1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Một số kinh nghiệm đồng quản lý nghề cá hồ chứa tại tỉnh Đắc Lắc

9 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 478,07 KB

Nội dung

Báo cáo Một số kinh nghiệm đồng quản lý nghề cá hồ chứa tại tỉnh Đắc Lắc trình bày một số đặc điểm và kết quả bước đầu của mô hình ĐQL nghề cá tại 3 hồ trong tỉnh Đắc Lắc. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung!

Lý Ngọc Tuyên, Dương Tuấn Phương, Một số kinh nghiệm đồng quản lý nghề cá hồ chứa tỉnh Đắc Lắc MỘT SỐ KINH NGHIỆM ĐỒNG QUẢN LÝ NGHỀ CÁ HỒ CHỨA TẠI TỈNH ĐẮC LẮC Lý Ngọc Tuyên Dương Tuấn Phương Tóm tắt Dự án quản lý nghề cá lưu vực Mê Kơng triển khai tại Đắc Lắc‐Việt Nam bắt đầu từ tháng 8  năm 1995 với mục tiêu trước mắt là nâng cao năng lực cho các cơ quan thủy sản liên quan về  hoạch định và quản lý nghề cá hồ chứa trên cơ sở bền vững. Đồng quản lý (ĐQL) đã được  dự đốn như là kết quả cuối cùng cho mọi sự nỗ lực, điều này thể hiện trong mục tiêu lâu  dài của Dự án là đạt được sản lượng thủy sản cao và bền vững thơng qua việc quản lý hồ  chứa có sự thống nhất giữa cộng đồng và chính quyền địa phương.  Trong giai đoạn 1, trọng tâm của Dự án là tập trung vào đào tạo cho nhân viên Dự án và các  cơ quan hữu quan, đồng thời tiến hành các nghiên cứu về sinh học và kinh tế xã hội tại 6 hồ  được chọn có diện tích mặt nước từ 6 ha đến 658 ha, ở tỉnh Đắc Lắc.   Giai đoạn 2 của Dự án bắt đầu từ tháng 3 năm 2000. Mục tiêu trước mắt của giai đoạn này là  thiết lập, triển khai và nhân rộng mơ hình ĐQL bền vững nhằm đạt được sản lượng thủy sản  tối ưu trong các hồ chứa. Do đặc điểm, tính chất khác nhau của các hồ nghiên cứu và có sự  đồng thuận của các bên liên quan nên Dự án đã chọn được 3 hồ thích hợp để tiến hành mơ  hình ĐQL là hồ Lắc, hồ Easoup và hồ Bn Tría.  Dự  án đã tổ  chức nhiều cuộc họp, tập huấn và hội thảo cho các ngư  dân, chính quyền địa  phương và các ban ngành liên quan để đi đến thống nhất thành lập các mơ hình ĐQL nghề  cá hồ chứa tại các hồ đã chọn ở tỉnh Đắc Lắc. Từ khi các Hội Nghề cá được thành lập và đi  vào hoạt động, tình hình các hồ được cải thiện đáng kể, nguồn lợi thủy sản được sử dụng  một cách hợp lý và có hiệu quả, đời sống ngư dân sống quanh các hồ cũng được nâng lên rõ  rệt.  Báo cáo này trình bày một số đặc điểm và kết quả bước đầu của mơ hình ĐQL nghề cá tại 3  hồ trong tỉnh Đắc Lắc.  Giới thiệu Đắc Lắc là một trong 5 tỉnh ở  Tây Ngun hiện có khoảng 500 hồ chứa với diện tích ước tính  10.500 ha (Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Đắc Lắc 2005‐2010). Sản lượng trung bình hàng  năm giữa các hồ chứa có thay đổi từ 300 đến 350 kg/ha/năm. Tuy nhiên, việc quan tâm phát  triển nghề cá hồ chứa trong tỉnh chỉ được chú trọng trong những năm gần đây. Việc đầu tư  của người sử dụng nguồn lợi và chính quyền địa phương cịn ít được quan tâm. Việc đầu tư  xây dựng các hồ chứa trong tỉnh chủ yếu phục vụ cho tưới tiêu, phát triển nơng nghiệp và  các cơng trình thủy điện trong vùng.  Dân  số  tỉnh  Đắc  Lắc  gia  tăng  tương  đối  nhanh,  từ  1,7  triệu  người  năm  1999  lên  2,2  triệu  người năm 2005 (Niên giám thống kê Đắc Lắc 2005). Cá nước ngọt là nguồn protein động vật  chính và rẻ nhất cung cấp chủ yếu cho dân số ngày càng tăng. Theo ước tính, khoảng 70%  nguồn cá cung cấp trong tỉnh là cá biển. Do đó nhu cầu cá nước ngọt của người dân ngày  172 Kỷ yếu Hội thảo quốc gia "Phát triển bền vững ngành thuỷ sản Việt Nam: Các vấn đề cách tiếp cận" Lý Ngọc Tuyên, Dương Tuấn Phương, Một số kinh nghiệm đồng quản lý nghề cá hồ chứa tỉnh Đắc Lắc càng nhiều và các cấp chính quyền địa phương đã bắt đầu chú ý đến việc phát triển nghề cá  hồ chứa trong vùng.    Nghề cá tại 3 hồ Lắc (658 ha), hồ Easoup (240 ha), và hồ Bn Tría (141 ha) trong tỉnh nơi Dự  án đang triển khai có tiềm năng tương đối lớn về thuỷ sản, được khai thác tự do từ khá lâu,  ít được quản lý do đó sản lượng cá tại các hồ này đã bị giảm sút nghiêm trọng do số người  đánh cá  tăng nhanh, sử dụng các phương tiện hủy diệt để đánh cá như: chất độc, thuốc nổ,  xung điện và các loại lưới có kích cỡ mắt lưới nhỏ     Để giải quyết tình trạng này, Dự án đã phối hợp với chính quyền địa phương, các ban ngành  liên quan và ngư dân tổ chức nhiều cuộc họp, hội thảo để xác định, lựa chọn và cuối cùng đã  chấp nhận mơ hình ĐQL nghề cá hồ chứa để áp dụng tại 3 hồ này.    Từ năm 1999 đến năm 2002, các Hội Nghề cá được thành lập tại các hồ Lắc, Easoup và Bn  Tría. Kể từ đây một mơ hình quản lý nghề cá mới đã được thiết lập, cuộc sống của ngư dân  sống quanh hồ được cải thiện rõ rệt, nguồn lợi trong các hồ được sử dụng một cách hiệu quả.  Chính quyền điạ phương, các ban ngành và người dân cùng chia sẻ quyền lợi, trách nhiệm  trong việc sử dụng và quản lý nguồn lợi thủy sản một cách bền vững.    13.600 ( Hồ Easoup Huyện Easoup 13.200 12.800 Thành phố Buôn Mê Thuột 12.400 Hồ Bn Tría 20 40 Huyện Lắc kilometers 12.000 107.444 Hồ Lắc 107.844 108.244 108.644 109.044  Bản đồ tỉnh Đắc Lắc hồ Dự án triển khai mơ hình ĐQL Kỷ yếu Hội thảo quốc gia "Phát triển bền vững ngành thuỷ sản Việt Nam: Các vấn đề cách tiếp cận" 173 Lý Ngọc Tuyên, Dương Tuấn Phương, Một số kinh nghiệm đồng quản lý nghề cá hồ chứa tỉnh Đắc Lắc Quá trình thực mơ hình ĐQL Tại mỗi hồ  chứa, trước tiên Dự án thảo luận về mục tiêu với chính quyền địa phương cấp  huyện. Nếu được đồng ý, sẽ tổ chức một cuộc hội thảo tương tự ở cấp xã nơi có hồ chứa để  Dự án triển khai thực hiện. Sau đó thảo luận nhóm về đánh giá nhanh nơng thơn có dự tham  gia cộng đồng (PRA) được tiến hành nhằm tìm ra các bên liên quan, các vấn đề và phương  hướng giải quyết. Sau cùng, Dự án tiến hành xác định các hoạt động chi tiết cụ thể tiếp theo  và cùng thảo luận với các bên liên quan, tổ chức các lớp tập huấn và hội thảo.      Sau cuộc hội thảo ban đầu, người dân được tập huấn về mơi trường. Số lượng lớp tập huấn  tại mỗi hồ phụ thuộc vào số dân sinh sống tại đó. Tại lớp tập huấn này, các thành viên tham  gia cũng được thảo luận về nhu cầu của việc quản lý nguồn lợi. Mong muốn chung từ các  lớp tập huấn là sau này  con em họ vẫn có cá để đánh bắt. Nhằm đạt được mục tiêu này, cần  quản lý tốt nguồn lợi thủy sản và để thành cơng, cộng đồng ngư dân cần được tham gia vào  q trình quản lý này.     Các ngư dân cũng nhận thức rằng một số loại ngư cụ họ đang sử dụng là khơng có lợi cho sự  bền vững của nguồn lợi, nhưng họ vẫn phải dùng vì nhu cầu sinh sống của bản thân và gia  đình họ.    Các lớp tập huấn này cũng cho phép các thành viên tham gia vào Dự án xác định kế hoạch  tiếp theo. Tại mỗi hồ, các tổ chức Hội Nghề cá được thành lập, và tùy thuộc vào điều kiện  của từng hồ mà mục tiêu của hội có khác nhau. Ngồi ra, cịn tổ chức nhiều lớp tập huấn tại  các hồ chứa được chọn về tín dụng‐tiết kiệm và các nghề nghiệp thay thế cho nghề cá khơng  bền vững như ni cá ao, lồng, làm lưới …     Nhìn  chung,  mục  tiêu  của  các  Hội  Nghề  cá  là  bảo  đảm  tính  bền  vững  của  sản  lượng  thủy  sản,  nhằm  duy  trì  ổn  định  mức  sống  cho  cộng  đồng  ngư  dân  và  cùng  kết  hợp  với  chính  quyền địa phương và các cơ quan liên quan trong việc quản lý nghề cá tại các hồ. Các lớp tập  huấn trên đã hỗ trợ việc thực hiện các mục tiêu của hội, giúp khuyến khích việc quản lý tốt  nghề cá và giúp ngư dân có sự lựa chọn để vẫn duy trì cuộc sống hiện tại trong khi vẫn ngăn  chặn các hoạt động khai thác khơng bền vững.    Tùy vào điều kiện của từng hồ mà các hội có những quy định riêng về đánh bắt và quản lý  nguồn lợi. Sự cương quyết thi hành các quy định là một yếu tố rất quan trọng cho sự thành  cơng của mơ hình ĐQL.    Hàng tháng, các nhân viên của Dự án theo dõi hoạt động của hội, tham gia vào các cuộc họp  hàng tháng của hội để cùng tư vấn cho các hoạt động của hội như: tuần tra bảo vệ, thu phí  đánh bắt, tín dụng tiết kiệm, góp vốn thả cá,  Dự án cũng tư vấn và liên hệ với chính quyền  địa  phương  cũng  như  các  cơ  quan  liên  quan  khi  cần  thiết.  Các  Hội  Nghề  cá  hồ  Lắc,  hồ  Easoup và hồ Bn Tría đã nhận được sự hỗ trợ từ Hội Nghề cá Việt Nam và được tỉnh ra  quyết định thành lập.  174 Kỷ yếu Hội thảo quốc gia "Phát triển bền vững ngành thuỷ sản Việt Nam: Các vấn đề cách tiếp cận" Lý Ngọc Tuyên, Dương Tuấn Phương, Một số kinh nghiệm đồng quản lý nghề cá hồ chứa tỉnh Đắc Lắc Tóm tắt q trình thành lập thực mơ hình ĐQL Dự án Các thảo luận thăm dị với các bên liên quan                             Không ủng hộ=>  Rút lui         Ủng hộ      Gặp gỡ các bên liên quan:  Các bên liên quan=>  Các vấn đề=> Hướng giải quyết=>        Tiếp tục thăm dị các bên liên quan         Xác định/tìm ra các vần đề:         Mâu thuẫn? Các vấn đề chung? Các hoạt  động? Cơ cấu đại diện cho ngư dân?          Xác định các mối liên quan cần thiết  Các hoạt động ban đầu (tập huấn/điều tra,  )                        Sắp xếp các mối liên kết                    Xác định nhóm lãnh đạo tiềm năng      Tổ chức nhóm lãnh đạo của cộng đồng/thiết lập mối liên quan với các cơ quan        hữu quan             Tổ chức bầu cử/thành lập Hội Nghề cá        Tập huấn/phối hợp nghiên cứu/quản lý hành chính, kỹ thuật,  hỗ trợ tài chính/liên hệ các cơ quan hữu quan        Phối hợp với các bên liên quan xác định mơ hình ĐQL                           Quyết định thành lập mơ hình ĐQL                           Lập kế hoạch hoạt động, thực hiện, giám sát và đánh giá    Kỷ yếu Hội thảo quốc gia "Phát triển bền vững ngành thuỷ sản Việt Nam: Các vấn đề cách tiếp cận" 175 Lý Ngọc Tuyên, Dương Tuấn Phương, Một số kinh nghiệm đồng quản lý nghề cá hồ chứa tỉnh Đắc Lắc Mơ hình ĐQL hồ 3.1 Mơ hình ĐQL hồ Lắc UBND tỉnh Đắc Lắc Các quan chức (Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn,Trung tâm Khuyến nông, Sở Công an UBND huyện Lắc (UBND thị trấn Liên Sơn, xã Yang Tao) Hội Nghề cá hồ Lắc Chi hội thị trấn Liên Sơn (114 hội viên) Chi hội xã Yang Tao (102 hội viên) Tổ Tổ Tổ Tổ Tổ 3.2 Mơ hình ĐQL hồ Easoup UBND thị trấn Easoup Ban Thủy nông Hội Nông dân Công an thị trấn Easoup Tổ 176 Hội Nghề cá hồ Easoup Tổ Tổ Trung tâm Khuyến nông Tổ Kỷ yếu Hội thảo quốc gia "Phát triển bền vững ngành thuỷ sản Việt Nam: Các vấn đề cách tiếp cận" Lý Ngọc Tuyên, Dương Tuấn Phương, Một số kinh nghiệm đồng quản lý nghề cá hồ chứa tỉnh Đắc Lắc 3.3 Mơ hình ĐQL hồ Bn Tría UBND xã Bn Tría Cơng an xã Bn Tría Trạm Thủy nơng Hội Nghề cá Bn Tría Trong các mơ hình nói trên, chính quyền địa phương đã giao quyền và trách nhiệm quản lý  cho các Hội Nghề cá. Dự án phối hợp với các hội phác thảo quy chế đánh bắt  trình chính  quyền địa phương cùng chỉnh sửa, bổ sung và các hội hoạt động dựa theo các quy chế này.  Chính quyền địa phương hỗ trợ trong việc tuần tra bảo vệ trên hồ cùng với lực lượng cơng  an, ban quản lý hồ, đồng thời cho phép các hội thu phí đánh bắt nhằm tạo kinh phí cho hội  hoạt động như thả cá, tuần tra bảo vệ, chi phí hành chính hội họp     Chính quyền địa phương cũng tư vấn giám sát và giúp liên lạc với các ban ngành liên quan  trong việc quản lý nguồn lợi. Dự án chính là cầu nối, xúc tiến giám sát hỗ trợ các hội hoạt  động, liên lạc với các ban ngành và chính quyền địa phương. Hội Nghề cá báo cáo định kỳ  tình hình hoạt động của hội cho các cấp chính quyền địa phương     Chính quyền địa phương: Có trách nhiệm giám sát và chịu trách nhiệm về các hoạt động  hành chính của hội như: ban hành các quy chế đánh bắt, xử lý  người vi phạm, hỗ trợ vốn  thả cá nhằm tái tạo nguồn lợi trong  hồ.    Các ban ngành: Ban Thủy nơng, Phịng Kinh tế, Ban Quản lý rừng, Trạm Khuyến nơng  có  trách nhiệm hỗ trợ kỹ thuật, quản lý và phối hợp với các Hội Nghề cá để quản lý nguồn lợi  trong hồ, tuần tra bảo vệ, thu phí của ngư dân. Ngồi ra cịn phối hợp với Dự án giúp đỡ hội  tổ chức  tập huấn về các ngành nghề thay thế, tạo cơng ăn việc làm mới cho ngư dân, giảm  áp lực đánh cá trên các hồ. Họ cũng chia sẻ quyền lợi và trách nhiệm quản lý nguồn lợi của  các hồ.     Các Hội Nghề cá: Phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan hữu quan để triển  khai các hoạt động của mình như: thảo quy chế đánh bắt của hội, tìm phương hướng phát  triển nghề cá, tuần tra bảo vệ nguồn lợi, thả cá tái tạo nguồn lợi và duy trì sản lượng,  thành  lập các tổ tín dụng tiết kiệm tạo nguồn vốn giúp đỡ  nhau trong việc mua sắm ngư cụ đánh  bắt, vận động, tun truyền khơng sử dụng các phương tiện đánh bắt hủy diệt trên hồ , định  kỳ báo cáo hoạt động  cho các ban ngành và chính quyền địa phương.   Kỷ yếu Hội thảo quốc gia "Phát triển bền vững ngành thuỷ sản Việt Nam: Các vấn đề cách tiếp cận" 177 Lý Ngọc Tuyên, Dương Tuấn Phương, Một số kinh nghiệm đồng quản lý nghề cá hồ chứa tỉnh Đắc Lắc Một số kết bước đầu mơ hình Sau gần 5 năm hình thành và triển khai mơ hình ĐQL, các Hội Nghề cá tỉnh Đắc Lắc đã đi  vào hoạt động tương đối ổn định. Họ có thể tự lập kế hoạch và quyết định các hoạt động của  mình như thu phí đánh bắt của bà con hội viên trong các hội, chi phí cho hoạt động của tổ  bảo vệ, duy trì sinh hoạt của Ban Chấp hành, các tổ nghề cá, phối hợp với chính quyền địa  phương giải quyết và xử lý các vi phạm quy chế của hội, lập kế hoạch thả cá và huy động bà  con đóng góp tiền thả cá.    Vận  động ngư  dân  trong  các  hội  góp  tiền  thả  cá  xuống  hồ  có  ý  nghĩa  rất  lớn  đối  với  cộng  đồng xung quanh hồ vì qua hoạt động này, mọi người nhận thức được rằng khai thác phải đi  đơi với bảo vệ và duy trì nguồn lợi.    Nâng cao thu nhập của ngư dân từ nghề cá , ổn định nguồn lợi trong hồ do biết cách khai  thác và bảo vệ hợp lý. Năng lực quản lý của các hội viên cũng được phát huy và nâng cao.     Qua sinh hoạt trong các tổ tín dụng tiết kiệm của hội, hầu hết người dân có ý thức hơn trong  việc chi tiêu tiết kiệm, hạn chế lãng phí và giúp đỡ nhau trong việc mua sắm ngư cụ, đồn  kết phấn đấu xây dựng cuộc sống giàu đẹp hơn.    Với tình trạng chung của các hồ chứa hiện nay là nguồn lợi bị cạn kiệt nghiêm trọng do số  lượng người đánh bắt cá tăng nhanh hàng năm trong khi nguồn lợi có hạn, cộng với sự thay  đổi bất thường của thời tiết thì việc áp dụng mơ hình ĐQL cho nghề cá hồ chứa ở đây là rất  cần thiết và phù hợp.    Tình  trạng  sử  dụng  ngư  cụ  đánh  bắt  huỷ  diệt  trên  hồ  giảm  rõ  rệt.  Khi  nghề  cá  chưa  được  quản lý, tỷ lệ  ngư cụ mang tính huỷ diệt so với các ngư cụ khác là 50% nhưng sau khi  Hội  Nghề cá các hồ thành lập và hoạt động, tình trạng sử dụng các ngư cụ này đã giảm hơn 80%,  mọi người có ý thức hơn trong việc sử dụng và bảo vệ nguồn lợi.    Nâng cao ý thức cộng đồng của người dân qua việc thực hiện tốt quyền lợi và nghĩa vụ của  bản thân đối với hội. Quan hệ cộng đồng trong vùng cũng tốt hơn vì họ biết giúp đỡ nhau  trong cuộc sống qua các hoạt động của Hội Nghề cá.    Những thuận lợi, khó khăn Thuận lợi: • Sự quan tâm của chính quyền tỉnh Đắc Lắc và các huyện, xã nơi triển khai mơ hình đã tạo  điều kiện tốt để các Hội Nghề cá hoạt động có hiệu quả.  • Có  sự  tham  gia  tích  cực  và  nhiệt  tình  của  các  thành  viên  trong  Ban  Chấp  hành  các  Hội  Nghề cá. Mặc dù đời sống của họ cịn nghèo và khó khăn nhưng rất nhiệt tình trong sinh  hoạt cộng đồng của các hội.  • Sự giúp đỡ khơng hồn lại của Dự án Quản lý nghề cá lưu vực sơng Mê Kơng cả về kỹ  thuật lẫn tài chính và sự đồng lịng của đa số người dân trong hội.  • Các  hồ  đang  áp  dụng  mơ  hình  này  có  rất  nhiều  thức  ăn  tự  nhiên  nên  khi  thả  cá  chúng  phát  triển  rất  nhanh  và  duy  trì  được  sản  lượng  trong  hồ  cho  người  dân  đánh  bắt.  Hầu  như các ngư dân đều ủng hộ mơ hình này.    178 Kỷ yếu Hội thảo quốc gia "Phát triển bền vững ngành thuỷ sản Việt Nam: Các vấn đề cách tiếp cận" Lý Ngọc Tuyên, Dương Tuấn Phương, Một số kinh nghiệm đồng quản lý nghề cá hồ chứa tỉnh Đắc Lắc Khó khăn: • Người dân di cư đến sống quanh hồ ngày càng đơng gây khó khăn cho việc quản lý đánh  bắt của các hội.    • Vẫn cịn một số đối tượng đang lén lút sử dụng các phương tiện đánh bắt mang tính huỷ  diệt trên hồ để khai thác thuỷ sản.  • Chưa thu triệt để được các khoản thu như phí đánh bắt, hội phí và phí tuần tra bảo vệ để  chi cho các hoạt động của hội như tuần tra bảo vệ, thả cá, chi phí hành chính …  • Kinh phí hỗ trợ cho tổ tuần tra bảo vệ của các hội rất hạn chế, khó khăn trong việc mời lực  lượng cơng an địa phương cùng tham gia hoạt động này.  • Các Hội Nghề cá chưa có đủ thẩm quyền về mặt pháp lý để xử lý nghiêm khắc những đối  tượng khai thác nguồn lợi mang tính huỷ diệt.    Những học kinh nghiệm đề xuất • ĐQL là mơ hình rất mới mẻ, phức tạp và khó có thể thực hiện thành cơng nếu khơng có  sự giúp đỡ và cộng tác của chính quyền địa phương. Các Hội Nghề cá khơng có đủ thẩm  quyền  thực hiện  mọi chức năng mà có thể áp dụng vào mơ hình này như xử phạt hành  chính, bắt và phạt những người vi phạm quy chế đánh bắt, sử dụng ngư cụ huỷ diệt,…  • Các nhóm ngư dân cần sự hỗ trợ về tài chính để hoạt động và cộng đồng ngư dân sẽ đóng  góp nhiều hơn nếu quản lý tốt các hoạt động này và được cộng đồng địa phương nhất trí  cao. Tuy nhiên, đa số ngư dân cịn nghèo và bận rộn, họ khơng thể quan tâm đầu tư đúng  mức để đạt được mục tiêu đề ra. Các thành viên tự nguyện trong cộng đồng đơi khi cũng  gặp nhiều khó khăn và mâu thuẫn giữa các thành viên và gia đình. Tham gia tình nguyện  giúp đỡ cộng đồng là rất quan trọng nhưng họ cũng cần phải ni sống bản thân và gia  đình. Vì thế, nên có khoản phụ cấp cho các thành viên trong Ban Chấp hành.  • Các quyết định của chính quyền địa phương là điều kiện cần thiết để thực hiện các điều  lệ, quy chế … vì các nhóm ngư dân khơng đủ quyền cũng như các cơng cụ để thực hiện  một  số  khâu  quản  lý.  Chính  quyền  địa  phương  cần  có  nhận  thức  về  nhu  cầu  quản  lý  nguồn lợi dựa trên cộng đồng, và cũng cần thơng cảm với ngư dân. Họ là những người  thường có trình độ thấp, vì thế việc trình bày báo cáo đơi khi gặp khó khăn. Họ cũng là  những người nghèo vì thế đơi khi khơng tránh khỏi vi phạm các quy chế quản lý.  • Cần tơn trọng ý kiến và kiến thức, kinh nghiệm của ngư dân vì  họ hiểu rõ nguồn lợi mà  họ phụ thuộc vào, do đó cần  xem xét các ý kiến của họ khi đưa ra giải pháp.  • Đặt trọng tâm cải thiện đời sống cho ngư dân là rất quan trọng khi họ quản lý nguồn lợi  bền vững. Người nghèo hiểu rất rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ nguồn lợi cho thế hệ  mai sau nhưng họ vẫn  ưu tiên cho cuộc sống hiện tại.  • Các thành viên trong Ban Chấp hành hầu như cịn rất nghèo khó, đơi khi họ khơng đủ cố  gắng  để  nỗ  lực  thực  hiện  các  mục  tiêu  mà  hội  đề  ra  vì  thỉnh  thoảng  họ  cũng  gặp  mâu  thuẫn với hàng xóm và ngay cả trong gia đình họ.  • Cần tập huấn thêm cho các bên liên quan như ngư dân, chính quyền địa phương và các cơ  quan  hữu  quan  tác  động  đến  mơ  hình  về    những  lĩnh  vực  khác  liên  quan  đến  nghề  cá  như: chọn ngành nghề để thay đổi cơ cấu vật ni, cây trồng … Điều này có thể giúp họ  có những sáng kiến trong quản lý nghề cá bền vững hơn.          Kỷ yếu Hội thảo quốc gia "Phát triển bền vững ngành thuỷ sản Việt Nam: Các vấn đề cách tiếp cận" 179 Lý Ngọc Tuyên, Dương Tuấn Phương, Một số kinh nghiệm đồng quản lý nghề cá hồ chứa tỉnh Đắc Lắc Đề xuất: • Bộ Thủy sản, Hội Nghề cá Việt Nam cần nghiên cứu xem xét có biện pháp giúp chi hội  nghề cá có đủ chức năng xử lý các vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoạt động.  • Hội Nghề cá có những hỗ trợ về kỹ thuật như tổ chức các lớp tập huấn, giúp đỡ vốn cho  bà con ngư dân có những mơ hình làm ăn mới như khoanh ni thêm những eo ngách,  nhằm giảm áp lực khai thác cá tự nhiên, nâng cao thu nhập cho hội viên.  • Các cơ quan chức năng như cơng an cần quan tâm hơn trong việc gúp các chi hội xử lý các  đối tượng vi phạm hành chính trong khai thác thủy sản ở hồ chứa.  FISHERIES CO-MANAGEMENT: LESSONS LEARN FROM IN DAC LAC PROVINCE, VIET NAM Abstract Management  of  river  and  reservoir  fisheries  in  the  Mekong  Basin  (MRRF)  was  implemented  in  Dac  Lac  province,  Viet  Nam  from  August,  1995  with  immediate  objecttive:  “Enhanced  capacity  of  government  fisheries  agencies  to  plan  and  manage  reservoir  fisheries  on  a  sustainable  basis”.  Community‐based  co‐management  was  foreseen as the ultimate result of these efforts, as indicated in the development objective  of  the  Project:  “Sustained,  high  yields  of  fish  achieved  from  reservoirs  managed  under  local community agreement with government.”    In Phase I, therefore, the focus was on training staff of the Project and related government  agencies,  and  on  conducting  biological  and  socioeconomic  surveys  around  six  selected  water bodies, ranging in area from 5.37 ha to 658 ha in Dac Lac province, Viet Nam.    Phase II of the Project start from March, 2000 with objective: “Sustainable co‐management  models for optimal production in reservoirs developed, implemented and disseminated”.  Due to characteristics of studied water bodies and the agreement of stakeholders at local  authorities,  therefore  Project  selected  3  water  bodies  to  apply  the  model  of  fisheries  co‐ management at Lac lake, Easoup and Buon Tria reservoirs.    Project  held  many  meetings,  workshops,  trainings  for  fishers,  local  authorities  and  stakeholders in order to agree to establish a model of fisheries co‐management at target  water bodies in Dac Lac province. Since the Fishers’ Unions established, the situation in  all  three  selected  water  bodies  improved.  Fishers  became  more  aware  of  suitable  exploitation  of  fisheries  resources.  The  resources  in  the  reservoirs  are  being  maintained  and the livelihood of fishers around the reservoirs is improving.    180 Kỷ yếu Hội thảo quốc gia "Phát triển bền vững ngành thuỷ sản Việt Nam: Các vấn đề cách tiếp cận" ... Nam: Các vấn đề cách tiếp cận" 175 Lý Ngọc Tuyên, Dương Tuấn Phương, Một số kinh nghiệm đồng quản lý nghề cá hồ chứa tỉnh Đắc Lắc Mơ hình ĐQL hồ 3.1 Mơ hình ĐQL hồ Lắc UBND tỉnh Đắc Lắc Các quan... sản Việt Nam: Các vấn đề cách tiếp cận" 173 Lý Ngọc Tuyên, Dương Tuấn Phương, Một số kinh nghiệm đồng quản lý nghề cá hồ chứa tỉnh Đắc Lắc Q trình thực mơ hình ĐQL Tại? ?mỗi? ?hồ? ? chứa,  trước tiên Dự án thảo luận về mục tiêu với chính quyền địa phương cấp .. .Lý Ngọc Tuyên, Dương Tuấn Phương, Một số kinh nghiệm đồng quản lý nghề cá hồ chứa tỉnh Đắc Lắc càng nhiều và các cấp chính quyền địa phương đã bắt đầu chú ý đến việc phát triển? ?nghề? ?cá? ? hồ? ?chứa? ?trong vùng. 

Ngày đăng: 25/09/2022, 10:27

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Tóm tắt quá trình thành lập và thực hiện mơ hình ĐQL của Dự án Các thảo luận thăm dò với các bên liên quan  - Một số kinh nghiệm đồng quản lý nghề cá hồ chứa tại tỉnh Đắc Lắc
m tắt quá trình thành lập và thực hiện mơ hình ĐQL của Dự án Các thảo luận thăm dò với các bên liên quan  (Trang 4)
3. Mơ hình ĐQL tại các hồ - Một số kinh nghiệm đồng quản lý nghề cá hồ chứa tại tỉnh Đắc Lắc
3. Mơ hình ĐQL tại các hồ (Trang 5)
3.3. Mơ hình ĐQL hồ Bn Tría - Một số kinh nghiệm đồng quản lý nghề cá hồ chứa tại tỉnh Đắc Lắc
3.3. Mơ hình ĐQL hồ Bn Tría (Trang 6)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN