1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận FTU) tiểu luận quản trị học môi trường bên ngoài của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương vietcombank

14 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 428,01 KB

Nội dung

TỔNG KẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG TMCP VIETCOMBANK... Nhận thức được tầm quan trọng của việc nghiên cứu môi trường vĩ mô xung quanh một doanh nghiệp cụ thể

Trang 1

Môi trường bên ngoài của Ngân hàng

Thương mại Cổ phần Ngoại thương

Vietcombank

Nhóm 11 Lớp QTR303.2

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC 0

LỜI MỞ ĐẦU 2

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIETCOMBANK 3

I Cơ cấu và lịch sử 3

II Nguồn lực 4

PHẦN II: MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI CỦA VIETCOMBANK 5

I LÝ THUYẾT VỀ MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI CỦA DOANH NGHIỆP 5

1 Môi trường tác nghiệp 5

2 Môi trường chung 5

II MÔI TRƯỜNG TÁC NGHIỆP CỦA VIETCOMBANK 5

1 Khách hàng 5

2 Các nhà cung cấp 6

3 Đối thủ cạnh tranh 7

III MÔI TRƯỜNG CHUNG 9

1 Các yếu tố kinh tế 9

2 Các yếu tố chính trị - pháp luật 10

3 Các yếu tố văn hóa – xã hội 10

4 Các yếu tố nhân khẩu học 11

5 Các yếu tố công nghệ 11

IV TỔNG KẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG TMCP VIETCOMBANK 12

Tài liệu tham khảo 13

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Bất kì tổ chức nào cũng là một hệ thống mở, có những mối liên hệ và chịu ảnh hưởng bởi các môi trường, cả môi trường bên trong và môi trường bên ngoài Đối với một doanh nghiệp nói chung, môi trường có một vai trò quan trọng; đó là điều kiện để doanh nghiệp tiếp nhận các đầu vào và phân phối các đầu ra Bởi vậy, khi nghiên cứu về quản trị, người nghiên cứu không thể bỏ qua vấn đề nghiên cứu những lực lượng từ môi trường bên ngoài và sự tác động của nó đến doanh nghiệp.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc nghiên cứu môi trường vĩ mô xung quanh một doanh nghiệp cụ thể để có thể hiểu rõ các yếu tố cũng như sự tác động của nó đến với

doanh nghiệp, Nhóm 11 lớp Quản trị học (QTR303.2) đã làm tiểu luận với đề tài: “Môi trường

bên ngoài của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Vietcombank”.

Trong quá trình thực hiện nhóm đã cố gắng nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi với mục đích đạt được một kết quả tốt nhất Nhưng do tầm hiểu biết còn hạn chế, nhận thức còn mang nhiều tính lý thuyết nên nhóm rất mong nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ của giảng viên để tiểu luận được hoàn thiện hơn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn.

Nhóm sinh viên thực hiện

Danh sách sinh viên Nhóm 11:

STT Họ và tên Mã số sinh viên

Trang 4

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIETCOMBANK

I Cơ cấu và lịch sử

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) trước đây là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963, với

tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam).

Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá, Vietcombank chính thức hoạt động với tư cách là một ngân hàng TMCP vào ngày 02/6/2008 Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM.

Hình 1.1 và Hình 1.2: Logo của Vietcombank qua các thời kì

Trải qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, Vietcombank đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu.

Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank ngày nay

đã trở thành một ngân hàng đa năng, hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy

đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án… cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công vụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử…

Trang 5

II Nguồn lực

Sở hữu hạ tầng kỹ thuật ngân hàng hiện đại, Vietcombank có nhiều lợi thế trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào xử lý tự động các dịch vụ ngân hàng, phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng điện tử dựa trên nền tảng công nghệ cao Các dịch vụ: VCB Internet Banking, VCB Money, SMS Banking, Phone Banking,… đã, đang và sẽ tiếp tục thu hút đông đảo khách hàng bằng sự tiện lợi, nhanh chóng, an toàn, hiệu quả, tạo thói quen thanh toán không dùng tiền mặt cho đông đảo khách hàng.

Sau hơn nửa thế kỷ hoạt động trên thị trường, Vietcombank hiện có gần 14.000 cán bộ nhân viên, với hơn 400 Chi nhánh/Phòng Giao dịch/Văn phòng đại diện/Đơn vị thành viên trong và ngoài nước, gồm 1 Hội sở chính tại Hà Nội, 1 Sở Giao dịch, 1 Trung tâm Đào tạo, 89 chi nhánh và hơn 350 phòng giao dịch trên toàn quốc, 2 công ty con tại Việt Nam, 2 công ty con và 1 văn phòng đại diện tại nước ngoài, 6 công ty liên doanh, liên kết Bên cạnh đó, Vietcombank còn phát triển một hệ thống Autobank với hơn 2.100 máy ATM và trên 49.500 điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) trên toàn quốc Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.800 ngân hàng đại lý tại trên 155 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Với bề dày hoạt động và đội ngũ cán bộ có năng lực, nhạy bén với môi trường kinh doanh hiện đại, mang tính hội nhập cao…Vietcombank luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các tập đoàn, các doanh nghiệp lớn và của đông đảo khách hàng cá nhân.

Trong hơn một thập kỷ trở lại đây, trên nhiều lĩnh vực hoạt động quan trọng, Vietcombank liên tục được các tổ chức uy tín trên thế giới bình chọn và đánh giá là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam”.

Trang 6

PHẦN II: MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI CỦA VIETCOMBANK

I LÝ THUYẾT VỀ MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI CỦA DOANH NGHIỆP

Môi trường bên ngoài của một danh nghiệp là những định chế hay lực lượng bên ngoài doanh nghiệp có khả năng ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp Môi trường bên ngoài bao gồm hai yếu tố, môi trường tác nghiệp và môi trường chung.

1 Môi trường tác nghiệp

Môi trường tác nghiệp là các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp và ngay lập tức đến các quyết định và hành động của nhà quản trị, có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp Đó là khách hàng, các nhà cung cấp, các đối thủ cạnh tranh và các nhóm công chúng tạo sức ép Tuy nhiên, ở môi trường kinh tế thương mại của Việt Nam, đặc biệt là trong ngành tài chính – ngân hàng, các nhóm công chúng tạo sức

ép còn ít và hoạt động chưa có ảnh hưởng nhiều.

2 Môi trường chung

Môi trường chung bao gồm các yếu tố kinh tế, chính trị, pháp luật, văn hóa xã hội, dân

cư, công nghệ và toàn cầu hóa Những yếu tố này đều có tác động đến doanh nghiệp Sự thay đổi các các yếu tố trong môi trường chung thường không có tác động mạnh mẽ đến doanh nghiệp bằng các yếu tố trong môi trường tác nghiệp Tuy nhiên, đó vẫn là các yếu tố thiết yếu, không thể bỏ qua khi nghiên cứu về hoạt động của các doanh nghiệp.

II MÔI TRƯỜNG TÁC NGHIỆP CỦA VIETCOMBANK

1 Khách hàng

Khách hàng là những người tiêu thụ đầu ra của doanh nghiệp Đây là thành phần phức tạp, với nhiều đặc điểm không ổn định như cơ cấu về độ tuổi, về nhu cầu, thị hiếu,…

Đối với ngành ngân hàng, khách hàng của một ngân hàng có thể là cá nhân, các doanh nghiệp hoặc các tổ chức tín dụng khác.

Một trong những đặc điểm quan trọng của ngành ngân hàng là khách hàng vừa là người mua các sản phẩm dịch vụ thông qua hình thức tài trợ của ngân hàng, vừa là người cung cấp nguồn lực cho ngân hàng thông qua các hình thức gửi tiền, lập tài khoản giao dịch, cho vay liên ngân hàng… Đặc điểm này đã tạo áp lực không nhỏ cho ngân

Trang 7

hàng khi mà những người bán yêu cầu nhận được lãi suất càng cao càng tốt, còn những người mua mong muốn chi phải trả lãi suất càng thấp càng tốt Điều này tạo nên một

sự mâu thuẫn cơ bản, cần xử lý cân bằng thì Ngân hàng mới có thể đảm bảo thu về nguồn vốn rẻ nhất trong khi vẫn phải đảm bảo hoạt động sử dụng vốn của Ngân hàng hiệu quả và tạo lợi nhuận cao.

Đối với Vietcombank, không xét hoạt động giao thương với các doanh nghiệp

và các tổ chức tín dụng, khách hàng cá nhân chủ yếu của Vietcombank là những cá nhân có thu nhập khá.

Các khách hàng cá nhân gửi tiết kiệm hoặc gửi tiền tiêu dùng có quyền lực thương lượng cao hơn so với khách hàng đi vay Vốn của ngân hàng tồn tại và phát triển dựa trên dòng vốn huy động của khách hàng Mặt khác, đối tượng khách hàng này đối diện với chi phí chuyển đổi thấp, nguy cơ có sản phẩm thay thế cao, vì vậy đối tượng khách hàng này có thể rút tiền ra bất cứ lúc nào Việc Vietcombank phải thu hút

và làm hài lòng đối tượng khách hàng này là rất quan trọng.

Bên cạnh đó, khách hàng vay cá nhân lại có quyền thương lượng là rất yếu, việc có vay được vốn hay không phải phụ thuộc vào quyết định cho vay của ngân hàng Tuy nhiên, cho cá nhân vay vốn không phải là mảng quan trọng trong định hướng của Vietcombank, ngân hàng này có định hướng cho vay vốn hoặc góp vốn đối với các doanh nghiệp hoặc các tổ chức tín dụng khác là chủ yếu.

Phần lớn nguồn thu của Vietcombank vẫn dựa trên kinh doanh trên thị trường tiền tệ

và cho vay đối với các doanh nghiệp lớn, chưa phát triển mạnh được mảng dịch vụ bán lẻ Tuy nhiên, bán lẻ là mảng dịch vụ có tiềm năng và sẽ quyết định sự sống còn của các NHTM trong tương lai, vì vậy, Vietcombank sẽ còn phải đẩy mạnh hơn về mảng này.

2 Các nhà cung cấp

Các nhà cung cấp ở đây là các công ty chuyên cung cấp vật tư, thiết bị, tài chính và lao động đầu vào cho doanh nghiệp, đó là các nguồn cung cấp đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp Các nhà quản trị cần tìm kiếm nguồn cung cấp đầu vào cần thiết một cách

ổn định với giá thành thấp nhất có thể.

Đối với Vietcombank, các nhà cung cấp chủ yếu là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

và các cổ đông, một phần vốn cũng có thể đến từ khách hàng gửi tiết kiệm; Bên cạnh đó còn các các nhà cung cấp về cơ sở vật chất, thiết bị.

Trang 8

Quyền lực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam: Hệ thống Ngân hàng thương mại nói chung và Vietcombank nói riêng phụ thuộc và bị tác động của các chính sách của NHNN thông qua tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khâu, chính sách tỷ giá, chính sách lãi suất và quản lý dự trữ ngoại tệ… Ngoài ra do mức độ tập trung ngành, đặc điểm hàng hóa

- dịch vụ, tính chuyên biệt hóa sản phẩm dịch vụ mà quyền lực thương lượng thường nghiêng về NHNN.

Quyền lực đại cổ đông: Hầu hết các ngân hàng Việt Nam đều có sự góp vốn của một ngân hàng khác Do đo quyền lực của nhà đầu tư sẽ tăng lên rất nhiều nếu như họ cổ phần hóa và có thể sáp nhập với ngân hàng được đầu tư Vietcombank có sự liên doanh, liên kết với nhiều ngân hàng khác để hỗ trợ nhau cùng phát triển Tuy nhiên, Vietcombank

là một ngân hàng mạnh, uy tín cao và số lượng vốn khá lớn nên quyền lực thương lượng vẫn nghiêng về Vietcombank.

Quyền lực của khách hàng gửi tiết kiệm: So với lượng vốn của hai nguồn cung cấp nói trên, lượng vốn đề từ các khách hàng gửi tiết kiệm không chiếm tỉ lệ lớn, mặt khác lại thường có thời hạn ngắn, tính ổn định không cao Tuy nhiên đây vẫn là một nguồn cung cấp đáng lưu ý, bởi tương ứng với sự nhạy cảm của khách hàng, nguồn cung cấp này có độ nhạy cảm cao đối với các thay đổi trong lợi ích mà ngân hàng đưa ra Nhìn chung, ở đây, quyền lợi thương lượng vẫn nghiêng về Vietcombank.

Quyền lực nhà cung cấp thiết bị: Hiện tại ở Việt Nam các ngân hàng thường tự đầu

tư thiết bị và chọn cho mình những nhà cung cấp riêng Điều này góp phần giảm quyền lực của nhà cung cấp thiết bị khi họ không thể cung cấp cho cả một thị trường lớn mà phải cạnh tranh với các nhà cung cấp khác Tuy nhiên khi đã tốn một khoản chi phí khá lớn vào đầu tư hệ thống, ngân hàng sẽ không muốn thay đổi nhà cung cấp vì quá tốn kém, điều này lại làm tăng quyền lực của nhà cung cấp thiết bị đã thắng thầu.

3 Đối thủ cạnh tranh

Các đối thủ cạnh tranh là những lực lượng bên ngoài rất quan trọng mà một doanh nghiệp cần phải tính đến trong các hoạt động Đối với ngành ngân hàng, các yếu tố về giá (lãi suất), cung cấp dịch vụ, phát triển dịch vụ mới,… ở các ngân hàng khác nhau thường không có

sự chênh lệch quá lớn; các sản phẩm thay thế trong ngành ngân hàng cũng rất đa dạng, vì vậy, sức ép từ các đối thủ cạnh tranh đối với ngân hàng Vietcombank là rất lớn Để cạnh tranh một cách hiệu quả, Vietcombank cần cân đối trên nhiều tiêu chí.

Trang 9

Theo thống kê cho đến đầu năm 2015, về về quy mô mạng lưới và tổng tài sản, đến nay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) vẫn là lớn nhất Nhưng nếu về quy mô vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu, đặc biệt là về con số lợi nhuận tuyệt đối, thì VietinBank đang dẫn đầu Mặt khác, xét đến con số lợi nhuận tuyệt đối, nhiều năm trước Vietcombank khẳng định vị trí số một một cách vững chắc, khi lợi nhuận 4 ngân hàng xếp sau cộng lại với có thể so sánh với họ Nhưng những năm gần đây, tăng trưởng lợi nhuận của Vietcombank thấp, trong khi VietinBank bứt phá và vượt trôi Hai năm gần đây, lợi nhuận VietinBank khựng lại và sụt nhẹ, nhưng vẫn bỏ xa Vietcombank, xét theo con số giá trị tuyệt đối Trong khi đó, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đang nổi lên.

Năm 2014, lợi nhuận trước thuế của VietinBank là 7.300 tỷ đồng, Vietcombank là 5.680 tỷ đồng và BIDV là 6.065 tỷ đồng.

Hiện nay ở Việt Nam, không tính các ngân hàng 100% vốn nước ngoài và chỉ có chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam, trên thị trường có khoảng gần 40 ngân hàng, trong đó có 32 ngân hàng là ngân hàng thương mại cổ phần Như vậy, các đối thủ cạnh tranh là một lực lượng rất có ảnh hưởng đối với Vietcombank.

Bên cạnh đó, nguy cơ xuất hiện đối thủ tiềm ẩn đối với ngành ngân hàng là tương đối cao, vì Việt Nam đã gia nhập WTO nên các doanh nghiệp nước ngoài có thể đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng tại nước ta, hiện nay đã xuất hiện nhiều ngân hàng có 100% vốn đầu

tư nước ngoài và có khả năng vẫn tiếp tục gia tăng Tuy nhiên, các đối thủ tiềm ẩn có nguồn gốc nội địa lại không đáng lo ngại bởi Chính phủ tạm ngưng cấp phép thành lập các ngân hàng mới từ 8/2008 và rào cản gia nhập ngành là tương đối cao.

Hình 3 Một số ngân hàng thương mại ở Việt Nam

Trang 10

III MÔI TRƯỜNG CHUNG

1 Các yếu tố kinh tế

Ngân hàng là một ngành nhạy cảm, chứa đựng nhiều rủi ro và phụ thuộc mạnh mẽ vào môi trường mà nó hoạt động, trong đó môi trường kinh tế vĩ mô có những tác động không nhỏ tới năng lực cạnh tranh của NHTM, được thể hiện qua các chỉ tiêu cụ thể.

a) Nội lực nền kinh tế: Thể hiện qua quy mô và mức độ tăng trưởng của GDP, dự trữ

ngoại hối Ở phạm vi hẹp hơn, nội lực nền kinh tế còn được đánh giá qua tiềm lực tài chính

và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong nước cũng như xu thế chuyển hướng hoạt động của các doanh nghiệp nước ngoài vào lãnh thổ.

Trong vòng 10 năm qua tỉ lệ tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt 6,4%/năm nhưng tốc độ tăng trưởng gần đây đã bắt đầu suy giảm Năm 2014, mức tăng GDP là 6%, dự tính

sẽ giữ ở mức tương đương trong năm 2015 và bắt đầu tăng năm 2016 Gần đây Chính phủ

đã chú ý hơn tới vấn đề cải thiện môi trường kinh doanh và đã thông qua hai nghị quyết tháng 3/2014 và tháng 3/2015, trong đó đề ra các hành động cụ thể nhằm gỡ bỏ các rào cản kinh doanh tại Việt Nam, phấn đấu bắt kịp môi trường kinh doanh tại các nước nhóm ASEAN-6.

Ngoài ra, năm 2015 cũng là năm mà cổ phần hóa Doanh nghiệp nhà nước được chú trọng đẩy mạnh, những đề án cải cách, tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới chính sách để thu hút đầu tư, tận dụng nguồn nhân lực phát triển nền kinh tế cũng được Quốc hội và Chính phủ tập trung hơn nữa, từ đó tạo thêm nhiều điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp kinh doanh và cạnh tranh công bằng.

Như vậy, đó sẽ là cơ hội và cũng đồng thời là thách thức cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các tổ chức tín dụng như Vietcombank để có thể bắt kịp làn sóng của thị trường và đối phó với sự thay đổi của giá trị đồng Việt Nam đồng.

b) Mức độ ổn định nền kinh tế vĩ mô: Được xét thông qua các chỉ số cơ bản như chỉ số lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái,…

Trong các năm qua, Việt Nam đã thành công trong việc ổn định kinh tế vĩ mô, kéo tỉ lệ lạm phát từ mức đỉnh 23% vào thời điểm tháng 8/2013 xuống còn 4,1% năm 2014 Lãi suất

ổn định và có xu hướng hỗ trợ đẩy mạnh sự phát triển của các doanh nghiệp trong nước Đối với khối Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), trong năm 2015, các doanh nghiệp sẽ có cơ hội tiếp cận nguồn vốn ngân hàng tốt hơn với kế hoạch giảm lãi suất cho vay trung

Ngày đăng: 11/10/2022, 09:14

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 3. Một số ngân hàng thương mại ở Việt Nam - (Tiểu luận FTU) tiểu luận quản trị học môi trường bên ngoài của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương vietcombank
Hình 3. Một số ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 9)
Hình 4. Dịch vụ Mobile Banking của Vietcombank - (Tiểu luận FTU) tiểu luận quản trị học môi trường bên ngoài của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương vietcombank
Hình 4. Dịch vụ Mobile Banking của Vietcombank (Trang 12)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w