nghiên cứu - trao đổi
Tạp chí luật học số 3/2003
3
ghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ IX đề ra nhiệm vụ cho Đảng và
Nhà nớc ta trong giai đoạn tới là xây dựng
Nhà nớc pháp quyền x hội chủ nghĩa, x
hội công bằng, dân chủ và văn minh. Để
thực hiện thành công mục tiêu này của
Đảng đòi hỏi trong thời gian tới chúng ta
phải tiếp tục không ngừng phát huy dân
chủ, bảo đảm quyền lực nhà nớc thuộc về
nhân dân.
Hơn 50 năm qua, dới sự lnh đạo của
Đảng cộng sản Việt Nam, nền dân chủ x
hội chủ nghĩa đ đợc xây dựng và đang
từng bớc đợc hoàn thiện. Hiến pháp là
một trong những yếu tố pháp lí cơ bản tạo
nền móng cho việc xây dựng, phát triển và
hoàn thiện nền dân chủ x hội chủ nghĩa.
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam,
Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nớc có
hiệu lực pháp lí cao nhất đồng thời Hiến
pháp là phơng tiện pháp lí cao nhất thể
hiện t tởng của Đảng cộng sản ViệtNam
dới hình thức những quy phạm pháp luật.
Nội dung cơ bản của Hiến pháp là vấn đề tổ
chức quyền lực nhà nớc, tổ chức bộ máy
nhà nớc và ghi nhận các quyền tự do dân
chủ của công dân.
Chính vì Hiến pháp đóng vai trò đặc
biệt quan trọng trong việc khẳng định
quyền tự do, dân chủ của cá nhân cho nên
tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm
thời ViệtNam dân chủ cộng hoà (9/1945),
Chủ tịch Hồ Chí Minh đ đề ra 6 nhiệm vụ
cấp bách mà Chính phủ cần phải thực hiện.
Một trong sáu nhiệm vụ đó là xây dựng
Hiến pháp. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói:
Trớc chúng ta đ bị chế độ quân chủ cai
trị, rồi đến chế độ thực dân không kém
phần chuyên chế nên nớc ta không có
Hiến pháp, nhân dân ta không đợc hởng
quyền tự do, dân chủ. Chúng ta phải có một
Hiến pháp dân chủ.
(1)
Dới sự chỉ đạo trực
tiếp của Bác Hồ, bản Hiến pháp đầu tiên
của nớc ViệtNam dân chủ đ đợc soạn
thảo. Ngày 9/11/1946 Quốc hội khoá I đ
thông qua bản Hiến pháp này.
Điều 1 Hiến pháp 1946 tuyên bố: Tất
cả quyền bính trong nớc là của toàn thể
nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi
giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn
giáo. Ngoài ra, Hiến pháp còn dành toàn
bộ Chơng II để quy định các quyền tự
do, dân chủ cho công dân Việt Nam.
Kế thừa và phát huy những giá trị dân
chủ của Hiến pháp 1946, các bản Hiến pháp
sau này của Nhà nớc ViệtNam x hội chủ
N
* Giảng viên Khoa hành chính - nhà nớc
Trờng đại học luật Hà Nội
TS. Vũ Hồng Anh *
nghiên cứu - trao đổi
4
Tạp chí luật học số 3/2003
nghĩa đều khẳng định nguyên tắc quyền lực
nhà nớc thuộc về nhân dân đồng thời còn
thiết lập cơ chế bảo đảm sao cho việc thực
thi quyền lực nhà nớc phục vụ cho lợi ích
của nhân dân và luôn nằm dới sự kiểm
soát của nhân dân.
Dới chế độ ta, nhân dân thực hiện quyền
lực nhà nớc thông qua hai hình thức cơ bản
là dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện.
I. Hình thức dân chủ trực tiếp
Dân chủ trực tiếp là hình thức nhân dân
trực tiếp thể hiện ý chí và nguyện vọng của
mình. Đây là hình thức hữu hiệu tạo cho
nhân dân, với tính cách là chủ thể tối cao và
duy nhất của quyền lực nhà nớc, khả năng
tham gia tích cực và chủ động vào các hoạt
động của Nhà nớc.
Là luật cơ bản của Nhà nớc, Hiến pháp
đóng vai trò quan trọng trong việc quy định
các phơng thức, xác lập cơ chế bảo đảm
cho nhân dân thực hiện quyền làm chủ trực
tiếp của mình. Theo quy định của Hiến
pháp hiện hành, hình thức dân chủ trực tiếp
đợc thực hiện bằng các phơng thức sau:
Chế độ bầu, bi miễn đại biểu Quốc hội,
đại biểu hội đồng nhân dân; chế độ gặp gỡ
tiếp xúc với cử tri của đại biểu Quốc hội, đại
biểu hội đồng nhân dân; quyền công dân tham
gia thảo luận các vấn đề chung của cả nớc và
của địa phơng, biểu quyết khi Nhà nớc tổ
chức trng cầu ý dân
Trong thời gian vừa qua, hình thức dân
chủ trực tiếp đ ngày càng đóng vai trò tích
cực trong việc phát huy quyền làm chủ về
mọi mặt của nhân dân. Tuy nhiên bên cạnh
mặt tích cực, thực tế thực hiện hình thức
dân chủ này còn bộc lộ một số hạn chế
trong các mặt sau đây:
1. Đối với chế độ bầu cử
Chế độ bầu cử mà chúng ta áp dụng
trong những năm vừa qua thể hiện tính u
việt của nhà nớc x hội chủ nghĩa. Tuy
nhiên, các cuộc bầu cử vừa qua cho thấy đại
bộ phận quần chúng nhân dân cha đợc
tham gia vào giai đoạn đề cử ứng cử viên;
phạm vi lựa chọn đại biểu trong số ứng cử
viên của cử tri bị hạn chế bởi vì tỉ lệ chênh
lệch giữa đại biểu và ngời ứng cử rất thấp;
cử tri không hoàn toàn nắm đầy đủ thông
tin về tất cả các ứng cử viên trong đơn vị
bầu cử, đặc biệt đối với những ứng cử viên
do trung ơng giới thiệu về địa phơng; hiện
tợng vi phạm pháp luật bầu cử nh bầu hộ,
bầu thay còn diễn ra phổ biến.
Trong điều kiện nền kinh tế x hội ngày
càng phát triển, trình độ văn hoá và nhận
thức chính trị trong nhân dân ngày càng
đợc nâng lên một cách rõ rệt, đòi hỏi
chúng ta phải không ngừng đổi mới, hoàn
thiện chế độ bầu cử. Việc cải cách chế độ
bầu cử phải đợc thực hiện một cách đồng
bộ từ khâu chia đơn vị bầu cử, ấn định số
lợng đại biểu cho mỗi đơn vị bầu cử, giới
thiệu ứng cử viên, hiệp thơng cho đến giai
đoạn vận động tranh cử để tạo điều kiện
cho cử tri tích cực tham gia vào quá trình
bầu cử, bảo đảm mở rộng phạm vi ngời
ứng cử cho cử tri lựa chọn, bảo đảm cho cử
tri nắm đợc đầy đủ các thông tin về ứng cử
viên, khắc phục tình trạng vi phạm pháp
luật về bầu cử. Ngoài ra, trong thời gian tới
chúng ta nên nghiên cứu mở rộng phạm vi
cơ quan, chức danh đợc thành lập bằng
con đờng bầu cử.
nghiên cứu - trao đổi
Tạp chí luật học số 3/2003
5
2. Đối với việc thực hiện chế độ bãi
nhiệm đại biểu
Chế độ bi nhiệm đại biểu dân cử đợc
hình thành trên cơ sở nguyên tắc uỷ quyền
mệnh lệnh (imperative mandate) đợc các
nhà nớc x hội chủ nghĩa sử dụng không
những để khắc phục tính hình thức trong
hoạt động của các cơ quan dân cử nói
chung, các đại biểu dân cử nói riêng mà
còn là một trong những biện pháp để nhân
dân thực hiện quyền giám sát của mình.
Theo nguyên tắc này, cử tri, thông qua bầu
cử, trao cho các đại biểu uỷ nhiệm th đồng
thời có quyền bi miễn đại biểu nếu đại
biểu không thực hiện hoặc không thực hiện
tốt uỷ nhiệm th.
Nguyên tắc uỷ nhiệm th đợc các
nớc x hội chủ nghĩa áp dụng theo các
mức độ khác nhau. Trong thực tế, chỉ có
Hiến pháp năm 1977 của Liên Xô áp dụng
nguyên tắc uỷ nhiệm th một cách đầy đủ
nhất. ởViệt Nam, các Hiến pháp 1946,
1959, 1980, 1992 không đề cập nguyên tắc
uỷ nhiệm th nhng cho phép cử tri bi
nhiệm đại biểu dân cử khi đại biểu đó
không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của
nhân dân. Tuy nhiên, Hiến pháp cũng nh
các văn bản luật khác cha có điều khoản
nào xác định đại biểu phạm phải hành vi
hay thực hiện hoạt động nh thế nào sẽ bị
coi là không xứng đáng với sự tín nhiệm
của nhân dân. Điều này dẫn đến những
khó khăn nhất định khiến cho chế độ cử
tri bi nhiệm đại biểu không thể thực
hiện đợc trong thực tế.
Hiến pháp hiện hành bổ sung thêm quy
định cho phép cơ quan dân cử bi nhiệm
những đại biểu thành viên không còn xứng
đáng với sự tín nhiệm của nhân dân.
(2)
Thực
tế những lần bi nhiệm đại biểu Quốc hội,
đại biểu hội đồng nhân dân cho thấy những
đại biểu bị bi nhiệm vi phạm kỉ luật không
phải trên cơng vị đại biểu dân cử mà trên
cơng vị là ngời quản lí, lnh đạo, kinh
doanh hoặc cơng vị khác. Do đó, việc bi
nhiệm những cá nhân đó cha thể hiện đầy
đủ tinh thần của chế độ bi nhiệm đại biểu
dân cử. Muốn cho chế độ bi nhiệm đại
biểu thực sự trở thành một trong những
phơng thức để nhân dân thực hiện quyền
làm chủ của mình, trong thời gian tới chúng
ta có thể khắc phục hạn chế này theo một
trong những hớng sau:
Thứ nhất, áp dụng nguyên tắc uỷ nhiệm
th. Theo phơng án này, chúng ta phải sửa
đổi Luật bầu cử, bổ sung quy định buộc các
ứng cử viên trong quá trình vận động tranh
cử phải cam kết với cử tri nơi đại biểu ra
tranh cử về những hoạt động của mình
trong trờng hợp trúng cử. Trong quá trình
làm nhiệm vụ, đại biểu không thực hiện
đúng cam kết thì cử tri có quyền đặt vấn đề
bi nhiệm đại biểu. Tuy nhiên, phơng án
này khó có thể áp dụng đối với đại biểu
Quốc hội. Bởi lẽ theo tinh thần của Điều 97
Hiến pháp, đại biểu Quốc hội là ngời đại
diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân,
không chỉ đại diện cho nhân dân ở đơn vị
bầu cử ra mình mà còn đại diện cho nhân
dân cả nớc. Vì vậy, trong quá trình thực
hiện nhiệm vụ đại biểu, bên cạnh việc bảo
vệ lợi ích của ngời dân ở đơn vị bầu cử,
đại biểu Quốc hội còn phải tính đến lợi ích
của nhân dân cả nớc (lợi ích dân tộc).
nghiên cứu - trao đổi
6
Tạp chí luật học số 3/2003
Mặt khác, thủtục thực hiện chế độ cử
tri bi nhiệm đại biểu cần phải đợc quy
định trong văn bản luật riêng chứ không chỉ
đợc điều chỉnh bởi một vài điều trong Luật
bầu cử nh hiện nay. Bởi vì, thủtục bi
nhiệm đại biểu rất phức tạp và chế độ cử tri
bi nhiệm đại biểu dân cử cũng có ý nghĩa
chính trị nh chế độ cử tri bầu ra ngời đại
diện của mình;
Thứ hai, chỉ áp dụng chế độ cơ quan
dân cử bi nhiệm đại biểu thành viên của
mình khi đại biểu đó không còn xứng đáng
với sự tín nhiệm của nhân dân nhng vẫn
xây dựng cơ chế để nhân dân có thể tham
gia ở mức độ nhất định vào thủtục này.
Phơng án này đ đợc Hiến pháp năm
1946 đề cập. Theo quy định của Điều 41
Hiến pháp năm 1946, Nghị viện phải xét
vấn đề bi miễn nghị viên khi nhận đợc đề
nghị của một phần t tổng số cử tri tỉnh hay
thành phố đ bầu ra nghị viên đó. Trong
giai đoạn hiện nay, để áp dụng phơng án
này cần quy định rõ nhiệm vụ của đại biểu,
xác định rõ những việc đại biểu không đợc
làm. Đây chính là cơ sở để cử tri căn cứ vào
đó đánh giá mức độ tín nhiệm của mình đối
với đại biểu.
3. Đối với chế độ gặp gỡ, tiếp xúc cử
tri của đại biểu dân cử
Mặc dù trong thời gian qua chúng ta đ
có những nỗ lực cải tiến để bảo đảm nâng
cao chất lợng nhng hoạt động này vẫn
cha đáp ứng đợc sự mong đợi của nhân
dân. Nguyên nhân chủ yếu là do đa số đại
biểu dân cử hoạt động theo chế độ không
chuyên trách, thời gian dành cho hoạt động
làm nhiệm vụ đại biểu không tơng xứng;
điều kiện cơ sở vật chất cha đợc quan
tâm đúng mức; nhận thức của một số đại
biểu, đặc biệt là đại biểu hội đồng nhân dân
về tầm quan trọng và ý nghĩa của công tác
này cha đầy đủ.
Để nâng cao chất lợng hoạt động này
của đại biểu dân cử, trong thời gian tới
chúng ta cần phải tăng dần số đại biểu hoạt
động chuyên trách cả trong thành phần của
Quốc hội và hội đồng nhân dân, tiến tới
chuyên nghiệp hoá hoạt động của cơ quan
dân cử; cải tiến phơng pháp và hình thức
thực hiện chế độ gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri
theo hớng tăng số lần gặp gỡ, mở rộng
phạm vi, đối tợng gặp gỡ chứ không chỉ
dừng lại ở những ngời đại diện đợc lựa
chọn từ trớc; tăng cờng cơ sở vật chất cho
đại biểu, bảo đảm sao cho mỗi đại biểu
Quốc hội có văn phòng tại đơn vị bầu cử ra
mình và đợc tuyển ít nhất một th kí giúp
việc.
4. Đối với quyền tham gia thảo luận
các vấn đề chung của cả nớc và địa
phơng, biểu quyết khi Nhà nớc tổ chức
trng cầu ý dân
Trong thời gian qua, Nhà nớc đ tổ
chức nhiều hoạt động lấy ý kiến đóng góp
của nhân dân vào việc xây dựng Hiến pháp
và một số văn bản luật. Mặc dù vậy, cho
đến nay vẫn cha có văn bản pháp luật nào
quy định cụ thể những vấn đề nào là vấn đề
chung của cả nớc, trớc khi cơ quan nhà
nớc ban hành Hiến pháp hay văn bản luật
nào đó cần phải đa ra lấy ý kiến đóng góp
của nhân dân; thủtục lấy ý kiến đóng góp
của nhân dân đợc tiến hành ra sao; cơ
quan nhà nớc nào chịu trách nhiệm thực
nghiên cứu - trao đổi
Tạp chí luật học số 3/2003
7
hiện nhiệm vụ này Chính vì lí do nói trên
mà phạm vi những vấn đề đợc đa ra tham
khảo ý kiến của nhân dân chỉ giới hạn ở
một số văn bản pháp luật. Thiết nghĩ trong
thời gian tới chúng ta cần phải xây dựng và
ban hành văn bản luật quy định cụ thể về
vấn đề này nhằm mở rộng hơn nữa phạm vi
những vấn đề nhân dân đợc quyền tham
gia thảo luận, đóng góp ý kiến.
Trng cầu ý dân là hình thức trực tiếp
cao nhất thể hiện quyền lực nhân dân. Nhận
thức sâu sắc vấn đề này, bản Hiến pháp đầu
tiên của nớc ViệtNam dân chủ - Hiến
pháp năm 1946 đ dành 3 điều quy định
quyền phúc quyết của nhân dân (Điều 21,
32, 70) nhng do hoàn cảnh đất nớc có
chiến tranh nên quyền phúc quyết của nhân
dân ViệtNam không có điều kiện thực
hiện. Hiến pháp năm 1992 tiếp tục phát huy
tinh thần của Hiến pháp năm 1946, quy
định cho công dân quyền biểu quyết khi
Nhà nớc tổ chức trng cầu ý dân.
(3)
Tuy
nhiên, gần một thập kỉ qua, quyền trng cầu
ý dân cũng cha một lần đợc thực hiện
trong thực tế. Nguyên nhân cơ bản của sự
chậm trễ này là cho đến nay chúng ta vẫn
cha xây dựng đợc cơ chế pháp lí để cụ
thể hoá quyền trng cầu ý dân của công dân
Việt Nam. Trong thời gian tới, để bảo đảm
cho quyền trng cầu ý dân thực sự đi vào
cuộc sống, đòi hỏi chúng ta cần phải
nhanh chóng xây dựng và ban hành đạo
luật về trng cầu ý dân. Luật cần quy định
cụ thể những vấn đề nào Nhà nớc phải
đa ra để nhân dân biểu quyết; trình tự,
thủ tục tiến hành cuộc biểu quyết; kết quả
pháp lí của cuộc trng cầu ý dân
II. Hình thức dân chủ đại diện
Hình thức dân chủ đại diện là hình thức
cơ bản thông qua đó nhân dân ViệtNam sử
dụng quyền lực nhà nớc. Hình thức dân
chủ đại diện đợc vận hành theo cơ chế
hiến định. Theo cơ chế này, nhân dân bầu
ra cơ quan đại diện. Cơ quan đại diện trực
tiếp nhận quyền lực từ nhân dân nên còn
đợc gọi là cơ quan quyền lực nhà nớc,
trong đó Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà
nớc cao nhất, hội đồng nhân dân là cơ
quan quyền lực nhà nớc ở địa phơng.
Tính chất quyền lực nhà nớc cao nhất của
Quốc hội thể hiện ở chỗ: Quốc hội thay
mặt cho nhân dân cả nớc quyết định
những vấn đề quan trọng nhất của đất nớc
nh lập hiến, lập pháp, các chính sách cơ
bản về đối nội, đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế,
x hội, quốc phòng, an ninh của đất nớc;
thành lập các cơ quan nhà nớc trung ơng;
quyết định những nguyên tắc chủ yếu về tổ
chức và hoạt động của bộ máy nhà nớc;
giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động
của nhà nớc. Tính chất quyền lực nhà
nớc của hội đồng nhân dân thể hiện ở vai
trò của hội đồng nhân dân là cơ quan thay
mặt nhân dân địa phơng quyết định các
biện pháp nhằm xây dựng địa phơng về
mọi mặt, bảo đảm phát triển kinh tế văn
hoá, nâng cao đời sống của nhân dân; thành
lập ra cơ quan hành chính nhà nớc ở địa
phơng; thực hiện quyền giám sát hoạt
động của cơ quan này và các cơ quan nhà
nớc khác đóng trên địa bàn địa phơng.
Để bảo đảm cho hoạt động của cơ quan
đại diện luôn luôn thể hiện lợi ích của nhân
dân, Hiến pháp trao cho nhân dân quyền
kiểm tra giám sát hoạt động của cơ quan
nghiên cứu - trao đổi
8
Tạp chí luật học số 3/2003
dân cử, đại biểu dân cử đồng thời Hiến
pháp cũng quy định biện pháp chế tài đối
với đại biểu không xứng đáng với sự tín
nhiệm của nhân dân, cơ quan dân cử làm
thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của nhân
dân.
Hiệu quả của hình thức dân chủ đại
diện phụ thuộc chủ yếu vào kết quả hoạt
động của các cơ quan dân cử mà kết quả
hoạt động của cơ quan dân cử lại phụ thuộc
vào cách thức tổ chức và phơng thức hoạt
động của chúng. Trong những năm qua,
mặc dù chúng ta đ tiến hành một số cải
cách tổ chức và hoạt động của Quốc hội và
hội đồng nhân dân, tuy nhiên những thay
đổi đó còn chậm trễ so với sự phát triển của
đời sống kinh tế x hội của đất nớc, đặc
biệt trong giai đoạn toàn cầu hoá nền kinh
tế thế giới hiện nay. Vì vậy, hoạt động của
cơ quan dân cử cha hoàn toàn đáp ứng
đợc sự mong đợi của nhân dân. Có thể dễ
dàng nhận thấy sự hạn chế của hình thức
dân chủ đại diện là sự không tơng xứng
giữa tính chất đại diện và quyền lực nhà
nớc với phơng thức tổ chức và hoạt động
bán chuyên nghiệp của cơ quan dân cử.
Hoạt động lập pháp là một trong những
hoạt động quan trọng bậc nhất của Quốc
hội. Trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nớc, xây dựng nhà nớc pháp
quyền x hội chủ nghĩa, nhu cầu quản lí x
hội bằng pháp luật đòi hỏi phải nhanh
chóng cải cách hoạt động lập pháp của
Quốc hội. Vì hoạt động lập pháp của Quốc
hội bị chi phối bởi cơ cấu tổ chức và cách
thức hoạt động của Quốc hội, do vậy đòi
hỏi chúng ta phải cải cách tổ chức và hoạt
động của cơ quan dân cử một cách toàn
diện.
Vấn đề đổi mới tổ chức và hoạt động
của cơ quan dân cử động chạm đến hàng
loạt các điều khoản của Hiến pháp quy định
về cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn
cũng nh các hình thức hoạt động của Quốc
hội. Để có thể đáp ứng đợc yêu cầu của
tình hình và nhiệm vụ mới, cần tiếp tục
nghiên cứu để không những chuyển phơng
thức hoạt động của Quốc hội từ tham luận
sang Quốc hội tranh luận
(4)
mà còn chuyển
Quốc hội từ hoạt động bán chuyên nghiệp
sang hoạt động chuyên nghiệp. Đại biểu
Quốc hội cần phải đợc tách ra khỏi các
chức danh liên quan đến hoạt động hành
pháp và t pháp. Điều này giúp cho ngời
đại diện của nhân dân toàn tâm, toàn ý với
nhiệm vụ đại biểu của mình.
Hoạt động lập pháp và giám sát của
Quốc hội đòi hỏi các uỷ ban thờng trực
của Quốc hội không những cần phải đợc
tăng cờng về số lợng mà còn phải đợc
tăng cờng thêm quyền hạn. Thực tế hoạt
động của nghị viện ở các nớc cho thấy,
hàng năm nghị viện thông qua một số lợng
lớn văn bản luật, thí dụ, Quốc hội Mĩ thông
qua khoảng 300 dự luật.
(5)
Hiệu quả của
hoạt động lập pháp này có sự đóng góp rất
quan trọng của các uỷ ban. Theo quy định
của hiến pháp, ở nhiều nớc các uỷ ban
của nghị viện có quyền khởi xớng, tiếp
nhận, chỉnh lí dự án luật. Thậm chí ở một
số nớc, trong một số trờng hợp còn cho
phép uỷ ban thờng trực của nghị viện
thông qua dự án luật.
(6)
Sự hoạt động tích
cực có hiệu quả của các uỷ ban của nghị
viện cho phép nghị viện, tại các phiên họp,
nghiên cứu - trao đổi
Tạp chí luật học số 3/2003
9
chủ yếu tập trung thảo luận các vấn đề cơ
bản của dự án luật mà không sa đà vào các
vấn đề khác nh về câu chữ, hành văn v.v.
Điều này không những góp phần rút ngắn
thời gian thảo luận và thông qua mỗi dự án
luật mà còn nâng cao chất lợng của các
văn bản luật do nghị viện ban hành. Thiết
nghĩ chúng ta cần vận dụng một cách hợp lí
mô hình này vào việc đổi mới tổ chức và
hoạt động của Quốc hội nớc ta.
Quyền giám sát của Quốc hội đối với
hoạt động của các cơ quan nhà nớc trung
ơng, đặc biệt là đối với hoạt động của
Chính phủ là một trong những biểu hiện
quan trọng của quyền lực nhà nớc cao nhất
của Quốc hội. Quốc hội thực hiện quyền
giám sát thông qua hoạt động của Uỷ ban
thờng vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các
uỷ ban của Quốc hội, thông qua kì họp
Quốc hội và hoạt động của các đại biểu
Quốc hội.
Tại kì họp, Quốc hội thực hiện quyền
giám sát thông qua hình thức nghe báocáo
hoạt động của các cơ quan nhà nớc và hoạt
động chất vấn của đại biểu Quốc hội. Thực
tế cho thấy các đại biểu sử dụng quyền chất
vấn cha hoàn toàn phù hợp với nội dung và
tính chất của nó. Những vấn đề đại biểu nêu
ra thờng mang tính chất câu hỏi để thu
thập thông tin, nhiều câu hỏi lại không có
nội dung. Trong nhiều trờng hợp, việc trả
lời chất vấn của ngời bị chất vấn còn
chung chung, thiếu cụ thể. Có những vấn đề
đợc đại biểu đề cập qua nhiều phiên họp
mà vẫn không nhận đợc câu trả lời thoả
đáng. Để nâng cao hiệu quả của hình thức
dân chủ đại diện, chúng ta cũng cần phải
đổi mới hoạt động chất vấn của Quốc hội.
Trong chất vấn nên chia thành hai hình
thức: Hình thức câu hỏi và hình thức điều
trần. Hình thức câu hỏi đợc đại biểu sử
dụng để thu thập các thông tin cần thiết.
Đại biểu có thể đặt câu hỏi bằng lời hoặc
bằng văn bản. Ngời phải trả lời có thể trả
lời ngay tại phiên họp Quốc hội hoặc trả lời
bằng văn bản trong thời hạn do luật định.
Để hạn chế những câu hỏi không rõ nội
dung hoặc những câu hỏi liên quan đến bí
mật quốc gia, cần quy định trong luật phạm
vi những vấn đề mà ngời phải trả lời có
quyền không trả lời.
Hình thức điều trần chỉ đợc áp dụng
trong trờng hợp quan chức cao cấp của
Nhà nớc không hoàn thành nhiệm vụ
hoặc trong khi thực hiện nhiệm vụ phạm
phải hành vi vi phạm pháp luật. Kết quả
của hình thức này có thể dẫn đến sự bi
nhiệm khỏi việc đảm nhận chức vụ của
quan chức đó./.
(1).Xem: Hồ Chí Minh Tuyển tập, Tập 1, Nxb. Sự
thật, H. 1980, tr.356.
(2). Chế độ cơ quan dân cử bi nhiệm đại biểu thành
viên đ đợc Hiến pháp 1946 đề cập tại các Điều 41
và 61. Các bản Hiến pháp 1959 và 1980 chỉ cho
phép cử tri bi nhiệm đại biểu dân cử.
(3). Các Hiến pháp 1959, 1980 không quy định trực
tiếp quyền trng cầu ý dân mà gián tiếp đề cập tại
các điều quy định về quyền hạn của Uỷ ban thờng
vụ Quốc hội (khoản 5 Điều 53 Hiến pháp 1959) và
Hội đồng nhà nớc (khoản 6 Điều 84 Hiến pháp
1980).
(4).Xem: Lê Minh Thông, Một số vấn đề về hoàn
thiện các cơ sở hiến định của tổ chức bộ máy nhà
nớc ở nớc ta hiện nay, Tạp chí nhà nớc và pháp
luật số 4/2000, tr.9.
(5).Xem: Vũ Hồng Anh, Tổ chức và hoạt động của
nghị viện ở một số nớc trên thế giới, Nxb. Chính
trị quốc gia, H. 2001, tr. 236.
(6).Xem: Vũ Hồng Anh. Sđd, tr. 69 -70.
. khác, thủ tục thực hiện chế độ cử
tri bi nhiệm đại biểu cần phải đợc quy
định trong văn bản luật riêng chứ không chỉ
đợc điều chỉnh bởi một vài điều. qua kì họp
Quốc hội và hoạt động của các đại biểu
Quốc hội.
Tại kì họp, Quốc hội thực hiện quyền
giám sát thông qua hình thức nghe báo cáo
hoạt động