Trang 1/2
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP12 -VÒNG I
LONGANMôn thi: SINH HỌC (Bảng B)
Ngày thi: 23/10/2012
Thời gian làm bài: 180 phút
(Đề gồm 2 trang)
Câu 1 (1,0 điểm)
Hãy nêu vai trò quan trọng của prôtêin đối với cơ thể sống. Cho ví dụ chứng minh.
Câu 2 (1,0 ñieåm)
Trình bày những vấn đề sau về nhiễm sắc thể ở sinh vật có nhân chính thức.
a. Nhiễm sắc thể được nhìn rõ nhất ở kì nào của nguyên phân?
b.Vật chất cấu tạo nên nhiễm sắc thể là gì?
c. Vào các kì nào của nguyên phân, nhiễm sắc thể có cấu trúc kép (mỗi nhiễm sắc
thể kép gồm 2 crômatit giống hệt nhau dính với nhau ở tâm động)?
d. Nuclêôxôm được cấu tạo như thế nào?
Caâu 3 (2,0 điểm)
Nuôi cấy trong ống nghiệm 50 tế bào xôma của một loài. Khi các tế bào này trải qua một
số đợt nguyên phân liên tiếp bằng nhau thì tạo ra được tất cả là 6400 tế bào con.
a. Tìm số đợt nguyên phân của mỗi tế bào xôma nói trên.
b. Nếu trong lần nguyên phân cuối cùng, người ta đếm được trong tất cả tế bào
499200 crômatit thì bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài là bao nhiêu?
c. Quá trình nguyên phân nói trên đã được cung cấp nguyên liệu tương đương bao
nhiêu nhiễm sắc thể đơn? Trong các tế bào con thu được có tất cả bao nhiêu nhiễm sắc thể
mà mỗi nhiễm sắc thể đó đều cấu thành hoàn toàn bằng nguyên liệu mới.
Câu 4 (1,0 điểm)
Cho biết các câu sau đây đúng hay sai? Giải thích
a. Đồ hộp bị phồng nắp chỉ cần đun sôi trước khi ăn là an toàn.
b. Dạ dày - ruột ở người là hệ thống nuôi cấy liên tục đối với vi sinh vật.
c. Trong hô hấp kị khí, chất nhận điện tử cuối cùng là ôxi phân tử.
d. Vi sinh vật ký sinh trong cơ thể động vật là những vi sinh vật ưa ấm (30
0
C đến
40
0
C).
Câu 5 (1,0 điểm)
a. Bình đựng nước thịt và bình đựng nước đường để lâu ngày, khi mở nắp mùi có
giống nhau không? Vì sao?
b.Trong 1 quần thể vi khuẩn bị nhiễm virut thì điều gì có thể xảy ra?
Câu 6 (2,0 điểm)
a. Vì sao pha sáng trong quang hợp ở cây xanh xảy ra cần phải có ánh sáng?
b. Phân biệt sự khác nhau giữa sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính ở thực vật.
Câu 7 (2,0 điểm)
a. Giải thích câu: “Trời nóng chóng khát, trời mát chóng đói” bằng kiến thức sinh
học.
b. Cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thu chất dinh dưỡng được thể hiện
như thế nào?
Câu 8 (2,0 điểm)
Hãy nêu chức năng của các yếu tố trong tế bào tham gia vào quá trình tổng hợp prôtêin.
Câu 9 (1,5 điểm)
Một gen phân mảnh dài 306 nm có A = 40%. Tỉ lệ các cặp nuclêôtit giữa các đoạn
intron: êxôn = 1: 2. Phân tử mARN trưởng thành tương ứng có tỉ lệ A:U:G:X = 5:9:2:4.
Hãy xác định:
a. Số lượng từng loại nuclêôtit của phân tử mARN trưởng thành.
b. Số nuclêôtit mỗi loại chứa trong các đoạn không mã hóa của gen phân mảnh.
ĐỀ CHÍNH THỨC
Trang 2/2
Câu 10 (1,5 điểm)
Người ta tiến hành lai giữa hai cây thuốc lá có kiểu gen như sau:
P: AaBB x AAbb.
Hãy viết các kiểu gen có thể có của con lai trong các trường hợp sau:
a. Con lai được tự đa bội hoá lên thành 4n.
b. Do xảy ra đột biến trong giảm phân và tạo ra con lai 3n.
Câu 11 (2,5 điểm)
F
1
có kiểu gen
mn
MN
.
rh
RH
giảm phân. Hãy xác định tỉ lệ % từng loại giao tử tạo ra khi:
a. Có hoán vị gen giữa M và m với tần số 10%; các cặp gen còn lại liên kết hoàn
toàn.
b. Có hoán vị gen giữa M và m với tần số 20% ; giữa R và r với tần số 8%.
Câu 12 (2,5 điểm)
Từ một cặp chuột xám, lông mịn cho giao phối với nhau người ta thu được thế hệ lai gồm
128 chuột con với tỉ lệ như sau:
78 chuột xám, lông mịn
19 chuột xám, lông thô
26 chuột trắng, lông mịn
5 chuột trắng, lông thô
Biết rằng tính trạng màu lông do một cặp gen alen qui định.
Hãy xác định qui luật di truyền chi phối các tính trạng trên và viết công thức lai của cặp
chuột bố mẹ trên (không cần viết sơ đồ lai)
- Hết -
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không được giải thích thêm.
Họ và tên thí sinh: …………………………………………….Số báo danh: …………………
Chữ ký giám thị 1: ………………………………… Chữ ký giám thị 2: ……………………
Trang 3/2
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP12 -VÒNG I
LONGANMôn thi: SINH HỌC (BẢNG B)
Ngày thi: 23/10/2012
Thời gian làm bài: 180 phút
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1 (1,0 điểm)
Hãy nêu vai trò quan trọng của prôtêin đối với cơ thể sống. Cho ví dụ chứng minh.
Câu 1 Nội dung 1,0 điểm
- Cấu tạo nên tế bào, cơ thể (ví dụ sợi côlagen tham gia tạo các mô liên
kết).
- Xúc tác các phản ứng (ví dụ lipaza thuỷ phân lipit).
0,25
- Điều hoà trao đổi chất (ví dụ insulin điều chỉnh hàm lượng glucôzơ
trong máu).
- Dự trữ các axit amin (ví dụ albumin, prôtêin dự trữ trong hạt của cây).
0,25
- Vận chuyển các chất (ví dụ hêmôglôbin vận chuyển O
2
và CO
2
).
- Giúp tế bào nhận tín hiệu hoá học (ví dụ các prôtêin thụ thể trên màng tế
bào).
0,25
- Co cơ, vận chuyển (ví dụ Actin và miozin trong cơ).
- Bảo vệ cơ thể chống bệnh tật (ví dụ các kháng thể).
0,25
HD: Nếu học sinh viết được 2 trong 8 ý trên thì chấm 0,25 điểm.
Câu 2 (1,0 ñieåm)
Trình bày những vấn đề sau về nhiễm sắc thể ở sinh vật có nhân chính thức.
a. Nhiễm sắc thể được nhìn rõ nhất ở kì nào của nguyên phân?
b.Vật chất cấu tạo nên nhiễm sắc thể là gì?
c. Vào các kì nào của nguyên phân, nhiễm sắc thể có cấu trúc kép (mỗi nhiễm sắc
thể kép gồm 2 crômatit giống hệt nhau đính với nhau ở tâm động)?
d. Nuclêôxôm được cấu tạo như thế nào?
Câu 2 Nội dung 1,0 điểm
a Nhiễm sắc thể được nhìn rõ nhất ở kì
Kì gi
ữa
của nguyên phân. 0,25
b Vật chất cấu tạo nên nhiễm sắc thể
bao g
ồm chủ yếu l
à ADN và prôtêin
loại histon)
0,25
c
Kì tr
ư
ớc v
à kì gi
ữa
( nếu có nói cuối kì trung gian cũng không sai) 0,25
d Nuclêôxôm: một khối prôtêin dạng khối cầu, đường kính 11 nm, bên
trong chứa 8 phân tử histon, bên ngoài được quấn bởi 1 đoạn ADN có
khoảng 146 cặp nuclêôtit (1
4
3
vòng xoắn).
0,25
Caâu 3 (2,0 điểm )
Nuôi cấy trong ống nghiệm 50 tế bào xôma của một loài. Khi các tế bào này trải qua một
số đợt nguyên phân liên tiếp bằng nhau thì tạo ra được tất cả là 6400 tế bào con.
a. Tìm số đợt nguyên phân của mỗi tế bào xôma nói trên.
ĐẾ CHÍNH THỨC
Trang 4/2
b. Nếu trong lần nguyên phân cuối cùng, người ta đếm được trong tất cả tế bào
499200 crômatit thì bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài là bao nhiêu?
c. Quá trình nguyên phân nói trên đã được cung cấp nguyên liệu tương đương bao
nhiêu nhiễm sắc thể đơn? Trong các tế bào con thu được có tất cả bao nhiêu nhiễm sắc thể
mà mỗi nhiễm sắc thể đó đều cấu thành hoàn toàn bằng nguyên liệu mới.
Câu 3 Nội dung 2,0 điểm
a
Số đợt nguyên phân:
Gọi x là số đợt nguyên phân của mỗi tế bào xôma( x: nguyên, dương)
- Tổng số tế bào con thu được là 6400
50.2
x
= 6400.
0,25
2
x
=
50
6400
= 128 = 2
7
0,25
x =7
0,25
b
Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài:
Số tế bào tham gia lần nguyên phân cuối cùng là các tế bào sinh ra từ
lần nguyên phân thứ 6: 50.2
6
= 3200 tế bào.
0,25
Số crômatit trong mỗi tế bào:
3200
499200
= 156
0,25
Lúc tiến hành nguyên phân mỗi nhiễm sắc thể của tế bào tự nhân đôi
thành 2 crômatit
số nhiễm sắc thể của mỗi tế bào bằng bộ nhiễm sắc
thể lưỡng bội:
2n =
2
156
= 78 nhiễm sắc thể
0,25
c
Số nhiễm sắc thể tương đương nguyên liệu được cung cấp:
50.(2
7
- 1).78 = 495 300 nhiễm sắc thể.
0,25
Trong các tế bào con thu được, số nhiễm sắc thể mới hoàn toàn được tạo
từ nguyên liệu của môi trường là:
50.(2
7
- 2).78 = 491400 nhiễm sắc thể.
0,25
HD: Nếu học sinh làm cách khác nhưng đúng đáp án vẫn chấm đủ điểm.
Câu 4 (1,0 điểm)
Cho biết các câu sau đây đúng hay sai? Giải thích.
a. Đồ hộp bị phồng nắp chỉ cần đun sôi trước khi ăn là an toàn.
b. Dạ dày - ruột ở người là hệ thống nuôi cấy liên tục đối với vi sinh vật.
c. Trong hô hấp kị khí chất nhận điện tử cuối cùng là ôxi phân tử.
d. Vi sinh vật ký sinh trong cơ thể động vật là những vi sinh vật ưa ấm (30
0
C đến
40
0
C).
Câu 4 Nội dung Điểm
a - Sai
- Vì đồ hộp phồng nắp chứng tỏ có bào tử nấm, vi khuẩn vẫn không bị
tiêu diệt nếu là loại nguy hiểm chúng phát triển gây bệnh cho người.
Các vi sinh vật phát triển trong đồ hộp đã tích luỹ một số độc tố nguy
hiểm, nhiều độc tố rất bền, ưa nhiệt nên khi đun sôi không thể tiêu diệt
được các nội bào tử hoặc phân huỷ được chất độc.
0,25
Trang 5/2
b - Đúng
- Dạ dày - ruột thường xuyên được bổ sung thêm thức ăn và cũng
thường xuyên phải thải ra ngoài các sản phẩm chuyển hóa vật chất cùng
với vi sinh vật, do đó tương tự như 1 hệ thống nuôi cấy liên tục.
0,25
c. - Sai
- Vì trong hô hấp kị khí, chất nhận điện tử cuối cùng là ôxi liên kết
0,25
d. - Đúng
- Vì nhiệt độ trung bình người là 37
0
C.
0,25
Câu 5 (1,0 điểm )
a. Bình đựng nước thịt và bình đựng nước đường để lâu ngày, khi mở nắp mùi có
giống nhau không? Vì sao?
b.Trong 1 quần thể vi khuẩn bị nhiễm virut thì điều gì có thể xảy ra?
Câu 5 Nội dung 1,0 điểm
a. - Bình đựng nước thịt để lâu ngày sẽ có mùi thối vì có hiện tượng khử amin
từ các axit amin do quá dư thừa nitơ và thiếu cacbon. VSV sẽ sử dụng axit
hữu cơ làm nguồn cacbon, do đó có amôniăc bay ra.
- Bình đựng nước đường sẽ có mùi chua vì vsv thiếu nitơ và quá dư thừa
cacbon cho nên chúng lên men tạo axit.
0,25
0,25
b. Khi 1 quần thể vi khuẩn bị nhiễm virut, có thể thấy 2 chiều hướng phát
triển:
- Ở nhiều tế bào, các virut phát triển làm tan tế bào, đây là virut độc.
- Ở 1 số tế bào khác, bộ gen của virut gắn vào NST của tế bào, tế bào
vẫn sinh trưởng bình thường, virut này gọi là virut ôn hoà và tế bào này
gọi là tế bào tiềm tan.
Chỉ khi có 1 số tác động bên ngoài như tia tử ngoại có thể chuyển virut
ôn hoà thành virut độc làm tan tế bào.
0,25
0,25
Câu 6 (2,0 điểm)
a. Vì sao pha sáng trong quang hợp ở cây xanh xảy ra cần phải có ánh sáng? (0,5
điểm)
b. Phân biệt sự khác nhau giữa sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính ở thực vật.
(1,5 điểm)
Câu 6 Đáp án 2,0 điểm
a.
Pha sáng xảy ra cần phải có ánh sáng.
Vì ánh sáng cung cấp năng lượng để hoạt hóa chất diệp lục (clorophyl)
và kích thích quá trình phân li nước. Nước là nguyên liệu của quang hợp và
tham gia vào pha sáng với vai trò cung cấp điện tử và hydro.
Vì vậy, nếu không có ánh sáng thì các phản ứng không xảy ra.
0,5
b Phân biệt sự khác nhau giữa sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính ở
thực vật
Sinh sản vô tínhSinh sản hữu tính
Không có sự kêt hợp giữa tính đực
và tính cái
Có sự kết hợp giữa tính đực và
tính cái
0,25
Xảy ra từ một phần của cơ quan
sinh dưỡng ( rễ, thân, lá )
Xảy ra từ các bộ phận của c
ơ
quan sinh sản.
0,25
Cơ sở di truyền là quá trình
nguyên phân. Cây con được tạo ra
dựa trên sự sao chép nguyên vẹn từ
các yếu tố di truyền của tế bào mẹ, ít
Cơ sở di truyền dựa trên sự kết
quả của 3 quá trình: nguyên phân,
giảm phân và thụ tinh ; dẫn đến ở
cây con xuất hiện nhiều biến dị tổ
0,75
Trang 6/2
xuất hiện biến dị. hợp.
Thường cho kết quả nhanh hơn Thường cho kết quả chậm hơn. 0,25
(Nếu HS ghi được cơ sở di truyển của sinh sản hữu tính đạt 0,25 điểm; cơ sở di truyển của
sinh sản vô tính đạt 0,25 điểm )
Câu 7 (2,0 điểm)
a. Giải thích câu: “Trời nóng chóng khát, trời mát chóng đói” bằng kiến thức sinh học.
b. Cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thu chất dinh dưỡng được thể hiện
như thế nào?
Câu 7 Nội dung 2,0 điểm
a Trời nóng chóng khát:
-Khi trời nóng, cơ thể tiết mồ hôi sẽ làm cho cơ thể hạ nhiệt (khi mồ hôi
bay hơi sẽ toả nhiệt), ta có cảm giác mát, d
ễ chịu.
-Mồ hôi tiết ra nhiều dẫn đến tình trạng thiếu nước, sẽ có cảm giác khát
nước.
0,25
b.Trời mát chóng đói:
-Khi trời lạnh, quá trình trao đổi chất trong cơ thể tăng, đảm bảo tăng sinh
nhiệt vì cơ th
ể luôn mất nhiệt do lạnh.
-Do đó, cơ thể phải sử dụng một lượng lớn glucozơ để cung cấp năng
lượng nên nồng độ glucozơ trong máu giảm, gây cảm giác đói nhanh.
0,25
b - Lớp niêm mạc của
ru
ộ
t non có nhi
ề
u n
ế
p g
ấ
p
làm tăng b
ề
m
ặ
t ti
ế
p xúc
của mặt trong ruột non với dưỡng chất.
0,5
- Trên lớp niêm mạc trong suốt chiều dài của ruột non
có r
ấ
t nhi
ề
u lông
ruột và các lông cực nhỏ nằm trên đỉnh của các tế bào lông ruột. Chúng
được xem là đơn vị hấp thu dưỡng chất của cơ thể.
0,5
-
Ru
ộ
t non dài
cũng là một yếu tố thuận lợi, để quá trình hấp thu xảy ra
triệt để đối với các chất dinh dưỡng.
0,25
- Về cấu tạo của lông ruột:
màng lông ru
ộ
t r
ấ
t m
ỏ
ng giúp các ch
ấ
t di
nh
dưỡng dễ dàng được hấp thu. Bên trong lông ruột có mao mạch máu và
mao mạch bạch huyết để tiếp tục nhận các chất dinh dưỡng vận chuyển
về tim.
0,25
Câu 8 (2,0 điểm)
Chức năng của các yếu tố trong tế bào tham gia vào quá trình tổng hợp prôtêin.
Câu 8 Nội dung 2,0 điểm
-
ADN
:
+ Chứa đựng và bảo quản thông tin di truyền.
+ Tham gia vào quá trình truyền đạt thông tin di truyền trong tế bào qua cơ
chế sao mã tổng hợp mARN và cơ chế điều hoà sự thể hiện của gen.
0,25
-
ARN thông tin
(mARN): là bản sao thông tin di truyền về cấu trúc phân
tử prôtêin. Đóng vai trò làm khuôn trong tổng hợp prôtêin.
0,25
-
ARN v
ận chuyển
(tARN): v
ận chuyển các aa
và đặt nó vào đúng vị trí
trên chuỗi polypeptit đang tổng hợp nhờ cơ chế khớp bộ ba đối mã
(anticodon) trên tARN và bộ ba mã sao (codon) trên mARN theo nguyên
tắc bổ sung.
0,25
-
ARN ribôxôm
(rARN) là thành phần cấu trúc của ribôxôm (là nơi tổng
hợp prôtêin)
0,25
Trang 7/2
- Ribôxôm: Lắp ráp các aa do tARN mang tới theo khuôn của mARN. 0,25
- Các aa: là nguồn nguyên liệu cho quá trình tổng hợp. 0,25
- ATP là nguồn năng lượng cho quá trình tổng hợp. 0,25
- Các enzim đặc hiệu tham gia xúc tác cho mỗi phản ứng. 0,25
Câu 9 (1,5 điểm)
Một gen phân mảnh dài 306 nm có A = 40%. Tỉ lệ các cặp nuclêôtit giữa các đoạn
intron: êxôn = 1: 2. Phân tử mARN trưởng thành có tỉ lệ A:U:G:X = 5:9:2:4.
Hãy xác định:
a. Số lượng từng loại nuclêôtit của phân tử mARN trưởng thành.
b. Số nuclêôtit mỗi loại chứa trong các đoạn không mã hóa của gen phân mảnh.
Câu 9 Nội dung 1,5 điểm
a Số nuclêôtit của gen phân mảnh
N = ( 3060: 3,4 ) 2 = 1800 nuclêôtit
0,25
Số nuclêôtit các đoạn mã hoá ( êxôn )
( 1800: 3 ) x 2 = 1200 nuclêôtit
Số nuclêôtit của mARN trưởng thành
1200: 2 = 600 nuclêôtit
0,25
Số nuclêôtit mỗi loại của mARN trưởng thành
mA = ( 600 x 5 ): 20 = 150 nuclêôtit
mU = ( 600 x 9 ): 20 = 270 nuclêôtit
mG = ( 600 x 2 ): 20 = 60 nuclêôtit
mX = ( 600 x 4 ): 20 = 120 nuclêôtit
0,25
b Số nuclêôtit mỗi loại của gen phân mảnh:
A = T = 1800 x 40% = 720 nuclêôtit
G = X = 1800 x 10% = 180 nuclêôtit
0,25
Số nuclêôtit mỗi loại của các đoạn êxôn
A = T = mA + mU = 150 + 270 = 420 nuclêôtit
G = X = mG + mX = 60 + 120 = 180 nuclêôtit.
0,25
Số nuclêôtit mỗi loại của các đoạn không mã hoá của gen phân mảnh tr
ên
(intron)
A = T = 720 – 420 = 300 nuclêôtit
G = X = 180 – 180 = 0
0,25
HD: Nếu học sinh làm cách khác nhưng đúng đáp án vẫn chấm đủ điểm.
Câu 10 (1,5 điểm)
Người ta tiến hành lai giữa hai cây thuốc lá có kiểu gen như sau:
P: AaBB x AAbb.
Hãy viết các kiểu gen có thể có của con lai trong các trường hợp sau:
a. Con lai được tự đa bội hoá lên thành 4n.
b. Do xảy ra đột biến trong giảm phân và tạo ra con lai 3n.
Câu 10
Nội dung 1,5 điểm
a. Con lai được tự đa bội hoá lên thành 4n.
P: AaBB x AAbb
G: AB, aB ; Ab
F
1
: AABb : AaBb
AABb (2n)
Đb
AAAABBbb (4n)
AaBb (2n)
Đb
AAaaBBbb (4n)
0,25
0,25
0,25
b Do xảy ra đột biến trong giảm phân và tạo ra con lai 3n.
* TH 1
P: AaBB x AAbb
Trang 8/2
G: AaBB (2n) , 0 ; Ab (n)
F
1
: AAaBBb (3n)
* TH 2
P: AaBB x AAbb
G: AB, aB n) ; AAbb (2n), 0
F
1
: AAABbb (3n) ; AAaBbb (3n)
( HS viết được kiểu gen của cây 3n của cả 2 trường hợp đúng là đạt 0,75
điểm . Nếu chỉ ghi được 1 trong 2 trượng hợp thì đạt 0,5 điểm.
0,75
Câu 11 (2,5 điểm)
1. F
1
có kiểu gen
mn
MN
.
rh
RH
giảm phân. Hãy xác định tỉ lệ % từng loại giao tử tạo ra khi:
a. Có hoán vị gen giữa M và m với tần số 10%; các cặp gen còn lại liên kết hoàn
toàn.
b. Có hoán vị gen giữa M và m với tần số 20% ; giữa R và r với tần số 8%.
Câu 11
Nội dung 2,5 điểm
a
* Cặp NST
mn
MN
có hoán vị gen giữa M và m với tần số 10%
giamphân
MN = mn = 45 % ; Mn = mN = 5%.
* Cặp NST
rh
RH
liên kết hoàn toàn
giamphân
RH = rh = 50%
Các loại giao tử được tạo
MN.RH = MN.rh = mn.RH = mn. rh = 22, 5 %
Mn. RH = Mn. rh = Nm. RH = Nm. rh = 2,5 %
0,25
0,25
0,5
b
* Cặp NST
mn
MN
có hoán vị gen giữa M và m với tần số 20%
giamphân
MN = mn = 40 %; Mn = mN = 10%.
* Cặp NST
rh
RH
có hoán vị gen giữa R và r với tần số 8%
giamphân
RH = rh = 46% ; Rh = rH = 4%.
Các loại giao tử được tạo:
40% MN 40% mn 10% Mn 10% mN
46 % RH 18,4%
MN.RH
18,4%
mn. RH
4,6%
Mn. RH
4,6%
mN. RH
46 % rh 18,4%
MN. rh
18,4%
mn. rh
4,6 %
Mn. rh
4,6 %
mN. rh
4% Rh 1,6 %
MN. Rh
1,6%
mn. Rh
0,4%
Mn. Rh
0,4%
mN. Rh
4% rH 1,6%
MN. rH
1,6%
mn. rH
0,4%
Mn. rH
0,4%
mN. rH
0,25
0,25
1,0
HD: Không cần lập bảng, nếu kể đủ và đúng tỉ lệ các loại giao tử là đạt đủ điểm
Câu 12 (2,5 điểm)
Từ một cặp chuột xám, lông mịn cho giao phối với nhau người ta thu được thế hệ lai
gồm 128 chuột con với tỉ lệ như sau:
78 chuột xám, lông mịn
19 chuột xám, lông thô
26 chuột trắng, lông mịn
5 chuột trắng, lông thô
Biết rằng tính trạng màu lông do một cặp gen alen qui định.
Trang 9/2
Hãy xác định qui luật di truyền chi phối các tính trạng trên và viết công thức lai của cặp
chuột bố mẹ trên (không cần viết sơ đồ lai)
Câu 12
Nội dung 2,5 điểm
* Xét riêng sự di truyền của từng tính trạng:
_ Tính trạng màu lông:
P: Chuột lông xám x Chuột lông xám
F
1
: 97chuột lông xám: 31 chuột
lông trắng
3: 1
Tính trạng lông xám ( A) là trội hoàn toàn so với
tính trạng lông trắng( a) và cả hai chuột P đều dị hợp Aa.
0,5
_ Tính trạng độ mềm của lông:
P: Chuột lông mịn x Chuột lông mịn
F
1
: 104 chuột lông mịn: 24 lông
thô = 13:3 = 16 kiểu tổ hợp giao tử.
Cả 2 chuột bố và mẹ đem lai đều phải dị hợp 2 cặp gen phân ly độc lập
BbDd.
0,5
P: BbDd x BbDd
F
1
:
13
1:_3:__9 bbddddBDB : 3
3
_bbD
Hoặc F
1
: ddbbbbDDB
13
1:_3:__9 : 3
3
_ ddB
Vậy tính trạng độ mềm của lông chuột do 2 cặp gen nằm trên hai cặp
nhiễm sắc thể khác nhau qui định và di truyền theo quy luật tương tác
gen, kiểu át chế.
Qui ước: - Các kiểu gen B_ D_ , B_ dd, bbdd: lông mịn
- Các kiểu gen bbD_: lông thô
0,5
* Xét chung sự di truyền của cả hai tính trạng
_ Cả 2 chuột bố và mẹ đem lai đều dị hợp cả 3 cặp gen (Aa, BbDd)
_ F
1
xuất hiện 4 loại kiểu hình phân ly theo tỉ lệ
39 chuột xám, lông
mịn: 9 chuột xám, lông thô: 13 chuột trắng, lông mịn: 3 chuột trắng,
lông thô = (3 lông xám: 1lông trắng ) x (13 lông mịn: 3 lông thô)
2 cặp tính trạng màu lông và độ mềm của lông di truyền độc lập
với nhau.
0,75
Công thức lai của P: AaBbDd x AaBbDd
0,25
Hướng dẫn chung : Thang điểm trên đây chỉ có ý nghĩa khi bài làm chưa hoàn chỉnh.
Hết
. Trang 1/ 2
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 -VÒNG I
LONG AN Môn thi: SINH HỌC (Bảng B)
Ngày thi: 23 /10 /2 012
Thời gian làm.
Trang 3/2
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 -VÒNG I
LONG AN Môn thi: SINH HỌC (BẢNG B)
Ngày thi: 23 /10 /2 012
Thời gian làm