Tiểu dẫn - Người lái đò sông Đà là áng văn được in trong tập Sông Đà 1960 của Nguyễn Tuân.. Những người lái đò dũng cảm và tài ba trên thác nước sông Đà, những người công nhân lâm nghiệ
Trang 1Đọc hiểu tác phẩm Người lái đò sông Đà
I Tìm hiểu chung
1 Tiểu dẫn
- Người lái đò sông Đà là áng văn được in trong tập Sông Đà (1960) của Nguyễn Tuân Sông Đà gồm 15 bài tuỳ bút và một bài thơ phác thảo Đây là kết quả của chuyến đi gian khổ mà hào hứng của Nguyễn Tuân tới miền Tây Bắc xa xôi, thoả mãn cái thú tìm đến miền đất lạ, tìm ra chất vàng mười trong tâm hồn người lao động, trên miền sông, núi hùng vĩ và thơ mộng
- Nhà văn ngược dòng lịch sử dựng lại những tấm gương anh hùng của chiến sĩ cách mạng ở nhà tù Sơn La, những cán bộ hoạt động hồi Tây Bắc bị giặc chiếm, những đoàn dân công và bộ đội trong chiến dịch Điện Biên
- Tác giả trở lại hiện tại tìm đến lớp người đi mở đường kiến thiết Tây Bắc, những gia đình lên Điện Biên lập nghiệp Những cán bộ địa chất đi tìm mỏ quặng, những chiến sĩ biên phòng bảo vệ miền biên giới Tây Bắc Những người lái đò dũng cảm và tài ba trên thác nước sông Đà, những người công nhân lâm nghiệp không tiếc
mồ hôi, công sức từng ngày, từng tháng xây dựng miền Tây Bắc Tổ quốc
Trang 2Tập tuỳ bút Sông Đà còn thể hiện phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Tuân: tài hoa và uyên bác Người lái đò sông Đà là một trong những áng văn tiêu biểu nhất trong tập Sông Đà
2 Văn bản
Đại ý
Đoạn trích miêu tả sông Đà vừa dằn dữ, vừa thơ mộng và con người Tây Bắc vừa cần cù dũng cảm, vừa khéo léo tài hoa
II Đọc hiểu văn bản
1 Bài ca về dòng sông thơ mộng, trữ tình
- Nguyễn Tuân bắt mạch cảm xúc của mình từ một câu thơ trữ tình của Vla-đi-xláp Brô-ni-ép-xki nhà thơ cách mạng Ba Lan (1897 - 1962): “Đẹp vậy thay, tiếng hát trên dòng sông” và câu thơ chữ Hán của Nguyễn Quang Bích “Chúng thuỷ bắc lưu” (Mọi dòng sông hướng Bắc)
Từ cảm hứng này, tác giả giới thiệu tài nguyên phong phú của Tây Bắc và nhấn mạnh: tài nguyên quí nhất của vùng này là con người Con người bản địa và con người lên xây dựng Tây Bắc
Tác giả đãkhắc hoạ được nhiều bức tranh thiên nhiên sinh động hấp dẫn về một vùng rừng núi hùng vĩ, hiểm trở và rất thơ mộng Những núi xa, núi gần, những thung lũng vàng lúa chín và bao thứ hương đua sắc Tập trung miêu tả là con sông Đà
Trang 3Trở lại cảm xúc ban đầu, Nguyễn Tuân đưa ta trên một con thuyền lướt trên mặt sông mà lòng tự cất lên tiếng hát Từ đây sông Đà như một “nhân vật” có mặt suốt từ đầu đến cuối thiên tuỳ bút
+ Về phương diện địa lí, sông Đà dài gần 900km, “lượn rồng rắn” qua vùng rừng núi bao la, có độ dốc lớn Vì vậy, lưu tốc của sông Đà lớn hơn nhiều những dòng sông khác Tuy nhiên Nguyễn Tuân chỉ cung cấp một phần tri thức ấy, chủ yếu Nguyễn Tuân viết về sông Đà với khía cạnh văn hoá thẩm mĩ, bày tỏ cảm xúc của mình
+ Sông Đà như một sinh thể có cá tính Tác giả nhận xét “Con sông Đà hung bạo và trữ tình” Từ thác bờ về xuôi sông Đà hiền hoà, nước chảy êm đềm, nó dịu dàng như biết bao dòng sông khác Đây là cái nhìn không chỉ quan sát bình thường mà đầy khám phá, sáng tạo nghệ thuật: “Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đổt hương xuân” Câu văn vừa có đường nét, hình khối và màu sắc, vừa có sự so sánh và cảm nhận lại như hát lên trong giọng điệu Ban đầu giọng điệu ấy có âm vực cao, chậm lại, kéo dài ra, lan toả trong không gian đến bất tận
Người ta có cảm giác từ trên thượng nguồn, sông Đà chảy ngoằn ngèo, dích dắc giữa điệp trùng núi đá và rừng cây đại ngàn nhưng càng về xuôi, sông Đà càng êm
ả thẳng dòng
- Tác giả miêu tả màu sắc của sông Đà biến đổi theo từng mùa: “Mùa xuân nước sông Đà màu ngọc bích”, tác giả nhấn mạnh: “chứ không xanh như màu cánh
Trang 4hến” tức là màu xanh đục của sông Gâm, sông Lô (cả ba con sông này đều chảy qua miền rừng núi Tây Bắc Bắc Bộ) Sự so sánh về màu sắc làm cho dòng sông có vẻ đẹp riêng (Ngọc bích: vừa trong lại vừa có sự phản chiếu óng ánh) “Mùa thu nước sông
Đà lừ đừ chín đỏ”, tác giả lại so sánh: “Lừ lừ chín đỏ như da người bần đi vì say rượu bữa” Dòng sông có vẻ đẹp riêng của mỗi mùa Cái hay của nhà văn Nguyễn Tuân không chỉ ở vốn văn hoá, vốn từ vựng phong phú, trí tưởng tượng bay bổng mà còn ở cảm xúc, ở thái độ: “chưa hề bao giờ tôi thấy dòng sông Đà là đen như thực dân Pháp
đã đè ngửa con sông ta ra đổ mực Tây vào mà gọi bằng một cái tên Tây láo lếu, rồi cứ thế mà phết vào bản đồ lai chữ” Nhà văn đã đứng trên lập trường dân tộc để hạ những dòng này Những dòng, những chữ thấm sâu tình đất nước Ta mới hiểu vì sao Nguyễn Tuân chỉ học hết bậc thành trung rồi bị đuổi, chỉ vì tham gia vào việc phản đối giáo viên người Pháp nói xấu Việt Nam
- Đó là các đoạn văn
+ “Bờ sông Đà, bãi sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên sông Đà”
+ “Cảnh ven sông ở đây lặng tờ Hình như ở đời Lí, cổ tích tuổi xưa”
Ta tưởng như được chứng kiến cảnh yên tĩnh của sông Đà Cách so sánh của Nguyễn Tuân “một bờ tiểu sử”, “một nỗi niềm cổ tích” có sức khêu gợi sâu xa, khắc hoạ vẻ đẹp hoang sơ, con sông chảy qua tháng năm lịch sử mang dấu ấn văn hoá, ngàn xưa của cha ông Văn Nguyễn Tuân cổ kính, đĩnh đạc, trong nghiêm mà hiện đại là thế
Trang 5+ Có những liên tưởng giàu chất thơ: “Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi Tiếng cá đập nước sông đuổi mất đàn hươu vụt biến” Cảnh thiên nhiên thật sống động
+ Nguyễn Tuân đưa người đọc về với những huyền thoại qua câu ca dao Cũng không ai nghĩ rằng đó là con sông của câu đồng dao Sơn Tinh, Thuỷ Tinh: “Núi cao sông hãy còn dài/ Năm năm báo oán đời đời đánh ghen” và câu thơ của Lí Bạch: “Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”
Nhìn ngắm sông Đà, suy nghĩ về sông Đà bằng nhiều thời gian và không gian khác nhau Thiên nhiên sông Đà đã ùa vào lòng nhà văn để tâm hồn cẩt cánh thành lời rất đỗi trữ tình
2 Sông Đà, con sông Tây Bắc dằn dữ, hung bạo
- Nguyễn Tuân miêu tả sông Đà dằn dữ, hung bạo ở mấy chi tiết sau:
+ Thác nước
+ Đá dựng đứng thành
+ Sự hợp tác của gió, của sóng và của đá
+ Những hút nước
- Cảnh 2 bờ sông “Đá hai bên bờ sông dựng thẳng đứng như xây vách thành”
Cả ngày mặt sông không ánh nắng, “Ở đây người ta chỉ nhìn thấy mặt trời lúc đúng ngọ” Cách miêu tả này tạo được ấn tượng khá đậm nét về vách đá dựng đứng với độ cao hun hút Chưa hết “Có chỗ vách đá thành chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu”
Trang 6Dòng chảy bị thu hẹp Hẹp đến nỗi đứng bên này nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia” Đặc biệt khi nhà văn miêu tả: “Ngồi trong khoang dò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy như mình đang đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện” Nhà văn
đã sử dụng nhiều giác quan để miêu tả, không chỉ có thị giác mà cảm xúc cộng với sự
so sánh mới mẻ, độc đáo Vách thành dựng đứng gợi sự hiểm trở hùng vĩ, lòng sông hẹp khiến người đọc nghĩ tới lưu tốc của dòng chảy mạnh đến mức nào
- Tính chất hung bạo của sông Đà còn thể hiện qua thác nước Nhân cách hoá trong miêu tả của Nguyễn Tuân, biến thác nước thành những bầy thuỷ quái hung hăng, bạo ngược lúc thì “nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo”
Lạ thay, chỉ có Nguyễn Tuân mới có cách miêu tả so sánh như thế này: “Thế rồi nó rống lên như một tiếng ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cũng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng”
Tiếng một ngàn con trâu mộng rống lên vì bị đổt trong rừng lửa đã là đặc biệt
So tiếng réo của lửa như tiếng thác gầm thì chỉ có Nguyễn Tuân mới so sánh tài hoa như vậy Ta có đi qua rừng cháy hoặc nơi đồng bào đổt nương làm rẫy mới thấy Nguyễn Tuân miêu tả đúng lắm Nhưng tài hoa ở chỗ nước và lửa xưa nay vẫn kị nhau (thuỷ - hoả), có cài này thì cái kia không tồn tại Vậy mà nó hội tụ ngay trong văn của Nguyễn Tuân, thật tài hoa
Trang 7- Sự phối hợp giữa gió và sóng tạo nên sức mạnh uy hiếp “mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số, nước sô đá, đá sô sóng tóm được qua đấy” Câu văn ngắn, tạo được nhiều điệp từ, điệp cấu trúc làm tăng nhịp gấp gáp như chuyển động của sóng và gió
- Đáng chú ý là những hút nước (xoáy lớn) “Trên sông có những hút nước để làm móng cầu”, “nước thở và kêu” tựa như người ta rót dầu Hút nước nguy hiểm
“Nhiều bè gỗ rừng đi nghênh ngang ở khuỷnh sông dưới” Thật khủng khiếp và dữ dội
- Đá ở sông Đà đã “mai phục hàng ngàn năm trong lòng sông” Khi có thuyền đến thì chúng bèn “nhổm cả dậy để đòi ăn chết cái thuyền” Đã được miêu tả như con người Những kẻ lúc nào cũng muốn gây tai vạ cho bất cứ ai “nó đứng, nó ngồi, nó nằm tuỳ theo sở thích”, “đám tảng đám hòn chia làm ba hàng chặn ngang trên sông đòi ăn chết cái thuyền” Đá ở sông Đà đang bày thành “thạch trận”, Nguyễn Tuân gọi
đó là “bong ke chìm” và “pháo đài nổi” Kiến trúc uyên bác giúp Nguyễn Tuân miêu
tả ở đoạn này thật sinh động: “Một hòn ấy trông nghiêng thì y như là thì tiến gần vào”
- Nguyễn Tuân muốn tạo một không gian vừa thơ mộng trữ tình vừa dữ dằn hung bạo để cho người lao động xuất hiện trên cái nền của không gian ấy Người lái
đò sông Đà xuất hiện trong bối cảnh đầy thử thách
3 Người lái đò sông Đà
- “Thạch trận bày song con thuyền lao tới”
Trang 8- Sau hàng chục năm xuôi ngược trên sông Đà, ông đò vẫn nhớ tỉ mỉ như đóng đanh vào tất cả những luồng nước, của tất cả con thác hiểm trở”, “ông lái đã nắm chắc binh pháp của thần nông thần đá”, “thuộc qui luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở” nên ông lái rất tự tin
- Ông đò còn là người có tài nghệ leo ngềnh, vượt thác
- Ông đò còn là người có ngoại hình của con người gắn bó với nghiệp “cánh tay dài lêu nghêu như cái sào”, “chân khuỳnh khuỳnh”, giọng nói ào ào như thác nước
- Nguyễn Tuân miêu tả cuộc vượt thác của ông lái đò
+ Ông lái đò như một viên tướng tả xung, hữu đột qua nhiều cửa, nhiều vòng
mà ở cửa nào cũng có những tên đá tướng hung tợn chắn giữ, Ông đò chỉ sơ suất nhỏ cũng có thể bị trả giá bằng án mạng
+ Mặt trước hò la xông tới định bẻ gẫy cán chèo “thác nước thúc mạnh vào hông thuyền”, “như đô vật tóm lấy thắt lưng ông đò”, “nhưng trên cái thuyền sáu tay chèo vẫn nghe tiếng chỉ huy ngắn gọn, tỉnh táo của ông lái” Ông bình tỉnh và tự tin biết chừng nào
+ Ông nén cái đau về thể xác (thác nước đã đánh trúng đòn vào chỗ hiểm), điều khiển con thuyền vượt qua “trùng vi thạch trận” Ông lái đò có những động tác nhanh, mạnh, táo bạo nhưng chuẩn xác: “bám chắc lấy luồng nước mở đường tiến” Trí tưởng tượng và vốn từ phong phú, Nguyễn Tuân tạo được đoạn văn mang đầy không
Trang 9khí trận mạc, sinh động cuộc chiến đấu của người lái đò với thác nước, với tầng lớp mai phục mà ông lái đò ngày nào cũng phải đối mặt với Đà giang
- Ông lái đò rất thuần phục, giỏi giang trong nghề leo ghềnh, vượt thác “còn một trùng vây thứ ba nữa sóng xèo xèo tan trong trí nhớ” Cách sử dụng từ ngữ vừa
là tượng hình, vừa tượng thanh Cách so sánh, câu văn ngắt ra nhiều để diễn tả động tác trong cùng một khoảng thời gian của người lái đò Đó là tài hoa của người nghệ sĩ
Dù bất cứ nghề nào, con người bộc lộ tài khéo, điêu luyện, con người đó là nghệ sĩ Nguyễn Tuân quan niệm như vậy
- Ông lái đò là một nghệ sĩ tài hoa và ông còn có tâm hồn phong phú, giản dị
mà thanh cao Nhà đò nghỉ lại trong hang đó, “đốt lửa trong hang, nướng ống cơm lam, và toàn bàn tán về cá anh vũ, cá dầm xanh, về những cái hầm cá, hang cá mùa khô ( ) cũng chẳng thấy ai bàn một lời nào về cuộc chiến thắng vừa qua ( ) cuộc sống của họ ngày nào cũng phải chiến đấu với sông Đà dữ dội, ngày nào cũng giành lấy cái sồng từ tay những cái thác, nên nó cũng không có gì hồi hộp đáng nhớ Họ nghĩ thế lúc ngừng chèo, phải chăng ông lái đò cùng đồng nghiệp của mình thiết tha gắn bó với nghề nghiệp Tài hoa nghệ sĩ còn ở chỗ đó
- Anh hùng không chỉ xuất hiện đối mặt với kẻ thù trong tiếng bom gầm, đạn réo mà ngay trong cuộc sống lao động hằng ngày của những con người giản dị, không mang một cái tên chỉ là ông lái đò, ông đò, nhà đò, người lái đò đang có mặt nơi ghềnh thác đèo heo hút gió, xa xôi của Tổ quốc Họ đã làm nên thiên anh hùng ca lao động Họ đáng trân trọng biết bao