Luậtsư–Nghềđượcxãhộitrọngvọng
Nghề luậtsưđược cho là tiêu biểu nhất và thể hiện đầy đủ nhất những đặc trưng
của nghề luật. Nghềluậtsư không giống như những nghề bình thường khác vì
ngoài những yêu cầu về kiến thức và trình độ chuyên môn thì người luậtsư còn
phải tuân thủ theo quy chế đạo đức nghề nghiệp. Luậtsư là những người được
trọng vọngtrongxãhội bởi họ đóng vai trò quan trọngtrong việc góp phần bảo vệ
quyền cơ bản của công dân và phát triển xã hội.
Luậtsư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của pháp
luật của mỗi quốc gia, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ
quan, tổ chức. Thu nhập của luậtsư là từ các khoản thù lao do khách hàng trả. Các
hình thức hành nghềluậtsư ở mỗi nước là khác nhau. Sau đây ta hãy cùng tìm
hiểu các loại hình luậtsư tại Việt Nam và một số nước phát triển trên thế giới:
1. NghềLuậtsư ở Anh và Mỹ:
Nước Anh theo hệ thống luật án lệ (Common Law) và ở đây chỉ tồn tại hai hình
thức hành nghềLuật sư: Luậtsư tư vấn và Luậtsư biện hộ. Luậtsư tư vấn có quan
hệ trực tiếp với khách hàng, thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của khách hàng. Còn
luật sư biện hộ không được liên hệ trực tiếp với khách hàng mà chỉ biện hộ tại Toà
án. Các Luậtsư biện hộ có độc quyền trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của các
đương sự.
Các luậtsư Anh có chung một cơ quan để sinh hoạt đó là Đoàn luậtsư Luân Đôn.
Về số lượng luậtsư tư vấn đông hơn rất nhiều so với luậtsư biện hộ và hành nghề
trên toàn lãnh thổ nước Anh. Các luậtsư tư vấn cũng đóng một vai trò nhất định
trong các vụ kiện nhưng hoạt động chủ yếu của họ là thuộc lĩnh vực tư vấn pháp
luật. Ngoài ra họ còn độc quyền trong một số lĩnh vực.
Tại Mỹ, không có sự phân biệt giữa hai nghềluậtsư như ở Anh. Ở đây tồn tại mô
hình “một nghềluật duy nhất” theo đó luậtsư có phạm vi hoạt động rất rộng và có
hiệu quả. Chính vì vậy vai trò của các luậtsư tại Mỹ là rất lớn. Luậtsư tại Mỹ
hành nghề tương đối tự do, được phép quảng cáo, chào hàng, có thể can thiệp vào
mọi lĩnh vực pháp luật, đây cũng là độc quyền của các luật sư.
Các luậtsư không có đối thủ cạnh tranh nào khác ngoài các đồng nghiệp của mình.
Các chuyên viên kế toán hầu như không được tham gia vào các hoạt động thuộc
lĩnh vực pháp luật. Nhưng cũng tại nước này đang có biểu hiện của một nền công
lý mất cân đối: công lý của những người có tiền và công lý của những người
nghèo.
2. NghềLuậtsư ở Pháp, Đức:
Hệ thống pháp luật của Pháp và Đức là hai điển hình cho mô hình đa ngành nghề tư pháp
của các nước theo hệ thống luật Châu Âu lục địa (Civil Law). Hoạt động của luậtsư ở
Pháp và Đức rất giống nhau và các điều kiện trở thành luậtsư về cơ bản cũng giống nhau.
Tuy nhiên, chương trình đào tạo luậtsư tại Đức dài hơn vì ngoài những kiến thức, kỹ
năng của luậtsư thì luậtsư còn phải nghiên cứu cả kỹ năng tiến hành tố tụng của Thẩm
phán. Mục đích của việc nghiên cứu nghiệp vụ của thẩm phán nhằm tạo ra một đội ngũ
luật sư có khả năng phục vụ với tư cách một thẩm phán. Đây cũng chính là một điều kiện
để được kết nạp vào đoàn luật sư.
Trước khi kết nạp cũng phải trải qua một thời gian luậtsư tập sựtrong khoảng thời
là 03 năm tại tổ chức Luậtsư Châu Âu tại quốc gia đó. Ở Đức, muốn ghi tên vào
một Đoàn luật sư, luậtsư phải có giấy phép của cơ quan tư pháp địa phương nơi
mình muốn đăng ký. Các luậtsư trẻ mới vào nghề ở Đức có thể tự do lựa chọn
Đoàn luậtsư mà mình thích để ghi tên, không bắt buộc rằng Đoàn luậtsư đó phải
là nơi họ nhận bằng. Mặc dù các quy chế hành nghề không giống nhau nhưng nói
chung các luậtsư ở Pháp và Đức có thể hành nghề một cách độc lập hay theo
nhiều hình thức nhóm, hội khác nhau. Ngoài ra, luậtsư có thể ký hợp đồng lao
động với các Văn phòng luật sư, công ty luật, công ty luật hợp danh với tư cách là
luật sư làm thuê.
3. NghềLuậtsư ở Việt Nam:
Đối với Việt Nam do điều kiện kinh tế và xã hội, do sự hình thành muộn màng
của nghềluậtsư và các quy định về hành nghềluậtsư nên hệ thống pháp luật về
nghề luậtsư và hành nghềluậtsư chưa được hoàn chỉnh cần bổ sung và hoàn thiện
một cách đồng bộ. Luậtsư ở nước ta hiện nay còn đang thiếu và mới chỉ đáp ứng
một phần nhỏ nhu cầu của xã hội. Số luậtsư lại chủ yếu tập trung tại các đô thị
lớn, riêng ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chiếm hơn 50 % tổng số luậtsư
toàn quốc.
. Luật sư – Nghề được xã hội trọng vọng
Nghề luật sư được cho là tiêu biểu nhất và thể hiện đầy đủ nhất những đặc trưng
của nghề luật. Nghề luật sư. và xã hội, do sự hình thành muộn màng
của nghề luật sư và các quy định về hành nghề luật sư nên hệ thống pháp luật về
nghề luật sư và hành nghề luật sư