1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Mối liên hệ giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế - Trường hợp các doanh nghiệp trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng

104 5 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Mục tiêu của đề tài Mối liên hệ giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế - Trường hợp các doanh nghiệp trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng là đánh giá mối liên hệ giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế ở các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa trên địa bàn quận Sơn Trà; qua đó đưa ra những gợi ý về công tác kế toán - thuế của doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa.

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 'TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUỲNH THỊ NHÃ THỊ

MÓI LIÊN HỆ GIỮA LỢI NHUAN KE TOAN VA THU NHAP CHIU THUE: TRƯỜNG HỢP CÁC DOANH

Trang 2

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRUONG DAL HOC KINH TE HUỲNH THỊ NHÃ THỊ

MÓI LIÊN HỆ GIỮA LỢI NHUẬN KE TOAN VA THU NHẬP CHỊU THUÉ: TRƯỜNG HỢP CÁC DOANH

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Trang 4

MỤC LỤC

MO DAU

1 Sự cần thiết của dé tài

2 Mục tiêu nghiên cứu 2222221 te

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4, Phương pháp nghiên cứu

5 Kết cấu của luận văn

6, Tổng quan tài liệu nghiên cứu

'CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VE MOL LIÊN HỆ GÌ

KẾ TOÁN VÀ THU NHẬP CHỊU THU!

1.1 Mục tiêu, yêu cầu của kế toán và thuế 1.1.1 Mục tiêu của kế toán

1.12 Yêu cầu của kế toán 1.1.3 Mục tiêu của thuế

1.1.4 Yêu cầu của hệ thống thuế

1.2 Thực trạng hài hòa giữa chính sách thuế và hệ thống kế toán 1.2.1 Sự hài hòa trong xu hướng nên kinh tế toàn cầu hóa

1.2.2 Sự hài hòa giữa chính sách thuế và hệ thống kế toán ở Việt Nam

1.3 Đo lường lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế 1.3.1 Đo lường lợi nhuận kế toán trước thuế

1.3.2 Đo lường thu nhập chịu thuế

ỮA LỢI NHUẬN ` 10 10 10 " 12 14 15 „18 16 7 7 22

1.4 Phân tích mối liên hệ giữa đo lường lợi nhuận kế toán và đo lường thu nhập

chịu thuế snes

1.4.1 Mối liên hệ thông qua các nguyên tắc đo lường

1.4.2 Mối liên hệ thông qua tỷ suất thuế thực tế

28

Trang 5

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 : : : cel

CHƯƠNG 2 THIẾT KE NGHIEN CUU 42

2.1.Câu hỏi nghiên cứu - - 4

2.2 Đặc điểm các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên dia bàn Quận Sơn Tra va thu

thập dữ liệu 4

2.2.1 Đặc điểm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn quận Sơn

Trà 4

2.2.2 Chọn mẫu và nguồn thu thập số liệu 47

2.3 Phương pháp đo lường mối liên hệ 7 se ST

2.3.1 Phương pháp đánh giá mối liên hệ giữa đo lường lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế se sen : wo SD

2.3.2 Kỹ thuật phân tích 52

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 seeeeeeeeeeeoeoeooo 8

CHUONG 3 KET QUA NGHIEN cou 55

3.1 Thống kê mô tả các giá trị của mẫu nghiên cứu 55

3.2 So sánh chênh lệch giữa lợi nhuận kề toán và thu nhập chịu thuế 61 3.3 So sánh tỷ suất thuế thực tế (ETR) và tỷ suất thué danh nghia (STR) 67 3.4 Mối liên hệ giữa đo lường lợi nhuận kế toán trước thuế và thu nhập chịu

thuế theo các thuộc tính của doanh nghiệp 70

3.4.1 Theo loại hình kinh tế - - eT

3.4.2 Theo quy mô vốn điều lệ 73

3.4.3, Theo nhóm ngành 2 522222122etrererrerrcce TỔ

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 oo eects TD

Trang 7

DANH MỤC TU VIET TAT

VIET TAT NGUYEN NGHIA

BCTC Đáo cáo tài chính

DIBQ Doanh thu bình quân

CPBQ Chỉ phí bình quân

EIR Effective tax rate

GDP Tong sản phẩm quốc nội

GGT Giá trị gia tăng

TNKT Lợi nhuận kế toán

NSNN Ngân sách nha nude

STR ‘Statutory tax rate

TKQT To Khai quyét toan

TNCT "Thu nhập chịu thuế

TNDN "Thu nhập doanh nghiệp

Trang 8

BẢNG BIÊU Số hiệu 'Tên bảng Trang bảng

1.1 _ | Các bước xác định lợi nhuận kế tốn trước thuế 18 la, |©t? huớc xác định thụ nhập chịu thuế từ lọ nhuận kế

toán trước thuế

lạ | Nguyên tấc đo lưỡng doanh thu và chỉ phí theo kếtoán| , và thuế

+¡ | SỐ lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trên địn| bản quận Sơn Trà giai đoạn 2015 ~ 2019

2.2 [ Số lượng công ty mẫu theo từng thuộc tính 48 2.3 [ Quy ước lượng hóa các thuộc tính của doanh nghiệp 3 3.1 _ Í Phân tích thông kê mô tả các giá trị của mẫu nghiên cứu 35 59, | GIÁ trung binh eta TNKT tne thud va TNCT theo [

loại hình doanh nghiệp

53 [94M trang bình của LNKT trước thuê và TNCT theo quy mô vốn đăng ký

vá, | Giá ti trung bình của LNKT trước thuế và TNCT theo [6 nhóm ngành nghề

l3s | Thông kề mô tả chênh lệnh giữa lợi nhuận kế toán ước| ¡

thuế và thu nhập chịu thuế của các doanh nghiệp

So sánh số liệu về doanh thu bình quân và chỉ phí bình

3.6 | quân trên Báo cáo tai chính và Tờ khai quyết toán thuế | “TNDN năm 2016 - 2018 65

Trang 9

Số hiệu 'Tên bảng Trang bảng 3g | Phas ch thông kế mô ta STR và ETR qua các năm| 2016-2018

ạạ | Kiếm dinh phuong sai cia ty suất thuê thee ETR gida 7, các nhóm loại hình kinh tế qua các năm 2016 ~ 2018

+, | Kiếm định sự khác biệt giữa các nhóm loại hình Kmhtế| „) với tỷ suất thuế thực tế ETR năm 2018

319 | Kiếm định sự khác bi giữa các nhóm loại hình kinh tẻ| —¡

với tỷ suất thuế thực tế ETR năm 2016 và năm 2017

Say, | Kiếm định phương sú của tý suất thuê thực tế ETR giữa „

các nhóm vốn điều lệ qua các năm 2016 — 2018

saa,_ | Kiếm định sự khác biệt giữa các nhóm quy mô vẫn điều |, lệ với tỷ suất thuế thực tế ETR năm 2017 ~ 2018

3ụa | Kiếm đình sự khác biê giữa các nhóm quy mô vốn đi |, lệ với tỷ suất thuế thực tế ETR năm 2016

vụa,_ | Kiếm định phương sú của ty suất thuế thực tế ETR giữaj — „_ các nhóm ngành qua các năm 2016 ~ 2018

3ạs,_ | Kiếm đình sự khác biệt giữa các nhóm ngành với ý suất| — „„ thuế thực tế ETR năm 2016 ~ 2018

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Số hiệu hình về Tên hình vẽ Trang

+¡_— | Thú thuế thụ nhập doanh nghiệp của doanh nghigp nh | và vừa địa bàn quận Son Tra giai đoạn 2015 ~ 2019

22 [C9 sấu loạihình doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc quản ý| 2 của chỉ cục Thuế khu vực Sơn Trả ~ Ngũ Hành Sơn

Cơ cấu quy mô vôn của đoanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc

23 quản lý của Chỉ cục Thuế khu vực Sơn Trà ~ Ngũ Hành | 46

Sơn

gq, |CƠ cổu ngành nghề doanh nghệp nhỏ và vừa thuộc quản, „ ý của Chỉ cục Thuế khu vực Sơn Trả - Ngũ Hành Sơn

2s —_ | TY phân bố loạ hình doanh nghệp đối với các doanh|

nghiệp mẫu

2.6 Tỷ lệ phân bô quy mô vốn đôi với các doanh nghiệp mẫu |_ 49

2.7 Tỷ lệ phân bô ngành nghề đôi với các doanh nghiệp mẫu 50

3 1 | Cheah ech gids TNCT và LNKT trước thué qua 3 nam | 2016 - 2018

Ty lệ chênh lệch giữa TNCT và LNKT trước thuế qua 3

32 | pam 2016 - 2018 °

$ạ — | Ol& tì nhỏ nhất, trung bình và Ton nat cua ty sult thus |

thực tế (ETR) qua các năm 2016-2018

3.4, | TY suẫhuếthực tếbình quân theo loại hình kinh qua các năm 2016-2018 ?

Trang 12

MO DAU 1 Sự cần thiết của đề tài

Mục tiêu của doanh nghiệp chính là lợi nhuận và để doanh nghiệp có được thông tin cũng như quản trị các thông tin để phục vụ cho mục tiêu lợi nhuận thi

doanh nghiệp sử dụng đến hệ thống kế toán Việc áp dụng các chuẩn mực kế

toán, chế độ kế toán để lượng hóa các thông tin thành giá trị, hiện vật và giờ lao

động sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể theo dõi được toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh hằng ngày và tổng hợp thành các bảng báo cáo kế toán Thông qua

quá trình thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin của hệ thống

kế toán, những người sử dụng thông tin có thê theo dõi được tình hình hoạt động

của doanh nghiệp, từ đó giúp họ có thé đưa ra các quyết định phi hợp Bên cạnh mục tiêu lợi nhuận thì doanh nghiệp cũng cần quản trị được chỉ phí thuế tai don vị mình

Mục tiêu của nhà nước là quản lý và điều tiết xã hội và nhà nước dùng

công cụ thuế để thực hiện mục tiêu này Thông qua hệ thống thuế, Nhà nước

định hướng nền kinh tế, đảm bảo công bằng xã hội và tạo nguồn thu cho ngân

sách quốc gia Và đối với doanh nghiệp, các khoản doanh thu tính thuế, chỉ phí

được trừ, thu nhập chịu thuế được xác định dựa vào các quy định của hệ thống

pháp luật về thuế

'Có thê nhận thấy mục tiêu của kế toán và thuế là không giống nhau Mỗi

hệ thống lại được quy định về cách thức tính toán, xử lý dựa vào hành lang pháp lý khác nhau Từ đó dẫn đến cách thức đo lường cũng có sự khác biệt, mà ở đây

có thể nói đến lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế Đây chính là hai nhân tố

Trang 13

Tuy nhiên, trong thực tế không khó để tìm ra những doanh nghiệp do

lường các chỉ tiêu về kế toán bằng hệ thống pháp luật về thuế Điều này liệu có

phản ánh về thực trạng các doanh nghiệp không tuân thủ việc vận dụng chuẩn

mực kế toán hay còn có một ý nghĩa khác trong mối liên hệ giữa lợi nhuận kế

toán và thu nhập chịu thuế Về việc nhận định mối liên hệ này thì đã có rat nhiều các nghiên cứu của các tác giả trước đây đưa ra quan điểm và nhận định, thế

nhưng đối với việc nghiên cứu về mối liên hệ giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế trên một địa bàn cụ thể như địa bàn quận Sơn Trà và thực tế các doanh nghiệp tại đây thì hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu nào được tiến hành

Để đánh giá sự khác biệt trong việc đo lường lợi nhuận kế toán và thu

nhập chịu thuế cũng như tìm ra mối liên hệ của giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế đối với các doanh nghiệp trên địa bàn quận Sơn Trà do Chỉ cục “Thuế khu vực Sơn Trà ~ Ngũ Hành Sơn quản lý tôi xin chọn đề tài: “Mối liên hệ giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế: trường hợp các doanh nghiệp

trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng”

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của đề tài là đánh giá mối liên hệ giữa lợi nhuận kế toán và thu

nhập chịu thuế ở các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa trên địa bàn quận Sơn

Trà, đồng thời nghiên cứu sự ảnh hưởng của các thuộc tính của doanh nghiệp đối

với mối liên hệ này; qua đó đưa ra những gợi ý

doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Trang 14

nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế trên phương diện lý thuyết thông qua phân

tích các nguyên tắc đo lường lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế; và trên phương diện thực tế thông qua đánh giá so sánh giữa tỷ suất thuế thực tế và ty suất thuế danh nghĩa mà các doanh nghiệp áp dụng

Phạm vì nghiên cứu

~ Về mặt nội dung: Luận văn phân tích mối liên hệ giữa lợi nhuận kế toán

và thu nhập chịu thuế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên dia ban quận Sơn

Trà và sự ảnh hưởng của các thuộc tính của doanh nghiệp đối với n hệ này ~ Về mặt không gian: Các nội dung trên được nghiên cứu trên phạm vi địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng ~ Về mặt thời gian: Dữ liệu nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018

4 Phương pháp nghiên cứu

"Phương pháp thu thập số liệu

Luận văn sử dụng thông tin số liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo tài chính và tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp qua các năm 2016 đến

năm 2018 do các doanh nghiệp nộp qua hệ thống công thông tin điện tử của cơ

quan thuế Các dữ liệu thu thập gồm:

~ Lợi nhuận kế toán trước thuế; ~ Thu nhập chịu thuế;

Trang 15

Ngoài ra, các thông tin khác sử dụng trong luận văn được thu thập từ các văn bản quy phạm pháp luật, báo chí, tạp chí và các bài báo khoa học đã được

công bố

"Phương pháp phân tích:

Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phân tích chủ yếu là phương pháp định lượng

Đề tài nghiên cứu về mối liên hệ giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế đối với các doanh nghiệp trên địa bàn quận Sơn Trà vì vậy phương pháp phân tích định lượng được vận dụng để tính toán tỷ suất thuế thực tế dựa vào số

liệu báo cáo về lợi nhuận và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh

nghiệp trên địa bàn Trên cơ sở đó, sử dụng thêm một số phương pháp phân tích

khác để đánh giá mối liên hệ giữa các thuộc tính của doanh nghiệp với mức độ

liên hệ giữa do lường lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế

Bên cạnh đó, phân tích định tính được sử dụng đề phân tích nguyên tắc đo lường lợi nhuận kế toán, thu nhập chịu thuế từ đó đánh giá mối liên hệ giữa đo

lường lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế thông qua phân tích nguyên tắc lý

thuyết và thông qua việc vận dụng trong thực tế,

5 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, các danh mục các bảng biểu, hình vẽ và tài liệu tham khảo, kết cấu của luận văn gồm bốn chương:

~ Chương 1: Cơ sở lý thuyết về mối liên hệ giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế

~ Chương 2: Thiết kế nghiên cứu

~ Chương 3: Kết quả nghiên cứu

Trang 16

6 _ Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Hiện nay đã có nhiều bài viết và công trình nghiên cứu về vấn đẻ mối liên

hệ giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế tại Việt Nam, tôi xin được phép

tóm tắt một số công trình nghiên cứu mà tôi đã tham khảo sau đây:

Tác gia Devi và công sự (2018) thông qua việc tổng hợp các nghiên cứu

của các tác giả khác đã đưa ra quan điểm về những đặc điểm của công ty và hành

vi tránh thuế của công ty đó Theo nhóm tác giả thì các yếu tố về quy mô công ty, mức độ nợ, cường độ vốn, mức độ hàng tổn kho, tốc độ tăng trưởng và lợi nhuận là các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi tránh thuế của công ty

Tuy nhiên bài viết tổng hợp các nghiên cứu sử dụng số liệu trước năm 2010 nên

có thể thời điểm hiện tại đã có nhiều sự thay đôi Nhóm tác giả cũng gợi ý về việc nghiên cứu thực nghiệm về hoạt động của các công ty và hành vi thuế của những công ty ấy ở các nước có nền kinh tế đang phát triển tại châu Á Vậy liệu rằng các đặc điểm của công ty có ảnh hưởng đến hành vi thuế của công ty ấy thì

có mối liên hệ với việc đo lường lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế tại công

ty hay không, cụ thể là cho trường hợp các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa

thì như thế nào?

Tác giả Nguyễn Công Phương (2010) đã phân tích so sánh mối liên hệ

giữa đo lường lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế; dựa trên các cơ sở lý thuyết về liên kết giữa kế toán và thuế để nhận diện và hệ thống hóa các dạng

liên kết kế toán - thuế ở Việt Nam Phân tích cho thấy có mức độ liên kết chặt chẽ giữa kế toán và thuế ở nước ta Qua bài viết có thể giúp cho các đối tượng có liên quan vận dụng tốt cơng cụ kế tốn - thuế trong điều hành và tác nghiệp Tuy

Trang 17

thực hiện ở thời điểm trước năm 2010; và cho đến nay có một số thay đổi trong

đo lường lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế

“Tác giả Kiều Thị Tuấn (2019) vận dụng lý thuyết về thuế thu nhập doanh

nghiệp hoãn lại và chênh lệch tạm thời để phân tích một số trường hợp phát sinh chênh lệch tạm thời giữa giá trị ghi số của tài sản hoặc nợ trên báo cáo tải chính và cơ sở tính thuế của những khoản mục đó từ đó xác định nguyên nhân tạo sự

khác biệt giữa doanh thu, chỉ phí giữa kế toán và thuế Bài viết cũng nêu lên

quan điểm những doanh nghiệp nhỏ thường mong muốn điều chỉnh kế toán theo

thuế để tránh sự chênh lệch và phiền phức giữa việc khai tờ khai quyết toán thuế

thu nhập doanh nghiệp và sổ sách kế toán Tuy nhiên quan điểm này mới chỉ là

nhận định chủ quan của tác giả, chưa thực hiện kiểm chứng thực nghiệm đối với các doanh nghiệp thực tế

Tác giả Nguyễn Thị Thùy Linh (2016) đã thực hiện việc phân tích mối

quan hệ giữa đo lường lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế đối với các công

ty viễn thông niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam thông qua việc thu

thập các số liệu trên báo cáo tài chính trong 2 năm 2014 và 2015 của 24 công ty

viễn thông niêm yết để tính toán và có sự so sánh giữa tỷ suất thuế thực tế và tỷ

suất thuế danh nghĩa của các công ty nghiên cứu Bên cạnh đó tác giả cũng căn

cứ vào các nguyên tắc đo lường, các thông tin cung cấp trong thuyết minh báo cáo tài chính về chỉ phí thuế thu nhập doanh nghiệp của các công ty nghiên cứu

để đánh giá mối liên hệ giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế Phân tích cho thấy có sự khác biệt giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế đối với các công ty viễn thông niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Tuy nhiên

Trang 18

Mở rộng hơn so với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thùy Linh, tác giả Trương Thùy Vân (2017) cũng thực hiện việc nghiên cứu sự chênh lệch giữa lợi

nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế đối với các công ty niêm yết trên thị trường

chứng khoán Việt Nam Tác giả đã tiến hành thu thập dữ liệu từ báo cáo tài chính đã được công bố của 185 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán

'Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2015 để tính ra tỷ suất thuế thực tế và tiến hành

phân tích và xem xét về việc tổn tại đáng kể giữa tỷ suất thuế thực tế và tỷ suất thuế danh nghĩa và sự phụ thuộc của tỷ suất thuế thực tế vào các yếu tố quy mô và ngành nghề Từ đó đánh giá mối liên hệ giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập

chịu thuế Qua nghiên cứu đã cho kết quả các doanh nghiệp thuộc các nhóm

ngành về nông — lim — ngư ~ nghiệp, thương mại (bán sỉ và bán lẻ), tài chính và

bảo hiểm có lợi nhuận kế toán cao hơn thu nhập chịu thuế, đồng thời các doanh

nghiệp có quy mô lớn có chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế

cao hơn so với các doanh nghiệp nhỏ Nghiên cứu này đã củng cố thêm cho quan

điểm có sự khác biệt giữa hệ thống kế toán và hệ thống thuế ở Việt Nam Tuy

nhiên nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc thu thập dữ liệu từ các công ty có niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam mà chưa có những nghiên cứu rộng hơn ở, các công ty nhỏ chưa niêm yết nên chưa thể đại diện cho toàn bộ các doanh nghiệp tại Việt Nam

Tiếp theo đó, tác giả Trương Thùy Vân (2018) đã tiếp tục nghiên cứu

nguyên nhân tạo nên chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế ở 'Việt Nam thông qua phân tích công bố thông tin Tác giả đã sử dụng phương

pháp phân tích công bố thông tin trên báo cáo tài chính được niêm yết trên thị

Trang 19

thu nhập chịu thuế theo nghiên cứu của chính tác giá vào năm 2017 Trọng tâm

là phân tích chỉ tiêu “chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp” trong thuyết minh báo

cáo tài chính để từ đó chỉ ra được các nguyên nhân tạo ra sự chênh lệch giữa lợi

nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các yếu tố về ưu

đãi thuế, cổ tức, lợi nhuận được chia, miễn thuế, giảm thuế là những nguyên ngân chính tạo ra sự chênh lệch giữa lớn nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế đối

với các doanh nghiệp thuộc các nhóm ngành nghiên cứu Qua nghiên cứu tác giả cũng nhận định rằng trong bắt kể trường hợp nào thì lợi nhuận kế toán luôn lớn

hơn thu nhập chịu thuế Tuy nhiên đối với các nhóm ngành khác, các doanh

nghiệp có quy mô nhỏ hơn chưa niêm yết trên thị trường thì đó có phải lả nguyên

nhân tạo ra sự chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế hay

không và lợi nhuận kế tốn có thật sự ln lớn hơn thu nhập chịu thuế hay không

thì nghiên cứu chưa thể đề cập đến

Tác giả Trần Đình Khôi Nguyên (2011) đã nghiên cứu các nhân tố ảnh

hưởng đến việc vận dụng chuẩn mực kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa

tại Đà Nẵng bằng việc lựa chọn một số nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng

chuẩn mực kế toán và sử dụng phương pháp hồi quy để xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng chuẩn mực kế toán Kết quả nghiên cứu

cho thấy tỷ lệ vận dụng các chuẩn mực kế toán ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Đà Nẵng tương đối thấp và nhân tố ảnh hưởng lớn đến việc vận dụng chuẩn

mực kế toán là năng lực của kế toán viên Đồng thời qua bài viết cũng cho thấy công tác kiểm tra của cơ quan thuế sẽ ảnh hưởng đến việc vận dụng chuẩn mực kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Đà Nẵng Có thể thấy, lợi nhuận

Trang 20

vận dụng chuẩn mực kế toán tương đối thấp và chịu sự ảnh hưởng của cơ quan

thuế trong công tác vận dụng chuẩn mực kế toán liệu có tác động đến việc đo

lường lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế trong các doanh nghiệp này, và

nếu điều đó thật sự tác động thì có dẫn đến mối liên hệ giữa lợi nhuận kế toán và

thu nhập chịu thuế hay không?

Qua tắt cả các nghiên cứu đã tham khảo, có thể thấy chưa có nghiên cứu

nào về vấn để này được tiền hành đối với các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa Ở loại hình doanh nghiệp này, mục tiêu thuế được xem là tối thượng, vậy liệu rằng, mục tiêu thuế có ảnh hưởng đến việc xác định lợi nhuận kế toán của doanh

nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa hay không?

‘Tham khao các nghiên cứu kẻ trên tôi đã tiến hành xây dựng để cương và tổng quan về lý thuyết cho đề tài của mình Đồng thời từ những vẫn đề đặt ra của

các nghiên cứu trên và từ thực tế tại các doanh nghiệp trên địa bàn quận Sơn Trà, tôi cũng đã hình thành được phương pháp nghiên cứu để thực hiện việc đánh giá

mối liên hệ giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế một cách phù hợp với

Trang 21

CHƯƠNG I

CO SỞ LÝ THUYẾT VÈ MÓI LIÊN HỆ GIỮA LOI NHUAN KE TOAN VA THU NHAP CHỊU THUÊ

1.1 Muc tiêu, yêu cầu của kế toán và thuế 1.1.1 Mục tiêu của kế toán

“Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin

kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động” (Quốc 2015) Những thông tin đó sẽ được chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư, ngân

hàng, cơ quan nhà nước sử dụng

Người chủ doanh nghiệp sử dụng thơng tỉn kế tốn vì mục đích đưa ra các

định hướng về hoạt động của công ty nhằm đạt được lợi nhuận mà họ kỳ vọng,

nhà đầu tư sử dụng thông tin kế toán để xem xét việc đầu tư vốn vào doanh

nghiệp là có hợp lý và có khả năng sinh lời hay không, ngân hàng sử dụng thơng

tin kế tốn để quyết định việc cho vay cũng như đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp, cơ quan nhà nước như cơ quan thuế hay cơ quan kiểm toán sử

dụng thơng tin kế tốn để kiểm tra việc các doanh nghiệp có tuân thủ các quy

định của pháp luật mà Nhà nước đã ban hành

Hệ thống kế toán xử lý và cung cấp các thơng tin kế tốn Các thơng tin kế

tốn là thông tin mang tính hiện thực vì kế toán chỉ phản ánh những nghiệp vụ

kinh tế đã phát sinh, khơng mang tính ước đốn hoặc dự kiến Đồng thời các

thơng tin ké tốn phải đảm bảo độ tin cậy, hợp lý, hợp lệ và hợp pháp

Vì vậy, mục tiêu của kế toán là cung cấp những thông tin trung thực, hợp

lý về tình hình tài chính của doanh nghiệp cho các đối tượng có quan tâm đến

tỉnh hình tài chính của doanh nghiệp từ đó có cơ sở để họ ra các quyết định kinh

Trang 22

Có thể thấy vai trò của kế toán ngày càng mở rộng và ảnh hưởng đến

nhiều đối tượng khác nhau, đó cũng là xu hướng chung của những nền kinh tế ngày cảng phát triển Vì kế toán đáp ứng được nhu cầu cung cấp thông tin một cách thường xuyên, liên tục và có tính hệ thống về tình hình hoạt động, dòng tiền

của doanh nghiệp nên các thông tin kế toán đảm nhận vai trò chia khóa trong các

quyết định của các đối tượng sử dụng Chính vì vậy kế toán phải luôn đảm bảo

được các yêu cầu theo đúng quy định mà hệ thống chuẩn mực kế toán đề ra 1.1.2 Yêu cầu của kế toán

Các yêu cầu cơ bản đối với kế toán theo Chuẩn mực kế toán số 01 —

Chuẩn mực chung (Bộ Tài chính, 2002):

~ Trung thực: đối với tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thì hiện trạng, ban chat và nội dung phải có bằng chứng đầy đủ, khách quan và đúng với thực tế thì mới được ghi chép và báo cáo thành các thông tin và số liệu kế toán và việc

chi chép phải đảm bảo không bị xuyên tạc, bóp méo

~ Đầy đủ: trong một kỳ kế tốn thì tồn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

đều phải được ghi chép và báo cáo đầy đủ, không bỏ sót

~ Kịp thời: những thông tin và số liệu kế toán phải đảm bảo được ghỉ chép

và báo cáo kịp thời, trong thời hạn quy định, không để xảy ra trường hợp chậm

trể

~ Dễ hiểu: đối với những người

các thông tin và số liệu kế toán được trình bày trong báo cáo tài chính cần rõ ràng và dễ hiểu, đối với những vấn đề phức tạp trong báo cáo tài chính phải được

sử dụng thông tin kế toán thì yêu cầu

giải trình trong phần thuyết minh Người sử dụng ở đây được hiểu là những

Trang 23

~ Có thể so sánh: các thông tin và số liệu kế toán phải được tính toán và

trình bảy nhất quán đề đảm bảo có thể so sánh được giữa các kỳ kế toán và giữa

các doanh nghiệp với nhau Trường hợp không nhất quán thì cần giải trình trong

thuyết minh báo cáo tài chính

Tắt cả các yêu cầu này cần được thực hiện một cách đồng bộ để đảm bảo về chất lượng của thông tin và số liệu kế toán, từ đó có thể giúp cho người sử

dụng có thê đưa ra các quyết định đúng đắn và phù hợp nhất 1.1.3 Mục tiêu của thuế

“Tồn tại một số định nghĩa khác nhau vẻ thuế dựa trên các quan điểm cũng

như cách tiếp cận của từng đối tượng cụ thể Nhưng tựu chung lại thì thuế là một

khoản đóng góp có tính chất bắt buộc và không mang tính hoàn trả trực tiếp của các pháp nhân và thể nhân cho Nhà nước nhằm thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước Chính vì đây là một khoản thu có tính chất bắt bude va theo quy định của pháp luật nên Nhà nước sử dụng công cụ thuế để thực hiện rất

nhiều mục tiêu Có thể khái quát thành ba mục tiêu chính như sau (Lê Quang

Cường, Nguyễn Thị Kim Tuyến, 2015):

~ Nguồn thu từ thuế là nguồn thu chính và chủ yếu cho ngân sách Nhà nước Nhà nước sử dụng công cụ là pháp luật thuế để huy động một phần của cải

vật chất trong xã hội cho ngân sách của quốc gia Một quốc gia có một nền kinh tế lành mạnh và bền vững thì ngân sách phải dựa vào nguồn thu nội bộ của nền

kinh tế đó Nhà nước hình thành nên quỹ tiền tệ từ nguồn thu ngân sách đề phục vụ cho sự tổn tại và hoạt động thường xuyên của Nhà nước đồng thời đảm bảo cơ sở vật chất để tham gia vào quá trình phân phối thu nhập xã hội Tại Việt

Trang 24

trọng cao nhất, theo tính toán từ số liệu của Bộ Tài chính, thuế thường chiếm tỷ

trọng hơn 70% đến hơn 80% trong tổng thu NSNN

~ Nhà nước sử dụng công cụ thuế đề điều chinh các hoạt động sản xuất,

kinh doanh, quản lý và định hướng phát triển kinh tế Nhà nước căn cứ vào

những hoạch định về chính sách, các mục tiêu mang tính ngắn han va dai han dé xây dựng hệ thống pháp luật thuế phù hợp với mục tiêu của từng thời kỳ Thông

qua nhiều hình thức, chính sách thuế khác nhau, Nhà nước đã sử dụng công cụ

thuế để điều chỉnh cũng như khuyến khích nền kinh tế phát triển theo định

hướng của quốc gia, đảm bảo sự công bằng và phủ hợp lợi ích chung cho toàn xã

hội

~ Thuế góp phần đảm bảo sự bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh và công bằng xã hội Thông qua công cụ thuế, Nhà nước có thê kiểm soát tốc độ tăng trưởng kinh tế, sự tích lũy tiết kiệm, việc chỉ tiêu của các tẳng lớp dân cư, can thiệp vào chu kỳ khủng hoảng kinh tế, từ đó thực hiện việc điều tiết tất cả

các hoạt động sản xuất kinh doanh để đảm bảo cơng bằng cho tồn bộ các chủ

thể kinh doanh Ngoài ra, Nhà nước còn dùng nguồn thu từ thuế để đầu tư vào

các công trình công cộng của xã hội, xây dựng đường xá, bệnh viện, trường học,

để tất cả các tầng lớp trong xã hội đều được sử dụng các dịch vụ và lợi ích công

công

'Các mục tiêu vừa nêu trên của hệ thống thuế nếu được Nhà nước sử dụng

hiệu quả, tích cực sẽ có tác động bô trợ cho nhau, ngược lại nếu không có sự kiểm soát, giám sát có thể tạo nên gánh nặng cho nền kinh tế, giảm động lực phát

triển Vì tính hai mặt của vấn đề nên việc ban hành chính sách thuế, áp dụng các

quy định về ưu đãi, miễn giảm hay xác định đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp

Trang 25

hoạch định chính sách cho phù hợp trong từng thời điểm, giai đoạn phát triển

kinh tế xã hội nhất định

1.1.4 Yêu cầu của hệ thắng thuế

Để đảm bảo các mục tiêu của thuế, hệ thống thuế cần đảm bảo yêu cầu về

tính công bằng, hiệu quả lâu dài, đáng tin cậy, thuận lợi và kinh tế (James and Nobes, 1978)

~ Tính công bằng ở đây được thể hiện ở việc những chủ thể có phát sinh

thu nhập thì phải nộp thuế và thu nhập càng cao thì số thuế nộp phải nhiều hơn,

điều đó sẽ giúp tạo nguồn thu ngân sách và tạo công bằng xã hội Tính công

bằng được thể hiện ở cả chiều ngang và chiều dọc, tức là những người có cùng thu nhập thì phải chịu thuế như nhau và thu nhập càng cao thì phải chịu thuế

nhiều hơn để đảm bảo việc phân phối lại của cả cho xã hội

~ Tính hiệu quả lâu dài được thể hiện ở việc sẽ bảo đảm được việc huy

động những nguồn thu có tính chất bền vững cho ngân sách, tạo điều kiện cho

các hoạt động sản xuất kinh doanh được phát triển một cách thuận lợi, những

ngành nghề trọng điểm hoặc địa bàn khó khăn sẽ có chính sách ưu đãi, khuyến khích Ngoài ra thuế cũng góp phần bảo vệ tài nguyên và môi trường thông qua đánh thuế tài nguyên một cách hợp lý

~ Tính trung lập thể hiện ở một số sắc thuế gián thu không phụ thuộc vào kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của người nộp thuế, không can thiệp

vào việc sản xuất hoặc tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ Hệ thống thuế còn thê hiện tính trung lập ở việc các sắc thuế sẽ không tác động tiêu cực đến hoạt động sản

xuất kinh doanh, những ngành nghẺ, lĩnh vực cần hạn chế thì chịu thuế nhưng không có nghĩa là không được phép sản xuất hoặc tiêu dùng, và những ngành

Trang 26

thuế nhưng có giới hạn về thời gian và mức độ để đảm bảo không làm xói mòn

cơ sở tính thuế

~ Tính thuận lợi và kinh tế được thể hiện ở việc hệ thống thuế được xây

dựng, ban hành và sửa đổi phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế trong nước và điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Hệ thống thuế luôn được điều chỉnh kịp

thời nhưng vẫn tôn trọng bản chất, nguyên tắc, mục tiêu Hiện nay, hệ thống thuế

ngày càng hiện đại, ứng dụng công nghệ góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho cả

người dân và cơ quan quản lý trong việc chấp hành và thực thỉ chính sách pháp

luật của nhà nước, đồng thời sẽ giúp tiết kiệm thời gian và chỉ phí 1.2 Thực trạng hài hòa giữa chính sách thuế và hệ thống kế toán

1.2.1 Sự hài hòa trong xu hướng nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường và xu hướng toàn cầu hóa nên kinh tế thì sự khác biệt giữa chính sách thuế và hệ thống kế toán là điều tắt yếu xảy ra Nhất là đối với chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp, các quy định

về thời điểm, nguyên tắc ghi nhận doanh thu, chỉ phí giữa thuế và kế toán đã có

rất nhiều sự khác nhau Hệ thống kế toán cũng dần tiếp cận giá trị hợp lý và coi lệt lớn hơn giữa thuế và kế trọng đến kế toán dự phòng rủi ro càng tạo sự khác toán Với xu hướng gia tăng sự khác biệt giữa chính sách thuế và hệ thơng kế

tốn thì có hai quan ngại đang được đặt ra Thứ nhất, các nhà quản lý kinh tế

quan ngại về sự phức tạp của thông tin kế toán sẽ làm tăng chỉ phí của doanh nghiệp trong việc xử lý và cung cấp những thông tin này cho mục đích tính thuế Thứ hai, các cơ quan quản lý thuế cũng lo ngại về những khó khăn trong quá

Trang 27

và ban hành chính sách việc nghiên cứu làm sao để hài hòa các quy định của cả

hai hệ thống thuế và kế tốn nhưng khơng ảnh hưởng đến mục tiêu ban đầu đề

ra

Thực tế ở các nước lớn có nền kinh tế phát triển như Mỹ hoặc Châu Âu đã

thành lập các ủy ban độc lập để nghiên cứu và đưa ra ý kiến tư vấn khi ban hành chuẩn mực kế toán hoặc chính sách thuế nhằm giúp các bên có một cái nhìn tổng

quan trong nền kinh tế, đạt được sự hài hòa một cách hợp lý giữa các chính sách

này (Nguyễn Thị Hường, 2016) Trong khi đó tại một số quốc gia khác thì chính phủ yêu cầu tiến hành những cuộc họp hoặc hội thảo định kỳ giữa các tổ chức

ban hành chuẩn mực kế toán và cơ quan thuế với mục đích nhằm phát hiện và xử

lý những vấn đề xung đột giữa chính sách thuế và chuẩn mực kế toán

1.2.2 Sự hài hòa giữa chính sách thuế và hệ thắng kế toán ở Việt Nam

Nền kinh tế Việt Nam khi thực hiện đổi mới cơ chế quản lý theo định

hướng kinh tế thị trường thì chính sách thuế và hệ thống kế toán Việt Nam cũng

đã có nhiều sự thay đổi để ngày càng phù hợp hơn với cơ chế quản lý mới và hội

nhập với các nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới Cũng chính vì xu hướng này đã dẫn đến sự khác biệt ngày càng lớn hơn và rõ nét giữa chính sách thuế và

hệ thống chuẩn mực, chế độ kế toán ở nước ta (Nguyễn Thị Hường, 2016)

Bên cạch đó, vì thực hiện hội nhập ngày càng mạnh mẽ và sâu rộng của

nền kinh tế toàn cầu đòi hỏi hệ thống kế toán Việt Nam cũng cần tiếp cận và

tiệm cận với thông lệ kế toán quốc tế Điều này sẽ có thể gây ra những khó khăn trong công tác quản lý kinh tế của các cơ quan chức năng trong đó có cơ quan thuế cũng như việc doanh nghiệp khó có thể chấp hành chế độ chính sách theo

Trang 28

1.3 Đo lường lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế 1.3.1 Đo lường lợi nhuận kế toán trước thuế:

“Lợi nhuận kế toán trước thuế là lợi nhuận (hoặc lỗ) của một kỳ, trước khi

trừ thuế thu nhập doanh nghiệp, được xác định theo quy định của chuẩn mực kế

toán và chế độ kế toán” (Bộ Tài chính, 2005)

“Lợi nhuận kế toán trước thuế là chỉ tiêu phản ánh tổng số lợi nhuận kế

toán thực hiện trong năm báo cáo của doanh nghiệp trước khi trừ chỉ phí thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động kinh doanh, hoạt động khác phát sinh trong kỳ báo cáo” (Bộ Tài chính, 2014)

Lợi nhuận kế toán trước thuế xác định bằng công thức sau:

“Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế oF Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh + Lợi nhuận khác

Trong đó:

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh được xác định bằng lợi nhuận

sộp của hoạt động bán hàng hóa, cung cắp dich vụ cộng doanh thu của hoạt động tài chính trừ đi các khoản chỉ phí tài chính, chỉ phí bán hàng và chỉ phí quản lý

doanh nghiệp phát sinh trong kỳ

Trang 29

Cách xác định lợi nhuận kế toán trước thuế được khái quát qua mẫu báo

cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo Thông tư số 200/TT-BTC (Bộ Tài chính, 2014) như sau: Bảng 1.1 Các bước xác định lợi nhuận kế toán trước thuế Chỉ tiêu Mã số

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ oO

“Các khoản giảm trừ đoanh thu 02

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10=01~02) 7 Giá vốn hàng bán 1 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dich vụ " (20=10~11) Doanh thu tài chính 21 “Chỉ phí tài chính 2 Chi phi bán hàng 25

‘Chi phi quân lý đoanh nghiệp 26

Trang 30

Qua Bảng 1.1 có thể thấy để xác định được lợi nhuận kế toán trước thuế

cần xác định được chỉ tiết các hoạt động của doanh nghiệp, từ đó tính toán chênh

lệch của doanh thu của toàn bộ các hoạt động với chỉ phí bỏ ra để có được doanh thu đó Sau đó tổng hợp lợi nhuận của tắt cả các hoạt động thì sẽ có được lợi nhuận thu được trong kỳ của doanh nghiệp

Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp có thể được đánh giá dựa vào nhiều

chỉ tiêu, trong đó lợi nhuận được xem là một chỉ tiêu rất quan trọng, bởi vì có lợi nhuận có nghĩa là các chỉ phí bỏ ra cho hoạt động kinh doanh đã được bù đấp và doanh nghiệp còn có khoản để tích lũy, lợi nhuận của kỳ sau cao hơn kỳ trước có

thể thể hiện việc hàng hóa, dịch vụ của kỳ sau được tiêu thụ, sử dụng nhiều hơn

hoặc doanh nghiệp đã có thể giảm được giá thành của sản phẩm, hoặc các hoạt

động đầu tư góp vốn liên doanh liên kết đã đem lại hiệu quả Khi lợi nhuận kế toán trước thuế tăng lên qua các kỳ cho thấy được hiệu quả kinh doanh của

doanh nghiệp, có lợi nhuận sẽ giúp cho doanh nghiệp trả lãi cho cổ đông, mở,

rộng quy mô sản xuất kinh doanh, đầu tư cải tiến công nghệ để hiện đại hóa sản

xuất kinh doanh

'Các yếu tố liên quan trực tiếp đến việc xác định lợi nhuận kế toán là doanh thu và chỉ phí Vì vậy các nguyên tắc kế toán chỉ phối việc đo lường lợi nhuận kế

toán là các nguyên tắc liên quan đến việc xác định doanh thu và chỉ phí Theo nguyên tắc dồn tích thì doanh thu và chỉ phí phải được ghi số kế toán vào thời

điểm phát sinh, không căn cứ và thời điểm thực tế chỉ tiền hoặc tương đương tiền Doanh thu và chỉ phí tạo ra khoản doanh thu đó phải được ghi nhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp Điều đó các nghĩa là bất kỳ một khoản doanh thu

Trang 31

2U

thu bao gồm chỉ phí trong kỳ tạo ra doanh thu hoặc chỉ phí của các kỳ trước hoặc chỉ phí phải trả nhưng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu của kỳ đó Tuy

nhiên trong một số trường hợp, nguyên tắc phù hợp có thể xung đột với nguyên tắc thân trọng trong kế toán, ví dụ trong trường hợp khi doanh thu hoặc chỉ phí chưa có bằng chứng để ghỉ nhận thì kế toán phải căn cứ vào bản chất và các

chuẩn mực kế toán để phản ánh giao dịch một cách trung thực, hợp lý

Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 14 (Bộ Tài chính, 2001) quy định các

điều kiện dé ghi nhận doanh thu trong từng trường hợp cụ thể như sau:

“Doanh thu bán hàng được ghỉ nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả năm điều kiện:

~ Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua;

~ Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;

~ Doanh thu được xác định tương đối chắn chắc;

~ Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dich bán hàng,

~ Xác định được chỉ phí liên quan đến giao dịch bán hàng.”

“Doanh thu của giao địch về cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kết quả

của giao dịch đó được xác định một cách đáng tin cậy Và kết quả của giao dịch

đó được xác định khi thỏa mãn tắt cả bốn điều kiện sau:

~ Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;

~ Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cắp dịch vụ đó;

~ Xác định được phần cơng việc đã hồn thành vào ngày lập Bảng cân đối

Trang 32

Zi

~ Xác định được chi phi phát sinh cho giao dich va chi phi để hoàn thành

giao dịch cung cấp dịch vụ đó."

Vì những nguyên tắc ghi nhận trên mà có thể sẽ phát sinh một số trường

hợp đã được xác định là doanh thu chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ

nhưng chưa thỏa mãn các điều kiện để ghi nhận là doanh thu của kỳ kế toán, ví

dụ như:

~ Trường hợp doanh nghiệp bán hàng đã xuất hóa đơn bán hàng cho khách hàng nhưng chưa đủ điều kiện để ghi nhận doanh thu theo chuẩn mực kế toán như khi doanh nghiệp bán hàng mà trong hợp đồng quy định những điều kiện cụ

thê của việc người mua có quyền trả lại cho người bán các sản phẩm đã mua, khi

đó doanh nghiệp chỉ được ghi nhận doanh thu khi khách hàng không còn quyền trả lại hàng hóa và các điều kiện trả hàng không còn hiệu lực

~ Trường hợp doanh nghiệp có tài sản cho thuê và được thanh toán tiền

thuê một lần cho nhiều năm thì doanh thu ghi nhận trong kỳ kế toán năm đó sẽ là

số tiền cho thuê được phan bé cho một kỳ kế toán nhưng để xác định thu nhập

chịu thuế thu nhập doanh nghiệp thì có thê chọn một trong hai phương pháp là số

tiền cho thuê được phân bổ cho một kỳ kế tốn hoặc tồn bộ doanh thu đã trả

một lần

~ Trường hợp doanh nghiệp có các khoản chiết khấu được giảm trừ doanh

thu bán hàng hóa và cung cắp dịch vụ hoặc doanh thu hoạt động tải chính theo

quy định của chuẩn mực kế tốn nhưng khơng đủ chứng từ hợp pháp ( không có

hóa đơn) để giảm trừ doanh thu thuế tính thuế theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp trong trường hợp thanh toán bằng tiền mặt vì vậy vẫn tính vào doanh thu khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp

Trang 33

Ze

được ghi nhận tại thời điểm giao dịch phát sinh hoặc khi có khả năng tương đối

chắc chắn sẽ phát sinh trong tương lai không phân biệt đã chỉ tiền hay chưa Và

theo nguyên tắc phù hợp thì chỉ phí và khoản doanh thu do nó tạo ra phải ghỉ

nhận đồng thời (Bộ Tài chính, 2014)

Từ việc đo lường được các khoản doanh thu thuần về bán hàng hóa và

cung cấp dịch vụ, doanh thu tài chính và thu nhập khác và các khoản giá vốn

hàng bán, chỉ phí bán hàng, chỉ phí quản lý doanh nghiệp, chỉ phí tài chính, chỉ

phí khác theo các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán nêu trên thì doanh nghiệp sẽ đo lường được lợi nhuận kế toán trước thuế Tắt cả sẽ được thể hiện trong báo

cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vào cuối kỳ kế toán dé thé

hiện được kết quả của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

trong một kỳ

1.3.2 Đo lường thu nhập chịu thuế

“Thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp của một kỳ được xác định

theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, là cơ sở để tính

thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp” (Bộ Tài chính, 2005)

Tại Điều 2, Thông tư số 96/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Khoản 2, Điều 4, Thông tư số 78/2014/TT-BTC quy định như sau:

“Thu nhap chịu thuế trong kỳ tính thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động

sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và thu nhập khác” Thu nhập chịu thuế

trong kỳ tính thuế xác định như sau:

Thu nhập chịu : = Doanh thu - Chỉ phí được trừ + Các khoản thu thuế nhập khác “Trong đó:

Trang 34

23

tiền bán hàng hóa, tiền gia công, tiền cung cắp dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá,

phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.” (Bộ Tài chính, 2014)

~ Chỉ phí được trừ là mọi khoản chỉ trừ những khoản chỉ không được trừ

theo quy định và đáp ứng đủ các điều kiện sau

“a) Khoan chỉ thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh

doanh của doanh nghiệp

b) Khoản chỉ có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật

©) Khoản chỉ nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ

20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng

từ thanh toán không dùng tién mat” (BO Tai chính, 2014)

~ Thu nhập khác được quy định cụ thể tại Điều 7, Thông tư 78/2014/TT-

BTC và được sửa đôi, bô sung tại Điều 6, Thông tư số 96/2015/TT-BTC, bao

gdm 23 khoản thu nhập được xem là thu nhập khác và khi doanh nghiệp phát sinh các khoản thu nhập này cần xác định và đưa vào thu nhập khác khi tính thu

nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp

Khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp thì theo quy định sẽ chia thành hai loại là thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh và thu nhập

từ hoạt động chuyển nhượng bắt động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển

nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản

Trang 35

za

'Và các khoản thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bắt động sản, chuyển

nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyển tham gia dự án đầu tư, chuyển

nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản sẽ phải hoạch toán riêng

để kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp bởi vì phần thu nhập này sẽ không

được hướng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp trừ một số trường hợp đặc biệt do pháp luật quy định Nếu trong kỳ tính thuế doanh nghiệp bị lỗ từ hoạt động

chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia thực hiện dự án đầu tư thì sẽ được bù trừ với lãi của hoạt động

sản xuất kinh doanh

Như vậy, để xác định thu nhập chịu thuế thì cần đo lường được doanh thu

tính thu nhập chịu thuế và chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu

nhập doanh nghiệp

“Thời điểm ghỉ nhận doanh thu và cách xác định doanh thu được quy định

cụ thể tại Điều 5, Thông tư số 78/2014/TT-BTC và được bổ sung, sửa đổi tại Điều 3, Thông tư số 96/2015/TT-BTC Trong đó thời điểm ghi nhận doanh thu

đối với hoạt động bán hàng hóa được xác định là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa cho người mua Đối với hoạt động cung ứng

dịch vụ, thời điểm ghi nhận doanh thu là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc hoàn thành từng phần việc cung ứng dịch vụ cho người mua

Điều kiện để xác định chỉ phí được trừ và không được trừ khi xác định thu

nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp được quy định cụ thể tại Điều 6, Thông tư số 78/2014/TT-BTC và được bổ sung, sửa đổi tại Điều 4, Thông tư số 96/2015/TT-BTC Trong đó có rất nhiều khoản chỉ phí mặt dù vẫn là khoản tồn

thất mà doanh nghiệp thực tế phải chịu nhưng theo quy định của luật thuế thì

Trang 36

2

thể ví dụ một số khoản chi phí là khoản chỉ thực tế của doanh nghiệp nhưng

không được tính vào chỉ phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp như:

~ Các khoản chỉ phí khấu hao tài sản cố định không đúng quy định, bao

eồm các trường hợp cụ thể như sau: doanh nghiệp trích khấu hao vượt mức được tính vào chỉ phí theo các quy định tại chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao

inh, ví dụ như trường hợp doanh nghiệp không phải là đơn vị kinh doanh vận chuyển, kinh doanh du lịch, khách sạn mua xe dưới 9 chỗ ngồi có giá

tài sản cố

trị vượt quá 1,6 tỷ đồng và khấu hao tương ứng với phần nguyên giá vượt trên

1,6 tỷ đồng; số khấu hao của các tài sản cố định dùng trong sản xuất kinh doanh

nhưng không có hóa đơn chứng từ hợp pháp và các giấy tờ khác chứng minh tải

cơ sở kinh doanh; số khấu hao của các tài sản cố

sản thuộc quyền sở hữu củ

định đã được trích khấu hao hết giá trị, nhưng tài sản đó vẫn tiếp tục sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và số khấu hao của tài sản cố định không tham gia vào quá

trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp

~ Các khoản chỉ phí trả lãi tiền vay vượt mức khống chế Đây thường là

các trường hợp doanh nghiệp huy động vốn của các cá nhân hoặc công ty khác

nhưng doanh nghiệp lại trả lãi cho các đối tượng này với mức lãi suất cao hơn

150% mức lãi suất cơ bản của Ngân hàng nhà nước công bố Hoặc trường hợp doanh nghiệp vay vốn để góp vốn pháp định, vốn điều lệ thì chi phí trả lãi tiền

vay tương ứng với phần vốn điều lệ còn thiếu cũng không được tính vào chỉ phí được trừ kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào hoạt động sản xuất kinh

doanh

Trang 37

20

phát sinh trong năm, liên quan đến việc tạo ra doanh thu chịu thuế trong năm có

hóa đơn nhưng hóa đơn không hợp pháp Ví dụ trong trường hợp doanh nghiệp mua hàng của cá nhân, hộ kinh doanh nhưng không có hóa đơn giá trị gia tăng, không có hóa đơn bán hàng hoặc không lập bảng kê theo quy định thì sẽ không được tính chỉ phí mua hằng đó vào chỉ phí được trừ

~ Các khoản thuế bị truy thu và tiền phạt vi phạm hành chính ví dụ như

trường hợp doanh nghiệp chậm nộp tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp quá 15 ngày thì sẽ bị xử phạt 1,4 triệu đồng, khoản tiền phạt này doanh

nghiệp nộp vào ngân sách nhà nước, kế toán ghi nhận đó là một khoản chỉ phí thực tế phát sinh nhưng đó không được xem là một khoản chỉ phí được trừ theo

quy định của luật thuế

~ Chỉ phí tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, giám đốc

công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ, thành viên hợp danh, chủ hộ cá thễ, cá nhân kinh doanh, tiền thù lao trả cho sáng lập viên, thành

viên hội đồng quản trị của công ty cô phần, công ty trách nhiệm hữu hạn không

trực tiếp tham gia điều hành sản xuất kinh doanh

Tuy các khoản chỉ phí như trong ví dụ nêu trên không được tính vào chỉ phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng vẫn

không thể để các khoản chỉ phí đó ngoài hệ thống sô sách kế toán doanh nghiệp

vì điều đó sẽ làm cho báo cáo tải chính của doanh nghiệp bị sai sót và vì vậy sẽ

không thể phản ánh được đúng tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ kế

toán

Tương tự như lợi nhuận kế toán, thu nhập chịu thuế cũng được xác định dựa vào việc xác định doanh thu và chỉ phí được trừ Tuy nhiên, để tránh các

Trang 38

Zr

để làm giảm số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp thì Luật thuế cũng có một

số quy định khác Điều này sẽ dẫn tới một số khoản doanh thu, thu nhập được ghi nhận theo kế toán và thuế giống nhau, nhưng cũng có một số khoản doanh

thu, thu nhập được ghi nhận theo quy định của kế toán thì lại không được ghi

nhận theo quy định của thuế và ngược lại

'Ví dụ như trường hợp đã nêu ở trên về doanh nghiệp bán bán hàng đã xuất

hóa đơn bán hàng cho khách hàng nhưng chưa đủ điều kiện để ghi nhận doanh thu theo chuẩn mực kế toán như khi doanh nghiệp bán hàng mà trong hợp đồng

quy định những điều kiện cụ thể của việc người mua có quyền trả lại cho người

bán các sản phẩm đã mua, khi đó doanh nghiệp chỉ được ghi nhận doanh thu khi

khách hàng không còn quyên trả lại hàng hóa và các điều kiện trả hàng không còn hiệu lực, nhưng theo quy định của thuế thì thời điểm ghi nhận doanh thu chịu thuế là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa cho

người mua Chính vì vậy trong trường hợp này có thể sẽ phát sinh chênh lệch

giữa doanh thu kế toán và doanh thu tính thuế

Riêng đối với chỉ phí thì khi xác định thu nhập chịu thuế còn phải loại trừ

các khoản chỉ phí không được trừ theo quy định vi vậy nếu doanh nghiệp thực tế phát sinh một số khoản chỉ phí như chỉ phí phạt vi phạm hành chính thì sẽ không được ghi nhận vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp

‘Tom lai doanh thu và chỉ phí được trừ vẫn được xác định trên cơ sở của kế toán nhưng phải đảm bảo thêm một số quy định của Luật thuế để đảm bảo tính

Trang 39

2s

1.4 Phân tích mối liên hệ giữa do lường lợi nhuận kế toán và đo lường thu

nhập chịu thuế

1.4.1 Mối liên hệ thông qua các nguyên tắc đo lường

Trong tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp mẫu 03/TNDN

hướng dẫn các bước xác định thu nhập chịu thuế từ lợi nhuận kế toán trước thuế

như sau

Bảng 1.2 Các bước xác định thu nhập chịu thuế từ

lợi nhuận kế toán trước thuế Chỉ tiêu Mã số Tong lợi nhuận kế toán trước thu thu nhập doanh nghiệp AI Điêu chỉnh tăng lợi nhuận trước thuế (BI =B2 + B3 + B4 + B5 + Bồ + B7) BI

'Các khoản điệu chinh ting doanh thu B2

“Chỉ phí của phân doanh thu điều chỉnh giảm B3 'Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế B4 “Thuế thu nhập đã nộp cho phản thu nhập đã nhận được ở nước ngoài | Bã Điễn chỉnh tăng lợi nhuận do xác định giá thị trường đối với giao địch | 2 liên kết Các khoản điều chỉnh làm tăng lợi nhuận trước thuê khác B7 Điều chỉnh giảm tông lợi nhuận trước thuế (B8 = B9 + B10 + BI1) BS

Giảm trừ các khoản đoanh thu đã tính thuế năm trước B9 Chi phi của phân doanh thu điều chỉnh tăng BIO “Các khoản điều chỉnh làm giảm lợi nhuận trước thuê khác Bil

Tong thu nhập chịu thuế BD

(B12 =AI + BI — B8)

Trang 40

a]

Qua Bảng 1 2 có thể thấy thu nhập chịu thuế được xác đỉnh từ lợi nhuận

kế toán trước thuế, vì vậy đề đánh giá mối liên hệ giữa đo lường lợi nhuận kế toán trước thuế và thu nhập chịu thuế cần phân tích nguyên tắc đo lường của hai chỉ tiêu này và những yếu tố điều chỉnh trong mối liên hệ giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế

a Phân tích các nguyên tắc lý thuyết (quy định) đo lường về lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế

Cả lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế đều được xác định thông qua việc xác định được doanh thu và chỉ phí Chính vì vậy để phân tích về đo lường

lợi nhuận kế toán trước thuế và thu nhập chịu thuế chính là phân tích và so sánh về các nguyên tắc đo lường doanh thu và chỉ phí theo quy định của kế toán và

thuế

Bảng 1.3 Nguyên tắc đo lường doanh thu và chỉ phí theo kế toán và thuế

Nguyên tắc đo lường |_ Nguyên tắc đo lường

STT Chỉ tiêu theo kế toán theo thuế

T | Doanh thu

1 | Thôi điểm ghi nhận | Ghi nhận khi thỏa mãn | Ghi nhận khi chuyên giao

đồng thời năm điều | quyền sở hữu, quyền sử

kiện đối với doanh thu | dụng hàng hóa, khi hoàn

bán hàng hóa và bốn | thành từng phần hoặc toàn

điều kiện đối với doanh | bộ việc cung ứng dịch vụ,

thu cung cấp dịch vụ, | Thông tư số 96/2015/TT-

Chuẩn mực Kế toán|BTC (Bộ Tài chính,

Việt Nam số 14 (B6 | 2015)

“Tài chính, 2001)

Ngày đăng: 23/09/2022, 14:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w