Nuôi babalãicaonhưng
nông dânvẫnthậntrọng
Đang là thời điểm tốt nhất trong năm để người nuôibaba ở ngoại
thành Hà Nội bước vào vụ nuôi thả mới, song tại nhiều vùng có
phong trào nuôibaba phát triển mạnh, nhiều hộ chuyên nuôi loại
con đặc sản này đang rất thận trọng, không dám mở rộng quy mô
nuôi.
Anh Đinh Văn Mềm ở xã Hòa Chính, huyện Chương Mỹ đã hơn 10
năm gắn bó với nghề nuôibaba cho biết: Giá baba cả 2 loại trơn và
gai trên thị trường đang rất cao và bán cũng rất "chạy". Giá baba gai
những lúc cao điểm lên tới hơn 1 triệu đồng/kg; loại "bình dân" hơn là
ba ba trơn cũng đạt mức 350.000 - 400.000 đồng/kg. Sau mỗi lứa ba
ba xuất bán, gia đình anh Mềm luôn thu được mức lãi hàng trăm triệu
đồng. Tuy nhiên, anh Mềm khẳng định: Muốn mở rộng quy mô nuôi
là rất khó vì nuôibaba phải gần 3 năm mới cho một lứa. Muốn có ba
ba thương phẩm bán rải rác, người nuôi phải có kỹ thuật nuôi tương
đối cầu kỳ, phù hợp từng giai đoạn phát triển của chúng và đặc biệt
phải tương đối "trường vốn". Gia đình anh Mềm may mắn được vay
hơn 200 triệu đồng vốn từ Quỹ Khuyến nông Hà Nội nên thời gian
qua, dù giá cả thức ăn chăn nuôi, con giống, nhân công lao động liên
tục tăng, gia đình anh vẫn đảm bảo được quy mô nuôi hơn 2.000 con
trong ao.
Anh Nguyễn Gia Sự ở xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì cũng khẳng định:
Giá thu mua baba trên thị trường Hà Nội luôn ở mức cao, nhu cầu
tiêu thụ sản phẩm ngày càng tăng nên mức lãi thu được rất đáng kể
đối với người nông dân. Song, anh và người ở địa phương vẫn ngần
ngại khi muốn tăng đàn, tăng diện tích nuôi thả. Theo anh, nuôibaba
hiện nay không chỉ là nghề xóa đói, giảm nghèo mà còn thực sự là
nghề làm giàu. Tuy nhiên, khâu chăm sóc, vệ sinh ao nuôi cho baba
cũng khá công phu nên nếu "ẩu" là hỏng cả lứa ngay. Người nuôi phải
hết sức kiên trì, thường xuyên làm vệ sinh bể, ao nuôi kể cả trong 3
tháng cuối năm khi baba chỉ ngủ tránh rét và hầu như không ăn gì.
Khâu chọn và chế biến thức ăn cho baba cũng đòi hỏi sự kỳ công, tỉ
mỉ mới đảm bảo baba không bị nhiễm bệnh.
Theo Trung tâm Khuyến nông Hà Nội, những năm gần đây, nghề nuôi
ba ba nói riêng, một số loại thủy đặc sản nói chung đang phát triển rất
mạnh ở ngoại thành Hà Nội. Các loại thủy đặc sản như ba ba, chạch,
cua đồng đều cho người nuôi mức lãi gấp hơn 10 lần so với trồng
lúa. Tuy nhiên, để mở rộng quy mô nuôi, nhiều nôngdân ở Hà Nội
đang gặp khó khăn về nguồn vốn và kỹ thuật chăm sóc, nuôi thả phù
hợp. Thời gian tới, Trung tâm sẽ phối hợp với một số đơn vị liên quan
mở các lớp tập huấn, trao đổi kỹ thuật nuôibaba và một số loại thủy
đặc sản khác để giúp nôngdân nắm vững hơn quy trình nuôi. Trung
tâm cũng tiếp tục thẩm định, cho nôngdân vay từ nguồn Quỹ Khuyến
nông thành phố để phát triển sản xuất, trong đó có nuôi các loại thủy
đặc sản cho hiệu quả kinh tế cao. Trung tâm Khuyến nông Hà Nội
cũng khuyến cáo người nuôibaba cần vệ sinh hệ thống ao nuôi kỹ
càng trước khi thả lứa mới, nên chọn mua con giống ở những địa chỉ
uy tín để đảm bảo chất lượng con giống./.
.
Nuôi ba ba lãi cao nhưng
nông dân vẫn thận trọng
Đang là thời điểm tốt nhất trong năm để người nuôi ba ba ở ngoại
thành Hà Nội bước vào vụ nuôi. nghề nuôi ba ba cho biết: Giá ba ba cả 2 loại trơn và
gai trên thị trường đang rất cao và bán cũng rất "chạy". Giá ba ba gai
những lúc cao điểm