Luận văn Phát triển nông nghiệp huyện Đắc Chưng, tỉnh Sê Kong nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào nghiên cứu hệ thống các vấn đề lý luận và thực tiễn để hình thành khung nội dung nghiên cứu phát triển nông nghiệp; phân tích, đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp của huyện Đắc chưng, tỉnh Sê Kong, nước CHDCND Lào trong giai đoạn 2013-2017;... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Trang 1VANNAKHONE XAYYAKHOUN
PHAT TRIEN NONG NGHIEP HUYEN DAC CHUNG, TINH SE KONG NUOC CONG HOA
DAN CHU NHAN DAN LAO 2019 | PDF | 136 Pages buihuuhanh@gmail.com
LUAN VAN THAC SI KINH TE PHAT TRIEN
Trang 2ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH T
VANNAKHONE XAYYAKHOUN
PHAT TRIEN NONG NGHIEP HUYEN DAC CHUNG, TINH SE KONG NUOC CONG HOA
DAN CHU NHAN DAN LAO
LUAN VAN THAC SI KINH TE PHAT TRIEN
Mã số: 60.31.01.05
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS VO XUAN TIEN,
Trang 31 Tính thiết cấp của để tài
2 Mục tiêu của để tài
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 Phương pháp nghiên cứu
5 Bồ cục để tài
6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIEN NÔNG NGHIỆP
1.1 VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIÊM CỦA SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
1.1.1 Một số khái niệm về nông nghiệp 1.1.2 Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp 1.1.3 Ý nghĩa của phát triển nông nghiệp
1:2 NỘI DỰNG PHÁT TRIÊN NÔNG NGHIỆP
1.2.1 Gia tăng số lượng các cơ sở sản xuất nông nghiệp
1.2.2 Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng hợp lý: 1.2.3 Các hình thức liên kết kinh tế tiến bộ trong nông nghiệp
1.24 Gia tăng các yếu tổ nguồn lực
1.2.5 Nông nghiệp có trình độ thâm canh cao 1.2.6 Gia tăng kết quá sản xuất nông nghiệp
1.3 NHÂN TÔ ANH HUONG TỚI SỰ PHÁT TRIÊN NÔNG NGHIỆP 1.3.1 Nhân tổ điều kiện tự nhiên
1.3.2 Nhân tổ điều kiện xã hội 1.3.3 Nhân tố điều kiện kinh tế
35
Trang 42.1 ĐẶC ĐIÊM TỰ NHIÊN, KINH TẺ, XÃ HỘI CỦA HUYỆN ĐÁC CHƯNG ẢNH HƯỚNG TỚI SỰ PHÁT TRIÊN NÔNG NGHIỆP Al
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên của huyện Al
2.1.2 Đặc điểm về xã hội 45
2.1.3 Đặc điểm kinh tế 4
2.2 THỰC TRẠNG PHÁT RIÊN NÔNG NGHIỆP HUYỆN ĐẮC CHƯNG,
TINH SE KONG ° 53
2.2.1, Số lượng cơ sở SXNN trong thời gian qua 33
3.2.2 Chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất nơng nghiệp §? 2.2.3 Quy mơ các nguồn lực trong nông nghiệp 61 2.2.4 Thực trạng thâm canh trong sản xuất nông nghiệp 67
2.2.5 Tình hình liên kết trong nông nghiệp T0 23 DANH GIA THUC TRANG PHAT TRIEN NONG NGHIEP CUA
HUYEN DAC CHUNG, TINH SE KONG NUGC CHDCND LAO 84
2.3.1 Những thành công 84
2.3.2 Những mặt hạn chế 85
2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế 85
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỀN NÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN
DAC CHUNG, TINH SE KONG NƯỚC CHDCND LAO 87
3.1 CƠ SỞ CHO VIỆC XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP 87
3.1.1 Các yếu tố môi trường, 87
3.1.2 Phương hướng và mục tiêu phát triển nông nghiệp của huyện
Đắc Chưng 89
3.1.3 Quan điểm có tính định hướng khi xây dựng giải pháp 91 3.2 CAC GIAI PHAP DAY MANH PHAT TRIEN NONG NGHIEP CUA
HUYEN DAC CHUNG TRONG THOI GIAN TOL 92
Trang 53.2.6 Tăng cường thâm canh trong công nghiệp
Trang 6DANH MỤC CÁC CHỮ VIỆT TẮT CHDCND LAO : Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
CCKT Cơ cấu kinh tế DV Dịch vụ ĐTLĐ Đối tượng lao động GDP Tổng sản phẩm quốc nội GNP “Tổng sản phẩm quốc dân GTSX Gia tri sản xuất HTX : Hợp tác xã
NSLD 'Năng suất lao động
SXNN Sản xuất nông nghiệp
TLSX : Tư liệu sản xuất
Trang 7CHDCND Lio
2a, | Dân Số, Lao động đang làm việ phân heo ngành cùa| „, Huyện Đắc Chưng thời gian 2013-2017
33, | G1SX của Huyện Đắc Ching qua các năm (theo gái hiện hành ) ;a_— | Cơsẫu GISX của huyện Die Chung qua ee nim theo] 5 giá hiện hành) òs_ | SỐ Mỡng cơ sở SXNN Huyện Đắc Chứng thời gian| 2013 -2017 36 | Cơ cầu GTSX ngành nông nghiệp Huyện Đức Chưng|_._„ thời gian 2013 - 2017
„; Oo sấu giá tị sản xuất ngành trông trọt Huyện Đắe| Chưng thời gian 2013 - 2017
3g | Cơ cẫu giấtrị sản xuất ngành chân nuôi của huyện Đắc |) Chung (theo giá hiện hành) giai đoạn 2013 ~ 2017
29 — | Tình hình sử đụng đất của Huyện Dic Chung năm 2017 | 62 Cơ câu lao động theo ngành của Huyện Đặc Chưng thời
210 | gan 2013-2017 7
2 Vốn đâu tư xây dựng cho ngành nông nghiệp của Huyện 66
Đắc Chưng thời gian 2013-2017
cio._ | Nữhg suất của các cây trông chủ yếu của Huyện Đắc | Chung
213 [Gia trị sản xuất ngành nông nghiệp thời gian 2013 -| 71
Trang 8
huyện Đắc Chưng qua các năm 2013 - 2017
[ Số hiệu ] "Tên báng Trang
2017 ( theo giá hiện hành )
bg | Diện ích gieo tong một số ely chink ing wim thoi | gian 2013 - 2017 +¡s,_ | SÂP lượng một số cây trồng chính hằng năm thời gian| 2013 - 2017 216 Năng suất 1 số cây trồng chính hằng năm thời gian 2013 2 -2017 +¡z. | ThS trăng ngành chăn nuôi huyện Đắc Chưng thời gian | 2013-2017
2-18 ˆ | Sản phâm chủ yêu của ngành lâm nghiệp T9 2iạ._ |GTSX ngành lâm nghệp huyện Đắc Chứng thời gin|
2013 - 2017( Theo gia hiện hành)
day | O1SX ngành thủy sản huyện Đắc Chưng thời gian 2013 | ~ 2017( Theo giá hiện hành)
doy, | TẾ lẽ Bộ nghềo và thụ nhập bình quân của người đân|
Trang 9
32 _ Chuyển dịch sơ câu GISX ngành nông nghiệp huyện| Q "Đắc Chưng thời gian 2013 ~ 2017
3 Cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi của huyện Đắc oo
‘Chumg (theo giá hiện hành)
24 | Tink hinh sir dung đất của huyện Đắc Chưng năm 2017 | "62 ‘Co cfu lao động theo ngành của huyện Đắc Chưng 2013
25 | ng 65
36 | NHng suất của các cây trồng chủ yêu của huyện Đác| „ Chung
Trang 10MO DAU
1 Tính thiết cấp của đề tài
Lịch sử phát triển xã hội đã khẳng định, nông nghiệp là một trong hai
ngành sản xuất vật chất chủ yếu của xã hội Xã hội loài người muốn tồn tại và phát triển được thì những nhu cầu cần thiết là không thể thi
và nông nghiệp,
chính là ngành cung cấp chính những nhu cầu này Hiện nay và trong tương
lai, nông nghiệp vẫn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống nhân dân
và trong sự phát triển của nền kinh tế quốc dân
'Với khoảng 85 % dân số là nông dân, Lào luôn coi trọng những vấn đề liên quan đến nông nghiệp Nền kinh tế Lào trong hơn 22 năm vừa qua (1995-
2017) đã đạt được nhiều thành tựu phát triển khả quan Nông nghiệp tiếp tục
phát triển với tốc độ khá cao theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia
Đời sống vật chất của dân cư ở hẳu hốt các vùng nông thôn ngày cảng được cải thiện
Huyện Đắc Chưng, tỉnh Sê Kong là một huyện miễn núi nằm ở miền
Nam nước CHDCND Lào, nơi đây trước kia là khu căn cứ địa cách mang,
khu kháng chiến hạ Lào, là nơi có vị trí chiến lược trọng yếu về mặt quân sự, an ninh quốc phòng ở hạ Lào Cách thủ đô Viêng Chăn Khoảng 850 Km, nằm
cả huyện 273.220,59 ha, chiếm
80%, cao nguyên chiếm 15%, đồng
ở phía Đông của tỉnh Sẽ Kong, diện 35,64% diện tích toàn tỉnh, nai cl
bằng và trung du chiếm 5%; Đa dân tộc sinh sống cùng nhau, có dân số
22.633 người, Phía Bắc giáp huyện KA LƯM, phía Nam giáp huyện XAN XAY (tỉnh ẤT TA PU), phía Tây giáp huyện LA MAM, phía Đông giáp với huyện Tây Giang, huyện Nam Giang (tính Quảng Nam) và giáp với huyện Đắc Lay (tinh Kon Tum)
Trang 11tÿ lệ hộ nghèo còn cao, cơ sở vật chit, trang thiết bị y tế - giáo dục còn hết sức yếu kém, đời sống tỉnh thần của người dân nghèo nàn
Sản xuất nông nghiệp của huyện Đắc Chưng vẫn chưa thoát khỏi tinh
trạng manh mún, nhỏ lẻ, năng suất cây trồng, vật nuôi và năng suất lao động chưa cao Mặt khác điện tích đất nông nghiệp đang giảm dần nhường chỗ cho phát triển các khu, cụm công nghiệp và phát triển vào các mục đích phi nông nghiệp khác dẫn đến nông sản hàng hóa đáp ứng cho nhu cầu của xã hội và
nhân dân trong tỉnh đang đặt ra nhiều vấn đẻ cần giải quyết Việc rà soát, chỉnh lại quỹ đất đai dé bố trí sản xuất nông nghiệp đẻ phát triển nông nghiệp toàn diện, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với công nghiệp chế biến cần được chú trọng phát triển Việc áp dụng khoa học công
nghệ trong nông nghiệp còn chậm, nhất là công nghệ sau thu hoạch Vệ sinh thực phẩm chưa được dam bảo, môi trường ngày cảng bị ô nhiễm, phế thải sinh
hoạt và sản xuất chưa được xử lý tốt
“Trước tình hình đó, cần có những giải pháp thiết thực khắc phục những khó khăn trên để đây mạnh nông nghiệp phát trién đạt hiệu quả ngày càng cao
và bên vững, nâng cao năng lao động nông nghiệp, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tăng việc làm và nâng cao mức sống của nông dân Xuất phát từ
những lý do trên, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tà
Huyện Đắc Chưng, Tỉnh Sẽ Kong nước Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân
ào” làm luận văn thạc sỹ 2 Mục tiêu của đề tài
+ Hệ thống các vấn đề lý luận và thực tiễn để hình thành khung nội
Trang 12+ Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp của Huyện Đắc
Chung, Tinh Sé Kong, nước CHDCND Lào trong giai đoạn 2013-2017
+ Nghiên cứu đề xuất các giải pháp chủ yếu để phát triển nông nghiệp của Huyện Đắc Chưng, Tỉnh Sẽ Kong, nước CHDCND Lào
+ Kiến nghị được các giải pháp phát triển nông nghiệp của Huyện thời
gian tới 2018-2022
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đắi tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển nông nghiệp Huyện Đắc chưng, Tinh Sẽ Kong giai đoạn 5 năm
2013-2017
3.2 Phạm vỉ nghiên cứu
~ Về nội dung: Đề tai chỉ tập trung nghiên cứu liên quan đến phát triển
nông nghiệp Huyện Đắc Chưng, Tỉnh Sê Kong, CHDCND Lào,
~ Về không gian: Đề tài nghiên cứu các nội dung trên trong Š năm tới
tại Huyện Đắc Chưng, Tỉnh Sẽ Kong, CHDCND Lào 4 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên để tải sử dụng phương pháp nghiên cứu như sau:
+ Phương pháp phân tích thống kê, so sánh, đánh giá
+ Phương pháp tổng hợp thống kê để hệ thống hóa các tài liệu trong
việc phân tích các nhân tổ ảnh hưởng tới sự phát triển nông nghiệp
“+ Phương pháp điều tra tỉnh hình phát triển nông nghiệp tại Huyện Đắc Chung, Tinh Sé Kong, CHDCND Lào
-+ Phương pháp khác
§ Bố cục đề tài
Trang 13Chương 2 Thực trạng phát triển nông nghiệp của huyện Đắc Chưng,
tỉnh Sẽ Kong, CHDCND Lio
Chương 3 Giải pháp phát triển nông nghiệp của huyện Đắc Chưng,
tỉnh Sê Kong, CHDCND Lào
6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Phát triển nông nghiệp là đối tượng quan tâm nghiên cứu của các nhà
khoa học, các nhà hoạch định chính sách nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, văn hố - xã hội và mơi trường Nông nghiệp không chỉ cung cấp lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp mà còn tạo
ra công ăn việc làm, thu nhập cho đại bộ phận dân số của Lào; nên trong quá trình phát triển kinh tế vấn đề nông nghiệp luôn là mối quan tâm nghiên cứu
của các nhà lý luận, nhà kinh tế học, nhà hoạch định chính sách và các tổ
chức,
Theo Lewis ( 1954 ) dai dign cho trường phái Tân cỗ điển, muốn phát
triển nông nghiệp thì phải chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công
nghiệp Khu vực nông nghiệp tổn tại tình trạng dư thừa lao động và lao động dư thừa này sẽ chuyển sang khu vực công nghiệp
Theo Torado ( 1990 )_cho rằng sự phát triển nông nghiệp là quá trình chuyển đổi từ độc canh tới đa dạng hóa rồi chuyên môn hóa Bằng cách tiệm cận với mô hình hàm sản xuất Sun Sang Park ( 1992 ) cho rằng sự hình thành
và quá trình phát triển nông nghiệp trải qua 3 giai đoạn: Sơ khai, đang phát
triển và phát triển Mỗi giai đoạn phát triển, sản lượng nông nghiệp phụ thuộc
vào các yếu tố khác nhau Giai đoạn sơ khai, sự phát triển nông nghiệp chỉ
Trang 14Giai đoạn đang phát triển, ngoài các yếu tố ban đầu còn dựa vào các yếu tố đầu vào được sản xuất từ khu vực công nghiệp (phân bón hóa học) Giai đoại phát triển nhờ sử dụng các yếu tố sản xuất từ công nghiệp đặc biệt là máy
móc và kỹ thuật hiện đại mà năng xuất nông nghiệp tăng lên
Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp quốc tế của Oxtraylia ( ACIAR ) kết hợp với khoa kinh tế và phát tr
Nghiệp I, Hà Nội (2007) nghiên cứu " Phát triển nông nghiệp và chính sách én nông thôn, Trường Đại Học Nông
đất đai ở Việt Nam” đã đưa ra những quan điểm về sự phụ thuộc của phát triển Nông nghiệp Việt Nam vào sự sử dụng có hiệu quả nguồn đắt đai Qua đó đã nêu lên tầm quan trọng của việc sử dụng linh hoạt đất nông nghiệp trong nền kinh tế thị trường và khuyến nghị Chính Phủ trong việc ban hành
chính sách về giá nông nghiệp, chính sách lãi suất, chính sách đất nông
nghiệp đằng thời dự báo về những gì có thể xây ra với thị trường đất đai và
sự phát triển nông nghiệp của Việt Nam
Nghiên cứu Việt Nam hướng tới 2010 ( 2001) do Bộ kế hoạch và Đầu
tư chủ trì và được Cơ Quan phát triển của Liên Hop Quée (UNDP) tài trợ có
bàn đến phát triển nông nghiệp và hội nhập kinh tế Nghiên cứu này cho rằng
“Hội nhập và tăng trưởng kinh tế sẽ mang lại thay đổi và cả rủi ro, những rủi
ro lớn nhất chính là không theo đuổi tự do hóa sâu sắc, bởi vì tăng trưởng sẽ làm tôn hại tat cả các mục tiêu phát triển của Việt Nam”, nghiên cứu này thôi thúc Việt Nam hãy tận dụng tối đa hội nhập kinh tế để tăng trưởng kinh tế
nhanh chóng, trong đó có nông nghiệp và điều kiện giảm nghèo đói nhanh,
phát triển nông thôn và gia tăng hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam
Bùi Quang Bình (2011) trong tác phẩm “Di dân trong quá trình phát
triển kinh tế Việt Nam, trường hợp của Miễn Trung- Tây Nguyên” NXB Lao động xã hội, đã nêu ra một số giải pháp đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại
Trang 15cấu hạ tằng kinh tế, xã hội nông thôn; xây dựng hợp lý cơ cấu sản xuất nông
nghiệp; phát triển mạnh dịch vụ ở nông thôn
Vo Xuân Tiến (2015) “Đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghỉ
trong bài viết này đã làm rõ các nội dung: Tái cơ cấu nông nghiệp, những hạn
p Việt Nam”
chế của tái cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam hiện nay, một số yêu cầu khi tái cơ cấu ngành nông nghiệp Từ đó đề ra các giải pháp đây mạnh tái cơ cấu
nông nghiệp đó là hồn thiện cơng tác quy hoạch ngành nông nghiệp, gia tăng
năng lực cạnh tranh của hàng hóa nông sản, đặc biệt là hàng hóa xuất khẩu;
tăng cường đầu tư cho nông nghiệp; thu hút và khuyến khích tư nhân đầu tư vào nông nghiệp; hoàn thiện thể chế thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp phát triển khoa học-công nghệ trong nông nghiệp Tiền trình tái cơ cấu chỉ có
thể thành công khi có được sự chung tay của các chủ thể trong nông nghiệp Do đó nâng cao nhận thức của những người làm nông nghiệp là rất cần thiết
Tai Công hòa Dân chủ Nhân dân Lào, phát triển nông thôn được xem là
vấn đề mới mẻ, hiện nay có một số công trình nghiên cứu liên quan sau đây: ~ “Tổng kết thực hiện xây dựng cơ bản chính trị, phát triển nông thôn
và xóa đối giảm nghèo năm 2013-2014 và Mục tiêu, phương hướng năm 2014-2015"của Ban Phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo Trung ương
~ “Báo cáo tổng kết 5 năm kế hoạch tổ chức thực hiện phát triển kinh tế
~ xã hội Công hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn 2011-2015 Mục tiêu,
phương hướng giai đoạn năm 2016 - 2020” của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ~ "Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện về việc phát triển nông lâm nghiệp
Trang 16Sẽ Kong đã nghiên cứu một cách cơ bản về phát triển bền vững, phát triển nông nghiệp bền vững và đưa ra những bài học kinh nghiệm, giải pháp góp phần phát triển nông nghiệp bền vững
Dé góp phẩn thực hiện đường lối cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng
nghiệp nơng thơn do Đảng nhân dân cách mạng (NDCM) Lào khởi xướng và
sóp phần cung cấp luận cứ, luân chứng khoa học cho phát triển nông nghỉ
P, nông thôn trong điều kiện mới, nhiều tác giả Lào đã quan tâm và nghiên cứu
về chủ để này Nỗi bật có các công trình sau:
~ "Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về phát triển kinh tế
nhà nước theo hướng sản xuất hàng hố tại tỉnh UĐơmXXay Cộng hòa Dân chủ "Nhân đân Lào)" của Kham Phao Sy LiSouk: đã phân tích và làm rõ cơ sở lý
luận, thực tiễn và phương hướng giải pháp trong việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với việc phát triển kinh tế nông nghiệp Luận văn này chỉ nghiên cứu góc độ quản lý nhà nước đối với kinh tế nông nghiệp của tỉnh
Uđômxay trong khoảng thời từ năm 2000 đến 2007 Theo tác giả để cho sản
xuất nông nghiệp phát triển én định thì nhà nước phải có sự quản lý để làm cho sự cân bằng giữa thị trường đầu vào và thị trường đầu ra Vì vậy, nhà nước cần phải xây dựng được một hệ thống các biện pháp chính sách đồng bộ, hữu hiệu trong việc đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực, đặc biệt là ở nông thôn Và đặc biệt hoàn thiện và chỉ đạo tốt một số chính sách kinh tế chủ yếu sách về thị trường, chính sách về sau như: Chính sách về ruộng đất, khoa học - công nghệ, chí sách về thuế, chính sách áp dụng tỷ giá hồi đoái, chính sách trợ cấp và trợ giá nông sản
~ "Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Viêng Chan Cong
hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong giai đoạn từ nay đến 2010" của Neng Yang, Chay Vang Manh Trên cơ sở nhận thức vấn đề lý luận chung về cơ cấu kinh
Trang 17Như vậy, đã có một số công trình nghiên cứu về chủ đề nông nghiệp,
nông thôn của một số địa phương của Lào, song các công trình đó hoặc là tiếp
Trang 18
CHUONG 1
CO SO LY LUAN VE PHAT TRIEN NONG NGHIỆP
1.1, VAI TRO VA DAC DIEM CUA SAN XUAT NONG NGHIỆP 1.1.1 Một số khái niệm về nông nghiệp
Nông nghiệp là một trong những ngành sản xuất vật chất quan trọng của nền kinh tế quốc dân (còn là ngành duy nhất sản xuất được lương thực,
thực phẩm) Hoạt động nông nghiệp có từ lâu đời, nên còn được coi là lĩnh
vực sản xuất truyền thống; hoạt động này không những gắn liền với các yếu tổ kinh tế, xã hội, mà còn gắn với các yếu tố tự nhiên Nông nghiệp nếu xét theo đối tượng sản xuất của nó sẽ bao hàm các ngành: Trồng trọt, chăn nuôi,
lâm nghiệp và thuỷ sản
Nông nghiệp tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay với xuất
phát điểm bắt đầu từ một nước nông nghiệp, đời sống của đa số dân cư còn
khó khăn vì vậy mà nông nghiệp phải được coi là mặt trận hàng đầu, trong đó đây nhanh phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hố Nó
khơng chỉ cung cấp đầy đủ vững chắc hàng hố nơng sản cho tiêu dùng, cho sản xuất mà nó còn tạo điều kiện thành công của quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, tạo ra sự biển đổi sâu sắc toàn diện kinh tế - xã hội,
trước hết là ở nông thôn
Để kinh tế nông nghiệp thể hiện và đảm trách được vai trò quan trọng
, tinh cần xây dựng được một nền nơng nghiệp tồn diện, chun mơn
hố cao theo ngành, vùng, tổ chức được hợp lý sản xuất, xây dựng được hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại, gắn với thị trường, từ đó chuyển
dịch nhanh cơ cấu kinh tẾ nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất
ngày càng hiện đại
Trang 19đã và đang phát triển vì vậy mà trong quá trình tìm kiếm các phương án nhằm
đây nhanh ngành kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, rất
cần phải nghiên cứu, thẳm định những bài học kinh nghiệm của các nước, trên cơ sở phân tích những điểm tương đồng và khác biệt trong các giai
đoạn và bối cảnh phát triển khác nhau điều này sẽ cho phép tận dụng thêm
được các cơ hội và rút ngắn khoảng cách trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của mình
'Nông nghiệp tu cung tự cấp là hình thức người nông dân hay công
đồng nông nghiệp tự sản xuất để đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm, vải vóc, xây nhà cửa và sinh sống mà không cần đến các hoạt động mua bán trên thị trường Đặc điểm của nó là sản xuất gia đình thống trị, quyết định sản xuất
cái gì hoàn toàn phụ thuộc vào sự đáp ứng đầy đủ nhu cầu của gia đình trong
hiện tại và dự trữ đủ lương thực, thực phẩm cho đến mùa giáp hạt và nông nghiệp được xem là sinh kế của gia đình và cộng đồng
Trồng trọt là ngành sử dụng đắt đai và cây trồng làm nguyên liệu chính để sản xuất ra lương thực, thực phẩm tư liệu cho công nghiệp, đáp ứng cho nhu cầu về vui chơi giải trí, tạo cảnh quan ( vườn hoa, công viên, sân banh,
sân gôn ) Ngành nông học phân loại cây trồng dựa trên: Phương pháp canh
tác chia ra gồm cây trồng nông học với các nhóm hạt ngũ cốc, nhóm cây đậu
cho hạt, nhóm cây cho sợi, nhóm cây lấy củ, nhóm cây đồng có và thúc ăn gia
súc; cây trồng nghề vườn có nhóm rau, nhóm cây ăn trái, nhóm hoa kiểng, nhóm cây đồn điền, cây công nghiệp; về công dụng chia ra cây lương thực, cây cho sợi, cây cho dầu và cây làm thuốc; yêu cầu về điều kiện khí hậu chia
ra cây ôn đới, cây cận nhiệt, cây nhiệt đới; thời gian của chu kỳ sinh trưởng, chia ra cây hàng năm và cây lâu năm
Chăn nuôi là một trong những ngành sản xuất chủ yếu của ngành nông
Trang 20"
Ngành chăn nuôi cung cấp thực phẩm nhiều chất đạm như thị, sữa, trứng;
cung cấp da, len, lông; sản phẩm phụ của chăn nuôi dùng làm phân bón; đại gia súc dùng làm sức kéo, nguồn thức ăn cho chăn nuôi chủ yếu lấy từ ngành trồng trọt, nên chăn nuôi phát triển sẽ góp phần làm gia tăng hiệu quả của sản
phẩm trồng trọt Ngành chăn nuôi ngày càng chiếm ti trong cao so với ngành
trồng trọt trong cơ cấu ngành nông nghiệp vì khẩu phần ăn của con người cảng ngày cảng thay đối
Lâm nghiệp và hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng và bảo vệ rừng: Khai
thác, vận chuyển và chế biến các sản phẩm từ rừng; trồng cây, tái tạo rừng,
duy tr tác dụng phòng hộ nhiều mãtt của rừng Theo luật bảo vệ và phát triển
rừng của Lào, rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng lả thành phần chính có độ che phủ
của tán rừng từ 0,1 trở lên Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất
rừng sản xuất, đắt rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng
Nông nghiệp hing hóa là hình thức sản xuất lấy việc trao đổi hay mua bán nông sản trên thị trường làm mục tiêu để phát triển Nông nghiệp hàng hóa xuất hiện khi có sự phân công lao động xã hội và sản nông nghiệp không
những đủ cung cắp cho người sản xuất mà còn dư thừa để trao đổi Xét về quy
mô và phạm vi, nông nghiệp hàng hóa ở mức thấp của quá trình thương mại hóa trong nông nghiệp
'Nông nghiệp thương mại hóa là nền nông nghiệp đạt ở mức cao va
phạm vi rộng hơn so với nông nghiệp hàng hóa về cả lực lượng sản xuất và
Trang 21và phát triển các hoạt động kinh doanh nông sản, liên kết các khẩu từ sản xuất, thu mua, chế biến, xuất khẩu, vận tải, đến bàn ăn của người tiêu dùng
b Quan niệm về phát triển nông nghiệp
Để hiểu rõ hơn quan niệm về phát triển nông nghiệp, chúng ta sẽ đi từ các khái niệm liên quan đến phát triển
~ Khái niệm về phát triển
Hiện nay có nhiều khái niệm khác nhau về phát triển Theo tác giả David Ricardo (1772 — 1823) Nhà kinh tế học người Anh cho rằng phát triển
nông nghiệp phải chú trọng sử dụng có hiệu quả tư liệu sản xuất quan trọng
nhất là đất đai và nâng cao trình độ kỹ thuật công nghệ sản xuất
Theo tac giả Raanan Waitz (1995): “Phát triển là một quá trình thay đổi
liên tục làm tăng trưởng mức sống của con người và phân phối công bằng
những thành quả tăng trưởng trong xã hội” Sự tồn tại và phát triển của một xã hội hôm nay là sự kế thừa những di sản đã diễn ra trong quá khứ
Theo Từ điển Tiếng Việt: "Phát triển là sự lớn lên về mặt kích thước,
độ rộng ( số lượng ) hay về mặt gid tri, tim quan trọng ( chất lượng )
Phát triển trong sản xuất là quá trình tạo ra của cái vật chất và dịch vụ
“Trong đó, con người với đấu tranh với thiên nhiên làm thay đổi những vật
chất sẵn có nhằm tạo ra lương thực, thực phẩm, quần áo, nhà ở và những của
cải khác phục vụ cho nhu cầu cuộc
Phát ng của mình
n cũng thường đi kèm với những thay đổi quan trọng trong cấu
trúc của nền kinh tế, hay nói cách khác là sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế và cơ
cấu lao động Thông thường sự chuyên dịch theo hướng tiến bộ là phần đóng
sóp của ngành công nghiệp và nông nghiệp đều tăng nhưng công nghiệp tăng nhanh hơn, cơ cầu lao động cũng chuyển dich theo hướng tăng lao động công
Trang 2213
người chuyển từ sản xuất nông nghiệp ở nông thôn sang công việc được trả lương cao hơn và có cơ sở thành thị, thường thường là sản xuất hay dịch vụ
Như vậy, phát triển là một quá trình vận động đi lên Trong khái niệm này, phát triển phải là một quá trình lâu dài, luôn thay đổi và sự thay đổi theo hướng ngày cảng hoàn thiện Do vậy, khái niệm phát triển cũng được lý giải
như một quá trình thay đổi theo hướng hoàn thiện về mọi mặt của nền kinh tế như: Kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế trong một thời gian nhất định
Tóm lại, quá trình phát triển được thể hiện qua bồn nội dung: Thứ nhất, duy trì được tăng trưởng kinh tế ôn định trong dài hạn Thứ hai, chuyển dịch
cơ cầu theo hướng hợp lý; Trong dé ty trong các ngành dich vụ, công nghiệp tăng, đặc biệt là ngành dịch vụ và giảm dẫn tỷ trọng ngành NN Thứ ba, gia tăng năng lực nội sinh của nền kinh tế đó là sử dụng; đó là sử dụng và tái đầu
từ hợp lý và duy trì quy mô và chất lượng các nguồn lực nhằm đăm bảo tăng trưởng kinh tế én định và liên tục, đồng thời nền kinh tế đó đủ khả năng vượt qua các biến động của khủng hoảng và thị trường, cũng như tác động của thiên tai Thứ tư, nâng cao chất lượng cuộc sống, đó là kết quả nâng cao thu nhập đầu người, nhưng không chỉ có vậy, nó đòi hỏi phải có sự phân phối thu nhập cần bằng, xóa bỏ nghèo đói, nâng cao phúc lợi cho mọi người dân
~ Khái niệm về phát triển nông nghiệp
Từ những quan niệm và lập luận trên có thể đi đến khái niệm về phát triển nông nghiệp như sau: Phát triển nông nghiệp là một tổng thể các biện pháp nhằm tăng sản lượng sản phẩm nông nghiệp để đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thị trường trên cơ sở khai thác các nguồn lực trong nông nghiệp một cách hợp lý và từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất
1.1.2 Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
Trang 23« Đặc điểm chung của sản xuất nông nghiệp
Các đặc điểm chung của sản xuất nông nghiệp có thể kể bồn đặc điểm
cơ bản, đồ là
- Đối tượng của sản xuất nông nghiệp bao gồm nhiều loại cây trồng và gia súc có yêu cầu khác nhau về môi trường, điều kiện ngoại cảnh dé sinh ra
và lớn lên Vì vậy, muốn đạt kết quả cao trong SXNN, cần có những hiểu biết tường tận để hoạt động sản xuất phù hợp với các quy luật sinh học của mỗi đối tượng sản xuất Trong thực tế, người sản xuất nông nghiệp khơng hồn tồn làm chủ được quá trình sản xuất, mà phải thường xuyên đối phó với những diễn biển bắt thường của điều kiện ngoại cảnh
~ Trong nông nghiệp, đất đai là những tư liệu sản xuất chủ yếu (hoàn tồn khác với cơng nghiệp, đắt đai chỉ là mặt bằng xây dựng nhà xưởng), đất đai là môi trường sống không thể thiếu được của cây trồng và gia súc Trong
nông nghiệp, đất đai vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao động Nó có
những biểu hiện khác nhau về chất lượng, nhưng nếu được sử dụng hợp lý thì
độ phì nhiêu của nó được bảo vệ và tăng lên Độ phì nhiều của đất dai là một
yếu tố quyết định năng suất cây trồng và năng suất lao động trong nông
nghiệp Vi vay, bảo vệ và không ngừng làm tăng độ phì nhiêu màu mỡ của đất
đai là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của người lao động trong
nông nghiệp
~ Sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ nhất định: Trong nông nghiệp,
hai quá trình tái sản xuất tự nhiên và tái sản xuất kinh tế liên hệ mật thiết với nhau Thời gian lao động không trùng khớp với thời gian sản xuất mà chỉ là
một phần của thời gian sản xuất, nằm xen kẽ trong thời gian sản xuất Do đó,
Trang 24Is
dụng liên tục quanh năm (nhất là ngành trồng trọt) Cho nên việc tìm những,
biện pháp để giảm bớt tính thời vụ trong nông nghiệp là một nhiệm vụ của lịch sử, của các nhà kinh tế và kỹ thuật nông nghiệp Trong thực tẾ, người ta đã áp dụng nhiều biện pháp như: Chuyên môn hóa sản xuất kết hợp với kinh
doanh tông hợp, tăng vụ, xen canh gối vụ, luân canh, chế tạo những máy móc
có tính đa năng hoặc cố gắng làm giảm tối đa những hao mòn hữu hình và vô
hình của những tải sản cố định
~ Sản xuất nông nghiệp được phân bố trên một phạm vi không gian
rộng lớn và có tính khu vực Vì đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu nên sản xuất nông nghiệp được phân bố rộng khắp hầu như trên các vùng lãnh thổ
Mặt khác, do các năng lực tự nhiên của sản xuất lại phân bổ không đồng đều
giữa các vùng, các miền nên điều đó làm cho sản xuất mang tính khu vực Điều này đòi hỏi phải xác định phương hướng để đạt hiệu quả cao nhất và tạo
điều kiện để phát triển nơng nghiệp tồn diện
5 Đặc điễm riêng của nơng nghiệp Lao
Ngồi những đặc điểm trên đây, nông nghiệp Lào cũng giống như nông nghiệp Việt Nam có những đặc điểm riêng, đó là:
~ Nông nghiệp Lào đang còn là một nền nông nghiệp đang phát triển Cho đến nay, nhiều nước đã có nền nông nghiệp phát triển ở trình độ cao, mọi hoạt động trong sản xuất nông nghiệp đã được cơ giới hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, hóa học hóa và tự động hóa Nhờ đó, năng suất ruộng đất, năng suất lao động của họ đạt rất cao, tạo ra sự phân công lao động sâu sắc trong nông nghiệp và toàn bộ nền kinh tế quốc dân
Trong khi đó nông nghiệp Lào đang ở trình độ rất thấp Cơ sở vật chất,
kỹ thuật của nông nghiệp đang phát triển lao động xã hội đại bộ phận tập trung trong nông nghiệp sản xuất nông nghiệp còn mang nặng tính tự cấp, tự
Trang 25sống mọi mặt của họ còn hết sức khó khăn, sức mua thấp Thị trường nhỏ lẻ,
phân tán, manh mún, mang tính chất mùa vụ
~ Nền nông nghiệp Lào là nền nông nghiệp nhiệt đới:
Đặc điểm này mang lại cho nông nghiệp Lào một số thuận lợi khá cơ
bản: nguồn nước phong phú, nguồn ánh sáng dư thửa, nhờ đó có th tiến hành sản xuất nông nghiệp quanh năm Chủng loại cây trồng và vật nuôi phong
phú, đa dạng nhờ đó rất có điều kiện sản xuất những nông sản có giá trị kinh tế cao
Tuy nhiên đặc điểm này cũng dem lại cho nông nghiệp Lào những khó khăn không nhỏ, đó là thường xuyên bị sâu bệnh phá hoại Ngoài ra, bình
quân đất nông nghiệp trên một đầu người của Lào tương đối lớn nhưng lại
phân tán manh mún cũng là một khó khăn ding kể Vì vậy, trong quá trình
phát triển nền nông nghiệp Lào theo hướng sản hiện đại, thì cần tìm cách phát
huy cao độ những mặt thuận lợi và hạn chế đến mức tối đa những mặt khó khăn của nó, bảo đảm cho nông nghiệp có sự phát triển nhanh và vững chắc
1.1.3 Ý nghĩa của phát triển nông nghiệp
œ Phát triển nông nghiệp có ý nghĩa rắt lớn đó là góp vào thị trường 'Nông nghiệp phát triển sẽ là cung cấp sản phẩm cho thị trường trong và
ngoài nước, sản phẩm tiêu dùng cho các khu vực khác nhau Phát triển nông
nghiệp cũng sẽ đóng góp các nhân tố diễn ra khi có sự chuyển dịch các nguồn
lực ( lao động, vốn ) từ nông nghiệp sang khu vực khác đặc biệt là khu vực
công nghiệp để giải quyết việc làm phát triển nông thôn
b, Phát triển nông nghiệp góp phần tăng trưởng nền kinh tế ẫn định
Khi nông nghiệp phát triển, thu nhập của người dân ở nông thôn tăng
ời dân sống bằng nông nghiệp thì
đây là thị trường rộng lớn cho công nghiệp phát triển nông nghiệp chiếm tỷ
kéo theo việc tăng tiêu dùng Nếu đa số ngt
Trang 26
17
nông nghiệp đóng góp rất lớn cho nền kinh tế, đặc biệt làm phát triển ngành nông nghiệp tiêu dùng với chế biển qua đó góp phân tăng trưởng nền kinh tế;
© Phát triển nông nghiệp góp phần xóa đói, giảm nghèo và bảo đảm an nĩnh lương thực
Phát triển nông nghiệp giúp giảm nghèo nhanh chóng ở nông thôn và cả thành thị bởi vì phát triển nông nghiệp làm tăng sản lượng lương thực và tăng
thu nhập của người dân ở nông thôn góp phẩn giảm nghèo tuyệt đối do có đủ
lương thực tự túc và giảm nghèo tương đối do thu nhập khu vực nông thôn tăng lên
An ninh lương thực có thể đạt ở cấp độ gia đình, địa phương, quốc gia hoặc toàn cầu Đồi với một quốc gia an ninh lương thực là sản xuất đủ lương,
thực trong nước, để không phái nhập khẩu phải đảm bảo cung ứng đủ nhu
lương thực Tăng trưởng nông nghiệp, ở cấp độ gia đình đảm bảo luôn có sẵn
lương thực và có thừa để bán ra thị trường, ở cấp độ quốc gia giúp én định nguồn cung, giảm nhập khẩu lương thực Khi sản lượng nông nghiệp đã đến
ngưỡng dư thừa, sẵn sàng phục vụ cho xuất khẩu sẽ góp phần đảm bảo an
ninh lương thực toàn cầu
8 Phát triển nông nghiệp góp phần phát triển nông thôn
Phát triển nông nghiệp và phát triển nông thôn có quan hệ hữu cơ, là
điều kiện và tí ;ủa nhau Phát triển nông nghiệp tạo điều kiện tích lũy dé đầu tư phát triển hạ tằng nông thôn và cải thiện đời sống dân cư tại nông thôn
Khi nông thôn phát triển sẽ tạo điều kiện sử dụng hiệu quả các ngôn lực dé
thúc đẩy sản xuất nông nghiệp tăng trưởng
'Phát triển nông nghiệp được xem là nỗ lực dé phát triển nông thôn; vì
phát triển nông nghiệp làm tăng thu nhập, tăng tích lũy, nhờ đó tăng đầu tư
Trang 27người dân sống bằng nông nghiệp, giúp khai thác hiệu quả hơn các nguồn lực
vốn có
Phát triển nông nghiệp hỗ trợ cho nông nghiệp phát triển, chất lượng
đời sống của người dân nông thôn ngày cảng được nâng cao
1.2 NỌI DUNG PHÁT TRIÊN NÔNG NGHIỆP
1.2.1 Gia tăng số lượng các cơ sở sản xuất nông nghiệp
~ Gia tăng số lượng các cơ sở sản xuất nông nghiệp nghĩa là tăng số lượng và quy mô của hộ gia đình, các cá thể kinh doanh trang trại, tổ hợp tác,
các hợp tác xã nông nghiệp, doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp nói
cách khác là làm tăng số lượng tuyệt đối các cơ sở sản xuất nông nghiệp; nhân rộng số lượng các cơ sở hiện tại; làm cho các cơ sở SXNN phát triển lan tỏa
cơ Sở:
sang những khu vực khác có thể thông qua đó mà phát triển thêm s
~ Các cơ sở sản xuất trong nông nghiệp là: + Kinh tế nông hộ + Trang trại + Hợp tắc xã nông nghiệp + Cie doanh nghiệp nông nghiệp
+ Cơ sở cung ứng dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp
“ Số lượng cúc cơ sở sản xuất nông nghiệp
Kinh tế nông hộ: Là hình thức tổ chức phù hợp với nền nông nghiệp quy mô nhỏ về đất dai, von và sử dụng lao động trong gia đình Hình thức này
gắn người nông dân với đất đai và phát huy được tính tự chủ trong SXNN;
nhờ vậy năng suất ruộng đất và năng suất lao động phát huy tối đa trong
SXNN Khi nông nghiệp phát triển thì năng lực kinh tế nông hộ và thu nhập cao lên, khả năng tích lũy vốn lớn hơn Nền nông nghiệp chuyển từ tự túc
Trang 28
19
cầu của những đơn hàng lớn, hiệu quả kinh tế không cao Từ đó trong nông nghiệp phải có các cơ sở sản xuất như kinh tế trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp nông nghiệp với số lượng lớn hơn để đáp ứng yều cầu phát triển
‘Trang trại: Là hình thức tổ chức sản SXNN tiên tiến hơn, nó không
chỉ đáp ứng được đòi hỏi của quá trình sản xuất cây trồng, vật nuôi, mà còn
nhờ vào quy mô lớn hơn về đất đai, vốn và lao động mà kinh tế trang trại đã khắc phục được các nhược điểm của kinh tế nông hộ, nhất là nâng cao kết quả sản xuất ra nhiều hàng hóa; nhờ đó nâng được khả năng cạnh tranh, đáp ứng được các đơn hàng Nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa phát triển, số lượng các trang trại tăng lên ( các trang trại trồng trọt, chăn nuôi, lâm kết hợp )
Số lượng trang trại phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường và quy mô sử dụng đất đai, lao động, vốn ngày càng lớn, tỷ suất hàng hóa cảng ngày càng cao Cùng với sự phát triển sản xuất hàng hóa quy mô lớn,
sức cạnh tranh cao, yêu cầu cung ứng các yếu tố đầu vào và tiêu thụ sản phẩm
đầu ra đòi hỏi hoạt động sản xuất kinh doanh trang trại phải vươn tới thị trường trong nước và ngoài nước
Hop tác xã: Theo liên minh hợp tác xã quốc tế thì “Hợp tác xã là một tổ chức tự trị của những người tự nguyện liên hiệp lại để đáp ứng các nhu cầu 'và nguyện vọng chung của họ về kinh tế, xã hội và văn hóa thông qua một xí
nghiệp cùng sở hữu và quản lý din chủ” Định nghĩa được bổ sung trong tuyên bố năm 1990 “Hop tác xã dựa trên ý nghĩa tự cứu giúp mình, tự chịu
trách nhiệm, công bằng và đoàn kết Theo truyền thống của những người sáng,
lập ra hợp tác xã, các xã viên hợp tác xã tin tưởng vào ý nghĩa đạo đức và tính
trung thực, cởi mở, trách nhiệm xã hội và quan tâm chăm sóc người khác”
Trang 29
triển và hoàn thiện cả về quy mô, tính chất và trình độ hợp tác Đối với các xã
viên hợp tác xã được mở rộng hơn gồm cả doanh nhân, chủ trang trại, các tổ
chức kinh tế có tư cách pháp nhân
Doanh nghiệp nông nghiệp: Gồm các nông lâm trường và trạm trại Tuy
nhiên hiện nạ, các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp được thành lập theo luật doanh nghiệp và hoạt động trên cơ sở liên kết từ khâu sản xu
thụ nông sản Doanh nghiệp có thể thuê công nhân nông nghiệp hoặc giao khoán
đất đai, cung cấp giống, kỹ thuật canh tác, chăn nuôi đến hộ nông dân và thu
mua sản phẩm từ các nông hộ theo giá thỏa thuận Doanh nghiệp nông nghiệp có
số lượng tăng lên và mở rộng địa bàn hoạt động SXNN ở các vùng, miền ở các Tĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp
b Tiêu chí về gia tăng các cơ sở sản xuất nông nghiệp ~ Số lượng các cơ sở sản xuất qua các năm ( tổng số từng loại )
- Tốc độ tăng và mức tăng và mức tăng của các cơ sở sản xuất
1.2.2 Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng hợp lý
~ Cơ cấu sản xuất nông nghiệp là thành phần tỷ trọng và mối quan hệ
giữa các ngành và tiêu ngành trong nội bộ ngành nông nghiệp
~ Cơ cấu sản xuất nông nghiệp hợp lý là cơ cấu giữa các ngành của
nông nghỉ
của sản xuất và đáp ứng yêu mà các thành phần của nó có tác dụng phát huy tốt các tiềm năng thị trường, xã hội
- Cơ cấu ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng từ nền nông nghiệp độc canh, tự cung tự cấp thành nền nông nghiệp hàng hóa và cao hơn
là nông nghiệp thương mại hóa Tăng tỷ trọng chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp
giảm tỷ trọng ngành trồng trọt Đối với ngành trồng trọt xu hướng chuyển
dịch giảm dần diện tích cây lương thực, tăng diện tích cây ăn quả, cây rau, cây công nghiệp Đối với ngành chăn nuôi, cơ cấu được chuyển dich theo
Trang 302I
vật nuôi có giá trị kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ én định thay cho những
vật chất nuôi có giá trị kinh tế thắp
~ Các tiêu chí đánh giá chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp + Tỷ trọng sản xuất của các ngành, các bộ phận trong kinh tế nông nghiệp + Tỷ trọng giá trị tăng thêm của các ngành, các bộ phận trong kinh tế nông nghiệp + Tỷ lệ giá trị của sản xuất trồng trọt và các phân ngành trong nông nghiệp
+ Tỷ lệ giá trị của sản xuất chãn nuôi trong nông nghiệp + Tỷ lệ giá trị của sản xuất nông nghiệp trong kinh tế
+ Cơ cấu ruộng đất phân bồ cho các các ngành + Cơ cấu vốn phân bố cho các các ngành + Cơ cấu lao động phân bố cho các các ngành
1.2.3 Các hình thức liên kết kinh tế tiến bộ trong nông nghiệp
Dù được tô chức dưới các hình thức sản xuất nào thì các cơ sở sản xuất trong nông nghiệp không thể đạt hiệu quả kinh tế nếu không hợp tác và liên
kết kinh tế, nó là sự hợp tác của hai hay nhiều bên trong quá trình hoạt động, cùng mang lại lợi ích cho các bên tham gia Liên kết kinh tế trong nông nghiệp là sự hợp tác của các đối tác trên chuỗi giá trị để đưa nông sản từ sản
xuất đến nơi tiêu thụ nhằm tìm kiểm như cơ hội đem lại lợi nhuận từ sự liên
kết này
~ Liên kết ngang hay là liên kết theo chiều ngang là mối quan hệ giữa
doanh nghiệp trong ngành với các doanh nghiệp của ngành khác có liên quan như cung cắp nguyên vật liệu, các sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh doanh Liên kết này thường giới hạn ở phạm vi địa lý cụ thể hay thông qua
Trang 31cùng ngành có thể phối hợp với nhau để cung cấp hàng hóa cho đơn hàng lớn,
các doanh đầu vào và doanh nghiệp cung cắp dịch vụ hỗ trợ đóng vai trò quan
trọng
~ Cần liên kết ngang trong nông nghiệp vì nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp hợp tác với nhau và mong đợi có được thu nhập cao hơn từ những cải
thiện trong tiếp cận thị trường đầu vào, đầu ra các dịch vụ hỗ trợ Lợi thế của liên kết ngang nhằm làm giảm chỉ phí sản xuất, kinh doanh cho từng thành viên qua đó tăng lợi ích kinh tế cho từng thành viên Các thành viên có thể đảm bảo được chất lượng và số lượng cho khách hàng, ký hợp đồng đầu ra, sản xuất quy mô lớn, phát triển sản xuất, kinh doanh một cách bền vững
Trong nông nghiệp để hỗ trợ cho liên kết ngang phát triển bền vững, phải tổ
chức lại sản xuất thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã
~ Liên kết dọc sẽ giảm chỉ phí chuỗi giá trị, các nhân tổ trong chuỗi liên kết với nhau được thực hiện thông qua hợp đồng bao nhiêu sản phẩm được
bảo vệ luật pháp Tắt cả thông tin thị trường đều được các tác nhân biết được
để sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường Các hình thức liên kết dọc trong nông nghiệp gồm sản xuất theo hợp đồng, mô hình tập trung, mô hình trang trại hạt
nhân, mô hình đa chủ thể, mô hình phi chính thức, mô hình trung gian, bao
tiêu sản phẩm
Tóm lại, quá trình liên kết trong kinh ¡ng nghiệp sẽ đưa đến tích tụ ruộng đất, vốn liếng, hình thành các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh và
quá trình nay cũng tạo ra các trang trại lớn có khả năng hội nhập dọc trên
chuỗi cung cấp Quá trình này làm cho nông nghiệp phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa phủ hợp với cơ chế thị trường
- Tiêu chí đánh giá liên kết kinh tế gồm có
+ Liên kết đảm bảo tôn trọng tính độc lập của các hộ SXNN đối với sở
Trang 322
+ Liên kết phải bền vững và đảm bảo phân chia lợi ích phù hợp giữa các đối tác, đặc biệt đối với nông hộ
+ Liên kết phải tăng khả năng cạnh tranh của nông sản sản xuất ra như chỉ phí, mẫu mã an toàn thực phẩm
+ Liên kết đảm bảo nông sản đáp ứng được nhu cầu của thị trường
1.2.4 Gia tăng các yếu tố nguồn lực
~ Các nguồn lực trong nông nghiệp gồm lao động, đắt đai,vốn khoa học và công nghệ, cơ sở vật chất kỹ thuật Quy mô về số lượng và chất lượng các nguồn lực được huy động có tính quyết định đến tốc độ tăng trưởng và phát triển nông nghiệp
~ Khi gia tăng quy mô các nguồn lực như vốn, lao động Nông nghiệp
sẽ tăng trưởng theo chiểu rộng Nếu đưa nông nghiệp tăng trưởng theo chiều
sâu thì phải nâng cao chất lượng của việc sử dụng vốn và lao động
- Gia tăng các yếu tổ nguồn lực gồm:
+ Đất đại sử dụng trong nông nghiệp
+ Lao động nông nghiệp
+ Vốn trong nông nghiệp
+ Công nghệ sản xuất trong nông nghiệp + Cơ sở vật chất — kỹ thuật nông nghiệp ĐẤt đai sử dụng trong nông nghiệp
Dat dai là tư liệu sản xuất chủ yếu không bị hao mòn và đảo thải khỏi quá trình sản xuất, nếu sử dụng hợp lý thì ruộng đất có chất lượng ngày cảng tốt hơn, cho nhiều sản phẩm hơn trên một đơn vị diện tích canh tác
Đất đai được sử dụng trong nông nghiệp ( ruộng đất ) tăng lên theo
Trang 33mới có quy mô ruộng đắt lớn hơn Tập trung ruộng đất diễn ra theo hai con
đường như: Một là hợp nhất ruộng đất của chủ sở hữu cá biệt nhỏ hơn thành một chủ sở hữu cá biệt khác lớn hơn Hai là con đường sáp nhập ruộng đất của các chủ sở hữu nhỏ cá biệt cho một chủ sở hữu cá biệt để tạo ra quy mô lớn hơn Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông
thôn sự chuyển dịch của cơ cấu sản xuất theo hướng hiện đại sẽ làm tăng chỉ
tiêu đất đai bình quân một nhân khẩu, hay một lao động 5, Lao động nông nghiệp
~ Nguồn nhân lực nông nghiệp là tổng thể sức lao động tham tham gia vào hoạt động SXNN, bao gồm số lượng và chất lượng của người lao động về: số lượng những người trong độ tuổi và những người trên dưới độ tuổi tham gia hoạt động SXNN Về chất lượng gồm thể lực, trí lực, cụ thể là sức khỏe, trình độ nhận thức, trình độ chính trị, trình độ văn hóa, nghiệp vụ và tay nghé
~ Đặc điểm của lao động nông nghiệp có tính thời vụ cao và là thứ lao
động tắt yếu, xu hướng có tính quy luật không ngừng thu hẹp về số lượng và
được chuyển một bộ phận sang các ngành khác, trước hết là công nghiệp những lao động trẻ khỏe có trình độ văn hóa và kỹ thuật Trong giai đoạn đầu
công nghiệp hóa, nguồn nhân lực trong nông nghiệp có số lượng lớn và chiếm
tỷ trọng cao trong tổng lao động xã hội Song, cùng với phát triển quá trình công nghiệp hóa, nguồn nhân lực trong nông nghiệp vận động theo xu hướng
giảm xuống cả tương đối và tuyệt đối
- Nông nghiệp phát triển chủ yếu dựa vào thực hiện thâm canh, cin
phải đầu tư thêm lao động quá khứ và lao động sống trên một đơn vị diện tích
ruộng đất hợp lý Từ đó điều kiện thuận lợi để sử dụng đầy đủ và hợp lý nguồn nhân lực trong nông nghiệp khai hoang và tăng vụ để mở rộng thêm
Trang 34
25
nghiệp là phải phát triển mạnh cả chăn nuôi và trồng trọt, những tốc độ phát
triển ngành chăn nuôi phải nhanh hơn phát triển ngành trồng trọt nên cho phép thu hút một bộ phận lao động đáng kể ở nông thôn, giải quyết công ăn
việc làm càng ngày càng nhiều, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở nông thôn Đối với địa bàn vùng núi phân phối sức lao động nông nghiệp sang phát triển nghề
rừng, trồng rừng và thu bổ rừng, đặc biệt rừng phòng hộ, rừng làm nguyên liệu và cung cắp cho xuất khẩu có ý nghĩa to lớn đối với phát triển nông lâm
nghiệp Phát triển công nghiệp nông thôn gồm tiểu thủ công nghiệp, phát triển dịch nông thôn có ý nghĩa quan trọng trong việc sử dụng nguồn nhân
lực, phát triển sản xuất và nâng cao đời sông người lao động nông thôn
- Chất lượng lao động NN khi tăng lên khi nâng cao trình độ văn hóa,
trình độ kỹ thuật, trình độ nghiệp vụ của người lao động Để thực hiện biện pháp này cần phải cải cách hệ thống giáo dục và đào tạo phù hợp với nền sự
phát triển của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, có sự hoạt động của thị trường lao động Mở rộng hệ thống các trung tâm đảo tạo và hình thành và
phát triển các trung tâm giới thiệu việc làm, hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách, chương trình giáo dục cho tất cả người lao động để tạo ra mối quan hệ
chặt chẽ hơn giữa giáo due, dio tao và nhu cầu của thị trường lao động
~ Các chỉ tiêu về nguồn lực lao động
+ Quy mô
+ Quy mô và cơ cầu lao động
ơ cầu dân số
+ Tình trạng học vấn theo các bậc học phổ thông và đào tạo nghề + Mức thu nhập và chỉ tiêu tính trên hộ, nhân khẩu
cc Vấn trong nông nghiệp
'Vốn trong nông nghiệp được biểu hiện bằng tiền tư liệu lao động và đối tượng lao động được sử dụng vào qué trinh SXNN Theo nghĩa rộng ruộng,
Trang 35nông nghiệp có thể cha theo hình thái luân chuyển, hình thái biểu hiện mục
đích sử dụng hay theo sở hữu Nhu cầu vốn và sử dụng vốn trong nông nghiệp
‘mang tính thời vụ cao và đầu ra sản phẩm mang tính rủi ro, có thể không còn
vốn SXNN khi bị thiên tai dịch bệnh xảy ra Nền các bệnh pháp vốn và
nâng cao sử dụng vốn có hiệu quả trong nông nghiệp sẽ rất có ý nghĩa góp phần thúc đây nông nghiệp phát triển
8, Cơ sở vật chất ~ kỹ thuật nông nghiệp
Hệ thống cơ sở vật chất — kỹ thuật phục vụ nông nghiệp ngày cảng hoàn thiện và phát triển gồm công cụ máy móc, hệ thống kết cấu ha tằng phục vụ SXNN gồm giao thông thủy lợi; hệ thống dịch vụ trồng trọt và chãn nuôi
Đổ có sự vật chất kỹ thuật phục vụ cho phát triển nông nghiệp trong giai đoạn
trước mắt và tương lai cằn phải thực hiện những nội dung sau:
~ Hệ thống chuồng trại, cơ sở chế biển giết mổ, tiêu thụ sản phẩm chăn
ni ngày càng hồn thiện và từng bước ứng dụng khoa học công nghệ mới
~ Thủy lợi phát triển và hoàn chinh hệ thống đồng bộ theo quy hoạch
nâng cao diện tích chủ động tưới và chủ động tiêu, tiến tới tưới tiêu cho yêu
cầu phát triển của các loại cây trồng trước hết là đối với những vùng có trình
độ có chuyên môn hóa cao Đi liên với thủy lợi phải thực hiện tốt công tác dự
'báo khi tượng, thủy văn, thực hiện phòng chống lụt bão có hiệu quả
- Phát
hệ thống giao thông gồm giao thông nông thôn và giao thông nội đồng đáp ứng yêu cầu phát triển của cơ giới hóa và vận chuyển
hàng hóa
- Hệ thống điện phục vụ nông nghiệp là cơ sở để thực hiện điện khí hóa trong nông nghiệp, nhất là phát triển thủy lợi, cơ giới hóa và tự động hóa
Trang 36z
~ Công tác khuyến nông phải thực hiện tốt để chuyển giao kỹ thuật công nghệ mới cho người sản xuất
~ Phân bón là yếu tố quyết định đến năng suắt cây trồng nên đẩy mạnh
sản xuất phân bón, nhất là phân hữu cơ, phân vi sinh, đồng thời sử dụng hợp lý phân bón
~ Coi trọng công nghệ chế biến bảo quản sản phẩm thu hoạch để nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm
e Công nghệ sản xuất trong nông nghiệp
Công nghệ theo nghĩa chung nhất là tập hợp những hiểu biết về các
phương thức và phương pháp hướng vào cải tạo tự nhiên, phục vụ các nhu cầu con người Từ quá trình nghiên cứu công nghệ nhằm phục vụ việc quản lý hoạt động chuyển giao công nghệ và thúc đẩy toàn diện các hoạt động công,
nghệ, chia công nghệ thành hai phần: “ Phần cứng ” và “ phần mềm ” Nhờ
những kiến thức về nông học, chăn nuôi mà những công nghệ tiên tiến như thủy lực hóa, cơ khí hóa, hóa học hóa, sinh học hóa được áp dụng rộng rãi
trong quá trình sản xuất, chế biến Làm cho nông nghiệp ngày càng phát triển và phục vụ con người tốt hơn Đối với các nước có nền nông nghiệp chưa phát triển, quá trình đổi mới công nghệ trong nông nghiệp cần kết hợp cả yếu tổ truyền thống và hiện đại để khai thác hiệu quả các nguồn lực kinh tế
khác trong nông nghiệp
> Tiêu chí đánh giá gia tăng các yếu tổ nguồn lực - Diện tích đất và tình hình sử dụng đất
~ Lao động và chất lượng lao động qua các năm ~ Năng suất ruộng đất qua các năm
Trang 371.2.5 Nông nghiệp có trình độ thâm canh cao
Thâm canh nông nghiệp là quá trình kinh tế rất đa dạng và phức tạp,
đặc biệt trong điều kiện sản xuất hiện đại, khi cuộc cách mạng khoa học công
nghệ đang diễn ra một cách mạnh mẽ trên phạm vi rộng lớn Vì vậy việc giải
thích đúng đắn thâm canh nông nghiệp có ý nghĩa hết sức to lớn về lý luận cũng như thực tin
“Thâm canh trong nông nghiệp là quá trình đầu tư phụ thêm tư liệu sản xuất và sức lao động trên đơn vị điện tích, hồn thiện khơng ngừng các biện
pháp kỹ thuật, tổ chức và những yếu tố khác của sản xuất với mục đích nâng cao độ phì nhiêu kinh tế của ruộng đất, nhằm thu được nhiều sản phẩm trên một đơn vị diện tích, với chỉ phí thắp trên đơn vị sản phẩm
Thâm canh sản xuất là khuynh hướng có tính quy luật trong quá trình
sản xuất nông nghiệp Nó nảy sinh không phải do hình thái kinh tế nhất định
của sản xuất xã hội, mà do sự phát triển của lực lượng sản xuất và những điều
kiện vật chất đặc thù của sản xuất nông nghiệp Quá trình thâm canh sản xuất
nơng nghiệp hồn tồn khơng xuất phát từ ý muốn chủ quan của một ai đó, mà là quá trình tắt yếu gắn với các điều kiện kinh tế kỹ thuật và xã hội nhất định Thực tiễn đã chứng minh, từ nửa đầu thế kỷ XX trở về trước, quá trình gia tăng sản lượng nông sản chủ yếu dựa vào sự mở rộng diện tích đất canh
kiện xã hội lúc bay giờ là dân số trên hành tỉnh chúng ta chưa quá
đông so với quỹ đất canh tác có thể mở rộng Bên cạnh đó, trình độ phát triển
về khoa học công nghệ cũng chưa cho phép nhân loại có thể thâm canh để gia tăng sản lượng nông sản Từ những năm 50 của thế kỷ XX trở đi, với sức ép
của sự gia tăng dân số, nhu cầu thực phẩm của xã hội tăng lên nhanh chóng,
quá trình đó buộc nhân loại phải chuyển nhanh từ quảng canh sang thâm canh
Trang 3829
khoa học công nghệ trong thời kỳ nữa sau thế kỷ XX trở đi đã tạo ra cơ sở kỹ
thuật cho phép nhân loại tiến hành thâm canh
‘Tom lai, trong quá trình phát triển, đến một lúc nào đó, để thỏa mãn
nhu cầu thực phẩm, loài người buộc phải thâm canh và có khả năng thực hiện
thâm canh sản xuất nông nghiệp Đó là tính tắt yếu của quá trình thâm canh Các tiêu el
í để đánh giá trình độ thâm canh trong nông nghiệp có như:
~ Mức đầu tư trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp và lao động nông nghiệp
~ Diện tích đất trồng trọt được tưới, tiêu bằng hệ thống thủy lợi ~ Số lượng máy kéo, máy gặt sử dụng trong SXNN
~ Năng suất cây trồng trọt, vật nuôi
- Năng suất lao động xã hội của ngành nông nghiệp
~ Tỷ lệ tồn thất sau thu hoạch của mỗi loại sản phẩm 1.2.6 Gia tăng kết quả sản xuất nông nghiệp “a Nết quả sản xuất nông nghiệp
~ Kết quả sản xuất nông nghiệp là những gì nông nghiệp đạt được sau một chu kỳ sản xuất nhất định được thể hiện bằng số lượng sản phẩm, giá trị sản phẩm, giá trị sân xuất của nông nghiệp Khi nói đến kết quả sản xuất là nói đến loại sản phẩm, số lượng sản phẩm, sản phẩm hàng hóa, giá trị sản
lượng, giá trị sản phẩm hàng hóa được sản xuất ra
~ Kết quả sản xuất nông nghiệp được thể hiện sự phối hợp các nguồn lực, các yếu tổ sản xuất Nó thể hiện sự lớn mạnh tổng hợp về vốn, lao động, máy móc thiết bị, công nghệ
~ Tiêu chí đánh giá kết quả sản xuất nông nghiệp:
+ Gia trị sản phẩm được sản xuất ra
“+ Gia trị sản phẩm hàng hóa được sản xuất ra
Trang 39
~ Gia tăng kết quả sản xuất là số lượng sản phẩm và giá trị sản phẩm,
cũng như sản phẩm hàng hóa và giá trị sản phẩm hàng hóa của nông nghiệp
được sản xuất qua các năm và yêu cầu năm sau phải tăng cao hơn năm trước ~ Tiêu chí đánh giá kết quả SXNN gồm có các tiêu chí sau:
+ Số lượng và giá trị sản lượng của từng năm
+ Sản phẩm hàng hóa và giá trị sản phẩm hàng hóa qua các năm
+ Mức tăng và tốc độ tăng của sản phẩm hàng hóa, giá trị sản phẩm
hàng hóa qua các năm
+ Thu nhập của người lao động qua các năm và mức tăng, tốc độ tăng
thu nhập của người lao động,
+ Mức tăng và tốc độ tăng của sản phẩm qua các năm
“+ Đông góp cho ngân sách Nhà nước
“+ Tích lũy của các cơ sở sản xuất qua các năm
b, Tích lũy và nâng cao đời sống người lao động
~ Phát triển nông nghiệp thể hiện ở kết quả sản xuất, tức là thể hiện sự
tích lũy và nâng cao đời sống của người lao động „ Nói cách khác nhờ gia tăng
kết quả sản xuất mà nâng cao được tích lũy và nâng cao đời sống người lao
động
~ Tích lũy doanh nghiệp nông nghiệp tăng, phẩn nào thể hiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nông nghiệp có hiệu quả, nguồn vốn bổ sung
của doanh nghiệp cũng tăng, chứng tỏ quy mô về phát triển nông nghiệp, có
thể nói, tích luỹ của doanh nghiệp tăng hằng năm chứng tỏ sự tổn tại và phát triển của doanh nghiệp trong kinh tế
- Đối với người lao động cải thiện tốt, là năng suất lao động cũng tăng, sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra nhiều, lương của lao động nông
Trang 4031
một trong những nguôn lực đầu vào không kém phần quan trọng để đưa nông
nghiệp phát triển
.e Cung cắp sản phẩm hàng hóa
- Cung cấp sản phẩm hàng hóa lương nông sản của các cơ sở nông,
nghiệp, hộ gia đình có khả năng sản xuất được và sẵn sàng bán ở mỗi mức giá đối với từng loại, trong mỗi thời điểm nhất định Cung cắp sản hàng hóa nông nghiệp cho nền kinh tế gồm có: Nhóm sản phẩm tiêu dùng cuối cùng cho sinh
hoạt và nhóm sản phẩm tiêu dùng trung gian
- Khả năng cung sản phẩm hàng hóa nông nghiệp ỗn định và phong phú
về chủng loại cho nền kinh tế, đáp ứng tốt nhu cầu thị trường chứng tỏ rằng khả năng sản xuất của nền nông nghiệp tốt hơn và đưa nông nghiệp phát triển
cao hơn
44 Tăng quy mô sản xuất các doanh nghiệp nông nghiệp
~ Tăng quy mô sản xuất các doanh nghiệp nông nghiệp là quá trình tăng
lên về vốn, cơ sở vật chất, lao động, đắt đai
~ Khi doanh nghiệp tăng quy mô sản xuất sẽ tạo ra số lượng hàng hóa và giá trị sản phẩm hàng hóa cao hơn cho nền kinh tế Khi đó, nông nghiệp sẽ tăng quy mô cung cấp sản phẩm hàng hóa và nâng cao mức đóng góp cho ngân sách Nhà nước, giải quyết nhiều việc làm, nâng cao thu nhập lao động
nông nghiệp
1.3 NHÂN TÓ ẢNH HƯỚNG TỚI SỰ PHÁT TRIÊN NÔNG NGHIỆP
1.3.1 Nhân tố điề a Điều kiện đất đai
Đất đai là cơ sở tự nhiên, là tiền đề của mọi quá trình sản xuất Các
kiện tự nhiên