1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp mở rộng thanh toán không dùng tiền không dùng tiền mặt tại ngân hàng công thương Chương Dương

61 310 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 85,83 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Đứng trước xu thế hội nhập kinh tế khu vực và thế giới diễn ra ngày càng mạnh mẽ và rộng khắp

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU1.Tính cấp thiết của đề tài

Đứng trước xu thế hội nhập kinh tế khu vực và thế giới diễn ra ngàycàng mạnh mẽ và rộng khắp , các ngân hàng thương mại không những phảichịu áp lực cạnh tranh gay gắt từ phía ngân hàng trong nước mà còn từ cácngân hàng nước ngoài Dô đó nuốn tồn tại và phát triển đòi hỏi các ngânhàng thương mại Việt Nam phải vươn lên mạnh mẽ để giải quyết nhiều vấnđề trong hoạt động của mình

Ngoài những nghiệp vụ cho vay ,và các nghiệp vụ đầu tư khác , việcnghiên cứu , phát triển và mở rộng các loại hình dịch vụ là vấn đề có tầmquan trọng đặc biệt, trong đó nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt làbiện pháp vừa có tính thời sự vừa có tính chiến lược quyết định trong xu thếcạnh tranh và hội nhập của các ngân hàng thương mại Việt Nam Thực hiệntốt công tác này sẽ làm cho việc chu chuyển vốn trong thanh toán nhanhchóng , kịp thời , chính xác , phù hợp chung với yêu cầu của xã hội , góp phầntạo điều kiện cho các đơn vị sản xuất thu được lợi nhuận cao , giảm chi phí Ngân hàng kinh doanh có hiệu quả , góp phần tăng tích luỹ cho xã hội.

Vận dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt có rất nhiều ưuđiểm , song không phải là không có những thiếu sót và tồn tại cần được giảiquyết bổ sung kịp thời để phù hợp với nền kinh tế nước ta đang trên đà pháttriển Với chức năng của mình , ngân hàng phải có trách nhiệm đề xuất ýkiến, bổ sung kịp thời những thiếu sót trong việc đưa ra những chính sáchcũng như trong việc hướng dẫn các đơn vị kinh tế lựa chọn các hình thứcthanh toán phù hợp Đồng thời ngân hàng phải kiểm tra việc chấp hành chếđộ kỷ luật thanh toán của các đơn vị kinh tế thông qua mỗi tài khoản tại ngânhàng

Trang 2

Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn nói trên thì “Giải pháp mở rộng

thanh toán không dùng tiền không dùng tiền mặt “ là một vấn đề cần phải

được chú trọng và nhanh chóng triển khai

2 Mục đíng nghiên cứu của chuyên đề

Chuyên đề nhằm đánh giá , nhận định cụ thể về thực trạng hoạt độngthanh toán không dùng tiền mặt , những tồn tại và nguyên nhân , qua đó đềxuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện và nâng cao hình thức thanh toánkhông dùng tiền mặt tại ngân hàng công thương Chương Dương.

3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài

Do thời gian nghiên cứu có hạn nên em chỉ tập trung phân tích làm rõthực trạng của công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng côngthương Chương Dương Thời gian từ năm 2005 – 2007.

Trang 3

1.1.2 Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt

Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt không phải mang tínhngẫu nhiên, nó được hình thành và phát triển từng bước trên cơ sở phát triểncủa nền sản xuất và lưu thông hàng hoá Trong lịch sử phát triển, phương tiệnthanh toán không dùng tiền mặt được sử dụng rất đa dạng, phong phú, phùhợp với điều kiện của mỗi nước, mỗi vùng Các phương tiện thanh toán khôngdùng tiền mặt đượcsử dụng phổ biến hiện nay là séc, uỷ nhiệm chi hoặc lệnhchi, uỷ nhiệm thu hoặc nhờ thu, thẻ thanh toán ,thẻ tín dụng và các phươngtiện thanh toán khác như hối phiếu, lệnh phiếu

1.1.2.1 Séc thanh toán

Séc là lệnh trả tiền của chủ tài khoản, được lập trên mẫu do Ngân hàngNhà nước quy định, yêu cầu đơn vị thanh toán trích một số tiền từ tài khoảntiền gửi thanh toán của mình để trả cho người thụ hưởng có tên ghi trên séchoặc người cầm séc Như vậy, chủ thể tham gia thanh toán séc bao gồm:người phát hành, người thụ hưởng và Ngân hàng Mỗi bên có quyền lợi và

Trang 4

nghĩa vụ nhất định trong thanh toán séc Bắt đầu từ ngày 1/4/1997, chế độthanh toán séc mới theo nghị định 30/CP

của Chính phủ và thông tư hướng dẫn số 07 - TT/ NH1 của NHNN VN, thanhtoán séc gồm các loại sau:

1.1.2.1.1 Séc chuyển khoản

Séc chuyển khoản là lệnh trả của người phát hành séc đối với Ngânhàng phục vụ mình về việc trích trả tiền từ tài khoản của mình trả tiền chongười thụ hưởng có tên ghi trên tờ séc.

Séc chuyển khoản cũng như các loại séc nói chung, đơn vị phát hànhséc phải có đủ số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán ở Ngân hàng để đảmbảo thanh toán kịp thời các tờ séc đa phát hành sau khi bên bán đa nộp sécvào Ngân hàng Đây là một điều kiện mà đơn vị phát hành séc phải chấp hành Việc thanh toán séc không được thực hiện khi tài khoản của đơn vị pháthành không đủ tiền để thanh toán số tiền ghi trên tờ séc đa phát hành.

Nói chung, séc chuyển khoản thường được áp dụng đối với những kháchhàng tín nhiệm lẫn nhau, có quan hệ làm ăn lâu dài, thường xuyên Chính vìvậy, séc chuyển khoản bao giờ cũng được hạch toán theo nguyên tắc : Nợtrước – Có sau.

1.1.2.1.2 Séc bảo chi

Séc bảo chi là tờ séc thông thường được Ngân hàng phục vụ đơn vịphát hành, bảo đảm khả năng chi trả bằng cách trích từ tài khoản tiền gửi đưavào một tài khoản riêng (tài khoản đảm bảo thanh toán séc bảo chi) và đánhdấu séc bảo chi lên tờ séc trước khi giao tờ séc cho khách hàng Đối tượng ápdụng là thanh toán tiền hàng, dịch vụ do yêu cầu của đơn vị bán hoặc theoquyết định của Ngân hàng đối với chủ tài khoản vi phạm quy định phát hànhséc.

Trang 5

Tờ séc nộp vào nếu khách hàng mở tài khoản cùng một Ngân hàng, mộthệ thống thì Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng có quyền ghi “Có” ngayvào tài khoản người thụ hưởng sau khi kiểm tra thấy rằng tờ séc đó là hợp lệ.Sau đó báo “Nợ” cho Ngân hàng phát hành séc để ghi “Nợ” vào tài khoảnđảm bảo thanh toán séc bảo chi Trường hợp hai Ngân hàng khác hệ thống thìkhông được phép ghi “Có” ngay mà phải giao nhận chứng từ đồng thời tạiphiên giao dịch để thực hiện ghi “Nợ” trước – “Có” sau.

Như vậy, séc được Ngân hàng bảo chi bảo đảm độ tin cậy của khả năngthanh toán tờ séc Số tiền phát hành séc đa được ký quỹ để đảm bảo khả năngthanh toán Khách hàng cũng có thể bảo đảm cho cả séc thanh toán bằngchuyển khoản và cả séc thanh toán bằng tiền mặt.

Đặc điểm của séc là có tính thời hạn, tính thời hạn của séc được ở chỗ:nó chỉ thanh toán trong thời gian còn hiệu lực của tờ séc Thời hạn này đượcquy định cho mỗi nước và cho từng loại séc riêng biệt.

Ngoài cách phân loại séc như trên, séc còn được phân loại theo hìnhthức chuyển nhượng Theo đó có các loại séc:

* Séc ký danh: được ghi rõ tên người hưởng thụ trên séc.

* Séc vô danh: không ghi rõ tên người hưởng thụ trên tờ séc, bất cứ ai

cầm tờ séc cũng có thể nhận được đủ số tiền ghi trên tờ séc tại Ngân hàng.

* Séc theo lệnh:

Ghi rõ trả tiền theo lệnh của người thụ hưởng, séc này được chuyểnnhượng theo thủ tục ký hậu.

* Séc được dùng để lĩnh tiền mặt hoặc chuyển khoản.

Việc cho lĩnh tiền mặt hay không thuộc thẩm quyền của người ký pháthoặc người chuyển nhượng Khi tờ séc không ghi cụm từ' "trả vào tài khoản"thì người thụ hưởng có thể được trả bằng tiền mặt Nếu người ký phát hoặc

Trang 6

người chuyển nhượng không cho phép người thụ hưởng nhận tiền mặt thì phảighi cụm từ "trả vào tài khoản" lên tờ séc.

* Séc có thể được chuyển nhượng từ người này qua người khác

Một tờ séc có ghi tên người thụ hưởng thì người đó được phép chuyểnnhượng cho người khác bằng cách ghi tên người được chuyển nhượng, ngàytháng chuyển nhượng và họ tên, địa chỉ của mình vào mặt sau tờ séc (gọi làký hậu chuyển nhượng) Đối với séc vô danh, người thụ hưởng có thể chuyểnnhượng bằng việc chuyển giao tờ séc đó cho người khác mà không cần kýhậu Khi tờ séc được chuyển nhượng thì toàn bộ các quyền lợi và nghĩa vụliên quan đến tờ séc cũng được chuyển theo

1.1.2.2 Uỷ nhiệm chi - lệnh chi

Uỷ nhiệm chi là lệnh của chủ tài khoản, được lập theo mẫu in sẵn củaNgân hang yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình trích sẵn một số tiền nhất địnhtrên tài khoản của mình trả cho người thụ hưởng có tài khoản tại Ngân hàng.uỷ nhiệm chi ra đời khá lâu, được sử dụng phổ biến trong quan hệ thánh toántiền hàng hoá, dịch vụ giữa người mua và người bán có mở tài khoản tại tổchức cung ứng dịch vụ thanh toán.

Uỷ nhiệm chi được áp dụng trong thanh toán hàng hoá, dịch vụ hoặcchuyển tiền của người sử dụng dịch vụ thanh toán trong cùng một tổ chứccung ứng dịch vụ thanh toán, hoặc giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanhtoán Điều kiện, thủ tục thanh toán, thời hạn thực hiện lệnh chi hoặc uỷ nhiệmchi do tổ chức cung ứng dịch vụ thoả thuận với người sử dụng dịch vụ thanhtoán phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Uỷ nhiệm chi còn đượcsử dụng như một phương tiện trung gian để xin ngân hàng cấp séc.

1.1.2.3 Uỷ nhiệm thu hoặc nhờ thu

Uỷ nhiệm thu là lệnh viết trên mẫu in sẵn, đơn vị bán lập UNT nhờ

Trang 7

hàng hoá, dịch vụ cho đơn vị mua theo thoả thuận sau hợp đồng Uỷ nhiệmthu chủ yếu được sử dụng mua bán giữa các bên tín dụng lẫn nhau, bên muavà bên bán phải thống nhất thoả thuận dùng hình thức thanh toán uỷ nhiệmthu đồng thời phải thông báo bằng văn bản cho Ngân hàng của bên thụ hưởngđể có căn cứ thực hiện uỷ nhiệm thu.

Uỷ nhiệm thu được lập theo mẫu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,trong đó bên thụ hưởng phải ghi đầy đủ các yếu tố và ký tên, đóng dấu củađơn vị trên tất cả các uỷ nhiệm thu Khi nhận được uỷ nhiệm thu trong vòngmột ngày làm việc, Ngân hàng phục vụ bên mua trả tiền ngay cho người thụhưởng để hoàn thành tất việc thanh toán Nếu tài khoản của bên trả tiền khôngđủ số tiền thanh toán thì bên trả tiền sẽ bị phạt vì chậm trả tiền Mức phạt theoquy định giữa bên mua và bên bán tuỳ theo thoả thuận được ghi trong hợpđồng.

Hình thức thanh toán uỷ nhiệm thu được áp dụng dùng cho cho các đơnvị sử dụng dịch vụ đơn vị thanh toán có tài khoản trong nội bộ tổ chức cungứng dịch vụ thanh toán hoặc giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toántrên cơ sở có thoả thuận hoặc hợp đồng về các các điều kiện thu hộ giữa bêntrả tiền và bên thụ hưởng.

1.1.2.4 Thư tín dụng

Thư tín dụng là bức thư do ngân hàng viết ra theo yêu cầu của ngườimua hàng (người xin mở thư tín dụng), cam kết trả tiền cho người bán một sốtiền trong một thời gian nhất định, với điều kiện người này thực hiện đúng vàđầy đủ những điều kiện quy định trong bức thư đó

Khi áp dụng phương thức này, các bên tham gia đều phải dựa vào:“Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ” ” (Unifrom customsand practice for documentary credit) do phòng Thương mại quốc tế Pais banhành, mang ký hiệu ấn phẩm CPU 500.

Trang 8

Theo thể thức này, khi bên bán đa sẵn sàng giao hàng, bên mua phải kýquỹ vào Ngân hàng một số tiền đủ để mở thư tín dụng thanh toán tiền hàng.

1.1.2.5 Thẻ thanh toán

Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán hiện đại vì nó gắn liềnvới kỹ thuật tin học ứng dụng trong Ngân hàng TTT do Ngân hàng phát hànhvà bán cho khách hàng của mình để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ, thanhtoán công nợ và để lĩnh tiền mặt tại các Ngân hàng đại lý thanh toán hay cácquầy trả tiền tự động.

Có 3 loại thẻ ở Việt Nam hiện nay gọi chung là Card thanh toán:

1.1.2.5.1 Thẻ ghi Nợ:

Là loại thẻ không phải lưu ký tiền vào tài khoản riêng ở ngân hàng, ápdụng với khách hàng có quan hệ tín dụng, thanh toán thường xuyên, có tínnhiệm với Ngân hàng và do ngân hàng phát hành Đây còn được gọi là thẻloại A.

1.1.2.5.2 Thẻ ký quỹ thanh toán:

Áp dụng rộng rãi cho mọi đối tượng khách hàng Muốn sử dụng lại thẻnày thì khách hàng phải lưu ký một khoản tiền gửi vào tài khoản riêng ở Ngânhàng (số tiền này chính là hạn mức thẻ) Khách hàng chỉ được sử dụng thanhtoán trong phạm vi số tiền lưu ký Thẻ ký quỹ còn được gọi là thẻ loại B.

1.1.2.5.3 Thẻ tín dụng:

Áp dụng cho khách hàng có đủ điều kiện ngân hàng đồng ý cho vay Sốtiền vay chính là hạn mức thẻ, khách hàng chỉ được phép sử dụng trong phạmvi hạn mức cho vay trên thẻ Ngân hàng phát hành thẻ có trách nhiệm thanhtoán ngay số tiền trên biên lai do ngân hàng đại lý chuyển đến.

Trang 9

1.1.2.6 Tài khoản cá nhân

Tài khoản tiền gửi thanh toán là tài khoản của khách hang mở tại cácngân hang nhằm mục đích thực hiện các giao dịch thanh toán qua ngân hàngbằng các phương tiện thanh toán như gửi – rút tiền mặt, chuyển – nhận tiền,thẻ thanh toán, thẻ ghi nợ…

1.2 Vai trò và ý nghĩa của thanh toán không dùng tiền mặt1.2.1 Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt

Thanh toán là khâu đầu tiên và khâu cuối cùng để kết thúc chu trình sảnxuất kinh doanh Vì vậy, có thể khẳng định rằng thanh toán là điều kiện quantrọng để bảo đảm sự tuần hoàn bình thường của quá trình chu chuyển vốntrong từng doanh nghiệp, từng đơn vị kinh tế hay thậm chí là từng cá nhântrong xã hội cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

Thanh toán là một khâu quan trọng trong quá trình chu chuyểnvốn.Thanh toán nhanh chóng, chính xác, an toàn sẽ làm tăng vòng quay củavốn, giảm lượng tiền trong lưu thông, tiết kiệm chi phí cho xã hội Phươngtiện được sử dụng chủ yếu trong thanh toán chủ yếu đó là tiền tệ "Tiền tệ làloại hàng hoá đặc biệt dùng làm vật ngang giá chung cho mọi loại hàng hoá,nó là sự thể hiện chung của giá trị, biểu hiện tính chất xã hội của lao động vàsản phẩm của lao động" Tiền tệ được chấp nhận chung trong thanh toán chohàng hoá, dịch vụ hoặc hoàn trả các món nợ, nó là sản phẩm tất yếu của quátrình phát triển sản xuất và lưu thông hàng hoá, được kết tinh, hình thành mộtcách tự nhiên trong trao đổi.

Thanh toán bằng tiền mặt là quá trình tiền tệ thực hiện chức năngphương tiện thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt, được các tổ chức và cá nhânsử dụng chi trả ngay về hàng hoá, dịch vụ cho những giao dịch có giá trị nhỏ.Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt phụ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế đóvà tính tiện lợi của phương tiện thanh toán, đồng thời phụ thuộc vào trình độ

Trang 10

dân trí của mỗi quốc gia Đối với các nước phát triển, tỷ lệ thanh toán bằngtiền mặt chỉ chiếm khoảng 10% trong tổng phương tiện thanh toán, trong khitỷ lệ này ở các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam) thường chiếm từ30% đến 40%.

Thanh toán không dùng tiền mặt là quá trình thanh toán không có sựxuất hiện của tiền mặt mà thực hiện bằng cách trích tiền trên tài khoản củangười phải trả chuyển sang tài khoản của người hưởng thụ thông qua vai tròtrung gian thanh toán là Ngân hàng Kinh tế càng phát triển, khối lượng hànghoá và dịch vụ ngày càng phong phú và đa dạng, quan hệ trao đổi được mởrộng, thanh toán bằng tiền mặt càng bộc lộ những hạn chế của nó như là: tínhan toàn không cao, dễ bị lợi dụng để tham ô, tăng chi phí xã hội, giảm vòngquay của vốn, làm cho sản xuất kinh doanh bị chậm lại, ảnh hưởng đến

tốc độ phát triển kinh tế Thanh toán không dùng tiền mặt khắc phục đượcnhững nhược điểm của thanh toán dùng tiền mặt, có tác động qua lại với cácnghiệp vụ khác trong hoạt động Ngân hàng, khai thác nguồn vốn tạm thờitrong xã hội để đầu tư thông qua số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán củacác tổ chức cá nhân, làm tăng hệ số tạo tiền của Ngân hàng thương mại.

Để đáp ứng nhu cầu thanh toán ngày càng nhanh gọn, chính xác thì đoihỏi phải tổ chức tốt khâu thanh toán Thanh toán không dùng tiền mặt vớinhững ưu điểm được trình bày ở trên và việc sử dụng các công cụ kỹ thuật tuỳthuộc vào trình độ phát triển, kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán của từng thời kỳtrở thành yêu cầu khách quan của nền kinh tế hiện đại, đóng vai trò quantrọng trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.

1.2.2 Ý nghĩa của thanh toán không dùng tiền mặt.

Thanh toán không dùng tiền mặt góp phần đẩy nhanh tốc độ luânchuyển vốn Từ đó làm tăng vòng quay sử dụng đồng tiền trong nền kinh tế.

Trang 11

quá trình sản xuất kinh doanh Để đảm bảo quá trình đó diễn ra bình thườngvà liên tục thì công tác thanh toán nói chung và thanh toán không dùng tiềnmặt nói riêng phải được thực hiện nhanh chóng, an toàn và chính xác Từ đógiúp các doanh nghiệp, các tổ chức, các cá nhân tăng nhanh tốc độ luânchuyển vốn Trên cơ sở đó, góp phần sử dụng hiệu quả đồng vốn trong nềnkinh tế.

Thanh toán lưu thông tiền tệ góp phần tiết kiệm chi phí lưu thông tiềnmặt như chi phí in ấn, vận chuyển, bảo quản tiền mặt Vì đặc điểm của thanhtoán không dùng tiền mặt là quá trình thanh toán bằng cách trích chuyển vốntrên các tài khoản để hoàn thành việc thanh toán cho nhau hoặc thanh toán bùtrừ lẫn nhau Nó sẽ góp phần giảm tương đối khối lượng tiền mặt trong lưuthông, từ đó góp phần tiết kiệm được các chi phí cho lưu thông.

Thanh toán không dùng tiền mặt tạo được nguồn vốn cho Ngân hàngvới chi phí thấp Thanh toán không dùng tiền mặt được thực hiện thông quaviệc khách hàng gửi tiền vào tài khoản tại Ngân hàng và tài khoản của kháchhàng luôn có số dư thì mới có hiệu lực thanh toán Từ đó, Ngân hàng đa tạođược nguồn vốn từ số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán để tiến hành chovay khi các khoản tiền gửi của khách hàng chưa được sử dụng đến, làm chođồng vốn tham gia nhiều lần vào chu trình sản xuất, đem lại hiệu quả cho cánhân và toàn xã hội.

Thanh toán không dùng tiền mặt cùng với hoạt động tín dụng tạo ra tiềngửi: Thông qua các khoản tiền mà khách chuyển vào tài khoản của mình tạiNgân hàng, lại chính là xuất phát từ Ngân hàng đó là Ngân hàng đa cấp tíndụng Như vậy trong phần lớn truờng hợp, chính tín dụng tạo ra tiền gửi Từđó rút ra rằng: trong một số chừng mực nào đó, các Ngân hàng tuỳ thuộc vàoviệc cấp tín dụng nhiều hay ít mà làm tăng nhiều hay ít các khoản tín dụng

Trang 12

của khách hàng Từ đó làm tăng lượng khách hàng giao dịch với Ngân hàng.Giúp Ngân hàng tăng thêm thu nhập, đồng thời đẩy mạnh quay vòng vốn.

Thanh toán không dùng tiền mặt sẽ giúp ngân hàng có thể quản lý tốthơn lượng tiền mặt trong lưu thông ,khi mà khách hàng sử dụng thanh toánkhông dùng tiền mặt thì mọi hoạt động chi trả chỉ còn ở trong ngân hàng nênngân hàng có thể dễ dàng quản lý được

Thanh toán không dùng tiền mặt sẽ giúp cho ngân hàng cung nhưkhách hàng tiết kiệm được một lượng chi phí rất lớn:ví dụ như khi trả lươngcho cán bộ công nhân viên thông qua tài khoản sẽ tiết kiệm được hàng loạtchi phí cho các đơn vị trả lương, tiết kiệm chi phí cho hệ thống kho bạc nhànước và tiết kiệm thời gian cho người hưởng lương

Thanh toán không dùng tiền mặt đã hạn chế rủi ro, an toàn cao tronglưu thông và mang lại thuận lợi trong việc trao đổi hàng hoá Chẳng hạnngười bán hàng chỉ cầm tờ séc mà người mua phát hành đến Ngân hàng phụcvụ mình hoặc Ngân hàng phục vụ người phát hành thì Ngân hàng sẽ trích nợtài khoản của người phát hành séc nếu tờ séc đó hợp lệ, hợp pháp và trên tàikhoản người mua có đủ điều kiện và có tài khoản người bán (người hưởngthụ) Không may trong thời gian chưa nộp séc (séc vẫn còn thời hạn) mà bịmất thì tài sản của họ vẫn được đảm bảo không bị mất nếu khách hàng thôngbáo việc mất séc với Ngân hàng của mình kịp thời Thanh toán không dùngtiền mặt tạo điều kiện cho Ngân hàng thực hiện chức năng kiểm soát bằngđồng tiền đối với hoạt động của nền kinh tế Mặt khác, nó giúp cho Nhà nướccó kế hoạch điều hoà lưu thông tiền tệ, ổn định giá trị đồng tiền, giữ vững sứcmua của đồng tiền Thông qua quá trình kiểm soát đối với hoạt động của nềnkinh tế, Ngân hàng có những thông tin để phản ánh lên Chính phủ, thông tinđể thực hiện các dịch vụ của Ngân hàng Đồng thời cùng với nhà nước, Ngân

Trang 13

Chính việc thanh toán không dùng tiền mặt sẽ làm tăng thêm tín nhiệm củakhách hàng đối với Ngân hàng Rõ ràng, thanh toán không dùng tiền mặt giữvai trò rất quan trọng trong nền kinh tế Muốn đáp ứng được nhu cầu pháttriển của nền kinh tế thì đẩy mạnh từng bước công tác thanh toán không dùngtiền mặt và đi kèm với nó là các nghiệp vụ kế toán phản ánh quá trình thanhtoán đó phải trở nên hoàn thiện, đầy đủ, kịp thời và chính xác.

1.3 Mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt

1.3.1 Khái niệm về mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt

Mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt là việc tác động vào hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt làm cho dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt được sử dụng nhiều hơn , hạn chế việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán,việc tác động vào hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt có thể là các chính sách của chính phủ hay của ngân hàng

1.3.2 Tiêu chí đánh giá mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt

_Số lượng tài khoản của khách hàng tại ngân hàng: Thanh toán khôngdùng tiền mặt là việc thanh toán tiền hàng hoá , dịch vụ thông qua vai tròtrung gian của ngân hàng vì vậy khi mà số lượng tài khoản thanh toán củakhách hàng trong ngân hàng tăng lên điều đó chứng tỏ việc thanh toán khôngdùng tiền tiền mặt đã được tăng lên.

_Lượng tiền mặt sử dụng trong thanh toán giảm xuống: Một khi màkhách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt thì việc họ cầmtrong tay một luợng tiền mặt để thanh toán tiền hàng sẽ không còn mà họ chỉcần báo với ngân hàng và ngân hàng sẽ thanh toán thông qua tài khoản củakhách hàng đó điều này sẽ làm cho lượng tiền mặt trong thanh toán giảmxuống

Trang 14

1.3.3 Nhân tố ảnh hưởng tới mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt

Trong những năm qua, các ngân hàng đã có nhiều nỗ lực trong việccung cấp các sản phẩm-dịch vụ để có thể mở rộng thanh toán không dùng tiềnmặt qua ngân hàng nhưng còn nhiều khó khăn, vướng mắc.

1.3.3.1 Các nhân tố thuộc về ngân hàng

Còn thiếu sự liên kết giữa các nhà cung cấp dịch vụ như điện lực, viễnthông, cấp nước với ngân hàng trong việc thúc đẩy khách hàng sử dụngphương tiện thanh toán hiện đại Nhiều cơ sở chấp nhận thanh toán thẻ nhưcác siêu thị lớn, khách sạn, nhà hàng chưa sẵn sàng hợp tác với ngân hàng vềthanh toán thẻ.

Mặc dù các ngân hàng mở nhiều dịch vụ, nhưng những dịch vụ nàychưa tác động tích cực đến thanh toán không dùng tiền mặt.

Cơ sở vật chất kĩ thuật của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam thiếuđồng bộ và vẫn chưa có hệ thống kĩ thuật thống nhất từ hội sở chính đến cácchi nhánh Phần mềm và chương trình ứng dụng của các ngân hàng khôngtương thích nhau.

Sự thiếu đồng bộ về hệ thống kỹ thuật là khó khăn khi các ngân hàngliên kết với nhau để cùng phát triển dịch vụ mới Ví dụ hiện nay có 3 liênminh thẻ nhưng chưa thực hiện kết nối với nhau: liên minh giữa Ngân hàngNgoại thương Việt Nam và 17 ngân hàng thương mại cổ phần, Công tyChuyển mạch tài chính quốc gia Banknet, hệ thống VNBC (có 4 ngân hàngtham gia) làm gây nên sự lãng phí đối với nền kinh tế và khó khăn lớn trongsử dụng thẻ của khách hàng.

1.3.3.2 Các nhân tố thuộc về khách hàng

Thói quen thanh toán bằng tiền mặt trong dân chúng còn rất lớn làmhạn chế sự phát triển các phương thức thanh toán tiên tiến như thẻ, thanh toán

Trang 15

Khách hàng còn e dè khi tiếp cận với các dịch vụ thanh toán điện tử củangân hàng Nhận thức của người dân về thẻ cũng như công tác bảo mật thẻcòn thấp nên dễ bị kẻ gian lợi dụng lấy tiền từ tài khoản và từ thẻ Thời gianqua có nhiều vụ kiện giữa người sử dụng thẻ với các ngân hàng trong việcmất tiền từ tài khoản của các chủ thẻ gây tâm lý lo ngại hoang mang trong dânchúng, dẫn tới nhiều khó khăn trong công tác phát triển thẻ của các ngânhàng.

1.3.3.3 Các nhân tố khách quan khác

Thị trường dịch vụ ngân hàng bán lẻ chưa hoàn chỉnh, Giao dịch trựctuyến của ngân hàng có nhiều tiện ích nhưng cũng bị hạn chế vì Việt Namchưa có Luật thương mại điện tử Hoạt động của ngân hàng chưa được bảo vệbởi hệ thống pháp lý Việc ban hành các qui định về thanh toán không dùngtiền mặt của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước chưa đáp ứng đòi hỏi của thịtrường trong thanh toán Ngoài ra các hướng dẫn thực hiện thanh toán khôngdùng tiền mặt nhiều khi chưa rõ hoặc việc triển khai các văn bản chậm, khôngđồng bộ dẫn đến việc thực hiện rất khó.

Trang 16

CHƯƠNG II.

THỰC TRẠNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶTTẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHƯƠNG DƯƠNG2.1 Khái quát về ngân hàng công thương Chương Dương

2.1.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh ngânhàng công thương Chương Dương

Thực hiện nghị định 53/ HĐBT về việc thành lập các ngân hàng chuyêndoanh hạch toán kinh tế độc lập Chi nhánh Ngân hàng Công thương ChươngDương được thành lập từ tháng 8năm 1988 trên cơ sở tách từ ngân hàng Nhànước huyện Gia Lâm thành chi nhánh Ngân hàng công thương khu vựcChương Dương và chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp huyện Gia Lâm.

Là chi nhánh Ngân hàng cơ sở trực thuộc chi nhánh Ngân hàng Côngthương thành phố Hà Nội , đến đầu năm 1993 được nâng cấp thành chi nhánhngân hàng Công thương khu vực Chương Dương trực thuộc Ngân hàng CôngThương Việt Nam có trụ sở tại số 1 Ngõ Quân Chính -Quận Long Biên –Hànội

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ

Chi nhánh ngân hàng Công thương Chương Dương có chức năng,nhiệm vụ dáp ứng nhu cầu về vốn ,tiền tệ tín dụng và thanh toán cho các tổchức kinh tế ,cá nhân và được cụ thể hoá thông qua các công tác nghiệp vụnhư:

- Nhận tiền gửi tiết kiệm ,tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế vàdân cư trong nước và nước ngoài bừng VNĐ và ngoại tệ.

Trang 17

- Phát hành các loại chứng chỉ tiền gửi ,tín phiếu, kỳ phiếu, trái phiếungân hàng và các hình thức huy động vốn khác ,phục vụ yêu cầu phát triểnkinh tế và hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

- Cho vay ngắn hạn , trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ đối vớicác tổ chức kinh tế và các cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế theo cơ chếtín dụng của Ngân hàng nhà nước và quy định của ngân hàng Công thươngViệt Nam.

- Chiết khấu thương phiếu ,kỳ phiếu ,trái phiếu ngân hàng và các giấytờ có giá theo quy định của ngân hàng nhà nước và ngân hàng công thươngViệt nam.

- Thục hiện nghĩa vụ thanh toán quốc tế như : Thanh toán nhờ thu,thanh toán L/C xuất khuẩu ,L/C nhập khẩu ,bảo lãnh thanh toán, kinh doanhngoại tệ theo quy định của ngân hàng công thương Việt Nam.

- Thực hiện các nghĩa vụ nhân hành như :Thanh toán , chuyển tiềntrong nước, ngoài nước ,chi trả kiều hối, thanh toán séc

- Thực hiện chế độ an toàn kho quỹ ,bảo quản tiền mặt thanh toán kịpthời chính xác.

- Thực hiện các dich vụ tư vấn về tiền tệ ,quản lý vốn các dự án đầu tưphát triển theo yêu cầu của khách hàng

Ngoài ra chi nhánh còn thực hiện các nhiệm vụ dưới các hình thức đầutư phong phú và đa dạng như cho vay cải tiến kĩ thuật ,mở rộng sản xuất kinhdoanh,cho vay tạo việc làm, cho vay sinh viên

2.1.3 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh chủ yếu tại chi nhánhngân hàng công thương Chương

2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn

Tổng dư nợ đầu tư và cho vay đến 31/12/2007 đạt 22199,981 tỷ đồng(kể cả VND và ngoại tệ quy đổi VND) và tăng 1386,797 tỷ đồng so với năm

Trang 18

2006 trong đó thì cho vay nền kinh tế chiếm 22100,157 tỷ đồng và đầu tư là99,824 tỷ đồng

Nguồn vốn huy động của ngân hàng công thương chương tăng trưởngkhá cơ cấu nguồn vốn từng bước có sự thay đổi hợp lý , đa dạng các nguồntiền gửi , đảm bảo tính ổn định ,luôn đáp ứng nhu cầu vay vốn phát triển sảnxuất của mọi đối tượng khách hàng

Trang 19

2.1.3.2 Hoạt động đầu tư và cho vay nền kinh tế

Với việc bám sát định hướng ,tiếp tục thực hiện chỉ đạo của ngân hànhcông thương Việt Nam ,vận dụng kịp thời và linh hoạt và sáng tạo các chủtrương chính sách của nhà nước ,của ngành nhằm phục vụ khách hàng mộtcách tốt nhất Nâng cao chất lượng hiệu quả tín dụng với phương châm “Pháttriển – An toàn – hiệu quả “, tăng trưởng tín dụng phải gắn liền với chất lượngtín dụng Hoạt động đầu tư và cho vay chi nhánh vẫn được duy trì ổn định,tiếp tục thực hiện tốt các công tác tiếp thị mở rộng thị trường ,tìm kiếm kháchhàng mới và các dự án khả thi , dự án lành mạnh.

Tổng dư nợ đầu tư và cho vay đến 31/12/2007 là 22199,981 tỷ đồng (kểcả VNĐ và ngoại tệ quy đổi VNĐ) tăng so với năm 2006 1386,797 tỷ đồngtrong đó chỉ tiêu vốn đòng tài trợ giảm 6,657 tỷ đồng nhưng chỉ tiêu cho vaynền kinh tế lại tăng 393,454 tỷ đồng

Trang 20

Bên cạnh những hình thức cho vay thông thường ,chi nhánh ngân hàngcông thương Chương Dương luôn chú trọng mở rộng các nghiệp vụ tín dụngkhác như nghiệp vụ bảo lãnh và phát hành L/C Số dư bảo lãnh cả VNĐ và cảngoại tệ quy đổi VNĐ là 600 tỷ đồng Trong đó số dư bảo lãnh trong nước là120 tỷ đòng ,số dư bảo lãnh nước ngoài là 480 tỷ đồng.

Để thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá – Hiện đại hoá đất nước ,chinhánh ngân hàng công thương Chương Dương luôn bám sát để nắm bắt nhucầu vay vốn của các đối tượng khách hàng cũng như khó khăn ,vướng mắccủa doanh nghiệp để giải quyết ,đảm bảo an toàn tín dụng hiệu quả tiền vay.

2.1.3.3 Hoạt động khinh doanh đối ngoại

Kết quả mua bán ngoại tệ thu được 12,65 tỷ đồng tăng 12% so với năm2006 Đặc biệt dịch vụ kiều hối đạt 876 món , trị gá quy đổi USD 3056ngàn , tăng 10% so với năm 2006 Thanh toán quốc tế tăng ,thanh toán hàngnhập khẩu trị giá quy đổi USD là 105,8 triệu tăng 6% so với năm 2006 , thanhtoán hàng xuất khẩu trị giá quy đổi là 50 triệu tăng 5 % so với năm 2007 , phídịch vụ năm 2006 thu được là 6 tỷ đồng

Hoạt động kinh doanh đối ngoại của chi nhánh ngân hàng công thươngChương Dương đã khẳng định vai trò quan trọng trong quá trình đổi mới , hộinhập của ngành ngân hàng.

2.1.3.4 Kết quả hoạt động kinh doanh

_ Tổng thu nhập đạt 324,118 tỷ dồng tăng 20% so với năm 2006_ Tổng chi phí là 267,436 tỷ đồng tăng 18% so với năm 2006

_ Lợi nhuận đat 56,682 tỷ đồng vượt 31% so với năm 2006 Đã tríchlập dự phòng rủi ro 15,6 tỷ đồng.

Với kết quả kợi nhuận đã đạt được , chi nhánh ngân hàng công thươngChương Dương tiếp tục khẳng định vai trò và vị trí của mình trong hệ thống

Trang 21

ngân hàng công thương Việt Nam Khẳng định sự phát triển có hiệu quả trêncác hoạt động kinh doanh

2.2 Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánhNgân hàng Công thương Chương Dương

2.2.1 Tình hình thanh toán nói chung tại ngân hàng công thương ChươngDương

Thanh toán là một trong những lĩnh vực khinh doanh của ngân hàng cónhiều biến động nhất ,Ngân hàng là ngành đi đầu trong lĩnh vực đổi mới củaquá trình biến đổi về cơ cấu kinh tế Chính vì vậy mà nhiều chính sách ,thể lệmới của ngân hàng nhà nước nói chung và ngân hàng công thương Việt Namnói riêng đã được ban hành Sự biến động của nền kinh tế cũng đã chuyểnbiến mạnh mẽ bởi vì sự hoạt động nhịp nhành của các thành phần kinhtế ,hoạt động xuất nhập khẩu , hoạt động đầu tư nước ngoài Những thay đổiđó đã làm cho công tác thanh toán qua ngân hàng vừa có những thuận lợi lạivừa gặp khó khăn nan giải.

Có thể nói từ tháng 10/1993, toàn bộ công tác thanh toán liên ngânhàng giữa chi nhánh trong hệ thống ngân hàng công thương Việt Nam vớinhau đã được thực hiện thông qua mạng vi tính Điều này giải quyết được tìnhtrạng thanh toán liên hàng chậm trễ ,trước đây mỗi món chuyển tiền mất 5-7ngày thì nay rút xuống còn 1-2 ngày Thông tin chuyển từ ngân hàng A vềcác ngân hàng B không phải bằng đường bưu điện vì thế đã giảm đáng kểnhững sai sót thường gặp khi chuyển thông tin bằng đường bưu điện Đặcbiệt từ ngày 1/7/1996 ngân hàng công thương Việt Nam đã đi trước các ngânhàng một bước đó là công tác thanh toán liên hàng được chuyển sang thanhtoán điện tử , mỗi món chuyển tiền rút xuống chỉ còn vài giờ, toàn bộ quytrình thanh toán điện tử đều thông qua mạng vi tính kể cả đối chiếu liên hàng.Vì vây đáp ứng được nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt hiên nay an

Trang 22

toàn , nhanh chóng , kịp thời , chính xác Ngoài ra chi nhánh ngân hàng côngthương Chương Dương còn tham gia thanh toán bù trừ với các ngân hàngthương mại khác , cùng với những cải tiến của Ngân hàng nhà nước trongviệc thanh toán séc bảo chi được ghi nợ , có đồng thời tại phiên giao dịch đãtạo điều kiện cho việc thanh toán của chi nhánh Ngân hàng công thươngChương Dương với các ngân hàng thương mại dược diễn ra nhanh chóng ,thông suốt Thnah toán ngoài phạm vi tỉnh , thành phố , khác hệ thống đượcthực hiện qua ngân hàng nhà nước.

Từ ngày 2/5/2002 hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng chínhthức được đưa vào sử dụng Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng là hệthống thanh toán đầu tiên được xây dụng trên quy trình nghiệp vụ và côngnghệ tiên tiến với phạm vi hoạt động rộng (toàn quốc) và có thê xử lý 1 vạnkhoản thanh toán mỗi ngày Đây là 1một trong bảy tiểu dự án thuộc dự ánhiện đại hoá ngân hàng và công nghệ thanh toán do ngân hàng thế giới tàitrợ Chi nhánh ngân hnàg công thương Chương Dương là một trong nhữngđơn vị thành viên trực tiếp đi đầu tham gia vào hệ thống thanh toán này.

Những cải tiến này đã góp phần đẩy nhanh tốc độ thanh toán tại chinhánh ngân hàng công thương Chương Dương nói riêng và ngân hàng thươngmại nói chung, góp phần tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn trong toàn bộ nềnkinh tế , nhờ đó doanh số thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng tăng sovới trước và chiếm tỷ trọng lớn trong doanh số thanh toán chung.

Để thu hút một khối lượng vốn lớn về tiền gửi thanh toán thì đòi hỏiphải thực hiện tốt các khâu thanh toán, phải nhanh chóng , kịp thời , chính xác.Trong thực tế ,việc thực hiện công tác thanh toán không dùng tiền mặt sẽgiảm được khối lượng tiền mặt trong lưu thông , tiết giảm được một khoản chiphí rất lớn cho in ấn , vận chuyển , kiểm điểm , đóng gói , bảo quản , tăng

Trang 23

chế độ hạch toán kế toán Vì vậy để mở rộng công tác thanh toán không dùngtiền mặt trong những năm tới đòi hỏi ngân hàng công thương Chương Dươngnói riêng và ngân hàng Nhà nước nói chung phải có biện pháp cải tiến nhữnghình thức thanh toán còn nhược diểm để sử dụng chúng có hiệu quả hơn Cụthể ngân hàng công thương Chương Dương cần tổ chức tốt công tác thanhtoán không dùng tiền mặt , áp dụng các thể thức thanh toán một cách đúngđắn phù hợp với các đối tượng khách hàng Áp dụng chính sách tiền tệ củangân hàng , ứng dụng tin học , chuyển tiền qua máy tính kịp thời cho mọikhách hàng , thanh toán bù trừ , thanh toán điện tử liên ngân hàng qua ngânhàng nhà nước với tốc độ nhanh và như và như vậy thì chắc chắn lượng tiềnthanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng sẽ tăng lên Điều đó đã gópphần hoàn thiên công tác thanh toán đồng thời ngân hàng có thể tận dụngnguồn vốn nhàn rỗi đó phục vụ cho hoạt động tín dụng đầu tư , quản lý chặtchẽ tài sản của nhà nước và cũng là điều kiện nâng cao hiệu suất phục vụ kinhdoanh của ngân hàng

Trang 24

Bảng 1: Doanh số và số món thanh toán qua ngân hàng (đơn vị:triệu đồng)

Chỉ tiêu

Hìnhthức thanhtoán

Số món Doanh số Số món Doanh số Số món Doanh số

Số lượng

% Giá trị % Sốlượng

% Số lượng % Sốlượng

% Số luọng %

1 Thanh toán bằng tiền mặt

2 Thanh toán không dùng tiềnmặt

(Nguồn:báo cáo tình hình thanh toán của ngân hàng công thương Chương Dương)

Trang 25

2.2.2 Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng côngthương Chương Dương

Chúng ta biết rằng việc ban hành các hình thức thanh toán là do ngânhàng , nhưng sự lựa chọn hình thức nào để thanh toán là do chính khách hàngquyết định Nó gắn liền với sự vận động vật tư hàng hoá , tiền tệ và phải đảmbảo quyền lợi cho 2 bên mua và bán.

Qua số liệu ở bảng 2 đã cho thấy chi nhánh ngân hàng công thươngChương Dương chủ yếu thanh toán bằng hình thức ưy nhiệm chi chuyển tiền ,còn các hình thức thanh toán khác như séc , uỷ nhiệm thu , khách hàng rất ítkhi sử dụng số liệu ở bảng 2 cho ta thấy rõ nhất năm 2007 thanh toán bằng uỷnhiệm chi chuyển tiền với doanh số chiếm 46,66 % trong tổng số thanh toánkhông dùng tiền mặt Các hình thức thanh toán khác như séc , uỷ nhiệm thuchiếm tỷ lệ rất nhỏ

Để phân tích tình hình áp dụng các hình thức thanh toán cần phải đi sâuvào thừng hình thức thanh toán cụ thể.

Trang 26

Bảng 2:Tình hình thanh toán không dùng tiền mặt theo các hình thức thanh toán(đơn vị triệu đồng)

% Giá trị % Số lượng

% Giá trị % Sốlượng

% Giá trị %

1 Các loại séc 1.5893,77504.6323,051.8354,05542.3583,142.1934,56563.2893,12

_Séc chuyển khoản

4 Thanh toán khác

7 100 46.239 100 17.256.341 100 48.098 100 18.076.473 100

(Nguồn: Báo cáo thanh toán không dùng tiền mặt của sở giao dịch 1-Ngân hàng công thương Việt Nam)

Trang 27

2.2.2.1 Hình thức thanh toán bằng séc

Mặc dù thanh toán séc ở nước ta hiện nay đã được cải thiện rất nhiềusong nó vẫn chiếm tỷ trọng rất thấp Năm 2005 số món thanh toán séc là1589 món (chiếm 3,77% trong tổng số món thanh toán) với số tiền là 504.632triệu đồng (chiếm 3,05% trong doanh số thanh toán không dùng tiền mặt) Năm 2006 số món thanh toán tăng lên 1875 món (chiếm 4,05% ) với số tiềnlà 542.358 triệu đồng (chiếm 3,14%) sang năm 2007 số món thanh toán bằngsec là 2193 món (chiếm 4,56%) với số tiền là 563.289 triệu đồng (chiếm3,12%)

Trong đó :

_ Séc chuyển khoản :

Séc chuyển khoản là một trong những loại séc khá phổ biến hiện nay vàđược dùng để thanh toán chuyển khoản giữa hai chủ tài khoản , hình thứcthanh toán này chịu ảnh hưởng của mối quan hệ tin tưởng lẫn nhau giữa 2 đơnvị mua và bán cũng như tình hình kinh tế chính trị xã hội tại địa bàn , mốiquan hệ đó ngày càng đạt mức độ tin cậy càng cao, tình hình chính trị xã hộingày càng ổn định , bên cạnh thể chế thanh toán rõ ràng , thận tiện thì hìnhthức này càng được yêu thích.

Số liệu ở bảng 2 cho ta thấy món thanh toán séc chuyển khoản chiếm2,94% - 3,56% , nhưng doanh số thanh toán chỉ chiếm 0,65% - 0,8% Điềunày chứng tỏ séc chuyển khoản ít được sử dụng trong thanh toán Thôngthường các món lớn khách hàng sử dụng séc bảo chi , uỷ nhiệm chi hơn là sécchuyển khoản

Trong thực tế , việc thanh toán séc chuyển khoản tại ngân hàng côngthương Chương Dương chiếm tỷ trọng thấp cả về số món và về số tiền là domột số nguyên nhân sau:

Trang 28

_Phạm vi thanh toán theo thể chế hiện nay là nội tỉnh , giữa các ngânhàng có quan hệ giao nhận chứng từ hàng ngày và tham gia bù trừ trên ffịabàn thành phố Với tình hình thực tế phát triển kinh tế hiên nay , quan hệgiữa các khách hàng và các ngân hàng được mở rộng , việc giới hạn khônggian thanh toán đã hạn chế việc phát triển hình thức này Với khách hàngngoại tỉnh khi thanh toán với nhau buộc phải dùng hình thức thanh toán khác ,phần nào đó có thể rủi ro hơn đối với người phát hành , cũng như gây tổn thấtvề vốn của họ.

_ Kiến thứcchưa cao và tâm lý chư tin tưởng lẫn nhau giữa người bánvà người mua , hơn nữa thói quen dùng tiền mặt khá phổ biến , do đó dẫn đếnviệc không ưa thích loại hình thanh toán này Trong nền kinh tế thị truờng ởđiều kiện nước ta hiện nay có nhiều thành phần kinh tế tham gia , đặc biệt cónhân tố nước ngoài , do đó mức độ phát triển với quan hệ kinh doanh giữa cácchủ thể kinh tế rất khác nhau , nếu phát triển ở trình độ cao thì mối quan hệbạn hàng tin tưởng lẫn nhau thì sẽ thấy hình thức thanh toán này có các quyđịnh quá chặt chẽ và cứng nhắc , ngựơc lại nếu mối quan hệ làm ăn lâu dàiphát triển ở trình độ thấp chưa có sự tin cậy vào bạn hàng thì sẽ thấy hìnhthức thanh toán này chưa đảm bảo cho họ tránh được những rủi ro có thể xảyra.

_ Séc bảo chi:

Nế séc chuyển khoản được dùng để thanh toán giữa 2 khách hàng tínnhiệm lẫn nhau thì séc bảo chi được sử dụng trong trường hợp người mua vàngười bán chưa có độ tin tưởng cao.

Khảo sát thực tế công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàngcông thương Chương Dương cho thấy về tỷ trọng thanh toán séc bảo chi vàonăm 2005 với số món là 350 món (chiếm 0,83% trong tổng số món thanh

Trang 29

toán chung) , năm 2006 số món thanh toán là 350 món (chiếm 0,75%) vớidoanh số là 430.034 triệu đồng (chiếm 2,49%) , năm 2007 số món thanh toánlà 480 món (chiếm 1%) với số tiền là 420.757 triệu đồng (chiếm 2,32%)

Tại ngân hàng công thương Chương Dương thì séc bảo chi chủ yếuđược sử dụng trong thanh toán bù trừ là phần lớn Khi cần thanh toán kháchhàng lập yêu cầu bảo chi gửi tới ngân hàng và sẽ được ngân hàng bảo chi séc.

Những séc bảo chi đựoc thanh toán với khách hàng khác hệ thống thìđược ngân hàng ký tên đóng dấu bỏ chi , còn thanh toán cùng hệ thống , đểđảm bảo an toàn vốn cho ngân hàng , séc bảo chi phải được tính và kí hiệumật tránh các trường hợp làm séc bảo chi giả mạo , bảo chi khống Vì trênthực tế người nhận séc bảo chi kiểm tra tính hợp lệ của tờ séc qua các yếu tốtrên séc song chữ ký của ngân hàng bảo chi séc , ký hiệu mật thì người bánkhông thể biết được chỉ khi đưa vào ngân hàng kiểm tra mới biết được tờ sécđó có phải là giả hay không Nếu tờ séc sai khí hiệu bảo mật hay sai chữ kýbảo chi của ngân hàng bảo chi so với mẫu đã gửi sẽ gây chậm trễ trong thanhtoán Tính ký hiệu mật trên tờ séc bảo chi đảm bảo vốn cho người bán Thêmvào đó số tiền mà đơn vị và các cá nhân lưu ký để bảo chi séc không được trảlãi Đơn vị ngoài việc lập thủ tục vay vốn lại phải làm thủ tục để bảo chi tờsec đã nêu trên

Bên cạnh những thuận lợi của việc dùng séc bảo chi thì séc bảo chi còncó nhiều hạn chế , chính vì vậy tại chi nhánh ngân hàng công thương ChươngDương hình thức thanh toán này chưa được sử dụng nhiều , ngân hàng cầnphải có những biện pháp khắc phục tình trạng này nhằm mở rộng phạm vithanh toán của séc

2.2.2.2 Thanh toán bằng uỷ nhiệm thu

Đây là hình thức thanh toán đòi hỏi 2 bên phải thỏa thuận trước vớinhau vì phải thông qua các ngân hàng phục vụ hai bên chấp nhận Hiện tại ở

Trang 30

chi nhánh , khách hàng thường dùng uỷ nhiệm thu chủ yếu là để thanh toáncác khoản lao vụ về nước , điện và điện thậo (bao gồm của bưu điện và cácchi phí sử dụng các dịch vụ thông qua đường dây điện thoại như emailinternet và truyến số liệu )

Khác với thanh toán không dùng tiền mặt khác , thu phí dịch vụ ở bêntrích “nợ” , chi nhánh và toàn bộ hệ thống công thương thực hiện thu phí dịchvụ ở bên “có”.

Qua bảng số liệu 2 ta thấy uỷ nhiệm thu cũng chiếm một tỷ trọng thấptrong thanh toán không dùng tiền mặt Năm 2005 số món thanh toán đạt4.172 món chiếm 9.91% với tổng giá trị 7.249 triệu đồng chiếm 0,04 %trongtổng doanh số thanh toán , năm 2006 số món thanh toán là 4.532 chiếm 9,8%với tổng giá trị đạt 7.230 triệu đồng chiếm 0.04% trong tổng doanh số thanhtoán , năm 2007 số món thanh toán là 5.024 món chiếm 10,44% và đạt giá trịlà 7.315 triệu đồng Như vậy qua 3 nămthí uỷ nhiệm thu có tăng nhưng khôngđáng kể Sở dĩ như vậy vì những món thanh toán bằng uỷ nhiệm thu do ngườithụ hưởng lập và gửi vào ngân hàng phục vụ mình , thường là tiền cung ứnglao vụ rất ít được sử dụng trong thanh toán tiền hàng

Thanh toán bằng uỷ nhiệm thu theo nguyên tắc ghi “nợ” trước “có”sau, đơn vị thụ hưởng phải lập uỷ nhiệm thu gửi cho ngân hàng phục vụ mìnhđể nhờ chuyển sang cho ngân hàng phục vụ bên mua (qua giao nhận bù trừ ,thanh toán điện tử hay qua đường dây bưu điện) Ngân hàng phục vụ ngườimua khi nhận được uỷ nhiệm thu mới tiến hành thanh toán theo chế độ thanhtoán trường hợp tài khoản người mua không đủ tiền thanh toán (phải nhậpngoại bảng) đồng thời phải báo cho người thụ hưởng biết và chờ đủ tiền mớithanh toán

Thể thức thanh toán bằng uỷ nhiệm thu dễ gây tình trạng người mua

Ngày đăng: 30/11/2012, 15:08

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Doanh số và số món thanh toán qua ngân hàng (đơn vị:triệu đồng) - Giải pháp mở rộng thanh toán không dùng tiền không dùng tiền mặt tại ngân hàng công thương Chương Dương
Bảng 1 Doanh số và số món thanh toán qua ngân hàng (đơn vị:triệu đồng) (Trang 24)
Bảng 2:Tình hình thanh toán không dùng tiền mặt theo các hình thức thanh toán(đơn vị triệu đồng) - Giải pháp mở rộng thanh toán không dùng tiền không dùng tiền mặt tại ngân hàng công thương Chương Dương
Bảng 2 Tình hình thanh toán không dùng tiền mặt theo các hình thức thanh toán(đơn vị triệu đồng) (Trang 26)
Bảng 3: Hình thức sử dụng thẻ - Giải pháp mở rộng thanh toán không dùng tiền không dùng tiền mặt tại ngân hàng công thương Chương Dương
Bảng 3 Hình thức sử dụng thẻ (Trang 33)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w