Tật mangdothuốc
Ông Nguyễn Văn Anh ở Đông Hà, Quảng
Trị phát hiện đau dạ dày từ 5 năm trước và
được bác sĩ kê đơn. Từ đó, hễ cứ đau là ông
mua thuốc theo đơn ấy về dùng. Gần 5
tháng nay, thuốc không còn hiệu quả dù đã tăng liều. Đến
bệnh viện, ông mới biết mình bị u dạ dày.
Bác sĩ khám bệnh cho ông Văn Anh cho biết, nếu như lâu
nay ông không ỷ lại vào đơn thuốc cũ mà định kỳ khám kiểm
tra thì có thể phát hiện được bệnh sớm hơn, dễ chạy chữa
hơn.
Bà Lê Thị Hạnh ở thị xã Quảng Trị cũng mang vạ do dùng
đơn thuốc cũ. Bệnh nhân thấp khớp mạn này vào tận Bệnh
viện Trung ương Huế để khám và xin đơn. Gần hai năm nay
bà dùng đơn thuốc này thấy dễ chịu nên bà chẳng khám gì
thêm. Lần uống thuốc cuối cùng, bà thấy mệt rồi xỉu đi. Tại
bệnh viện tỉnh, bác sĩ cho biết: thuốc voltaren ở đơn cũ gây
hại dạ dày. Bệnh đang tiến triển mà bà vẫn dùng đơn thuốc
có voltaren nên gây chảy máu dạ dày, tụt huyết áp. Rất may
là bệnh nhân được cấp cứu sớm.
Quy chế kê đơn của Bộ Y tế đã nói rõ: "Đơn chỉ có giá trị
trong 10 ngày". Trên đơn thuốc cũng thường ghi rõ: "Nếu
cần, mang đơn cũ đến tái khám". Khi kê đơn, thày thuốc
thường căn cứ vào bệnh chính, các bệnh kèm theo hoặc xảy
ra trước đó, đồng thời xem xét thể trạng tại thời điểm ấy để
quyết định thuốc, liều lượng, cách dùng. Sau một thời gian,
bệnh nhân có sự thay đổi về sức khỏe (già đi hay yếu hơn) và
bệnh tật (khỏi, nặng thêm, có biến chứng hay mắc thêm các
bệnh khác). Vì vậy, các đơn cũ chẳng những không còn
nguyên tác dụng mà còn gây tai biến.
Một sai lầm phổ biến khác khi dùng thuốc là cho mượn
đơn, mách miệng. Ông Hồ Ngọc Toàn ở Đông Hà là một ví
dụ điển hình. Mắc bệnh nhiều, hay phải dùng thuốc nên ông
thuộc lòng các tên thuốc, cách dùng, liều lượng. Khi được
những người láng giềng mắc bệnh hỏi về kinh nghiệm chạy
chữa, ông Toàn nhiệt tình "cố vấn" và trưng ra hàng mớ đơn
để chứng minh lời mình, hoặc cho người ta chép lại dùng.
Cách đây vài tháng, ông "chuyên gia" này bị hớ hai lần liền.
Lần thứ nhất, một người lái xe chừng 30 tuổi bị đám mọng
nước ở tay đến hỏi. Ông sốt sắng ghi cho thứ thuốc mà mình
từng dùng và rất hiệu nghiệm khi có triệu chứng tương tự.
Người thanh niên làm theo những chỉ nửa tiếng sau khi bôi
thuốc, khắp người anh đã nổi mày đay, mặt đỏ phừng lên, rất
mệt. Đưa vào viện, bác sĩ bảo do dị ứng thuốc. Lần thứ hai,
ông Toàn giao đơn có thuốc mofen (ibuprofen) mà ông đã
dùng chữa thấp khớp trong nhiều năm cho một người bị sưng
khớp gối và các ngón chân. Người đó dùng một thời gian
thấy không đỡ đành đi khám, mới biết là mắc bệnh gút. Từ 2
"tai nạn đó", ông Toàn không còn "xởi lởi" như trước, ai hỏi
kinh nghiệm dùng thuốc là tuyệt đối im lặng để khỏi vạ lây.
Anh Lê Văn Hải ở Khe Sanh cũng từng mua thuốc theo kinh
nghiệm người khác nhưng lại may mắn vì đã dừng lại kịp
thời. Bệnh nhân này bị viêm gan virus, vào bệnh viện điều trị
đến khi ổn định. Từ khi ra viện, sức khỏe anh khá hơn do có
chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Cho đến một ngày, thấy
một người bạn dùng thuốc zeffit để chữa viêm gan virus và
bảo là rất tốt, anh tức tốc đi mua ngay vỉ thuốc với giá ngót
nghét triệu đồng. Về nhà đọc lại tờ giới thiệu, thấy thời gian
dùng quá dài, tiền không chịu nổi, anh mới hỏi lại bác sánhau
khi khám, làm các xét nghiệm, bác sĩ cho biết bệnh của anh
đã chuyển sang thể mạn tính, virus đang ngừng sinh sôi nên
chỉ cần định kỳ theo dõi chứ không dùng thuốc.
Theo các chuyên gia, người ta có thể bị cùng một loại bệnh
nhưng mức độ nặng, nhẹ, thể trạng và tiền sử bệnh tật không
giống nhau; dođó không thể dùng đơn thuốc như nhau. Vì
vậy, hễ bị bệnh là phải đi khám chứ không thể dùng thuốc
theo những người có triệu chứng giống mình, vì đó có thể là
bệnh khác, nếu dùng lại đơn thuốc thì sẽ có thể vi phạm các
chống chỉ định.
.
Tật mang do thuốc
Ông Nguyễn Văn Anh ở Đông Hà, Quảng
Trị phát hiện đau dạ dày. đơn thuốc cũ mà định kỳ khám kiểm
tra thì có thể phát hiện được bệnh sớm hơn, dễ chạy chữa
hơn.
Bà Lê Thị Hạnh ở thị xã Quảng Trị cũng mang vạ do dùng