Thuyết phục bằng tâm lý

318 7.6K 24
Thuyết phục bằng tâm lý

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tại sao một số người lại có sức thuyết phục đến mê hoặc và luôn là người làm chủ Trò chơi Thuyết phục? Đâu là những động lực vô hình đằng sau thứ sức mạnh thôi thúc chúng ta đồng thuận với người khác? Những thủ thuật được các bậc thầy thuyết phục sử dụng tài tình là gì, làm thế nào đánh bại các thủ thuật đó - đồng thời biến chúng thành ''''vũ khí bí mật'''' của chính bạn?

MỤC LỤC CHƢƠNG 1. VŨ KHÍ GÂY ẢNH HƢỞNG CHƢƠNG 2. NGUYÊN TẮC ĐÁP TRẢ Nguyên tắc này đang chế ngự Nguyên tắc này chi phối cả những món nợ không mong đợi Nguyên tắc này có thể khởi đầu cho những trao đổi thiếu công bằng Nhượng bộ qua lại Ứng phó với nguyên tắc đáp trả Câu chuyện bạn đọc CHƢƠNG 3. NGUYÊN TẮC CAM KẾT VÀ NHẤT QUÁN Lời cam kết là yếu tố then chốt Hành động kỳ diệu Nỗ lực phi thường Sự lựa chọn từ bên trong Ứng phó với nguyên tắc bằng chứng xã hội câu chuyện bạn đọc CHƢƠNG 4. NGUYÊN TẮC BẰNG CHỨNG XÃ HỘI Nguyên nhân cái chết: (Sự) không chắc chắn Nạn nhân hóa bản thân Bắt chước tôi, bắt chước… Ứng phó với nguyên tắc bằng chứng xã hội Câu chuyện bạn đọc CHƢƠNG 5. NGUYÊN TẮC THIỆN CẢM Sức hấp dẫn ngoại hình Sự tương đồng Lời khen Quan hệ và hợp tác Điều hòa và liên hệ Ứng phó với nguyên tắc thiện cảm Câu chuyện bạn đọc CHƢƠNG 6. NGUYÊN TẮC UY QUYỀN Hàm ý, không phải nội dung Ứng phó với nguyên tắc uy quyền Câu chuyện bạn đọc CHƢƠNG 7. NGUYÊN TẮC KHAN HIẾM Tâm phản kháng Các điều kiện lựa chọn Ứng phó với nguyên tắc bằng chứng xã hội Câu chuyện bạn đọc PHẦN KẾT. ẢNH HƢỞNG TỨC THÌ // THUYẾT PHỤC BẰNG TÂM Tác giả: Robert B. Cialdini - Mai Hạnh dịch NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG – XÃ HỘI Ngõ Hòa Bình 4 – Minh Khai – Hai Bà Trưng – Hà Nội Điện thoại: (84–4) 624 6921 – Fax: (84–4) 624 6915 Chịu trách nhiệm xuất bản: HÀ TẤT THẮNG Biên tập: ĐINH THANH HÒA Trình bày: PRIMA – NGUYỄN TRÀ MY Thiết kế bìa: TRẦN VĂN PHƯỢNG Sửa bản in: PRIMA In 3.000 bản, khổ 14.5 x 20.5 cm tại Công ty CP in & Thương mại – PRIMA. Quyết định xuất bản số 106–2009/CXB/27-364/LĐXH, cấp ngày 15–12–2008. In xong và nộp lưu chiểu quý II–2010 THUYẾT PHỤC BẰNG TÂM Rober B. Cialdini Mai Hạnh dịch LÀM CHỦ NGHỆ THUẬT THUYẾT PHỤC Hẳn đã có lúc bạn gặp những người có lời nói và hành động đầy sức mê hoặc khiến bạn như rơi vào vòng xoáy ảnh hưởng, bị dẫn dắt theo những ý tưởng, niềm tin của họ. Có lẽ cũng không ít lần bạn băn khoăn tự hỏi điều gì làm nên quyền uy của những bậc thầy thuyết phục đó. Câu trả lời là: vì họ biết cách thu hút mọi người, lay chuyển và biến những người chưa theo hoặc phản đối thành người ủng hộ dựa trên các nguyên tắc tâm của nghệ thuật thuyết phục. Điều gây ấn tượng không chỉ ở cách họ dễ dàng sử dụng sức thu hút và tài hùng biện để thuyết phục người khác đồng thuận với mình, mà còn ở chỗ họ khiến người khác cảm thấy hào hứng khi làm vậy. Họ chính là những chuyên gia thuyết phục. Không chỉ các chuyên gia thuyết phục mới biết và áp dụng các nguyên tắc của nghệ thuật thuyết phục. Trong các mối quan hệ thường ngày với hàng xóm, bạn bè, người yêu, đồng nghiệp, khách hàng, đối thủ, chúng ta vẫn thường áp dụng những nguyên tắc tâm gây ảnh hưởng lên người khác chỉ có điều, chúng ta chưa am hiểu tường tận để có thể tận dụng tối đa sức mạnh của các "vũ khí" gây ảnh hưởng này. Trong Thuyết phục bằng tâm lý, tiến sĩ tâm Robert Cialdini đã chỉ ra và phân tích sáu nguyên tắc tâm của nghệ thuật thuyết phục như: sự nhất quán, sự đáp trả, bằng chứng xã hội, uy thế, thiện cảm và sự khan hiếm. Đây là những nguyên tắc tâm ảnh hưởng và chi phối đến những lựa chọn, quyết định của con người. Minh chứng cho một nguyên tắc đó là những ví dụ rất sinh động và thiết thực. Trong thời đại bùng nổ thông tin, việc lĩnh hội nghệ thuật thuyết phục ngày càng ảnh hưởng tới thành công cá nhân. Đặc biệt, nó trở nên vô cùng quan trọng đối với những người mà sức thu hút và khả năng diễn thuyết là yếu tố căn bản, không thể thiếu như các nhà lãnh đạo, giám đốc, nhà quản lý, nhân viên bán hàng, quảng cáo, marketing, v.v Nhận thấy sức hấp dẫn và tính thực tiễn của đề tài nghệ thuật thuyết phục, Alpha Books tiến hành mua bản quyền của Nhà xuất bản Harper Couins và xuất bản cuốn sách này của Robert Cialdini. Đây là một trong những cuốn sách được đánh giá rất cao trên thế giới: nằm trong danh sách bestseuer của tạp chí New York Times, và danh sách "75 cuốn sách kinh doanh trí tuệ nhất" của tạp chí Fortune. Cùng một số cuốn sách khác đã xuất bản về chủ đề này như: Bạn có thể đàm phán bất cứ điều gì của Herb Cohen, Sức mạnh thuyết phục của Kurt W. Mortensen, Lời Từ chối hoàn hảo của William Ury, Không thể => Có thể của Dave Lakhani, chúng tôi tin rằng Thuyết phục bằng tâm là một cuốn sách hữu ích và có giá trị, giúp bạn biết cách gây ảnh hưởng lên người khác và đạt được điều mình mong muốn. Xin trân trọng giới thiệu cùng độc giả! Tháng 1/2009 CÔNG TY SÁCH ALPHA LỜI TÁC GIẢ Bây giờ tôi có thể tự do thú nhận mình chẳng khác nào một thằng khờ. Theo những gì tôi nhớ được thì tôi rất dễ trở thành mục tiêu cho những người bán hàng, những người gây quỹ, những nhân viên hoạt ngôn của các công ty. Thực tế, chỉ một số ít người có mục đích xấu. Còn những người như đại diện cho các tổ chức từ thiện đều có mục đích tốt. Và thường thì cuối cùng tôi đã đặt mua dài hạn những tạp chí mà tôi không hề cần hay vé tham dự buổi khiêu vũ của công nhân vệ sinh. Có lẽ việc làm chàng khờ trong thời gian dài đã khiến tôi có cảm hứng nghiên cứu về sự chấp thuận: do gì khiến một người đồng ý với yêu cầu của người khác? Và những yếu tố nào hiệu quả nhất khiến người khác phải theo y mình? Tôi tự hỏi tại sao một lời đề nghị được nói theo cách này bị từ chối, nhưng khi nói theo cách khác lại thành công. Vì vậy, với vai trò nhà tâm xã hội thực nghiệm, tôi bắt đầu nghiên cứu về tâm của sự đồng thuận. Ban đầu, phần lớn thời gian tôi thực hiện nghiên cứu trong phòng thí nghiệm với sự cộng tác của các sinh viên. Tôi mong muốn tìm ra các yếu tố tâm cơ bản hay các nguyên tắc tâm có ảnh hưởng đến người khác khiến họ phải tuân theo yêu cầu nào đó. Đến nay, các nhà tâm học cũng đã biết về những nguyên tắc này – chúng là gì và có tác dụng như thế nào? Tôi coi những nguyên tắc tâm như vũ khí của nghệ thuật gây ảnh hưởng và trong các chương sau, tôi sẽ nói cụ thể hơn. Sau một thời gian, tôi nhận ra thí nghiệm chỉ là cần thiết nhưng chưa đủ cho nghiên cứu này. Bởi các thí nghiệm không giúp tôi đánh giá được tầm quan trọng của những nguyên trong thế giới bên ngoài phòng nghiên cứu hay trường học, nơi tôi đang khảo sát chúng. Nếu muốn hiểu đầy đủ các nguyên tắc của nghệ thuật thuyết phục, tôi cần mở rộng phạm vi khảo sát. Tôi cần phải nghiên cứu và học hỏi từ những "chuyên gia" thuyết phục – những người đã áp dụng các nguyên tắc đó với tôi trong suốt cuộc đời tôi. Họ biết cái gì hiệu quả và cái gì không; quy luật tồn tại của cái phù hợp nhất đảm bảo cho điều đó. Công việc của họ là khiến chúng ta phải tuân theo và sinh kế của họ phụ thuộc vào điều đó. Những người không biết cách làm cho người khác chấp thuận không sớm thì muộn sẽ bị tụt hậu, còn những người biết cách sẽ trụ lại và thăng tiến. Không phải chỉ có những chuyên gia thuyết phục mới biết và áp dụng những nguyên tắc tâm gây ảnh hưởng để công việc tiến triển thuận lợi. Ở một mức độ nào đó, trong các mối quan hệ thường ngày với hàng xóm, bạn bè, người yêu, con cháu, tất cả chúng ta cũng vừa áp dụng những nguyên tắc tâm gây ảnh hưởng và vừa là nạn nhân của chúng. Tuy nhiên, chỉ những chuyên gia thuyết phục mới am hiểu tường tận nguyên tắc tâm này. Họ có kiến thức về nghệ thuật thuyết phục sâu sắc nhất. Sau đó, trong gần ba năm, tôi kết hợp thí nghiệm nghiên cứu với một chương trình thú vị vào thế giới của những người có tài thuyết phục như nhân viên bán hàng, người gây quỹ, nhà tuyển dụng, người làm quảng cáo, v.v Mục đích của tôi là tìm hiểu sâu những phương pháp phổ biến và hiệu quả nhất mà các "chuyên gia" thuyết phục sử dụng. Đôi khi tôi thực hiện một vài bài phỏng vấn các chuyên gia thuyết phục và cả những người thuộc phe đối lập với họ như các sĩ quan cảnh sát, đại người tiêu dùng Ngoài ra, tôi cũng xem xét kỹ lưỡng các tài liệu chép tay về các phương pháp khiến người khác phải phục tùng được truyền lại cho tới tận ngày nay. Việc này thường được tiến hành dưới hình thức quan sát – người nghiên cứu tham gia vào nhóm và đóng vai trò như một điệp viên. Người điều tra thâm nhập vào các tình huống mình quan tâm và trở thành thành viên chính thức của nhóm đối tượng nghiên cứu. Chẳng hạn, nếu muốn biết những thủ thuật thuyết phục trong các tổ chức bán hàng, tôi sẽ tìm đến nơi đào tạo bán hàng và học phương pháp của họ. Sử dụng cách tương tự nhưng không rập khuôn, tôi có thể thâm nhập vào ngành quảng cáo, quan hệ công chúng, các tổ chức gây quỹ nhằm tìm hiểu các kỹ thuật của họ. Do đó, hầu hết các bằng chứng trong cuốn sách này đều là từ những kinh nghiệm của chính tôi, trong vai trò chuyên gia thuyết phục hay một chuyên gia tận tụy trong nhiều tổ chức làm công việc là khiến chúng ta chấp thuận. Sau ba năm quan sát, tôi nhận thấy mặc dù các chuyên gia có hàng nghìn thủ thuật khác nhau để khiến người khác đồng thuận, song tựu trung, chúng gồm sáu loại chính. Mỗi loại lại bị chi phối bởi một nguyên tắc tâm cơ bản điều khiển hành vi con người và nhờ đó cũng tạo nên sức mạnh cho mỗi thủ thuật. Cuốn sách này nêu ra và phân tích sáu nguyên tắc cơ bản, như sự nhất quán, sự đáp trả, bằng chứng xã hội, uy quyền, thiện cảm và sự khan hiếm. Chúng ta sẽ thảo luận về các chức năng của chúng trong xã hội và cách thức mà các chuyên gia sử dụng để thuyết phục được mọi người, khi họ khéo léo kết hợp những nguyên tắc trên với đề nghị mua hàng, hiến tặng, nhượng bộ, bầu cử, tán thành, v.v Cũng phải lưu ý là trong số sáu nguyên tắc tôi không đưa ra quy luật đơn giản của tính tư lợi vật chất – đó là con người thường muốn nhận nhiều nhất và trả ít nhất cho lựa chọn của tôi. Tôi bỏ qua điều này hoàn toàn không phải vì cho rằng mong muốn tối đa hóa lợi ích và tối thiểu hóa chi phí không ảnh hưởng nhiều đến việc ra quyết định của chúng ta. Tôi không phân tích riêng rẽ quy luật tư lợi cá nhân bởi nó đã có sẵn động lực, giống như một yếu tố được hiểu, cần được thừa nhận chứ không cần miêu tả kỹ lưỡng. Cuối cùng, mỗi nguyên tắc sẽ được xem xét khả năng tạo ra một loại tuân thủ tự động và vô thức từ người khác, đó là sẵn sàng đồng thuận mà không suy nghĩ. Các bằng chứng cho thấy, trong nhịp sống hiện đại luôn đổi thay và thời đại bùng nổ thông tin, dạng tuân thủ vô thức này sẽ ngày càng thịnh hành. Do đó, việc hiểu rõ ảnh hưởng tự động diễn ra như thế nào và tại sao sẽ trở nên ngày càng quan trọng với xã hội. Trong cuốn sách này, ở cuối mỗi chương, tôi sẽ cung cấp các câu chuyện của một số độc giả, để giúp các bạn thấy chúng ta có thể dễ dàng và thường xuyên trở thành nạn nhân của quá trình gây ảnh hưởng trong cuộc sống hàng ngày. ROBERT B. CIALDINI VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ Robert B. Cialdini là nàh tâm học nổi tiếng, đồng thời là Chủ tịch INFLUENCE AT WORK, một tổ chức tư vấn, lập kế hoạch chiến lược và đào tạo quốc tế dựa trên 6 nguyên gây ảnh hưởng. Khách hàng của ông bao gồm các tổ chức hàng đầu thế giới như: IBM, Washington Mutual Group of Funds, Coca- Cola, Ericsson, Kodak, Marrill Lynch, Đại học Harvard, NATO, v.v… Ông nổi tiếng với các cuốn sách về thuyết phục và marketing như: Influence: Science and Practice; Influence: The Psychology of Persuasion, Yes!: 50 Scientifically Proven Ways to Be Persuasive… 6 VŨ KHÍ GÂY ẢNH HƢỞNG 1. Thiện cảm: Mọi ngườ đều thích những người giống mình 2. Đáp trả: Con người thường có cảm giác mắc nợ và tìm cách đền đáp những ai tốt với mình 3. Bằng chứng xã hội: Mọi người sẽ làm theo khi nhiều người giống mình cũng như vậy 4. Cam kết và nhất quán: Con người hành động theo những cam kết bằng văn bản, công khai và tự nguyện 5. Uy quyền: Người ta thường tìm đến các chuyên gia – những người có các cách giải quyết đơn giản nhất để đưa ra quyết định 6. Khan hiếm: Mọi người đánh giá cao những gì đang trở nên khan hiếm [...]... phát con người được chứng minh khéo léo trong thí nghiệm của nhà tâm học xã hội, Ellen Langer thuộc trường Harvard Theo một nguyên nổi tiếng về hành vi con người, khi muốn có sự đồng thuận của ai đó, ta sẽ thành công nếu đưa ra do Đơn giản là mọi người muốn có do cho điều mà mình làm Langer đã chứng minh thực tế hiển nhiên này bằng cách hỏi một nhóm người đang xếp hàng chờ sử dụng máy photocopy... cũng thường được sử dụng trong các phòng thí nghiệm tâm học khi lần đầu tiên giới thiệu nguyên này cho sinh viên Mỗi sinh viên được lần lượt ngồi trước ba thùng nước – một lạnh, một bằng nhiệt độ trong phòng, một nóng Sau khi cho một tay vào thùng nước lạnh và một tay vào thùng nước nóng, sinh viên sẽ cho cả hai tay vào thùng nước có nhiệt độ bằng nhiệt độ trong phòng Vẻ mặt hoang mang, buồn cười... vật đó mà không nhấc vật nhẹ hơn trước Nguyên tương phản được thiết lập trong lĩnh vực tâm học và được áp dụng cho tất cả các loại khái niệm Nếu bạn đang nói chuyện với một phụ nữ xinh đẹp trong bữa tiệc cocktail thì khi một người phụ nữ kém hấp dẫn hơn tham gia, bạn sẽ có cảm giác cô ấy kém lôi cuốn hơn so với thực tế Những nghiên cứu về nguyên tương phản tại các trường đại học thuộc bang... là, cùng một thứ – nước bằng nhiệt độ trong phòng – nhưng lại được coi là rất khác biệt, phụ thuộc vào bản chất của sự việc diễn ra trước đó Hãy đảm bảo vũ khí gây ảnh hưởng nhỏ bé thú vị được tạo nên từ nguyên tương phản này không dễ khai thác Lợi thế to lớn của nguyên này không chỉ là phát huy tác dụng mà còn hầu như không thể bị phát hiện Những người áp dụng nguyên này có thể lợi dụng chút... đá quý ngọc lam tốt nhưng lại không có nhiều kiến thức về đá quý, họ sẽ dựa vào đặc điểm của giá cả để quyết định chất lượng món hàng Bằng cách chỉ quan tâm tới giá cả của đá quý ngọc lam, họ đã chơi trò cá cược các khả năng Thay vì liệt kê các khả năng có lợi cho mình bằng cách cố gắng xem xét cẩn thận từng dấu hiệu cho thấy giá trị của đá quý ngọc lam, họ chỉ căn cứ hoàn toàn vào một yếu tố thường... chính xác đề gắn được một nguyên tắc tâm mạnh mẽ và khiến cuộn băng hành vi vô thức khởi động Bạn còn nhớ câu chuyện của người bạn chủ tiệm đá quý của tôi không? Vô tình thu được lợi nhuận lần đầu tiên, cô đã nhanh chóng khai thác công thức "đắt = tốt" thường xuyên và có chủ ý Đến nay, trong mùa du lịch, cô cố gắng đấy nhanh tốc độ tiêu thụ những mặt hàng khó bán bằng cách nâng giá Cô khẳng định điều... này là hầu như mọi hành động làm mẹ đều được khởi đầu bằng tiếng kêu "chíp–chíp" của gà con Còn những đặc điểm nhận dạng nổi bật nhất của gà con như vị giác, xúc giác hay bề ngoài dường như chỉ tác động rất ít đến vai trò làm mẹ của gà mái Nếu một con gà con kêu "chíp–chíp", gà mẹ sẽ quan tâm đến nó; còn nếu gà con không kêu lên, mẹ nó sẽ không quan tâm hoặc đôi khi giết cả nó Nhà hành vi động vật học... một nhà tâm học, có thể giải thích được Câu chuyện về lô hàng đá quý màu ngọc lam của cô Lúc ấy là thời kỳ cao điểm của mùa du lịch, cửa hàng rất đông khách, tuy nhiên, những viên đá quý ngọc lam có chất lượng và vẻ đẹp rất xứng với giá của nó vẫn chưa bán hết Sau đó, cô bạn của tôi đã dùng một vài thủ thuật bán hàng nhằm làm chuyển biến tình hình Cô cố gắng thu hút sự chú ý của khách hàng bằng cách... vì đưa ra do thật sự khiến người khác phải làm theo, loại lời đề nghị thứ ba của Langer chỉ dùng từ "vì" và sau đó không thêm thông tin nào mới, mà đơn giản chỉ nói lại điều đã rõ ràng: "Xin lỗi, tôi có 5 tờ giấy Tôi có thể sử dụng máy photocopy trước được không, vì tôi phải pho to chúng?" Một lần nữa kết quả là 93% số người đồng ý, ngay cả khi không có do thật sự được thêm vào để giải cho... hợp với điều mà nguyên tương phản sẽ đưa ra: bán bộ com–lê trước, vì đến lúc ngắm những chiếc áo len, dù đắt đến đâu cũng không bằng giá bộ com–lê Người đàn ông đó có thể do dự khi nghĩ tới việc phải chi 95 đô la cho một chiếc áo len, nhưng nếu trước đó ông ta mới mua một bộ com–lê giá 495 đô–la thì việc chi thêm 95 đô–la cho một chiếc áo len cũng không có gì quá đáng Nguyên này cũng được áp dụng

Ngày đăng: 10/03/2014, 14:29

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • CHƢƠNG 1. VŨ KHÍ GÂY ẢNH HƢỞNG

    • CÂU CHUYỆN BẠN ĐỌC

    • CHƢƠNG 2. NGUYÊN TẮC ĐÁP TRẢ

      • NGUYÊN TẮC NÀY ĐANG CHẾ NGỰ

      • NGUYÊN TẮC NÀY CHI PHỐI CẢ NHỮNG MÓN NỢ KHÔNG MONG ĐỢI

      • NHƢỢNG BỘ QUA LẠI

      • ỨNG PHÓ VỚI NGUYÊN TẮC ĐÁP TRẢ

      • CÂU CHUYỆN BẠN ĐỌC

      • CHƢƠNG 3. NGUYÊN TẮC CAM KẾT VÀ NHẤT QUÁN

        • LỜI CAM KẾT LÀ YẾU TỐ THEN CHỐT

        • HÀNH ĐỘNG KỲ DIỆU

        • NỖ LỰC PHI THƢỜNG

        • SỰ LỰA CHỌN TỪ BÊN TRONG

        • ỨNG PHÓ VỚI NGUYÊN TẮC BẰNG CHỨNG XÃ HỘI

        • CÂU CHUYỆN BẠN ĐỌC

        • CHƢƠNG 4. NGUYÊN TẮC BẰNG CHỨNG XÃ HỘI

          • NGUYÊN NHÂN CÁI CHẾT: (SỰ) KHÔNG CHẮC CHẮN

          • NẠN NHÂN HÓA BẢN THÂN

          • BẮT CHƢỚC TÔI, BẮT CHƢỚC…

          • ỨNG PHÓ VỚI NGUYÊN TẮC BẰNG CHỨNG XÃ HỘI

          • CÂU CHUYỆN BẠN ĐỌC

          • CHƢƠNG 5. NGUYÊN TẮC THIỆN CẢM

            • SỨC HẤP DẪN NGOẠI HÌNH

            • SỰ TƢƠNG ĐỒNG

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan