1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Hẹ gia vị - vị thuốc pdf

5 202 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 255,66 KB

Nội dung

Hẹ gia vị - vị thuốc Hẹ có tên gọi khác là cửu thái, cửu thái tử, khởi dương thảo và nhiều tên khác. Danh pháp khoa học là Allium ramosum (dạng hoang dã) hay Allium tuberosum (dạng gieo trồng) (đồng nghĩa: Allium odorum, Allium chinense?),  » - Bộ phận dùng để ăn của cây hẹ (ảnh sưu tầm) thuộc họ Hành (Alliaceae). Các văn bản gần đây chỉ liệt kê nó dưới tên gọi Allium ramosum. Một số nhà thực vật học còn đặt cả các giống hoang dã và giống gieo trồng vào A. ramosum do có nhiều dạng trung gian tồn tại. Mùi vị của nó là trung gian giữa tỏi và hành tăm. Trồng & chăm sóc Cây hẹ dễ trồng và ít phải chăm sóc, gieo một lần có thể thu hoạch nhiều lần, cây phát triển xanh tốt quanh năm, vừa cho lá để ăn vừa có thể dùng làm thuốc những khi cần thiết. Trong y học - Vị thuốc đông y Hẹ là thức ăn - vị thuốc có tác dụng tốt nhất về mùa xuân. Vào thời điểm này, chất lượng làm thuốc của hẹ cao hơn. Sách Nội kinh có viết: "Xuân hạ dưỡng dương", nghĩa là mùa xuân cần ăn các món ôn bổ dương khí. Hẹ nằm trong nhóm thức ăn đó. Còn Bản thảo thập di viết: "Rau hẹ là ấm nhất, có ích cho người, nên ăn thường xuyên". Sách Lễ ký viết củ hẹ trị chứng di mộng tinh, đau lưng rất công hiệu. Lá hẹ có vị cay hơi chua, hăng, tính ấm, có tác dụng trợ thận, bổ dương, ôn trung, hành khí, tán huyết, giải độc, cầm máu, tiêu đờm. Hẹ kỵ với mật ong và thịt trâu. Không nên sử dụng lâu dài và đối với những người bị các chứng âm hư hỏa vượng, vị hư có nhiệt. cây hẹ có tác dụng trong y học (ảnh sưu tầm) - Vị thuốc tây y Trong 1 kg lá hẹ có 5-10 g đạm, 5-30 g đường, 20 mg vitamin A, 89 g vitamin C, 263 mg canxi, 212 mg phốt pho, nhiều chất xơ. Nếu ăn 86 g hẹ sẽ thu được 1,9 g protid, 5,1g glucid và 25 calo năng lượng. Chất xơ có tác dụng tăng tính nhạy cảm với insulin làm giảm đường huyết, giảm mỡ máu, ngừa xơ mỡ động mạch, bảo vệ tuyến tụy. Chất Odorin là một kháng sinh mạnh chống tụ cầu và các vi khuẩn khác. Trong ẩm thực Hẹ trong ẩm thực (ảnh sưu tầm)  Bánh nhân hẹ: Lá hẹ 200 g, đậu phụ 100 g, bột mì 500 g, miến 50 g ngâm cắt vụn, rau hẹ thái nhỏ, đậu thái quân cờ. Xào khô già với nước tương, muối, bột ngọt, hành, gừng, dầu vừng trộn đều viên làm nhân. Bột mì nhồi làm viên rồi cán mỏng, bọc nhân chưng chín.  Các món xào - Hẹ 200 g cắt đoạn dài, xào với giá đậu xanh. - Hẹ xào tôm nõn tươi: Lá hẹ 200 g, tôm nõn 200 g, xào ăn.Hẹ xào gan dê: Lá hẹ 150 g, gan dê 150 g. Có tác dụng làm sáng mắt. - Hẹ xào lươn: Lươn 500 g lọc bỏ xương, cắt đoạn xào qua, thêm gia vị, gừng, tỏi và nước, vừa cạn cho thêm 300 g lá hẹ cắt đoạn, xào thêm 5 phút. Ăn nóng. - Hẹ xào: Hẹ 240 g, hồ đào nhục (quả óc chó) 60 g. Xào với dầu vừng và ít muối. Ăn ngày 1 lần lúc đói hoặc vào bữa cơm trong 2 tuần đến 1 tháng. Còn dùng chữa táo bón, đau lưng, gối, tiểu tiện luôn, nữ giới bị khí hư, lãnh cảm. . thể dùng làm thuốc những khi cần thiết. Trong y học - Vị thuốc đông y Hẹ là thức ăn - vị thuốc có tác dụng tốt nhất về mùa xuân. Vào thời điểm này, chất lượng làm thuốc của hẹ cao hơn. Sách. xào - Hẹ 200 g cắt đoạn dài, xào với giá đậu xanh. - Hẹ xào tôm nõn tươi: Lá hẹ 200 g, tôm nõn 200 g, xào ăn .Hẹ xào gan dê: Lá hẹ 150 g, gan dê 150 g. Có tác dụng làm sáng mắt. - Hẹ xào. người bị các chứng âm hư hỏa vượng, vị hư có nhiệt. cây hẹ có tác dụng trong y học (ảnh sưu tầm) - Vị thuốc tây y Trong 1 kg lá hẹ có 5-1 0 g đạm, 5-3 0 g đường, 20 mg vitamin A, 89 g vitamin

Ngày đăng: 13/08/2014, 07:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN