1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Tạo dựng các giá trị văn hóa doanh nghiệp trong hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam

141 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 141
Dung lượng 27,62 MB

Nội dung

Luận văn Tạo dựng các giá trị văn hóa doanh nghiệp trong hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam hệ thống hóa cơ sở lý luận về văn hóa và các giá trị văn hóa doanh nghiệp; phân tích và đánh giá thực trạng tiến trình tạo dựng các giá trị văn hóa tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam; đề xuất giải pháp tạo dựng các giá trị văn hóa và tôn vinh các giá trị văn hóa này đến với toàn thể nhân viên trong hệ thống.

Trang 1

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bồ trong bắt cứ công trình nào khác

Tác giả luận văn

Trang 2

MỤC LỤC LOI CAM DOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHU VIET TAT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BO THI MỞ ĐÀU

CHUONG 1: CO SO LÝ LUẬN VÈ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VÀ TẠO DỰNG CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

1.1 VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

1.1.1 Khái niệm văn hóa doanh nghiệp 1.1.2 Đặc điểm của văn hóa doanh nghiệ

1.2 GIÁ TRỊ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 1.2.1 Khái niệm giá trị văn hóa doanh nghiệp 6 6 6 7 8 8 "1 16 16 18 1.3.3 Tiến trình tạo dựng các giá trị văn hóa doanh nghiệt 23 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CAC GIA TRI VAN HOA DOANH NGHIEP TRONG HE THONG NGAN HANG THUONG MAI CO

PHAN NGOAI THUONG VIET NAM 32

2.1 THỰC TRẠNG HOẠT DONG CUA HE THONG NGAN HANG

THUONG MẠI CÓ PHÀN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 32

2.1.1 Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt 32 1.2.2 Cấu trúc giá trị văn hóa doanh nghiệp

Trang 3

2.12 Mục tiêu phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại

Thương Việt Nam giai đoạn 2010-2030 $6

2.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại

Thương Việt Nam 38

2.2 THỰC TRẠNG CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TRONG HE THONG NGAN HANG THƯƠNG MẠI CÓ PHÀN NGOẠI

THƯƠNG VIỆT NAM 39

2.2.1 Thực trạng các giá trị văn hóa doanh nghiệp nhìn từ mối quan hệ 40 2.2.2 Thực trạng các giá trị văn hóa doanh nghiệp nhìn từ mối quan hệ 45

giữa các nhân viên với nhau

nhân viên với lãnh đạo

2.2.3 Thực trạng các giá trị văn hóa doanh nghiệp nhìn từ mối quan hệ 49 2.2.4 Thue trang các giá trị văn hóa doanh nghiệp nhìn từ mối quan hệ 55 giữa nhân viên và khach hang

giữa doanh nghiệp và cơ quan Nhà nước; cộng đồng xã hội

2.2.5 Đánh giá chung thực trạng các giá trị văn hóa doanh nghiệp trong hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam 57 CHƯƠNG 3: TẠO DỰNG CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TRONG HỆ THÓNG NGÂN HANG THƯƠNG MẠI CÓ PHÀN NGOẠI

THƯƠNG VIỆT NAM 60

3.1 NHUNG NHAN TO TAC DONG DEN TAO DUNG CAC GIA TRI VAN HOA DOANH NGHIEP TRONG HE THONG NGAN HANG THUONG MAI CO PHAN NGOAI THUONG VIET NAM

Trang 4

3.2 XÁC ĐỊNH TẬP GIÁ TRỊ VĂN HÓA BAN ĐẦU 76 3.3 THU THẬP DỮ LIỆU VÀ TIẾN HÀNH PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG ĐỀ LỰA CHỌN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA CÓT LỐI 78 3.3.1 Tin cậy - Giữ gìn chữ tín và lành nghỉ 83 84

3.3.2 Chuẩn mực ~ Tôn trọng nguyên tắc và ứng xử chuẩn mực

3.3.3 Sẵn sàng đổi mới ~ Luôn hướng đến cái mới hiện đại và văn minh85

3.3.4 Bên vững — Vì lợi ích lâu di 85

3.3.5 Nhân văn Trọng đức, gần gũi và biết thông cảm sé chia 86 3.4 XAC DINH VAI TRO CUA LANH DAO TRONG VIEC DAN DAT THAY DOI CAC GIA TRI VAN HOA CUA NGAN HANG THUONG

MAI CO PHAN NGOAI THUONG VIET NAM 86

3.5 GIẢI PHÁP TẠO SỰ ĐỒNG THUẬN ĐÓI VỚI GIÁ TRỊ VAN HOA COT LOI TRONG HE THONG NGAN HANG THƯƠNG

MẠI CÓ PHÀN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 88

3.5.1 Xây dựng bộ quy tắc đạo đức, trách nhiệm của người Vietcombank 88

3.5.2 Truyền thông và chia sẻ các giá trị văn hóa nhằm tạo sự đồng thuận

trong toàn thể nhân viên 95

3.5.3 Kiểm tra, giám sát và chính sách khen thưởng xử phạt %

Trang 5

CO PHAN NGOAI THUONG VIET NAM KET LUAN

QUYET DINH GIAO ĐÈ TÀI LUẬN VĂN THẠC SỸ (BẢN SAO) TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 6

DANH MỤC CÁC KY HIEU, CHU VIET TAT CÁC KÝ HIỆU

NIM Tỷ lệ lãi biên

ROAE TY lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân ROAA TY lệ lợi nhuận trên tài sản bình quân

CAC CHU VIET TAT

DVT Don vi tinh

HĐQT Hội đồng quản trị

NHTM Ngân hàng thương mại

TMCP Thương mại cổ phần

Trang 7

DANH MUC CAC BANG

Số hiệu Tên bảng Trang

Số liệu về các chỉ số tài chính cơ bản qua các năm của

Bảng 2.1 Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam 34 Tinh hinh huy dng von — cho vay qua các năm của Ngân

Bảng 2.2 hàng Thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam ¬ 35 Số liệu về tình hình hoạt động của các tô chức tín dụng tại

Bảng 2.3 'Việt Nam đến 31/12/2010 37

Trang 8

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐÒ THỊ

Số hiệu Tên hình Trang

Hình 1 Cấu trúc giá trị văn hóa đoanh nghiệp 12 Mô hình hóa cách thức tạo dựng các giá trị văn

Hình 1.2 hóa trong hệ thống Ngân hàng TMCP Ngoại| 31 Thương Việt Nam

Hình 3.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh cua cic NHTM | 63

Hình 3.2 Mỗi trường vĩ mô 6

Hình 3.3 Mỗi trường vi mô T4

ca Biểu đỗ huy động-cho vay của Vietcombank qua

Biểu đồ 2.1 3 năm gần nhất oe 35

vn Biểu đỗ thị phẫn hoạt động của các tô chức tin

Biểu đồ 22 dung tai Vigt Nam dén 31/12/2010 : 37 ca Nhận định của nhân viên Vietcombank về mức

Biểu đồ 2.3 độ hợp tác đồng lòng vì việc chung ` 4 ¬ Nhận định của nhân viên về các giá trị văn hóa

Biểu đồ 2.4 Vietcombank cần giữ gìn và phát huy ` 4 ¬ Nhận định của nhân viên về các giá trị văn hóa

Biểu đồ 2.5 không tốt cần loại bỏ " 45

Nhận thức của nhân viên về phong cách lãnh dao

Biểu đồ 2.6 _ | của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam |_ 46 hiện nay

Nhận thức của nhân viên về những yêu tô làm

Biểu đồ2.7 | nên thành công của Ngân hàng TMCP Ngoại| 47 Thương Việt Nam

Biểu đồ2.8 | Đánh giá của khách hàng về lý do sử dụng dich| 53

Trang 9

Cảm nhận của khách hàng vê văn hóa Biểu đồ 2.9 Vietcombank 54

Bigu do 2.10 | Đánh giá về hình ảnh của Ngân hàng 36 x~ Nhận định của nhà quân trị Vietcombank về mức

Biểu đồ 3.1 độ quan trọng của các giá trị văn hóa 81 La Cảm nhận của người Vietcombank về các giá trị

Biểu đồ 3.2 văn hóa trong hệ thông, 109

Trang 10

Công sản Việt Nam trong quá trình lãnh đạo cách mạng đã sớm nhận thức được vị trí và tầm vóc của văn hóa Tại Hội nghị Trung ương 10 (khóa IX), lần đầu tiên Đảng đưa ra một nhận thức mới về vị trí và tầm vóc của văn hóa; xem việc lãnh đạo phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc thực sự là nền tảng tỉnh thần của xã hội là một trong ba chân kiểng cùng với phát triển kinh tế và xây dựng chinh đốn Đảng để tạo thế và lực đưa nước ta vững bước trong quá trình hội nhập quốc tế Trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, tư duy mới của Đảng về vị trí và tầm vóc văn hóa vừa nêu tiếp tục được khẳng định Vì thế nghiên cứu văn hóa trên từng lĩnh vực cụ thể chính là góp phần thể hiện rð hơn tư duy mới về văn hóa của Đảng ta

Trong đời sống xã hội thì hành vi mua bán, đúng hơn là giao dịch mua bán chiếm tần suất lớn Do đó lĩnh vực văn hóa được quan tâm nhiều nhất là văn hóa trong giao dịch mua bán Ngân hàng là một dịch vụ tài chính cao cấp, có thể nói là có khả năng chỉ phối, có quan hệ mật thiết với đời sống của đại bộ phận nhân dân Vì vậy, nghiên cứu văn hóa trên lĩnh vực giao dịch ngân hàng cũng là điều cấp thiết

'Văn hóa doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; đặc biệt trong hoạt động của ngành ngân hàng thì

đây là yếu tố then chốt đề tăng chất lượng phục vụ và tạo độ tin cậy cao từ

phía khách hàng, góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành Hành vi kinh doanh, phong cách làm việc, cung cách ứng xử của nhân viên ngân hàng đều là biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp, hình thành môi trường văn hóa, tạo nên bản sắc văn hóa riêng cho ngành, mà cụ thể là cho hệ thống Ngân

Trang 11

hóa doanh nghiệp cần thiết trong hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước ta

Tuy nhiên còn rất ít công trình nghiên cứu về văn hóa doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, thậm chí chưa có đề tài nghiên cứu lĩnh vực này trong một đơn vị cụ thể là hệ thống Ngân hàng thương mại cỗ phần Ngoại Thương Việt Nam

Từ những lí do trên, tác giả luận văn lựa chọn một đề tài hầu như mới: “Tạo dựng các giá trị văn hóa doanh nghiệp trong hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam” Nêu nghiên cứu thành công, luận văn sẽ mang lại những đóng góp nhất định về lý luận và thực tiễn trong việc tạo dựng các giá trị văn hóa doanh nghiệp, cụ thể là các giá trị văn hóa doanh nghiệp trong hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

2 MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

Góp phần củng cố nhận thức về văn hóa doanh nghiệp, đặt văn hóa doanh nghiệp trong mối tương quan với khái niệm văn hóa nói chung; qua đó khẳng định văn hóa doanh nghiệp là một bộ phận hữu cơ của văn hóa cộng đồng, là một nhân tố thúc đây sự bền vững và phát triển của doanh nghiệp và của toàn xã hội

Trang 12

Từ những tiền đề có tính lý luận và thực tiễn của văn hóa doanh nghiệp trong hệ thống ngân hàng đã khảo sát, luận văn sẽ tạo dựng các giá trị văn hóa cốt lõi đề ra một số giải pháp nhằm xây dựng một văn hóa doanh nghiệp có tính hệ thống và ý nghĩa cho Ngân hàng thương mại cỗ phần Ngoại Thuong

'Việt Nam, phát huy những giá trị văn hóa vốn có trong truyền thông văn hóa

của ngân hàng, đồng thời tạo nên một số giá trị văn hóa trong hoạt động kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam lâu nay vốn mờ nhạt, tản mạn Hơn nữa thông qua tiến trình tạo dựng các giá

trị văn hóa doanh nghiệp, tác giả luận văn khẳng định vai trò của đội ngũ lãnh

đạo và nhân viên trong việc duy trì và phát triển văn hóa doanh nghiệp, bởi con người luôn được xem là nhân tố quan trọng kiến tạo văn hóa Với tiến trình tạo dựng các giá trị văn hóa, tác giả luận văn mong muốn hoàn thiện và phát triển những giá tri văn hóa của hoạt động ngân hàng để hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam có thể sẵn sàng ty tin hoa

nhập cùng xu thế quốc tế hóa của thời đại, trụ vững trong hệ thống ngân hàng

và vững bước tiền vào nền kinh tế toàn cầu hóa

3 ĐÓI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐÈ TÀI 3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Những giá trị văn hóa của hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần

Ngoại Thương Việt Nam được hình thành trên cơ sở xác định đặc điểm, chức

năng của văn hóa doanh nghiệp và các cách tiếp cận văn hóa doanh nghiệp - Tiến trình tạo dựng các giá trị văn hóa doanh nghiệp trong hệ thống, Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam và một số giải pháp

Trang 13

Ngoại Thương Việt Nam

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1 Phương pháp duy vật lịch sử và duy vật biện chứng

Đặt biểu hiện của những giá trị văn hóa doanh nghiệp trong hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam vào bối cảnh xã hội, kinh tế của từng giai đoạn lịch sử; khảo sát những giá trị văn hóa của hệ thống Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam trong xu thế vận động và phát triển

4.2 Phương pháp hệ thống

Đặt văn hóa doanh nghiệp của hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam vào mô hình văn hóa doanh nghiệp nói chung để thấy được sự nhất quán và riêng biệt Qua đó nhận ra những nét tạo thành bản sắc văn hóa của Ngân hàng thương mại cỗ phần Ngoại Thương Việt Nam 4.3 Phương pháp phân tích, tổng hop

Phân tích, đánh giá những giá trị và thực trạng văn hóa trong hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam; lí giải được mối quan hệ không thể tách rời giữa hoạt động kinh doanh ngân hàng với văn hóa doanh nghiệp Từ đó đúc kết thành giải pháp để cụ thể hóa những biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp trong hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số phương pháp bồ trợ khác như so sánh, thống kê

5 BÓ CỤC LUẬN VĂN

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương

Trang 14

Chương 3 Tạo dựng các giá trị văn hóa doanh nghiệp trong hệ thống

Trang 15

1.1.1 Khái niệm văn hóa doanh nghiệp

'Vào đầu những năm 70, sau sự thành công rực rỡ của các công ty Nhật Bản, các công ty Mỹ bắt đầu chú ý tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến những thành công đó Cụm từ “corporation culture/organizational culture” (văn hóa doanh nghiệp, còn gọi là văn hóa xí nghiệp, văn hóa công ty) đã được các chuyên gia nghiên cứu về tổ chức và các nhà quản lý sử dụng để chỉ một trong những tác nhân chủ yếu dẫn đến sự thành công của các công ty Nhật

trên khắp thế giới

Đầu thập kỷ 90, người ta bắt đầu đi sâu nghiên cứu tìm hiểu về những nhân tố cầu thành cũng như những tác động to lớn của văn hóa đối với sự phát triển của một doanh nghiệp Đã có rất nhiều khái niệm văn hóa doanh nghiệp được đưa ra nhưng cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa chuẩn nào được

chính thức công nhận

Ông Georges de Saite Marie, chuyên gia người Pháp về doanh nghiệp vừa và nhỏ đã đưa ra định nghĩa như sau: ”Văn hóa doanh nghiệp là tổng hợp các giá trị, các biểu tượng, huyền thoại, nghỉ thức, các điều cắm ky, các quan điểm triết học, đạo đức tạo thành nền móng sâu xa của doanh nghiệp”

[24259]

Một định nghĩa khác của tổ chức lao động quốc tế (International Labour Organization - ILO) : “ Văn hóa doanh nghiệp là sự trộn lẫn đặc biệt các giá trị, các tiêu chuẩn, thói quen và truyền thống, những thái độ ứng xử và lễ nghỉ mà toàn bộ chúng là duy nhất đối với một tổ chức đã biết” [24.259]

Tuy nhiên, định nghĩa phổ biến nhất và được chất nhận rộng rãi nhất là

Trang 16

môi trường xung quanh” [24.259]

Các khái niệm trên đều đã để cập đến những nhân tố tỉnh thần của văn hóa doanh nghiệp như : Các quan niệm chung, các giá trị, các huyền thoại, nghỉ thức của doanh nghiệp nhưng chưa đề cập đến nhân tố vật chất ~ nhân tố quan trọng của văn hóa doanh nghiệp

Do đó, trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu của các học giả và hệ thống nghiên cứu logic về văn hóa và văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp được định nghĩa như sau

'Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ những nhân tố văn hóa được doanh nghiệp chọn lọc, tạo ra, sử dụng và biểu hiện trong hoạt động kinh doanh tao nên bản sắc kinh doanh của doanh nghiệp đó

1.1.2 Đặc điểm của văn hóa doanh nghiệp

1.1.2.1 Văn hóa doanh nghiệp là “tính cách” của doanh nghiệp

Khái niệm “nhân cách” thường được sử dụng để nói đến tư cách và đặc điểm tâm sinh lý xã hội của một con người Nhân cách của một con người được xác định bởi một tập hợp những cách thức ứng xử tương đối ổn định và bền vững của con người Khi đưa ra nhận xét một người là nồng nhiệt, sáng tạo, thoải mái hay bảo thủ thì thực chất là đang mô tả khái quát hóa hành vi của người ấy Một doanh nghiệp cũng có những đặc trưng riêng trong cách thức hành động, ra quyết định ứng xử trước những tác động bên trong và bên ngoài Những đặc trưng ấy cũng được coi là “tính cách” của doanh nghiệp

1.1.2.2 Tính mạnh/ yếu của văn hóa doanh nghiệp

Trang 17

khác tuy vô hình nhưng rất dễ nhận ra như bầu không khí bên trong doanh nghiệp, sự nhiệt tình trong lao động và sự tỉnh tế mối quan hệ con người Trong những doanh nghiệp như vậy các giá trị chủ đạo được mọi thành viên cùng chia sẻ và kiên quyết duy trì Văn hóa doanh nghiệp “mạnh” có ảnh hưởng lớn hơn đối với các thành viên so với các văn hóa doanh nghiệp “yếu”, do mức độ chấp nhận các giá trị chủ đạo và quyết tâm thực hiện của thành viên cao hơn, họ cam kết và gắn bó chặt chẽ hơn đối với các giá trị này

Ở những doanh nghiệp có đặc trưng văn hóa mạnh, luôn có sự thống nhất về những gì được coi là quan trong, về thé nào là hành vi “đúng đắn” Ở những doanh nghiệp như vậy, nhân viên tỏ ra gắn bó và trung thành với doanh nghiệp hơn, kết quả hoạt động và hiệu lực tổ chức cũng cao hơn so với những nơi có văn hóa doanh nghiệp yếu Ở những doanh nghiệp không có sự phân biệt rõ rằng điều gì là quan trọng, điều gì là không quan trọng thì văn hóa doanh nghiệp được coi là yếu Mức độ mạnh - yếu của văn hóa doanh nghiệp được quyết định bởi nhiều nhân tố, trong đó có quy mô tổ chức, tuổi đời tổ chức, số lượng các thế hệ thành viên chủ chốt, cường độ hoạt động mang tính chất văn hóa của doanh nghiệp

1.2 GIÁ TRỊ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 1.2.1 Khái

giá trị văn hóa doanh nghiệp

VỀ bản chất, giá tri văn hóa là khái niệm liên quan đến chuẩn mực đạo đức và cho biết các thành viên của một nền văn hóa xác định điều gì là đáng mong muốn và không đáng mong muốn, tốt hay không tốt, đẹp hay xấu và cần phải làm gì,

Trang 18

lõi Các giá tri này được toàn thể thành viên doanh nghiệp thừa nhận, chia sẻ, tôn vinh và các thành viên trong doanh nghiệp cùng ứng xử theo nhằm theo đuổi sứ mệnh, triết lý kinh doanh và đạt được mục tiêu của doanh nghiệp Hệ thống giá trị cốt lõi này trở thành động lực chủ yếu thúc đẩy mọi người làm việc, là hạt nhân liên kết mọi người trong doanh nghiệp với nhau, liên kết doanh nghiệp với khách hàng và đối tác của doanh nghiệp, liên kết doanh nghiệp với xã hội nói chung

Có thể ví các giá trị phi vật thể của một doanh nghiệp như lõi trong cùng của cây gỗ được cưa ngang, phải trồng cây gỗ nhiều năm mới có được lõi gỗ và nó là phẩn rắn nhất trong cây gỗ Giá trị văn hóa của một doanh nghiệp cũng vậy, tao dựng được giá trị phải mắt nhiều năm và giá trị chỉ khẳng định được sự xác lập của nó thông qua việc thâm nhập, chuyển tải các biểu hiện

của giá trị vào các nhóm yếu tố chuẩn mực và yếu tố hữu hình Điều này cho thấy, giá trị khi đã được xác lập muốn xóa bỏ nó cũng không dễ trong ngày một ngày hai, nhưng giá trị cũng có thể bị suy thoái, bị thay đổi trong một số điều kiện

Như vậy, trước hết, cái quan trọng nhất khi nhìn doanh nghiệp ở góc độ văn hóa là các giá trị văn hóa nào đã được doanh nghiệp đề xướng, quán triệt hay tuân thủ Đây không chỉ là câu khẩu hiệu treo trên tường, hoặc bài phát biểu của Giám đốc doanh nghiệp mà chúng ta phải tìm thấy sự hiện diện của các giá trị này qua nhiều nhóm yêu tố văn hóa khác Ví dụ, một doanh nghiệp đề cao sự tận tụy với khách hàng là một trong những giá tri mà ho theo duổi, thì người ta phải thấy giá trị này được tôn vinh qua phiếu đánh giá của khách hàng về nhân viên, giá trị này cũng phải được chuyển tải trong tuyển dụng

Trang 19

Giá trị văn hóa được phân thành hai loại

Loại thứ nhất là các giá trị đã tồn tại trong doanh nghiệp hình thành theo

lịch sử, có thể do rèn luyện có chủ đích, có thể hình thành một cách tự phát

Một số trong các giá trị đó được coi là đương nhiên và chúng ta gọi đó là các ngầm định

Loại thứ hai là các giá trị mới mà lãnh đạo mong muốn tổ chức mình có thể đáp ứng với tình hình mới và phải xây dựng từng bước trong thời gian dài 'Những giá trị mới này được các thành viên chấp nhận thi sẽ tiếp tục được duy trì theo thời gian Sau một thời gian đủ lớn, một khi các giá trị này được kiểm nghiệm qua phong cách làm việc, quyết định, truyền thông, ứng xử nếu các giá trị đó thật sự phù hợp với mong muốn, nguyện vọng của các thành viên trong doanh nghiệp thì từng bước dần dần được coi là đương nhiên và nó trở thành ngầm định

Về giá trị văn hóa cốt lõi là những giá trị mà các thành viên ban đầu mang vào doanh nghiệp Các giá trị cốt lõi này là những giá tri không thay đổi theo thời gian; đồng thời nó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cho mọi hoạt động của tổ

chức

Giá trị cốt lõi là nhóm nhỏ các nguyên lý hướng dẫn ngàn đời, không đòi hỏi sự minh chứng bên ngoài, chúng có giá trị và tầm quan trọng nội tại đối

với những ai trong tô chức đó, được toàn thê thành viên trong tô chức thừa

nhận, chia sẻ, tôn vinh và các thành viên trong doanh nghiệp cùng ứng xử theo nhằm theo đuôi sứ mệnh và triết lý kinh doanh của doanh nghiệp mình

Tạo dựng những giá trị chung có thể coi là bước quan trọng nhất trong tất cả các bước để xây dựng nên một nền văn hóa doanh nghiệp vững mạnh Một khi những giá trị chung được tuyên bố đã ăn sâu bén rễ trong tiềm thức của nhân viên, nó sẽ trở thành nền tảng vững chắc cho văn hóa doanh nghiệp

Trang 20

hành động của mọi thành viên trong doanh nghiệp và trở thành cơ sở cho những cam kết của doanh nghiệp với nhân viên, đối tác, người tiêu dùng và cộng đồng xã hội Người chịu trách nhiệm phổ cập và tạo niềm tin cho nhân viên vào những giá trị này không ai hết chính là những nhà lãnh đạo Hơn ai hết, người lãnh đạo là người tuyệt đối tin tưởng vào những giá trị này và vào sứ mệnh của công ty Người lãnh đạo còn phải liên tục nhấn mạnh đến chúng bằng tắt cả mọi biện pháp để đạt được hiệu quả cao nhất với mọi nhân viên Điễn hình như trường hợp của Công ty Masushita, khi mỗi buổi sáng trước khi đi làm, toàn thể nhân viên trong công ty cùng đọc lại bản triết lý kinh doanh của công ty, được gọi là bài Chính ca, trong đó nêu lên tôn chỉ mục đích kinh doanh của công ty Nhờ vậy những tôn chỉ, mục đích này đã ngắm vào từng nhân viên và trở thành quan niệm chung của mọi thành viên trong doanh nghiệp Nhưng trước hết người lãnh đạo phải thấm nhuẳn những giá trị được tuyên bố này không chỉ bằng lời nói mà cả việc làm Nếu người lãnh đạo không làm gương trong việc thực hiện những tôn chỉ mục đích được đề ra thì nhân viên sẽ mất lòng tin vào những giá trị được tuyên bố này và ảnh

hưởng xấu đến những giá trị chung của công ty

1.2.2 Cấu trúc giá trị văn hóa doanh ngi

Trang 21

Tầng thứ nhất —>

Tầng thứ hai —>

Tầng thứ ba =>

Nhimg qud trình và câu trúc hữu hình của doanh nghiệp (Artifacts) (dễ quan sát nhất) ` Những giá trị được chấp nhận (Espoused Values) (Khó quan sát) `

Những quan niệm chung (Basic Underlying Assumptions)

(Phải suy luận)

Hình 1.1 : Cấu trúc giá trị văn hóa doanh nghiệp

1.2.2.1 Tầng thứ nhất : Những quá trình và cấu trúc hữu hình của tỗ

chức

Tầng giá trị văn hoá đầu tiên bao gồm tắt cả những dấu hiệu hữu hình mà một người có thể nhìn, nghe và cảm thấy khi tiếp xúc với một tổ chức có nền văn hoá lạ, như;

~_ Kiến trúc; cách bài trí; công nghệ, sản phẩm ~_ Cơ cấu tổ chức, các phòng ban của tổ chức

Trang 22

~_ Lễ nghỉ và lễ hội hàng năm

~_ Các biểu tượng ,logo,khẩu hiệu ,ti liệu quảng cáo của tổ chức

~_ Ngôn ngữ, cách ăn mặc, xe cộ, chức danh,cách biểu lộ cảm xúc, hành vi ứng xử thường thấy của các thành viên và các nhóm làm việc trong tổ chức

~_ Những câu chuyện và những huyền thoại về tổ chức -_ Hình thức mẫu mã của sản phẩm

~ _ Thái độ và cách cung ứng xử của các thành viên trong tổ chức

Đây là giá trị có thể nhận thấy ngay trong lần tiếp xúc đầu tiên ,nhất là với những yếu tố vật chất như: kiến trúc; cách bài trí; đồng phục, Chúng cũng gần gũi với các giá trị văn hoá xã hội và có đặc điểm chung là chịu ảnh hưởng nhiều của tính chất hoạt động của tổ chức ,quan điểm của người lãnh đạo „ Điểm quan trọng của tầng này là chúng ta có thé dé dàng nhận thấy nhưng lại rất khó giải mã nghĩa của nó Ví dụ như nghe một bài hát truyền thống ,nhìn vào thiết kế trụ sở hoặc biểu tượng của tổ chức, người bên ngồi

sẽ khơng thể hiểu hết ý nghĩa của chúng như những người bên trong tổ chức ‘Tang gia trị đầu tiên nay chi là biểu hiện bên ngoài của hệ thống văn hoá tổ chức Tuy nhiên ,tằng giá trị này dễ thay đổi và ít khi thể hiện được những giá

trị thực trong văn hố của tơ chức Một thực tế là rất nhiều người nhằm lẫn

khi đánh giá hoặc thậm chí lựa chọn các dấu hiệu hữu hình này là định hướng

xây dựng văn hoá tổ chức Đây là cách tiếp cận rất phiến diện và rất nguy hiểm về văn hoá tổ chức [43,21]

1.2.2.2 Tầng thứ hai :Những giá trị được tuyên bố (bao gồm các chiến

lược ,mục tiêu,triết lý của tổ chức )

Tổ chức nào cũng có quy định, nguyên tắc, triết lý ,chiến lược và mục

Trang 23

được tổ chức công bồ rộng rãi ra công chúng Đấy cũng chính là những giá trị được công bồ ,một bộ phận của nền văn hoá tổ chức

“Những giá trị được tuyên bố” cũng có những tính hữu hình vì người ta có thể nhận biết và diễn đạt chúng một cách rõ ràng ,chính xác Chúng thực hiện chức năng hướng dẫn cho các thành viên trong tổ chức cách thức đối phó với một số tinh thế cơ bản và rèn luyện cách ứng xử cho các thành viên mới trong

môi trường của tổ chức

Nó là những giá trị chủ yếu mà tổ chức tán thành, ủng hộ và mong đợi mọi thành viên cùng chia sẽ và là giá trị mà người lãnh đạo cần phải kiên trì xây dựng từng bước Giá trị văn hoá này được biểu hiện qua

~ _ Tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu ma tổ chức vươn tới Triết lý kinh doanh, thái độ đối xử với khách hàng

Mối quan hệ qua lại, ứng xử của các thành viên trong tổ chức Vai trò phẩm chất của người lãnh đạo

Các tiêu chuẩn trong việc thực thi nhiệm vụ của tổ chức cùng các quan điểm về nghĩa vụ và trách nhiệm

Ban đầu giá trị này đơn giản chỉ là những ý tưởng ,những cách giải quyết vấn đề mới liên quan đến công việc quản trị hay điều hành của một số người có ảnh hưởng đến nhóm hay đến toàn bộ tổ chức trong việc lựa chọn cách giải quyết vấn đề ,chủ yếu là những người sáng lập và lãnh đạo tổ chức ‘Trai qua một quá trình biến đổi ,chúng vẫn được các thành viên trong tổ chức chấp nhận ,phổ biến và áp dụng nhiều lần trong các tình huống tương tự Tuy nhiên ,không phải tất cả các giá trị đó điều có thể vượt qua giai đoạn này Chỉ có những giá trị phù hợp với nhóm khác nhau trong tổ chức ,đồng thời phải được kiểm chứng và chứng tỏ hiệu quả trong quá trình giải quyết các vấn để của tổ chức mới trở thành các giá trị của tầng văn hoá này Khi các giá trị này

Trang 24

những chỉ dẫn và phương pháp hành động của các thành viên trong tổ chức Các giá trị này mang tính én định tương đối [43,22]

1.2.2.3 Tầng thứ ba: Những quan niệm chung (niềm tin ,nhận thức ,suy nghĩ và tình cảm có tính vô thức ,mặc nhiên được công nhận trong tỗ chức)

Đây là tầng giá trị sâu nhất trong văn hoá tổ chức, là những quan niệm nền tảng chung, được hình thành và tồn tại trong thời gian dài, chúng ăn sâu vào tâm lý của hầu hết các thành viên trong nền văn hoá đó và trở thành điều mặc nhiên, phổ biến, được công nhận và trở thành các quan niệm nền tảng Một khi trong tổ chức đã hình thành được quan niệm chung ,tức là các thành viên cùng chia sẽ và hành động theo đúng quan niệm chung đó ,họ sẽ rất khó chấp nhận những hành vi đi ngược lại Bản chất của nền văn hoá nằm ở những quan niệm chung của chúng Nếu nhận biết văn hoá của một tổ chức

văn hóa đó ở bề nôi của

ở cấp độ một và hai , chúng ta có thể hiểu được nề:

nó ,tức là khả năng suy đoán mọi thành viên của tổ chức sẽ “nói gì” trong một tình huống nào đó Chỉ khi nào nắm được lớp văn hoá thứ ba , chúng ta mới có khả năng dự đoán họ sẽ “làm gì” khi vận dụng những giá trị này vào thực tiễn (vì những điều được công bố hay công khai chưa chắc đã phản ánh đúng,

thực chất vấn đề )

Do đó, quan niệm chung chính là các giá trị của tổ chức về các loại mục tiêu mà các thành viên của tổ chức nên theo đuổi và các loại hay các tiêu chuẩn hành vi mà các thành viên của tổ chức nên sử dụng để đạt được các mục tiêu này

Giữa các tầng giá trị này có mối quan hệ tương tác chặt chẽ với nhau

Các nhà lãnh đạo tổ chức muốn xác lập các giá trị văn hoá nền tảng cho tổ chức của mình thì trước hết phải làm cho các thành viên chấp nhận và phổ

Trang 25

tri văn hoá ở các tầng bên ngoài và chỉ những giá trị nào phù hợp với các giá trị văn hóa nền tảng mới có thể được lựa chọn và phổ biến Điều này lý giải tại sao việc thiết lập các giá trị văn hoá cho các tổ chức mới dễ hơn rất nhiều so với các tổ chức đã tồn tại lâu [43,22]

Giá trị văn hoá của tổ chức vận động như một loại kiểm soát rong đó các nhà quản trị chiến lược có thể chỉ phối phần nào qua các giá trị và chuẩn

mực đã phát triển trong tô chức Từ các giá trị tô chức phát triển các chuẩn

mực tổ chức ,đó là các hướng dẫn hay các kỳ vọng quy định các loại hành vi thích hợp của các nhân viên trong những tình huống cụ thể và kiểm soát hành

vi của các thành viên tô chức hướng tới các thành viên khác Tuy nhiên , các

nhà quản trị khác cũng nuôi dưỡng các giá trị nhắc nhở các nhân viên ln ơn hồ ,cẩn trọng trong đối xử với người khác ,tham khảo ý kiến cấp trên khi ra

các quyết định quan trọng „ ghi các hành động của họ ra giấy và như vậy họ

có thể chịu trách nhiệm nếu có điều gì xảy ra Như vậy, các nhà quản trị của

các tổ chức khác nhau sẽ cố gắng một cách công phu để nuôi dưỡng và phát triển các giá trị và chuẩn mực của tổ chức phù hợp nhất với chiến lược và cơ cầu của họ

1.3 TẠO DỰNG CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 1.3.1 Sự cần thiết phải tạo dựng các giá trị văn hóa doanh nghiệp

Tính bền vững của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào yếu tố văn hoá, nó ảnh hưởng trực tiếp to lớn đến việc hình thành mục tiêu, chiến lược và chính sách, nó tạo ra tính định hướng có tính chất chiến lược cho bản thân doanh nghiệp, đồng thời cũng tạo thuận lợi cho việc thực hiện thành công chiến lược đã lựa chọn của doanh nghiệp Môi trường văn hoá của doanh nghiệp còn có ý nghĩa tác động quyết định đến tỉnh thần, thai d

Trang 26

doanh, bởi vì ở đó có sự kết hợp giữa văn hoá của các dân tộc, các nước khác nhau

'Văn hoá doanh nghiệp là một nguồn lực của doanh nghiệp: Mục tiêu của văn hoá doanh nghiệp là nhằm xây dựng một phong cách quản trị hiệu quả đưa hoạt động của doanh nghiệp vào nề nếp và xây dựng mối quan hệ hợp tác thân thiện giữa các thành viên của doanh nghiệp , làm cho doanh nghiệp trở thành một cộng đồng làm việc trên tỉnh thần hợp tác, tin cậy, gắn bó, thân thiện và tiến thủ Trên cơ sở đó hình thành tâm lý chung và lòng tin vào sự thành công của doanh nghiệp Do đó nó xây dựng một nề nếp văn hoá lành

mạnh tiến bộ trong tô chức, đảm bảo sự phát triển của mỗi cá nhân trong

doanh nghiệp Văn hoá càng mạnh bao nhiêu, nó càng định hướng tới thị trường, văn hoá và sự định hướng tới thị trường càng mạnh bao nhiêu thì

công ty càng cần it chi thị, mệnh lệnh, sơ đồ tổ chức, chỉ dẫn cụ thể hay điều

lệ bấy nhiêu Các công ty xuất có một hệ thống giá trị, một bản sắc

riêng không ai bắt chước được Đó là *Cố gắng cung cấp cơ hội cho một sự phát triển nhanh chóng” của hãng Intel; “Quản lý theo tỉnh thần chữ ái” của

công ty Trung Cương; “Phục vụ Tổ quốc thông qua buôn bán” của hãng Samsung

'Văn hoá doanh nghiệp tạo nên bản sắc của doanh nghiệp: Văn hoá doanh nghiệp là tài sản tỉnh thần của doanh nghiệp và phân biệt doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác tạo nên bản sắc (phong thái, sắc thái, nền nếp, tập tục) của doanh nghiệp văn hoá doanh nghiệp di truyền, bảo tồn cái bản sắc của doanh nghiệp qua nhiều thể hệ thành viên, tao ra khả năng phát triển bền vững của doanh nghiệp Văn hoá doanh nghiệp như là “bộ gen” của doanh nghiệp

Trang 27

nghiệp mà còn là phương thức sinh hoạt và hoạt động chung của doanh nghiệp Nó tạo ra lối hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp Đó là bầu không khí, là tình cảm, sự giao lưu, mối quan hệ và ý thức trách nhiệm, tỉnh thần hiệp tác phối hợp trong thực hiện cơng việc

'Văn hố ảnh hướng tới hoạch định chiến lược: Văn hoá doanh nghiệp có

ảnh hưởng trực tiếp đến hoạch định chiến lược phát triển của tổ chức thông

qua việc chọn lọc thông tin thích hợp (áp dụng kinh nghiệm, mô hình phù

hợp), đặt ra những mức tiêu chuẩn theo giá trị của tô chức, cung cấp những

tiêu chuẩn, nguyên tắc cho các hoạt động Hoạch định chiến lược phát triển

của tổ chức sẽ giúp cho các thành viên thấy hết vai trò của họ trong tô chức,

cung cấp những cơ sở quan trọng đẻ các thành viên tổ chức hiểu được môi trường của họ và vị trí của doanh nghiệp trong mơi trường đó

Van hố doanh nghiệp cũng sẽ có ảnh hưởng tới hiệu quả thực hiện

chiến lược của tổ chức Bởi vì một văn hoá mạnh, tức là tạo được một sự

thống nhất và tuân thủ cao đối với giá trị, niềm tin của tô chức sẽ là cơ sở

quan trọng để thực hiện thành công chiến lược của tổ chức Văn hoá tổ chức

với chức năng tạo được cam kết cao của các thành viên trong tô chức, yếu tố

quyết định để nâng cao hiệu quả hoạt động, năng suất lao động của tổ chức 'Văn hoá tổ chức, chính vì vậy sẽ góp phần quan trọng tạo nên một “công thức thành công” cho các doanh nghiệp trên con đường hội nhập

1.3.2 Cơ sở tạo dựng các giá

văn hóa doanh nghiệp

Qua xem xét các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp cho thấy việc

tạo dựng các giá trị chung là bước quan trọng nhất trong tất cả các bước tạo

dựng một nền văn hóa doanh nghiệp vững mạnh Những giá trị được tuyên bố này cần được coi như nguyên tắc hướng dẫn hành động của mọi thành viên trong doanh nghiệp và trở thành cơ sở cho những cam kết của doanh nghiệp

Trang 28

sở để tạo dựng các giá trị chung của văn hóa doanh nghiệp chính là triết lý kinh doanh của doanh nghiệp đó

Triết lý kinh doanh của doanh nghiệp thể hiện sự cam kết của doanh nghiệp với các chủ thể liên quan trong suốt quá trình hoạt động của mình Chính vì lẽ đó, việc tạo dựng các giá trị văn hóa doanh nghiệp phải được tiếp cận từ các mối quan hệ, bởi thông qua các mối quan hệ này sẽ thể hiện sự mong muốn của các chủ thẻ (nhân viên, khách hàng, cộng đồng xã hội và cơ quan Nhà nước) đối với doanh nghiệp Sự đóng góp, sự thỏa mãn (giá trị vật chất và kể cả những giá trị không nhìn thấy được thông qua sự cảm nhận) mà doanh nghiệp mang lại cho họ có tương xứng với những gì họ đã bỏ ra Đồng thời, thể hiện sự mong muốn của lãnh đạo doanh nghiệp đối với sự đóng góp của nhân viên mình để thực hiện triết lý kinh doanh và con đường phát triển của doanh nghiệp

1.3.2.1 Quan hệ giữa nhân viên với nhau

Trang 29

giữa nhân viên với lãnh đạo Giữa các nhân viên trong một doanh nghiệp hình thành nên mối quan hệ thân mật, đoàn kết là mong muốn của bất kỳ lãnh đạo doanh nghiệp nào

1.3.2.2 Quan hệ giữa nhân viên với lãnh đạo doanh nghiệp

'Văn hóa doanh nghiệp cũng có thể được tiếp cận từ mối quan hệ giữa nhân viên với lãnh đạo doanh nghiệp và có thể nói đây là mối quan hệ quyết định trong quá trình hình thành văn hóa doanh nghiệp Trong quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp - cũng là quá trình chọn lọc và tạo lập văn hóa - vai trò của người lãnh đạo và bộ phận quản lý cấp cao của doanh nghiệp là

rất quan trọng Khi doanh nghiệp tồn tại và phát triển được thì cùng với thời

gian, lý tưởng, hệ giá trị, phong cách quản lý của những người lãnh đạo sẽ được xã hội hóa trong môi trường nhân văn của doanh nghiệp, thấm sâu vào từng thành viên và dần dần định hình nền văn hóa doanh nghiệp đó Nhân tố quan trọng bậc nhất cho việc ra các quyết định liên quan đến đạo đức là vai

trò của người lãnh đạo cao nhất trong việc thể hiện sự cam kết, sự chỉ đạo sát

sao và gương mẫu về những giá trị đạo đức Giá trị đạo đức ở những người

lãnh đạo có thể được truyền đến các nhân viên bằng nhiều con đường khác nhau, như qua các bài phát biểu, các ấn phẩm, các tuyên bố về chính sách và đặc biệt là qua những hành động cụ thể Hơn nữa, một khi những người lãnh

đạo cấp cao đều nhất quán tôn trọng sự công bằng và trung thực trong kinh

doanh, chúng sẽ trở thành tài sản chính yếu của doanh nghiệp và được mọi thành viên khác cùng tôn trọng Vì vậy thiếu văn hóa doanh nghiệp suy cho cùng là thiếu văn hóa lãnh đạo Thế nào là thiếu văn hóa lãnh đạo? Ít nhất có

sáu biểu hiện sau

- Dân chủ là nắc thang cao của văn hóa cho nên nói đến văn hóa lãnh đạo không thể không đặt vấn đề mở rộng dân chủ trong doanh nghiệp, vì thế làm

Trang 30

- Làm mắt lòng nhân viên, không xuất phát từ lợi ích của nhân viên, không tôn trọng nhân viên tức là thiếu văn hóa lãnh đạo;

- Không biết nghĩ - chứ không phải dám nghĩ, không biết làm - chứ không phải dám làm, biết quyết định và hạn chế đến mức thấp nhất những quyết định sai, làm sai và quyết định sai không biết chịu trách nhiệm - chứ không phải dám chịu trách nhiệm, tranh công dỗ lỗi - tức là thiếu văn hóa

lãnh đạo;

- Thấy cái đúng không dám bảo vệ, thấy cái sai không dám đấu tranh, dĩ hòa vi quý, dễ người dễ ta, thậm chí dễ mình khó người tức là thiếu văn hóa

lãnh đạo;

- Không biết dùng người, không dám dùng người tài, không muốn nghe trung ngôn nghịch nhĩ tức là thiếu văn hóa lãnh đạo

~ Phai nhạt lý tưởng, thiếu ý thức sẵn sàng gánh vác đại cuộc, thiếu đức hy sinh vì đại nghĩa, thiếu hoài bão đem hết sở học phụng sự doanh nghiệp tức là thiếu văn hóa lãnh đạo

Tóm lại, các giá trị văn hóa doanh nghiệp được tạo dựng trên cơ sở mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên là thể hiện sự mong muốn của người lãnh đạo về mức độ hoàn thành công việc, khả năng thực hiên công việc và đóng góp của nhân viên mình cho doanh nghiệp Còn mong muốn của nhân viên đối với người lãnh đạo là cách thức họ điều hành, tạo dựng một môi trường làm việc hợp lý, là động lực thúc đẩy mọi người cùng hành động vì mục tiêu chung đã đề ra trước đó

1.3.2.3 Quan hệ

'Văn hóa doanh nghiệp có thể được tiếp cận từ mối quan hệ giữa nhân iữa nhân viên với khách hàng

Trang 31

khách hàng của mình cũng có thể đánh giá được là ở doanh nghiệp ấy có hay không có văn hóa doanh nghiệp, có trình độ văn hóa doanh nghiệp cao hay thấp Văn hóa doanh nghiệp được xây dựng trên mối quan hệ giữa nhân viên với khách hàng xuất phát từ quan niệm đúng đắn hay không đúng đắn về khách hàng: khách hàng là ai? là người được hay không được lựa chọn và quyết định về việc tiêu dùng của họ? ai là người được hưởng lợi nhiều hơn từ sự lựa chọn và quyết định về việc tiêu dùng của khách hàng? bản thân họ hay là doanh nghiệp? - tất nhiên câu trả lời sẽ đơn giản trong điều kiện cung quá thấp so với cầu và trong điều kiện kinh doanh độc quyền thiếu tính cạnh tranh Cho nên văn hóa doanh nghiệp được xây dựng trên mối quan hệ giữa nhân viên với khách hàng không chỉ thể hiện trình độ văn hóa kinh doanh của từng doanh nghiệp mà còn bộc lộ triết lý kinh doanh của doanh nghiệp đó

1

nước

4 Quan hệ giữa doanh nghiệp với cộng đồng xã hội và cơ quan Nhà 'Văn hóa doanh nghiệp có thể được tiếp cận từ mối quan hệ giữa doanh nghiệp với cộng đồng xã hội và cơ quan Nhà nước Thông qua trách nhiệm, sự đồng góp của doanh nghiệp cho công đồng xã hội cũng như việc thực hiện các nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước Một doanh nghiệp hoạt động vì sự phát triển của cộng đồng, trên mục tiêu lợi nhuận là sự đóng góp cho xã hội thì văn hóa doanh nghiệp sẽ thể hiện rất rõ điều này Doanh nghiệp hoạt động đáp ứng tương đối tốt những mong muốn cơ bản của cộng đồng xã hội và cơ quan Nhà nước sẽ giúp doanh nghiệp phát triển bền vững Bởi trong quá trình hoạt động của mình chắc chắn sẽ có những giai đoạn gặp khó khăn lúc đó phản hồi từ cộng đồng xã hội và cơ quan Nhà nước là yếu tố rất quan trọng giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn trước mắt

Trang 32

nhiệm đóng góp vào các hoạt động chung Doanh nghiệp phải đóng thuế một cách đầy đủ và minh bạch, đồng thời tuỳ theo khả năng mà tham gia các hoạt động từ thiện hoặc trở thành các nhà Mạnh Thường Quân trong các hoạt động xã hội khác Cần phải hiểu rằng đó cũng là các nhà đầu tư dài hạn, bởi lẽ một xã hội phát triển ổn định và phồn vinh, có trình độ tổ chức và văn hoá cao chính là điều cần thiết để kinh doanh thuận lợi Giá trị văn hóa doanh nghiệp xây dựng trên mối quan hệ giữa doanh nghiệp và công đồng xã hội, cơ quan Nhà nước thể hiện tính nhân văn, trách nhiệm lớn lao trên cả trách nhiệm đối với nhân viên mà là trách nhiệm đối với xã hội, môi trường sống, đối với

tương lai

1.3.3

trình tạo dựng các giá trị văn hóa doanh nghiệp

Tiến trình tạo dựng các giá trị văn hóa doanh nghiệp được thực hiện theo

trình tự như sau:

Bước 1: Xác định tập giá trị văn hóa ban đầu:

Mục tiêu xác định các tập văn hóa :

Trước khi xác định các giá trị văn hóa cốt lõi cần xác định được một cách tổng thể nhiều giá trị văn hóa khác nhau Như vậy, có thể hình dung tập giá trị văn hóa ban đầu là bao gồm nhiều giá trị văn hóa mà doanh nghiệp nói

chung cần đạt tới

Phương pháp xác định các tập giá trị văn hóa :

'Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng các giá trị văn hóa xuất phát từ các mối quan hệ trong hệ thống doanh nghiệp cũng như mối quan hệ giữa doanh nghiệp và các bên hữu quan Qua nghiên cứu này chúng ta sẽ tìm thấy được những giá trị văn hóa đang tồn tại trong doanh nghiệp Có thể mọi người trong doanh nghiệp đều nhận ra các giá trị văn hóa Tuy nhiên, các giá trị văn

hóa này còn tản mạn, biểu hiện một cách mờ nhạt và chưa được thống kê,

Trang 33

Cần phải nhận biết và thấu hiểu được các dạng thức biểu hiện các giá trị văn hóa doanh nghiệp Bằng cách phân định và hệ thống hóa những dấu hiệu biểu lộ ra của văn hóa đang hiện hữu trong doanh nghiệp, ta sẽ có được một cái nhìn khái quát hơn Những dấu hiệu điển hình của văn hóa doanh nghiệp có thể là: cách thức liên lạc, trao đổi thông tin trong doanh nghiệp vàhoặc khuyến khích người nào và với hiệu quả làm việc ra sao? Cách nhìn nhận, thái độ đối với khách hàng? Cách thức tạo lập và quản lý hồ sơ tài liệu, hành vi của các thành viên lãnh đạo doanh nghiệp, kiến trúc của trụ sở làm việc cũng như các phòng làm việc thiết bị văn phòng, mức độ thân thiện khi trao đổi qua điện thoại, tỉnh thần làm việc, khả năng giao tiếp của nhân viên trực cổng cũng như lễ tân

Phương pháp nghiên cứu : Lập bảng câu hỏi với đối tượng điều tra là các đối tượng liên quan đến bên trong và bên ngoài doanh nghiệp cụ thể ở đây là khách hàng và cán bộ công nhân viên Bảng câu hỏi được thiết kế phù hợp với từng đối tượng điều tra Các đối tượng đến từ bên ngoài doanh nghiệp, bảng hỏi thường được thiết kế giản lược, tập trung vào thu nhận thông tin định vị các giá trị doanh nghiệp đó, đang và nên mang lại cho khách hàng, cho các đối tác khác

Trang 34

biết văn hóa doanh nghiệp, họ phải dựa nhiều vào sự cảm nhận bằng trực giác Sau đó, toàn bộ những kết quả thu được từ công việc khảo cứu ở trên cần phải được tổng hợp, xử lý và trình bày rõ ràng

Ngoài ra, chúng ta cũng có thể dựa vào mô hình của các nhà nghiên cứu về văn hóa tổ chức tại trường đại hoc Harvard ~ Hoa Kỳ đưa ra các giá trị tính cách mà doanh nghiệp hướng tới: STT “Tính cách Đặc điểm 1 Tinh than tap the

Chú trọng đền người lao dong, “Tạo ra sự lôi cuốn trong công việc

Nang cao tỉnh thần trách nhiệm, tỉnh thần

Nhiệt tình trong | làm chủ

công việc Hành động có ý thức và tự giác

Có khả năng ứng phó sức ép cạnh tranh và sự thay đổi của thị trường

'Có khả năng tự quản lý bản thân "Tỉnh thân làm việc vì mục tiêu chung Chia sẻ, hợp tác, | 3 đoàn kết : Sẵn sàng chấp nhận cái sai để cùng nhau tiến bộ Nhân cách cởi mở Hoài bảo lớn Thích những thử thách mới 4 — |Tinhsángtạo _ | Triết lý hãy sáng tạo ra tương lai

Tìm cách thay đổi thật độc đáo

Khuyến khích nhân viên đóng góp ý kiến

Trang 35

Lam vige chuyén nghiệp Xử lý công việc nhanh chóng Có khã năng đưa ra nhận định Nắm bắt kịp thời nhu cầu khách hàng Tỉnh thần học hỏi, cầu tiến

Hứng thú tiếp nhận cái mới

Học hỏi là con đường đưa doanh nghiệp di đến thành công

Trách nhiệm công

VIỆC

Phong cách chỉ đạo mạnh của lành đạo Kết quả lao động đánh giá thông qua sản phẩm hữu hình, định lượng

Sự hãng hái là yếu tố quan trọng Cần người chuyên cần

Coi trọng nhân viên nhiều sáng kiến Mức tiêu chuẩn hoá công việc có thể thấp Kỹ năng công việc phải cao Uy tín kinh doanh Nói là làm Tính kỷ luật cao, tuân thủ

Phải tạo ra một hệ thông quy trình

Môi trường rủi ro hoạt động thấp

Không cần phân ứng nhanh nhiều

Nhân viên hầu như thực hiện theo các quy

trình định sẵn

Mực phản hồi công việc ít-+

Điểm mạnh là có hiệu lực cao khi xử lý

công việc trong môi trường ôn định 10 Tính cách chú trọng sự ôn định, tính truyền thống Cấn sử dụng phương pháp làm việc hệ thống, bài bản

Nhất quán trong các hoạt động

Xu hướng hồi cổ, tơn trọng các giá trị

Trang 36

trong quá khứ

'Yếu tổ truyền thông được nêu cao thậm chí

hơn cả sự nhiệt tình

Mức độ đồng thuận, nhất quán cao

Sức mạnh của tổ chức được tạo ra từ sự

hoà đồng và hiệu qua

Từ những cơ sở trên, ta sẽ đưa ra tập giá trị văn hóa ban đầu trên cơ sở

các giá trị văn hóa hiện có của tổ chức mặc dù những giá trị này còn mờ nhạt và tân mạn Ngoài ra, chúng ta có thể đưa vào một số giá trị văn hóa mới cần thiết cho doanh nghiệp mà các giá trị văn hóa hiện tại không có Mục đích nhằm có một tập giá trị văn hóa toàn diện và bao quát nhất

“Tóm lại, trên cơ sở điều tra, phân tích thăm dò dựa vào kết quả khảo sát định tính Ta xác định được các giá trị văn hóa mạnh/yếu đang tồn tai trong doanh nghiệp Sau đó, chọn lựa các giá trị văn hóa mạnh kết hợp với các giá

trị văn hóa mới cần tạo dựng (qua kết quả điều tra), ta xác định được tập giá

trị văn hóa ban đầu

Bước 2 : Tạo dựng giá trị văn hóa cắt lõi:

Trên cơ sở tập giá trị văn hóa ban đầu đã được xây dựng, chúng ta đã có

được cái nhìn khái quát và phạm vi lựa chọn Sau đó, tiến hành xây dựng bảng hỏi để điều tra để chọn ra các giá trị văn hóa quan trọng nhất Bảng hỏi được thiết kế sử dụng thang bậc Likert, với cấp độ từ 5 -10 Kết quả xử lý thống kê các dữ liệu cho phép đúc rút ra được tập các giá trị văn hóa cốt lõi

Trang 37

hợp với doanh nghiệp mình, tạo sự khác biệt, bao hàm nhiều nội dung nhưng ngắn gọn dễ hiểu Chính vì lý do đó, chỉ có nhà quản trị mới biết doanh nghiệp mình cần những giá trị cốt lõi gì, những giá trị này thể hiện sứ mệnh, triết lý kinh doanh của mình như thể nào

Như vậy, quá trình phân tích dữ liệu là rất quan trọng trong việc tìm hiểu và rút ra ý nghĩa của các dữ liệu Nhờ đó, các căn cứ cho để xuất giải pháp sẽ rõ rằng và khoa học hơn Phân tích kết hợp với diễn giải dé lim ndi bật ý nghĩa của dữ liệu, hay nói cách khác diễn giải là quá trình chuyển đổi các dữ liệu thuần túy thành thông tin Người nghiên cứu sẽ đạt đến mục tiêu của quá trình nghiên cứu khi rút ra kết luận từ những dữ liệu để phân tích

Một yếu tố nữa để làm căn cứ xác định các giá trị văn hóa đó là sứ mệnh và mục tiêu chiến lược của một doanh nghiệp Sứ mệnh và tầm nhìn là mục tiêu thiêng liêng cao cả mà doanh nghiệp mong muốn hướng tới nhằm đảm bảo vừa duy trì phát triển, vừa đóng góp cổng hiển cho xã hội Thông qua sit mệnh và tầm nhìn nhà lãnh đạo doanh nghiệp sẽ đưa ra các giá trị văn hóa để thực hiện cũng như làm rõ sứ mệnh và tằm nhìn của doanh nghiệp mình

~ Quyế

Sau khi nhà quản trị chọn được các giá trị văn hóa cốt lõi chúng ta tiến

inh tập giá trị văn hóa cốt lõi

hành tổng hợp lại và định nghĩa nội dung của từng giá trị để mọi người dễ hiểu

Bước 3: Xác định vai trò của lãnh đạo trong việc dẫn dắt thay đỗi các giá trị văn hóa của doanh nghiệp

Trang 38

những mối lo sợ của nhân viên Có thể nói nếu ví doanh nghiệp như một con thuyền thì người lãnh đạo là thuyền trưởng định hướng cho mọi người chèo

lái con thuyền đi đúng hướng và đến đích an toàn

Hơn ai hết lãnh đạo là người biết được doanh nghiệp mình sẽ phát triển theo mô hình nào Từ đó xây dựng nên viễn cảnh, sứ mệnh cho doanh nghiệp tiếp theo là xây dựng các giải pháp đề thực hiện mục tiêu này và tạo dựng các giá trị văn hóa khơng nằm ngồi mục đích đó

Bước 4 : Tạo sự đồng thuận đối với các giá trị văn hóa cốt lõi

Sau khi xác định được tập giá trị văn hóa cốt lõi và đánh giá vai tò của lãnh đạo trong việc dẫn dắt thay đổi văn hóa của một doanh nghiệp Bước tiếp theo là xây dựng một kế hoạch hành đồng nhằm tuyên bồ và phát triển các giá trị văn hóa này Phổ biến nhu cầu thay đổi, kế hoạch hành động và động viên tỉnh thần, tạo động lực cho sự thay đổi Sự thay đổi sẽ ảnh hưởng đến đời sống nhân viên Họ cần được biết sự thay đổi đó đem lại điều tốt đẹp cho họ

Sự động viên, khuyến khích sẽ đễ đàng hơn khi mọi người được biết vai trò của mình là đóng góp và xây dựng tương lai doanh nghiệp Những hành động,

„ kế hoạch có thể thực hiện bước này như sau

~_Xây dựng bộ quy tắc đạo đức, trách nhiệm của người Vietcombank ~ Truyền thông và chia sẻ các giá trị văn hóa nhằm tạo sự đồng thuận

trong toàn thể nhân viên

~_Kiểm tra, giám sát và chính sách khen thưởng xử phạt

Trang 39

Bước 5 : Kiểm soát, đánh giá quá trình phát triễn các giá trị văn hóa trong doanh nghiệp

Tiếp tục đánh giá văn hóa doanh nghiệp và thiết lập các chuẩn mực mới về không ngừng học tập và thay đổi Văn hố khơng phải là bất biến vì vậy khi ta đã xây dựng được một văn hoá phủ hợp thì việc quan trọng là liên tục đánh giá và duy trì các giá trị tốt và truyền bá những giá trị đó cho nhân viên mới

Có những doanh nghiệp sau khi xác định được tập giá trị văn hóa và các giải pháp để tạo sự đồng thuận đưa các giá trị này vào trong hoạt động doanh nghiệp Nhưng sau một thời gian khơng đánh giá kiểm sốt dẫn đến hiện tượng ban đầu được mọi người hưởng ứng rằm rộ sau đó nhạt dẫn và đi vào quên lăng Chính vì vậy, đây là bước quan trọng không kém bước tạo

Trang 40

>>> PHÁT HIỆN Các giá trị văn hóa (Ebanuphay kế thừa

Ậ : Tập giá trị văn Nghiên cứu ên cứ

hóa ban đầu định tính

wv

Các giá trị văn hóa

tạo mới 'Nghiên cứu định lượng Các giá trị văn hóa cốt lõi Sứ mệnh, triết lý kinh doanh, mục tiêu chiến lược Quyết định | tập giá trị văn hóa cốt lõi Xác định vai trò lãnh đạo trong dẫn dắt thay đôi Giải pháp tạo sự đồng thuận

Kiểm tra, đánh giá quá trình phát t

các giá trị văn hóa

Ngày đăng: 30/09/2022, 10:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN