Báo cáo " Cơ cấu tổ chức của ASEAN - từ Tuyên bố Băng Cốc đến Hiến chương " pdf

9 909 3
Báo cáo " Cơ cấu tổ chức của ASEAN - từ Tuyên bố Băng Cốc đến Hiến chương " pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tæng quan vÒ ASEAN 8 t¹p chÝ luËt häc sè 9/2008 ThS. Lª Minh TiÕn * ới định hướng phát triển đặc thù, “thống nhất trong đa dạng” và “linh hoạt” trong các thời kì hoạt động, cơ cấu tổ chức của ASEAN đã được linh hoạt thay đổi, phù hợp với tình hình và yêu cầu hợp tác đặt ra trong mỗi giai đoạn khác nhau. Qua 40 năm hình thành và phát triển, cấu tổ chức của ASEAN đã trải qua 4 lần cải tổ: thời kì 1967 đến 1976, thời kì 1976 đến 1992, thời kì 1992 đến Hiến chương 2007 và thời kì theo Hiến chương 2007. I. KHÁI QUÁT VỀ CẤU TỔ CHỨC CỦA ASEAN TRƯỚC KHI HIẾN CHƯƠNG 1. Giai đoạn từ khi thành lập đến Hội nghị thượng đỉnh Bali năm 1976 Trong giai đoạn đầu tiên, cấu tổ chức của ASEAN được thiết kế một cách đơn giản và gọn nhẹ. Theo Điều 7 Tuyên bố Băng Cốc 1967, cấu tổ chức của ASEAN trong giai đoạn này bao gồm các quan (1) : - Hội nghị ngoại trưởng (AMM); - Uỷ ban thường trực; - Ban thư kí ASEAN quốc gia; - Các uỷ ban thường trực khác, uỷ ban đặc biệt hoặc ad hoc về các lĩnh vực hoặc vấn đề hợp tác cụ thể. Trong thực tế, đến năm 1976, ASEAN đã thành lập 11 Ủy ban thường trực và 9 uỷ ban đặc biệt. Như vậy, trong giai đoạn này, cấu tổ chức của ASEAN còn khá lỏng lẻo, chỉ đủ để duy trì hoạt động hợp tác giữa các quốc gia khi cần thiết. Thậm chí, Ban thư kí chung của ASEAN còn chưa được thành lập mà mới chỉ các Ban thư kí ở các quốc gia. 2. Giai đoạn từ năm 1976 đến Hội nghị thượng đỉnh Singapore năm 1992 Sang giai đoạn này, cấu tổ chức của ASEAN đã những thay đổi lớn. Theo Tuyên bố về sự hoà hợp ASEAN được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ nhất tại Bali ngày 24/02/1976, cấu tổ chức của ASEAN trong giai đoạn này gồm các hội nghị bộ trưởng, các uỷ ban và ban thư kí. (2) Mặc dù Hội nghị ngoại trưởng vẫn được coi là quan hoạch định chính sách cao nhất nhưng 5 hội nghị bộ trưởng khác cũng đã được thiết lập để thảo luận và thông qua các chương trình hợp tác khác của ASEAN, gồm: - Hội nghị bộ trưởng kinh tế (AEM); - Hội nghị bộ trưởng lao động (ALM); - Hội nghị bộ trưởng phụ trách phúc lợi xã hội (ASWM); - Hội nghị bộ trưởng giáo dục (AEM); - Hội nghị bộ trưởng thông tin (AIM). Trong số 5 hội nghị trên, Hội nghị bộ trưởng kinh tế tầm quan trọng lớn nhất. Tất cả các ủy ban thường trực và ủy ban ad hoc trước đó đã được tổ chức lại thành 9 ủy ban sau: - Ủy ban về công nghiệp, khoáng sản và năng lượng; V * Giảng viên Khoa luật quốc tế Trường Đại học Luật Hà Nội Tæng quan vÒ ASEAN t¹p chÝ luËt häc sè 9/2008 9 - Ủy ban về thương mại và du lịch; - Ủy ban về lương thực, nông nghiệp và lâm nghiệp; - Ủy ban về tài chính và ngân hàng; - Ủy ban về vận tải và liên lạc; - Ủy ban về ngân sách; - Ủy ban về phát triển xã hội; - Ủy ban về văn hoá và thông tin; - Ủy ban về khoa học và kĩ thuật. Ngoài ra, còn một số tiểu ban đã được thành lập nhằm hỗ trợ cho các ủy ban nói trên để giải quyết các vấn đề cụ thể. Ban thư kí ASEAN quan hành chính của ASEAN và đã được thành lập năm 1978 theo Hiệp định về Ban thư kí ASEAN (Bali, 1976). Như vậy, sau 9 năm hoạt động, cơ cấu tổ chức của ASEAN đã những cải tiến quan trọng, phản ánh sự trưởng thành của ASEAN nhằm tăng cường hợp tác về chính trị và nâng cao hiệu quả hoạt động của ASEAN, đặc biệt là đã bắt đầu Ban thư kí chung của Hiệp hội. Việc thay đổi cấu này được những người đứng đầu chính phủ ASEAN 5 đánh giá trong Tuyên bố Kuala Lumpur là: “những điều chỉnh cần thiết được thực hiện đối với cấu tổ chức ASEAN đã làm cho bộ máy đó thể thực hiện được những hoạt động ngày càng tăng trong Chương trình hành động được vạch ra trong tuyên bố về sự hoà hợp ASEAN” (Điểm 53). 3. Giai đoạn từ năm 1992 đến nay Từ đầu thập niên của thế kỉ XX, thế giới bước sang đà phát triển vũ bão theo xu hướng toàn cầu hoá và khu vực hoá. Mức độ liên kết của các tổ chức quốc tế khu vực ngày càng cao. Cùng với xu thế đó, ASEAN cũng phải những điều chỉnh thích hợp về mọi mặt để đáp ứng nhu cầu hợp tác trong điều kiện mới, nhất là đối với các hoạt động trong hợp tác kinh tế, khi này đã trở thành linh hồn hợp tác trong khối. Về cấu tổ chức, Hội nghị thượng đỉnh lần thứ tại Singapore năm 1992 đánh dấu mốc quan trọng trong quá trình cải cách bộ máy tổ chức của ASEAN. Theo Điểm 8 Tuyên bố Singapore năm 1992, bộ máy của ASEAN trong giai đoạn này được cấu lại như sau (3) : Các quan hoạch định chính sách gồm: - Hội nghị cấp cao ASEAN (ASEAN Summit); - Hội nghị ngoại trưởng (ASEAN Ministerial Meeting); - Hội nghị bộ trưởng kinh tế (ASEAN Economic Ministers); - Hội nghị bộ trưởng các ngành; - Hội nghị liên Bộ trưởng - JMM (Joint Ministerial Meeting). Các quan chấp hành gồm: - Uỷ ban thường trực ASEAN - ASC (ASEAN Standing Committee); Uỷ ban thường trực ASEAN được thành lập năm 1987, (4) bao gồm chủ tịch là bộ trưởng ngoại giao của nước đăng cai AMM tiếp theo, Tổng thư kí ASEAN và tổng vụ trưởng các ban thư kí ASEAN quốc gia. - Các uỷ ban hợp tác chuyên ngành; - Cuộc họp các quan chức cấp cao - SOM (Senior Officials Meeting); - Cuộc họp các quan chức kinh tế cao cấp - SEOM (Senior Economic Officials Meeting); - Các cuộc họp quan chức cao cấp khác Ngoài các cuộc họp trên, còn các cuộc họp của các quan chức cao cấp về môi Tæng quan vÒ ASEAN 10 t¹p chÝ luËt häc sè 9/2008 trường, ma túy, khoa học và công nghệ, văn hoá và thông tin (tương tự như các lĩnh vực phụ trách của các uỷ ban phi kinh tế). - Cuộc họp vấn chung - JCM (Joint Consultative Meeting) - Ban thư kí ASEAN Tuyên bố Singapore năm 1992 sau Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 4 tại Singapore năm 1992 đã những sửa đổi nhất định đối với cấuchức năng, quyền hạn của Ban thư kí. (5) - Ban thư kí ASEAN quốc gia Ngoài các quan trên, để thực hiện chế hợp tác đối với bên thứ ba, ASEAN còn có hội nghị sau hội nghị ngoại trưởng, các cuộc họp của ASEAN với các bên đối thoại và Ủy ban ASEAN ở các nước thứ ba. II. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA ASEAN THEO HIẾN CHƯƠNG Hiến chương ASEAN là nhu cầu tất yếu khách quan và là bước chuyển giai đoạn quan trọng của Hiệp hội sau 40 năm tồn tại và phát triển, phản ánh sự trưởng thành của ASEAN, thể hiện tầm nhìn và quyết tâm chính trị của các nước ASEAN, đặc biệt là mục tiêu xây dựng một ASEAN liên kết chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn và vững mạnh hơn. Văn bản pháp lí hợp nhất này của ASEAN sẽ tạo ra khuôn khổ pháp lí và thể chế mới cho hợp tác ASEAN trong tương lai, qua đó hỗ trợ thiết thực không chỉ cho quá trình hướng tới Cộng đồng ASEAN mà còn nâng cao vị thế của Hiệp hội với các đối tác và các tiến trình khác ở khu vực hiện nay cũng như sau này. Cùng với sự ràng buộc pháp lí với cách là hiến chương của một tổ chức quốc tế liên chính phủ, sự đổi mới về phương thức hoạt động thì sự cải tổ về cấu tổ chức trong Hiến chương sẽ giúp ASEAN thực hiện các thỏa thuận nghiêm túc, kịp thời, nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp tác. MÔ HÌNH CẤU TỔ CHỨC cu¶ ASEAN THEO HIẾN CHƯƠNG Hội đồng điều phối Hội đồng C ộ ng đồ ng an ninh-chính tr ị Hội đồng Cộng đồng kinh tế Hội đồng C ộ ng đồ ng v ă n hóa-xã h ộ i Các c ơ quan chuyên ngành c ấ p b ộ tr ưở ng (14 c ơ quan) Các c ơ quan chuyên ngành c ấ p b ộ tr ưở ng (17 c ơ quan) Các c ơ quan chuyên ngành c ấ p b ộ tr ưở ng (6 c ơ quan) HỘI NGHỊ CẤP CAO Các quan giúp việc trực thuộc Các quan giúp việc trực thuộc Các quan giúp việc trực thuộc Ban th− kÝ Ủy ban thường trực Tæng quan vÒ ASEAN t¹p chÝ luËt häc sè 9/2008 11 Chương IV của Hiến chương quy định về cơ cấu tổ chức của ASEAN, cụ thể: 1. Hội nghị cấp cao - Summit (Điều 7) Hội nghị cấp cao ASEAN bao gồm các nguyên thủ quốc gia hoặc những người đứng đầu chính phủ của các quốc gia thành viên. Hội nghị cấp cao tiến hành họp 2 lần một năm và do quốc gia thành viên giữ chức Chủ tịch ASEAN chủ trì và tổ chức, ngoài ra hội nghị cấp cao sẽ được nhóm họp bất thường khi cần thiết. ASEAN Summit vẫn là quan quyền lực cao nhất của ASEAN nhưng điểm mới của Hiến chương là thể chế hoá cụ thể, rõ ràng chức năng nhiệm vụ của hội nghị cấp cao: - Xem xét, đưa ra chỉ đạo về đường lối chính sách và quyết định các vấn đề then chốt liên quan đến việc thực hiện các mục tiêu của ASEAN, các vấn đề quan trọng mà các quốc gia thành viên quan tâm và tất cả các vấn đề mà Hội đồng điều phối ASEAN, các hội đồng Cộng đồng ASEAN và các quan chuyên ngành cấp bộ trưởng đệ trình lên; - Chỉ đạo các bộ trưởng liên quan thuộc các hội đồng tiến hành các hội nghị liên bộ trưởng đặc biệt và giải quyết các vấn đề quan trọng của ASEAN liên quan đến các hội đồng Cộng đồng (tuy nhiên, quy định về thủ tục tiến hành các hội nghị này sẽ do Hội đồng điều phối ASEAN thông qua); - Thực thi những biện pháp thích hợp để xử lí các tình huống khẩn cấp tác động tới ASEAN; - Quyết định các vấn đề liên quan đến chế ra quyết định (quy định tại Chương VII Hiến chương) và chế giải quyết tranh chấp (được đề cập tại Chương VIII của Hiến chương); - Cho phép thành lập và giải tán các quan chuyên ngành cấp bộ trưởng và các thể chế khác của ASEAN; - Bổ nhiệm Tổng thư kí ASEAN. 2. Hội đồng điều phối-Coordinating Council (Điều 8) Hội đồng điều phối ASEAN bao gồm các ngoại trưởng ASEAN, họp ít nhất 2 lần một năm. Hội đồng điều phối ASEAN sẽ được các quan chức cao cấp liên quan hỗ trợ. Hội đồng điều phối chức năng và thẩm quyền: - Chuẩn bị các phiên họp cho hội nghị cấp cao; - Điều phối việc triển khai các thỏa thuận và quyết định của hội nghị cấp cao; - Phối hợp với các hội đồng Cộng đồng ASEAN nhằm tăng cường tính đồng bộ về chính sách, hiệu quả và hợp tác giữa các quan này; - Tổng hợp các báo cáo của các hội đồng Cộng đồng ASEAN để trình lên hội nghị cấp cao; - Xem xét báo cáo hàng năm của Tổng thư kí về các hoạt động của ASEAN; - Xem xét báo cáo của Tổng thư kí về chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của Ban thư kí ASEAN và các quan liên quan khác; - Thông qua việc bổ nhiệm và miễn nhiệm các phó Tổng thư kí theo khuyến nghị của Tổng thư kí; - Thực thi các nhiệm vụ khác được nêu trong Hiến chương hoặc những chức năng khác do hội nghị cấp cao chỉ thị. 3. Các hội đồng cộng đồng -Community Council (Điều 9) Các hội đồng cộng đồng bao gồm Hội Tæng quan vÒ ASEAN 12 t¹p chÝ luËt häc sè 9/2008 đồng Cộng đồng chính trị-an ninh, Hội đồng Cộng đồng kinh tế, Hội đồng Cộng đồng văn hoá-xã hội ASEAN. Mỗi quốc gia thành viên sẽ chỉ định một đại diện quốc gia tham dự cuộc họp của hội đồng Cộng đồng ASEAN, trực thuộc mỗi hội đồng cộng đồng sẽ các cơ quan chuyên ngành cấp bộ trưởng. Để thực hiện các mục tiêu của từng trụ cột trong ba trụ cột của cộng đồng, mỗi hội đồng cộng đồng ASEAN nhiệm vụ: - Đảm bảo việc triển khai các quyết định có liên quan của hội nghị cấp cao; - Điều phối công việc của các ngành khác nhau thuộc phạm vi mình phụ trách và các vấn đề liên quan đến các hội đồng cộng đồng khác; - Đệ trình các báo cáo và khuyến nghị lên hội nghị cấp cao ASEAN về những vấn đề thuộc phạm vi trách nhiệm của mình. Mỗi hội đồng Cộng đồng họp ít nhất 2 lần 1 năm và do bộ trưởng liên quan của quốc gia thành viên giữ cương vị chủ tịch ASEAN chủ trì. Mỗi hội đồng cộng đồng ASEAN sẽ được hỗ trợ bởi các quan chức cao cấp liên quan. 4. Các quan chuyên ngành cấp bộ trưởng - Sectoral Ministerial Bodies (Điều 10) Các quan chuyên ngành cấp bộ trưởng ASEAN là các thiết chế trực thuộc các hội đồng cộng đồng (Hội đồng Cộng đồng an ninh-chính trị 6 quan, Hội đồng cộng đồng kinh tế 14 quan, Hội đồng văn hoá-xã hội 17 quan trực thuộc, (6) chức năng, quyền hạn: - Thực hiện các thỏa thuận và quyết định của hội nghị cấp cao trong lĩnh vực của mình; - Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực mà mình phụ trách để hỗ trợ tiến trình liên kết và xây dựng Cộng đồng ASEAN; - Đệ trình các báo cáo và khuyến nghị lên các hội đồng cộng đồng liên quan. Mỗi quan chuyên ngành cấp bộ trưởng trong phạm vi chức năng của mình thể giao cho các quan chức cao cấp và các quan trực thuộc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được nêu trong Phụ lục 1 của Hiến chương. 5. Tổng thư kí và Ban thư kí (Điều 11) Với phương châm cải tổ cấu tổ chức nhằm tăng cường hoạt động của ASEAN ngày càng thiết thực hơn, hiệu quả hơn nên Tổng thư kí và Ban thư kí ASEAN là những thiết chế được cải tổ mạnh mẽ trong Hiến chương với mục đích tăng cường vai trò của các thiết chế này trong các hoạt động hợp tác của ASEAN. 5.1. Tổng thư kí Tổng thư kí ASEAN do hội nghị cấp cao bổ nhiệm với nhiệm kì 5 năm và không được tái bổ nhiệm. Tổng thư kí được lựa chọn trong số công dân của các quốc gia thành viên ASEAN dựa theo thứ tự luân phiên, tính đến sự liêm khiết, năng lực, kinh nghiệm chuyên môn và sự cân bằng về giới. Tổng thư kí là quan chức hành chính cao cấp nhất của ASEAN, tiến hành các chức năng và nhiệm vụ của mình theo các quy định của Hiến chương và các văn kiện, nghị định thư liên quan và các tập quán đã của ASEAN. Tổng thư kí các chức năng, nhiệm vụ: - Tạo điều kiện và giám sát tiến độ triển khai các thỏa thuận và quyết định của ASEAN, đệ trình báo cáo hàng năm về các hoạt động của ASEAN lên hội nghị cấp cao ASEAN; Tæng quan vÒ ASEAN t¹p chÝ luËt häc sè 9/2008 13 - Tham gia các cuộc họp của hội nghị cấp cao, các hội đồng cộng đồng, hội đồng điều phối, các quan chuyên ngành cấp bộ trưởng và các cuộc họp khác liên quan của ASEAN; - Thể hiện quan điểm của ASEAN và tham gia vào các cuộc họp với các đối tác bên ngoài phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của Tổng thư kí; - Khuyến nghị việc bổ nhiệm và miễn nhiệm các phó Tổng thư kí lên Hội đồng điều phối ASEAN phê duyệt. Tổng thư kí được hỗ trợ bởi bốn phó Tổng thư kí với hàm thứ trưởng. Các phó Tổng thư kí sẽ chịu trách nhiệm trước Tổng thư kí trong việc thực thi chức trách của mình. Bốn phó Tổng thư kí sẽ không cùng quốc tịch với Tổng thư kí và đến từ 4 quốc gia thành viên ASEAN khác nhau, bao gồm: - Hai Phó tổng thư kí nhiệm kì 3 năm, không được tái bổ nhiệm và được lựa chọn trong số công dân của các quốc gia thành viên ASEAN trên sở luân phiên, tính đến sự liêm khiết, phẩm chất, năng lực, kinh nghiệm, và bình đẳng giới; - Hai phó tổng thư kí nhiệm kì 3 năm, có thể được gia hạn thêm một nhiệm kì. Hai phó Tổng thư kí này sẽ được tuyển chọn công khai, dựa trên năng lực. 5.2. Ban thư kí Ban thư kí ASEAN bao gồm Tổng thư kí và các nhân viên khác, tùy theo yêu cầu đặt ra. Tổng thư kí và các nhân viên Ban thư kí thực thi nhiệm vụ vì lợi ích của ASEAN mà không nhân danh bất kì chính phủ nào: - Giữ vững các chuẩn mực cao nhất về sự liêm khiết, hiệu quả và năng lực trong khi thi hành nhiệm vụ; - Không tìm kiếm hoặc nhận sự chỉ đạo từ bất kì chính phủ hoặc đối tượng nào ngoài ASEAN. - Không tham gia vào bất kì hành động nào thể ảnh hưởng đến vị trí của mình là các quan chức của Ban thư kí ASEAN và chỉ chịu trách nhiệm với ASEAN. - Các quốc gia thành viên ASEAN cam kết tôn trọng tính chất đặc thù trong chức năng của Tổng thư kí và các nhân viên Ban thư kí và không tìm cách gây ảnh hưởng đến họ trong quá trình họ thực thi nhiệm vụ. 5.3. Ban thư kí ASEAN quốc gia (Điều 13) Mỗi quốc gia thành viên ASEAN thành lập một ban thư kí ASEAN quốc gia với nhiệm vụ: - Đóng vai trò là đầu mối quốc gia trong các hoạt động liên quan đến ASEAN; - Là nơi lưu trữ thông tin về tất cả các vấn đề liên quan đến ASEAN ở cấp độ quốc gia; - Điều phối việc triển khai các quyết định của ASEAN ở cấp độ quốc gia; - Điều phối và hỗ trợ công tác chuẩn bị của quốc gia cho các cuộc họp ASEAN; - Thúc đẩy xây dựng bản sắc và nhận thức về ASEAN ở cấp độ quốc gia; - Đóng góp vào việc xây dựng Cộng đồng ASEAN. 6. Ủy ban đại diện thường trực bên cạnh ASEAN - Committee of Permanent Representatives to ASEAN (Điều 12) Mỗi quốc gia thành viên ASEAN bổ nhiệm một đại diện thường trực hàm đại sứ bên cạnh ASEAN đặt tại Takarta. Ủy ban đại diện thường trực bao gồm các vị đại sứ của các quốc gia chức năng nhiệm vụ: Tæng quan vÒ ASEAN 14 t¹p chÝ luËt häc sè 9/2008 - Hỗ trợ công việc cho các hội đồng cộng đồng và các quan chuyên ngành cấp bộ trưởng; - Phối hợp với Ban thư kí ASEAN quốc gia và các quan chuyên ngành cấp bộ trưởng khác của ASEAN; - Liên hệ với Tổng thư kí và Ban thư kí ASEAN về tất cả các vấn đề liên quan đến công việc của mình; - Hỗ trợ hợp tác giữa ASEAN với các đối tác bên ngoài; - Thực thi các nhiệm vụ khác do Hội đồng điều phối ASEAN quyết định. 7. Ủy ban ASEAN ở nước thứ ba và các tổ chức quốc tế (Điều 43) Ủy ban ASEAN ở các nước thứ 3 thể được thành lập tại các nước ngoài khối ASEAN, bao gồm người đứng đầu quan đại diện ngoại giao của các quốc gia thành viên ASEAN tại quốc gia đó. Các uỷ ban tương tự thể được lập ra bên cạnh các tổ chức quốc tế. Các uỷ ban này sẽ thúc đẩy lợi ích và bản sắc ASEAN tại nước chủ nhà và các tổ chức quốc tế. Thủ tục hoạt động của các uỷ ban này sẽ do hội nghị ngoại trưởng ASEAN quy định cụ thể. Ngoài các quan trên, Hiến chương còn quy định sẽ thành lập một quan nhân quyền hoạt động theo Quy chế do hội nghị ngoại trưởng quyết định để thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền và các quyền tự do bản, phù hợp với mục tiêu và các nguyên tắc của Hiến chương. 8. Một số nhận xét và đánh giá về cơ cấu tổ chức của ASEAN theo Hiến chươngcấu tổ chức của ASEAN theo Hiến chương đã những cải cách lớn so với trước đây nhằm đảm bảo cho bộ máy của ASEAN thực hiện hiệu quả các tôn chỉ, mục đích đã đề ra trong Hiến chương. Những thay đổi này chủ yếu tập trung ở các điểm bản sau: Thứ nhất, với cách là hiến chương - văn bản gốc và hợp nhất của một tổ chức quốc tế thì tất cả các thiết chế pháp lí của ASEAN đều đã được thể chế hoá ngay tại Hiến chương mà không còn được quy định rải rác trong các văn kiện khác nhau như trước đây. Đồng thời, chức năng nhiệm vụ của từng quan này cũng được quy định chi tiết và cụ thể ở ngay trong Hiến chương chứ không cần các thỏa thuận riêng biệt khác như trước đây (điển hình như các quy định về chức năng, nhiệm vụ của hội nghị cấp cao, Tổng thư kí và Ban thư kí). Thứ hai, Hiến chương đã thiết kế, sắp xếp và cấu lại bộ máy của ASEAN theo mô hình “hình chóp quyền lực”, vừa đảm bảo sự tập trung (bên cạnh hội nghị cấp cao quan quyền lực cao nhất, Hiến chương đã thành lập các quan điều phối của ASEAN như: Hội đồng điều phối để phối hợp một cách thống nhất và đồng bộ tất cả các hoạt động của ASEAN trong mọi lĩnh vực, thành lập 3 hội đồng cộng đồng chịu trách nhiệm vừa triển khai, vừa điều phối các hoạt động của các ngành chuyên môn trong 3 trụ cột của ASEAN; đồng thời chức năng và thẩm quyền của các quan hoạch định chính sách cũng đã thể hiện sự tập trung hơn so với trước đây v.v ), vừa đảm bảo sự chuyên sâu, chuyên trách (như trong mỗi hội đồng cộng đồng lại các quan chuyên Tæng quan vÒ ASEAN t¹p chÝ luËt häc sè 9/2008 15 ngành cấp bộ trưởng trực thuộc, mỗi quan chuyên ngành này lại các quan chuyên trách cấp dưới giúp việc v.v). Điều này giúp cho bộ máy của ASEAN vận hành nhịp nhàng hơn, không dàn trải và chồng chéo như trước đây. Thứ ba, cùng với việc sắp xếp và cấu lại bộ máy theo hướng vừa tập trung vừa đảm bảo tính chuyên trách thì sự phân công, phân nhiệm và mối quan hệ giữa các quan trong bộ máy cũng được xác định rõ ràng, chặt chẽ hơn trước; đặc biệt là mối quan hệ giữa quan hoạch định chính sách với các cơ quan chấp hành, giữa quan điều phối với quan thực hiện, giữa quan trụ cột với quan chuyên ngành và giữa quan cấp trên với quan trực thuộc v.v Thứ tư, cũng cần phải nói rằng nếu đặt trong mối quan hệ so sánh với Liên minh châu Âu thì trong các quan của ASEAN được thể chế hoá tại Hiến chương vẫn chưa có nhiều các quan hoạt động thường kì (chỉ 2 quan là Ủy ban đại diện thường trực và Ban thư kí so với các quan còn lại chỉ tiến hành họp theo định kì hoặc khi cần thiết). Điều này một mặt khiến cho mối liên kết giữa các quan của Hiệp hội còn lỏng lẻo, mặt khác, do chỉ hoạt động theo chế kì họp nên thể sẽ làm hạn chế khả năng chỉ đạo, điều hành của các quan này trước những biến động, khó khăn bất thường cần được phối hợp giải quyết ở cấp độ Hiệp hội. Tuy nhiên, nếu so với trước đây thì tương quan về mặt số lượng giữa các quan hoạch định chính sách và quan chấp hành đã những cải tổ lớn. Nghiên cứu chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng cơ quan theo quy định của Hiến chương cho thấy rằng trong tất cả các quan của ASEAN chỉ duy nhất hội nghị cấp cao quan hoạch định chính sách, các quan còn lại đều là các quan điều phối, điều hành và chấp hành. Điều này chắc chắn sẽ làm tăng hiệu quả, hiệu lực trong thực tế triển khai các quyết định, chính sách của ASEAN. Thứ năm, khoảng cách giữa các kì họp của các hội đồng đã được rút ngắn hơn rất nhiều so với trước. Hội nghị cấp cao, Hội đồng điều phối, 3 Hội đồng cộng đồng đều họp ít nhất 2 lần trong 1 năm so với trước đây là 3 năm một lần của hội nghị cấp cao và mỗi năm một lần của các Hội nghị bộ trưởng. Và vì vậy, sẽ giúp cho các quan này (nhất là hội nghị cấp cao với cách là quan hoạch định chính sách cao nhất) khả năng phản ứng nhanh nhạy, kịp thời và thường xuyên hơn đối với các vấn đề đặt ra cho Hiệp hội. Thứ sáu, nhằm tránh sự “lệch pha” giữa chức chủ tịch của các quan khác nhau trong bộ máy như trước đây, Hiến chương ASEAN đã đồng bộ hoá chức chủ tịch của các quan theo chức Chủ tịch ASEAN. Theo Điều 31, chức Chủ tịch ASEAN sẽ được luân phiên hàng năm, theo thứ tự chữ cái tên của các quốc gia thành viên bằng tiếng Anh. ASEAN sẽ áp dụng quy chế Chủ tịch thống nhất trong 1 năm tính theo dương lịch, theo đó quốc gia thành viên đảm nhiệm chức Chủ tịch sẽ: - Chủ trì hội nghị cấp cao ASEAN và các cấp cao liên quan; - Các cuộc họp của Hội đồng điều phối ASEAN; - 3 Hội đồng cộng đồng ASEAN; Tæng quan vÒ ASEAN 16 t¹p chÝ luËt häc sè 9/2008 - quan chuyên ngành cấp bộ trưởng và các cuộc họp quan chức cao cấp (nếu phù hợp); - Ủy ban đại diện thường trực ASEAN. Thứ bảy, nhấn mạnh vị trí của Tổng thư kí, các phó Tổng thư kí và Ban thư kí trong bộ máy hoạt động của ASEAN. Hiến chương đã chuẩn hoá quy chế pháp lí của từng thành phần trong Ban thư kí, tăng cường hơn nữa vai trò của Tổng thư kí và Ban thư kí - quan hành chính thường trực của ASEAN nhằm thúc đẩy việc xây dựng Cộng đồng ASEAN và các hoạt động khác của ASEAN đi vào thiết thực và hiệu quả hơn. Với những cải tổ toàn diện và đồng bộ này, Hiến chương ASEAN đã đánh dấu một bước tiến mới về khuôn khổ thể chế và bộ máy hoạt động của ASEAN theo hướng rõ ràng và khoa học hơn, trong đó nhấn mạnh đến vai trò của Tổng thư kí và Ban thư kí ASEAN. Khuôn khổ thể chế đầy đủ và chặt chẽ hơn với quy chế phân công, phân nhiệm rõ ràng nêu trong Hiến chương ASEAN sẽ góp phần tăng cường hiệu quả và hiệu lực của các chương trình hợp tác trong ASEAN trong thời gian tới./. (1).Xem thêm: “Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)”, Vụ ASEAN, Bộ ngoại giao, Nxb. Chính trị quốc gia, H. 1995, tr. 22. (2).Xem thêm: “Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)”, Sđd, tr. 22-23. (3).Xem thêm: “Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)”, Sđd, tr. 23-29. (4).Xem thêm: “35 năm ASEAN hợp tác và phát triển”, Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia/ Viện kinh tế thế giới, Nxb. Khoa học xã hội, H.2003. (5).Xem thêm: “Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)”, Sđd, tr. 28. (6).Xem: Phụ lục 1 của Hiến chương. C ỘNG Đ ỒNG KINH TẾ ASEAN (tiếp theo trang 45) Các nhà đầu sẽ tìm đến Việt Nam không chỉ bởi quy mô thị trường mà còn bởi chi phí kinh doanh và giao dịch sẽ giảm mạnh qua việc cải thiện môi trường đầu tư. Khi đầu trực tiếp nước ngoài gia tăng, tất yếu Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ những công nghệ chuyển giao, tạo thêm việc làm, phát triển nguồn nhân lực và mở ra kênh tiếp cận thị trường khu vực và thế giới. Tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN còn tác động tích cực tới quá trình cải cách thuế và cấu nguồn thu ngân sách, cấu phân bổ nguồn lực kinh tế-xã hội cũng như thúc đẩy quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế của Việt Nam theo hướng phù hợp với các chuẩn mực của quốc tế và khu vực. Tóm lại, tuy chưa hội nhập sâu sắc như Liên minh châu Âu song mô hình Cộng đồng kinh tế ASEAN được cho là phù hợp trong bối cảnh các nước thành viên ASEAN còn những khác biệt về chính trị, văn hoá, tôn giáo và trình độ phát triển nhằm hướng tới nền kinh tế ASEAN phát triển bền vững. Cùng với quá trình hình thành Cộng đồng an ninh-chính trị và Cộng đồng văn hoá-xã hội, Cộng đồng kinh tế sẽ góp phần làm cho ASEAN chuyển dần từ tổ chức quốc tế chế hợp tác chủ yếu dựa trên sở đồng thuận và sự hiểu biết lẫn nhau sang tổ chức quốc tế hoạt động dựa trên luật lệ, sử dụng nhiều hơn những công cụ thể chế và cam kết mang tính pháp lí. Quá trình đó hoàn toàn phù hợp với bối cảnh kinh tế và chính trị quốc tế hiện nay./. . đoạn đầu tiên, cơ cấu tổ chức của ASEAN được thiết kế một cách đơn giản và gọn nhẹ. Theo Điều 7 Tuyên bố Băng Cốc 1967, cơ cấu tổ chức của ASEAN trong. do cơ bản, phù hợp với mục tiêu và các nguyên tắc của Hiến chương. 8. Một số nhận xét và đánh giá về cơ cấu tổ chức của ASEAN theo Hiến chương Cơ cấu

Ngày đăng: 09/03/2014, 02:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan