Báo cáo " Kiểm tra lời khai của bị can " doc

4 551 2
Báo cáo " Kiểm tra lời khai của bị can " doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

nghiên cứu - trao đổi 8 - Tạp chí luật học Kiểm tra lời khai của bị can Ths. Bùi kiên điện * 1. Trong giai đoạn điều tra, lời khai của bị can đợc đánh giá là phơng tiện chứng minh có ý nghĩa quan trọng và không thể thay thế. Bản thân bị can là ngời nắm lợng thông tin lớn nhất về tội phạm mà họ bị cáo buộc là thủ phạm. Hơn bất kì ngời tham gia tố tụng nào khác (ngời bị hại, ngời làm chứng, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự ), bị can biết rõ về mọi tình tiết có liên quan đến việc chuẩn bị, thực hiện, che giấu hành vi phạm tội đ xảy ra. Vì vậy, việc thu thập đầy đủ những thông tin về vụ án mà bị can nắm đợc luôn dành đợc sự quan tâm của điều tra viên và nó đợc coi là cơ sở quan trọng để dựng lại sự kiện phạm tội đ xảy ra một cách khách quan, toàn diện, đầy đủ theo đúng yêu cầu của pháp luật. 2. Thực tế của công tác điều tra cho thấy, phần lớn các trờng hợp khi tham gia tố tụng, bị can thờng đặt cho mình mục đích là làm sao che giấu hoặc làm giảm trách nhiệm hình sự đối với tội phạm mà họ đ thực hiện và vì vậy gây khó khăn cho hoạt động điều tra, làm rõ vụ án ở mức độ đáng kể. Điều đó không chỉ làm cho hoạt động hỏi cung bị can - biện pháp điều tra nhằm thu thập lời khai của bị can do điều tra viên tiến hành thờng mang tính xung đột cao mà còn đòi hỏi điều tra viên phải có thái độ thận trọng, khách quan khi đánh giá những tình tiết mà bị can cung cấp đồng thời phải sử dụng các biện pháp phù hợp để kiểm tra, xác minh những tình tiết đó trớc khi sử dụng chúng làm cơ sở cho các hành vi tố tụng tiếp theo (1) . Thái độ cần thiết đó còn xuất phát từ đòi hỏi của pháp luật hiện hành. Theo quy định của Bộ luật hình sự, khi bị can từ chối khai báo hoặc khai báo gian dối, họ không phải chịu trách nhiệm hình sự theo những tội danh tơng ứng (2) . Ngoài ra, theo quy định của đoạn 2 Điều 11 Bộ luật tố tụng hình sự thì "trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng ". Đồng thời, khi bị can phủ nhận hoặc khẳng định sự liên quan của mình đối với hành vi phạm tội mà họ bị cáo buộc nhng cơ quan điều tra không chứng minh đợc bị can là ngời có tội thì phải coi bị can không có tội và phải đình chỉ điều tra theo điểm b, khoản 1 Điều 139 Bộ luật tố tụng hình sự. Vì vậy, lời khai của bị can (cũng nh bị cáo), dù ý nghĩa quan trọng của nó trong việc xác định sự thật của vụ án không thể phủ nhận nhng cũng chỉ đợc coi là một trong các phơng tiện chứng minh của quá trình tố tụng hình sự. Khi đánh giá lời khai của họ, kể cả khi họ nhận mình có tội, đòi hỏi phải có thái độ khách quan nh đối với các tình tiết của vụ án có ở các phơng tiện chứng minh khác đ thu thập đợc trong quá trình điều tra, xét xử. Thái độ cần có nêu trên đợc cụ thể hóa tại khoản 2 Điều 54 Bộ luật tố tụng hình sự: "Lời nhận tội của bị can, bị cáo chỉ có thể đợc coi là chứng cứ nếu phù hợp với các chứng cứ khác của vụ án. Không đợc coi lời nhận tội của bị can, bị cáo là chứng cứ duy nhất để kết * Giảng viên Khoa t pháp Trờng đại học luật Hà Nội nghiên cứu - trao đổi Tạp chí luật học - 9 tội". 3. Việc kiểm tra lời khai của bị can trớc khi quyết định sử dụng những thông tin mà bị can cung cấp làm cơ sở cho các hành vi tố tụng tiếp theo là công việc cần thiết nhng phức tạp, đòi hỏi điều tra viên phải có thái độ khách quan và khoa học. Trong thực tế điều tra, có thể áp dụng một số biện pháp cơ bản sau đây để kiểm tra, xác minh tính xác thực, mức độ tin cậy của những tình tiết mà bị can khai báo. Thứ nhất, lời khai của bị can đợc kiểm tra bằng cách phân tích tính hợp lí của những tình tiết mà bị can cung cấp. Đây là cách kiểm tra, xác minh đơn giản và nhanh nhng đòi hỏi điều tra viên phải có kiến thức sâu rộng về những vấn đề liên quan đến tình tiết mà bị can khai báo. Trên cơ sở phân tích những tình tiết đó, điều tra viên có thể phát hiện đợc những bất hợp lí, những mâu thuẫn trong lời khai của bị can. Ví dụ, bị can khai rằng nguyên nhân của vụ cố ý gây thơng tích dẫn đến hậu quả chết ngời mà bị can thực hiện là bởi khi anh ta ngồi trên ghế đá trong công viên đang ngắm trăng (19h, ngày cuối tháng âm lịch), ngời bị hại khi đi trên đờng trớc mặt anh ta, (qua xác định đó là đờng bê tông, khô) đ nhiều lần cố tình dẫm mạnh chân cho bùn đất trên đờng bắn vào mặt bị can. Khi bị can nhắc nhở thì anh ta đ xông vào tấn công bị can, buộc bị can phải chống trả. Tính bất hợp lí trong lời khai trên của bị can thể hiện tơng đối rõ: Vào lúc 19h ngày cuối tháng âm lịch sẽ không có trăng và trên đờng bê tông khô không thể có bùn đất. Nh vậy, bị can có mặt ở hiện trờng không phải với mục đích ngắm trăng và nguyên nhân dẫn đến hành vi gây thơng tích cho nạn nhân không phải nh lời khai của bị can. Thứ hai, đối chiếu lời khai của bị can với các tài liệu, chứng cứ đ thu đợc trong vụ án. Những tài liệu, chứng cứ đó có thể là vật chứng, lời khai của ngời làm chứng, ngời bị hại, của chính bị can, kết luận giám định đ đợc kiểm tra, xác minh, bảo đảm tính xác thực của nó. Bằng cách này, điều tra viên có thể xác định đợc mức độ tin cậy của những tình tiết mà bị can cung cấp. Chẳng hạn, bị can khai rằng cha bao giờ có mặt tại hiện trờng nhng kết luận giám định dấu vết vân tay thu đợc trên hiện trờng lại khẳng định đó là dấu vết vân tay của chính bị can. Khi bị can khai rằng, bị can không biết trong xe máy do một mình bị can sử dụng có ma túy nhng kết quả của hoạt động khám xét lại chỉ ra rằng, gói ma túy có trọng lợng lớn đợc tìm thấy dới lớp vỏ bọc của yên xe bị can đang ngồi Trong các trờng hợp trên, các chứng cứ thu đợc qua hoạt động trng cầu giám định, khám xét chính là những chứng cứ chỉ ra sự gian dối trong lời khai của bị can. Để biện pháp trên đợc áp dụng một cách có hiệu quả, đòi hỏi điều tra viên phải có t duy logic, khoa học và nắm chắc những tài liệu, chứng cứ đ thu đợc trong vụ án. Khi ấy, tính hợp lí, bất hợp lí của những tình tiết có trong lời khai của bị can sẽ đợc xác định và là cơ sở để điều tra viên đánh giá mức độ tin cậy của những tình tiết đó. Thứ ba, sử dụng câu hỏi kiểm tra để kiểm tra lời khai của bị can. Câu hỏi kiểm tra là một trong 5 loại câu hỏi đợc sử dụng trong quá trình hỏi cung bị can. Đó là câu hỏi đợc đặt ra nhằm mục đích kiểm tra lời khai hoặc để thu thập tài liệu làm cơ sở cho việc kiểm tra lời khai của bị can. Chẳng hạn, khi bị can khai rằng, chính A là kẻ chủ mu của vụ án, còn bị can chỉ tham gia trong vụ án với vai trò là nghiên cứu - trao đổi 10 - Tạp chí luật học ngời thực hành. Trong tình huống trên, điều tra viên có thể hỏi bị can: Dựa trên cơ sở nào anh khẳng định A là kẻ chủ mu của vụ án này? Với câu hỏi đó, nếu bị can đa ra đợc những thông tin hợp lí khẳng định tình tiết trên là đúng thì lời khai của bị can có thể tin cậy đợc. Ngợc lại, nếu bị can không đa ra đợc hoặc đa ra những thông tin mâu thuẫn với khẳng định trên của mình thì lời khai của bị can không đáng tin cậy. Khi bị can khai rằng, vào thời điểm xảy ra vụ án, bị can không có mặt ở hiện trờng mà đang đi du lịch ở thành phố H. Khi ấy, điều tra viên có thể hỏi bị can về phong cảnh, cuộc sống, tình hình giao thông ở thành phố H - nơi bị can nói rằng đ có mặt ở thời điểm xảy ra vụ án và nếu đúng vậy thì bị can phải biết đợc. Căn cứ vào tính chất những câu trả lời của bị can (biết hay không biết những tình tiết mà bị can nếu có mặt ở thành phố H vào thời điểm đó phải biết), điều tra viên sẽ có cơ sở để kết luận về tình tiết mà bị can đ khai báo trớc đó. Thứ t, tiến hành các biện pháp điều tra phù hợp để thu thập tài liệu, chứng cứ mới. Đây đợc xem là biện pháp cơ bản nhất trong việc kiểm tra lời khai của bị can nhng đòi hỏi chi phí nhiều nhất về thời gian và công sức của cơ quan điều tra. Chẳng hạn, khi bị can khai rằng công cụ, phơng tiện phạm tội hoặc tài sản mà bị can chiếm đoạt đợc qua việc thực hiện hành vi phạm tội đó đang đợc bị can cất giấu tại chỗ ở của mình thì biện pháp điều tra phù hợp nhất trong tình huống trên mà cơ quan điều tra có thể áp dụng là khám xét chỗ ở (Điều 118 Bộ luật tố tụng hình sự). Căn cứ vào kết quả của biện pháp điều tra đó (tìm đợc hay không tìm đợc vật mà bị can khai là đ cất giấu tại vị trí nhất định trong chỗ ở của bị can), cơ quan điều tra có thể kết luận về tính trung thực, mức độ tin cậy trong lời khai của bị can. Hoặc khi bị can khai rằng, để mở đợc khóa treo ngoài có độ an toàn cao tại hiện trờng, bị can đ dùng một que sắt nhỏ thì trong trờng hợp này, biện pháp điều tra phù hợp nhất cần phải áp dụng đó là thực nghiệm điều tra (Điều 128 Bộ luật tố tụng hình sự). Cơ quan điều tra sẽ tái tạo lại hiện trờng, yêu cầu bị can diễn lại hành vi mở khóa nh bị can khai đ làm trớc đây. Kết quả của biện pháp điều tra đó (bị can mở đợc hay không mở đợc khóa bằng cách nh đ khai) sẽ là cơ sở để cơ quan điều tra kết luận về lời khai của bị can. Việc áp dụng biện pháp này để kiểm tra lời khai của bị can sẽ mang lại hiệu quả cao nếu điều tra viên xác định đợc một cách khoa học: Với tình tiết mà bị can khai báo, biện pháp điều tra nào trong số các biện pháp điều tra đợc quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự, dựa vào tính chất của nó, cần đợc áp dụng là phù hợp nhất, giúp cơ quan điều tra có cơ sở kiểm tra lời khai của bị can một cách đáng tin cậy nhất. Thứ năm, tìm hiểu động cơ khai báo của bị can. Thực tiễn hỏi cung bị can cho thấy, việc bị can giữ thái độ nh thế nào trong cuộc hỏi cung (thành khẩn khai báo hay khai báo gian dối) đều xuất phát từ những động cơ nhất định. Thông thờng, khi bị can có thái độ ăn năn, hối hận về hành vi mà mình đ thực hiện hoặc biết rằng cơ quan điều tra đ có đầy đủ chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội của mình và muốn giải thoát khỏi tình trạng khủng hoảng về tinh thần hay muốn đợc hởng sự khoan hồng của pháp luật thì lời khai của bị can thờng trung thực, đáng tin cậy (trừ trờng hợp nhầm lẫn bị động). Khi việc khai báo của bị can bị chi phối, nghiên cứu - trao đổi Tạp chí luật học - 11 thúc đẩy bởi ý định che giấu hoặc làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với hành vi mà bị can hoặc thân nhân, bạn bè anh ta đ thực hiện trong thực tế, trả thù đồng bọn hoặc cơ quan điều tra do những hành vi mà bị can cho rằng bất công với anh ta thì lời khai của bị can không thể đáng tin cậy. Để tìm hiểu đợc động cơ khai báo của bị can, điều tra viên cần chú ý quan sát, thăm dò, đánh giá chính xác những biểu hiện của bị can trong quá trình điều tra và nhất là phải cố gắng thiết lập đợc sự giao tiếp tâm lí giữa điều tra viên và bị can, tạo ra bầu không khí tôn trọng, hiểu biết, tin cậy lẫn nhau giữa điều tra viên và bị can. Tóm lại, những tình tiết mà bị can khai báo có thể trở thành phơng tiện quan trọng giúp điều tra viên tái tạo lại sự kiện phạm tội đ xảy ra. Nhng khi lời khai của bị can không đợc kiểm tra, xác minh trớc khi sử dụng sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho quá trình điều tra, làm rõ vụ án nh bỏ lọt tội phạm, làm oan ngời vô tội, vi phạm pháp luật. Vì vậy, trong quá trình điều tra, điều tra viên cần dành sự quan tâm thỏa đáng để lựa chọn và áp dụng các biện pháp phù hợp để kiểm tra, xác minh lời khai của bị can./. (1). Hiện nay, ở nớc ta cha có số liệu thống kê xác định tỉ lệ các trờng hợp bị can thành khẩn khai báokhai báo gian dối trong giai đoạn điều tra. Tham khảo tài liệu của Cộng hòa liên bang Nga thì trong số 216 vụ án với 282 bị can đợc chọn ngẫu nhiên để nghiên cứu, tỉ lệ đó là 34% và 64%. Xem: P.A. Pêtrêlin, Lỗi - đối tợng của quá trình chứng minh - Tạp chí t pháp xô viết. Số 12/1982, tr.18. (2).Xem: Điều 241, Điều 242 Bộ luật hình sự. Luật áp dụng trong (tiếp theo trang 7) xét xử tranh chấp và chọn luật cho tố tụng trọng tài còn có sự khác nhau, đó là nếu việc chọn luật áp dụng cho xét xử tranh chấp bị chi phối bởi nguyên tắc luật có quan hệ gần gũi với hợp đồng thì việc chọn luật cho tố tụng trọng tài phụ thuộc vào nguyên tắc nơi tọa lạc của trọng tài. Việc tôn trọng những nguyên tắc chọn luật cho trọng tài trên đây đ làm cho hoạt động của trọng tài thơng mại quốc tế đảm bảo tính công bằng và hợp lí trong việc xét xử tranh chấp trong giao dịch thơng mại quốc tế./. (1).Xem: Michael Pryles, Legal issues Concerning International Arbitration, (1990) 64 The Law Journal, tr. 470. (2).Xem: Michael Pryles, International Trade Law - Commentary and Materials, LBC Information Services, Melbourne, 1996, tr.649. (3).Xem: Michael Pryles, Choice of Law Issues In International Arbitration. (1997) 15 The Arbitrator, The Journal of the Institute of Arbitrators Australia, tr.260. (4).Xem: Union of India v. McDonnell Douglas Corporation. (1993) 2 Loyd's Rep, tr. 48. (5).Xem: CIA Maritima Zorroza S.A v. Sesotris S.A.E. (1984) 1 Loy's Rep, tr. 651. (6).Xem: Vita Food Products Inc. v. Unus Shipping Co. (1939) AC, tr. 277. (7).Xem: Michael Pryles, 1996. Sđd, tr.673. (8).Xem: D.M. Day, Bernardette Griffin, 1993, The Law of International Trade, Butterworths, London, Dublin, Edinburgh, tr.185. (9).Xem: Okezie Chukwumerije, Mandatory Rule of Law in International Commercial Arbitration, (1993) 5, American Journal of International and Comparative Law, tr.565. (10).Xem: LewJ, Aplicable Law International Commercial Arbitration: A Study in Commercial Arbitration Awards, 1978, Oceana Publication, New York, tr.536. (11).Xem: Okezie Chukwumerije, (1993). Sđd, tr.561. (12).Xem: Michael Pryles, 1996. Sđd, tr.653. (13).Xem: Alan Redfern and Matin Hunter, 1991, Law and Practice of International Commercial Arbitration, Swet & Maxwell, London, tr.356. . cậy của những tình tiết mà bị can khai báo. Thứ nhất, lời khai của bị can đợc kiểm tra bằng cách phân tích tính hợp lí của những tình tiết mà bị can. kiểm tra lời khai hoặc để thu thập tài liệu làm cơ sở cho việc kiểm tra lời khai của bị can. Chẳng hạn, khi bị can khai rằng, chính A là kẻ chủ mu của

Ngày đăng: 08/03/2014, 10:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan