PHỤC HỒICHỨCNĂNGCHO TRẺ
Một vấn đề làm bạn đau lòng nhất sau chuyện ăn, ngủ của con bạn là thể lực của
bé. Bạn sẽ chẳng thể làm gì được với một đứa bé suốt ngày ho hen, sổ mũi, đau đầu, nhức
tai … bé sẽ nhõng nhẽo và nhèo nhẹo suốt ngày mà thôi. Vì vậy việc bạn cần làm đầu
tiên sau chuyện ăn ngủ là tập thể lực cho bé. Kể cả khi bạn chưa biết dạy bé cái gì, bạn
chỉ cần tập thể lực thôi, cũng đã có cải thiện ít nhiều rồi.
Cần nói thêm, dưới đây là những bài tập phụchồichức năng, phụchồi các giác
quan và tổ chức lại não bộ. Có những bài tập là tay chân nhưng thật sự không liên quan gì
đến cơ bắp ở tay chân cả, mà liên quan đến não, ví dụ như bài tập chéo.
Cho dù con bạn lớn hay nhỏ, tình trạng ban đầu có như thế nào thì bé cũng nên tập
một phần hay toàn bộ những bài tập theo bảng dưới đây. Hãy hỏi chị Phương Nga hay cô
tư vấn của bạn để có bài tập cụ thể cho bé của bạn và thay đổi theo từng thời điểm cho
phù hợp. Vì có những bài tập đúng vào lúc bắt đầu nhưng không còn đúng về sau. Tập
thiếu hay qúa liều đều gây bất lợi cho bé. Đặc biệt là những bài tập liên quan trực tiếp
đến mắt (rọi đèn) và tai (còi hơi, đập khối gỗ, băng thính giác, trị liệu bằng âm nhạc), bạn
không nên tùy tiện cho bé tập mà không có ý kiến của chuyên gia trong lĩnh vực này.
Dù bạn bắt đầu tập cho bé bài tập nào, cũng sẽ gây tác dụng phụ cho bé, nghĩa là
hành vi của bé có thể xấu hơn, hay la khóc hơn, đêm hay mơ hoảng hơn, ốm hơn, đau
nhức cơ bắp, khớp xương hơn, bịt tai, hoảng loạn … đó là vì thần kinh, cơ bắp, khớp
xương, tai, mắt, da của bé bị kích thích nhiều hơn bình thường. Bé cần thời gian để quen
và cải thiện dần dần. Quá trình này có thể mất từ 2 đến 4 tuần cho 1 lần bắt đầu. Vì vậy,
khi muốn bắt đầu một bài tập nào đó, bạn cần làm từ nhẹ đến nặng, từ chậm đến nhanh,
từ ít đến nhiều, từ ngắn đến dài thời lượng … cho đến khi đạt yêu cầu.
Bạn đừng qúa nôn nóng, dồn dập, nhưng cũng không quá rề rà, sẽ thiệt thòi cho
bé. Bạn đừng đợi đến lúc sắm sửa đầy đủ dụng cụ mới bắt đầu tiến hành tập cho bé, mà
hãy làm ngay những bài tập nào có thể, với những đồ dùng có thể dùng tạm. Tất nhiên
hiệu quả sẽ không bằng nhưng còn hơn là trì hoãn mãi.
Bài tập Liều lượng Cách tập
1 Bảng trắng
đen
tập mắt
6 lần x 0.5 phút
= 3 phút
tập mọi lúc, mọi nơi có thể, không chỉ trên bàn,
xáo thật nhanh trước mắt bé, vừa đọc trắng,
đen
2 Nóng lạnh
kích thích xúc
giác
2 lần x 2 phút =
4 phút
giữa giờ học, chai lạnh để trong ngăn đá, chai
nóng đủ cầm được, chườm nóng rồi lạnh trên
cùng 1 chỗ, dứt khoát, chỉ chườm trên tay,
chân, mặt, không chườm lưng, ngực, và nói
nóng, lạnh.
Khi bé đã biết nhột, tức là xúc giác của bé tốt
hơn,giảm dần độ nóng lạnh.
3 Gỗ
tập tai
30 cái (liều
lượng tùy bé)
đập sau 2 tai bé, cách 15cm, lúc bất ngờ. Khi
bé có thể nghe bạn nói bằng một giọng bình
1
thường, bạn nên giảm dần hoặc ngưng hẳn
4 Còi hơi
tập tai
25 - 30 cái /
ngày (liều
lượng tùy bé,
có bé không
cần)
bấm sau gáy bé, cách 20 cm, lúc bất ngờ
Nếu con bạn có thể nghe được tiếng máy bay
trên trời và ngoái nhìn theo hoặc có thể nghe
được tiếng bạn gọi từ trên lầu và ngước nhìn
lên, tức là con bạn có thể định vị được âm
thanh thì không cần dùng còi nữa.
5 Băng thính
giác
3 lần x 10 phút
= 30 phút
nghe vào lúc bé thật thoải mái, bình tĩnh,
thường tập tai bắt đầu sau 6 tháng, sẽ có lúc bé
bị đau tai và lấy tay bịt tai, đeo tai nghe hoặc
nút tai lại cho bé.
Vì trước đây bé không chấp nhận và loại bỏ
những âm thanh làm bé khó chịu, bây giờ bé
chấp nhận nhưng những âm thanh đó làm bé
đau, bé phải bịt tai lại để giảm bớt cường độ
âm thanh. Khi tai bé tốt hơn nữa, bé sẽ không
bịt tai. Quá trình này có thể mất 2 tháng. Nghe
băng khoảng 6 tháng, có thể cho bé nghe thêm
nhạc giao hưởng kích thích trí não, nhạc hòa
tấu không lời. Khi bé bắt đầu tập nói, cho bé
nghe băng kể chuyện cổ tích, các băng dành
cho người khiếm thị để bé nghe được cấu âm
của tiếng Việt, bé sẽ nói tốt hơn.
6 Massage
kích thích xúc
giác
4 lần x 5 phút =
20 phút
giữa 2 giờ (tiết) học, xoa bóp người trước khi
ngủ
7 Tắm nắng
sáng
15 phút
đi bộ 1 km
tổng hợp vitamin D và tăng thể lực, khoảng
7g30
8 Đi bộ chiều 15 phút
đi bộ 1 km
nếu không đi bơi và trời không mưa, lúc 5g15
9 Chéo 6 lần x 10 phút
= 60 phút
500 cái 1 lần,
7g - 9g - 11g -
2g30 - 5g30 -
8g
thường làm trước và sau giờ học, nếu chỉ giao
cho cô, làm 4 lần x 15 phút.
Chéo rất quan trọng vì ảnh hưởng đến khả
năng nói và dáng đi của bé, cần tập đúng và đủ,
làm chậm theo nhịp thở của bé, vừa đếm số
theo thứ tự, chẵn, lẻ, đếm ngược, sẽ thấy ích
lợi khi bé học toán sau này.
10 Đai thở 6 lần x 5 phút =
30 phút
120 cái 1 lần, thở sau khi làm chéo, cải thiện rõ
rệt đường hô hấp của bé
11 Mặt nạ thở 7 phút 1 lần,
lần 1 phút
kéo dài liên tục
suốt ngày,
thở càng nhiều
càng tốt
Giữa 2 lần thở không được dưới 7 phút 1 lần
thở không được quá 1 phút.
cần kiểm soát kỹ, nguy hiểm cho bé bị bệnh
tim
Tuyệt đối không bao giờ để cho bé một mình
với mặt nạ thở trên mặt.
Chuẩn bị ít nhất 20 mặt nạ thở theo mẫu có
2
sẵn.
Dùng 1 mặt nạ khác nhau cho mỗi lần thở, sau
khi dùng phải lau sạch bao nilon bằng khăn ướt
tiệt trùng.
Mặt nạ phải luôn sạch và khô để tránh nhiễm
trùng.
Thay bao nilon mới hàng tuần, nhớ lộn trái
3
. nhiều rồi.
Cần nói thêm, dưới đây là những bài tập phục hồi chức năng, phục hồi các giác
quan và tổ chức lại não bộ. Có những bài tập là tay chân nhưng. PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO TRẺ
Một vấn đề làm bạn đau lòng nhất sau chuyện ăn, ngủ của con