng

cháy và chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vat gây hại rừng; phát triỂn rừng; sử én và thị trường lâm sản; dụng rừng; chế + Tổ chức nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên , công nghệ mới; hợp tác qt trong lâm nghiệp;

+ Tổ chức phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư về lâm nghiệp:

+ Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại, tổ cáo về lâm nghiệp theo quy định của pháp luật v.v

~ Các chủ thể khác (các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trong nước; các tổ chức, cá nhân nước ngoài) được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng để quản

lý, bảo vệ và phát triển rừng, gồm:

+ Chủ thể thực hiện nhiệm vụ công ích quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng được nhà nước giao, đó là: Các Ban quản lý rừng đặc dụng; các Ban quản lý rừng phòng hộ; các đơn vi thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được giao rừng; các tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục nghÈ nghiệp

về lâm nghiệp

+ Các tổ chức kinh tế bao gồm: Doanh nghiệp, liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã, các tô chức kinh tế khác được thành lập và hoạt động theo quy định

của pháp luật

+ Các hộ gia đình, cá nhân được nhà nước giao rừng, cho thuê rừng,

Trang 27

1

doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất để trồng rừng sản xuất

“Tùy vào mục đích quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng của Nhà nước mà Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng cho các chủ thể khác nhau để quản lý và xử dụng các phương pháp khác nhau để quản lý

'Việc tổ chức quản lý rừng phải đảm bảo theo các nguyên tắc sau:

~ Nhà nước giao rừng, cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, công đồng dẫn cư thuê rừng, thực hiện quản lý, bảo vệ rừng, bảo đảm các diện tích rừng có chi

~ Chủ rừng có trách nhiệm quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng theo Quy chế quản lý rừng; đảm bảo tiêu chí quản lý rùng bền vững iz Rừng là một bộ phận của môi trường sinh thái có vai trò quan trọng và Tuy nhiên, nếu không quan tâm, chú trọng đến công tác QI.BVR thì rừng sẽ có 1.1.3 Ý nghĩa của công tác quản lý giá trị to lớn, là nguời

tài nguyên thiên nhiên có khả năng phục

nguy cơ bị khai thác cạn kiệt, không còn khả năng tái tạo, dẫn đến tình trạng

đất đai bị xói mòn, suy thoái, tình trạng thiếu nước, hạn hán, suy thoái đa

dang sinh học

Trong thời đại ngày nay, với nhiều sức ép từ sự phát triển kinh tế, gia tăng dân số, biển đổi khí hậu diện tích rừng bị mắt ngày nhiều thì vai trò

của quản lý bảo vệ rừng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết Quản lý rừng

nhằm phát huy các giá trị to lớn của rừng, cụ thể như:

Một là, Đảm bảo giá phòng hộ và cân bằng sinh thái của tài nguyên

rừng

Rừng đóng vai trò vô cùng quan trọng đổi với môi trường sống trên trái đất Thông qua diện tích che phủ của tán rừng, rừng làm giảm một lượng lớn

Trang 28

18

góp phần làm giảm tốc độ ấm lên toàn cầu, điều hòa khí hậu

Rừng là vật cán trên đường di chuyển của gió và có ảnh hưởng đến tốc

độ cũng như thay đổi hướng gió Không chỉ có tác dụng chắn gió, rừng còn là

nhà máy lọc bụi khổng lồ, góp phần làm giảm ô nhiễm không khí, tiếng ồn,

cân bằng lượng oxi và cacbonic trong khí quyển

Rừng điều tiết nước, phòng chống lũ lụt, xói mòn, bảo vệ độ phì nhiêu và bồi dưỡng tiềm năng của đất Rừng có khả năng giữ nước, điều hòa dòng chảy của các con sông, con suối (làm giảm dòng chảy bề mặt thông qua việc ) ngăn chặn chuyển bớt lượng nước ngắm xuống đất và vào tằng nước ng

tình trạng hạn hán, thiểu nước vào mùa khô, khắc phục tình trạng xói mòn,

ngập úng vào mùa mưa, hạn chế lắng đọng tại các lòng sông, lòng hồ Ngoài ra, rừng còn có vai trò rất lớn trong việc chắn gi cl di động tại các vùng ven biển, bảo vệ vùng đắt bên trong nội địa, bảo vệ đê biển, cải tạo vùng đất bị phèn, chua

Hai là, Bảo đảm bảo tồn đa dạng sinh học

Rừng chứa một nguồn gen khổng lồ, lưu giữ nhiều loại gen quý giá, là

nơi trú ngụ của hàng triệu loại động, thực vật, vi sinh vật đa dạng và phong phú Các loài sinh vật rừng là cơ sở và nguyên liệu để cải tiến và tạo ra các

loại giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt, kháng dịch bệnh Hệ sinh thái rừng trên trái đất được thiết lập ở trạng thái cân bằng trong đó mỗi loài đều giữ một vị trí quan trọng nhất định và có liên quan mật thiết với nhau để duy trì hoạt động của toàn bộ hệ sinh thái Do đó, khi một loài bị suy giảm hoặc biển mắt sẽ gây tác động đến sự tồn tại của một số loài khác liên quan Việc mắt rừng kéo theo việc mắt đi nhiều loại tài nguyên thiên

nhiên, làm suy giảm, thậm chí dẫn đến sự tuyệt chủng của nhiều loài sinh vật Ba la, Bảo đâm giá

Rừng là nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người; cung cắp

Trang 29

19

nguyên vật liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất, chế biến; là nguồn dược

liệu quý giá; phát triển du lịch bằng hình thức du lịch sinh thái rừng, danh lam thắng cảnh, nghỉ dưỡng, giải trí 'Với tầm quan trọng của rừng, Nhà nước ta xác định tại Điều 17, Hi pháp năm 1992: _Đắt đai, rừng núi, sông hỗ, nguẫn nước, tài nguyên trong lòng đất,

mguôn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vốn và tài

sản do Nhà nước đầu tư vào các xí nghiệp, công trình thuộc các

ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, kỳ thuật, mgoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước, đêu thuộc sở hữu toàn dân

Hiến pháp năm 2013 một lần nữa khẳng định: “Đát đái, rài nguyên

nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vàng biển, vàng trời

i, tai nguyên

thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sin cong

thuộc sở hữu toàn đân do Nhà nước đại diện chú sở hữu và thắng nhất quản

ly 'Việc thống nhất quản lý tài nguyên đất, trong đó có đất rừng được xác định là tài nguyên đặc biệt, nguồn lực quan trọng để phát triển đắt nước, được quản lý theo quy định của pháp luật Nhà nước thực thống nhất quản lý đối với tài nguyên rừng bằng việc ban hành pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật

và đâm bảo cho pháp luật được thực thí

'Nhờ thực thi chính sách quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng đúng đắn,

trong những năm qua, diện tích rừng của Việt Nam đã tăng lên đáng kẻ Nếu

Trang 30

12 NỘI DUNG CỦA QUÁN LÝ RỪNG

1.2.1 Ban hành các văn bản, quy phạm pháp luật về QI.BVR

Nhà nước với tư cách là chủ thể đặc biệt thực hiện việc quản lý tài

nguyên rừng, ban hành các quy định pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát triển nguồn tài nguyên

rừng; tổ chức thực hiện các quy định pháp luật và bảo đảm cho các quy định pháp luật đó được thực thi hiệu quả Nhóm quy định pháp luật về quản lý tài nguyên rừng gồm: AMột là, các quy định pháp luật về quản lý nhà nước đối với tài nguyên rừng ~ Các quy định pháp luật về bộ máy quản lý tài nguyên rừng, gồm hệ:

thống các cơ quan thẩm quyền chung và cơ quan thẩm quyển chuyên môn quản lý tài nguyên rừng Thẩm quyền chung thuộc về Chính phủ và UBND

các cấp Nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan nhà nước này đối với việc quản lý

và bảo vệ tài nguyên rùng được quy định cụ thể trong Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, Luật Lâm nghiệp ngày 15/11/2017, Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thì hành Luật bảo vệ và phát triển rừng, Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của chính phủ

quy định chỉ tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, Quyết định số

07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một

số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng, Nghị định số 01/2019/NĐ-CP

ngày 01/01/2019 của Chính phủ về

vệ rừng;

:m lâm và lực lượng chuyên trách bảo

~ Các quy định pháp luật về quy hoạch, kế hoạch bảo vệ rừng như kỳ quy hoạch, kế hoạch, thẳm quyền phê duyệt quy hoạch, kế hoạch BV&PTR,,

= Quin lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy rừng, xác định rõ trách

Trang 31

2

cũng như sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan này

~ Quản lý nhà nước về giao rừng, cho thuê rừng quy định rõ từng loại rừng được giao, được cho thuê cho từng chủ thể để phục vụ các mục đích

phòng hộ, gìn giữ, bảo vệ hay phát triển sản xuất, kinh doanh rừng Nhà nước xác định rõ thẳm quyển, trình tự thủ tục của các cơ quan trong việc giao rừng,

cho thuê rừng

Hai là, các quy định pháp luật về quản lý của chủ rừng đối với tài

nguyên rừng:

~ Quản lý tài nguyên rừng của hộ gia đình, cá nhân, xác định rõ quyền và

nghĩa vụ của chủ thể này đối với từng loại rừng được giao được thuê

~ Quản lý tài nguyên rừng của các tổ chức được giao rừng, được thuê rừng ~ Tổ chức trong nước gồm: Tổ chức là đơn vi sự nghiệp quản lý rừng được gi: xuất, khu cảnh quan của rừng đặc dụng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ: tổ chức kinh tế được giao rừng sản

~ Tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được phép thuê rừng sản xuất là rừng trồng hoặc đất rừng sản xuất chưa có rừng để đầu tư kinh doanh phát triển rừng: người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư dự án vào trồng rừng chỉ

được giao có thu tiền hoặc thuê rừng sản xuất là rừng trồng, đất trồng rừng sản xuất chưa có rừng để kinh doanh, phát triển rừng

Pháp luật quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng trong nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay cần được xây dựng dựa trên hệ thống

các nguyên tắc sau

~ Phát triển bền vững tài nguyên rừng

~ Xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước đối với vấn

8 quan lý và bảo vệ tài nguyên rừng

Trang 32

~ Nguyên tắc bình đẳng giữa người chăm sóc rừng và người thụ hưởng cácgi ~ Nguyên tắc pháp chế 1.2.2 Xây dựng và tô chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng a Nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng từ rừng

Để làm cơ sở cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, cần xây dựng quy hoạch và kế hoạch BV&PTR với nội dung và yêu cầu khác nhau

Quy hoạch BV&PTR rừng nhằm xác định phương hướng, mục tiêu, giải pháp bảo vệ, phát triển rừng; xác định diện tích và sự phân bố các loại rừng

trong kỳ quy hoạch Kế hoạch BV&PTR nhằm xác định nhu cầu về diện tích

các loại rừng và ác sản phẳm, dịch vụ lâm nạ

đưa ra các nội dung nhiệm

vụ, giải pháp, trách nhiệm cụ thể thực hiện kế hoạch BV&PTR

'Việc lập quy hoạch phải t

- Quy hoạch phải phù hợp, đồng bộ với quy hoạch tổng thể, quy hoạch

in thủ theo các nguyên tắc:

sử dụng đất, phù hợp với chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia, chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học;

~ Đảm bảo quản lý rừng bền vững: việc khai thác, sử dụng rừng phải gắn

liền với công tác bảo tồn tài nguyên thiên |, bao tồn và nâng cao giá trị kinh tế của rừng và các giá trị văn hóa - lịch sử của đắt nước; gắn với công tác bảo vệ môi trường, ứng phó biển đổi khí hậu và phát triển sinh kế của người

dan;

- Diện tích rừng tự nhiên phải được đưa vào quy hoạch 03 loại rừng theo chức năng sử dụng (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất);

~ Báo đảm sự tham gia của cộng đồng dân cư, các cơ quan, tổ chức, hộ

Trang 33

2

- Các nội dung trong quy hoạch lâm nghiệp của cắp tỉnh phải phù hợp

với nội dung quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia

b Xây dựng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng Việc xây dựng quy hoạch BV&PTR bao gồm các bước sau:

~ Thu thập, phân tích và đánh giá các dữ liệu về điều kiện tự nhiên, KT-

XH, thực trạng tài nguyên rừng; các chủ trương, định hướng phát triển của

quốc gia và các quy hoạch liên quan; đánh giá các nguồn lực hiện có của địa phương, đưa ra các vấn để cần giải quyết

~ Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch lâm nghiệp kỳ trước

- Đưa ra các dự báo về nhu cầu và thị trường lâm sản, dịch vụ môi

khí hậu, tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ áp dụng trong các hoạt động lâm nghiệp trường rừng, tác động của bid

~ Đánh gia bồi cảnh, các mỗi liên kết ngành và yêu cầu phát triển KT-

XH đối với ngành lâm nghiệp

~ Xác định quan điểm, mục tiêu phát triển lâm nghiệp,

~ Xác định các định hướng về phát triển rừng bền vững; phát triển kết cấu hạ tằng ngành lâm nghiệp; phát triển thị trường, vùng nguyên liệu, chế

biến lâm sản;

~ Đưa ra các giải pháp và nguồn lực tổ chức thực hiện quy hoạch e Tổ chức thực hiện các quy hoạch kế hoạch quản lý, bảo vệ rừng ~ Đối với quy hoạch, kế hoạch BV&PTR của cả nước, Nhà nước giao

cho Bộ NN&PTNN tổ chức chỉ đạo việc thục hiệ

thực hiện quy hoạch, kế hoạch BV&PTR của tỉnh, thành phố trực thuộc trung việc

wong

- Đối với quy hoạch, kế hoạch BVÉ&PTR của của tỉnh, thành phố trực

thuộc trung vong (goi chung là cắp tỉnh), giao UBND cấp tỉnh tổ chức chỉ đạo

Trang 34

~ Đối với quy hoạch, kế hoạch BV&PTR của huyện, quận, thị xã, thành

phố thuộc

chức chỉ đạo việc thực hiện; UBND cấp tỉnh quản lý trực tiếp có trách nhiệm

kiểm tra, đánh giá việc thực hiện

ih (sau đây gọi chung là cấp huyện), giao UBND cấp huyện tổ

- UBND ›hường, thị trắn tổ chức chỉ đạo việc thực hiện quy hoạch,

kế hoạch bảo vệ rừng của địa phương; UBND cắp huyện có trách nhiệm kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ rừng của các UBND xã quản lý trực tiếp 1.2.3 Giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử: dụng rừng a Nguyên tắc giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng ~ Phải phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp, quy hoạch sử dụng đắt quốc

gia; thực trạng diện tích rừng tại từng địa phương

- Không chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích sir dung

khác, trừ các dự án quan trọng quốc gia, dự án thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh quốc gia; dự án cấp thiết khác được Chính phủ phê duyệt

~ Không giao, cho thuê đối với điện tích rừng đang xảy ra tranh chấp

~ Chủ rừng không được cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác thuê diện

tích rừng tự nhiên, rừng trồng do Nhà nước đầu tư

~ Phù hợp với việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất,

~ Thời hạn, hạn mức giao rừng, cho thuê rừng thống nhất với thời hạn, han mite giao dat, cho thué dat

- Bim bao tinh công khai, minh bach, có sự tham gia của Nhân dân địa

phương; bình đẳng về tôn giáo, tín ngưỡng và giới trong giao rừng, cho thuê

Trang 35

~ Tôn trọng, gìn giữ không gian sống, phong tục, tập quán của địa

, hộ gia đình, cá

nhân, cộng đồng dân cư có văn hóa, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, truyền

phương: vu tiên giao rừng cho đồng bào dân tộc th

thống gắn bó với rừng, có hương ước, quy ước phù hợp với quy định của

pháp luật

b Thẩm quyền giao rừng, cho thuê rừng, chuyễn mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hỗi rừng

'UBND cấp tỉnh có thẩm quy:

đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng đối với tổ chức; cho thuê

Giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đất để trồng rừng sản xuất đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại

Việt Nam

UBND cấp huyện có thẩm quyền: Giao rừng, chuyển mục đích sử dụng

rừng sang mục đích khác, thu bỗi rừng đổi với hộ gia đình, cá nhân, công đồng dân cư; cho thuê rừng đối với hộ gia đình, cá nhân

e Giao rừng,

Giao rừng là một trong các hình thức cơ bản Nhà nước thực hiện việc

trao quyền sử dụng rừng cho các đối tượng trong xã hội là các chủ rừng gồm

các doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư

Tay theo từng loại hình rừng mà Nhà nước giao rừng không thu tiền sử

dụng rừng cho các đối tượng phù hợp để quản lý và sử dụng Cụ thể: ~ Đối với rừng đặc dụng:

Trang 36

+ Giao BQL rừng phòng hộ, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang quản lý và

sử dụng khu bảo vệ cảnh quan (rừng bảo tồn di

lam thắng cảnh; rừng bảo vệ môi trường đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao) xen kẽ trong điện tích rừng được giao

lịch sử - văn hóa, danh

+ Giao cho cộng đồng dân cư các khu rừng tín ngưỡng mà họ đang quản lý và sử dụng theo truyền thống;

+ Giao cho tổ chức kinh tế, tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp về lâm nghiệp trong nước đối với rừng giống quốc gia xen

kế trong diện tích rừng được giao - Đối với rừng phòng hộ: + Giao rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, hộ gia đình, cá nỈ nơi có rừng quản lý và sử dụng biển cho BQL rừng phòng hộ; đơn vị vũ trang;

, cộng đồng dân cư cư trú hợp pháp trên địa bàn cấp xã

+ Giao cho BQL rừng phòng hộ, đơn vị vũ trang quản lý rừng phòng hộ biên giới

+ Giao cho tổ chức kinh tế điện tích rừng phòng hộ xen kẽ trong diện tích rừng sản xuất của tổ chức đó

+ Đối với rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư, giao cho công

đồng dân cư cư trú trên địa bàn có rừng quản lý và sử dụng

~ Đối với rừng sản xuất giao cho các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư cư trú hợp pháp trên địa bàn cắp xã nơi có diện tích rừng: đơn vị vũ trang;

các BQL rừng đặc dụng, BQL rừng phòng hộ đối với diện tích rừng sản xuất xen kề trong diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ được giao cho BQL rừng đó,

c4 Cho thuê rừng

Trang 37

2

cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu sử dụng rừng (sản xuất lâm

nghiệp; sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp; kinh doanh du lịch sinh thái,

nghỉ dường, giải tr thông qua hợp đồng cho thuê rừng, có thu ti

sử dụng rừng,

Loại rừng mà Nhà nước cho thuê là rừng sản xuất (rừng tự nhiên hoặc

rừng trồng) Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê rừng có thể trả tiễn thuê

rừng một lần hoặc hằng năm

đ Chuyễn mục đích sử dụng rừng

¡ với việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng Nhà nước ta chủ trương không cắm tuyệt đối, nhưng khi chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục

đích khác cần phải tính toán kỹ lưỡng, chỉ chuyển mục đích sử dụng khi thực

công

sự cần thiết nhằm mục đích đem lại lợi ích cao nhất cho người dân và đồng, đảm bảo các điều kiện sau:

- Việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích sử dụng khác

phải thống nhất, phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp quốc gia, quy hoạch, kế

hoạch sử dụng đất

- Có chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác

được cơ quan có thẳm quyền quyết định, cụ thể:

+ Đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ 500 ha trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 ha trở lên do

Quốc hội quyết định chủ trương:

+ Đối với rừng đặc dụng dưới 50 ha; rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng

phòng hộ biên giới từ 20 ha đến dưới 50 ha; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát

bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lắn biển từ 20 ha đến dưới 500 ha; rừng sản

Trang 38

28

+ Đối với rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới, rừng

phòng hộ chắn gió chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lẫn biển dưới

20 ha; rừng sản xuất dưới 50 ha; rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư đo HĐND cắp tỉnh quyết định chủ trương

~ Có dự án đầu tư được cấp có thẩm quyển quyết định

~ Chủ dự án được giao đất, cho thuê đắt có chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác phải có phương án trồng rừng thay thế được phê duyệt với diện tích trồng thay thế bằng diện tích rừng bị chuyển mục đích sử dụng đối với rừng trồng, bằng ba lần diện tích rừng bị chuyển mục đích sử dụng đối với rừng tự nhiên hoặc sau khi hoàn thành trách nhiệm nộp tiền nộp bằng diện tích rừng phải trồng thay thể nhân 1g do UBND c vệ và phát triển rừng ở cấp tỉnh trong trường hợp chủ dự án không tự trồng trồng rừng thay thế với đơn giá cho DI ha rừng tỉnh quyết định) vào quỹ bảo rừng thay thể ' Thu hồi rừng Luật Lâm nghiệp 2017 quy định cụ thể các trường hợp bị thu hồi rừng như sau:

- Chủ rừng sử dụng rừng không đúng mục đích, cố ý không thực hiện

nghĩa vụ với Nhà nước hoặc vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về

lâm nghiệp;

~ Chủ rừng không tiền hành hoạt động BV&PTR sau 12 tháng liên tục kể từ ngày được giao, được thuê rừng, trừ trường hợp bất khả kháng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận;

~ Chủ rừng tự nguyện trả lại rừng;

Trang 39

29 ~ Rừng được giao, được thuê không đúng thẩm quyền hoặc không đúng tượng; ~ Chủ rừng là cá nhân khi chết không có người thừa kế theo quy định của pháp luật; ~ Các trường hợp thu hồi đất có rừng khác theo quy định của Luật Đắt đại

“Trong trường hợp Nhà nước thu hồi rừng vì các mục dich phụ vụ quốc phòng, an ninh, phát triển KT-XH hoặc việc giao rừng, cho thuê rừng không

đúng thẩm quyền hoặc không đúng đối tượng thì chủ rừng được bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật hiện hành

1.2.4 Đào tạo nguồn nhân lực cho QLBVR

Để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng hiệu quả bên cạnh các quy hoạch,

kế hoạch phù hợp đúng đắn của Chính phủ và địa phương còn cần phải có nguồn nhân lực đảm bảo về số lượng và chất lượng làm việc để đảm bảo các

cquy hoạch dé ra được thực hiện đúng đắn và kịp tiến độ

Quân lý và bảo vệ rừng là nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước và toàn cân Trong đó lực lượng kiểm lâm đóng vai trò tham mưu chính trong việc tổ

chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ rừng nhằm tăng độ che

phủ của rừng, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao hiệu quả phát

triển KT-XH trong việc sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên của quốc gia Ngoài lực lượng kiểm lâm, nguồn nhân lực cho QLBVR phải kể đến các chủ

rừng là các ban quản lý rừng; các doanh nghiệp nhà nước, tổ chức được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng và đất rừng được tổ chức lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng; các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân;

lực lượng dân quân

địa phương: lực lượng bộ đội biên phòng; cán bộ, công chức ở các cấp phụ

trách công tác lâm nghiệp

Trang 40

30

những chủ trương về xã hội hóa công tác bảo vệ rừng đời hỏi công chức kiểm

lâm, các lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng, chủ rừng cần phải được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng và thái độ trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

N6i dung dao tao, bdi dưỡng:

- Xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng với

phải sát với yêu cầu thực tiễn, phù hợp với tiêu chuẳn ngạch, chức danh, vị trí

nội dung

việc làm Chú trọng các kỹ năng: tuyên truyền pháp luật, vận động quan

chúng tham gia bảo vệ rừng; nâng cao kỹ năng sử dụng các loại máy định vỉ,

các thiết bị tin học văn phòng; cập nhật và sử dụng các phần mềm bản đỗ số; kỹ năng, nghiệp vụ về xử lý vi phạm hành chính, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ

trợ

~ Tổ chức đào tạo, bồi đưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, gồm: Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ các ngạch công chức kiểm lâm; đào

tạo, bồi đưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp Hạt trưởng và

tương đương; bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước về NN&PTNN và tập huấn nghiệp vụ về quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng cho công chức kiểm lâm mới được tuyển dụng

~ Tổ chức tập huần chuyên môn, nghiệp vụ theo vị trí việc làm phục vụ

đề án tái co

ngành gồm: Tập huấn nghiệp vụ cho kiểm lâm địa bàn, lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách và chủ rừng; tập huấn nghiệp vụ trình sát,

điều tra hình sự, xử lý vi phạm: tập huấn nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy

rừng: tập huẩn về theo dõi diễn biển thi nguyên rừng và ứng dựng công nghệ

thông tin trong công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng; tập huấn

tiểu giáo viên; tập huấn về quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ

1.2.5 Tuyên truyền và phổ biến pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng

Ngày đăng: 11/10/2022, 12:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w