Xác ĐịnhViKhuẩn Họ
Rickettsia Gây“Bệnh
Sữa”
Tiêm kháng sinh điều trị bệnh tôm sữa.
Khánh Hòa là địa phương đi đầu và dẫn đầu cả nước trong phong trào nuôi
tôm hùm lồng. Tuy nhiên, từ tháng 12-2006 đến nay, người nuôi tôm hùm
trong tỉnh liên tục phải đương đầu với dịch bệnh tôm sữa; gần 60% trong số
29.800 ô lồng nuôi tôm hùm đã bị tôm sữa tấn công; thiệt hại ước khoảng 250
tỷ đồng. Trung tuần tháng 10-2007, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
(NN-PTNT) đã cử Tổ công tác giải quyết bệnh dịch tôm hùm triển khai công
tác tổng điều tra hoạt động nuôi và bệnh dịch tôm hùm nhằm phục vụ mục
đích nghiên cứu dịch tễ học bệnh tôm hùm. Và, các nhà khoa học đã tìm ra vi
khuẩn họRickettsia trong mẫu bệnh phẩm. Đây là phát hiện đầu tiên trên thế
giới về tác nhân gây“bệnhsữa” trên tôm hùm.
Bệnh lạ
Theo thống kê của Sở Thủy sản, vụ tôm năm nay, toàn tỉnh nuôi thả khoảng
29.800 ô lồng tôm hùm; riêng thị xã Cam Ranh có 13.230 ô lồng, TP. Nha
Trang 8.472 ô lồng, huyện Vạn Ninh xấp xỉ 7.600 ô lồng, huyện Ninh Hòa
mới phát triển gần 500 ô lồng nhưng có đến 200 ô lồng chuyên ương nuôi tôm
hùm giống cung cấp cho toàn tỉnh. Qua theo dõi của Viện Nghiên cứu nuôi
trồng thủy sản (NTTS) III và Trung tâm Khuyến ngư Khánh Hòa, từ trước
đến nay, tôm hùm thường mắc các loại bệnh như đen mang, đỏ thân, long hở
đầu, đầu to, su hà bám… nhưng tỷ lệ tôm nhiễm bệnh không cao, việc xác
định nguyên nhân không quá khó và người nuôi tôm biết cách chủ động chữa
trị nên hậu quả không nghiêm trọng.
Ông Nguyễn Cao Hà ở xã đảo Bình Ba (Cam Ranh) cho biết: “Do nuôi tôm
sú thất bại nên năm nay tôi cùng 2 người anh em dồn hết vốn đầu tư nuôi thả
khoảng 3 vạn con tôm hùm. Đầu tháng 12-2007, phát hiện một số tôm bỏ ăn,
bơi yếu rồi có hiện tượng ngả màu trắng sữa trước khi chết, chúng tôi tập
trung chữa trị theo phương cách thông thường nhưng không hiệu quả, tôm
chết nhiều hơn. Chỉ trong vòng 1 tuần, khoảng 10% số ô lồng có tôm bị bệnh
gây hôi thối khắp vùng. Người nuôi tôm loay hoay tìm cách cứu chữa, kể cả
di dời lồng ra khỏi vùng biển có tôm bệnh nhưng số lượng tôm bị bệnh vẫn
tăng”.
Kết quả khảo sát của Viện Nghiên cứu NTTS III cho thấy, từ khi phát hiện
tôm bỏ ăn đến khi có dấu hiệu chuyển màu trắng sữa ở phần cơ bụng rồi lan
dần ra từng đốt, tôm chỉ có thể sống được 2 - 5 ngày. Khi tiến hành giải phẫu,
dịch “sữa” có mùi hôi thối bởi vì gan, tụy và thịt tôm đã hoại tử. Phân tích
mẫu môi trường không phát hiện nấm thường gây bệnh cho tôm hùm; tổng
lượng vikhuẩn hiếu khí và vikhuẩn vibrro chưa vượt ngưỡng cho phép.
Ông Đào Công Thiên, Giám đốc Sở Thủy sản khẳng định: “Người nuôi tôm
hùm đã có ý thức vệ sinh lồng nuôi, thả nuôi với mật độ hợp lý để dòng nước
lưu thông và thường xuyên di chuyển lồng tôm đến những vị trí nước chảy
hoặc sâu hơn. Hầu như không còn hiện tượng xả rác thải xuống khu vực nuôi
tôm. Thức ăn thừa của tôm cũng được vớt lên hàng ngày. Ngoài ra, cán bộ
khuyến ngư đã hướng dẫn bà con thay đổi thức ăn cũng như phương thức cho
tôm ăn để giảm thiểu tác nhân gây bệnh nhưng tôm bị bệnh vẫn tăng nhanh”.
“Đội đặc nhiệm” cứu tôm hùm
Trung tuần tháng 10-2007, lần đầu tiên ngân sách Nhà nước đã chi một lúc
gần 600 triệu đồng phục vụ công tác nghiên cứu dịch tễ học bệnh tôm hùm.
“Đội đặc nhiệm” của Bộ NN-PTNT đã tập hợp hơn 120 cán bộ nghiên cứu
khoa học của Viện Hải dương học Nha Trang, Trường Đại học Nha Trang,
Viện Nghiên cứu NTTS III và ngành Thủy sản các tỉnh từ Bình Định đến
Ninh Thuận, triển khai tổng điều tra hiện trạng nuôi và các loại bệnh thường
xuất hiện trên tôm hùm ở từng địa phương.
Với tư cách là đội trưởng “đội đặc nhiệm”, ông Nguyễn Tử Cương, Cục
trưởng Cục Quản lý chất lượng an toàn vệ sinh và thú y thủy sản, cho biết:
“Nhóm điều tra cơ bản đã thu thập thông tin từ 573 hộ nuôi tôm hùm ở 41
vùng nuôi (8,1%), xây dựng báo cáo đánh giá ở từng tỉnh, từng vùng và cả
khu vực. Nhóm nghiên cứu dịch tễ học đã điều tra dịch tễ khoảng 15% tổng
số lồng nuôi tôm hùm, trên cơ sở chọn mẫu bệnh phẩm và mẫu tôm sạch để
phân tích, thí nghiệm gây cảm nhiễm… Mặt khác, chúng tôi đã gửi mẫu đến
phòng thí nghiệm của Tổ chức Thú y thủy sản thế giới (OIE) tại Mỹ để phối
hợp nghiên cứu”.
Điều đáng lưu ý là trong quá trình nghiên cứu, “đội đặc nhiệm” đã nhận được
nhiều tài liệu của tổ chức thú y thủy sản thế giới phân tích một số bệnh
thường gặp ở tôm hùm, nhưng chưa có tài liệu nào nói đến bệnh tôm sữa.
Theo ông Nguyễn Tử Cương, sau hơn 1 tháng tập trung nghiên cứu, tháng 11-
2007, lần đầu tiên các nhà khoa học Việt Nam đã tìm ra vi khuẩngây bệnh
sữa trên tôm hùm. Kết quả phân tích của nhóm nghiên cứu trong nước hoàn
toàn trùng khớp với các nhà khoa học nước ngoài, 80% mẫu bệnh phẩm được
xét nghiệm đều xuất hiện 1 loại vikhuẩn ký sinh nội bào, hình cong, thuộc họ
Rickettsia. Hiện công tác nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và ứng dụng
điều trị tôm hùm bệnh tại lồng đang được tiếp tục tiến hành sâu hơn nhằm xác
định rõ loài vi khuẩngây bệnh và phác đồ điều trị.
Hầu hết chủ lồng tôm hùm ở Khánh Hòa đều hợp tác chặt chẽ với các nhà
khoa học trong việc thử nghiệm điều trị bệnh tôm sữa bằng kháng sinh
streptomicine và enrofloxancine. Kháng sinh được tiêm vào tôm ở 3 giai
đoạn, từ lúc khởi phát đến bệnh rất nặng, với liều lượng khác nhau. Kết quả
đáng mừng là tất thảy tôm hùm mới nhiễm bệnh đều thích ứng với thuốc và
hồi phục rất nhanh, 95% số tôm nhiễm bệnh ở giai đoạn trung kỳ có khả năng
vượt qua nguy hiểm, dần dần tiếp nhận thức ăn; riêng tôm hùm đã nhiễm
bệnh ở giai đoạn cuối có khả năng thoát chết khoảng 30%. Tuy nhiên, việc
điều trị bệnh tôm sữa cần tuân thủ theo đúng quy trình hướng dẫn của các nhà
khoa học. Trong tháng 12, “đội đặc nhiệm” tiếp tục bám trụ tại các “làng
tôm” giữa vịnh Vân Phong, tổ chức khuyến ngư “đầu bờ”, hướng dẫn ngư dân
phương pháp nuôi tôm hùm bền vững, cũng như cách thức điều trị, phòng
ngừa bệnh tôm sữa và các loại bệnh thường gặp ở tôm hùm.
.
Xác Định Vi Khuẩn Họ
Rickettsia Gây “Bệnh
Sữa”
Tiêm kháng sinh điều trị bệnh tôm sữa.
Khánh. tễ học bệnh tôm hùm. Và, các nhà khoa học đã tìm ra vi
khuẩn họ Rickettsia trong mẫu bệnh phẩm. Đây là phát hiện đầu tiên trên thế
giới về tác nhân gây