1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mười bí quyết cho một bài thuyết trình

82 1,5K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 257,76 KB

Nội dung

Mười quyết cho một bài thuyết trình Trong cuộc sống mỗi người có một hay nhiều cái sợ. Chắc chắn không có mấy người là không sợ chết, sợ bị ốm đau nhưng có người sợ những thứ rất cụ thể như một con rắn, một con chuột v.v. và thậm chí sợ phát biểu ý kiến, sợ phải trình bày một vấn đề hay nói trước đám đông. Có người đã "quen nói", quen trình bày và đã từng nói nhiều nhưng người nghe không thấy hứng thú và thậm chí bị gò bó, bắt buộc Xin giới thiệu tóm tắt nội dung bài nói chuyện về phương pháp truyền đạt của Tiến sỹ Marten Lundberg, Viện Karolinska (Thụy Điển) tại Trung tâm Y sinh học (Biomedicum), Helsinki (Phần Lan), tháng 7 năm 2007 để bạn đọc tham khảo. (một số ví dụ trong bài là của người viết) Mục lục [ẩn] 1 Mười "bí quyết" 2 Những "bí quyết" quan trọng khác 3 Tác giả 4 Xem thêm 5 Ý kiến của bạn Mười "bí quyết" 1. Xác định nội dung chính hay mục đích của bài nói chuyện: Người nghe cần biết những gì từ bài nói của mình và họ nên cảm nhận nội dung đó như thế nào? Nội dung chính cần giới thiệu hay cần bàn luận/tranh luận là gì? Cần phân biệt được "cái cần biết" và "nếu biết cũng tốt". Sau 20 phút có thể quên 40% những gì nghe được; sau nửa ngày đã quên mất 60% và sau một tuần thì tới 90% nội dung có thể bị quên! (Nguồn Yale University). Chính vì vậy xác định nội dung chính của bài thuyết trình rất quan trọng! 2. Tập trung thông tin: "Vì người nghe" Nên lưu ý rằng người nghe không quan tâm đến bạn (người nói) mà quan tâm đến chính họ. Họ muốn biết, muốn cảm nhận và muốn thực hiện một việc gì đó sau khi nghe bạn thuyết trình. Tất cả những thông điệp nên tập trung cho người nghe. 3. Tạo sự tin tưởng. Nên nói gì để người nghe tin vào bạn và các thông tin bạn nói? Có nên đưa thông tin về bản thân bạn (quá trình học tập nghiên cứu, kinh nghiệm làm việc, kiến thức nền) để tạo niềm tin? Đưa thông tin về những chương trình, tổ chức bạn đang làm việc? Nếu bạn nói quá nhiều về mình, người nghe sẽ có thể nghi ngờ rằng tại sao bạn lại phải cố gắng tạo niềm tin như vậy hay mục đích chính của bạn là tự quảng cáo! 4. Dẫn dắt hay đi thẳng vào vấn đề? Nếu dùng những câu dẫn dắt để tạo thêm sự quan tâm của người nghe thì bạn cũng nên nói ngắn gọn và dùng từ ngữ dể hiểu và phải giải thích những gì chưa rõ ràng. 5. Phải để người nghe theo dõi nội dung dễ dàng nhất. Muốn vậy, bài thuyết trình của bạn phải dễ hiểu. Ví dụ bố cục của bài thuyết trình: a) Theo trật tự thời gian: "Chương trình được UNDP tiến hành từ năm 2000 Hai năm sau đó Và đến năm 2007 " b) Theo các vấn đề trái ngược: "Các nhà sản xuất cho rằng họ có thể tự tiến hành và đảm bảo việc kiểm tra hóa chất tồn dư trong sản phẩm nhưng chúng tôi cho rằng việc đó phải được tiến hành bởi các tổ chức nghiên cứu độc lập " c) Vấn đề - giải pháp: "Chúng ta chưa có thông tin đầy đủ về ưu, nhược điểm của hình thức thi trắc nghiệm đối với học sinh của trường nhưng chúng ta có thể cho các em làm các bài kiểm tra và thi thử nghiệm " d) Gợi ý - tranh luận: Lập luận và đưa dẫn chứng thuyết phục: Lập luận: "Bởi vì ta đã ký kết công ước vì quyền trẻ em" "Bởi trẻ em là tương lai của đất nước" Dẫn chứng dễ thuyết phục: "Bởi vì không ai muốn chứng kiến bạo lực học đường" "Bởi không ai muốn con, cháu mình bị đau ốm do thiếu vacxin" 6. Các số liệu phải rõ ràng và dễ hiểu. Nên so sánh thông tin cần truyền đạt với những gì đã được biết rõ và nhiều người biết. Đôi khi bạn phải linh hoạt trong tính toán một chút! "Nếu bị một chiếc xe đang chạy với tốc độ 70km /giờ đâm phải, nạn nhân sẽ trong tình trạng tương tự một người bị rơi từ tầng 6 của tòa nhà chúng ta đang ngồi xuống đất!" 7. Phải "lựa" từ và câu dễ hiểu cho người nghe: Phải giải thích những thuật ngữ. Lưu ý rằng nó có thể rất rõ ràng với bạn nhưng chưa hẳn đã rõ ràng với người khác! 8. Thể hiện trạng thái tình cảm phù hợp với nội dung truyền tải: Một tin/một nội dung gây hứng thú: Hãy thể hiện sự nhiệt tình! Một tin buồn? Thể hiện sự nghiêm trang, nghiêm túc. Vấn đề này cần được lưu tâm không những khi bạn nói/trình bày mà cả khi chuẩn bị cho xuất hiện công chúng. Hiện tượng một nữ cán bộ cười trước ống kính trong khi nâng bảng ghi số tiền ủng hộ của công ty cho nạn nhân sập cầu là rất không nên. 9. Trả lời cho những điều ý kiến trái ngược mà bạn biết rõ ràng: "Bạn có thể tự hỏi rằng: Mắm tôm có phải là nguyên nhân gây bệnh tả hay không? Câu trả lời của chúng tôi là " 10. Tóm tắt: "Như vậy, trong gần một giờ đồng hồ chúng ta đã tập trung vào vấn đề chính " Những "bí quyết" quan trọng khác 1. Dùng từ trùng lặp: "Hãy làm phép tính nếu mỗi người ủng hộ một ngàn trong một tháng và kéo dài một năm 2. Cái gì, tại sao, khi nào, như thế nào, ở đâu và ai. Tôi giữ 6 người phục vụ tin cẩn. Họ dạy tôi tất cả những gì tôi biết; Tên của họ là Cái gì, Tại sao, Khi nào, Như thế nào, Ở đâu và Ai. Nguyên văn: "I keep six honest serving-men. They taught me all I knew; Their names are What and Why and When And How and Where and Who (Rudyard Kipling, 1865-1936; follow "The Elephant's Child")'' 3. Sử dụng con số 3: "Máu, Mồ hôi và Nước mắt" "Nhà trường, Gia đình và Xã hội" Sử dụng nguyên tắc "con số 3" để thể hiện: - Tính dễ nhập tâm - Nhịp điệu câu nói - Sự tin cậy và tiếp nhận 4. Nguyên tắc 4V: - Thị giác (visual): Qua điệu bộ, động tác, di chuyển của bạn trong phòng, ánh mắt và vị trí đứng của bạn. - Tác động qua thính giác (vocal): Nhịp điệu và ngắt quãng, âm lượng (nói to, nói nhỏ), tạm dừng - Thể hiện đa dạng (various): Thể hiện qua sự nhiệt tình, lòng tin, vui nhộn, nghiêm trang đặc biệt là cách tạo không khí đối thoại Sẽ không ai cảm thấy thoải mái nếu bạn nói một mạch từ đầu đến cuối! - Sử dụng lời (verbal): + Phần giới thiệu: Thu hút sự chú ý và nêu tổng quát + Phần giữa: Vấn đề/tính cần thiết Giải pháp/ý tưởng Bằng chứng Ích lợi Hành động/việc làm cụ thể + Phần cuối Tóm tắt Kết luận cuối cùng Tác giả  Nguyễn Bá Tiếp Top 5 sai lầm thường gặp khi thuyết trình Không một ai trong chúng ta sinh ra đã là một diễn giả thuyết phục, đấy luôn là kết quả của sự rèn luyện mà bước đầu tiên đó là biết được những sai lầm để mà tránh. Kathy Caprino – Là một diễn giả thường có mặt tại các sự kiện và hội nghị trực tiếp và trên mạng, tôi được tiếp xúc với hàng trăm nhân vật của công chúng mỗi năm – những tác giả, chuyên gia và người tư vấn nổi tiếng.Trong nhiều trường hợp, những nhà lãnh đạo thuyết trình trước công chúng với nỗ lực truyền tải hết kiến thức học thuật mà họ có, nhưng lại không hề thu hút được sự chú ý của người nghe. Với kinh nghiệm qua nhiều năm diễn thuyết, luôn học hỏi tìm cách xây dựng phong cách riêng cho mình, tôi rút ra đươc một bài học quan trọng về thuyết trình: không phải bạn nắm rõ chủ đề nói một cách tường tận là có nghĩa rằng bạn biết cách truyền đạt nó, biết cách chia sẻ kiến thức và kết nối với người nghe. Tôi đã từng phạm phải ít nhất một trong những sai lầm dưới đây và có những lần đánh mất khán giả. Không một ai trong chúng ta sinh ra đã là một diễn giả thuyết phục, đấy luôn là kết quả của sự rèn luyện mà bước đầu tiên đó là biết được những sai lầm để mà tránh. 1. Không đặt mình vào vị trí người nghe Đầu tiên và quan trọng nhất, khi thuyết trình cần nhớ rằng kiến thức uyên bác của bạn về một chủ đề nào đó thường không được chia sẻ bởi người nghe. Rõ ràng là họ không ở vị trí giống với bạn – họ không có hàng năm trời học tập nghiên cứu trong lĩnh vực này, và gắn bó với nó. Những kiến thức bác học mà bạn đưa ra hoàn toàn xa lạ với họ. Vì vậy bạn cần biết được người nghe muốn gì và tìm ra cách thu hút họ. Hãy đưa họ đến với chuyến đi khám phá chân trời kiến thức thú vị với từng bước đơn giản, có như vậy họ mới hiểu và ngấm được những ý quan trọng mà bạn đem đến. Nếu cứ giả định rằng người nghe đã biết những điều bạn biết hay là họ quan tâm như cách bạn quan tâm sẽ là một sai lầm tai hại. Bạn cần gây sự chú ý từ ban đầu, càng ấn tượng càng tốt và gợi sự hấp dẫn trong suốt bài thuyết trình của mình. 2. Không tạo được sự kết nối chân thành với khán giả Hai tuần trước, tôi đã tham dự một vài sự kiện quốc gia có sự góp mặt của các diễn giả là người xuất sắc nhất trong nhiều lĩnh vực. Tôi đã thấy được bằng chứng rõ ràng nhất của việc dù là người có tài năng, ảnh hưởng lớn không có nghĩa là họ có kỹ năng giao cảm và giao tiếp tốt. Tôi nhận thấy nhiều người thất bại trong việc thu hút người nghe về mặt cảm xúc và thiếu sự chân thành – họ không có mối liên hệ hay là thể hiện rằng họ thực sự quan tâm chút nào tới người nghe. Cuối cùng, họ thiếu khả năng kết nối với người nghe vì thế khiến cho bài thuyết trình trở nên chán ngấy và khó hiểu – họ để người nghe chìm trong đống dữ liệu, thực trạng và con số, không hề có sự giao tiếp với người nghe. Họ thể hiện theo cách không đáng mến chút nào. 3. Không thể hiện sự tôn trọng người nghe Tôi đã từng chứng kiến nhiều vị diễn giả nhận được ánh nhìn thiếu thiện cảm từ người nghe bởi họ đưa ra quan điểm khinh thị và chỉ trích một số thái độ và suy nghĩ thông thường. Chẳng hạn như, nếu bạn đang thuyết trình cho đối tượng khán giả là những người mới bước chân vào lĩnh vực truyền thông xã hội về những điều họ cần có để phát triển trong lĩnh vực này, bạn cần phải hiều rằng rất nhiều người cảm thấy lo lắng và rủi ro khi dấn sâu vào mảng này, và việc cần làm là bạn phải nhẹ nhàng phân tích chứ không phải đánh giá hay chỉ trích họ. Hãy luôn nhớ rằng, nếu bạn ghét hoặc thiếu tôn trọng người nghe của mình bởi vì sự thiếu hiểu biết chuyên môn, họ sẽ ghét lại bạn. Và trong trường hợp bạn khiến cho khán giả của mình cảm thấy họ như là những kẻ thua cuộc, thất bại hoặc không đáng để bạn tôn trọng, thì bạn sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực, tạo nên rào cản giữa bạn và người nghe. Kết cục thì bạn sẽ đánh mất khán giả của mình mãi mãi. 4. Không truyền được cảm hứng suy nghĩ và hành động mới Sẽ là thiếu sót khi đưa ra các thông tin mà không truyền cảm hứng cho mọi người hướng theo cách hành động hay suy nghĩ mới. Những lời nói và thông điệp của bạn sẽ không lưu giữ được trong đầu của những thính giả nếu bạn không thúc đẩy người nghe làm một việc gì đó khác biệt với những gì mà bạn vừa chia sẻ và truyền đạt. Hãy suy nghĩ về cách làm thế nào mà bạn có thể kết nối và gắn bó với người nghe sau khi kết thúc buổi thuyết trình, và giúp họ có được suy nghĩ và cư xử khác biệt, sử dụng kiến thức bạn đưa lại để giúp cuộc sống của họ tốt đẹp hơn. Nếu bạn không làm được điều này, bạn đã mất chiếc chìa khóa thành công quan trọng – truyền cảm hứng cho những hành động tích cực. 5. Không đưa ra được thông điệp cuối cùng ấn tượng Hiện nay, với hàng triệu chương trình hội nghị, hội thảo luôn sẵn có cho chúng ta – cả trực tiếp và trên mạng – bài thuyết trình của bạn sẽ không tạo được sự nổi bật nếu thiếu một thông điệp rõ ràng – một điều gì đó bền vững, có ý nghĩa và ảnh hưởng. Nếu bạn chỉ đơn giản đưa ra một thông điệp khô khan, nhưng không chạm tới được vấn đề cốt lõi, bạn sẽ thất bại. Lời kết, thật không dễ dàng để trở thành một diễn giả thuyết phục, và không cần thiết đưa ra quá nhiều vấn đề học thức sâu sa mới thuyết phục được người nghe. Nếu tránh được những sai lầm trên sẽ giúp bạn trở thành một diễn giả được nhiều người lắng nghe và bị thuyết phục nhất. Theo TTVN/Forbe Xem thêm  10 Mẹo thiết kế bài thuyết trình/2 (22/12/2011; Gửi bởi: Nguyenthephuc; 1403 lần xem)  10 Mẹo thiết kế bài thuyết trình (16/12/2011; Gửi bởi: Nguyenthephuc; 1561 lần xem)  “Bí quyết” thu hút người nghe khi thuyết trình (07/08/2011; Gửi bởi: Nguyenthephuc; 5771 lần xem)  15 quy tắc vàng trong nghệ thuật nói chuyện trước công chúng (20/08/2008; Gửi bởi: Nguyenthephuc; 50188 lần xem)  Kỹ năng trình bày của người thuyết trình thành công (04/08/2008; Gửi bởi: Baocong; 10 Mẹo thiết kế bài thuyết trình/2 < 10 Mẹo thiết kế bài thuyết trình Lần trước chúng ta đã tìm hiểu Phần 1 của bài viết 10 mẹo thiết kế bài thuyết trình hiệu quả. Chúng ta đã học được những lời khuyên thiết thực về cách sử dụng hình ảnh, typography, màu sắc … để có một bài thuyết trình hiệu quả. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng xem phần tiếp theo để biết tại sao việc đơn giản hóa các thiết kế có thể giúp cải thiện kết quả một cách đáng kể. Hãy cùng chúng tôi bắt đầu. Mục lục [ẩn] 6. Đơn giản là tốt nhất 7. Tránh lạm dụng Bullet point 8. Tạo điểm nhấn 9. Tạo cover quyến rũ 10. Sự hài hước Kết luận Xem thêm 6. Đơn giản là tốt nhất Đây là một trở ngại lớn thường gặp ở những ai không phải là designer. Vấn đề là do việc hiểu sai cơ bản về những gì có thể trình bày trên slide. Trong hầu hết các trường hợp, slide không nên có quá nhiều nội dung và thông tin. Thay vào đó, chính người nói sẽ làm cho bài thuyết trình trở nên có giá trị. Người nói nên cung cấp phần lớn nội dung, thông tin, giải thích, những câu nói đùa… Nếu slide thuyết trình có thể chứa tất cả các thông tin cần truyền đạt, tại sao người xem cần một người thuyết trình? Bạn có thể cung cấp cho mọi người link download và chỉ cần chúc họ một ngày tốt đẹp. Tôi đã thấy rất nhiều người có những bài thuyết trình giống các ví dụ sau: Bạn có thể cho rằng có một chút khôi hài trong thiết kế của tôi nhưng thực sự là tôi đã thấy những slide thậm chí còn tồi tệ hơn. Không nên gây nhầm lẫn giữa slide thuyết trình với các trang tạp chí. Bạn không nên có quá nhiều nội dung vào slide mà quên đi phần chức năng. Thậm chí nếu bạn sắp xếp tất cả các thông tin này thật độc đáo và tạo một slide thật đẹp, bạn vẫn mất đi mục đích chính. Một lần nữa, hãy nhớ rằng, bài thuyết trình là lý do mà bạn phải đứng trước mọi người. Bài thuyết trình cần được sử dụng như một công cụ trực quan, đơn giản và trình bày phác thảo thô cho bài phát biểu của bạn. Sử dụng các slise để thu hút sự chú ý của người xem thông qua các hình ảnh hấp dẫn. Mọi người dễ dàng nhàm chán khi nghe các bài phát biểu và cần một cái gì đó thật sự hấp dẫn để giúp họ có thể tập trung. Giữ cho nội dung của slide đơn giản và tôi cũng không khuyến khích bạn chỉ đọc những gì có trên slide. Đó chỉ là những ví dụ rập khuôn nhưng tôi đã thấy rất nhiều diễn giả đưa hết bài thuyết trình của mình lên slide và chỉ đơn giản là đọc tất cả. Những bài phát biểu như vậy thật nhàn chán, nghe ai đó đọc liên tục trong 20 phút thậm chí còn tồi tệ hơn. Hãy lưu ý cách slide bên dưới thu hút sự chú ý của bạn với một câu không đầy đủ. Hình ảnh cũng góp phần minh họa rằng nếu chúng ta không thực sự lắng nghe, chúng ta sẽ không biết câu trả lời. Đây là một ví dụ tuyệt vời trong việc dùng slide như công cụ trợ giúp trực quan, giúp bài thuyết trình của bạn thuyết phục hơn thay vì cho tất cả nội dung vào bài thuyết trình. [...]... Mục tiêu cuối cùng ở đây là cho bạn thấy rằng ngay cả khi bạn không phải là một designer chuyên nghiệp, bạn vẫn có thể tạo ra những bài thuyết trình đẹp và hiệu quả Hãy để lại comment bên dưới nếu bạn muốn thảo luận và cùng chia sẻ quyết của bạn để có một slide đẹp hơn 10 Mẹo thiết kế bài thuyết trình Trong bài này chúng ta sẽ cải thiện hàng loạt các thiết kế bài thuyết trình không đẹp mắt bằng 10... người xem sẽ ngạc nhiên với những hình ảnh của bạn Tạo một cover đẹp và trình chiếu trong khi giới thiệu về chính bạn và bài thuyết trình của bạn sẽ thật sự bắt đầu với những slide tuyệt vời cho người xem Tạo một cover hấp dẫn cũng cung cấp cho bạn hình nền trực quan, có thể dùng cho toàn bộ bài thuyết trình Điều này giúp bài thuyết trình trông gắn kết và chuyên nghiệp hơn, không phải là những thiết kế... chuyên nghiệp, hoặc ít nhất là có ích cho những ai quan tâm đến lĩnh vực này Tuy nhiên, đây là bài viết dành cho bất kỳ ai đã từng tạo một bài thuyết trình Cho dù bạn là một sinh viên, nhóm trưởng của một nhóm tình nguyện, hoặc nhân viên trong một công ty, khi bạn mở Powerpoint hoặc Keynote nghĩa là bạn đã trở thành một designer dù bạn có thích hay không Bạn đã lựa chọn một công cụ trực quan để truyền đạt... ấy sử dụng theme cho bài thuyết trình Đó cũng là ý tưởng tốt khi thiết kế cùng một cover cho các slide nội dung khác nhau suốt bài thuyết trình Chỉ cần thực hiện một cách đồng nhất và bạn sẽ tiết kiệm thời gian cho công việc thiết kế rất nhiều Nếu bạn không phải là designer, rất khó để có thể tạo cover đẹp Trong trường hợp này, hãy tham khải lời khuyên thứ 2 và thứ 4 của phần 1 đề có một hình ảnh chuyên... hình ảnh ở trên của Lauren Tucker, và đó là một mục của Flickr Creative Commons 3 Sử dụng màu nóng Không phải lúc nào bạn cũng cần một bức ảnh hoặc background để bài thuyết trình trông chuyên nghiệp hơn Sử dụng những pallet màu nóng cũng có thể cho bạn một bài thuyết trình tuyệt vời Slide ở trên là một ví dụ tuyệt vời trong việc sử dụng thiết kế đơn giản và một số nổ lực để nó trông thực sự đẹp Dù bạn... những khái niệm trừu tượng;  Nên sử dụng động từ ở dạng chủ động thay cho dạng bị động Để giúp bài thuyết trình được rõ ràng, bạn nên sử dụng những dấu hiệu chuyển ý để người nghe có thể theo dõi trình tự của bài thuyết trình dễ dàng hơn Sau đây chúng tôi xin liệt kê một số cách diễn đạt bạn có thể dùng để chuyển ý khi thuyết trình Chức năng Ngôn ngữ I’d like to start by… Let’s begin by… Giới thiệu... tuyệt vời và yêu thích của tôi để tìm kiếm những màu sắc đa dạng Chúng cho những hover và border tuyệt vời và cũng rất tuyệt trong việc tìm kiếm kiểu chữ hoặc yếu tố khác cho bài trình bày 4 Typography Những ai không phải là designer thường tìm kiếm cái kiểu chữ cho bài thuyết trình và vì một vài lý do Các font chữ có thể phá vỡ trình bày của bạn Typography là hình thức nghệ thuật chủ yếu trong thế... cách tạo một thanh màu sắc đơn giản phía sau đoạn text sẽ giúp tăng khả năng đọc được và một slide đầy phong cách Đây là một chiến thuật rất phổ biến được thực hiện theo những cách khác nhau Hãy xem các ví dụ bên dưới để tìm cảm hứng cho riêng bạn Skinny Bar Fat Bar Paper Scraps quyết thu hút người nghe khi thuyết trình Với phương pháp dạy và học ngoại ngữ theo đường hướng giao tiếp, thuyết trình. .. thời gian tìm hiểu về visual communication Một trong những lý do chính là những người trong thế giới kinh doanh chuyên nghiệp, hay những người đồng nghiệp sẽ vô thức nhận xét bạn thông qua việc trình bày những bài thuyết trình Thực hiện theo mười lời khuyên dưới đây nếu bạn chưa nhận được những lời khen về kỹ năng thiết kế bài thuyết trình của bạn Chỉ sau một thời gian, các đồng nghiệp sẽ thấy sự tiến... học ngoại ngữ theo đường hướng giao tiếp, thuyết trình là hoạt động rất phổ biến được sử dụng trong nhiều lớp học Tuy nhiên để trình bày một bài thuyết trình tốt, bạn cần sử dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt và hiệu quả Nếu bạn muốn người nghe nhận được thông điệp của bài thuyết trình thì ngôn ngữ của bạn phải đơn giản và rõ ràng  Từ ngữ và câu chữ phải ngắn gọn;  Không nên sử dụng từ ngữ chuyên môn . theme cho bài thuyết trình. Đó cũng là ý tưởng tốt khi thiết kế cùng một cover cho các slide nội dung khác nhau suốt bài thuyết trình. Chỉ cần thực hiện một. sẻ bí quyết của bạn để có một slide đẹp hơn. 10 Mẹo thiết kế bài thuyết trình Trong bài này chúng ta sẽ cải thiện hàng loạt các thiết kế bài thuyết trình

Ngày đăng: 08/03/2014, 15:26

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình ảnh là một trong những cách tốt nhất để bài thuyết trình của bạn trông tuyệt vời hơn nhưng cũng là  cách làm bài thuyết trình trở nên lố bịch - Mười bí quyết cho một bài thuyết trình
nh ảnh là một trong những cách tốt nhất để bài thuyết trình của bạn trông tuyệt vời hơn nhưng cũng là cách làm bài thuyết trình trở nên lố bịch (Trang 21)
Hình  nh trong bài thuy t trình có h  tr  và ph n ánh nh ng  i m b n mu n trình bày không? ả ế ỗ ợ ả ữ đ ể ạ ố - Mười bí quyết cho một bài thuyết trình
nh nh trong bài thuy t trình có h tr và ph n ánh nh ng i m b n mu n trình bày không? ả ế ỗ ợ ả ữ đ ể ạ ố (Trang 59)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w