Tháp nghiêng Pisa, nơi nhà khoa học Galileo tiến hành thí nghiệm và chứng minh định luật rơi tự do, là một trong những công trình kiến trúc đáng chú ý nhất từ thời Trung cổ ở châu Âu.. V
Trang 1Tháp nghiêng Pisa – Niềm
tự hào của nước Ý
Trang 2Tháp nghiêng Pisa, nơi nhà khoa học Galileo tiến hành thí nghiệm và chứng minh định luật rơi tự do, là một trong những công trình kiến trúc đáng chú ý nhất từ thời Trung cổ ở châu Âu Vào thời đó, với hạm đội hùng mạnh, Pisa là một trong những thành phố mạnh và quyền lực nhất nước Ý Họ đã tiến hành các cuộc chinh phục trên khắp vùng Địa Trung Hải và xây tháp nhằm phô trương thanh thế Đây là lý
do tại sao tháp nghiêng Pisa trông hoàn toàn khác so với những tháp chuông bình thường Tuy nhiên, ít ai biết rằng vì lý do kỹ thuật và chiến tranh, phải hơn một thế
kỷ, công trình này mới hoàn thành
Tháp nghiêng Pisa
Sau nhiều nỗ lực mà vẫn thất bại trong việc hạn chế độ nghiêng của tòa tháp, năm
1990, các nhà khoa học đã nghĩ ra một kế hoạch mới được cho rằng sẽ giữ an toàn cho tòa tháp hàng trăm năm, nếu như nó không làm sập tòa tháp trong quá trình thực hiện Các kỹ sư sẽ rút bớt đất ở phía Bắc tòa tháp Phần đất quanh đó sẽ ép vào để bù cho lỗ hổng Như thế, tòa tháp sẽ ngả dần về phía Bắc Nếu kế hoạch này thành công, độ nghiêng của tòa tháp sẽ giảm nửa độ, tương đương 0,4m (16 inch)
Và sự thay đổi này không ảnh hưởng nhiều đến “dáng” nghiêng đặc trưng của tòa tháp
Kiến trúc nổi tiếng của Ý
Các nhà khoa học đã bắt tay thực hiện kế hoạch này vào tháng 12–1998 Sau 5 tháng, kết quả thu được ngoài sự mong đợi, tòa tháp đã dịch chuyển hơn nửa độ về phía Bắc Nhóm nghiên cứu hy vọng rằng tòa tháp sẽ an toàn trong 300 năm nữa, mặc dù từ xưa đến nay, sự an toàn đó chưa bao giờ là chắc chắn Tuy nhiên, cũng chẳng có gì bi quan vì suốt 800 năm qua, tòa tháp vẫn tồn tại dù chịu nhiều tác
Trang 3động điên rồ của con người Và ngày nay, nó tiếp tục đứng sừng sững giữa trời với
vẻ đẹp nguy nga và kỳ lạ