1,5 điểm Trong nhiều truyện ngắn của Nam Cao, cũng như của các nhà văn hiện thực khác, có hiện tượng nhân vật bị tha hóa Tư cách mõ, rơi vào tình cảnh bi đát Một dám cưới, Tắt đèn - Ng
Trang 11/5
UBND TỈNH QUẢNG TRỊ
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VĂN HÓA LỚP 12 THPT
Năm học: 2012 – 2013 Khóa thi ngày: 06/03/2013 Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (1,5 điểm)
Trong nhiều truyện ngắn của Nam Cao, cũng như của các nhà văn hiện thực khác,
có hiện tượng nhân vật bị tha hóa (Tư cách mõ), rơi vào tình cảnh bi đát (Một dám cưới,
Tắt đèn - Ngô Tất Tố) và thường tìm đến cái chết để giải thoát khỏi khổ đau (Lang Rận, Chí Phèo)
Hãy lý giải hiện tượng trên dựa vào những hiểu biết của em về đặc điểm văn học hiện thực Việt Nam giai đoạn 1930-1945
Câu 2 (1,5 điểm)
Bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ kết thúc bằng câu: “Than ôi! Thời oanh liệt nay
còn đâu!” Theo em câu thơ hàm chứa nội dung tâm trạng gì?
Câu 3 (2 điểm)
Trong truyện ngắn “Đôi mắt” viết năm 1948, có hai chi tiết nói về nhân vật Hoàng như sau:
- Hoàng giải thích việc lâu nay mình không viết được gì bởi “một cái bàn viết cho ra hồn cũng không có”
- Hoàng lấy làm tiếc vì Vũ Trọng Phụng không còn sống đến lúc này (tức thời
kháng chiến chống Pháp), để họ có thể viết được “mấy cái Số đỏ”
Hãy viết một lời bình ngắn về nhân vật Hoàng ở hai chi tiết trên
Câu 4 (15 điểm)
Cảm nhận của em về bài thơ sau:
MÙA XUÂN CHÍN
(Hàn Mặc Tử)
Trong làn nắng ửng: khói mơ tan
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng
Sột soạt gió trêu tà áo biếc, Trên giàn thiên lý Bóng xuân sang
Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời
Bao cô thôn nữ hát trên đồi:
- Ngày mai trong đám xuân xanh ấy
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi
Trang 22/5
Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi, Hổn hển như lời của nước mây
Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc, Nghe ra ý vị và thơ ngây
Khách xa, gặp lúc mùa xuân chín, Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng,
- Chị ấy năm nay còn gánh thóc, Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?
(Trích trong Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh và Hoài Chân
Nxb Văn học, Hà Nội 1996)
- Hết -
Thí sinh không được sử dụng tài liệu Giám thị không giải thích gì thêm
Trang 33/5
UBND TỈNH QUẢNG TRỊ
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VĂN HÓA LỚP 12 THPT
Năm học: 2012 – 2013 Khóa thi ngày: 06/03/2013
Môn thi: NGỮ VĂN HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1 (1,5 điểm)
Cho 1,5 điểm khi HS lý giải được:
- Chủ nghĩa hiện thực quan niệm hoàn cảnh có tác động rất lớn đến tính cách
và số phận con người, số phận con người là hệ quả của hoàn cảnh
- Các nhà văn hiện thực VN do chịu ảnh hưởng của quan niệm trên và do ý thức tố cáo tính chất vô nhân đạo của xã hội cũ nên đã xây dựng nhiều nhân vật bất hạnh, bị cuộc sông nghèo đói và bị chính những người sống xung quanh đẩy họ vào đường cùng không lối thoát:
HS có thể nêu dẫn chứng: Anh Mõ từ một người hiền lành, giàu tự trọng thành một người thản nhiên, vô cảm trước sự khinh trọng của người đời; Chí Phèo
từ một người nông dân hiền lành, lương thiện trở thành một kẻ gàn dở, thành quỷ dữ của làng Vũ đại…
-Đây là cái nhìn bi quan và cũng là hạn chế của các nhà văn: họ không thấy được khả năng vượt lên hoàn cảnh của con người
Câu 2 (1,5 điểm)
Bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ kết thúc bằng câu: “Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu!” Theo em câu thơ hàm chứa nội dung tâm trạng gì?
Cho 1,5 điểm , nếu nêu được:
-Bài thơ Nhớ rừng thuộc cảm hứng hoài cổ, một trong những cảm hứng chủ đạo của Thơ Mới
-Nội dung tâm trạng của của bài thơ tập trung ở câu cuối này phản ánh sự tiếc nuối quá khứ và thái độ phủ nhận hiện thực giả dối, tẻ nhạt, vô nghĩa đương thời
Câu 3 (2 điểm)
Lời bình bảo đảm các yêu cầu sau:
-Yêu cầu của một đoạn văn có chủ đề, có nhiều câu văn liên kết nhau theo một hình thức diễn đạt nhất định: diễn dịch hay quy nạp 0,5 điểm
-Yêu cầu về nội dung:
+ Phát hiện được ở Hoàng lối sống coi trọng vật chất, coi đó như là điều kiện quyết định của sáng tạo, nhằm che dấu sự bất tà hoặc thiếu tâm huyết của mình; 0,5 điểm
Trang 44/5
+ Thấy được Hoàng còn là một người có cái nhìn đầy ác cảm với thời cuộc: đánh đồng những cái xấu xa trong xã hội cũ mà Vũ Trọng Phụng phê phán trong Số
đỏ với cuộc sống kháng chiến sôi động đương thời 0,5 điểm
Câu chủ đề: Hai chi tiết trên cùng với nhiều chi tiết khác về nhân vật Hoàng cho
thấy ông là một nhà văn bất tài và không có tâm 0,5 điểm
Câu 4 (15 điểm)
Cảm nhận của em về bài thơ sau:
MÙA XUÂN CHÍN
(Hàn Mặc Tử)
Trong làn nắng ửng: khói mơ tan
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng
Sột soạt gió trêu tà áo biếc, Trên giàn thiên lý Bóng xuân sang
Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời
Bao cô thôn nữ hát trên đồi:
- Ngày mai trong đám xuân xanh ấy
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi
Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi, Hổn hển như lời của nước mây
Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc, Nghe ra ý vị và thơ ngây
Khách xa, gặp lúc mùa xuân chín, Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng,
- Chị ấy năm nay còn gánh thóc, Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?
(Trích trong Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh và Hoài Chân
Nxb Văn học, Hà Nội 1996)
Yêu cầu chung:
Đây là bài viết của HS giỏi, nên không đặt ra những yêu cầu thông thường
Người chấm cần chú ý phát hiện những bài viết có cảm nhận tốt, mới mẻ, cách diễn đạt vừa mang màu sắc nghị luận vừa như là một lời tâm tình
Bài thơ này các em đã học ở lớp dưới và đã có độ chín nhất định về cảm xúc
nên cần chắt lọc những ý văn có chất lượng, biết rung cảm thật sự và có cái nhìn tinh tế Những bài văn viết sáo rỗng, tán tụng chung chung cần xếp ở thư hạng thấp
Trang 55/5
Yêu cầu cụ thể Gợi ý:
Giám khảo dựa vào những nội dung sau để đánh giá theo dạng định tính
1 HS có am hiểu nhất định về TG Hàn mặc Tử: về cuộc đời, về đặc điểm sáng tác, về một số bài thơ cùng đề tài và cùng cảm hứng Những hiểu biết này có thể viết ở phần vào đề hoặc lồng trong bài viết
2 Hiểu được cảm hứng chung của bài thơ: tình yêu quê hương thiết tha đằm thắm thông qua những hình ảnh về mùa xuân thơ mông, sáng trong, những kỷ niệm đáng nhớ thuở hoa niên
3 Tâm trạng hoài cổ quán xuyến cả bài thơ tập trung vào hai câu thơ vừa như thảng thốt dự cảm một cái đẹp sẽ ra đi vừa như nhớ tiếc một cái đẹp khác của quá khứ vàng son chỉ còn trong ký ức của nhà thơ
Ngày mai trong đám xuân xanh ấy
Có kẻ theo chông bỏ cuộc chơi
Chị ấy năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?
4 Thấy được tài năng của nhà thơ
- trong cách dùng từ mới lạ, độc đáo: làn nắng ửng, khói mơ tan, gió trêu tà áo biếc, tiếng ca lắt lẻo, thầm thĩ
- trong cách dùng các kiểu câu ngắt dòng thú vị: Trên giàn thiên lý Bóng xuân sang, cách sử dụng câu tu từ: chi ấy năm nay ?-