1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình

112 4 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 17,39 MB

Nội dung

Đề tài Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình nghiên cứu nhằm đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.

Trang 1

TRAN TH] THU HƯƠNG

NGHIÊN CUU CAC NHAN TO ANH HUONG DEN HIEU QUA HOAT DONG CUA CAC DOANH NGHIEP SAN XUAT TREN DIA BAN THANH PHO

DONG HOI, TINH QUANG BINH

LUAN VAN THAC SI KE TOAN

2020 | PDF | 111 Pages buihuuhanh@gmail.com

Đà Nẵng - Năm 2020

Trang 2

TRAN TH] THU HUONG

NGHIÊN CUU CAC NHAN TO ANH HUONG DEN HIEU QUA HOAT DONG CUA CAC DOANH NGHIEP SAN XUAT TREN DIA BAN THANH PHO

DONG HOI, TINH QUANG BINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN Mã số: 834 03 01

NGUOI HUONG DAN KHOA HQC: GS.TS.TRUONG BA THANH

Da Nang — Nam 2020

Trang 3

Các số liệu, kết quả nêu trên trong luận văn là trung thực và chưa từng

được ai công bố trong bắt kỳ công trình nào khác

Tác giả luận văn

Trang 4

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài wd

3 Đối tượng va phạm vi nghiên cứ 2

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3

6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 4

7 Kết cấu của luận văn 12

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VE CAC NHAN TO ANH HUONG DEN HIEU QUA HOAT DONG CUA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 13

1.1 KHÁI QUÁT VẺ HIỆU QUÁ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP

SAN XUAT 13

1.1.1 Các khái niệm 13

1.1.2 Đặc điểm, vai trò của doanh nghiệp sản xuất AS

1.1.3 Tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh 1? 1.2 CAC NHAN TO ANH HUONG DEN HIBU QUA KINH DOANH CUA DOANH NGHIEP SẢN XUẤT” 19

1.2.1 Quy mô doanh nghiệp 19

1.2.2 Hệ thống chính sách, pháp lý 20

1.2.3 Cơ cầu vốn 24

1.2.4 Năng lực quản trị tài chính - —_.,

1.2.5 Lao động - - —

KET LUẬN CHUONG 1 se 30

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31

Trang 5

2.2.2 Xây dựng phiếu khảo sát á

2.3 MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU 4I 2.4 DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU, 4

2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu _ sens 3 2.4.2 Mẫu nghiên cứu và thu thập dữ liệu sos 4 2.4.3 Xử lý dữ liệu nghiên cứu - soe

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 -e.46

CHƯƠNG 3 KÉT QUÁ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO O LUẬN

3.1 KET QUA THONG KE MAU NGHIEN CỨU 3.2 KET QUÁ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG

3.2.1 Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach”s alpha 48

3.2.2 Phân tích nhân tổ khám phá EFA —- 3.2.3 Phân tích khám phá EFA cho biến phụ thuộc 57

3.3 PHAN TICH HOI QUY 58

3.3.1 Phương trình hồi quy tuyến tính a 58

3.3.2 Kết quả ước lượng hồi quy : 59

3.4 KIÊM ĐỊNH CÁC GIÁ THIẾT CÀN THIẾT TRONG MƠ HÌNH

PHÂN TÍCH HƠI QUY — sone 61

3.4.1 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến ¬ 3.4.2 Giả thuyết hiện tượng tự tương quan 62

3.4.3 Kiểm định về phân phối chuẩn của phần dư 63 3.4.4 Kiểm định về tính độc lập của phan dư eee OF 3.5 KIEM DINH CAC GIA DINH MO HINH HOI QUY BỘI 64

Trang 6

3.5.2 Kiểm định giả định các phần dư có phân phối chuẩn 66 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 CHƯƠNG 4 HÀM Ý CHÍNH SÁCH VÀ KIÊN NGHỊ 4.1 BÀN LUẬN CHÍNH SÁCH GỢI MỠ 6 4.1.1 Quy mô doanh nghiệp 68 ống chính sách pháp lý 68 4.1.3 Cơ cầu vốn - se ~ 69 4.1.4 Năng lực quản tri tai chính _ e 70) 4.1.5 Lao động 1

4.2 MOT SO KIEN NGHI a ¬

4.2.1 Kiến nghị với Doanh nghiệp ¬ 12

4.2.2 Kiến nghị với chính quyển địa phương B 4.3 HAN CHE CUA DE TAI VÀ HƯƠNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO

- - 74

4.3.1 Hạn chế của đề tài - seee.74

Trang 7

CLD “Chất lượng lao động CSPL Cơ sở pháp lý DN Doanh nghiệp

DNSX Doanh nghiệp sản xuất

HDKD Hoạt động kinh doanh

HQHD Hiệu quả hoạt động

HQKD Hiệu quả kinh doanh

KT-XH Kinh tế-xã hội

NLOT ‘Nang lye quan trị

QMDN Quy mô doanh nghiệp

ROA Ty suất sinh lời của tài sản

ROE Lợi nhuận trên vốn

TP Thanh pho

TSCD Tai sản cỗ định

UBND Uy ban nhân dân

VCSH Von chit sé hữu

VLNCN Vat ligu nỗ công nghiệp

Trang 8

DANH MUC CAC BANG

Bảng 2.1: Bảng tổng hợp đo lường và mã hóa các biến 36

Bang 2.2: Kết quả khảo sát chuyên gia về các biến 38

Bảng 3.1 Thống kê các đặc tính của mẫu nghiên cứu 47 Bảng 3.2: Đánh giá độ tin cdy Cronbach’s alpha cho thang đo biến quy mô doanh nghiệp, Bảng 3.3: Đánh giá độ tin cậy Cronl sách pháp lý 49

Bang 3.4: Đánh giá độ tin cậy Cronbach"s alpha cho thang đo cơ cấu vốn 50

Bảng 3.5: Đánh giá độ tin cdy Cronbach’s alpha cho thang do nang lye quan

trị tài chính - a)

Bang 3.6: Danh gia d6 tin cay Cronbach’s alpha cho thang do lao động S1 Bảng 3.7: Đánh giá độ tin cay Cronbach’s alpha cho thang đo hiệu quả hoạt

động sản xuất kinh đoanh của đoanh nghiệp sản xuất 52

Hiệu quả hoạt động .52

0,935 ° - -.e 52

Bang 3.8: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett's của các nhân tố độc lập 53 Bảng 3.9: Ma trận xoay các nhân tố độc lập 55

Bảng 3.10: Bảng phương sai trích các nhân tố độc lập 56 Bảng 3.11: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett's của biến phụ thuộc 57 Bảng 3.12: Tông phương sai trích của nhân tố hiệu quả hoạt động sản xuất

kinh doanh - 7 —

Bảng 3.13: Ma trận thành phần nhân tố hiệu quả hoạt động sản xuất kinh

doanh a - coe 58

Bảng 3.14: Hệ số hồi quy a "`

Bảng 3.15: Kết quả phân tich ANOVA 61

Trang 9

Bảng 3.17: Kiểm định hiện tượng tự tương quan

Bảng 3.18: ANOVA

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu

Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất

Hình 3.1: Biểu đồ tằn số của phần dư chuẩn hóa

Trang 11

kinh tế Việt Nam, DNSX đóng vai trò ngày càng quan trọng, đóng góp dáng

kể vào tăng trưởng kinh tế của cả nước Hiệu quả SXKD của các DN là mối

quan hệ so sánh giữa kết quả đạt được trong qúa trình SXKD với chỉ phí bỏ ra

để đạt được kết quả đó Nó phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực đầu vào

để đạt được các mục tiêu của DNSX Các kết quả đạt được và chỉ phí bỏ ra

cũng như trình độ sử dụng các nguồn lực nó chịu tác động trực tiếp của rất

nhiều các nhân tố khác nhau với các mức độ khác nhau, do đó nó ảnh hưởng

trực tiếp tới hiệu quả SXKD của các DNSX

Trong những năm vừa qua, quy mô của các DNSX ngày càng tăng, đặc biệt là nhóm DNSX hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, sản xuất chế tạo

sản phẩm Theo số liệu của Tông cục thống kê năm 2019, thì Theo khu vực kinh tế: Khu vực dịch vụ thu hút vốn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong toàn bộ khu vực DN Tại thời điểm 31/12/2018, khu vực này thu hút 25,52 triệu tỷ đồng cho SXKD, chiếm 65,6% vốn của toàn bộ khu vực đoanh nghiệp, tăng 19,7%

so với cùng thời điểm năm 2017; khu vực công nghiệp và xây dựng thu hút

13,0 triệu tỷ đồng, chiếm 33,4%, tăng 14,7%; khu vực nông, lâm nghiệp và

thủy sản thu hút 401,7 nghìn tỷ đồng, chỉ chiếm 1,0%, tăng 20,9% Có thể khẳng định rằng việc phát triển nhóm ngành này đáp ứng đúng yêu cầu thực

tiễn mà nhà nước ta đang xây dựng, đó là phát triển nền kinh tế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa song song với mục tiêu công nghiệp hóa - hiện

đại hóa đất nước

Thành phó Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình là trung tâm chính trị, kinh tế,

văn hóa, khoa học của tỉnh Quảng Bình Trong quá trình hình thành và phát

Trang 12

công nghiệp, dịch vụ tăng vượt bậc qua các năm Sự phát triển của các DNSX

trên địa bàn tỉnh chịu tác động của các nhóm nhân tố khác nahu, những nhân tố có thể kiểm sốt được hoặc vượt ngồi tầm kiểm soát của DNSX có tác

động rất lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp Do đó, việc xác định va phát

huy các nhân tố có lợi cũng như hạn chế những bắt lợi từ các nhân tố nhằm khuyến khích, tạo điều kiện cho các DNSX phát triển nhanh, bền vững, tăng

cường sức cạnh tranh trên thị trường, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, đóng góp nhiều hơn nữa cho ngân sách nhà nước là việc làm cần thiết

Vì những lý do trên, tác giả quyết định chọn đề tài: “N/ghiền cứu các nhân 16 anh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn thành phố Đông Hồi, tỉnh Quảng Bình ” làm đề tài luận văn của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

~ Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu

Trang 13

pháp nghiên cứu định lượng Thứ nhất, trong phương pháp nghiên cứu định tính, tác giả sẽ sử dụng dữ liệu thứ cấp là các luận văn, luận án, nghiên cứu,

bài báo được công bố công khai trên Internet hoặc thư viện các trường đại học liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả HĐKD của các doanh nghiệp kết hợp với các thông tin liên quan đến quy mô, cơ cấu hoạt động của các DNSX trên địa bàn thành phố Đồng Hới; thống kê về các mặt hoạt động

của Nhà nước liên quan đến HĐKD của các DNSX Từ đó, xây dựng mô hình và bảng hỏi khảo sát các chuyên gia; tiến tới xây dựng bảng khảo sát cho các đôi tượng quản lý doanh nghiệp Dữ liệu sơ cấp được tác giả thu thập bằng cách khảo sát các doanh nghiệp sản xuất đang hoạt động trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình Tác giả phát phiếu khảo sát ngẫu nhiên cho 300 cá nhân đại diện doanh nghiệp (giám đốc, phó giám đốc) hoạt động trong

nhiều lĩnh vực khác nhau trong tổng số hơn 1.000 DNSX đang hoạt động trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình Điều này nhằm mục đích nâng cao tính đại diện của mẫu nghiên cứu, tăng độ tin cậy cho các đối tượng được

khảo sát Thứ hai, trong phương pháp nghiên cứu định lượng, tác giả sẽ phân tích và xử lý dữ liệu các dữ liệu sau khi thu thập được sẽ được phân tích bằng phần mềm SPSS Tác giả tiến hành phân tích các dữ liệu thu thập được để làm sáng tỏ các ý kiến của các doanh nghiệp này vẻ thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả HĐKD của các DNSX trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Sau khi hoàn thiện, nghiên cứu sẽ có những đóng góp nhất định trên

Trang 14

phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình và trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp giúp tăng cường hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình

'Về mặt thực tiễn: Luận văn sẽ cung cắp cho chủ các DNSX trên địa bản

thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình những giải pháp khả thi, hữu hiệu, góp

phần nâng cao hiệu quả SXKD; khắc phục những hạn chế, bất cập trong việc

nâng cao HỌKD của những doanh nghiệp này Luận văn khi đã hoàn thành có thể trở thành tải liệu tham khảo cho các nhà quản lý của các DNSX trên địa bàn thành phố Đồng Hới Luận văn có thể trở thành tài liệu tham khảo cho giảng viên và học viên trong các trường đại học thuộc khối kinh tế

6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Hiện nay đã có nhiều tác giả ngoài nước tiến hành các công trình

nghiên cứu về các nhân tố có tác động đến HQKD của DN Những nghiên cứu mới gần đây:

“Bai viét “Capital structure and corporate performance: evidan from

Jordan” trong Autralasian Accounting Business and Finance Journal, 2007, 2

tác giả Zeitun, R và Tian, G G đã thực hiện nghiên cứu các yếu tố tác động

đến HQHĐKD và giá trị thị trường của DN Dữ liệu nghiên cứu được thực

hiện từ năm 1989 ~ 2003 với kích cỡ mẫu 167 công ty niêm yết trên sản giao dịch chứng khoán Amman ~ Jordan hoạt động trên 16 ngành nghề kinh doanh khác nhau trong lĩnh vực ph tài chính Cũng trong khoảng thời gian này một

số sự kiện chính trị đã xảy ra: chiến tranh vùng Vịnh 1990-1991 và sự bùng

nỗ của phong trào Intifadah ở Bờ Tây và Gaza vào năm 2000 Đại diện nghiên

Trang 15

cứu trên số sách kế toán Khi thực hiện mô hình hồi quy chỉ có mô hình phân

tích ROA, Torbin Q là có mức ý nghĩa cao Tác giả sử dụng mô hình tác động

ngẫu nhiên dữ liệu bảng không cân bằng, bởi cần phải kiểm soát hiệu quả của

các ngành công nghiệp và kiểm soát đối với tác động của các ngành

'Các biến yếu tố tác động được đưa vào mô hình gồm: Cấu trúc vốn (tỷ

lệ đòn bẫy tai chính); Quy mô doanh nghiệp (tài sản, doanh thu); Rui ro kinh

doanh (mức sai lệch của dòng tiền trong 3 năm qua); Thuế thu nhập (tỷ suất

thuế); Tỷ trọng TSCĐ; Khủng hoảng chính trị; Ngành nghề kinh doanh

Năm thước đo đòn bẩy tài chính được hai ông sử dụng: tổng nợ trên

tổng tài sản, tông nợ trên tông VCSH, nợ dài hạn trên tổng tài sản, nợ ngắn hạn trên tổng tài sản và tổng nợ trên tổng VCSH, mỗi thước đo được đưa vào

một mô hình nghiên cứu

Kết quả cho thấy tỷ lệ nợ có tác động mạnh nhất, tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản, quy mô công ty và thuế suất tác đông dương đến HQKD DN có tỷ trọng TSCĐ cao thì HQKD thấp do các công ty đầu tư quá nhiều vào TSCĐ mà không cải tiến được HQKD Yếu tố ngành nghề kinh doanh có tác

động mạnh đến yếu tố HQKD ở một số lĩnh vực: bất động sản, dịch vụ giáo

dục, hóa học và dầu mỏ, thuốc lá Ngoài ra nghiên cứu cũng nhận thấy HQKD

của các DN tai Jordan bị ảnh hưởng nhiều bởi nền kinh tế

mô, môi trường khu vực

Bài viết tổng hợp nhiều nghiên cứu để lựa chọn chỉ tiêu đánh giá hiệu quả doanh nghiệp bao gồm bằng biện pháp kế toán và biện pháp thị trường

Có khá nhiều nhân tố tài chính lẫn phi tài chính được đưa vào mô hình, bên

Trang 16

Biến yếu tố tác đông cũng gần như tương tự, gồm: Tỷ lệ nợ, Quy mô (tài sản), Tỷ trọng TSCĐ, Tốc độ tăng trưởng (tài sản), Vòng quay tài sản, Số năm thành lập của công ty, Ngành nghề kinh doanh

Dữ liệu nghiên cứu gồm 30 DN phi tài chính niêm yết trên sản giao

dịch chứng khoán Nigeria từ năm 2001 ~ 2007 Mô hình tác động ngẫu nhiên được cho thích hợp bởi kiểm định Hausman với mức ý nghĩa trên 5% Tuy nhiên, kết quả của mô hình này không khác biệt đáng kể so với mô hình ước lượng OLS; do đó tác giả bài viết kết luận dựa trên kết quả của mô hình hồi quy OLS

Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tỷ lệ nợ và tỷ trọng TSCĐ tác động âm với HQKD trong khi vòng quay tài sản tác động dương Yếu tố ngành nghề kinh doanh trong đó ngành ngành in ấn và xuất bản, ngành thuốc lá, rượu bia,

thực phẩm và đồ uống, ngành hóa học, ngành máy tính và thiết bị văn phòng có ảnh hưởng mạnh đến HQKD của doanh nghiệp.”

Abbasali Pouraghajan và Esfandiar Malekian có bài viết “The Relationship between Capital Structure and Firm Performance Evaluation Measures Evidence from the Tehran Stock Exchange” vao nim 2012 nghién

cứu tác động của cơ cấu vốn đến HQKD của DN với mẫu nghiên cứu là 400

công ty thuộc 12 ngành công nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Tehran trong những năm 2006-2010 Trong nghiên cứu này, đã sử dụng: Tỷ lệ nợ, Vong quay tai sản, Quy mô công ty (tài sản), Tỷ trọng tài sản hữu hình so với

tổng tài sản, Tuôi công ty, Tốc độ tăng trưởng

Chỉ số lợi nhuận trên tài sản (ROA) và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

Trang 17

hiệu quả hoạt động công ty (ROA và ROE) Có th thấy trong bài nghiên cứu

này biến kiểm soát là những nhân tố ảnh hưởng đến HQKD của doanh nghiệp Không có mối quan hệ ý nghĩa giữa số năm hoạt động của DN và HQKD Kết quả của mô hình thứ 2 nghiên cứu ảnh hưởng ngành cho thấy,

các công ty thuộc các ngành công nghiệp khác sản phẩm khoáng sản phi kim

loại, sản phâm thực phẩm và đồ uống, các kim loại cơ bản, ô tô và sản xuất

phụ tùng có tác động âm trong khi các công ty thuộc ngành công nghiệp vật

liệu, sản phẩm hóa chất tác động tích cực và đáng kế đến HQKD của DN

Maja Pervan và Josipa Višié trong bài viết “Influence of fïrm size on its business success” muc tiêu nghiên cứu ảnh hưởng quy mô doanh nghiệp đối với HQKD Bên cạnh đó tác giả cũng xem xét hoạt động của doanh nghiệp còn bị ảnh hưởng bởi nhân tố chủ quan nào xuất phát từ nội lực doanh nghiệp và nhân tố khách quan nào bên ngoài doanh nghiệp Nghiên cứu được thực hiện cho giai đoạn 2002-2010 của các doanh nghiệp ngành công nghiệp sản xuất tai Croatia Quy mô doanh nghiệp xem xét trên 2 phương diện tài sản và

số lượng lao động, qua kết quả ma trận hệ số tương quan cho thấy quy mô doanh nghiệp theo tổng tài sản có mức tương quan cao hơn đối với HQKD

Do đó biến quy mô doanh nghiệp theo mức tài sản cùng với các nhân tố tỷ lệ

nợ, hệ số thanh toán hiện hành và vòng quay tài sản được tác giả đưa vào mô

Trang 18

nghiệp có quy mô lớn, tác giả nêu ra các khả năng:

~ Sức mạnh thị trường - doanh nghiệp lớn có sức mạnh thị trường, họ

có khả năng đưa ra giá cao hơn và thu lại nhiều lợi nhuận hơn;

~ Tính kinh tế của quy mô - công ty lớn hơn có thể hưởng lợi từ chỉ phí

thấp; quy mô mang lại khả năng thương lượng giá cả với các nhà cung cấp và khi sản phẩm đạt được mức hoà vốn, sự tăng lên số lượng sản phẩm sẽ làm giảm chỉ phí bình quân trên mỗi sản phâm sản xuất ra;

- Kinh nghiệm thị trường - một công ty tương đối lớn hơn dự kiến để

đối phó tốt hơn với những thay đổi và nó có cơ hội tốt hơn trong việc bù đắp thiệt hại ngẫu nhiên, ví dụ: do bắt ổn thị trường các công ty lớn hơn có rủi ro

thấp hơn;

~ Điều kiện tài chính thuận lợi - các công ty nhỏ thường bị hạn chế vay;

họ không thể đòi hỏi một lượng vốn lớn; do đó, những hạn chế về vốn có thẻ không nghiêm trọng đối với các công ty phát triển lớn hơn;

~ Lợi thé trong qua trình R&D (nghiên cứu và phát triển) - công ty lớn

có lợi thế trong quá trình R & D bởi kinh tế theo quy mô và có khả năng vượt trội đề khai thác kết quả nghiên cứu

Giải thích lý do tại sao mối quan hệ không chặt chẽ Maja & Josipa cho

rằng có sự tách biệt sở hữu và quản lý trong các cơng ty tập đồn, điều đó đã thay đổi mục tiêu "từ tối đa hóa lợi nhuận để tối đa hóa tiện ích quản lý Cùng với cơ cầu tổ chức linh hoạt và công nghệ được sử dụng như một sự thay đổi

Trang 19

giữa tỷ suất sinh lời tài sản và các chỉ tiêu tài chính của 40 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Bucharest của Romania trong 4 năm từ năm 2007

-2010 Nghiên cứu bao gồm hai năm tăng trưởng kinh tế (2007 và 2008) và

hai năm của suy thoái

Biến phụ thuộc:“Tỷ trọng TSCĐ, tỷ lệ ồn định tài chính (Vốn dài

han/Téng vốn); Tỷ lệ nợ, đòn bây tài chính (Vay vốn / Vốn chủ sở hữu); Tỷ lệ

có việc làm (Nguồn nhân công/nguồn vốn); Khả năng thanh toán hiện hành;

Khả năng thanh toán nhanh; Vốn lưu động; Tỷ lệ tai trợ cho TSCĐ; Phạm vi

của vốn đầu tư; Phạm vi của nhu cầu vốn lưu động; Số ngày vòng quay vốn

lưu động; Tỷ lệ nhu cầu vốn lưu động; Kỳ thu tiền bình quân; Hiệu suất sir

dụng tài sản; Số ngày một vòng quay tài sản

Đối với mỗi năm trong 4 năm phân tích, tác giả đã đưa ra một mô hình

thống kê liên kết giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập được coi là có liên

quan

Qua nghiên cứu, Marian Siminica, Daniel Circiumaru, Dalia Simion

đưa ra kết luận sau: HQKD của các công ty Rumani giảm là kết quả của cuộc

khủng hoảng kinh tế Trước khi cuộc khủng hoảng xảy ra (2007) HỌKD bị ảnh hưởng đáng kể bởi cấu trúc tài chính Sau cuộc khủng hoảng, tầm quan trọng của các chỉ số quản trị kinh doanh (tỷ suất lợi nhuận và tỷ lệ doanh thu) được nhấn mạnh ngoài ra còn có sự tác động của các yếu tố bên ngoài ngẫu nhiên, khơng thể kiểm sốt được bằng quản lý

Không giống với những bài nghiên cứu trước của tác giả khác, Marian

Trang 20

trung nghiên cứu các nhân tố thể hiện năng lực quản trị tài chính, nhất là quản

trị vốn lưu động đối với HQKD của doanh nghiệp

Tại Việt Nam, luận văn “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả HĐKD của các công ty ngành sản xuất chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” của Nguyễn Lê Thanh Tuyền (2013),

Trong luận văn, tác giả đã hệ thống hóa một số lý luận về các nhân tố anh

hưởng đến HQKD của doanh nghiệp từ đó tiến hành thiết kế mô hình nghiên cứu

Các biến được đưa vào nghiên cứu: Cơ cấu vốn, Quy mô DN (doanh thu), Tốc độ tăng trưởng doanh thu, Đầu tư TSCĐ, Quản trị nợ phải thu khách

hang, Rui ro kinh doanh, Thời gian hoạt động của doanh nghiệp

Dữ liệu được thu thập từ báo cáo tài chính đã được kiểm tốn của 45

cơng ty ngành sản xuất chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng

khoán Việt Nam trong khoảng thời gian 3 năm từ năm 2010 ~ 2012, phương

pháp sử dụng để ước lượng tham số của mô hình là phương pháp bình phương bé nhất Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến HQKD của các doanh nghiệp có thể được liệt kê dưới đây: Hoàng Quốc Mậu (2017), Luận án tiến sĩ “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến HQKD của các doanh nghiệp vật liệu

nô công nghiệp (VLNCN) ở Việt Nam”, Đại học Kinh tế Quốc dân Luận án

tập trung phân tích hai nhóm nhân tố, đó là nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

và nhân tố bên trong doanh nghiệp Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp gồm hệ thống pháp luật trong quản lý hoạt động VLNCN; các biện pháp khuyến khích các doanh nghiệp VLNCN đầu tư dây chuyền hiện đại, chủ

động trong việc cung cấp nguyên liệu và các chất phụ gia sản xuất

VLNCN: quy hoạch VLNCN trong toàn quốc theo nhu cầu sử dụng của từng vùng miễn, tiết kiệm được 01 dây chuyền so với quy hoạch hiện tại Các

Trang 21

doanh nghiệp; mô hình tỗ chức của các doanh nghiệp VLNCN; các biện

pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao năng lực lãnh đạo

doanh nghiệp; nguồn tài chính và trình độ công nghệ của doanh „ Ngô Thị Đạo (2017), Luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến HỌKD của các doanh nghiệp ngành du lịch -

ngh

khách sạn niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”, Đại học Đà Nẵng Luận văn nghiên cứu 07 nhân tố ánh hưởng đến HỌKD của các doanh nghiệp ngành du lịch - khách sạn niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt

Nam đó là quy mô doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp, cơ cầu tài

suất Nguyễn Thị Phượng (2016),

ï “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến HQKD của các

sản, cơ cấu vốn, thời gian hoạt động và l

Luận văn thạc

doanh nghiệp ngành thực phẩm và đỗ uống niêm yết trên sản chứng khoán

Việt Nam”, Đại học Đà Nẵng Luận văn xác định biến phụ thuộc đó là các chỉ tiêu liên quan đến tỷ suất sinh lời từ lợi nhuận, trong đó đại diện cho HQKD

của doanh nghiệp là tỷ suất sinh lời tài sản (ROA) Biến độc lập gồm các biến như quy mô doanh nghiệp, cơ cấu tài sản, cấu trúc tài chính, tốc độ tăng

trưởng doanh nghiệp, tỷ suất chi phí bán hàng và quan ly doanh nghiệp,

quản trị nợ phải thu, quản trị hàng tồn kho, lạm phát, lãi suất, và tốc độ tăng trưởng GDP Võ Thị Tuyết Hằng (2015), Luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến HQKD của các doanh nghiệp ngành xây dung

niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam”, Đại học Đà Nẵng Trong nghiên

cứu này, biến phụ thuộc tác giả xây dựng để nghiên cứu các nhân tố ảnh

hưởng đến HQKD của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam là tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) Các biến độc lập

CĐ, tốc độ tăng

gdm cơ cấu nguồn vốn, quy mô doanh nghiệp, đầu tư 1

Trang 22

nhóm ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh”, Đại học Đà Nẵng Các nhân tố ảnh hưởng đến HQKD của các

công ty thuộc nhóm ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh được tác giả lựa chọn đó là quy mô doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng, đầu tư TSCĐ, cơ cấu vốn, rủi ro kinh doanh và thời sian hoạt động Nguyễn Lê Thanh Tuyền (2013), Luận văn thạc sĩ “Nghiên

cứu các nhân tố ảnh hưởng đến HQKD của các công ty ngành sản xuất chế

biến thực phẩm niêm yết trên sản chứng khoán Việt Nam”, Đại học Đà Nẵng

Luận văn phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến HQKD của các công ty ngành sản xuất chế biến thực phẩm niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam đó là quy mô của doanh nghiệp; tốc độ tăng trưởng; quản trị nợ phải thu khách hàng; đầu tư TSCĐ; cơ cấu vốn; rủi ro kinh doanh và thời gian

hoạt động Như vậy, đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện về các nhân tổ ảnh hưởng đến HQKD của các doanh nghiệp Cũng có nhiều nghiên cứu được thực hiện tại trường Đại học Đà Nẵng Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại,

chưa có nghiên cứu nào được thực hiện về các nhân tố ảnh hưởng đến HQKD của các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn thành phó Đồng Hới, tỉnh Quảng

Bình Do đó, nghiên cứu của tác giá là công trình độc lập, không trùng lặp với

các nghiên cứu đã công bố.” 7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phẩn mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 04

chương, bao gồm:

Chương 1: Cơ sở lý luận về nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động, của các doanh nghiệp sản xuất

Chương 2: Thiết kế nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu

Trang 23

CHUONG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VE CAC NHAN TO ANH HUONG DEN HIEU QUA HOAT DONG CUA CAC DOANH NGHIEP SAN XUAT 11 KHÁI QUÁT VẺ HIỆU QUÁ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.1.1 Các khái niệm a Doanh nghiệp

“Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, có tài sản và tên riêng, có trụ sở

giao dịch én định, được cấp giấy đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật để thực hủ

luật doanh nghiệp 2014)

*Quá trình kinh doanh thực hiện một cách liên tục, một số hoặc tắt cả

các HĐKD trên trị trường" (Theo mục 7 điều 1 chương |

các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc

cung ứng địch vụ trên thị trường nhằm mục đích để sinh lợi Như vậy doanh

nghiệp là tổ chức kinh tế vị lợi, mặc dù thực tế một số tổ chức doanh nghiệp

có các hoạt động khơng hồn toàn nhằm mục tiêu lợi nhuận

b Doanh nghiệp sản xuất Sản xuất của cải

\ chất là hoạt động chủ yếu trong các hoạt động kinh

tế của con người Đó là quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng, hay dé trao đổi trong thương mại Khái niệm DNSX là những DN sử dụng nguồn lực, tư liệu sản xuất kết hợp với ứng dụng khoa học công nghệ để sản xuất ra sản phẩm

hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường.”

Trang 24

+ Sức lao động: là khả năng của người lao động sử dụng kết hợp, thể lực và trí lực của con người trong quá trình lao động

+ Đối tượng lao động: là bộ phận sản xuất mà hoạt động lao động của

con người tác động vào nhằm biến đổi những đối tượng nó theo mục đích của

mình đặt ra Đối tượng lao động gồm hai loại: Loại thứ nhất có sẵn trong tự

nhiên (ví dụ: đất, đá, khoáng sản, thủy sản ), liên quan đến các ngành công,

nghiệp khai thác; Loại thứ hai đã qua chế biến - có sự tác động của lao động trước đó (ví dụ: sợi đệt, bông thép, phôi .), là đối tượng lao động của các

ngành công nghiệp chế biến

+ Tự liệu lao động: là một vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động

của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm đáp ứng nhu cầu của nhà sản xuất, con người Trong sản xuất, có hai loại tư liệu lao động là: bộ phận trực tiếp tác động vào đối tượng lao đông theo mục đích của con người, tức là công cu lao động (ví dụ: máy móc,

thiết bị sản xuất ); bộ phận gián tiếp cho quá trình sản xuất (ví dụ: nhà

xưởng, kho, sân bay, đường xá, phương tiện giao thông ) Trong tư liệu lao

động, công cụ lao động giữ vai trò quyết định đến năng suất lao động và chất

lượng sản phẩm

© Hiệu quả hoạt động

HQHĐ của doanh nghiệp là việc đánh giá khả năng đạt được kết quả,

khả năng sinh lãi của DN do mục đích cuối cùng của người chủ sở hữu, của

nhà quản trị là bảo đảm sự giàu có, sự tăng trưởng tài sản của DN Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, DN phải sử dụng và phát triển tiềm năng kinh tế của mình Không đảm bảo được khả năng sinh lãi, lợi nhuận tương lai sẽ không

chắc chắn, giá trị của doanh nghiệp sẽ bị giảm, người chủ có nguy cơ bị mắt

Trang 25

sản xuất, tiêu thụ cũng như các chính sách tài trợ Do vậy hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp được xem xét trên hai phương diện HĐKD và hoạt động tài chính.”

Theo giáo trình Phân tích tài chính của tác giả Trương Bá Thanh, Trường Đại học kinh tế Đà Nẵng: “KD là xem xét hiệu quả sử dụng toàn

bộ các phương tiện kinh doanh trong quả trình sản xuất, tiêu thụ HOKD thé hiện sự tương quan giữa kết quả đầu ra với các nguồn lực đầu vào sử dụng

trong quá trình HĐKD của DN” Đễ đạt HQKD cao, DN cần tối đa hóa các

kết quả đầu ra trong điều kiện các nguồn lực hạn chế của mình

HQKD thể hiện mối quan hệ tương đối giữa kết quả kinh doanh và phương tiện tạo ra kết quả nên chỉ tiêu phản ánh HQKD thường có dạng như:

công thức

Hiệu gu = Kết quả (lợi nhuận, doanh thụ, )

"Phương tiện (chỉ phí, tài sản, doanh thu, vôn chủ sở hữu 1.1.2 Đặc điểm, vai trò của doanh nghiệp sản xuất

Đặc điểm chung về hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất gồm:

+ Quyết định sản xuất của doanh nghiệp dựa trên những câu hỏi mà DN đặt ra như: “Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Làm thế nào để tối ưu hóa việc sử dụng và khai thác các nguồn lực cần thiết

để làm ra sản phẩm?”

+ Chỉ phí sản xuất là các chỉ phí phát sinh trong quá trình SX, bao

gồm: chỉ phí nguyên vật liệu chính và phụ; nhiên liêu, chỉ phí nhân công trực

tiếp sản xuất; chỉ phí khấu hao máy móc nhà xưởng; chỉ phí năng lượng; chỉ

phí khá dùng chung phục vụ sản xuất Chỉ phí sản xuất gồm: chỉ phí trực tiếp và chỉ phí gián tiếp (nếu phân loại theo tiêu thức quan hệ sản phẩm); chỉ phí

Trang 26

+ Quy trình sản xuất là một chuỗi các công việc được thực hiện theo thứ tự dé tạo ra sản phẩm trên cơ sở kết hợp các yếu tố đầu vào: nguyên vật liệu; nhân công lao động; máy móc thiết bị và các yếu tố khác

+ Giá thành sản phẩm là toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động

vật hóa dùng để tạo ra lượng sản phẩm hoàn thành, kết tỉnh trong sản phẩm

hoàn thành

“Như vậy, HDSXKD có hiệu quả ảnh hưởng vô cùng quan trọng đến doanh nghiệp, được thê hiện thông qua các vai trò sau:

+ HOKD là điều kiện hết sức quan trọng trong việc đảm bao su ton tại

và phát triển của doanh nghiệp

Sự tổn tại của DN được xác định bởi sự tạo ra sản phẩm, của cải vật chất và dịch vụ phục vụ cho nhu cầu của xã hội Do đó DN phải đảm bảo thu nhập đủ bù đắp chỉ phí bỏ ra và có lãi trong quá trình hoạt động Ngoài ra doanh nghiệp còn phải có sự tích lũy cho quá trình tái sản xuất mở rộng Nhưng trong điều kiện các yếu tố của quá trình sản xuất chỉ thay đổi trong

khuôn khô nhất định thì đề tăng lợi nhuận đòi hỏi HĐKD của doanh nghiệp

phải đạt hiệu quả Hiệu quả SXKD càng cao, doanh nghiệp càng có điều kiện

tái sản xuất mở rộng, đổi mới công nghệ tiên tiến hiện đại SXKD có hiệu quả cũng là tiền đề để nâng cao phúc lợi cho người lao động từ đó kích thích người lao động tăng năng suất lao động

+ HOKD là nhân tố thúc đây sự cạnh tranh và tiến bộ trong kinh doanh Cạnh tranh là yếu tố làm doanh nghiệp mạnh lên nhưng cũng có thể khiến doanh nghiệp không thể tồn tại được trên thị trường Thị trường ngày

cảng phát triển thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt và khốc liệt hơn Sự cạnh tranh lúc này không còn là cạnh tranh về số lượng mà

Trang 27

lý Mặt khác HQKD đồng nghĩa với việc giảm giá thành, tăng doanh thu, nhưng chất lượng không ngừng được nâng cao, Vì vậy, các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các phương thức quản lý hiện đại sẽ được áp dụng thúc đẩy sự tiến bộ trong SXKD

+ HOKD là điều kiện thực hiện mục tiêu bao trùm của doanh nghiệp là

tối đa hóa lợi nhuận

Để có được lợi nhuận, doanh nghiệp phải tiến hành các hoạt động SXKD để tạo ra sản phẩm cung cắp cho thị trường Muốn vậy, doanh nghiệp

phải sử dụng một số nguồn lực nhất định Doanh nghiệp càng sử dụng tiết kiệm các nguồn lực này bao nhiêu sẽ càng có cơ hội đề thu được nhiều lợi nhuận HQKD là phạm trù phản ánh tính tương đối của việc sử dụng tiết kiệm

các nguồn lực xã hội nên đây là điều kiện để thực hiện mục tiêu bao trùm, lâu dài của doanh nghiệp.”

1.1.3 Tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh Như đã nêu ở phần trên, HQKD được phân tích theo công thức:

Hiệu Kết quả (lợi nhuận, doanh thu )

quả "Phương tiện (chỉ phí, tài sản, doanh thu, vốn chủ sở hữu Trong công thức này kết quả kinh doanh thường là lợi nhuận hoặc

doanh thu, trong đó nhà phân tích có thể sử dụng rất nhiều chỉ tiêu lợi nhuận (lợi nhuận sau thuế thu nhập DN, lợi nhuận kế toán trước thuế, lợi nhuận trước thuế và lãi vay, lợi nhuận thuần của HĐKD, lợi nhuận gộp)

“Phương tiện tạo ra kết quả cũng được thể hiện qua nhiều chỉ tiêu như

sản), tông vốn đầu tư, vốn chủ sở hữu, chỉ

tài sản (tông tài sản, từng loại

phí, thậm chí là doanh thu (trong trường hợp kết quả kinh doanh thể hiện qua chỉ tiêu lợi nhuận) Do có nhiều chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh cũng như phương tiện tạo ra kết quả đó nên có rất nhiều chỉ tiêu phản ánh HQKD

Trang 28

a) Higu quả cá biệt: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả cá biệt được xây dựng cho từng quá trình SXKD trên cơ sở so sánh từng nguồn lực được sử

dụng với kết quả mà DN đạt được

Hiệu suất sử dụng tải _ Giá trị sản xuất

sản s Tong tai san bình quan

Hiệu suất sử dụng _ Giá trị sản xuất

TSCD — —— NguyêngiábinhquâTSCÐĐ —

Năng suất lao động — _ Giá trị sản xuất

năm _ §Š cơng nhân sản xuất bình quân năm —

Giá trị sản xuất

Năng suất lao động Tổng số ngày làm việc của công nhân sản

ngày xuất â

¿ Giá trị sản xuất

Số vòng quay = ‘Von lao động bình quân

b) Hiệu qué tỗng hợp: Các chỉ tiều này thể hiện khả năng sử dụng một cách tổng hợp tit cả các nguồn lực để tạo ra kết quả trong hoạt động SXKD của doanh nghiệp

Tỷ suất sinh lợi của tai sn (ROA)

su oo Lợi nhuận sau thuế

Ty suất sinh lời tài sản =“—_——————— x 100%

Tong tài sản bình quân

Lợi nhuận trước thuế và lãi va

Trang 29

122 CÁC NHÂN TO ANH HUONG DEN HIEU QUÁ KINH DOANH

CỦA DOANH NGHIỆP SÂN XUẤT”

KẾ thừa các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến HQKD của DNSX và xét thực tế hoạt động SXKD của các DNSX trên địa bàn thành phố

Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, tác giả lựa chọn 05 nhân tố ảnh hưởng đến HQKD của DNSX trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình đó là (1) Quy mô doanh nghiệp: (2) Hệ thống chính sách, pháp lý; (3) Cơ cấu

vốn (4) Năng lực quản trị tài chính và (5) Lao động 1.2.1 Quy mô doanh nghiệp

“Quy mô của DN có thể được hiểu là tông doanh thu, tổng giá trị tài

sản và nguồn vốn, số lượng công nhân và người lao động, DN có quy mô lớn

sẽ có điều kiện thuận lợi về uy tín, thương hiệu, sức mạnh tài chính nên có khả năng tiếp cận với nguồn vốn tốt hơn (ví dụ như dễ dàng huy động vốn tir

các nhà đầu tư hơn, mức vay cao hơn, lãi suất vay thấp hơn) Những doanh

nghiệp này với sức mạnh về tải chính, tài sản và khả năng quản lý sẽ dễ dàng

khai thác lợi thế theo quy mô nhằm tối thiểu hóa chỉ phí đầu vào và gia tăng hiệu quả đầu ra Lý do tạo ra lợi thế kinh tế nhờ quy mô:

~ Trong quá trình SXKD luôn cần một số yếu tố đầu vào để duy trì hoạt động của DN, các yếu tố này không phụ thuộc vào việc có SXKD hay không, các chỉ phí đó được gọi là chỉ phí cố định và nó không thay đồi theo mức sản

lượng Nó bắt đầu từ những mức sản lượng thấp và không tăng cùng với mức tăng của sản lượng

Vi vậy khi sản lượng tăng, DN sẽ đạt được lợi thể kinh tế nhờ qui mô vì các chỉ phí cố định này c6 thé chia cho một số lượng nhiều hơn các đơn vị sản lượng và như vậy nó làm giảm chỉ phí bình quân cho một đơn vị sản phẩm

Trang 30

giải đều cho một số lượng lớn sản phẩm và với kỹ thuật sản xuất đó có thể sản xuất ra nhiều sản phẩm đến mức làm cho chỉ phí bình quân giảm Quy mô sản lượng lớn cho phép doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều chỉ phí giao dịch Khi bán một khối lượng hàng lớn hơn, chỉ phí đàm phán, liên lạc (qua thư từ, điện

thoại, fax v.v ) không tăng tương ứng so với trường hợp bán một khối lượng

hàng nhỏ hơn

Quy mô sản lượng lớn hơn cho phép doanh nghiệp khai thác được lợi

thế của việc chuyên môn hóa Lao động, máy móc phải với số lượng đủ lớn

mới cho phép người ta tổ chức sử dụng chúng theo kiểu chuyên biệt

Chúng có thể được phân bổ và được sử dụng riêng cho những khâu,

những công đoạn sản xuất khác nhau mà nhờ đó, năng suất của chúng có thể tăng lên Khi sản lượng còn quá nhỏ, những điều trên sẽ không xảy ra nếu số lượng đầu vào được sử dụng quá thấp

Một số nghiên cứu trước đây đều nhận thấy quy mô doanh nghiệp có ảnh hưởng đến HQKD của doanh nghiệp Các nghiên cứu quan tâm quy mô

doanh nghiệp có thể là tài sản, VCSH, số lượng nhân viên, doanh thu

Trong nghiên cứu của Zeitun, Tian (2007), Margaritis Psillaki (2007); Pouraghajan, và cộng sự (2012); Pervan Visié (2012); Gleason, Mathur, L K Mathur, I (2000), quy mô doanh nghiệp có tác động tích cực đến hiệu quả của doanh nghiệp.”

1.2.2 Hệ thống chính sách, pháp lý a Chính sách vĩ mô của Chính phủ

Chính sách là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các giải pháp và các công cụ mà Nhà nước sử dụng để tác động lên các chủ thể KT-XH nhằm giải quyết vấn đề nhằm thực hiện các mục tiêu nhất định

Trang 31

+ Chiến lược: mục tiêu tăng trưởng cao, én định, thu nhập và độc lập chủ quyền Các chính sách khác: chính sách tài chính và chính sách tiễn tệ

+ Bồi cảnh: quốc gia gồm các nguồn lực như tài nguyên, lao đông, vốn, công nghệ của quốc gia đó; các chủ thể như hộ gia đình, các tổ chức, doanh

nghiệp, ; luật chơi như luật pháp, thông xã hội, ; quốc tế gồm các tổ chức

quốc tế, các hiệp hội quốc tế

+ Các chỉ tiêu thực hiện: Kinh tế gồm lạm phát, thất nghiệp, , xã hội gồm phân phối thu nhập, các vấn đề xã hội, ; chính trị gồm chính phủ, vấn đề dân chủ, ; quốc tế gồm thuế quan, cán cân thanh toán,

Trong từng giai đoạn cụ thể, chính phủ sẽ đưa ra các chính sách vĩ mô

để ôn định kinh tế vĩ mô, tạo khuôn khổ thuận lợi cho sự phát triển của DN

Nhân tố này được kiểm chứng trong nghiên cứu của Zeitun, R., & Tian, G G, (2007) va Schiantarelli, E., Sembenelli, A (1999) Theo đó, nhân tố này

ảnh hưởng đến lợi nhuận và môi trường cạnh tranh của các công ty ở Ý và Vương quốc Anh Các nhà nghiên cứu này đã tìm ra mối quan hệ tích cực giữa chính sách vĩ mô và hiệu suất DN

Chính sách của Nhà nước Trong những năm vừa qua, Chính phủ đã thực hiện nhiều chương trình hỗ trợ DN nói chung và DNSX nói riêng trong

việc tiếp cận tài chính, đăng ký kinh doanh, hỗ trợ việc giải phóng, xây dựng, mặt bằng sản xuất, nâng cao năng lực công nghệ, mở rộng thị trường, phát

triển nguồn nhân lực, Những chính sách đó đã đóng góp vai trò to lớn cho

sự phát triển của các DNSX Trong một nghiên cứu được thực hiện bởi Tập

đoàn tài chính quốc tế (IFC, 2003) dựa trên phản hồi của 45.000 DN ở các nước đang phát triển đã cho thấy những nhân tố hàng đầu gây cản trở đến quá trình phát triển DN chính là môi trường đầu tư không hấp dẫn như thuế cao, cơ sở hạ tầng nghèo nàn hay nguồn cung điện không đầy đủ, Tắt cả những

Trang 32

phủ Bên cạnh đó, môi trường kinh doanh được nhìn nhận như là nhân tố tác động đến sự phát triển DNSX bao gồm các nhân tố nằm bên ngoài DN, định hướng và ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động quản lý trong DN Ở đây,

Chính phủ góp phần rất quan trọng trong việc tạo ra môi trường chính trị, môi trường đầu tư hấp dẫn không những cho các DNSX mà còn cả hệ thống DN

nói chung Trong giai đoạn hiện nay, môi trường kinh doanh ngày càng khó

khăn đối với các DNSX khi phải đối mặt với tác động tiêu cực từ cuộc khủng,

hoảng tài chính với vai trò là một bộ phận trong chuỗi sản xuất (nhà thầu phụ) chịu ảnh hưởng khá nặng khi các DN lớn ngừng các hợp đồng làm thu hẹp thị

trường đối với DNSX Chính vì thế, theo quan điểm của Dess, G G.,

Lumpkin, G T., & Covin, J G (1997), sự phát triển của DNSX bị ảnh hưởng bởi chính môi trường kinh doanh của nó, bên cạnh đó Clement và cộng sự (2004) cũng nhắn mạnh rằng môi trường kinh doanh không ồn định gây hậu

quả tiêu cực đến sự phát triển của DNSX

Davidsson, P (1989) đã đưa ra quan điểm rằng những cản trở về chính sách thuế, hệ thống pháp luật hay thủ tục rườm rà có thể gây cản trở sự phát triển của DNSX Hệ thống luật pháp là một trong những nhân tố không thể tách rời trong HĐKD Đó là nhân tố thuộc kiến trúc thượng tầng xã hội, tạo lập khuôn khổ pháp lý chung cho HĐKD bình thường Trong kinh doanh nếu nắm bắt những yếu tố này thì sự đảm bảo thành công sẽ là rất lớn Đặc biệt trong HĐKD quốc tế nơi mà môi trường pháp luật chính trị rất đa dạng và phức tạp hơn nhiễu thì việc nghiên cứu môi trường chính trị pháp lý là rất cần

thiết

Trang 33

UBND tỉnh Chính sách pháp luật phù hợp sẽ tạo thuận lợi và đảm bảo quản lý chặt che, quản lý và phat tri ết kiệm, hiệu quả, ngược lại sẽ gây ra những khó khăn trong

hệ thống DN của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Những chính sách của nhà nước hay pháp luật tạo nên tính công bằng và tạo nên môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa người lao động với người lao

động, giữa cá nhân với tổ chức và giữa các doanh nghiệp với nhau Như vậy, có thể thấy Chính phủ đóng vai trò là nhân tố chính ảnh hưởng đến sự phát

triển của DNSX, những cản trở đến từ Chính phủ có thể là nguyên nhân gây bắt lợi cho HĐKD của DNSX, vai trò của Chính phủ không chỉ trợ giúp các

DNSX mà còn tạo ra một môi trường đầu tư hấp dẫn nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư

b Chính sách hỗ trợ của địa phương

Chính sách hỗ trợ của địa phương đối với các DNSX chịu sự ảnh hưởng của chính sách chung của Chính phủ Song trên thực tế khi triển khai thì các chính sách đó lại bị lồng ghép với các chương trình hành động khác

Điều này gây khó khăn cho các DNSX trong việc tiếp cận và hưởng lợi từ các chính sách của Chính phủ Chính quyền các cấp ở địa phương hiện vẫn khó khăn trong việc xây 40 dựng các chính sách đồng bộ, có hiệu quả đối với các DNSX Việc giải quyết các thủ tục liên quan đến đầu tư, vay vốn của các cơ quan quản lý nhà nước còn chậm, nhiều bất cập Vì thế, ảnh hưởng lớn đến

phát triển các DNSX Bên cạnh đó, mặt bằng sản xuất tại địa phương cũng là

một nhân tố quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào Khoa học công nghệ tuy đã ngày càng phát triển và làm cho yêu cầu về mặt bằng sản xuất giảm so

với trước song đây vẫn là nhân tố không thể thiếu trong bất kỳ quá trình SXKD nào Mặt bằng sản xuất chính là yếu tố về đất đai bao gồm các điều kiện kèm theo khác có liên quan đến cơ sở hạ tầng như hạ tang giao thông, hệ

Trang 34

có nhiều khu công nghiệp và cụm công nghiệp nhưng vấn đề mặt bằng sản xuất vẫn là vấn đề khó khăn cố hữu đối với các DNSX Nguyên nhân chính chủ yếu là những khó khăn liên quan về mặt tài chính hay khả năng chỉ trả, đặc biệt là đối với các DN mới thành lập Ngoài những chính sách hỗ trợ cho các DNSX ở địa phương thì Hội DNSX cũng đóng vai trò quan trọng cho phát triển các DNSX nói chung và các DNSX nói riêng Những chương trình mà Hội thực hiện như tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, thực hiện

vai trò là cầu nói giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với

các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội trên địa bản với

cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Như vậy, bên cạnh sự hỗ trợ từ phía

Chính phủ thì chính sách hỗ trợ của địa phương đã thể hiện vai trò to lớn trong việc hỗ trợ các DNSX

1.2.3 Cơ cấu vốn

“Bất kỳ DN nào khi tiến hành SXKD đòi hỏi phải có vốn, DN phải bố

trí nguồn tài trợ hợp lý cho nhu cầu vốn đó Có nhiều nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn của DN như: Nguồn vốn chủ sở hữu, vay ngắn hạn, vay dài hạn ngân hàng, phát hành trái phiếu Cơ cấu tài chính có ảnh hưởng đến lợi nhuận dành cho chủ sở hữu nên công ty cần thiết phải hoạch định cơ cấu vốn mục

tiêu,

Co cấu vốn mục tiêu là sự kết hợp hài hòa giữa nợ và VCSH trong tổng

nguồn vốn của công ty theo mục tiêu đề ra Hoạch định chính sách cơ cầu vốn

liên quan đến việc đánh đồi giữa lợi nhuận và rủi ro

Ly thuyét Modigliani & Miller

Modigliani, F., & Miller, M H (1958) đã đưa ra giả thuyết và tim hiểu chỉ phí vốn tăng hay giảm khi một doanh nghiệp tăng hay giảm việc đi vay Để chứng minh ly thuyết nay, Modilligani và Miller da dua ra một số những

Trang 35

thị trường vốn là hoàn hảo; vì vậy sẽ không có các chi phi giao dịch, tỷ lệ vay giống như tỷ lệ cho vay; việc đánh thuế được bỏ qua và nguy cơ được tính

hồn tồn bằng khơng ồn định của các luồng tiền Nếu thị trường vốn là hoàn

hao, Modilligani và Miller cho rằng: thé thì các DN có nguy cơ giống nhau và

tiền lãi mong đợi hàng năm giống nhau phải có tổng giá trị giống nhau bất chấp cấu trúc vốn bởi vì giá trị của một doanh nghiệp phải phụ thuộc vào giá

trị hiện tại của các hoạt động của nó, không phải dựa trên cách thức cắp vốn

Từ đây, có thể rút ra rằng nếu tất cả những DN như vậy có tiền lời mong đợi giống nhau và giá trị giống nhau cũng phải giống nhau ở mọi mức

độ tỷ lệ giữa vén ng va VCSH Modilligani va Miller chi ra là những tác động này cân bằng một cách chính xác Việc sử dụng nợ mang đến cho chủ sở hữu tỷ suất lợi tức cao hơn, nhưng lợi tức cao hơn này chính xác là những gì họ bù đắp cho nguy cơ tăng lên từ tỷ lệ vốn vay so với tổng vốn

Modilligani va Miller (1963) đưa ra một nghiên cứu tiếp theo với việc loại bỏ giả thiết về thuế thu nhập DN Theo Modilligani và Miller, với thuế thu nhập DN, việc sử dụng nợ sẽ làm tăng giá trị của DN Vì chỉ phí lãi vay là

chỉ phí hợp lý được khấu trừ khi tính thuế thu nhập DN, do đó mà một phần

thu nhập của DN có sử dụng nợ được chuyển cho các nhà đầu tư Chính vì

vậy mà giá trị DN được tăng lên là nhờ lợi ích từ lá chắn thuế

Với giả thuyết nêu trên dẫn đến sử dụng cơ cấu vốn không có ảnh

hưởng gì đến giá trị DN hay nói cách khác DN không thể tăng giá trị của

mình bằng cách thay đôi cơ cấu vốn

Lý thuyết cơ cấu vốn tối ưu (hay còn gọi cách tiếp cận truyền

thống)

'Quan niệm về cấu trúc vốn truyền thống cho rằng khi một DN bắt đầu

Trang 36

thấp kết hợp với lợi thế về thuế sẽ khiến chỉ phí vốn bình quân gia quyền giảm khi nợ tăng

Tuy nhiên, khi tỷ lệ giữa nợ và VCSH tăng, buộc các chủ sở hữu phải tăng lợi tức yêu cầu của cỗ đông (nghĩa là chỉ phí VCSH tăng) Đồng thời khi

gia tăng các khoản nợ có thể dẫn đến chỉ phí SXKD cũng tăng cao từ đó làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp Nếu doanh thu tăng lên là kết quả của vốn

vay sản xuất, nhưng lợi nhuận lại giảm mạnh do sự gia tăng của chỉ phí, thì hiệu quá HĐKD của DN sẽ bị giảm sút Bên cạnh đó khi sử dụng các khoản

nợ đặc biệt là nợ ngắn hạn luôn gắn liền với một rủi ro phá sản khi khả năng,

thanh toán giảm tới một mức độ báo động Vì vậy, ở mức tỷ lệ nợ và VCSH

cao hơn, khiến chỉ phí vốn bình quân gia quyền sẽ tăng

Theo cách tiếp cận này, DN trước tiên có thể hạ thấp chi phi sử dụng vốn thông qua việc gia tăng sử dụng các khoản vay mượn nợ bởi vì chỉ phí sử dụng nợ thấp hơn do có khoản tiết kiệm thuế Tuy nhiên khi tỷ số nợ gia tăng thì rủi ro cũng gia tăng, các chủ sở hữu phải tăng lợi tức yêu cầu của cổ đông

(nghĩa là chỉ phí VCSH tăng), đến một lúc nào đó thì lợi ích của việc tiết kiệm thuế không bù đắp cho việc gia tăng của chỉ phí sử dụng vốn bình quân khiến

cho lợi ích của việc sử dụng nợ không còn nữa Đồng thời, ở mức tỷ lệ nợ và VCSH cao, chỉ phí nợ cũng tăng bởi kha năng DN không trả được nợ là cao hơn (nguy cơ phá sản cao hơn),

Do đó, lý thuyết cơ cấu vốn tối ưu cho rằng, cơ cấu vốn có tác động

đến chỉ phí sử dụng vốn bình quân và giá trị DN hay nói khác đi có một tỷ lệ

nợ tối ưu, ở đó chỉ phí sử dụng vốn bình quân của DN là nhỏ nhất và giá trị của DN lớn nhất

Như vậy, theo lý thuyết Modigliani & Miller và lý thuyết cơ cấu vốn

tối ưu chúng ta có thể thấy được việc lựa chọn và sử dụng vốn như thế nào sẽ

Trang 37

& Tian, G G (2007), Onaolapo, A A., & Kajola, S O (2010); Margarits, D., & Psillaki, M (2007).; Pouraghajan, A., va cộng sự (2012); Pervan, M & Viié, J (2012) ; Gleason, K C., Mathur, L K., & Mathur, I (2000) đều nhận thấy cơ cấu vốn có ảnh hưởng ngược chiều đến HQKD của DN.”

Quản trị tài chính DN có vai trò to lớn trong HĐKD của doanh nghiệp

Trong quá trình hoạt động thường nảy sinh các nhu cầu vốn ngắn hạn và dài

hạn cho HĐKD thường xuyên của DN cũng như đầu tư phát triển Vai trò của

nhà quản trị tài chính là phải xác định đúng đắn các nhu cầu vẻ vốn cho

HĐKD của DN trong từng thời kỳ, chủ động lựa chọn các hình thức và phương pháp huy động vốn đảm bảo DN hoạt động nhịp nhàng và liên tục với chỉ phí huy động vốn ở mức thấp nhất Hiệu quả HĐKD phụ thuộc lớn vào việc tô chức sử dụng vốn Người quản lý phải biết đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư trên cở sở phân tích khả năng sinh lời và mức độ rủi ro của các dự án

từ đó chọn ra dự án đầu tư tối ưu Việc huy động kịp thời các nguồn vốn có ý nghĩa rất quan trọng để DN có thể chớp lấy các cơ hội kinh doanh Để tiến tới hành động SXKD, mọi DN đều cần phải có tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động Trong đó tài sản lưu động chủ yếu đóng góp vai trò đối

tượng lao động Tài sản lưu động là những tài sản ngắn hạn và thường xuyên

luân chuyển, do đó nó giúp DN có thể quay vòng vốn nhanh hơn, giảm chỉ phí sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả SXKD Tài sản lưu động là tiền mặt,

khoản phải thu, dự trữ tồn kho Để bảo đảm HĐKD của doanh nghiệp được tiến hành liên tục và hiệu quả thì quản lý và sử dụng tài sản lưu động có ảnh hưởng lớn đối với việc hoàn thành mục tiêu chung của doanh nghiệp Sự bắt lực của một số công ty trong việc hoạch định và kiểm soát tài sản lưu động

Trang 38

ngày, đáp ứng được nhu cầu dự phòng trong trường hợp biến động không lường truớc, hàng hoá, nguyên vật liệu cần bao nhiêu, dự trữ bao nhiêu để đáp ứng kịp thời cho sản xuất và tiêu thụ lại không bị tồn đọng, giảm giá trị; hay xây dựng chính sách tín dụng thương mại như thế nào để giữ khách hàng,

tăng số lượng sản phẩm

*Nghiên cứu của các tác gid Siminica, M., Circiumaru, D., & Simion,

D (2012) cho thấy phạm vi của vốn đầu tư, phạm vi của nhu cầu vốn lưu động, số ngày vòng quay vốn lưu động, tỷ lệ nhu cầu vốn lưu động, kỳ thu tién bình quân có ảnh hưởng tích cực đến HQKD của doanh nghiệp

Bên cạnh đó, theo quan điểm của Olawale, F., & Garwe, D (2010), năng lực quản lý chính là kiến thức, kỳ năng và năng lực của chủ doanh nghiệp mà có thể giúp DNSX hoạt động hiệu quả hơn Singh và cộng sự

(2013) đã nhắn mạnh rằng kỹ năng quản lý của chủ doanh nghiệp rất cần thiết

cho sự tồn tại và sự tăng trưởng của doanh nghiệp.” 1.2.5 Lao động

Trong các nguồn lực của DN thì nguồn lực con người là quan trọng nhất, có tính chất quyết định trong sự tăng trưởng và phát triển của các DN Một doanh nghiệp cho dù có nhiều lợi thế về vốn, máy móc kỹ thuật hiện đại

nhưng không có những con người có trình độ, có đủ khả năng khai thác các

nguồn lực thì khó có khả năng có thê đạt được sự phát triển như mong muốn

Nguồn nhân lực với yêu tố hàng đầu là trí tuệ có ưu thế nỗi bật ở chỗ

nó không bị cạn kiệt nếu biết bồi dưỡng, khai thác và sử dụng hợp lý còn các

nguồn lực khác dù nhiều đến đâu cũng chỉ là yếu tố có hạn và chỉ phát huy

Trang 39

được đào tạo tốt có thể tạo ra HQSX kinh doanh cao hơn Ngoài ra, nguồn nhân lực chính là một trong những nhân tố quan trọng cho sự thành công của DNSX và đặc biệt Batra, G., & Tan, H (2003) còn chỉ ra rằng lực lượng lao đông có kỹ năng và đào tạo tốt sẽ có khả năng học hỏi và đổi mới cao hơn

Cùng với đó Batra, G., & Tan, H (2003) đã nhấn mạnh rằng lao động có trình độ thấp chính là cản trở chính cho sự phát triển của DNSX ở các nước

Trang 40

KET LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã khái quát chung lý thuyết về HQKD, các chỉ tiêu dùng để đánh giả hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp và thảo luận một số yếu tố nội tại doanh nghiệp có thẻ tác động đến hiệu quả HĐKD của doanh nghiệp

sản xuất bao gồm: (1) Quy mô doanh nghiệp: (2) Hệ thống chính sách,

pháp lý; (3) Cơ cấu vốn (4) Năng lực quản trị tài chính và (5) Lao động

Các nhân tố này sẽ được phân tích và chọn lọc để đưa vào mô hình hồi quy nhằm kiểm nghiệm tác động của chúng đối với thực tiễn HQKD của các

Ngày đăng: 23/09/2022, 15:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w