Việc bảo vệ nguồn lợi sá sùng tự nhiên và phát triển nuôi thương phẩm sá sùng đang được đặt ra.. Bảo vệ nguồn lợi sá sùng Sá sùng Sipunculus nudus, là loài thủy sản khá quý hiếm, có giá
Trang 1Đảm bảo và phát triển nguồn
lợi sá sùng
Trang 2Từ lâu, sá sùng đã trở thành đối tượng nuôi sống người dân ở nhiều địa phương, đặc biệt là ngư dân nghèo Việc bảo vệ nguồn lợi sá sùng tự nhiên và phát triển nuôi thương phẩm sá sùng đang được đặt ra
Bảo vệ nguồn lợi sá sùng
Sá sùng (Sipunculus nudus), là loài thủy sản khá quý hiếm, có giá trị kinh tế cao và chỉ xuất hiện ở một số vùng biển của Việt Nam, trong đó tập trung nhiều ở Vân Đồn (Quảng Ninh) và khu vực Cam Ranh (Khánh Hòa) Môi trường sống của sá sùng là vùng bãi triều, rất thuận lợi cho việc khai thác, nên nhiều năm trở lại đây tình hình khai thác đã đẩy sá sùng đứng trước nguy cơ cạn kiệt
Sá sùng tươi
Từ rất lâu, nghề khai thác sá sùng đã trở thành nghề truyền thống ở nhiều địa phương, trong
đó có các xã Quan Lạn, Minh Châu (huyện Vân Đồn, Quảng Ninh) Tuy nhiên, do nhu cầu của thị trường lớn như: tiêu thụ trong nước và xuất sang Trung Quốc nên việc khai thác càng mạnh
mẽ với nhiều phương pháp mang tính hủy diệt bởi “sá sùng tặc” Việc khai thác không những làm cạn kiệt nguồn lợi mà còn ảnh hưởng đến vùng nuôi và sự sinh trưởng của các đối tượng khác, ảnh hưởng đến hệ sinh thái ven biển…
Trước thực trạng trên, các đơn vị chức năng của địa phương đã có những biện pháp để bảo vệ nguồn lợi sá sùng như ra quy chế về thời gian khai thác, khoanh vùng cho người dân quản lý,
Trang 3tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng trong việc khai thác và bảo vệ nguồn lợi Do đó, hiện nay, người dân đã nâng cao ý thức tự bảo vệ nguồn lợi sá sùng
Nuôi thương phẩm để phát triển bền vững
Nghiên cứu phát triển nuôi thương phẩm sá sùng là rất cần thiết, trong đó sinh sản nhân tạo sá sùng giống là khâu mấu chốt Trước đây, đã từng có những nghiên cứu về sự sinh sản của sá sùng Tuy nhiên, sự sinh sản của sá sùng như thế nào vẫn là một câu hỏi lớn, ngoài những thông tin như sá sùng mẹ mang nhiều trứng nhỏ li ti, có chiều dài từ 30 - 40cm, hoạt động nhanh nhẹn hơn những cá thể khác
Sá sùng khô
Các nghiên cứu về sá sùng gần đây đã bước đầu mang lại những những kết quả nhất định: Tháng 6/2012 vừa qua, Hội đồng Khoa học tỉnh Khánh Hòa đã nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm sá sùng tại Khánh Hòa”, do Kỹ sư Nguyễn Minh Châu (Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III) làm chủ nhiệm
Trang 4Sau khi nghiệm thu, đề tài sẽ được phê duyệt để tiến hành nghiên cứu kỹ thuật nuôi thương phẩm và chuyển giao quy trình cho người dân
Với những thành công này, hy vọng trong thời gian tới nghề nuôi sá sùng sẽ được phát triển, không những mang lại hiệu quả kinh tế mà còn góp phần bảo vệ giống thủy sản quý đang có nguy cơ bị cạn kiệt