Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 20 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
20
Dung lượng
1,49 MB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KỸ THUẬT ĐÔ THỊ
THAM LUẬN
BÀI HỌCKINHNGHIỆM
TRONG VIỆC NGẦMHÓAĐIỆNVÀTHÔNGTIN
TRÊN ĐƯỜNGTRẦNHƯNGĐẠO(TP.HCM)
Trình bày: ThS. Đinh Ngọc Sang
Tháng 7/2012
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA KỸ THUẬT ĐÔ THỊ
THAM LUẬN
BÀI HỌCKINHNGHIỆMTRONG VIỆC NGẦMHÓA
ĐIỆN VÀTHÔNGTINTRÊNĐƯỜNGTRẦNHƯNGĐẠO(TP.HCM)
TẠI HỘI NGHỊ QUỐC TẾ VỀ
CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT NGẦM ĐÔ THỊ TP.HCM
Nghiên cứu và chủ biên:
1. Ths.Ks. Đinh Ngọc Sang - Giảng viên khoa Kỹ Thuật Đô Thị - trường ĐH Kiến
Trúc Tp.HCM,
- Nguyên giám đốc Ban QLDA Tradincorp, giám đốc
TT tư vấn – Ngành điện lực Tp.HCM)
ĐT: 094.339.33.99-0963.339.779
Mail: sangdn04@gmail.com
2. Ths.Ks. Nguyễn Hoàng Minh Vũ – Phó khoa Kỹ Thuật Đô Thị
A. QUÁ TRÌNH ĐẦU TƯ NGẦMHÓA
1. Chủ trương:
- Ngành điện lực đi trước: bắt đầu từ những năm 1996-2000, ngành điện tp.HCM đã bắt
đầu tiến hành ngầmhóa các công trình xây dựng mới lưới điện trung thế các tuyến
đường chính khu vực nội thành (LR trạm Bến Thành, LR trạm Tao Đàn, LR trạm Sở
Thú, …);
- Ngầmhóa chỉnh trang đô thị: Trong những năm 2003-2005, Thành phố bắt đầu xây
dựng một số dự án chỉnh trang đô thị, điển hình các tuyến đường Lê Duẩn, Nguyễn
Huệ, NKKN;
- Năm 2005, thực hiện chỉ đạo của Thủ Tướng CP, Thành ủy Tp,HCM, ngành điện bắt
đầu xây dựng kế hoạch ngầmhóa chỉnh trang đô thị. Nhưng đến ngày 16/6/2011 mới
hiện thực hóa bằng ĐỀ ÁN NGẦMHÓA được UBND/TP thông qua và được ngành
điện TP công bố chính thức. Chương trình của đề án tóm tắt như sau:
+ Giai đoạn 2011-2015: tập trung ngầmhóa lưới điện trung, hạ thế cùng với dây thông
tin trên các tuyến đườngvà hẻm đã được xây dựng ổn định theo qui hoạch trên địa
bàn của khu vực trung tâm Thành phố (toàn bộ quận 1 và quận 3). Các quận nội
thành khác, thực hiện từ 3-5 công trình trọng điểm.
Đối với lưới điện cao thế 110KV thực hiện ngầmhóa một số tuyến dây xuyên
tâm thành phố theo tiêu chí đảm bảo mỹ quan đô thị kết hợp xử lý các điểm vi phạm
hành lang an toàn lưới điện, ưu tiên ngầmhóa tại các khu vực trung tâm.
+ Giai đoạn 2016-2020: hoàn tất ngầmhóa lưới điện trung, hạ thế và dây thôngtin cho
khu vực nội thành Thành phố gồm các quận trung tâm và các quận lân cận (quận 4,
5,6, 7, 8, 10, 11, Gò Vấp, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình). Đối với các quận,
huyện còn lại thực hiện ngầmhóa tại các khu trung tâm hành chính, thương mại.
Cao thế 110KV, thực hiện ngầmhóa các tuyến dây tại các khu vực các quận nội
thành, ưu tiên thực hiện đồng bộ với các dự án xây dựng mới, mở rộng đường.
+ Giai đoạn 2021-2025: cơ bản hoàn tất ngầmhóa lưới điện kết hợp với dây thôngtin
tại các quận, các trung tâm hành chính huyện, các khu đô thị mới, khu công nghiệp
trên phạm vi toàn thành phố.
2
2. Chuẩn bị đầu tư ngầmhóa thí điểm đườngTrầnHưng Đạo:
2.1. Sơ lược công tác chuẩn bị thí điểm ngầmhóatrênđườngTrầnhưng Đạo:
Chủ đầu tư xây dựng công trình ngầmhóađườngTrầnHưngĐạo (Đoạn từ
Nguyễn Cư Trinh đến Nguyễn Văn Cừ dài 2.400m) là Tổng Công ty Điện lực Tp.HCM.
Chương trình ngầmhóađường Lý Tự Trọng (tiền thân giải pháp ngầmhóađường
Trần Hưng Đạo):
- Tháng 5/2008 bắt đầu xây dựng phương án, giải pháp ngầmhóađường Lý Tự Trọng
(tiền thân giải pháp thi công đườngTrầnhưng Đạo);
- Ngày 13/11/2008 UBND/TP đồng ý chủ trương ngầmhóađường Lý Tự Trọng (Văn
bản số 7042/UBND-CNN). Từ ngày này, phương án, giải pháp ngầmhóa đã được
xây dựng và trình bày cho UBND/TP, các sở ngành, địa phương và các đơn vị quản
lý lưới điệnvàthôngtin suốt đến tháng 4/2009;
Do đường Lý Tự Trọng đang trong giai đoạn cấm đào nên ngành điện đã chuyển
hướng sang ngầmhóađườngTrầnHưng Đạo. Giải pháp được thừa hưởng của đường
Lý Tự Trọng nhưng do nhu cầu sử dụng khác nhau nên phương án ngầmhóa phải được
xây dựng lại cho phù hợp với qui mô đườngTrầnHưng Đạo:
- Từ tháng 3-9/2009, Phương án ngầmhóađườngTrầnHưngĐạo được báo cáo cho
UBNDTP, các sở ngành, địa phương và các đơn vị quả lý vận hành (3 lần vào tháng
5, 6 và 9);
- Ngày 31/8/2009 UBND Thành phố có Văn bản số 4450/UBND-CNN V/v chấp thuận
phương án xây dựng hào kỹ thuật thực hiện thí điểm ngầmhoá lưới điệnvà dây
thông tinđườngTrầnHưng Đạo, quận 1;
- Ngày 25/9/2009 chính thức thông qua phương án, giải pháp ngầmhóađườngTrần
Hưng Đạo.
Song song đó, từ tháng 4/2009 bắt đầu tiến hành khảo sát lập DAĐT và thiết kế
công trình. Đến tháng 9/2009, sau khi thông qua phương án ngầmhóa cũng là lúc chủ
đầu tư ra quyết định đầu tư dự án ngầmhóa thí điểm đườngTrầnHưngĐạo (đoạn từ
Nguyễn Cư Trinh đến Nguyễn Văn Cừ). Thôngtin cơ bản của dự án:
- Dài đơn tuyến: 2x1.250m
- Mỗi bên đường gồm:
+ 4 tuyến cáp điện trung thế;
+ 3 tuyến cáp điện hạ thế chính;
+ 12 tuyến ống đặt cáp thôngtin chính;
+ Khoảng 6 ống dẫn cáp mắc điệnvà 10 ống dẫn cáp phối thông tin.
- Tổng mức đầu tư trên 50 tỷ đồng (trong đó phần hào kỹ thuật chiếm 15 tỷ đồng).
2.2. Một số khó khăn trongviệc chuẩn bị đầu tư:
Mặc dù được sự quan tâm của UBND/TP, sự ủng hộ của một số sở ngành nhưng
công tác chuẩn bị đầu tư cũng bị kéo dài trên 1 năm do một số khó khăn chính như sau:
2.2.1. Quan điểm khác nhau về giải pháp:
Không thống nhất GIẢI PHÁP ngầmhóa giữa các cơ quan quản lý với đơn vị
vận hành là nguyên nhân chính dẫn đến kéo dài thời gian chuẩn bị đầu tư của dự án.
Có 3 ý kiến khác nhau:
- Ngầm theo giải pháp cổ điển: phần đơn vị vận hành nào thì đơn vị đó
ngầm theo khả năng tài chính của từng đơn vị;
- Xây dựng tuynen tập trung tất cả các công trình ngầm;
- Và xây dựng mương bê tông đặt tất cả các công trình điệnvàthông tin.
3
Ưu và khuyết điểm của từng giải pháp được tư vấn nghiên cứu và chủ đầu tư
trình bày trong rất nhiều buổi hội thảo, báo cáo nhưng do quan điểm, lợi ích của
từng cơ quan, đơn vị khác nhau nên dẫn đến kéo dài thời gian.
2.2.2. Số lượng đơn vị quản lý công trình kỹ thuật quá nhiều:
Bao gồm điện lực, chiếu sáng vàtrên 10 đơn vị cáp thôngtin liên lạc (điện
thoại, truyền hình cáp, internet, cáp an ninh, …). Việc này dẫn đến khó khăn trong
các việc phối hợp để:
- Thống nhất giải pháp
- Điều tra công trình hiện hữu
- Xác định công trình ngầm
- Thống nhất nhu cầu dự phòng
2.2.3. Nhu cầu dự phòng trong tương lai quá lớn:
Đối với công trình nổi, việc phát triển thêm dung lượng rất dễ dàng nên gần
như các đơn vị vận hành không cần phải dự phòng cho tương lai xa 5-10 năm.
Tuy nhiên, khi ngầm hóa, việc phát triển không còn đơn giản nữa. Dự phòng
cho tương lai của từng đơn vị thực chất cũng chưa xác định được, hơn nữa phụ
thuộc vào qui hoạch phát triển dân cư, đô thị của khu vực nhưng kế hoạch xây dựng
các khu dân cư, đô thị thường chưa chính xác. Vì vậy để đảm bảo an toàn thường
mỗi đơn vị đề xuất dự phòng ống (hoặc không gian ngầm) rất cao (có đơn vị chỉ kéo
1 sợi cáp nhưng dự phòng thêm 1 ống). Tính bình quân số lượng dự phòng trên
50%.
Việc dự phòng cao dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp, khó thu hồi vốn đầu tư nên
chủ đầu tư khó chấp nhận.
2.2.4. Thiếu thôngtin công trình ngầm:
Tình trạng hiện nay là công trình của đơn vị nào vện hành thì đơn vị đó quản
lý, dẫn đến rất nhiều đơn vị quản lý. Mặt đường, lề đường qua thời gian được tôn
tạo nhiều lần dẫn đến công trình ngầm không còn mốc định vị, cao độ thay đổi.
Vì vậy công trình ngầm hiện nay được điều tra khảo sát khó có độ chính xác
để thiết kế và thi công.
2.2.5. Không hiệu quả đầu tư:
Các công trình nổi hiện nay đang được các đơn vị vận hành khái thác an toàn.
Việc đầu tư ngầmhóa chỉ nhằm mục đích chỉnh trang đô thị và thường không nâng
hiệu quả kinh doanh của các đơn vị nên không có hiệu quả đầu tư dẫn đến một số
đơn vị vận hành thiếu quyết tâm trongviệcngầm hóa.
2.1.6. Thiếu tiêu chuẩn:
Tại thời điểm thiết kế công trình, mỗi ngành đều có tiêu chuẩn thiết kế riêng.
Tuy nhiên, để lắp đặt tất cả các công trình điệnvàthôngtintrong cùng một mương,
một hào thì chưa có tiêu chuẩn dẫn đến khó khăn cho đơn vị thiết kế.
3. Thi công xây dựng:
3.1. Sơ lược quá trình thi công: Theo kế hoạch dự kiến thi công trong vòng 4 tháng. Tuy
nhiên thực tế thi công 14 tháng
- Khởi công ngày 07/10/2009, thi công hoàn tất 30/12/2010.
+ Tháng 10/2009 đến 7/2010 thi công hệ thống mương, ống ngầm;
+ Tháng 7/2010 đến 12/2010 thi công kéo cáp điện, thôngtinvà thu hồi công trình
nổi.
- Một số hình ảnh mô tả quá trình thi công:
4
- Lễ Khánh thành được tổ chức vào ngày 17/1/2011.
5
3.2. Một số khó khăn trong quá trình thi công:
3.2.1. Sự phối hợp giữa các đơn vị vận hành:
Đơn vị vận hành gồm 13 đơn vị, mỗi đơn vị quản lý vận hành một hệ thống
riêng biệt. Quá nhiều đầu mối quản lý dẫn đến khó khăn trong khâu điều tra thu
thập thông tin, việc phối hợp các đơn vị thường thiếu đồng bộ, mỗi đơn vị mỗi quan
điểm, mỗi ý kiến khác nhau nên việcthống nhất rất khó khăn. Đôi khi không xác
định được công trình ngầm hiện của đơn vị nào, đến khi sự cố mới có đơn vị quản
lý xuất hiện.
3.2.2. Hệ thống công trình ngầm dày đặc:
Khu vực TrầnHưngĐạo là khu vực dân cư liên kế nên có hệ thống công trình
ngầm hiện hữu rất dày đặc, gồm cáp điện trung hạ thế, cáp thôngtin liên lạc của
một số đơn vị, ống cấp thoát nước, …
Việc điều tra khảo sát công trình thường không chính xác (như đã trình bày
phần chuẩn bị đầu tư), do đó khi thi công phải có biện pháp thăm dò. Mặc dù vậy
đôi khi vẫn không các định được và phạm phải công trình ngầm hiện hữu gây sự cố.
Việc xử lý sự cố này xảy ra rất thường xuyên, gây mất thời gian, ảnh hưởng
đến tiến độ thi công, ảnh hưởng đến vận hành của công trình hiện hữu và ảnh hưởng
đến cuộc sống của người dân.
3.2.3. Cấm đào:
Công trình đi qua một số đường giao cấm đào nên khi đàođường tại các vị trí
này phải có qui trình xin phép đàođường riêng và thường khó khăn hơn.
3.2.4. Khó khăn từ người dân:
Đối với dự án chỉnh trang đô thị, phần lớn người dân ửng hộ rất tận tình. Tuy
nhiên, còn một số người dân gây khó khăn, khiếu nại các vị trí lắp đặt công trình
ngang qua lề đường trước nhà mặc dù các thủ tục xây dựng công trình đã được các
cơ quan ban ngành cấp.
3.2.5. Thiếu kinhnghiệm sử dụng công nghệ mới:
Được biết công nghệ ống nhựa soắn là công nghệ mới đã được lắp đặt nhiều
tại Hàn Quốc và Tp. Hà Nội, nhận thấy việc sử dụng ống soắn có nhiều ưu thế so
với ống thẳng, công trình đã sử dụng ống nhựa soắn. Tuy nhiên, do kinhnghiệm lắp
đặt, giám sát chưa có kinhnghiệm nên có một số khó khăn khi kéo cáp.
4. Kết quả đạt được:
Với mục tiêu thí điểm chỉnh trang, tạo mỹ quan đô thị, được sự chỉ đạo, hỗ trợ tận
tình của các cấp thẩm quyền, công trình đã hoàn thành và đáp ứng được mục tiêu đặt ra
như mong muốn. Một số hình ảnh minh họa kết quả thực hiện:
6
7
8
B. BÀI HỌCKINHNGHIỆM
1. Mục tiêu và định hướng: Việcngầmhóa công trình hạ tầng kỹ thuật hướng đến mục
tiêu chính như sau:
- Qui hoạch quản lý tập trung hệ thống công trình hạ tầng ngầm kỹ thuật đô thị tránh
chồng chéo và có thể định vị các công trình ngầm để hướng tới quản lý đô thị bằng
công nghệ số GIS.
- Từng bước xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo hướng hiện đại hóa, góp phần nâng
cao mỹ quan đô thị…
- Xã hội hóaviệc đầu tư công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm nhằm thu hút các nguồn vốn
đầu tư, đặc biệt các nguồn vốn nước ngoài.
- Đối với khu đô thị hiện tại: từng bước ngầmhoá công trình hạ tần kỹ thuật đồng bộ
với kế hoạch chỉnh trang, mở rộng các tuyến phố chính nội thành TP.
- Với khu đô thị mới: Thực hiện đúng qui chuẩn, tiêu chuẩn trongviệc xây dựng công
trình hạ tầng kỹ thuật cho các khu đô thị mới, các khu qui hoạch mới dân cư, khu
công nghiệp, khu chế xuất, …
2. Giải pháp
2.1. Tham khảo một số giải pháp đã thực hiện:
2.1.1. Giải pháp ngầm cổ điển (cáp đặt trong ống rời rạc):
Giải pháp này có các đặc điểm:
- Cáp của các đơn vị vận hành khác nhau đặt tại các vị trí khác nhau với kỹ thuật
khác nhau;
- Cáp được chôn trực tiếp hoặc trong ống rời rạc;
- Cáp có thể đi trên lề hoặc lòng đườngvà thường đi cả trên lề đườngvà lòng
đường do chiếm khoảng không rộng.
9
Ưu điểm:
- Đầu tư rẻ, linh động do đặt cáp vị trí nào cũng được;
- Vận hành sửa chữa dễ;
Khuyết điểm:
- Khó khăn nhất là việc không quản lý được tất cả không gian ngầm do nhiều đơn
vị đầu tư lắp đặt, khó quản lý các đơn vị vận hành phát triển thêm công trình
ngầm. Sau một thời gian sẽ trở thành rác trong lòng đất như dây nổi hiện nay;
- Như tình trạng hiện nay, qua thời gian vận hành, các tài liệu quản lý công trình
ngầm không còn chính xác do thay đổi địa hình, nền đất bị trôi;
- Khi cần lắp đặt công trình ngầm mới, khó điều tra thu thập đầy đủ và chính xác
công trình ngầm hiện hữu do nhiều đơn vị quản lý, thay đổi theo thời gian, cập
nhật chưa đầy đủ các công trình ngầm mới, …
- Do khó phát triển mới nên tình trạng kéo mới dây nổi sau một thời gian ngầm
hóa rất có khả năng xảy ra, điển hình như các tuyến đườngĐiện Biên Phủ (đoạn
quận Bình Thạnh), Phan Xích Long (khu Rạch Miễu), … Một số hình ảnh minh
họa:
[...]... đưa vào khai thác sử dụng 6 Có biện pháp cưỡng chế đối với các đơn vị sử dụng mương hào kỹ thuật sau khi đã được ngầm hóa: Qua thôngtin được biết việcngầmhóa hạ tầng kỹ thuật thí điểm ở TP Hà Nội có gần 70% vốn nhà nước đầu tư cho dự án nhưng hiện nay vẫn đang khó khăn cho việc thu hồi vốn do một số lượng lớn cáp thôngtin vẫn không ngầmhóa đưa vào mương kỹ thuật chung Vì vậy, việc giải quyết ngầm. .. Chiếm một không gian nhất định trong lòng đất, vì vậy thích hợp cho công trình xây dựng mới các khu qui hoạch; 13 2.2 Giải pháp ngầmtrênđườngTrầnhưng Đạo: Công trình ngầmhóađườngTrầnhưngĐạo sử dụng giải pháp mương bê tông kết hợp cổ điển Mương đặt được khoảng 5-6 sợi cáp trung thế, 2-4 sợi cáp hạ thế và 12 tuyến ống cáp viễn thông (khoảng 20-30 sợi cáp viễn thông tùy theo kích cỡ) Hình minh... trình 4 Cần sự hỗ trợ trongviệc thỏa thuận và cấp phép thi công: Vị trí xây dựng mương cáp, đặt các tủ điện hạ thế phân phối, tủ viễn thông, tủ trung thế RMU và trạm biến thế cần được thoả thuận của các sở ngành và địa phương mà không đặt vấn đề cam kết bồi thường khi mở đường Ngoài ra, được biết lề đườngTrầnHưngĐạo đang có kế hoạch cải tạo lát lại vỉa hè và dự kiến thi công trong tháng 5/2009 Do... cấp thoát nước trong quá trình thiết kế và thi công: Qua khảo sát sơ bộ, không gian đườngTrầnHưngĐạo đủ để lắp đặt mương kỹ thuật trên lề đường Tuy nhiên, có thể có một số vị trí vướng công trình cấp thoát nước cần phải xử lý khi thiết kế và thi công Do vậy, cần sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý cấp, thoát nước sớm cung cấp hoạ đồ các công trình ngầm hiện hữu để xử lý khi thiết kế và thi công công... giải pháp cổ điển nhưng thấp hơn nhiều so với các giải pháp khác vàtrong tầm phần lớn các đơn vị vận hành có thể chấp nhận được; Khuyết điểm: - Khó thi công khu vực có lề đường chật hẹp và nhiều công trình ngầm hiện hữu 3 Tham khảo một chương trình ngầmhóa nội đô tại Nhật Bản 15 Hiện nay, ngoài các tuynen được xây dựng theo một số tuyến đường lớn và các tuyến metro, giải pháp mương và máng bằng vật... mình vận hành như trong thời gian qua dẫn đến quá nhiều đơn vị quản lý Gây ra nhiều khó khăn trongviệc qui hoạch phát triển, thiết kế và thi công như đã gặp trong công trình TrầnHưngĐạo nêu trên Ngoài ra, việc quản lý như hiện nay còn nhiều khó khăn khác mà các nhà quản lý đã đề cập trong các hội thảo khoa học trước đây (như khó quản lý tình trạng xuất hiện 17 lún, sụp, hàm ếch sau khi công trình... không hoặc nếu có xây dựng ngầm thì tự phát, xây dựng không đúng nơi đúng chỗ dẫn đến không gian đô thị chằng chịt công trình hạ tầng kỹ thuật không còn mỹ quan, khi cần ngầmhóa thì không còn không gian ngầm cho các công trình đi sau gây các khó khăn trở ngại như công trình TrầnHưngĐạo đã gặp như nêu trên Vì vậy cần quan tâm để dần đưa công tác qui hoạch không gian ngầm vào khuôn khổ qui định, thống... Vận hành sửa chữa công trình ngầm dễ dàng; - Quản lý tập trung tất cả các công trình ngầm (cấp nước, điện, thông tin, …), vì vậy dễ dàng quản lý, phát triển, thay đổi, cũng như cập nhật thôngtin thuận lợi; Khuyết điểm: - Đầu tư quá đắt, chỉ thích hợp qui hoạch trung tâm thành phố lớn khi có xây dựng kèm theo xây dựng mới hệ thống giao thông; - Yêu cầu công nghệ cao trongviệc xây dựng, quản lý, vận... công và được nhân rộng cho toàn Tp.HCM Để đạt được như mong muốn, trước hết cấp thẩm quyền cần xây dựng qui định trách nhiệm phối hợp và hỗ trợ của các cá nhân, đơn vị liên quan đến chương trình Trên cơ sở đó thôngtinvà tuyên truyền cho toàn xã hội biết được lợi ích và cùng tham gia thực hiện chương trình Từng bước hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngầm như: ban hành các thông. .. xét sự phù hợp với tiêu chuẩn ngành viễn thông; 2 Sở (…) làm đầu mối yêu cầu các đơn vị viễn thông sớm xây dựng phương án ngầmhoá lưới nổi do đơn vị mình quản lý và nhu cầu phát triển phụ tải trong tương lai trên cơ sở phương án xây dựng hào kỹ thuật mà chúng tôi sẽ cung cấp; định vị các vị trí tủ viễn thông sẽ xây dựng khi ngầmhoá để chúng tôi chừa sẵn bệ tủ và phối hợp thoả thuận vị trí với chính .
BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG VIỆC NGẦM HÓA
ĐIỆN VÀ THÔNG TIN TRÊN ĐƯỜNG TRẦN HƯNG ĐẠO (TP. HCM)
TẠI HỘI NGHỊ QUỐC TẾ VỀ
CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT NGẦM. ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KỸ THUẬT ĐÔ THỊ
THAM LUẬN
BÀI HỌC KINH NGHIỆM
TRONG VIỆC NGẦM HÓA ĐIỆN VÀ THÔNG TIN
TRÊN ĐƯỜNG