1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quan he quoc te nhung nam đau the ky XXI

219 2 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 219
Dung lượng 7,39 MB

Nội dung

Trang 3

TAP THE TAC GIA PGS, TS Trinh Mutu ._ PGS Nguyễn Bằng Tường, “TS Va Quang Vinh Phạm Thị Tuyết Vũ Như Hoàng ` _-Nguyễn Thụ Hiển - Nguyễn Thị Tú Hoa

Nguyễn Thị Minh Thảo

Trang 4

LOI NHA XUAT BAN

Thế giới trong những năm đầu thế kỷ XXI có nhiều diễn biến hết sức sôi động, phức tạp và khó lường Sau sự kiện 11-9-2001 ở Mỹ, hấu hết các quốc gia đều điều

chỉnh chiến lược đối nội và đối ngoại, trong đó van dé

chỗng khủng bỗ quốc tế được ưu tiên hàng đâu và đã có những biện pháp nỗ lực ứng phó phù hợp với lợi ích toàn cầu cũng như lợi ích quốc gia của mình Trong bối

cảnh đó, các điểm nóng tiêm tàng ở thế kỷ trước tiếp tục

nổi lên làm cho thế giới vốn đã nóng, lại càng nóng hơn do quan hệ quốc tế đã mát đi thế cân bằng hai cực và Mỹ cùng nhiều đồng mình luôn sử dụng biện pháp can thiệp vũ trang để thực hiện mục tiêu lãnh đạo thế giới Những vấn đ thời sự của quan hệ quốc tế, từ các giải pháp cho cuộc chiến rắc đến những xung đột và tranh

chấp ở Kasơmia, từ quan điểm về chính sách một nước

Trung Quốc đến những khủng hoảng hạt nhân tại bản đảo Triều Tiên , đó không chỉ là mỗi quan tâm của các nhò lãnh đạo và ngoại giao của các cường quốc mà những vấn đề đó có ảnh hưởng rõ rệt đến sự nghiệp phát triển kinh tế và sự mở rộng bang giao quốc tế của

Trang 5

Trong bối cảnh tình hình quốc tế đã có những biến

đổi cơ bản, cũng như nhiều nước khác, Việt Nam phải điều chỉnh lại chính sách đối nội và đối ngoại của mình

để thích nghỉ với điều kiện mới, góp phân thực hiện các mục tiêu thoát khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội, đây lùi

nguy cơ tụt hậu, phá vỡ thế bao vây, cấm vận, phát huy nội lực, chủ động hội nhập khu vực và quốc tế, tranh thủ tối đa các điều kiện thuận lợi để thực hiện thành công

công nghiệp hóa, biện đại hóa đất nước

Để giúp cho bạn đọc có thêm tài liệu nghiên cứu và

có được cái nhìn tương đối tổng thể về các vấn đề trên, Nhà xuất bản Lỷ luận chính trị trân trọng giới thiệu cuốn

sách Quan hệ quốc tẾ những năm đầu thế kỷ XXI: vấn

đề, sự kiện và quan điểm của các cản bộ nghiên cứu

Viện Quan hệ quốc tế, Học viện Chính trị quốc gia Hỗ Chi Minh do PGS, TS Trinh Muu va TS Vii Quang Vinh đông chủ biên

Cuốn sách đề cập đến những vấn đề khá nhạy cảm của quan hệ quốc tế vốn luôn luôn biến động, thay đổi và có xu hướng ngày càng trở nên phức tạp Mặc dù các tác giả đã rất cỗ gắng, nhưng cuốn sách khó tránh khỏi

những hạn chế nhất định Chúng tôi rất mong nhận được

sự góp ý chân thành của bạn đọc

Trang 6

PhanI

Khủng bố quốc tế -

nỗi lo không của riêng ai

| NHỮNG THAY ĐỎI TRONG QUAN HE QUOC TE SAU SU’ KIEN

11-9 VA TAC DONG DEN VIET NAM

Mười năm cuối của thế kỷ XX, sau khi chế độ xã hội

chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, sự tan rã của Đảng Cộng sản Liên Xô và sự biến dạng của các đảng

cộng sản ở nhiều nước đã làm cho cục diện thế giới có sự thay đổi căn bản Thế giới đã chuyển từ trật tự hai cực sang trật tự “nhất siêu đa cường” Mỹ đã từng bước điều

chỉnh chiến lược, khẳng định vai trò siêu cường của mình

khi tiến hành các cuộc chiến tranh chống các quốc gia

độc lập, có chủ quyền, thành viên của Liên hợp quốc,

giúp các thế lực thân Mỹ gây mất ôn định ở nhiều quốc

Trang 7

nup dưới chiêu bài “bảo vệ” nền dân chủ, nhân quyển, dân tộc của các quốc gia này

Hậu quả của những hành động ngạo mạn, ngang

ngược trên đã dẫn đến sự kiện 11-9-2001 mà chủ nghĩa

khủng bố tấn công vào các biểu tượng sức mạnh của nước Mỹ Đây là hành động khủng bố có quy mô lớn

nhất từ trước tới nay gây chấn động dư luận thế giới Sau sự kiện này tình hình thế giới có nhiều biến đổi sâu sắc

Tương quan lực lượng quốc tế và thế chiến lược của các

cường quốc có sự thay đổi Cục điện thế giới hình thành sau Chiến tranh lạnh đang được sắp xếp lại Mỹ một lần nữa điều chỉnh chiến lược toàn cầu, phát động cuộc chiến

chống khủng bố quốc tế Liên minh chống khủng bố ra đời do Mỹ đứng ‹ đầu tập hợp được hàng chục nước tham gia, tuy nhiên mỗi nước có mục đích và ý đồ chiến lược riêng của mình

Lợi dụng chống khủng bố, Mỹ tự cho mình quyền can thiệp, tấn công bất cứ quốc gia nào bị Mỹ coi là

không thân thiện hoặc liên quan đến khủng bố Có thể nói Mỹ đang vẽ lại bản đồ chính trị - kinh tế thế giới, sắp

đặt một cục diện mới đơn cực do Mỹ lãnh đạo sau Chiến tranh lạnh Từ chiến lược “răn đe” đến “vượt trên ngăn

chặn” Mỹ công khai thực hiện chiến lược “đòn đánh phủ

đầu” với các quốc gia thù địch Mỹ

Trang 8

Ápganixtan; tiếp theo là cuộc tắn công krắc, lật đỗ chínfÍ

quyền Saddam Hussein Đây là bước mở đầu của chủ nghĩa bá quyền Mỹ Hành động leo thang tiếp tục đe dọa

và tấn công bằng quân sự có thê diễn ra đối với các quốc gia khác như Iran, Bắc Triều Tiên Những động thái

trên đang được loài người quan tâm sâu sắc Đã có nhiều học giả, các chuyên gia hoạch định chiến lược trên thế

giới đưa ra nhiều đánh giá và dự báo về cục diện thế giới

sau sự kiện 11-9 liên quan đến các sự kiện đã xảy ra và tương lai có thê xảy ra

Thế giới sẽ đi về đâu và cục điện mới sẽ được sắp

đặt thế nào, theo luật pháp nào? Đó là vấn đề đang đặt ra

cho giới nghiên cứu quan tâm đến quan hệ quốc tế đương đại

4 Về cục diện thế giới sau sự kiện 11-9

Nước Mỹ

Trước sự kiện 11-9, nhìn chung thế giới van bi chi

phối bởi các nước lớn Mỹ đã bộc lộ rõ bản chất “sen đầm

quốc tế”, hành động ngang ngược, can thiệp và tấn công thô bạo các quốc gia có độc lập, chủ quyền, coi thường luật pháp quốc tế, phớt lờ vai trò, vị trí của Liên hợp quốc

Điển hình là cuộc chiến vùng Vịnh năm 1991; Chiến dịch

Trang 9

và tấn công nhiều nước khác Những nước xã hội chủ

nghĩa còn lại đang là mục tiêu tấn công của Mỹ và các thế

lực thù địch thông qua hoạt động “diễn biến hòa bình” nhằm xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước này The giới sau Chiến tranh lạnh vẫn dién ra đấu tranh giai cấp, dân tộc gay go va quyết liệt Chỉ tính trong một thập niên

từ 1991 đến trước sự kiện 11-9-2001, trung bình mỗi năm _ có 34,5 cuộc xung đột (trong khi trước năm 1990 chỉ 4,3

cuộc/năm) Hòa bình, an ninh thế giới bị đe dọa Đời sống chính trị thé giới bị đặt trong trạng thái căng thắng, nhiều

khu vực mất ổn định nghiêm trọng

Toàn cầu hóa là một xu thế phát triển khách quan tác động đến mọi quốc gia dân tộc trên thế giới nhưng toàn

cầu hóa đang bị chủ nghĩa tư bản lợi dụng triệt để để xâm nhập và thâu tóm các nền kinh tế và đời sống chính trị

các dân tộc trên thế giới Toàn cầu hóa đang khoét sâu

mâu thuẫn Bắc - Nam, gia tăng khoảng cách giàu nghèo,

bần cùng hóa một bộ phận lớn nhân dân các nước nghèo trên thế giới Nó làm bùng nổ sự xung đột giữa tính dân

tộc và tính toàn cầu hóa, đe dọa độc lập chủ quyền, bản sắc văn hóa nhiều dân tộc Ngày càng xuất hiện nhiều phong trào đấu tranh rầm rộ trên khắp các châu lục chống

mặt trái, mặt tiêu cực của toàn cầu hóa

Sự kiện 11-9 đã đặt hòa bình, an ninh thế giới trong

tình trạng bất ổn lớn Nhiều mối quan hệ quốc tế bị đảo

Trang 10

lộn Đây có phái là hệ quả của chính sách chính trị cường quyền nước lớn muon ap dat ach théng tri lên các dân tộc khác; là sự bùng nỗ của những mâu thuẫn được tích tụ dồn nén lâu ngày giữa các dân tộc bị áp bức với chủ nghĩa dé quốc cầm quyền mà chủ yếu giữa các quốc gia Hồi giáo và đề quốc Mỹ?

Giáo sư Samuel Huntington, nhà chính trị học, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược thuộc Đại học Harvard (Hoa Kỳ), tác giả của tác phẩm gay tiéng vang trong dư luận thế giới Sự đụng độ giữa các nên văn minh đã cho rằng: “Khi sự đối đầu lưỡng cực không còn nữa

thì sự đụng độ giữa các nền văn minh lại trỗi dậy, ranh

giới giữa các nền văn minh sẽ là chiến tuyến trong tương lai thế giới Hồi giáo đối đầu với nền văn minh phương Tây và đây là trục cơ bản sẽ chỉ phối đời sống chính trị quốc tế” Vậy những nhận định trên có đúng với những gì đang xảy ra trên thế giới khi mà chúng, ta đang phải chứng kiến bạo lực xảy ra ở nhiều nơi mà nổi lên chủ yếu vẫn là cuộc xung đột ở Trung Đông giữa người Hồi giáo

với Ixraen được Mỹ bao che, nuôi dưỡng và các vụ

khủng bố có quy mô lớn đánh vào các mục tiêu của Mỹ và phương Tây

Trang 11

tro*thanh nhiém vu quan trong cua nhiều nước trên thế

giới Mỹ đã khai thác triệt để cục diện thế giới đã hình thành hết sức có lợi cho Mỹ Sau sự kiện 11-9-2001, chính quyền Bush đã có sự điều chỉnh cơ bản chiến lược

toàn cầu và đưa ra một loạt phương châm hành động với những mục tiêu mới Điều chỉnh quan hệ với các nước

lớn, một mặt Mỹ có đối sách kiềm chế các đối thủ không để vươn lên đe dọa vị trí siêu cường số 1 của Mỹ, đồng thời có sách lược xoa dịu, nhân nhượng nhằm tranh thủ

sự ủng hộ của các nước lớn trong nhiều vấn đề quốc tế để Mỹ đạt được mục đích Đối với Liên hợp quốc, Mỹ vừa lợi dụng, vừa gây sức ép để ủng hộ Mỹ, nếu không đạt được mục đích Mỹ sẽ phớt lờ và bỏ qua Mỹ răn đe các

lực lượng dân chủ tiến bộ và các nước xã hội chủ nghĩa

còn lại, coi “nhân quyền” cao hơn “chủ quyền”, đùng con

bài “tự đo”, “dân chủ”, “nhân quyền”, tôn giáo để áp đặt

giá trị của Mỹ và phương Tây lên các dân tộc khác Mỹ

thao túng các tổ chức kinh tế - tài chính thế giới

(IMF, WB, WTO )

Mỹ lợi dụng chống khủng bố để tấn công lật đỗ các chính quyền ở Ápganixtan (2001) và Irắc (2003), thiết lập các chế độ mới thân Mỹ, đồng thời tạo sự hiện điện về quân sự và chính trị của Mỹ ở Trung Á - Trung cận

Đông, nhằm kiểm soát khu vực có vị trí địa - chính trị rất

quan trọng nằm trên ngã ba châu Âu - châu Á - châu Phi,

Trang 12

dùng con bài dầu lửa cột chặt các nước lớn như Nga,

Trung Quốc, Ấn Độ; nắm nguồn dầu lửa lớn thứ hai trên

thế giới và đáp ứng lợi ích của các tập đồn cơng nghiệp - quân sự Mỹ

Tháng 6-2002, Tổng thống Bush công bố “Chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ” với chủ trương “đánh đòn

phủ đầu” nếu phát hiện thấy có nguy cơ đe dọa nước Mỹ hoặc thách thức vai trò bá chủ của Mỹ, áp đặt cho toàn

cầu một sự “ổn định” trong vòng trật tự kiểu Mỹ để không một nước hay một liên minh nào có thể thách thức

vị trí số một của Mỹ Điều cực kỳ nguy hiểm là Mỹ đang đặt thế giới trước một sự lựa chọn mà nếu ai không theo đường lối của Mỹ thì bị liệt vào hàng ủng hộ lực lượng khủng bố của AI Qaeda Điều này đe dọa đến độc lập chủ

quyền của tất cả các dân tộc, thách thức tất cả cộng đồng

thế giới Nhân loại tiến bộ đang tiếp tục theo dõi và đầu tranh nhằm ngăn chặn các cuộc phiêu lưu quân sự mới

của Mỹ chắc chắn không chấp nhận để Mỹ muốn làm gì

cũng được Đã có những tiếng nói từ chính các công dân Mỹ cho rằng, sự thách thức của Mỹ đối với thế giới đã làm cho Mỹ bị cô lập hơn bao giờ hết và nền an ninh của nước Mỹ đang bị đe dọa lớn nhất kể từ sau Chiến tranh thé giới thứ II đến nay

Trang 13

bất cứ nước nào có tham vọng theo đuổi các chương trình vũ khí huỷ diệt hay hỗ trợ, chứa chấp chủ nghĩa khủng bố Vậy sau lrắc sẽ là nước nào? Willam Kristol, Tổng

biên tập tuần báo 7ïêu chuẩn, người có quan hệ chặt chẽ

với Cục chính sách Bộ Quốc phòng của Mỹ đã công khai thừa nhận: “Giải phóng lrắc là trận lớn đầu tiên vì tương

lai của Trung Đông, cuộc chiến lớn sắp tới sẽ là Iran” Rõ

ràng chính quyền Mỹ sẽ còn tiếp tục đơn phương hành động với ý đồ muốn xác lập lại cả vùng Trung Đông trên

cơ sở tiễn hành “dân chủ hóa” và thành lập khu vực thị trường tự do cho cả thế giới Arập do Mỹ chỉ phối

Đây là hành động thách thức cả thế giới, chà đạp

những quyền dân tộc cơ bản, công pháp quốc tế, coi

thường Liên hợp quốc, tạo ra tiền lệ vô cùng nguy hiểm

trong quan hệ quốc tế

— Chiến lược đối với các khu vực khác cũng được Mỹ

nhắn mạnh Thông qua NATO, Mỹ tiếp tục chỉ phối châu Âu và mở rộng NATO sang phía Đông Chính quyền

Bush coi trọng khu vực châu Á - Thái Bình Dương, vì

đây là nơi có vị trí địa - chiến lược rất quan trọng với Mỹ trong thế kỷ XXI Mỹ lo ngại một Trung Quốc trỗi dậy

đe dọa Mỹ; quản tâm giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán

đảo Triều Tiên, vấn đề Đài Loan, biển Đông Robert

Kagan - bậc thầy tỉnh thần của phái bảo thủ mới ở Mỹ đã không úp mở công khai nói rõ ý đồ của nước Mỹ rằng:

Trang 14

“Vi sức mạnh về quân sự nên Mỹ phải đảm nhận vai trò

cảnh sát thế giới kể cả khi phải làm một mình nếu cần”,

Đây rõ ràng là triết lý của “chủ nghĩa đơn phương” Mỹ Với cách lý giải này, Mỹ có quyền tấn công và trừng phạt

bất cứ nước nào, bất chấp tất cả, và tự cho mình là kẻ

lãnh đạo thế giới

Các nước lớn, các lực lượng trên thế giới sau sự

kién 11-9

Xu hướng chính trị cường quyền nước lớn của Mỹ ngày càng xuất hiện rõ nét Độc lập chủ quyền và toàn

vẹn lãnh thổ của các quốc gia nhỏ yếu bị thách thức nặng

nề Đời sống chính trị thế giới bị đảo lộn Ủy tín của Liên hợp quốc bị suy giảm Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa bá

quyền Mỹ với các lực lượng dân chủ tiến bộ, lực lượng

bảo vệ hòa bình thế giới, chống chính sách cường quyền nước lớn ngày càng sâu sắc Nó phản ảnh tính phức tạp, gay go, quyết liệt của cuộc đấu tranh giai cấp, dân tộc

hiện nay :

Sau lrắc, tầm lý chống Mỹ ngày càng dâng cao, làn

sóng biểu tình chống Mỹ diễn ra khắp các châu lục Nhiều

nước tăng ngân sách quốc phòng, đưa thế BIỚI vào vòng xoáy chạy đua vũ trang mới Liên hợp quốc đang bị Mỹ

vô hiệu hóa chưa từng có Tương lai của tổ chức quốc tế lớn nhất thế giới này sẽ đi về đâu khi chủ nghĩa đơn

Trang 15

Kinh tế thế giới tiếp tục bị ảnh hưởng sâu sắc bởi sự :

` biến động của địa - chính trị thế giới Tuy nhiên các quốc gia đều muốn có môi trường hòa bình, ổn định để phát triển Sự phát triển kinh tế là tiêu chí phấn đấu của mọi

quốc gia Cạnh tranh kinh tế sẽ diễn ra quyết liệt trong

cơn lốc toàn cầu hóa mà lực lượng chính chỉ phối vẫn là

ba trung tâm tư bản chủ nghĩa và các nước lớn

Cho đến nay Mỹ vẫn là cường quốc có tiềm lực

kinh tế, quân sự, khoa học kỹ thuật hùng mạnh, chưa

có lực lượng nào có thể đương đầu với Mỹ trong một

hai thập kỷ tới Brêzinski trong cuốn Bàn cờ lớn đã khẳng định Mỹ là một siêu cường mang tính toàn cầu

toàn diện duy nhất trong lịch sử Giáo sư Samuel

Hưntington trong bài viết Siêu cường đơn độc cũng

khang định Mỹ là nước duy nhất mà “trên các lĩnh vực sức mạnh về kinh tế, quân sự, ngoại giao, hình thái ý thức, kỹ thuật và văn hóa đều đứng ở vị trí chủ đạo”

Chính quyền Mỹ đã thể hiện vai trò bá quyền trong cả

lời nói lẫn hành động Mỹ bắt ép các nước trên thế giới

thực hiện dân chủ hóa chính trị và tự do hóa kinh tế theo

tiêu chuẩn của Mỹ và phương Tây

Các nước lớn khác cũng đang tự điều chỉnh chiến lược vừa đảm bảo lợi ích quốc gia dân tộc vừa góp phần

đấu tranh kiềm chế bớt sự lộng hành của Mỹ Cuộc tấn

công của Mỹ vào Irắc đã làm xuất hiện muân thuẫn giữa

Trang 16

Mỹ và các nước lớn Mỹ, Anh có cùng lợi ích Pháp, Đức

(là đồng minh của Mỹ), Nga, Trung Quốc phản ứng mạnh

mẽ Mỹ tấn công lrắc Trong quan hệ giữa Mỹ và EỤ có rạn nứt nhưng cả hai bên đang có gắng giải quyết mâu

thuẫn vì lợi ích toàn cục Sẽ không có chuyện những nước

này đối đầu hay đụng độ với Mỹ Phản ứng của các nước

lớn xuất phát từ việc vị thế quốc gia mình bị xem nhẹ, đồng thời muốn khai thác triệt để tình hình đó phục vụ các

yêu cầu đối nội và tạo cơ sở để mặc cả với Mỹ sau này

Quan hệ giữa các nước lớn hiện nay là vừa hợp tác vừa

cạnh tranh, kiềm chế lẫn nhau, đấu tranh nhưng không làm tốn hại đến hợp tác Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ

đều có chính sách khôn ngoan và sự lựa chọn khôn khéo

để bảo vệ mình Các nước đang phát triển và chậm phát triển bị ảnh hưởng và chịu sự tác động nặng nề của những biến động trên thế giới sau sự kiện 11-9 Sự hợp tác giữa các nước lớn đang dựa trên cơ sở bốn chống (chống khủng

bố, chống sản xuất vũ khí giết người hàng loạt, chống suy

thoái kinh tế, chống nghèo đói)

Vậy cục diện thế giới sẽ đi về đâu? Đây là vấn đề

lớn thật khó có thể dự báo một cách chính xác khi mà thế

giới đang vận động và biến đổi sâu sắc trên nhiều mặt ở các khu vực Chủ nghĩa cường quyền nước lớn Mỹ đang

Trang 17

®ủa Mỹ có thực hiện được? Nhân loại tiến bộ trên thế

giới có để cho Mỹ muốn làm gì cũng được không? Nếu

các quốc gia tạo ra sự sùng bái, khuất phục Mỹ, từ bỏ các nguyên tắc trong quan hệ quốc tế, thiếu sự đoàn kết đầu tranh chống chủ nghĩa bá quyền nước lớn thì tương lai thế giới sẽ đi về đâu? ‘

Có thể khẳng định sức mạnh bá quyền của Mỹ vẫn có những giới hạn của nó đúng như Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Mỹ giàu nhưng không mạnh” Diễn biến thực tế cho thấy Mỹ đang ở đỉnh cao cuối cùng của

quyền lực, đã bắt đâu xuất hiện muân thuẫn sâu sắc và trầm trọng nhất giữa Mỹ và phân còn lại của thế giới

Chính Mỹ đang tạo ra ngày càng nhiều muân thuẫn,

nhiều kẻ thù chống lại Mỹ Chính quyền Mỹ đang ngày

càng bị cô lập Thế giới Hồi giáo đang chống Mỹ chưa

từng thấy Mỹ đang bị sa lầy ở Trung Đông Bóng ma

suy thoái kinh tế đang đến gần do phải căng ra đối phó với nhiều nơi trên thế giới Với chính sách bá quyền dựa

trên sức mạnh kinh tế, quân sự, khoa học kỹ thuật Việc

Mỹ đang muốn áp đặt các giá trị Mỹ lên các dân tộc khác đã vấp phải sự phản kháng quyết liệt của đa số nước lớn (kế cả các đồng minh của Mỹ) Ngày nay, ý thức độc lập

dân tộc, chủ quyền quốc gia của nhiều nước đang phát

triển ngày càng dâng cao, không phải lúc nào Mỹ và các đồng minh phương Tây của Mỹ cũng có thể dễ dàng can

Trang 18

thiệp và đe dọa Những giá trị Mỹ muốn áp đặt cho thế

giới đang bị lên án

Giáo sư Paul Kenedy có lý khi cho rằng: “Sự vượt quá xa của đế quốc Mỹ đang phải đứng trước một thực tế trớ trêu và lâu dài là tổng số các lợi ích và nghĩa vụ toàn cầu của Mỹ ngày nay lớn hơn nhiều so với sức mạnh của Mỹ để bảo vệ một lúc tất cả những lợi ích và nghĩa vụ đó” Như vậy có nghĩa là không phải lúc nào Mỹ cũng có thể làm được điều mình muốn và không phải lúc nào thế

giới cũng nghe theo Mỹ Trật tự thế giới đơn cực chỉ tồn

tại tức thời với chủ nghĩa đơn phương, bạo quyền của Mỹ và sẽ nhường chỗ cho một trật tự thể giới đa cực vì hòa bình, bình đẳng, dân chủ, hợp tác và phát triển Đó là nguyện vọng của nhân dân tiến bộ trên thế giới Sự tiến bộ của lịch sử và ý chí của nhân dân không cho phép thé giới quay ngược dòng lịch sử cho “nắm đấm quyền lực” là chân lý Đa cực thé giới là nhu cầu lịch sử để thực hiện dân chủ hóa quan hệ quốc tế Vai trò của phương thức hợp tác và giải quyết đa phương trong môi trường quốc té ngay cang khong thé thiếu, đặc biệt trong việc giải quyết những vấn đề toàn cầu cấp bách hiện nay :

Trang 19

và cho ra đời hàng loạt quốc gia có độc lập chủ quyền,

`chủ nghĩa thực dân cũ bị sụp đổ, chủ nghĩa phân biệt

chủng tộc bị xoá bỏ Đó là xu thế phát triển tất yếu của

lịch sử Sẽ khó và không có chỗ đứng cho sự tái hiện

“chủ nghĩa thực dân cũ toàn cầu hóa” trên hành tỉnh

chúng ta

Thế kỷ XXI đang mở ra trước nhân loại nhiều cơ

hội về một tương lai tốt đẹp cho thế giới Điều đó phụ

thuộc vào ý thức hành động của mỗi quốc gia - dân tộc,

đặc biệt là vai trò tích cực của các nước lớn Hòa bình,

hợp tác và phát triển vẫn là xu thế chủ đạo trong quan

hệ quốc tế

2 Tác động đối với Việt Nam

Những diễn biến của tình hình thế giới sau sự kiện

11-9 đã tác động đến nước ta trên nhiều lĩnh vực của đời

sống kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng và quan hệ đối ngoại Diễn biến tình hình trên thế giới và khu vực vẫn còn nhiều biến động, phức tạp Môi trường an ninh

khu vực chưa thật sự ổn định Mỹ đang hướng trọng tâm chú ý vào Đông Nam Á Một số quốc gia Đông Nam Á

cũng đang tìm kiếm sự hợp tác chặt chẽ hơn với Mỹ xuất

phát từ nhu cau của đất nước Việc Mỹ và phương Tây đe dọa cam van Mianma đang làm tăng dấu hiệu rạn nứt trong ASEAN Các nước xã hội chủ nghĩa còn lại tiếp tục

hồ TT có TS

Trang 20

là mục tiêu chống phá của chủ nghĩa để quốc Trong thời gian gần đây Mỹ và đồng minh phương Tây gây sức ép

nặng nề đối với Bắc Triều Tiên, Cu Ba mà mục đích cuối

cùng là xoá bỏ các chế độ xã hội chủ nghĩa ở những nước

này Xoá bỏ hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa vẫn là mối

quan tâm hàng đầu của chủ nghĩa đế quốc như Níchxơn

đã thú nhận rằng đấu tranh ý thức hệ dé lật đỗ tư tưởng

xã hội chủ nghĩa trong phong trào cộng sản và công nhân

là nhiệm vụ quan trọng nhất Mọi thắng lợi trước chủ

nghĩa xã hội trên các mặt kinh tế, quân sự, khoa học công

_ nghệ không quan trọng nếu không chiến thắng trên lĩnh

vực chính trị tư tưởng

Trong nhiều thập niên qua, Mỹ và các thế lực thù

địch thực hiện mọi âm mưu thủ đoạn thâm độc thông qua

chiến lược “diễn biến hòa bình” để chống phá Việt Nam

Chúng lợi dụng chiêu bài tự do, dân chủ, nhân quyền và vấn đề dân tộc, tôn giáo được coi như các đột pha khau để gây sức ép với nước ta Chúng nuôi dưỡng và tiếp tay

cho bọn phản động, thù địch trong và ngoài nước hoạt động phá hoại, gây bạo loạn lật đỗ, làm cho tình hình ở

Tây Nguyên, Tây Bắc, Tây Nam Bộ, Nam Trung Bộ và

Tây Nghệ An căng thẳng đã thê hiện rõ âm mưu thâm độc của kẻ thù Nguy cơ của chủ nghĩa ly khai, gây bạo loạn lật đổ, diễn biến hòa bình thông qua các con bài cũ

RATER aay’

TPG CN! MINH Ravinia 12093

Trang 21

+ Trong quan hệ kinh tế quốc tế, tác động của sự thay đổi trong quan hệ các nước cũng có ảnh hưởng nặng nề đối với kinh tế nước ta do tác động của các sự kiện sau 11-9 Giá cả thị trường biến động bởi tác động của cuộc chiến ở Irac Thi trường truyền thống ở một số khu Vực bị xáo trộn Môi trường an ninh kinh tế khu vực Đông Nam Á chưa thật được bảo đảm Mỹ và các thế lực chống cộng đang thông qua mở cửa, hội nhập kinh tế gây khá nhiều khó khăn cho đất nước Mỹ và các công ty xuyên quốc gia mưu toan thông qua sự giúp đỡ, đầu tư về kinh

tế để kèm theo các điều kiện chính trị theo quỹ đạo Mỹ Trước bối cảnh đó, chúng ta phấn đấu tìm mọi biện pháp dé giữ vững môi trường hòa bình, tạo điều kiện

quốc tế thuận lợi, bảo đảm sự ôn định chính trị xã hội, làm thất bại mọi âm mưu thủ đoạn chống phá của các thế

lực thù địch, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Không ngừng phát huy sức

mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, phát huy nội lực, mài sắc tỉnh thần cảnh giác cách mạng, xây dựng thé tran an ninh quốc phòng là những giải pháp hữu hiệu khắc phục, loại bỏ nguy cơ đe dọa độc lập dân tộc và phát triển của đất nước Việc đảm bảo những nhân tố bên

trong có ý nghĩa quyết định đối với sự lãnh đạo của

Đảng, bảo vệ vững chắc chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ độc lập chủ quyển và toàn vẹn lãnh thổ Cần chú trọng 22

Trang 22

công tác chính trị tư tưởng trong nội bộ Đảng va nhân

dân, quán triệt sâu sắc đặc điểm tình hình thể giới và

chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta trong giai

đoạn hiện nay Từ đó thấy rõ bản chất của các SỰ kiện

xảy ra trên thế giới, thấy được tương quan lực lượng ở từng khu vực cũng như trên thế giới để có đối sách thích hợp trong quan hệ với từng đối tác

Tiếp tục kiên trì đường lối đối ngoại độc lập tự chủ rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế với tư tưởng chỉ đạo chung là kiên định nguyên tắc nhưng khôn khéo, mềm dẻo và linh hoạt trong sách lược,

trong việc xử lý các vấn đề quốc tế, trong quan hệ giữa

nước ta với các nước khác trên thế giới hợp tình hợp lý, tránh đối đầu, căng thẳng Chủ động đối phó với các tình huống xảy ra, không để bị khiêu khích vì nếu bị khiêu

khích dễ rơi vào thế cô lập, đồng thời chủ động hội nhập

kinh tế quốc tế với lộ trình, bước đi thích hợp, tận dụng

mọi cơ hội đưa lại kết quả tối ưu cho đất nước

Việc phân tích đánh giá các sự kiện và diễn biến

mau lẹ sau sự kiện 11-9 không phải là việc dễ dàng Việc

Trang 23

được Nhận diện âm mưu bá chủ thế giới của Mỹ, xu

hướng của các nước lớn trong quan hệ quốc tế đương đại

và tác động của tình hình với nước ta để chúng ta có

quyết sách đúng đắn trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước là tâm nguyện của những người nghiên cứu và giảng đạy quan hệ quốc tế đương đại

II NGUỒN GOC VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA KHỦNG BO

Quoc TE

Hoạt động khủng bố từ lâu đã được coi là mối đe doa

đối với an ninh quốc gia và quốc tế Đặc biệt sau khi xảy

ra vụ khủng bố ngày 11-9-2001 tại Mỹ và sau đó là một loạt vụ khủng bố tại nhiều nước khác, khủng bố đã ngày càng trở thành vấn để nổi cộm, nhức nhối trong các chương trình nghị sự của hầu hết các dién đàn quốc tế

song phương và đa phương Vấn để đấu tranh chống chủ

nghĩa khủng bố cũng đã trở thành vấn đề quan trọng hàng

đầu trong chính sách đối ngoại của nhiều quốc gia Tính

chất nguy hiểm đối với hòa bình, an nỉnh thé giới và sự mở rộng quy mô hoạt động khủng bố quốc tế đã làm thay đổi sâu sắc nhận thức của cộng đồng quốc tế về chủ:nghĩa khủng bố và cách thức chống lại nó Các nhà lãnh đạo các quốc gia và các lực lượng hòa bình, dân chủ trên thế giới

trong khi khẳng định chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế là

cuộc đấu tranh lâu dài, &ay go và phức tạp, đã nhắn mạnh

Trang 24

rằng chỉ có tiễn hành hợp tác trên phạm vỉ rộng rãi mới có

thể chống khủng bố một cách có hiệu quả Tuy nhiên, thế nào là chủ nghĩa khủng bố thì hiện nay vẫn còn có nhiều ý

kiến khác nhau Đây là một vấn đề có tầm quan trọng đặc

biệt xét cả trên phương điện lý luận cũng như thực tiễn,

bởi vì không thể chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế một

cách có hiệu quả nếu không đạt tới sự nhận thức toàn diện,

thống nhất về chủ nghĩa khủng bố quốc tế

4 Về định nghĩa chủ nghĩa khủng bố

Hiện nay có khoảng hơn 100 định nghĩa về chủ

nghĩa khủng bố quốc tế, nhưng nhìn chung những định

nghĩa này thường không đầy đủ và chưa có một định nghĩa nào được toàn thế giới thừa nhận Xuất phát từ lập

trường, mục tiêu và lợi ích khác nhau, các nước và các

lực lượng khác nhau trên thế giới có định nghĩa và cách

nhìn khác nhau về chủ nghĩa khủng bố Đối với cộng

đồng quốc tế, các tổ chức quốc tế từ trước đến nay đã không thể thống nhất với nhau về định nghĩa khủng bố vì

trong nhiều trường hợp một kẻ được coi là khủng bố đối với người này nhưng đối với người khác lại có thể là

chiến sĩ đấu tranh vì tự do Một nhóm cực đoan nước

ngoài được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ coi là khủng bố lại có

thể được một bộ phận dân chúng ở một nước khác coi là

Trang 25

nhiên bị coi là khủng bố ở Hoa Kỳ có thể lại không bị coi

là khủng bố ở toà án của một nước khác Thêm vào đó, việc bộ ngoại giao của một nước nào đó gọi một nhóm du

kích là khủng bố có thể bị một nhóm khác coi là một

hành động khiêu khích

Trước sự gia tăng của chủ nghĩa khủng bố quốc tế,

năm 1987, Đại hội đồng Liên hợp quốc (khóa 42) đã

thông qua một nghị quyết, trong đó nhấn mạnh: chỉ trên cơ sở đưa ra một định nghĩa về chủ nghĩa khủng bố quốc tế được thừa nhận rộng rãi mới có thể tiến hành đấu tranh với chủ nghĩa khủng bố một cách hữu hiệu

Năm 1998, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa ra định

nghĩa về chủ nghĩa khủng bố và định nghĩa này thường

được các nhà nghiên cứu sử dụng khi nghiên cứu về chủ

nghĩa khủng bố quốc tế, đó là “một hành động bạo lực

có mưu tính trước, nhằm những mục đích chính trị và

hướng vào những mục tiêu không tham chiến (dân

thường, nhân viên quân sự không vũ trang, những cuộc tắn công các nhân viên có vũ trang và các cơ sở quân sự không ở trong tình hình đối địch về quân sự) do các

nhóm thiểu số trong nội bộ dân tộc hoặc những nhân viên mật tiến hành, dễ tác động đến dân chúng” Còn

Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) định nghĩa chủ nghĩa

“) Pascal Boniface: Những cuộc chiễn tranh trong tương lai?, Nxb Thông

tân, H 2002, tr 18-19 :

Trang 26

chủ nghĩa khủng bố quốc tế là “việc sử dụng phi pháp sức mạnh hoặc bạo lực do một nhóm hay một cá nhân

có quan hệ với một cường quốc bên ngoài hoặc có hoạt

động vượt ra ngoài biên giới, chống lại những người hay tài sản để đe dọa hoặc cưỡng ép một chính phủ, những thường dân hoặc bất cứ một bộ phận nào trong đó, nhằm

đây mạnh các mục tiêu chính trị hoặc xã hội”) Tại

Pháp, hoạt động khủng bố được xác định là “một hoạt động có chủ định, sử dụng hăm dọa hoặc bạo lực nhằm

lật đỗ các định chế dân chủ hoặc tách một bộ phận lãnh

thổ quốc gia khỏi quyền lực nhà nước”

Đại bách khoa toàn thư Trung Quốc đã đưa ra định

nghĩa về chủ nghĩa khủng bố quốc tế một cách tương đối đầy đủ: đó là hành vi của một số cá nhân hoặc tập thể có mục đích chính trị và xã hội nào đó, sử dụng bạo ‘luc hoặc phi bạo lực tan cong hoặc đe dọa các cơ quan hoặc cá nhân, hoặc để tạo ra bầu không khí hoảng sợ, giết hại bừa bãi những người dân vô tội, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng Định nghĩa này chủ yếu bao gồm bốn nội dung Ti hứ nhất, phạm vi của chủ nghĩa khủng bố mang tính quốc te Thứ hai, mở rộng phạm vi của chủ nghĩa khủng bố quốc tế từ chính trị sang xã hội hoặc các phương diện khac Thi ba, chủ nghĩa khủng bố quốc tế có thêm thủ đoạn “không sử dụng bạo lực” (khủng bố tin học, khủng

Trang 27

+ bố sinh học ) Th tư, định nghĩa này còn nhấn mạnh việc giết hại bừa bãi người dân vô tội, một tiêu chuẩn vô cùng quan trọng để xác định đây chính là hoạt động khủng bố Dù những kẻ khủng bế sử dụng bạo lực hay phi bạo lực, có lý tưởng “vĩ đại” hay “cao cả” đến đâu, chỉ cần trực tiếp giết hại bừa bãi những người dân vô tội đều bị coi là hành động khủng bố

Một điều đáng chú ý là do cách tiếp cận khác nhau

và xuất phát từ những lợi ích không giống nhau, cho nên nội hàm của khái niệm “chủ nghĩa khủng bố” cũng trở

nên rất đa dạng Các nhà nước tư sản cùng VỚI Các học giả và chính khách tư sản, xuất phát từ quyền lợi giai cấp của mình, thường đánh đồng và đưa vào trong nội hàm của khái niệm “chủ nghĩa khủng bế” cả những hành động phản kháng chính đáng có sử dụng vũ lực của quần chúng nhân dân đối với chính thể tư sản và những hoạt

động vũ trang của các lực lượng chính trị xã hội chống

lại sự áp bức và nô dịch của tư bản đối với các dân tộc Bởi vậy, nghiên cứu về chủ nghĩa khủng bố nói chung và về hành động khủng bố cụ thể riêng biệt, rất cần thiết phải có tiếp cận toàn diện, khách quan, gắn với một hoàn cảnh lịch sử nhất định

2 Nguồn gốc của chủ nghĩa khủng bó

Trong lịch sử loài người, từ thời Trung cổ đã xuất

Trang 28

biệt Nhưng nhìn chung trước thé ky XVIII, chủ nghĩa khủng bố vẫn giới hạn ở phạm vi trong nước Tên gọi “chủ nghĩa khủng bố” xuất hiện vào thời kỳ Đại cách

mạng Pháp thế kỷ XVIII Trong thời kỳ này, các hành động đe dọa đã được sử dụng như một phương tiện để gia tăng sức mạnh cách mạng Từ cuối thế ký XVIH đến kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa khủng bố có sự phát triển khá mạnh, tính chính trị của nó ngày càng đậm nét Đến thế kỷ XIX, chu nghia khung bố bắt đầu vượt khỏi ranh giới quốc gia Nửa cuối thế kỷ này, chủ nghĩa khủng bố được những người theo chủ nghĩa vô chính phủ sử dụng ở Tây Âu, Nga và Mỹ Họ cho rằng, biện pháp tốt nhất để tạo nên những đột biến cách mạng

trong hệ thống chính trị và xã hội là ám sát các quan

chức Nhiều quốc gia đã xảy ra các vụ khủng bố ở mức độ khác nhau dưới nhiều hình thức: nỗ bom, ám sát, cướp bóc, bắt cóc, v.V

Thế ký XX đã chứng kiến sự thay đổi hoàn toàn trong cách thức và hành động của chủ nghĩa khủng bố Khủng bố đã trở thành một trong những phương thức hành động của hàng loạt các phong trào chính trị, từ cực tả cho đến cực hữu Từ những năm 40 đến 60 của thế kỷ XX, chủ nghĩa khủng bố bắt đầu hình thành với quy mô lớn và đến những năm 90 thì ngày càng trở nên hung bạo,

Trang 29

bố trên phạm vi nhỏ như đánh bom, tấn công bạo lực gây thương vong cho một vài người, những cuộc khủng bố

ngày càng phát triển đến một cấp độ nặng nẻ hơn, kinh hoàng hơn Vụ khủng bố ngày 11-9-2001 tại Mỹ là một

điển hình của hoạt động phá hoại quy mô lớn do khủng bố gây ra

Tuy còn khác nhau trong quan điểm, nhận thức và

cách định nghĩa nhưng trước những mối đe đọa ngày

càng tăng của chủ nghĩa khủng bố, các nhà khoa học đã đi đến một quan điểm thống nhất rằng: muốn tiêu diệt

hoàn toàn chủ nghĩa khủng bố thì phải loại bỏ tận gốc

những nguyên nhân sinh ra chúng

Một trong những nguồn gốc quan trọng hàng đầu

của chủ nghĩa khủng bố thường được nhắc tới đó là sự

chênh lệch giàu nghèo và tình trạng bắt bình đẳng ngày Càng có xu hướng sâu sắc thêm giữa các tầng lớp dân cư

trong nội bộ một nước, cũng như giữa các dân tộc và các

quốc gia trên thế giới, bên cạnh đó là những mâu thudn sắc lộc, tôn giáo chưa được giải quyết một cách thích hợp, tắt cả đã khiến cho quy mô phát triển của chủ nghĩa

khủng bố lan tràn trên khắp các lục địa với những mục

tiêu và hình thức hết sức đa dạng

Thực tế cho thấy, trong những năm qua cùng với sự

phát triển của nền kinh tế hiện đại dưới tác động của cách mạng khoa học - công nghệ, thế giới ngày một giàu lên,

Trang 30

nhưng khoảng cách giàu nghèo trong nội bộ một nước,

cũng như giữa các nước phát triển với các nước chậm

phát triển chẳng những không giảm đi mà ngày càng có xu hướng gia tăng nhanh chóng: “Người giàu càng giàu lên còn người nghèo thì ngày càng nghèo di” Trong

chiều hướng vận động như hiện nay, cuộc cách mạng

khoa học - công nghệ và quá trình toàn cầu hóa làm cho

hố ngăn cách giữa các nước phát triển và các nước thuộc

thế giới thứ ba cũng ngày càng sâu thêm Những thành

tựu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại

chủ yếu thuộc về các nước tư bản phát triển do họ có thực lực kinh tế, tiềm lực khoa học hùng mạnh cùng với

mạng lưới công ty xuyên quốc gia vươn rộng khắp hành tỉnh Đây thực sự trở thành nguy cơ chia cắt thế giới ra làm hai nửa khác biệt nhau: vài chục quốc gia công nghiệp tiên tiến tiếp tục vượt trước hơn 100 quốc gia

thuộc “thế giới thứ ba” hàng vài thập kỷ phát triển hoặc gần trăm lần chênh lệch về thu nhập bình quân GDP tính

theo đầu người Báo cáo của Liên hợp quốc về phát triển con người năm 2000 nêu rõ: Chỉ trong vòng 5 năm

(1995-2000), 200 người giàu nhất thế giới đã nhân gấp đôi số tài sản kếch sù của họ lên hơn 1.000 tỷ USD; cũng thời gian đó 1,3 tỷ người sống dưới mức nghèo khỗ với thu nhập bình quân 01USD/ngày vẫn không thay đổi Tỷ

Trang 31

; - giàu nhất và nghèo nhất cũng gia tăng nhanh chóng: Năm

* _ 1820 là 3/1, năm 1913 là 11/1, thập niên 60 là 31/1, thập

niên 80 là 61/1, thập niên 90 là 72/1 và 1997 là 74/1 và

nam 2000 1a 86/1

Trong nhiều năm trở lại đây, vấn đề nợ nước ngoài cũng trở thành gánh nặng đè lên vai của các nước đang phát triển Bi kịch của vấn đề nợ nước ngồi khơng chỉ biểu hiện ở tổng số nợ khổng lồ của các nước đang phát triển mà còn là ở tình trạng nhiều nước do không có khả năng thanh toán dù chỉ là lãi suất hàng năm, nên bị áp đặt, can thiệp về chính trị rất nặng nề Chính ng nan da làm cho nguồn lực của các quốc gia bị phân phối một cách bất hợp lý Nợ nần làm cho nhiều nước trở nên khánh kiệt, hàng trăm triệu người trên thế giới đang phải sống trong cảnh đói khát: thiếu cơm ăn, áo mặc và cả nước uống Tình trạng thiếu lương thực vẫn là một nguy

cơ đe dọa nhiều quốc gia Để tồn tại, dù ở mức sơ đẳng nhất, nhiều nước đang phát triển không còn cách nào

khác là phải tìm mọi cách khai thác mà đúng hơn là vắt kiét nguén tai nguyên của mình

Trang 32

không được chăm sóc sức khoẻ, thiếu thông tin,'hước:

sạch, an sinh xã hội Báo cáo của UNDP năm 1999 đã,

cảnh báo, các thế lực của quá trình toàn cầu hóa đã mang

lại sự giàu có vô độ cho những người biết tận dụng lợi

thế của các luồng hàng hóa, dịch vụ đang tràn qua những

đường biên giới quốc gia, trong khi đó đa số dân chúng bi day ra ngoài lề xã hội."

Tại các nước tư bản phát triển, sự phân hóa giàu

nghèo cũng tăng lên rõ rệt mà biểu hiện là số người thất nghiệp và nghèo đói ngày một gia tăng Ở Mỹ,

nước tư bản đứng đầu thế giới, 23% số gia đình sống

trong tình trạng nghèo đói, 25% số trẻ em bị đe dọa chết đói, nhưng 1% số gia đình Mỹ lại sở hữu tới 19%

tổng số tài sản quốc gia Trong những năm 1975-1995,

thu nhập thực tế của 5% số gia đình giàu nhất ở Mỹ đã

tăng thêm 26%, còn thu nhập của 5% gia đình nghèo nhất lại giảm đi 9% Trong Liên minh châu Âu có 50 triệu người sống trong tình trạng nghèo đói và 12% số

gia đình sống dưới mức nghèo khổ, ngoài ra còn có

thêm 18 triệu người thất nghiệp Tổng số người thất nghiệp trong các nước G7 ước tính khoảng trên 40 triệu người và trên toàn thế giới con số đó không dưới 800 triệu người

° Thông tấn xã Việt Nam: Quan hệ hợp tác Nam - Nam và các van dé toàn

Trang 33

Thực trạng trên đã gây nên những bất bình sâu sắc

trong nhiều bộ phận dân cư, nhiều phong trào đấu tranh

của các tầng lớp nhân dân lao động chống lại chủ nghĩa tư bản, đòi quyền bình đẳng, đòi việc làm đã diễn ra tại nhiều nước trên thế giới Trong khung cảnh đó, nhiều hình thức khủng bố đã được các tổ chức và các phần tử

cực đoan sử dụng như một vũ khí để bày tỏ những bất bình cũng như những thất vọng của mình Thêm vào đó,

tình trạng bất công và nạn đói nghèo hàng ngày diễn ra trên toàn cầu đã tạo điều kiện và là chất xúc tác cho những hành động khủng bố nhằm mục tiêu đơn giản là giải thoát bằng biện pháp bạo động cực đoan Người ta

nhận thấy rằng, trong những vụ khủng bố xảy ra thời gian

qua, thì doanh nghiệp là đối tượng bị khủng bố nhiều nhất Chỉ tính từ năm 1995-2000, trung bình có khoảng 67% số vụ khủng bố quốc tế là nhằm vào các doanh nghiệp, trong đó đặc biệt phải kể đến là các công ty

xuyên quốc gia

Hoạt động khủng bố bắt nguồn từ những mâu thuẫn dân tộc và xung đột sắc lộc, lôn giáo cũng ngày càng phức tạp Tại nhiều quốc gia, khủng bố đã được dùng

làm thủ đoạn để tiến hành hoạt động chia rẽ dân tộc Mâu

thuẫn dân tộc và xung đột sắc tộc, tôn giáo là một trong

những nguyên nhân chính dẫn đến chủ nghĩa khủng bố quốc tế ngày một gia tăng Việc hình thành vấn đề dân

Trang 34

tộc có nguồn gốc lịch sử sâu xa, cùng với các vấn đề khác như chủng tộc, biên giới, tôn giáo trở thành những nhân tố bất ổn lâu đài của nhiều quốc gia Nhiều tô chức khủng bố dân tộc chủ nghĩa cực đoan đã ra đời tại các quốc gia này và khủng bố đã được dùng làm thủ đoạn đề tiến hành hoạt động chia rẽ dân tộc Đây chính là sản phẩm của mâu thuẫn dân tộc lên tới đỉnh điểm Trung Đông là nơi có nhiều tổ chức khủng bố dân tộc chủ nghĩa nhất Các tổ chức này thường tiến hành các hoạt động khủng bố dưới khẩu hiệu: “giành quyền tự quyết dân tộc”, đòi ly khai dân tộc Có thể nói, mất ôn định trong

khu vực chính là điều kiện thuận lợi cho sự leo thang các

xung đột vũ trang do các hành động khủng bố gây ra Bên cạnh đó, hoạt động khủng bố mang màu sắc tôn

giáo mà tiêu biểu là Hồi giáo chính thống đang ngày

càng lan tràn khắp thế giới Những thập kỷ gần đây Mỹ là đối tượng gánh chịu nhiều đòn khủng bố nhất từ các lực lượng Thánh chiến Hồi giáo cực đoan Sau khi xảy ra

sự kiện bi thảm ngày 11-9-2001, câu hỏi “Tại sao?” vẫn

Trang 35

thù tự do” Một số người khác thì cho rằng: “Vì chúng ta - * là một quốc gia mong muốn cải thiện số phận và chia sẻ

sự phôn vinh cho tất cả mọi người sống trên đất nước này

và cho nhân dân thế giới nên mới bị bọn khủng bố ganh

ghét và đánh phá chúng ta”

Thực tế đã không phải như vậy Bin Laden và những chiến binh Hồi giáo của mạng lưới khủng bé Al Qaeda trước đây đã từng được Mỹ huấn luyện để trở thành những kẻ khủng bó phục vụ lợi ích của Mỹ, nhưng từ khi

Mỹ thiết lập căn cứ quân sự tại Arập Xêút thì làn sóng

chống Mỹ trong thế giới Arập ngày một tăng lên Ngay

từ khi mới hình thành, AI Qaeda đã khang định cuộc

thánh chiến chống Mỹ chỉ nhằm mục đích tống khứ quân đội Mỹ trên đất Arập và cũng từ “cương lĩnh” trên mà Bin Laden triệu tập được các tay súng trẻ tình nguyện gia nhap Al Queda Bên cạnh đó, việc chính quyền Mỹ ung

hộ các chế độ tham nhũng tàn bạo ở Trung Đông, đặc

biệt là chế độ sùng bái bạo lực hà khắc của Ixraen để chống lại nhân dân Palextin đã gây lên những bất bình sâu sắc cho những người dân ở đây Khi được hỏi về

những vụ khủng bố, Bin Laden đã trả lời nhiều nhà báo

phương Tây rằng, những mục tiêu của họ là nhằm vào các chế độ tham nhũng và tàn bạo ở Trung Đông mà theo họ không phải là Hồi giáo đích thực và họ muốn bảo vệ

quyển của những người Hồi giáo chống lại những kẻ bất

Trang 36

trung ở bất cứ nơi nào trên thế giới Điều này đã lý giải

được tại sao Mỹ lại trở thành nạn nhân của chính những

kẻ khủng bố do Mỹ dày công huấn luyện này

Như vậy, có thể thấy, chính sự ap đặt những gia tri

phương Tây cùng với sự đối xử bất công của chính

quyền Mỹ với nhiều nước thuộc thế giới đạo Hồi đã gây nên những bất bình, thậm chí cả lòng hận thù đối với chính quyền Mỹ Chính vì vậy, khi nói về những nguyên

nhân dẫn đến các vụ khủng bố nhằm vào Mỹ liên tiếp

xảy ra ngay tại Mỹ và một vài nơi trên thế giới thời gian

gần đây, Đảng Cộng sản Mỹ đã cho rằng: “việc Chính phủ Mỹ ủng hộ Chính phủ Sharon ở khu vực Trung Đông, sự phát triển mới của toàn cầu hóa kinh tế và sự gia tăng của nạn nghèo đói thất nghiệp là nguyên nhân

chính làm phát sinh chủ nghĩa khủng bế”) Thủ tướng

Malaixia, M Mahathir cũng cho rằng, sự áp bức và

phân biệt đối xử tại khu vực Trung Đông và các khu vực

khác thuộc thế giới Hồi giáo đã nuôi hận thù và sự thất

vọng trong dân chúng Hồi giáo, nhiều người trong số họ

đã nhận thấy chủ nghĩa khủng bố là con đường duy nhất

dé tra thù.” Còn nhà nghiên cứu Paul R Pillar của Mỹ thì cho rằng: “khủng bố cũng là sản phẩm của chí căm

#) Viện Thông tin khoa học: 7hông tin tư liệu, số tháng 10-2002

Thông tấn xã Việt Nam: Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 13-9-2002,

Trang 37

thù đặc biệt mà chủ nghĩa khủng bố luôn nung nấu đối

voi My"

Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, các nhân tố sinh

ra chủ nghĩa khủng bố ngày một gia tăng Mâu thuẫn dân

tộc, sắc tộc, tôn giao 6 mot số nước Trung Đông, Nam Á,

châu Âu ngày càng sâu sắc khiến cho hoạt động khủng bố không những không giảm đi mà còn xuất hiện tại

nhiều địa danh mới, trong đó nỗi bật là ở khu vực Liên

Xô cũ và Đông Âu Tại khu vực Bosnia và Hecsegovina, trong quá trình đất nước bị chia rẽ, mâu thuẫn dân tộc, tôn giáo đan quyện vào nhau hết sức phức tạp, ở đây đã nỗ ra nhiều cuộc xung đột vũ trang và những vụ khủng bố đẫm máu Tại khu vực Tresnia của Nga, các phần tử

Hồi giáo cực đoan đã tiến hành chiến tranh khủng bố với

quy mô lớn để mưu toan thành lập một nhà nước Hồi giáo độc lập Vụ bắt cóc con tin lớn nhất từ trước tới nay tại nước Cộng hòa tự trị Bắc Ôxêtia thuộc Nga vào ngày

1-9-2004 đã làm cả thế giới một lần nữa phải bàng hoàng

và đau xót khi nghe tin hơn 1200 người gồm cả người

lớn và trẻ em đã bị bọn khủng bố có vũ trang bắt giữ

ngay trong ngày khai giảng năm học mới với yêu sách đưa ra là quân đội Nga phải rút quân khỏi Tresnia Mặc dù cuộc khủng hoảng con tin đã được giải quyết nhưng

© Paul R Pillar: Chu nghĩa khủng bố và chính sách đối ngoại của Mỹ, Viện Brooking, Wasington D.C, 2002, tr.75

Trang 38

hậu quả của nó để lại (460 người thiệt mạng trong đó gần

một nửa là trẻ em và hơn 750 người bị thương) sẽ mãi

còn in đậm trong lòng người dân Nga và những người

yêu chuộng hòa bình trên thế giới

Các trào lưu tr tưởng cực đoan cling | là một nhân tố quan trọng đưa tới hoạt động khủng bố quốc tế trong suốt thời gian qua Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh các thé lực cực đoan ở châu Á, châu Âu và Mỹ Latinh dưới sự chỉ đạo của tư tưởng cực tả đã tiến hành nhiều hoạt động khủng

bố Cuối thập niên 60 của thế kỷ XX, nhiều tổ chức cực tả

đã giương “ngọn cờ” chống đế quốc, chống chủ nghĩa tư bản, giải phóng nhân dân lao khổ bị áp bức, chĩa mũi nhọn vào nhà cầm quyền và công cụ chuyên chế Thành viên

của các tổ chức này đã lấy việc cải biến chế độ xã hội làm

mục tiêu và để đạt được mục tiêu này họ đã không ngừng

tiến hành các vụ ám sát, nỗ bom, bắt cóc Nhưng đến

cuối thập niên 80 của thế kỷ XX, đặc biệt sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, hoạt động bạo lực của phái được mệnh danh là cực tả không còn trở thành mối đe dọa lớn đối với phan lớn các khu vực trên thế giới Thế nhưng, các tổ chức và cá nhân khủng bố cực hữu ở các nước phát triển phương Tây lại không ngừng xuất hiện Mục đích chủ yếu của hoạt động bạo lực trực tiếp của phái cực hữu là thực thi “khủng bố đen” để gây chấn động, làm rối loạn xã hội Nỗ bom trở thành thủ đoạn thường dùng nhất của phần tử

Trang 39

bang Oklahoma của Mỹ ngày 19-4-1995 và vụ ám sát Thủ

tướng Ixraen I Rabin ngày 4-1-1995 là những vụ điển

hình về hoạt động khủng bố do những kẻ cực hữu tiến hành Hiện nay, các tổ chức Hồi giáo cực đoan được Mỹ

xem là mối đe dọa đặc biệt đối với các mục tiêu chính

sách đối ngoại của mình

Chính sách đối ngoại cường quyên dựa trên bạo lực

của các thế lực để quốc hiếu chiến, dung dau la dé quoc

Ä⁄ những năm gan đây cũng là một trong những nguyên

nhân gây bắt bình lớn trong dư luận quốc tế, thúc đây các

lực lượng cực đoan chính trị gia tăng phản ứng thông qua

các hoạt động khủng bố Theo đuổi mục tiêu chiến lược

độc tôn chiếm giữ vai trò “lãnh đạo” thế giới, chính

quyền đương nhiệm ở Mỹ hiện nay đã triệt để tận dụng

lợi thế về so sánh thực lực, thi hành một chính sách đơn

phương mang nặng tính “vị ky” chi coi trong loi ich riéng

của nước Mỹ trên rất nhiều vấn đề Mỹ cố tình lang tránh, thậm chi đã thăng thừng chối bỏ hàng loạt các cam

kết quốc tế như: rút khỏi Nghị định thư Kyoto về giảm khí thải gây “hiệu ứng nhà kính”; trì hỗn khơng phê

chuẩn Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân toàn diện (CTBT); ngăn cản thực thi Công ước cấm vũ khí sinh học; đơn phương rút khỏi Hiệp ước về hệ thống phòng thủ chống tên lửa đạn đạo (ABM) ký năm 1972 với Liên

Xô trước đây; tích cực xúc tiến kế hoạch xây dựng hệ

Trang 40

thống phòng thủ tên lửa quốc gia (NMD), gây sức ép và

khống chế Liên hợp quốc trong hành động cấm vận

chống đối với một số nước v.v Chỉ từ sau sự kiện 11-9-

2001, chính sách này mới được điều chỉnh đôi chút theo

hướng chú ý hơn đến hành động hợp tác đa phương nhằm

giành sự ủng hộ quốc tế trong nỗ lực tập hợp lực lượng

để phát động cuộc chiến tranh nhân danh chống khủng bố ở Ápganixtan Mặc dù vậy, tính thực dụng, thiên hướng sùng bái bạo lực và cường quyền vẫn bộc lộ rõ nét như

một đặc trưng xuyên suốt trong chính sách của nhà cầm

quyền Mỹ đối với thế giới

Tham vọng của giới cằm quyền Mỹ trong việc thực

thi chính sách áp đặt, cường quyền và vị kỷ đã trở thành nhân tố mang ý nghĩa quyết định khiến cho thế giới đã hơn mười năm sau Chiến tranh lạnh chẳng những chưa bình yên mà trái lại đời sống chính trị và an ninh toàn cầu

ngày càng có nhiều biểu hiện rất đáng quan ngại Từ sau cuộc chiến Ápganixtan, chủ nghĩa đơn phương, đề cao sử

dụng sức mạnh quân sự liên tiếp có những bước leo

thang nguy hiểm trong đường lối chiến lược của nhà cầm

quyền Mỹ Cuộc chiến tranh Irac (3-2003) là một minh

chứng hùng hồn của chủ nghĩa đơn phương Mỹ

Với chiến lược an ninh quốc gia mới, chính quyền

Ngày đăng: 16/09/2022, 12:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w