1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Kon Tum

120 5 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lý Vốn Đầu Tư Từ Ngân Sách Nhà Nước Thực Hiện Chương Trình Mục Tiêu Quốc Gia Giảm Nghèo Bền Vững Trên Địa Bàn Tỉnh Kon Tum
Tác giả Phan Văn Tùng
Người hướng dẫn PG. Bùi Quang Bi
Trường học Đại Học Đà Nẵng
Chuyên ngành Quản Lý Kinh Tế
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2019
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 19,04 MB

Nội dung

Trên cơ sở thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư từ NSNN thực hiện CTMTQG GNBV trên địa bàn tỉnh Kon Tum, Luận văn Quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Kon Tum đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý vốn đầu tư từ NSNN thực hiện CTMTQG GNBV trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.

Trang 1

PHAN VĂN TÙNG

QUAN LY VON ĐẦU TƯ TỪ NGÂN SÁ NHÀ NƯỚC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

MỤC TIÊU QUOC GIA GIAM NGHEO BEN VUNG TREN DIA BAN TINH KON TUM

LUẬN VAN THAC Si QUAN LY KINH TE

2019 | PDF | 119 Pages

buihuuhanh@gmail.com

Trang 2

PHAN VĂN TÌ

QUAN LY VON BAU TU TU NGAN SACH NHÀ NƯỚC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

MUC TIEU QUOC GIÁ GIẢM NGHÈO

BEN VUNG TREN DIA BAN TINH KON TUM

LUAN VAN THAC SI QUAN LY KINH TE Mã số: 60 34 04 10

'Người hướng dẫn khoa học: PG' BÙI QUANG Bi

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng

được ai công bồ trong bắt cứ công trình nào khác

“Tác giả luận văn

Trang 4

MỜ ĐẦU «se

1 Tính cấp thiết của đề tài 1 2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

3 Câu hỏi nghiên cứu

4 Đối tượng và phạm vì nghiên cứu 5 Phương pháp nghiên cứu

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đẻ tài

7 Sơ lược tài liệu chính sử dụng trong nghiên cứu

8 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

ee

DR

ww

9 Kết cấu của luận văn

CHƯƠNG 1 CO SO LY LUAN VE QUAN LY VON DAU TU TU’

NSNN 2

1.1 NHUNG VAN DE CHUNG VE QUAN LY VON DAU TU TU NSNN

THUC HIEN CTMTQG GIAM NGHEO BEN VUNG, 2

1.1.1 Vốn đầu tư và quản lý vốn đầu tư 12 1.1.2 Một số vấn đề về CTMTQG giảm nghèo bền vững 16 1.1.3 Quản lý vốn đầu tư từ NSNN thực hiện CTMTQG giảm nghèo bền vững 2 1.14 Vai trò của quản lý vốn đầu tư từ NSNN thực hiện CTMTQG: giảm nghèo bền vững, 23

1.2 NOL DUNG QUAN LY VON BAU TU’ TU NSNN THUC HIEN

CTMTQG GIAM NGHEO BEN VUNG 25

1.2.1 Lập kế hoạch vốn đầu tư 25 1.2.2 Giao ké hoach, phan bé chi tiết kế hoạch vốn đầu tư 27

1.2.3 Giải ngân, thanh toán vốn đầu tư 29

Trang 5

1.3.2 Tổ chức bộ máy quản lý CTMTQG giảm nghèo bẻn vững 37 1.3.3 Phân cấp quản lý vốn đầu tư 38

1.3.4 Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý 39 1.3.5 Thực trạng nghèo đối trên địa bàn tỉnh 39

KẾT LUẬN CHUONG 1 40

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUAN LY VON DAU TU 'TỪ NSNN THỰC HIỆN CTMTQG GIẢM NGHÈO BÈN VỮNG TREN DIA BAN TINH KON TUM 41 2.1 KHÁI QUÁT VẺ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÌNH HÌNH KINH TẾ - XA

HỘI TÍNH KON TUM 41

2.1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên 41

2.1.2 Khái quát tình hình KTXH của tỉnh Kon Tum giai đoạn 2015-

2018 4

2.2 THUC TRANG CONG TAC QUAN LY VON DAU TU TU NSNN THUC HIEN CTMTQG GIAM NGHEO BEN VUNG TREN BIA BAN

TINH KON TUM 4

2.2.1 Công tác lập kế hoạch vốn đầu tư 47

2.2.2 Công tác phân bổ kế hoạch vốn đầu tư sl

2.23 Công tác giải ngân, thanh toán vẫn đầu tr 58

2.2.4, Công tác quyết toán vốn đầu tư - 61 2.2.5 Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sắt, đánh giá việc quản lý vốn

đầu tư 63

23 CAC NHAN TO ANH HUONG DEN CONG TAC QUAN LY VON DAU TU TU NSNN THUC HIEN CTMTQG GIẢM NGHÈO BÈN VỮNG

Trang 6

2.3.2 Tổ chức bộ máy quản lý CTMTQG giảm nghèo bẻn vững 67

2.3.3 Phân cấp quản lý T0

2.3.4 Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý T3

2.3.5 Thực trạng nghèo của địa phương 73

2.4 NGUYEN NHAN CUA CAC HAN CHE, YÊU KÉM TRONG CÔNG TAC QUAN LY VON DAU TU TU NSNN THUC HIEN CTMTQG GIAM NGHEO BEN VUNG TREN DIA BAN TINH KON TUM TRONG THOL

GIAN QUA T5

KET LUAN CHƯƠNG 2 T8

CHƯƠNG 3 MỘT SÓ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUAN LY VON ĐẦU TƯ TỪ NSNN THỰC HIỆN CTMTQG GIẢM NGHÈO BÈN VUNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM TRONG THỜI GIAN TỚI 79

3.1 CĂN CỨ ĐƯA RA GIẢI PHÁP 79

3.1.1 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020 và

năm 2025 19

3.1.2 Mục tiêu giảm nghèo của tỉnh đến năm 2020 và 2025 8 3.1.3 Thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư từ NSNN thực hiện

CTMTQG giảm nghèo bền vững của tỉnh trong thời gian qua 84

3.2 CÁC GIẢI PHÁP 85

3.2.1 Hồn thiện cơng tác lập kế hoạch vốn đầu tư ° 85

3.2.2 Hoàn thiện công tác phân bổ kế hoạch vốn đầu tư 87

3.2.3 Hồn thiện cơng tác giải ngân, thanh toán vốn đầu tư 89

3.2.4 Hồn thiện cơng tác quyết toán vốn đầu tư 90 3.2.5 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc

Trang 8

CTMTQG “Chương trình mục tiêu quốc gia ĐTPT Đầu tư phát triển

ĐTXD Đầu tư xây dựng GNBV Giảm nghèo bền vững HĐND Hội đồng nhân dân KBNN Kho bạc Nhà nước KH-DT Kế hoạch - Đầu tư KT-XH Kinh tế - Xã hội

NSNN Ngan sch Nha nước

Trang 9

'Tên bảng Trang bảng >, | Mot s6 chi tiga Kinh tế- xã hội chủ yếu tỉnh Kon Tum | giai đoạn 2015-2018

jo, | KẾ quả khảo sắt công tác lập kế hoạch vốn đầu tưthực | hiện CTMTQG GNBV trên địa bàn tỉnh Kon Tum

+ ạ | Kế hoạch vốn đầu tưtrung hạn giả đoạn 2016:2020 so thực hiện CTMTQG GNBV trên địa bản tỉnh Kon Tum 2a | Tông hợp số lượng dự án đầu tưthuộc CTMTQG °

GNBV trên địa bàn tỉnh

2s | Tông hợp kế hoạch vốn đầu tư CTMTQG GNBV tren | địa ban tink

346,_| Ket qua Khao sit eng tie phin bỗ kế hoạch vốn div wr) thực hiện CTMTQG GNBV trén dia ban tinh Kon Tum 3 7 | Tne hop gid nein von Glu tr hang nm CTMTQG |

'GNBV trên địa ban tinh

Kết quả Khảo sát công tác giải ngân, thanh toán vốn,

2.8 | đầu tư thực hiện CTMTQG GNBV trên địa bản tinh | 60

Kon Tum

2g, | Tổng hợp quyết toán vốn đầu tư Chương trình 30a 6l

thuộc CTMTQG GNBV trên địa ban tỉnh

319, | KẾ quả Khảo sắt công tá quyết toán vồn đầu tư ° thực hiện CTMTQG GNBV trên địa bản tỉnh Kon Tum Số dự án và kinh phí sai phạm qua thanh tra, kiểm toán 2.11 | đối với Chương trình 135 thuộc CTMTQG GNBV trên | 63 địa bản tỉnh

Trang 10

Kết quả khảo sit công tác thanh tra, giám sắt công tác

2.12 | quản lý vốn đầu tư thực hiện CTMTQG GNBV trén| 64

địa bàn tỉnh

Kết quả khảo sát về đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ 2.13 | ign quan đến công tác GNBV trên dia ban tỉnh Kon | 68

Tum

3 1g, | Ret aut Khao sit ve phn el quan Ij trong CTMTQG | GNBV trén dia bàn tỉnh Kon Tum

2.15 | Tinh hình giảm nghòo của tỉnh Kon Tum T4

Trang 11

'Vốn đầu tư từ ngân sách nha nước (NSNN) là một trong những yếu tổ quan trọng của nền kinh tế quốc dân và góp phần không nhỏ vào sự tăng

trưởng của nền kinh tế, có đầu tư mới có thể phát triển được Tuy nhiên, việc

quản lý vốn đầu tư từ NSNN là một công tác phức tạp bởi trải qua nhiều khâu,

nhiều giai đoạn và liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau Vốn đầu tư từ NSNN được sử dụng nhằm nhiều mục đích, trong đó có mục đích giúp giảm nghèo nhằm đạt được mục tiêu trong Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) giảm nghèo bền vững (GNBV)

Công tác giảm nghèo là một trong những chủ trương lớn của Đảng và 'Nhà nước Nó là một biện pháp cơ bản để dim bảo tính định hướng xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta Cương lĩnh

xây dựng,

triển năm 201 1) của Đảng đã chỉ rõ: “Khuyén khích làm giàu hợp pháp đi đôi nước trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội (bỗ sung phát

với xoá nghèo bền vững; giảm dần tình trạng chênh lệch giàu - nghèo giữa

các vùng, miền, các tầng lớp dân cư” Nghị quyết 100/2015/NQ-QHI13 ngày

12/11/2015 của Quốc hội khóa XIHI phê duyệt Chủ trương đầu tư các CTMTQG giai đoạn 2016 ~ 2020, trong đó có CTMTQG GNBV đã xác định mục tiêu giảm tỷ lệ nghèo cả nước bình quân 1% - 1,5%/năm; riêng các

huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn giảm 49/năm theo chuẩn nghèo quốc gia giai đoạn 2016 ~ 2020, với kinh phí được đầu tư từ NSNN cho Chương

trình là 46.161 tỷ đồng

Đối với Kon Tum, công tác giảm nghèo trong những năm qua được cấp

ủy, chính quyền các cấp quan tâm chỉ đạo thực hiện và đạt nhiều kết quả

"Nghị quyết Đại hội XV Đảng bô tỉnh đã đặt ra mục tiêu phấn đấu giảm hộ

Trang 12

ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2016-2020 để thực hiện mục tiêu trên

'Qua hơn 3 năm triển khai thực hiện, công tác giảm nghèo của tỉnh đã đạt một số kết quả tích cực Tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chí nghèo đa chiều) giảm bình

quân 39/năm (từ 26,11% cuối năm 2015 xuống còn 17,29% vào cuối năm

2018) Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo của Kon Tum hiện nay vẫn còn cao (cao

nhất khu vực Tây Nguyên và là một trong những địa phương có tỷ lệ hộ

nghèo cao nhất cả nước) Việc giảm nghèo chưa thật bền vững, tỷ lệ hộ tái

nghèo và hộ nghèo phát sinh mới còn cao (khoảng 1,5%/năm) mặc dù tỉnh đã

đầu tư đáng kể nguồn lực thực hiện Chương trình này Phải chăng nguyên nhân của tình trạng trên là do công tác lập kế hoạch đầu tư chưa sát việc phân bổ vốn đầu tư chưa hợp lý? công tác giải ngân, thanh toán vốn đầu tư chưa tốt?; việc tổ chức thực hiện còn nhiều bắt cập; việc kiểm tra, giám sát,

đánh giá đầu tư chưa sâu sát và thường xuyên?

'Để làm rõ các vấn đề trên, từ đó đề xuất các nhiệm vụ, biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư thực hiện CTMTQG GNBV trên địa

bản tỉnh, tác giả quyết định chọn đề tài Quán jÿ vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa

Gi hi

bàn tính Kon Tim làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý kinh tế, v

vọng sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích, góp phần giúp cho cấp ủy, chính quyền

các cấp thực hiện tốt hơn công tác quản lý vốn đầu tư từ NSNN, qua đó góp

phần thành công vào mục tiêu giảm nghèo của tỉnh trong thời gian tới

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát

Trang 13

2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thé

~ Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về quản lý vốn đầu tư từ NSNN ~ Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý vốn đầu tư từ NSNN thực hiện

'CTMTQG GNBV trên địa bàn tỉnh Kon Tum

~ Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư từ

NSNN thực hiện CTMTQG GNBV trên địa bàn tỉnh Kon Tum 3 Câu hỏi nghiên cứu

= Thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư từ NSNN thực hiện

CTMTQG giảm nghèo bền vững trên dia ban tỉnh Kon Tum như thế nào?

những mặt hạn chế,

, yếu kém là gì?

~ Các nhân tố nào ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn đầu tư từ NSNN

thực hiện CTMTQG giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Kon Tum?

~ Các giải pháp chủ yếu để tăng cường quản lý vốn đầu tư từ NSNN

thực hiện CTMTQG giảm nghèo bền vững trên địa bản tỉnh là gì”

4, Đồi trựng và phạm vi nghiên cứu

~ Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác quản lý vốn đầu tư từ

NSNN thực hiện CTMTQG GNBV trên dia ban tỉnh Kon Tum ~ Pham vi nghiên cứu:

+ Phạm vi không gian: Địa bản tính Kon Tum

+ Phạm vi thời gian: Luận văn phân tích thực trạng quản lý vốn đầu tư

từ NSNN thực hiện CTMTQG GNBV trên địa ban tỉnh Kon Tum giai đoạn

2015-2018 và đề xuất giải pháp đến năm 2025

+ Phạm vi nội dung: Công tác quản lý vốn đầu tư từ NSNN thực hiện

Trang 14

phương pháp chính, đó là:

3.1 Phương pháp thu thập số liệu

a Số liệu thứ cấp

Luận văn sử dụng nguồn số liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn:

~ Số liệu báo cáo tổng hợp hay chỉ tiết trong công tác quản lý của các đơn vị quản lý và sử dụng vốn đầu tư từ NSNN thực hiện CTMTQG GNBV

như Ủy ban nhân dân (UBND) tính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Kho bạc nhà nước (KBNN) Kon Tum

~ Các văn bản, báo cáo, nghị quyết, đề án, kế hoạch của các cấp, các ngành và nguồn số liệu thống kê theo Niên giám thống kê của tỉnh Kon Tum

các năm, từ năm 2011 đến nam 2018,

~ Các tư liệu về lĩnh vực đầu tư thực hiện CTMTQG giảm nghèo đã

được đăng tải trên các sách báo, tạp chí, các báo cáo tổng kết, kết quả các

cuộc điều tra của các tổ chức, các bài viết của các nhà khoa học, các chuyên

gia kinh tế, các tài b SỐ u đăng tải trên các phương tiện thông tin dai ching uso cấp

Tác giả thu thập số liệu thông qua việc lấy phiếu khảo sắt theo mẫu tại

Phụ lục về công tác quản lý vốn đầu tư từ NSNN thực hiện CTMTQG GNBV

trên địa bản tỉnh, Đối tượng khảo sát là cán bộ thực hiện nhiệm vụ liên quan

đến công tác giảm nghèo ở cấp tỉnh, cắp huyện và 86 xã trên địa bàn tỉnh,

trong đó, ở cấp tỉnh: tiền hành khảo sát ở Văn phòng UBND tỉnh, các ban của

Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh (gồm Ban Kinh tế - Ngân sách, Ban Văn

hóa - Xã hội, Ban Dân tộc), Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Lao

Trang 15

Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Dân tộc, Thanh tra huyện

và KBNN huyện, mỗi đơn vị khảo sát 01 đối tượng; ở cấp xã: khảo sát 01

lãnh đạo xã và 01 cán bộ phụ trách tài chính-kế hoạch Tổng số mẫu khảo sát

là 275 người Nội dung khảo sát đi sâu vào thực trạng công tác lập, phân bổ

kế hoạch, giải ngân thanh toán vốn, quyết toán vốn đầu tư, thanh tra kiểm tra và việc phân cấp quản lý Ngoài ra, tác giả còn tham vấn về một số giải pháp

để quản lý tốt hơn vốn đầu tư từ NSNN thực hiện CTMTQG GNBV trên địa ban

Toàn bộ dữ liệu hồi đáp được tổng hợp kết quả thống kê mô tả

5.2 Phuong phap phan tich dữ liệu

~ Phương pháp phân tích thống kê: Phương pháp này được sử dụng để tổng hợp các dữ liệu thu thập được nhằm phân tích những nội dung chủ yếu của đề tai, phân tích số liệu thống kê từ nhiều nguồn đề rút ra những nhận xét, đánh giá Trên cơ sở chuỗi số liệu thu thập được từ năm 2015 đến năm 2018, luận văn sẽ phân tích và đưa ra những nhận xét, đánh giá vẻ tình hình quản lý vốn đầu tư tir NSNN

thực hiện CTMTQG GNBV của tỉnh Kon Tum

~ Phương pháp so sánh: Sử dụng để phân tích và so sánh thực trạng giảm

nghèo, thực trạng vốn và quán lý vốn đầu tư từ NSNN thực hiện CTMTQG

'GNBV qua các năm, so sánh các chỉ số qua các năm, so sánh chéo với các kết

quả nghiên cứu từ đó rút ra được những kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý

3.3 Phương pháp hệ thắng: Đề hệ thông hóa các văn bản pháp quy của

Trang 16

5.4 Phương pháp khái quát hóa: Trên cơ sở các đánh giá, nhận xét qua

qua phân tích dữ liệu, qua hệ thống hóa để khái quát hóa thành những nhận định

chung nhất, làm nỗi bật những nội dung chính của luận văn

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Quan lý vốn đầu tư nói chung, quản lý vốn thực hiện CTMTQG GNBV

nói riêng là nội dung quan trọng của công tác quản lý nhà nước (QLNN) về

kinh tế, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay

'Về tính mới của đề tài: Hiện nay chưa có nghiên cứu nào về quản lý

vốn dầu tư từ NSNN thực hiện CTMTQG GNBV trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Do đó, việc tác gid chon dé tai này để nghiên cứu trong thời điểm hiện nay là

hết sức cần thiết và thiết thực; bên cạnh

„ đề tài thuộc phạm vi nghiên cứu

rông, nội dung nghiên cứu lại liên quan đến nhiều ngành, nhiều địa phương và có nhiễu ý nghĩa trong việc thực hiện CTMTQG GNBV

'Bản thân tác giả hiện đang công tác tại cơ quan QLNN cấp tỉnh Nếu đề

tai được bảo vệ thành công, có tính mới, phủ hợp với tinh hình thực tế của dia phương và áp dụng để thực hiện tăng cường và hồn thiện cơng tác quản lý

vốn đầu tư từ NSNN thực hiện CTMTQG GNBV của tỉnh, bản thân tác giả cũng mạnh dạn đăng ký sáng kiến đề tài cấp tinh trình Hội đồng sáng kiến của

tinh va Sở Khoa học và Công nghệ xem xét để được công nhận sáng kiến Luận văn sau khi hoàn thành sẽ trở thành tải liệu tham khảo cho giảng viên và học viên trong các trường đại học liên quan đến quản lý vốn đầu tư từ NSNN thực hiện CTMTQG GNBV

7 Sơ lược tài liệu chính sử dụng trong nghiên cứu

Các tài liệu chính sử dụng trong nghiên cứu đề tài bao gồm:

Trang 17

trong quá trình đôi mới nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở'

Việt Nam Giáo trình đã khái quát hóa các khái niệm, phạm trù, các yếu tổ, bộ

phân cấu thành, các chức năng, nguyên tắc, phương pháp, tổ chức bộ máy

thông tin và quyết định quản lý, cán bộ, công chức QLNN vẻ kinh tế Trong

đó tác giả cho rằng: “Quản lý nhà nước về kinh tế là sự tác động có tổ chức có mục đích của nhà nước lên các hoạt động kinh tế (đối tượng và khách thể

hoạt động kinh tế) để sử dụng có hiệu quả tiểm năng, các nguồn lực, các cơ

hội nhằm đạt được mục tiêu trước mắt và lâu dài của nền kinh tế - xã hội”,

Giáo trình “Quán ý nhà nước về kinh tế” của đồng tác giả Đỗ Hoàng

Toàn và Mai Văn Bưu (2005) - Nhà Xuất bản Lao động xã hội đã trình bày hệ

LNN về

thống quan điểm về QLNN về kinh tế Trong đó tác giả cho rằng:

kinh tế là sự quản lý của nhà nước đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân bằng quyền lực của nhà nước, thông qua pháp luật, chính sách, công cụ, môi trường, lực lượng vật chất và tài chính trên tất cả các lĩnh vực và bao gồm tắt cả các thành phần kinh tế” Từ đó tác giả khẳng định: “QLNN về kinh tế là nhân tổ cơ bản quyết định sự phát triển của nền kinh tế quốc dân” Có thé noi,

những đóng góp của tác giả đã giúp chúng ta thấy được vai trò quan trọng của 'QLNN đối với nền kinh

Ngoài các giáo trình trên, tác giả còn sử dụng tải liệu là các văn bản

quy phạm pháp luật, như: Luật Đầu tư công năm 2014, Luật Ngân sách nhà

nước năm 2015; Nghị quyết số 76/2014/QH13 ngày 24/6/2014 của Quốc hội

về đây mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020; Nghị

quyết số 10/2015/QH13 ngày 12/11/2015 của Quốc hội phê duyệt chủ

trương đầu tư thực hiện các CTMTQG giai đoạn 2016 - 2020; Quyết định số

Trang 18

chế quản lý, điều hành thực hiện các CTMTQG; Quyết định số 48/2016/QĐ- TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên tắc, tiéu chi, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương (NSTW) và tỷ lệ vốn đối ứng

của NSĐP thực hiện CTMTQG Giảm nghẻo bền vững giai đoạn 2016 - 2020,

các thông tư hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương

“Tác giả cũng sử dụng các báo cáo, đề án, số liệu của Ủy ban nhân dân tinh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Lao đông - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố liên quan đến CTMTQG giảm

nghèo bền vững của tỉnh Kon Tum; các báo cáo kết luận của thanh tra, kiểm

toán nhà nước; các luận văn, đ tài, báo cáo khoa học liên quan

8 Tổng quan

Nghiên cứu về quản lý vốn đầu tư từ NSNN thực hiện CTMTQG giảm igu nghiên cứu

nghèo bền vững là một đẻ tài tương đối mới Tính đến thời điểm hiện tại đã có một số công trình nghiên cứu được thực hiện liên quan đến đề tải nảy, cụ

thể như sau:

Nguyễn Minh Định (2011) nghiên cứu về Chính sách xóa đói giảm

nghèo trên địa ban tinh Kon Tum, Luan văn thạc sỹ Nghiên cứu này có phạm vi nghiên cứu trên địa bàn toàn tỉnh, nội dung đi sâu nghiên cứu quá trình triển khai và tổ chức thực hiện 05 nhóm chính sách xóa đối giảm nghòo, trong,

đó: chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt và chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng xã nghèo là các chính sách sử dụng vốn đầu tư tir

NSNN để thực hiện Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ di sâu khía cạnh nội dung, chính sách mà không đi sâu vào việc quản lý vốn thực hiện chính sách

Trang 19

nghèo Tuy nhiên, nghiên cứu này chi di sâu phân tích về giải pháp tổ chức thực hiện, chứ không đi sâu vào việc quản lý vốn

Mai Lan Phương, Nguyễn Mậu Dũng, Philippe Lebailly trong nghiên cứu Phân cắp quản ff va chương trình xóa đối giảm nghèo, nghiên cứu trên

địa bàn tỉnh Hòa Bình, nội dung đi sâu nghiên cứu vấn đẻ phân cấp trong quản lý chương trình giảm nghèo - là một nội dung của quản lý vốn đầu tư, chứ không nghiên cứu toàn diện vấn đề quản lý vốn đầu tư

Phan Duy Huynh (201 1) thực hiện đề tài Luận văn thạc sỹ về Giải pháp

xóa đói giảm nghèo của huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum; Nguyễn Hồng Nam

thực hiện đề tài Luận văn thạc sỹ về Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum; Chu Văn Hiền (2017) thực hiện để tài Luận văn thạc sỹ về Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đăk

Kon Tum; Lê Ngọc Anh Tuân (2017) thực hiện đề tài Luận văn thạc

sỹ về Giảm nghèo huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum Các đề tải này đi sâu nghiên cứu thực trạng và giải pháp thực hiện giảm nghèo trên dia ban mot

huyện trong tỉnh Kon Tum, không nghiên cứu sâu về quản lý vốn

Luận án tiến sĩ quản lý kinh tế của Hồ Thị Hương Mai (2015) về Quán

tý nhà nước về vẫn đầu tr trong phát triển kết cấu hạ tẰng giao thông đồ thi Hà Nội Đề tài đã hệ thông hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý vốn đầu

tư nói chung và vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tằng giao thông đô thị nói riêng, trong đó tác giả đã đi sâu phân tích 05 nội dung của công tác quản lý vốn đầu tư, đó là công tác lập kế hoạch vốn đầu tư, huy động vốn đầu tư

công tác phân bổ, quản lý thanh, quyết toán vốn đầu tư; công tác thanh tra,

kiểm tra vối đầu tư và các tiêu chí đánh giá quản lý vốn đầu tư Từ đó, tác giả

đề xuất các giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý vốn đầu tư

Trang 20

trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng kiểm soát thanh toán vốn đầu

tte XDCB qua hé thống KBNN của Nguyễn Thái Hà (2006) Nghiên cứu đã tập

trung làm rõ một số vấn để liên quan đến cơ sở lý thuyết về việc kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) qua KBNN, phân tích thực trạng kết quả hoạt động và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB qua hệ thống KBNN

Tran Van Anh (2017) có bài viết Tiêu chí đánh giá hiệu quả với lầu te

phát triển từ ngân sách nhà nước cắp tỉnh của Cục Kế hoạch và Đầu tư ~ Bộ Công an đăng trên Tạp chí công thương Bài viết nêu ra một số cơ sở lý luận về quản lý vốn đầu tư XDCB và xác định hiệu quả vốn đầu tư phát triển (ĐPPT) từ NSNN cấp tỉnh Đây là nguồn vốn có ý nghĩa vô củng to lớn với việc xây dựng và phát triển của kinh tế địa phương Bài viết cũng đề xuất một số tiêu chí nhằm đánh giá hiệu quả vốn ĐTPT từ ngân sách địa phương (NSĐP) cấp tỉnh Luận án tiền sỹ kinh tế chính trị về Nâng cao hiệu quá đâu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách nhà mước ở Việt Nam của Bùi Mạnh Cường (2012),

Đề tài đã hệ thống các cơ sở lý luận và thực tiễn về đầu tư từ ngui

NSNN; xây dựng hệ thống chỉ tiêu và phương pháp đánh giá hiệu quả ĐTPT từ nguồn NSNN Sau đó, tác giả đã sử dụng hệ thống chỉ tiêu và phương pháp

này đánh giá hiệu quả ĐTPT từ nguồn vốn NSNN tại Việt Nam giai đoạn 2005-2010 Từ đó, tác giả đề xuất một số định hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động ĐTPT từ nguồn vốn NSNN ở Việt Nam tới năm 2020

Luận văn thạc sỹ quản lý kinh tế của K Rơ Châm H"Liên về Quán by

vấn đầu tư công tại huyện Ron Rây, tỉnh Kon Tum Luận văn đã hệ thống hóa ồn

các vấn đề lý luận về quản lý vốn đầu tư công, các nhân tố ảnh hưởng đến

quản lý vốn đầu tư công; phân tích đánh giá thực trạng quản lý vốn đầu tư

công trên địa bàn huyện, trong đó đi sâu vào 05 nội dung quản lý vốn đầu tư

Trang 21

cơng; quyết tốn vốn đầu tư công; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện vốn đầu

tư công và các tiêu chí đánh giá quản lý vốn

tư công,

Như vậy, đã một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tải, nhưng hầu hết là nghiên cứu về vốn đầu tư và quản lý vốn đầu tư từ NSNN hoặc vốn đầu tư công; một số nghiên cứu về các chính sách, giải pháp thực hiện giảm nghèo trên địa bàn một tỉnh hoặc một huyện trong tỉnh Cho đến thời điểm hiện tại, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống, đầy đủ về

công tác quản lý vốn đầu tư tir NSNN thực hiện CTMTQG GNBV và trên địa

bản toàn tỉnh Kon Tum Do đó đề tải nghiên cứu của tác giả là một công trình nghiên cứu độc lập, không bị trùng lắp với các công trình khác và có tính thời Sự cao

9 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 03

chương, bao gồm:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý vốn đầu tư từ NSNN

Chương 2: Thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư từ NSNN thực hiện CTMTQG GNBV trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Chương 3: Một số giải pháp tăng cường quản lý vốn đầu tư từ NSNN

Trang 22

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VE QUAN LY VON ĐẦU TƯ TỪ NSNN

1.1 NHỮNG VAN DE CHUNG VE QUAN LY VON DAU TU’ TU NSNN THYC HIEN CTMTQG GIAM NGHEO BEN VONG

1.1.1 Vốn đầu tư và quản lý vốn đầu tư

a Von dau te

Vốn đầu tư là một phạm trù kinh tế, đã được nhiều nhà kinh tế học

nghiên cứu và định nghĩa

Ở Việt Nam, vốn đầu tư là toàn bộ những chỉ tiêu để làm tăng hoặc duy tri tài sản vật chat trong một thời kỳ nhất định thường được thực hiện qua các dự án đầu tư và một số CTMTQG với mục đích chủ yếu là bổ sung

cổ định và tài sản lưu động

Theo Bùi Mạnh Cường (2012), vốn đầu tư là “một trong ba yếu tố đầu

vào phục vụ cho sản xuất (lao động, đất đai, vốn) [Ấ, tr.300]

Theo Điều 3, Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 do Quốc hội ban hành ngày 26/11/2014, “Vốn đầu tư là tiền và các tai san khác để thực hiện các hoạt

động đầu tư kinh doanh.”

'Như vậy, vốn đầu tư là nguồn lực xã hội (nguồn lực hữu hình và nguồn

kiệm của

lực vô hình) được tích lũy từ xã hội, từ các chủ thể đầu tư,

ddan chúng và huy động từ các nguồn khác nhau trong xã hội (liên loanh, liên

kết hoặc tài trợ của nước ngoài ) được đưa vào sử dụng trong quá trình sản xuất để duy trì tiềm lực đã có và tạo tiềm lực mới cho nền sản xuất xã hội

nhằm mục đích thu được lợi ích lớn hơn chỉ phí về von dau tu ban dau

b Vốn dau tw tie NSNN

Theo Điều 4, Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 thì NSNN được hiểu

Trang 23

trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhả nước có thẩm quyền quyết định để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.”

Cũng theo Điều 4, Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, thì “chỉ đầu tư phát triển là nhiệm vụ chỉ của ngân sách nhà nước, gồm chỉ đầu tư xây dựng cơ bản và một số nhiệm vụ chỉ đầu tư khác theo quy định của pháp luật”,

trong đó “chỉ đầu tư xây dựng cơ bản là nhiệm vụ chỉ của ngân sách nhà nước để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư kết cầu hạ ting kinh tế - xã hội và các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội”

Như vậy, vốn đầu tư từ NSNN được hiểu là một bộ phận của quỹ

NSNN trong khoản chỉ đầu tư của NSNN hàng năm được bố trí cho đầu tư

u tư từ NSNN là một bộ phân của

tư công, do đó nó chịu sự điều

các công trình, dự án của Nhà nước Vối

vốn đầu tư công theo quy định của Luật

chỉnh của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và pháp luật liên quan

Từ quan niệm về vốn đầu tư từ NSNN, có thể thấy nguồn vốn này có hai nhóm đặc điểm cơ bản: gắn với NSNN và gắn với hoạt động đầu tư Từ hai nhóm đặc điểm chung đó, có thể đi sâu phân tích một số đặc điểm cụ thể

của vốn đầu tư từ NSNN như sau:

Thứ nhất, vỗn đầu tư từ NSNN gắn liền với hoạt động NSNN nói chung và hoạt động chỉ NSNN nói riêng, gắn với việc quản lý sử dụng vốn theo quy định về chỉ NSNN cho đầu tư phát triển Do đó việc hình thành, phân phối (phân bổ), sử dụng và thanh quyết toán nguồn vốn này được thực

hiện theo một quy trình rất chặt chẽ, được quy định trong các luật, được Quốc

hội phê chuẩn và các cắp chính quyền phê duyệt hàng năm

Trang 24

toàn diện, trên cơ sở đánh giá tác động cá về kinh tế, xã hội và môi trường

Thứ bø, vẫn đầu tư từ NSNN gắn với các quy trình đầu tư và các

chương trình, dự án đầu tư được quy định rất chặt chẽ từ khâu quy hoạch,

chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án đến khâu kết thúc đầu tư, nghiệm thu công,

trình và đưa vào khai thác sử dụng Việc sử dụng nguồn vốn này gắn với quá

trình triển khai dự án đầu tư với các khâu theo trình tự, thủ tục quy định, từ

khâu quy hoạch, khảo sát thiết kế, chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án, kết thúc

dyin

Thứ tư, vẫn đầu tư từ NSNN rất đa dạng, phong phú Căn cứ tính chất,

nội dung, đặc điểm của từng giai đoạn trong quá trình đầu tư mà người ta

phân thành các loại vốn như: cho công tác quy hoạch, vốn để chuẩn bị

đầu tư, vốn để thực hiện đầu tư

Thứ năm, nguồn hình thành vốn đầu tư từ NSNN bao gồm cả nguồn 'bên trong quốc gia và bên ngoài quốc gia Các nguồn bên trong quốc gia chủ yếu từ thuế, phí và các nguồn thu khác của ngân sách (kể cả vay trong nước) Nguồn từ bên ngoài chủ yếu từ nguồn vay nước ngoài, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), các nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài và một số

nguồn khác

Thứ sáu, chủ thé sir dung von dau tư từ NSNN rất đa dạng, bao gồm cả

các cơ quan nhà nước và các tổ chức ngoài nha nude, trong dé đối tượng sử

dụng chủ yếu vẫn là các cơ quan, tổ chức nhà nước

© Quản lý vốn đầu tw tie NSNN

Quản lý vốn đầu tư từ NSNN là tổng thể các biện pháp, công cụ, cách thức mà nhà nước tác động vào quá trình hình thành nguôn vốn (huy động vốn), phân phối (phân bồ) và sử dụng vốn từ NSNN đề đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội (KTXH) đề ra trong từng giai đoạn cụ thể

Trang 25

biện pháp phân phối (phân bổ) và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung nhằm thực

hiện các chức năng của nhà nước

u tư từ NSNN dựa trên các cơ sở sau đây:

xuất phát từ chức năng của nhà nước Nhà nước có hai nhóm chức năng cơ bản là đối nội và đối ngoại Trong nhóm chức năng đối

nội, thì chức năng kinh tế là chức năng quan trọng nhất và cơ bản của nhà nước Theo Phan Huy Đường (2015) thì “Chức năng kinh tế được thể hiện ở

việc tổ chức quản lý phát triển nền kinh tế theo định hướng chính trị của nhà

nước Nhà nước có nhiệm vụ quản lý kinh tẾ vĩ mô thông qua các công cu,

đường lối chiến lược, các chính sách, phương pháp; tạo điều kiện, môi trường

lành mạnh cho các chủ thẻ, thành phẩn kinh tế phát triển; thực hiện thanh tra,

kiểm soát theo định hướng của nhà nước"[§] Do đó việc quản lý vốn đã từ NSNN là yêu cầu tất yếu, khách quan

Thứ hai là, xuất phát từ sự khan hiểm, hữu hạn của nguồn vốn đầu tư Cũng giống như các nguồn lực khác (tài nguyên, lao động), thì nguồn vốn đầu tư bao giờ cũng khan hiểm, hữu hạn, nhất là vốn đầu tư từ NSNN, do dé cn được sử dụng một cách tiết kiệm, hiệu quả đề đạt được mục tiêu đề ra

Thứ ba là, nhu cầu lớn về vốn đầu tư Đề đạt được mục tiêu phát triển KTXH trong từng thời kỳ, từ đó nhằm nâng cao đời sống vật chất tinh thin

của Nhân dân trong điều kiện cơ sở vật chất, kết cầu hạ tằng kinh tế - xã hội

của đất nước còn tÌ

yếu và khơng đồng bộ, đòi hỏi phải có một lượng lớn

về vốn đầu tư, trong lúc khả năng NSNN có hạn Vì vậy, cẩn phải kế hoạch

hóa được việc huy động và sử dụng vốn đầu tư, phân bổ vốn đầu tư một cách hợp lý dựa trên các định mức, nguyên tắc, tiêu chí phân bổ phù hợp, công khai, minh bạch

Trang 26

nhất, tức là mang lại lợi ích cao nhất với chỉ phí thấp nhất

1.1.2 Một số vấn đề về CTMTQG giảm nghèo bền vững,

& Khái niệm

Theo Điều 4, Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 do Quốc hội ban

hành ngày 18/6/2014 thì: “Chương trình đầu tư công là một tập hợp các mục

tiêu, nhiệm vụ và giải pháp nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội” và “Chương trình mục tiêu quốc gia là chương trình đầu tư công nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của từng giai đoạn cụ thể

trong phạm vi cả nước [16]

Trong sé rat nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thì

mục tiêu giảm nghèo bền vững là một trong những chủ trương, định hướng

lớn của Đảng, Nhà nước ta nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người nghèo, góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa

nông thôn và thành thị, giữa các vùng miễn, các dân tộc và các nhóm dẫn cư; đồng thời thể hiện quyết tâm trong việc thực hiện Mục tiêu thiên niên kỷ của

Liên hợp quốc mà Việt Nam đã cam kết

CTMTQG GNBV là CTMTQG thực hiện mục tiêu giảm nghèo bẻn

vững, hạn chế tái nghèo, được thực hiện trên phạm vi cả nước trong giai đoạn 2016-2020

5 Mục tiêu ting quit cia CTMTOG GNBV

Thực hiện “giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo; góp phần thực

hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân, đặc biệt là ở các địa bản nghèo”[30], tạo điều

kiện cho "người nghèo, hộ nghèo tiếp cận thuận lợi các dịch vụ xã hội cơ bản

(y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin), góp phần

hoàn thành mục tiêu giảm tý lệ hộ nghèo giai đoạn 2016 -2020 theo Nghị

Trang 27

© Mục tiêu cụ thể của CTMTQG GNBV

~ Góp phần “giảm tỷ lệ hộ nghèo cả nước bình quân 1% - 1,5%/năm

(riêng các huyện nghèo, xã nghèo giảm 4%/năm; hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm 3% - 4%/năm) theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giải đoạn 2016 ~ 2020730]:

~ Tập trung “cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng cuộc sống của

người nghèo, đảm bảo thu nhập bình quân dầu người của hộ nghèo cả nước

cuối năm 2020 tăng lên 1,5 lần so với cuối năm 2015 (riêng hộ nghèo ở các

huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn, hộ nghèo dân tộc thiểu

số tăng gấp 2 lần)”[30];

~ Thực hiện “đồng bộ, có hiệu quả cơ chế, chính sách giảm nghèo để cải thiện điều kiện sống và tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản

của người nghèo”[30];

~ Cơ sỡ hạ tầng kinh tế - xã hội ở các huyện nghẻo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn được “tập trung đầu tư đồng bộ theo tiêu chí nông thôn mới, trước hết là hạ tầng thiết yêu như giao thông, trường học, trạm y tế, thủy

lợi nhỏ, nước sinh hoat”[30); tao điều kiện để “người dân tham gia thực hiện các hoạt động của Chương trình để tăng thu nhập thông qua tạo việc làm công

nhằm phát huy hiệu quả các công trình cơ sở hạ tẳng thiết yếu được đầu tư,

sóp phần giảm rủi ro thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, cải thiện tiếp

cận thị trường [30]

4 Các dự án thành phần của Chương trình ~ Dự án Ì: Chương trình 30a

+ Tiểu dự án 1 Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các huyện nghèo

Mục tiêu: “Tăng cường cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cho sản xuất và

cđân sinh ở các huyện nghèo”[30]

Trang 28

đó: Ngân sách trung ương 14.917 tỷ đồng (vốn đầu tư phát triển 14.085 tỷ đồng; vốn sự nghiệp 832 tỷ đồng), Ngân sách địa phương 2.928 tỷ đồng (vốn

đầu tư phát triển 2.600 tỷ đồng; vốn sự nghiệp 328 tỷ đồng), Vốn huy động

hợp pháp khác 900 tỷ đồng"I30]

+ Tiểu dự án 2 Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn

vùng bãi ngang ven biển và hai dio

Mục tiêu: “Tăng cường cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cho sản xuất và

ddan sinh ở các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hai đảo”J30]

'Vốn và nguồn vốn: “Tổng nhu cầu vốn thực hiện 2.148 tỷ đồng, trong

đó: Ngân sách trung ương 1.648 tỷ đồng (vốn đầu tư phát triển 1.550 tỷ đồng;

vốn sự nghiệp 9§ tỷ đồng); ngân sách địa phương 400 tỷ đồng (vốn đầu tư phát triển); vốn huy động hợp pháp khác 100 tỷ đồng"[30]

+ Tiểu dự án 3 Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân

rông mô hình giảm nghèo trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đáo

Mục tiêu: Hỗ trợ “phát triển sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với quy hoạch sản xuất, thích ứng với biến đổi khi hậu; góp phần tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho người dân trên địa 'bàn”[30] Hỗ trợ “đa dạng các

dich vụ, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa bàn Nhân rộng các mô hình

thức sinh kế phi nông nghiệp, ngành nghề

giảm nghèo hiệu quả, tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận các chính sách, nguồn lực, thị trường [30]

'Vốn và nguồn vốn: “Téng nhu cầu vốn thực hiện: 4.217 tý đồng, trong

đó: Ngân sách trung ương 3.937 tỷ đồng (vốn sự nghiệp), ngân sách địa

phương 230 tỷ đồng (vốn sự nghiệp), vốn huy động hợp pháp khác 50 tỷ

đồng [30]

Trang 29

đồng bào dân tộc thiểu số đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài

Mục tiêu: “Tăng số lượng, nâng cao chất lượng lao động tham gia đi

làm việc có thời hạn ở nước ngoài tại các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi nganh ven biển và hải đảo, góp phần tạo việc làm, tăng thu

nhập và giảm nghèo bền vững” 30)

Vốn và nguồn vốn: “Tổng nhu cầu vốn thực hiện: 618 tỷ đồng, trong đó: Ngân sách trung ương 368 tỷ đồng (vốn sự nghiệp), Ngân sách địa

phương 200 tỷ đồng (vốn sự nghiệp), Vốn huy động hợp pháp khác 50 tỷ đồng [30]

~ Dự án 2: Chương trình 135

+ Tiểu dự án 1 Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tằng cho các xã đặc biệt khó

khăn, xã biên giới, xã an tồn khu, các thơn, bản đặc biệt khó khăn

Mục tiêu: “Tăng cường cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và dân

sinh ở các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn"[30]

'Vốn và nguồn vốn: “Tổng nhu cầu vốn thực hiện 15.936 tỷ đồng, trong đó: ngân sách trung ương 14.905 tỷ đồng (vốn đầu tư phát triển 14.022 tỷ đồng, vốn sự nghiệp 883 tỷ đồng), ngân sách địa phương 484 tỷ đồng (vốn

đầu tư phát triển 452 tỷ đồng, vốn sự nghiệp 29 tỷ đồng), vốn huy động hợp

pháp khác 550 tỷ đồng”[30]

+ Tiểu dự án 2: Hỗ trợ phát triển sản xuất, da dạng hóa sinh kế và nhân

rộng mô hình giảm nghèo các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn

Mục tiêu: Hỗ trợ “phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản theo

Trang 30

bàn ”[30] Hỗ trợ "đa dạng các hì

dịch vụ, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa bản Nhân rộng mô hình giảm

nghèo hiệu quả, tạo điều kiện cho người nghèo, tiếp cận các chính sách,

nguồn lực, thị trường [30]

Vén và nguồn vốn: “Tổng nhu cầu vốn thực hiện 4.037 tý đồng, trong

thức sinh kế phi nông nghiệp, ngành nghề

đó: ngân sách trung ương 3.742 tỷ đồng (vốn sự nghiệp), ngân sách địa phương 145 tỷ đồng (vốn sự nghiệp), vốn huy động hợp pháp khác 150 tỷ đồng"[30]

+ Tiểu dự án 3 Nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở các

xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an tồn khu, các thơn, bản đặc biệt khó khăn

Mục tiêu: “Nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở các xã

đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó

khăn”30],

'Vốn và nguồn vốn: “Tổng nhu cầu vốn thực hiện 679 tỷ đồng, trong đó: ngân sách trung ương 579 tỷ đồng (vốn sự nghiệp), ngân sách địa phương 40 tỷ đồng (vốn sự nghiệp), vốn huy động hợp pháp khác 60 tỷ đồng"[30]

~ Dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng

mô hình giảm nghèo trên đị

trình 135 bàn các xã ngoài Chương trình 30a và Chương Mục tiêu: Hỗ trợ “phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với quy hoạch sản xuắt, khai thác tiềm năng, thể

ứng biển đổi khí hậu, góp phần tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho người dân trên địa

'bàn”[30] Hỗ trợ “đa dạng các hình thức sinh kế phi nông nghiệp, ngành nghề dịch vụ, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa bàn Nhân rộng mô hình giảm

mạnh của địa phương, góp phần giảm rủi ro thiên tai, t

nghèo hiệu quả, tạo điều kiện cho người nghèo, tiếp cận các chính sách,

Trang 31

'Vốn và nguồn vốn: “Tổng nhu cầu vồn thực hiện 842 tỷ đồng, trong đó: ngân sách trung ương 522 tỷ đồng (vốn sự nghiệp), ngân sách địa phương 210 tỷ đồng (vốn sự nghiệp), vốn huy động hợp pháp khác 110 tỷ đồng”[30]

~ Dự án 4: Truyền thông và giảm nghèo về thông tin

Mục tiêu: *Truyền thông, nâng cao nhận thực, trách nhiệm của tồn xã

hội về cơng tác giảm nghèo nhằm khơi dậy tỉnh thần tự lực vươn lên thoát

nghèo và huy động nguồn lực để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bén

vững”[30]; đồng thời “xây dựng, củng cố hệ thống thông tin cơ sở, tăng

cường nội dung thông tin tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị của nhà

nước và đáp ứng nhu cầu thông tin thiết yếu của xã hội, nâng cao khả năng tiếp cận thông tin của người dân”[30]

'Vốn và nguồn vốn: “Tổng nhu cầu vốn thực hiện 600 tỷ đồng, trong đó: ngân sách trung ương 500 tỷ đồng (vốn đầu tư phát triển 41 tỷ đồng, vốn sự nghiệp 459 tỷ đồng); ngân sách địa phương: 50 tỷ đồng, vốn huy động hợp

pháp khác 50 tỷ đồng 130)

- Dự án 5: Nang cao năng lực và giám sát, đánh giá Chương trình Mục tiêu: “Nang cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo

ở các cấp Thiết lập hệ thống giám sát, đánh giá đồng bộ, toàn diện đáp ứng

yêu cầu quản lý Chương trình"[30]

'Vấn và nguồn vốn: “Tổng nhu cầu vốn thực hiện 575 tỷ đồng, trong đó: ngân sách trung ương 331 tỷ đồng (vấn sự nghiệp), ngân sich dia phuong 164

tỷ đồng (vốn sự nghiệp), vốn huy động hợp pháp khác 80 tỷ đồng [30]

Như vậy, trong số các dự án, tiểu dự án thành phần của Chương trình, thì chỉ có tiểu dự án 1, tiểu dự án 2 của dự án 1 (Chương trình 30a) và tiểu dự

án 1 của dự án 2 (Chương trình 135) là sử dụng vốn đầu tư, còn các tiêu dự

Trang 32

1.1.3 Quản lý vốn đầu tư từ NSNN thực hiện CTMTQG giảm nghèo bền vững

Quán lý vẫn đâu tư từ NSNN thực hiện CTMTQG GNBF là tập hợp các

hoạt động của chủ thể quản lý lên các đối tượng quản lý trong điều kiện biến

động của môi trường nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể đã được định rõ trong chương trình, với một khoản ngân sách đầu tư và một thời gian thực hiện được xác định

Từ khái niệm trên, có thể rút ra một số đặc điểm của công tác quản lý vốn đầu tư từ NSNN thực hiện CTMTQG GNBV như sau:

Thứ nhắt, đối tượng quản lý ở đây là vốn đầu tư từ NSNN để thực hiện

'CTMTQG GNBV, là nguồn vốn được cấp phát theo dự toán NSNN với một quy trình chặt chẽ, bao gồm nhiều khâu: xây dựng cơ chế chính sách, nguyên tắc, định mức tiêu chí, xây dựng kế hoạch, dự toán, phân bổ kế hoạch năm,

phân bổ hạn mức kinh phí hàng quý có chia ra tháng, cắp phát, hạch toán thu

chỉ quỹ NSNN, đánh giá, giám sát đầu tư, quyết toán vốn đầu tư

Thứ hai, chủ thể quản lý vốn đầu tư từ NSNN bao gồm nhiều cơ quan

trong bộ máy nhà nước, trong đó có một số cơ quan chức năng được phân

công, phân cấp quản lý vốn đầu tư từ NSNN Mỗi cơ quan chức năng thực hiện quản lý ở một hoặc một số khâu trong quy trình quản lý vốn, cụ thể:

~ Cơ quan KHĐT chịu trách nhiệm quản lý khâu lập kế hoạch, phân bổ kế hoạch vốn, đánh giá, giám sát đầu tư

~ Cơ quan KBNN quản lý khâu kiểm soát thanh toán, hạch toán kế toán,

tất toán tài khoản vốn đầu tư từ NSNN,

= Co quan tài chính chịu trách nhiệm quản lý điều hành nguồn vốn và quyết toán vốn đầu tư

~ Cơ quan lao động - thương bỉnh xã hội chịu trách nhiệm theo dõi,

Trang 33

~ Chủ đầu tư có nhiệm vụ quản lý sử dụng vốn đúng nguyên tắc, mục đích sử dụng vốn và đúng định mức quy định

~ Cơ quan thanh tra, kiểm toán chịu trách nhiệm thanh tra,

kiểm toán việc quản lý vốn đầu tư trong tất cả các khâu

Thứ ba, mục tiêu quản lý vốn đầu tư từ NSNN là bảo đảm sử dụng vốn

đúng mục đích, đúng nguyên tắc, đúng tiêu chuẩn, chế độ quy định và đảm

bảo có hiệu quả cao

1.1.4 Vai trò của quản lý vốn đầu tư từ NSNN thực hign CTMTQG

giảm nghèo bền vững

~ Do mục tiêu của quản lý vốn đầu tư từ NSNN là bảo đảm sử dụng vốn đúng mục đích và đạt hiệu quả cao, do đó quản lý vốn đầu tư từ NSNN thực

hiện CTMTQG GNBV giúp cho việc thực hiện đạt được mục tiêu giảm nghèo

nhanh, bền vững theo định hướng chung

~ Thực hiện quản lý vốn đầu tư từ NSNN có vai trò định hướng, kế hoạch hóa việc huy động và sử dụng vốn đầu tư, thúc đẩy việc sử dụng các nguồn lực vốn đầu tư phát triển một cách có hiệu quả

- Trong điều kiện NSNN có hạn, tinh trạng NSNN thường xuyên bị

thâm hụt, nợ công ngày càng gia tăng, trong khi đó nhu cầu chỉ tiêu cho đầu tư phát triển ngày càng tăng cao nên việc quản lý tốt các nguồn vốn đầu tư từ

NSNN có ý nại

phát triển kinh tế - xã hội

~ Hạn chế tình trạng thắt thoát, lăng phí vốn đầu tư Nhà nước tiến hành

kiểm tra, kiểm soát vốn đầu tư từ NSNN để chắn chỉnh nhằm mục đích sử

dụng đúng đắn và tiết kiệm các nguồn vốn từ NSNN Mặt khác việc kiểm tra,

quan trọng trong việc tập trung các nguồn lực tài chính để

giám sát của cơ quan quản lý nhà nước còn hạn chế, ngăn chặn tình trạng thất thoát, lăng phí, tham nhũng trong quá trình sử dụng vốn đầu tu từ NSNN

Trang 34

được thực hiện trên cơ sở tuân thủ pháp luật, cơ chế, chính sách, các quy định của Nhà nước, Điều này đảm bảo trật tự kỹ cương trong thực thì pháp luật và

chính sách của Nhà nước, đảm bảo tính tập trung thống nhất trong quản lý

vốn đầu tư từ NSNN

~ Góp phần tạo lập môi trường và điều kiện thúc đấy việc huy động,

khai thác các nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách thực hiện CTMTQG GNBV

1.1.5 Đặc điểm của CTMTQG giảm nghèo bền vững ảnh hướng tới

công tác quản lý vốn đầu tư của chương trình này

'CTMTQG GNBV có một số đặc điểm ảnh hưởng đến công tác quản lý

vốn đầu tư, đó là:

Thứ nhắt, CTMTQG GNBV được xây dựng, phê duyệt và thực hiện theo từng giai đoạn, thường là 05 năm, trùng với giai đoạn của kế hoạch phát

triển kinh tế - xã hội 05 năm của cả nước Trong mỗi giai đoạn thì chương, trình có mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp riêng, nguồn vốn và cơ chế, chính sách

quản lý riêng, do đó sẽ có quy định về công tác quản lý thực hiện chương

trình nói chung và quản lý vốn đầu tư nói riêng

Thứ hai, đối tượng của CTMTQG GNBV là huyện nghèo, xã thôn đặc biệt khó khăn và người nghèo Đây là những khu vực và

tượng khó khăn

nhất, thường ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, có trình độ dân trí

thấp, giao thông đi lại khó khăn, ảnh hưởng rất lớn ng tac quản lý chương trình nói chung và quản lý vốn đầu tư nói riêng

Thứ ba, CTMTQG

IBV là chương trình bao gồm nhiều dự án, tiểu

cdự án Có dự án chỉ sử dụng vốn đầu tư, có dự án chỉ sử dụng vốn sự nghiệp,

Trang 35

Thứ t, CTMTQG GNBV là chương trình có nhiều cấp quản lý, từ

Trung ương (Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, ngành), tỉnh (HĐND, UBND tỉnh, các sở, ngành), huyện (HĐND, UBND huyện, các phòng, ban), xã

(HĐND, UBND, các bộ phận), do đó thông tin quản lý từ trung ương đến xã và ngược lại, từ xã đến trung ương mắt rất nhiều thời gian, qua rat nhiều tằng

nắc trung gian nên thường không kịp thời và đôi khi bị “méo mo”

Thứ năm, đỗi tượng sử dụng vốn đầu tư (chủ đầu tư) của CTMTQG

GNBV tương đối đa dạng Ở cấp huyện thường do Ban quản lý công trình

'XDCB huyện hoặc do các phòng, ban trực thuộc UBND huyện làm chủ đầu

tư các công trình có tổng mức đầu tư tương đối lớn, kỳ thuật phức tạp Ở cấp xã do Ban quản lý xã làm chủ đầu tư các công trình có tổng mức đầu tư nhỏ, kỹ thuật không phức tạp, nhà nước đầu tư 100% vốn và nhóm dân cư, cộng đồng dân cư, tổ thợ hoặc đoàn thể làm chủ đầu tư các công trình đặc thù, là

các công trình có quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp, có sự tham gia đồng góp của người đân (theo hình thức nhà nước và nhân dân cùng làm)

1.2 NOL DUNG QUAN LY VON DAU TU TU’ NSNN THYC HIEN

CTMTQG GIAM NGHEO BEN VUNG 1.2.1 Lập kế hoạch vốn dau tw Trong quản lý vốn đầu tư, việc kế hoạch hóa vốn đầu tư có ý nghĩa đầu tư

‘quan trong nhằm phát huy hiệu quả quản lý vi tư Kế hoạch

được lập sát thực, phù hợp, đúng tiền độ giúp cho các cơ quan quản lý và chủ đầu tư chủ động trong việc tống hợp, phân bố kế hoạch và tổ chức thực hiện

kế hoạch vốn đầu tư

4 Lap kế hoạch thực hiện chương trình giai đoạn 5 năm

~ Căn cứ lập kế hoạch: Theo Quyết định số 41/2016/QĐ-TTg của Thủ

tướng Chính phủ, thì kế hoạch thực hiện chương trình giai đoạn 5 năm được

ết về chủ trương đầu tư CTMTQG của Quốc hội:

Trang 36

Quyét định đầu tư CTMTQG của Thủ tướng Chính phủ”[29] và "Hướng dẫn

xây dựng kế hoạch phát triển KTXH, kế hoạch đầu tư công trung bạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; hướng dẫn xây dựng kế hoạch tài chính NSNN của Bộ

Tài chính, hướng đẫn xây dựng nội dung, mục tiêu, nhiệm vụ CTMTQG của

chủ chương trình, cơ quan chủ trì dự án thành phần”[29], đồng thời căn cứ

vào: "Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về nguyên tắc, tiêu chí và định

mức phân bổ nguồn NSTW thực hiện CTMTQG”[29]

~ Nội dung kế hoạch bao gồm 03 vấn để chính, gồm dự kiến “mục tiêu, chi tiêu trong giai đoạn 5 năm; nhiệm vụ cụ thể theo từng nội dung, dự án

thành phần để đạt được mục tiêu”[29], Dự kiến “nguồn lực thực hiện các

CTMTQG, gồm: nguồn NSNN (NSTW và NSĐP); ngụ lồng ghép từ

én vay; nguồn vốn huy động khác ”J29]

iiải pháp cụ thể để thực hiện CTMTQG, gồm: giải pháp huy động nguồn các chương trình, dự án khác; nguồn và lực; điều hành, tổ chức thực hiện”[29]

b Lập kế hoạch thực hiện chương trình hằng năm

- Căn cứ lập kế hoạch: Cũng theo Quyết định 41/2016/QĐ-TTg, kế

hoạch thực hiện chương trình hằng năm được lập căn cứ vào: Kết quả “thực

hiện CTMTQG (bao gồm kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ; huy động,

phân bổ và sử dụng nguồn NSNN và các nguồn lực khác) năm trước [29];

*Kế hoạch thực hiện CTMTQG giai đoạn 5 năm của các bộ, cơ quan trung,

ương và địa phương được cấp có thẳm quyền phê duyệt; các nhiệm vụ cấp bách, đột xuất mới phát sinh đã được cấp có thẳm quyền thông qua nhưng

chưa có trong kế hoạch thực hiện CTMTQG giai đoạn 5 năm ”[29] và "Chỉ thị

của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển KTXH và dự toán 'NSNN hằng năm; hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính;

hướng dẫn xây dựng nội dung mục tiêu, nhiệm vụ của chủ chương trình, cơ

"29]

Trang 37

~ Nội dung kế hoạch bao gồm: “Đánh giá tình hình và kết quả thực hiện

CTMTQG của năm trước năm kế hoạch; Dự kiến mục tiêu, nhiệm vụ năm kế

hoạch; Dự kiến nguồn lực thực hiện các CTMTQG bao gồm: nguồn NSNN (NSTW và NSĐP); nguồn vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác; nguồn vốn vay; nguồn vốn huy động khác và Giải pháp điều hành, tổ chức

thực hiện CTMTQG”29]

© Lập kế hoạch thực hiện CTMTQG trên địa bàn cắp xã

Căn cứ hướng dẫn xây dựng kế hoạch và thông báo dự kiến nguồn vốn 'thực hiện CTMTQG của cấp có thâm quyền (Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND huyện), “UBND cấp xã giao Ban quản lý CTMTQG của xã xây dựng kế

hoạch thực hiện CTMTQG trên địa bàn cắp xã; thông báo các nội dung, hoạt

động của CTMTQG dự kiến triển khai trên địa bàn xã đến người dân thụ hướng và cộng đồng [29],

Ban quản lý các CTMTQG cấp xã “xây dựng kế hoạch thực hiện CTMTQG trên địa bàn cấp xã Nội dung của kế hoạch bao gồm: danh mục và nội dung chủ yếu của các hoạt động, công trình, dự án cần thực hiện trong kỳ

kế hoạch; đề xuất đơn vị chủ trì thực hiện”29]

UBND cấp xã tổ chức "thảo luận lấy ý kiến công khai vào kế hoạch

thực hiện các CTMTQG trên địa bàn cấp xã; hoàn thiện kế hoạch thực hiện

'CTMTQG trên địa bản cắp xã trình HĐND cùng cấp thông qua và gửi UBND

cấp huyện xem xét cho ý kiến và tổng hợp”[29]

1.2.2 Giao kế hoạch, phân bỗ chỉ tiết kế hoạch vốn đầu tư a Giao kế hoạch

“Theo Quyết định 41/2016/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ quy định:

~ Thủ tướng Chính phủ giao “Téng NSTW (theo cơ cấu vốn đầu tư phát

Trang 38

'NSTW (theo cơ cấu vốn đầu tư phát triển, kinh phí sự nghiệp) thực hiện từng 'CTMTQG năm kế hoạch trước ngày 20 tháng I1 hằng nãm”[29]

~ Thủ tướng Chính phủ ủy quyền

+ Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao các bộ, ngành Trung ương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: “Mục tiêu, chỉ tiêu và tổng NSTW (theo cơ cấu

vốn đầu tư phát triển và kinh phí sự nghiệp) thực hiện từng CTMTQG giai

đoạn 5 năm trước ngày 20 tháng 12 năm cuối kỳ kế hoạch giai đoạn trước"[29] và “Mục tiêu, chỉ tiêu và tổng NSTW (theo cơ cấu đầu tư phát triển và kinh phí sự nghiệp) thực hiện từng CTMTQG năm kế hoạch chỉ tiết

theo nội dung, dự án thành phần thuộc CTMTQG trước ngày 30 tháng 11

hằng năm [29],

+ Bộ trưởng Bộ Tài chính giao “du toán NSTW thực hiện từng

'CTMTQG năm kế hoạch trước 30 tháng 1 1 hằng năm”[29]

- Trước ngày 31/12 hàng năm, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện CTMTQG giao cho các cơ quan, don vi trực thuộc “mục

tiêu, nhiệm vụ; dự toán ngân sách nhà nước hằng năm chỉ tiết theo các nội dung, dự án thành phần thực hiện từng CTMTQG; danh mục dự án đầu tư

thực hiện CTMTQG” [29]

b Phân bỗ chỉ tiết kế hoạch

Sau khi được cấp có thẩm quyền giao kế hoạch thực hiện các

CTMTQG, các cơ quan được giao thực hiện CTMTQG ở các cấp phân bổ chỉ

tiết kế hoạch, dự toán chỉ thực hiện từng CTMTQG theo từng nội dung, hoạt

động, dự án đầu tư thực hiện chương trình gửi cơ quan tài chính cùng cấp để kiểm tra, giám sát, đồng thời, lập báo cáo phân bổ kế hoạch gửi cơ quan

cấp trên tông hợp, giám sát

Các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương thực hiện CTMTQG

Trang 39

hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, chủ CTMTQG, cơ quan chủ trì dự án thành phần trước ngày 31/3 năm kế hoạch

1.2.3 Giải ngân, thanh toán vốn đầu tư

Việc giải ngân, thanh toán vốn đầu tư phải đảm bảo đúng mục đích,

đúng đối tượng, tiết kiệm, hiệu quả và chấp hành đúng quy định về quản lý tài

chính đầu tư của pháp luật hiện hành Quy định về thanh toán vốn đầu tư theo khối lượng hoàn thành gồm đối tượng, nội dung chỉ, hình thức thanh toán cho

khối lượng công việc đã thực hiện và được nghiệm thu Cơ quan tài chính, kết hoạch, kho bạc nhà nước các cấp thực hiện giải ngân vốn đầu tư, kiểm soát

chỉ và thanh toán vốn

4a Quy trình thông báo vốn

- Sau khi HĐND tỉnh phân bổ kế hoạch vốn hàng năm thực hiện

'CTMTQG giảm nghèo cho các địa phương, đơn vị, UBND tỉnh ủy quyền cho

Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo vốn chỉ tiết

+ cho các chủ đầu tư đối với số

vốn do cấp tỉnh quản lý và hướng dẫn các huyện, thành phổ phân bổ chỉ tiết đối với số vốn do cấp huyện quản lý cho các công trình, dự án theo đúng

nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bỗ vốn Sau khi phân bổ chỉ tiết, các dia

phương đăng ký lại với Sở Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra, thông báo, làm cơ sở

giải ngân, thanh toán vốn đầu tư

~ Nguồn vốn đầu tư từ NSNN thực hiện CTMTQG GNBV phải thực hiện việc thanh tốn thơng qua hệ thống KBNN Sau khi nhận thông báo vốn

đầu tư từ Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài c

tiêu cho UBND huyện để UBND huyện thông báo lại cho chủ đầu tư làm cơ

thông báo vốn bổ sung có mục sở cho chủ đầu tư mở mã số dự án tại Sở Tài chính qua phần mềm TABMIS

Trang 40

'Quy trình thông báo vốn của Chương trình theo sơ đỏ sau:

Vdnhàn sm |, | seKibeehu | | seiaeMeh | | UBNDhyện | | àneaieuhimem đoợccủp óc | ,|Dlut bông Séo| „ lhông báo win bg ing on cho lx ay nt So Ta chin, ttlmauyéa |} cho ciccoquan | | sung phônhô | |iðmgemvdmg| | cho ec hayen ca mac uta >| esc ehu dls or | "| mo ws khan i ai tk a KEN

E>x¬ ‘atts

(Nguôn: Các quy định về thông báo vốn của Chương trình)

b Quy trình giải ngân tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành

'Việc giải ngân tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành đối với các

dự án thuộc CTMTQG GNBV thực hiện theo quy định tại Thông tư 349/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính, trong đó quy định:

* Hỗ sơ pháp lý gửi một lần của dự án

Để phục vụ cho công tác quản lý, kiểm soát thanh toán vốn đầu tư, chủ đầu tư gửi hồ sơ, tai liệu đến KBNN nơi mở tải khoản thanh toán (các tài liệu là bản chính hoặc bản sao có đóng dấu sao y bản chính của chủ đầu tư, chỉ gửi một lần cho đến khi dự án kết thúc đầu tư, trừ trường hợp phải bổ sung,

chinh), bao gồm:

- Dự án nhóm C quy mô nhỏ thực hiện cơ chế đặc thủ:

+ Đối với dự án chuẩn bị đầu tư: *Văn bản phê duyệt dự toán chuẩn bị

đầu tư của cấp có thẳm quyền kèm theo dự toán chỉ phí cho công tác chuẩn bị

9 Nghị định số 161/2016/NĐ-CP ngày

tặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng đầu tư được lập theo quy định tại Đi 02/12/2016 của Chính phủ về cơ cl đối với một số dự án thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 202031]

+ Đối với dự án thực hiện đầu tư: “Quyết định phê duyệt Hồ sơ xây

dựng công trình của UBND xã kèm theo Hỗ sơ xây dựng công trình; Hợp

đồng thực hiện dự án/gói thầu được ký kết giữa Ban quản lý xã và đại diện

Ngày đăng: 11/10/2022, 11:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w