HINH-THAI-KT-XH pdf

14 236 0
HINH-THAI-KT-XH pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LÝ LUẬN HÌNH THÁI KINH TẾ – XÃ HỘI & CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM Trong kho tàng lý luận của chủ nghóa Mác – Lênin, lý luận hình thái kinh tế – xã hội chiếm một vò trí quan trọng. Lý luận này không chỉ có ý nghóa về mặt lý luận mà còn có giá trò về mặt thực tiễn. Bởi vì nó không chỉ lý giải một cách khoa học về sự vận động và phát triển của lòch sử xã hội loài người mà còn là “kim chỉ nam” cho công cuộc xây dựng chủ nghóa xã hội ở một số quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Vì vậy, việc nghiên cứu và vận dụng một cách sáng tạo lý luận này vào công cuộc xây dựng chủ nghóa xã hội phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh lòch sử của đất nước và quốc tế, là công việc cần thiết và cấp bách. I. LÝ LUẬN HÌNH THÁI KINH TẾ –XÃ HỘI VÀ VAI TRÒ PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA LÝ LUẬN NÀY 1. Những tiền đề xuất phát để xây dựng lý luận hình thái kinh tế – xã hội  Việc nhận thức, đánh giá các vấn đề lòch sử thường là phức tạp, khó khăn hơn rất nhiều so với nhận thức, đánh giá các vấn đề tự nhiên. Bởi lẽ, đời sống lòch sử không chỉ bao gồm nhiều lónh vực: kinh tế, xã hội, chính trò, văn hóa v.v mà chủ yếu do mọi sự tồn tại, biến đổi của lòch sử, của xã hội luôn gắn liền với cái chủ quan và lợi ích của con người. Điều đó đã lý giải, vì sao trong lòch sử tư tưởng triết học trước Mác, tồn tại nhiều quan điểm khác nhau khi đánh giá các vấn đề của đời sống xã hội, cũng như sự chi phối của quan điểm duy tâm trong lónh vực này. Mặc dù có sự khác nhau về chi tiết giữa các nhà tư tưởng duy tâm khi đánh giá đời sống xã hội, song nhìn chung, quan điểm của các nhà tư tưởng này đều có hạn chế chung trong phương pháp tiếp cận các vấn đề xã hội. Đó là, họ tiếp cận các vấn đề xã hội từ góc độ nhân tố tinh thần như: đạo đức, niềm tin tôn giáo, chính trò v.v… Do dựa trên các yếu tố tinh thần như vậy khi giải thích đời sống xã hội mà quan điểm duy tâm trước Mác bộc lộ các hạn chế cơ bản sau: - Thứ nhất, khi đánh giá về động lực của sự vận động, phát triển của xã hội, quan điểm duy tâm thường quy về vai trò của nhân tố, thực thể tinh thần siêu nhiên nào đó. - Thứ hai, khi xem xét vò trí, vai trò của các lónh vực cụ thể của đời sống xã hội như: kinh tế, chính trò, văn hóa tinh thần v.v… trong mối quan hệ giữa chúng với nhau, cũng như vai trò của từng lónh vực này đối với toàn thể xã hội, quan điểm duy tâm đã không nhận thức được vai trò nền tảng, cơ sở của lónh vực kinh tế. Quan điểm này thường có xu hướng đề cao vai trò quyết đònh của các lónh vực ngoài kinh tế như: đạo đức, chính trò, pháp luật, v.v…  Nhằm vạch rõ sự hạn chế mang tính duy tâm của quan điểm xã hội trước Mác, biểu hiện tập trung trong triết học Đức đầu thế kỷ XIX, C.Mác đã nhận đònh rằng, các nhà triết học này đã “lấy sự thống trò của tôn giáo làm tiền đề. Và dần dà, người ta tuyên bố mọi quan hệ thống trò là một quan hệ tôn giáo và người ta biến quan hệ đó thành sự sùng bái: sùng bái pháp luật, sùng bái nhà nước” 1 . Chính từ việc phê phán quan điểm duy tâm trước Mác trong việc xây dựng tiền đề xuất phát cho các vấn đề xã hội, C.Mác đã đưa ra một hướng tiếp cận mới, một xuất phát điểm mới, có tính khoa học và thuyết phục cao nhằm lý giải các vấn đề của đời sống xã hội, cũng như làm tiền đề, xuất phát điểm cho học thuyết của mình. - Hoàn toàn khác với các nhà triết học trước kia, trong đó có cả các nhà triết học cổ điển Đức, C.Mác và Ph.Ăngghen không bắt đầu việc nghiên cứu đời sống xã hội từ những xuất phát điểm trừu tượng như yếu tố tinh thần hay con người chung chung. Trái lại, xuất phát điểm nghiên cứu xã hội của các ông là những cái có thực, hiện đang tồn tại phổ biến, hiển nhiên trong đời sống xã hội, do đó, mang tính thuyết phục hơn rất nhiều. Ở đây, các ông bắt đầu việc nghiên cứu xã hội của mình bằng việc xem xét yếu tố con người cụ thể, hiện thực, hiện đang sống đời sống thực trong từng xã hội cụ thể. Mác viết: “Hoàn toàn khác với triết học Đức là triết học từ trên trời đi xuống đất, ở đây chúng ta từ dưới đất đi lên trời, tức là chúng ta không xuất phát từ những điều mà con người nói, tưởng tượng, hình dung, chúng ta cũng không xuất phát từ những con người chỉ tồn tại trong lời nói, trong ý nghó, trong tưởng tượng, trong biểu tượng của người khác, để từ đó mà đi tới con người bằng xương, bằng thòt; không, chúng ta xuất phát từ những con người đang hành động, hiện thực và chính là cũng xuất phát từ quá trình đời sống hiện thực của họ mà chúng ta mô tả sự phát triển của những phản ánh tư tưởng và tiếng vang tư tưởng của quá trình đời sống ấy” 2 . Tính đúng đắn, tính thuyết phục của xuất phát điểm này của C.Mác và Ph.Ăngghen thể hiện ở chỗ, sự tồn tại người là một sự tồn tại hiển nhiên và phổ biến trong đời sống xã hội. Không những thế, chính sự tồn tại người này quy đònh sự tồn tại của toàn thể xã hội. Do đó, về mặt phương pháp luận, khi đề cập tới xã hội thì người ta buộc phải đề cập trước hết tới sự tồn tại của những con người trong xã hội đó. - Tiếp tục một cách lôgíc, hợp lý xuất phát điểm đúng đắn này, hai ông đi tới việc xác đònh tiền đề đầu tiên của tất cả mọi sự tồn tại của con người, và do đó, cũng là tiền đề của mọi quá trình lòch sử, đó là: “người ta phải có khả năng sống đã rồi mới có thể “làm ra lòch sử”. Nhưng muốn sống được thì trước hết cần phải có thức ăn, thức uống, nhà ở, quần 1 C.Mác, Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trò quốc gia, Hà Nội, 2004, t.3, tr.27. 2 C.Mác, Ph.Ăngghen: Sđd, tr.37-38. áo và một vài thứ khác nữa. Như vậy, hành vi lòch sử đầu tiên là việc sản xuất ra những tư liệu để thỏa mãn những nhu cầu ấy, việc sản xuất ra bản thân đời sống vật chất” 3 . - Ở đây, khi đề cập tới quan hệ giữa nhu cầu của con người và sản xuất vật chất, các ông cũng chỉ rõ vai trò to lớn của nhu cầu đối với sự phát triển sản xuất vật chất, cũng như sự phát triển của toàn thể xã hội. Theo C.Mác, nhu cầu của con người được hình thành một cách khách quan trong đời sống của họ. Không những thế, nhu cầu con người được biểu hiện ra một cách rất phong phú, đa dạng như nhu cầu vật chất, nhu cầu tinh thần v.v… vai trò của nhu cầu biểu hiện, nó là động lực bên trong thúc đẩy con người hoạt động, phát triển. Khi nhu cầu này được thỏa mãn thì lập tức xuất hiện nhu cầu mới. Cứ như vậy, nhu cầu của con người là động lực thúc đẩy sự phát triển của chính họ, và qua đó, là động lực phát triển của cả xã hội. - Khi đề cập tới hoạt động sản xuất vật chất với tính cách là hành vi lòch sử đầu tiên của con người, C.Mác cũng đồng thời chỉ ra các hoạt động sản xuất khác của con người như: hoạt động sản xuất tinh thần và hoạt động sản xuất ra bản thân con người cũng như các quan hệ xã hội khác. Trong các hoạt động đó, hoạt động sản xuất vật chất đóng vai trò là hoạt động nền tảng, cơ sở cho toàn bộ đời sống xã hội, cũng như là điểm đánh dấu sự khác biệt căn bản giữa con người và con vật. C.Mác viết: “bản thân con người bắt đầu bằng tự phân biệt với súc vật ngay khi con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình” 4 . Chính thông qua sản xuất vật chất để duy trì sự tồn tại và phát triển của mình, con người đã đồng thời sáng tạo ra toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần của xã hội với tất cả tính phong phú của nó. Do đó, việc xuất phát từ con người hiện thực để nghiên cứu đời sống xã hội đòi hỏi phải bắt đầu từ sản xuất vật chất của họ, qua đó, đi đến việc xem xét các mặt khác của xã hội nhằm tìm ra các quy luật vận động, phát triển khách quan của xã hội. - Khi xem xét hoạt động sản xuất vật chất, C.Mác phát hiện ra hai mặt không tách rời nhau của quá trình này (lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất), biểu hiện mối quan hệ song trùng xuất hiện trong sản xuất, đó là: quan hệ giữa con người với tự nhiên và quan hệ giữa con người với nhau; trong đó, quan hệ giữa con người với tự nhiên biểu hiện ở lực lượng sản xuất, còn quan hệ giữa con người với nhau biểu hiện ở quan hệ sãn xuất. Hai mặt này của sản xuất vật chất tồn tại thống nhất với nhau, tạo thành phương thức sản xuất. Chính sự tác động qua lại giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong một phương thức sản xuất đã tạo nên quy luật: quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Dựa trên cơ sở nghiên cứu hoạt động sản xuất vật chất, C.Mác đi tới việc nghiên cứu các mặt khác của đời sống xã hội như: chính trò, pháp quyền, cũng như những biểu hiện của đời sống văn hóa tinh thần của xã hội. Ở đây, C.Mác đã dần dần phát hiện ra tính quy luật trong các mối quan hệ chằng chòt giữa các lónh vực của xã hội: cơ sở hạ tầng quyết đònh kiến trúc thượng tầng; tồn tại xã hội quyết đònh ý thức xã hội; phương thức sản xuất quyết đònh tất cả các mặt của đời sống xã hội. Chính sự tương tác giữa các lónh vực, các nhân tố xã hội như vậy đã làm cho xã hội vận động, phát triển theo quy luật khách quan. - Khi chỉ rõ sự phát triển xã hội là một quá trình khách quan, đồng thời, C.Mác cũng khẳng đònh vai trò to lớn của nhân tố chủ quan. Trong đó, sự phát triển của lòch sử chính là kết quả của sự tương tác biện chứng giữa cái khách quan và cái chủ quan, giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan. Đương nhiên, con người không thể có khả năng tạo ra hay xóa đi quy luật khách quan. Tuy nhiên, con người hoàn toàn có khả năng nhận thức và vận dụng quy luật khách quan trong hoạt động thực tiễn nhằm đạt mục đích, lợi ích của mình. Khi con người chưa nhận thức được quy luật thì hoạt động của họ còn mang tính tự phát, kết quả hoạt động còn hạn chế. Song, khi con người đã nhận thức được quy luật rồi thì hoạt động của họ sẽ trở nên tự giác và có thể đạt kết quả mong muốn. Nói cách khác, nhân tố chủ quan dù không thể tạo ra, thay đổi xu hướng vận động, phát triển của xã hội nhưng có thể đẩy nhanh hay làm chậm sự vận động, phát triển đó.  Tóm lại, xuất phát từ vai trò quyết đònh của sản xuất vật chất, C.Mác đã phân tích một cách khoa học mối quan hệ của tất cả các lónh vực, các mặt của đời sống xã hội; cũng như phát hiện ra các quy luật cơ bản chi phối sự vận động, phát triển của xã hội. Trên cơ sở đó, ông đã đi tới sự khái quát khoa học về lý luận hình thái kinh tế – xã hội. 2. Cấu trúc xã hội, phạm trù hình thái kinh tế – xã hội Xã hội là một hệ thống cực kỳ phức tạp, bao gồm nhiều lónh vực, yếu tố có quan hệ chằng chòt và tác động lẫn nhau. Vì vậy, khi nghiên cứu xã hội phải xem xét cụ thể từng lónh vực, từng bộ phận cấu thành hệ thống xã hội, cũng như sự tác động giữa chúng với nhau, vạch ra những bộ phận chủ yếu, có tính quyết đònh trong các mối quan hệ này.  Theo triết học Mác, xã hội là một hệ thống có một cấu trúc phức tạp, bao gồm các lónh vực: lónh vực kinh tế, tức lónh vực quan hệ sản xuất; lónh vực xã hội, tức các quan hệ xã hội như: quan hệ gia đình, giai cấp, dân tộc; lónh vực chính trò và lónh vực tinh thần. Trong các lónh vực này, lónh vực kinh tế, quan hệ sản xuất đóng vai trò nền tảng, quyết đònh tất cả các lónh vực, các quan hệ xã hội khác. C.Mác viết: “trong sự sản xuất xã hội ra đời sống của mình, con người có những quan hệ nhất đònh, tất yếu, không tùy thuộc vào ý muốn của họ – tức những quan hệ sản xuất, những quan hệ này phù hợp với trình độ phát triển nhất đònh của các lực lượng sản xuất vật chất của họ. Toàn bộ các quan hệ sản xuất ấy hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội, tức là cái cơ sở hiện thực trên đó dựng lên một kiến trúc thượng tầng pháp lý và chính trò 3 C.Mác, Ph.Ăngghen: Sđd, tr.40. 4 C.Mác, Ph.Ăngghen: Sđd, tr.29 và những hình thái ý thức xã hội nhất đònh tương ứng với cơ sở hiện thực đó. Phương thức sản xuất đời sống vật chất quyết đònh các quá trình sinh hoạt xã hội, chính trò và tinh thần nói chung” 5 . Hơn nữa, theo quan điểm của C.Mác, các quan hệ sản xuất xã hội còn quy đònh tính độc đáo riêng của từng xã hội cụ thể. Nó chính là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt xã hội này với xã hội kia. Ông khẳng đònh: “tổng hợp lại thì những quan hệ sản xuất hợp thành cái mà người ta gọi là các quan hệ xã hội, là xã hội, và hơn nữa hợp thành một xã hội ở vào một giai đoạn phát triển lòch sử nhất đònh, một xã hội có tính chất độc đáo riêng biệt. Xã hội cổ đại, xã hội phong kiến, xã hội tư sản đều là những tổng thể quan hệ sản xuất như vậy, mỗi tổng thể đó đồng thời lại đại biểu cho một giai đoạn phát triển đặc thù trong lòch sử nhân loại” 6 .  Trong một hình thái kinh tế – xã hội, sự tồn tại của quan hệ sản xuất lại gắn liền với sự tồn tại của lực lượng sản xuất, tạo thành thể thống nhất của một nền sản xuất, của một phương thức sản xuất nhất đònh. Trong phương thức sản xuất này, lực lượng sản xuất đóng vai trò là cơ sở vật chất của hình thái kinh tế – xã hội và quyết đònh đến sự tồn tại, biến đổi của quan hệ sản xuất. C.Mác viết: “những quan hệ xã hội đều gắn liền mật thiết với những lực lượng sản xuất. Do có được những lực lượng sản xuất mới, loài người thay đổi phương thức sản xuất của mình, và do thay đổi phương thức sản xuất, cách kiếm sống của mình, loài người thay đổi tất cả những quan hệ xã hội của mình. Cái cối xay quay bằng tay đưa lại cho xã hội có lãnh chúa, cái cối xay chạy bằng hơi nước đưa lại xã hội có nhà tư bản công nghiệp” 7 .  Bên cạnh việc chỉ ra quan hệ sản xuất là quan hệ cơ bản, nguyên thủy trong sự tồn tại của đời sống xã hội, C.Mác còn chỉ ra sự tồn tại của các quan hệ xã hội khác như: quan hệ chính trò, quan hệ trong lónh vực tinh thần; cũng như mối quan hệ giữa chúng. Trong đó, ông cho thấy: toàn bộ các quan hệ sản xuất hiện đang tồn tại trong xã hội và tạo thành kết cấu kinh tế của xã hội đó là cơ sở hạ tầng, còn các mặt, các quan hệ còn lại (chính trò, pháp quyền, tinh thần v.v…) là kiến trúc thượng tầng. Đồng thời, sự hình thành, tồn tại, biến đổi của kiến trúc thượng tầng dựa trên cơ sở của cơ sở hạ tầng, phù hợp với cơ sở hạ tầng này. Từ những tư tưởng trên của các nhà kinh điển, có thể nhận đònh khái quát: Hình thái kinh tế – xã hội là phạm trù của chủ nghóa duy vật lòch sử dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lòch sử nhất đònh, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó, phù hợp với một trình độ nhất đònh của lực lượng sản xuất, và với một kiến trúc thượng tầng tương ứng, được xây dựng trên những quan hệ sản xuất ấy. 3. Phép biện chứng trong sự vận động, phát triển của các hình thái kinh tế – xã hội Lòch sử phát triển của xã hội là lòch sử của sự vận động, phát triển, thay thế lẫn nhau giữa các hình thái kinh tế – xã hội. Nguyên nhân của quá trình này là do sự tác động biện chứng giữa các bộ phận, yếu tố cấu thành hình thái kinh tế – xã hội: giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất, giữa cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng. a) Biện chứng giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất  Phương thức sản xuất là cách thức con người tiến hành sản xuất vật chất ở từng giai đoạn lòch sử nhất đònh của xã hội loài người. - Mỗi xã hội đều có một phương thức sản xuất đặc trưng. Phương thức sản xuất đóng vai trò quyết đònh tới mọi mặt của đời sống xã hội. Hơn nữa, sự phát triển và thay thế lẫn nhau giữa các phương thức sản xuất quyết đònh sự phát triển của xã hội. - Sự tồn tại của một phương thức sản xuất bò quy đònh bởi sự thống nhất biện chứng giữa lực lượng sản xuất ở trình độ phát triển nhất đònh với quan hệ sản xuất tương ứng. Sự vận động, phát triển của phương thức sản xuất bò quy đònh bởi sự tác động biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất đó.  Lực lượng sản xuất là toàn bộ các lực lượng được con người sử dụng trong quá trình sản xuất vật chất. Lực lượng sản xuất bao gồm các yếu tố cơ bản: người lao động với sức mạnh về thể lực, trí lực, kỹ năng lao động cụ thể và tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động. - Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong quá trình sản xuất vật chất. Nó thể hiện năng lực thực tiễn của con người trong hoạt động sản xuất vật chất, trong chinh phục tự nhiên. - Trong các yếu tố của lực lượng sản xuất, nhân tố người lao động có vai trò quan trọng nhất, quyết đònh nhất. Đây chính là lực lượng sản xuất hàng đầu. Bởi lẽ, với tư cách là chủ thể của quá trình hoạt động thực tiễn nói chung, hoạt động sản xuất vật chất nói riêng, người lao động là người sử dụng và phát huy phẩm chất của tư liệu sản xuất, trước hết là của công cụ lao động, nhằm tạo ra của cải vật chất ngày càng cao. Cùng với sự phát triển của sản xuất và xã hội, phẩm chất người lao động ngày càng phát triển, cả về thể lực, trí lực lẫn kỹ năng lao động. Ngày nay, trong thời đại cách mạng khoa học và công nghệ, vai trò của lao động trí tuệ ngày càng đóng vai trò quyết đònh trong sản xuất. 5 C.Mác, Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trò quốc gia, Hà Nội, t.13, tr.14-15. 6 C.Mác, Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trò quốc gia, Hà Nội, t.6, tr.553. 7 C.Mác, Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trò quốc gia, Hà Nội, t.4, tr.187 - Bên cạnh nhân tố người lao động, nhân tố công cụ lao động cũng có vai trò vô cùng quan trọng trong lực lựơng sản xuất. Công cụ lao động là yếu tố động nhất, cách mạng nhất trong lực lượng sản xuất. Bởi lẽ, công cụ lao động không ngừng được cải tiến, biến đổi và hoàn thiện trong quá trình sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu tăng năng suất lao động. Sự thay đổi của công cụ lao động làm biến đổi toàn bộ tư liệu sản xuất, qua đó biến đổi toàn bộ lực lượng sản xuất nói chung. Trình độ của công cụ lao động chính là thước đo trình độ chinh phục tự nhiên của con người, qua đó là tiêu chuẩn để phân biệt giữa các thời đại kinh tế trong lòch sử nhân loại. - Ngoài ra, trong sự phát triển của lực lượng sản xuất và của xã hội nói chung, đặc biệt trong thời đại cách mạng khoa học và công nghệ ngày nay, vai trò của khoa học đối với sự phát triển của sản xuất và của xã hội ngày càng trở nên quan trọng. Sự phát triển khoa học trở thành động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của sản xuất và của cả xã hội. Ngày nay, khoa học đã thâm nhập sâu vào quá trình sản xuất và trở thành “lực lượng sản xuất trực tiếp”. Khoa học ngày càng trở thành nhân tố không thể thiếu trong hoạt động sản xuất. Chính sự thâm nhập ngày càng sâu của khoa học vào sản xuất làm cho lực lượng sản xuất có bước nhảy vọt, tạo thành cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.  Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất vật chất. Quan hệ sản xuất bao gồm ba mặt: quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ chức và quản lý sản xuất, quan hệ trong phân phối sản phẩm lao động làm ra. - Quan hệ sản xuất hình thành một cách khách quan trong quá trình sản xuất. Trong quan hệ sản xuất, ba mặt của nó thống nhất biện chứng với nhau. Trong đó, quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất là quan hệ xuất phát, cơ bản và đặc trưng của quan hệ sản xuất này. Quan hệ sở hữu quyết đònh quan hệ tổ chức, quản lý sản xuất và quan hệ phân phối sản phẩm. - Trong lòch sử tồn tại hai loại hình sở hữu cơ bản về tư liệu sản xuất: sở hữu tư nhân và sở hữu công cộng. Sở hữu tư nhân là loại hình sở hữu trong đó tư liệu sản xuất tập trung trong tay một số ít cá nhân, còn đa số người còn lại không có hoặc có rất ít tư liệu sản xuất. Sự tồn tại sở hữu tư nhân dẫn tới mối quan hệ giữa người và người là quan hệ thống trò và bò trò, bóc lột và bò bóc lột. Sở hữu công cộng là loại hình sở hữu trong đó tư liệu sản xuất thuộc về tất cả mọi thành viên trong xã hội. Vì vậy, mối quan hệ giữa người và người trong cộng đồng xã hội là quan hệ bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi. - Quan hệ tổ chức và quản lý sản xuất có vai trò tác động trực tiếp tới sản xuất, tới tổ chức và điều khiển quá trình sản xuất. Nó bò quan hệ sở hữu quy đònh và phải thích ứng với quan hệ sở hữu này. Tuy nhiên, trong thực tế, cũng có trường hợp quan hệ tổ chức, quản lý sản xuất không thích ứng với quan hệ sở hữu. Trong trường hợp đó, quan hệ tổ chức quản lý sản xuất này sẽ làm biến dạng quan hệ sở hữu. - Quan hệ phân phối sản phẩm lao động mặc dù bò chi phối bởi quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất và quan hệ tổ chức quản lý sản xuất, song nó cũng có khả năng tác động trở lại tới hai quan hệ kia, cũng như tác động tới thái độ của người lao động. Bởi lẽ, quan hệ về phân phối sản phẩm lao động tác động trực tiếp đến lợi ích của con người.  Trong phương thức sản xuất, lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tồn tại gắn liền nhau, thống nhất biện chứng với nhau: trong đó, lực lượng sản xuất là nội dung, còn quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của sản xuất. Lực lượng sản xuất thì thường xuyên biến đổi, còn quan hệ sản xuất thì ổn đònh tương đối. Chính sự tác động biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong một phương thức sản xuất nhất đònh đã tạo nên quy luật cơ bản, phổ biến nhất của sự vận động, phát triển của xã hội – quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Quy luật này biểu hiện nội dung cơ bản như sau: - Do nhu cầu khách quan của sự phát triển sản xuất, phát triển xã hội, con người không ngừng cải tiến, đổi mới công cụ lao động, làm cho công cụ lao động không ngừng phát triển, đồng thời qua đó, bản thân con người cũng ngày càng phát triển tương ứng. Điều đó dẫn tới sự phát triển của toàn bộ lực lượng sản xuất. Sự phát triển của lực lượng sản xuất được thể hiện ở trình độ phát triển của nó. Trình độ phát triển này được đo bằng trình độ của công cụ lao động, trình độ người lao động, trình độ tổ chức và phân công lao động xã hội cũng như trình độ ứng dụng khoa học vào sản xuất. Gắn liền với trình độ của lực lượng sản xuất là tính chất của nó. Tính chất của lực lượng sản xuất biểu hiện tính chất của quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm cũng như tính chất của sự kết hợp giữa người lao động với công cụ lao động trong quá trình sản xuất. Khi lực lượng sản xuất là thủ công, phân công lao động xã hội còn thấp thì lực lượng sản xuất chủ yếu còn mang tính cá nhân. Khi lực lượng sản xuất đã phát triển tới trình độ cơ khí, hiện đại, cũng như phân công lao động xã hội đã phát triển thì lực lượng sản xuất có tính xã hội hóa. - Chính quá trình tồn tại, vận động và phát triển của lực lượng sản xuất đã quyết đònh sự tồn tại, biến đổi của quan hệ sản xuất. Cụ thể: khi phương thức sản xuất mới ra đời, với tư cách là hình thức xã hội của lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất được xây dựng phù hợp với trình độ phát triển hiện có của lực lượng sản xuất. Ở thời điểm này, tất cả các mặt của quan hệ sản xuất đều “tạo đòa bàn đầy đủ” cho lực lượng sản xuất phát triển. Tuy nhiên, do lực lượng sản xuất không ngừng phát triển, đến lúc nào đó, khi lực lượng sản xuất đã phát triển đến trình độ nhất đònh, khi đó quan hệ sản xuất không còn phù hợp với lực lượng sản xuất, không đáp ứng được nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất giờ đây đã trở thành “xiềng xích” của lực lượng sản xuất, kìm hãm lực lượng sản xuất. - Nhu cầu khách quan của sự phát triển lực lượng tất yếu dẫn tới việc thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng một quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ phát triển mới của lực lượng sản xuất. Sự thay thế quan hệ sản xuất này cũng đồng nghóa với việc thay thế phương thức sản xuất cũ bằng một phương thức sản xuất mới. C.Mác viết: “tới một giai đoạn phát triển nào đó của chúng, các lực lượng sản xuất vật chất của xã hội mâu thuẫn với những quan hệ sản xuất hiện có, hay – đây chỉ là biểu hiện pháp lý của những quan hệ sản xuất đó – mâu thuẫn với những quan hệ sở hữu, trong đó từ trước đến nay, các lực lượng sản xuất vẫn phát triển. Từ chỗ là các hình thức phát triển của các lực lượng sản xuất, những quan hệ ấy trở thành những xiềng xích của các lực lượng sản xuất. Khi đó bắt đầu thời đại một cuộc cách mạng xã hội” 8 . - Lực lượng sản xuất quyết đònh quan hệ sản xuất, song bản thân quan hệ sản xuất cũng có tính độc lập tương đối và tác động trở lại lực lượng sản xuất. Sở dó quan hệ sản xuất có thể tác động tới sự phát triển của lực lượng sản xuất bởi vì, quan hệ sản xuất quy đònh mục đích của sản xuất, đồng thời có ảnh hưởng trực tiếp tới thái độ của người lao động, đến tổ chức và phân công lao động xã hội v.v… Khi quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, nó trở thành động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Ngược lại, khi quan hệ sản xuất không phù hợp với lực lượng sản xuất, biểu hiện ở sự lạc hậu, lỗi thời hay “tiên tiến”hơn một cách giả tạo so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất thì khi đó nó sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. - Trong trường hợp quan hệ sản xuất kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất này sẽ bò thay thế bởi quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất để tiếp tục thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Tuy nhiên quá trình thay thế này không diễn ra một cách giản đơn, tự phát mà nó tùy thuộc vào năng lực tự giác của chủ thể con người. Trong xã hội có giai cấp, quá trình này chỉ diễn ra thông qua đấu tranh giai cấp và cách mạng xã hội. b) Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng  Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một xã hội nhất đònh. - Kết cấu của một cơ sở hạ tầng của một xã hội cụ thể, trừ xã hội nguyên thủy, bao gồm: quan hệ sản xuất thống trò, quan hệ sản xuất tàn dư của xã hội cũ, quan hệ sản xuất mầm mống của xã hội tương lai. Trong đó, quan hệ sản xuất thống trò luôn giữ vai trò chủ đạo, chi phối các quan hệ sản xuất khác, cũng như quy đònh xu hướng chung của đời sống kinh tế – xã hội. - Cơ sở hạ tầng của một xã hội luôn được đặc trưng bởi quan hệ sản xuất thống trò trong xả hội đó. Nếu xét sự tồn tại của quan hệ sản xuất trong một phương thức sản xuất thì nó chính là hình thức phát triển của lực lượng sản xuất. Nếu xét quan hệ sản xuất trong tổng thể các quan hệ xã hội khác thì nó lại trở thành cơ sở kinh tế của xã hội, tức cơ sở hiện thực, trên đó hình thành một kiến trúc thượng tầng tương ứng.  Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ các quan điểm: chính trò, pháp quyền, triết học, đạo đức, tôn giáo…cùng với những thiết chế xã hội tưong ứng như: nhà nước, đảng phái, giáo hội, các tổ chức xã hội khác được hình thành trên cơ sở hạ tầng nhất đònh. - Kết cấu của kiến trúc thượng bao gồm nhiều yếu tố, trong đó, mỗi yếu tố đều có đặc điểm riêng, có quy luật phát triển riêng. Trong quan hệ với cơ sở hạ tầng, một mặt, tất cả các yếu tố của kiến trúc thượng tầng đều hình thành và phát triển trên cơ sở hạ tầng song mặt khác, mỗi một yếu tố lại có một quan hệ cụ thể với cơ sở hạ tầng này. Những yếu tố như chính trò, pháp quyền có quan hệ trực tiếp, còn các yếu tố như: triết học, tôn giáo, nghệ thuật chỉ có quan hệ gián tiếp với cơ sở hạ tầng. - Trong xã hội có giai cấp, kiến trúc thượng tầng luôn mang tính giai cấp, thể hiện một cuộc đấu tranh về chính trò, tư tưởng giữa các giai cấp đối kháng mà trong đó đặc trưng là sự thống trò về mặt chính trò – tư tưởng của giai cấp thống trò. Trong kiến trúc thượng tầng, nhà nước đóng vai trò quan trọng nhất. Bởi vì, nó không chỉ tiêu biểu cho chế độ chính trò của xã hội cụ thể mà hơn nữa, nhờ có nhà nước, giai cấp thống trò mới có thể thực hiện được sự thống trò của mình đối với tất cả các mặt của đời sống xã hội.  Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là hai mặt cấu thành của hình thái kinh tế – xã hội, chúng thống nhất biện chứng với nhau, tác động qua lại với nhau, trong đó, cơ sở hạ tầng quyết đònh kiến trúc thượng tầng; song kiến trúc thượng tầng cũng có tác động tích cực trở lại cơ sở hạ tầng. - Vai trò quyết đònh của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng biểu hiện: + Thứ nhất, mỗi cơ sở hạ tầng sẽ hình thành một kiến trúc thượng tầng tương ứng với nó. Trong đó, tính chất của cơ sở hạ tầng quyết đònh tính chất của kiến trúc thượng tầng. Trong xã hội có giai cấp, giai cấp nào giữ đòa vò thống trò về mặt kinh tế thì cũng giữ đòa vò thống trò về mặt chính trò và tinh thần của xã hội. Các mâu thuẫn trong lónh vực kinh tế, xét tới cùng, quyết đònh mâu thuẫn trong lónh vực chính trò, tư tưởng. Cuộc đấu tranh về chính trò, tư tưởng là biểu hiện của sự đối kháng trong kinh tế. Tất cả các yếu tố của kiến trúc thượng tầng đều trực tiếp hay gián tiếp phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng, bò cơ sơ sở hạ tầng quyết đònh. 8 C.Mác, Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trò quốc gia, Hà Nội, t.13, tr.15 + Thứ hai, khi cơ sở hạ tầng thay đổi thì sớm muộn kiến trúc thượng tầng cũng thay đổi theo. Sự thay đổi của kiến trúc thượng tầng không chỉ diễn ra trong giai đoạn thay thế giữa các hình thái kinh tế – xã hội mà còn diễn ra trong từng hình thái kinh tế – xã hội. Mặt khác, trong một hình thái kinh tế – xã hội, có những yếu tố thay đổi nhanh chóng cùng với sự thay đổi của cơ sở hạ tầng, nhưng cũng có yếu tố thay đổi chậm hơn. Đặc biệt, trong xã hội có giai cấp, sự thay đổi căn bản kiến trúc thượng tầng phải thông qua đấu tranh giai cấp và cách mạng xã hội. - Bản thân kiến trúc thượng tầng lại có tính độc lập tương đối trong sự vận động, phát triển và có sự tác động trở lại cơ sỏ hạ tầng. Trong sự tác động này, mọi yếu tố của kiến trúc thượng tầng đều tác đống đến cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên sự tác động của chúng là khác nhau. Đặc biệt, trong xã hội có giai cấp, nhà nước là nhân tố tác động mạnh nhất đến cơ sở hạ tầng, bởi vì nó chính là bộ máy quyền lực của giai cấp thống trò về kinh tế. Dù sự tác động của các yếu tố kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng diễn ra với những xu hướng khác nhau; nhưng chức năng xã hội của kiến trúc thượng tầng thống trò là duy trì, bảo vệ và củng cố cơ sở hạ tầng sinh ra nó, chống lại mọi nguy cơ làm suy yếu cơ sở hạ tầng. Do vậy, sự tác động của kiến trúc thượng tầng đến cơ sở hạ tầng cũng diễn ra theo hai hướng: + Nếu kiến trúc thượng tầng phù hợp với quy luật kinh tế khách quan thì nó trở thành động lực thúc đẩy kinh tế phát triển; + Nếu kiến trúc thượng tầng không phù hợp với quy luật kinh tế khách quan, thì nó trở thành nhân tố kìm hãm sự phát triển kinh tế, cũng như kìm hãm tiến bộ xã hội. Tuy nhiên , trong trường hợp này, do tính quyết đònh cuối cùng vẫn thuộc về cơ sở hạ tầng, cho nên, sớm muộn, bằng cách này hay cách khác cũng xuất hiện sự thay thế kiến trúc thượng lạc hậu đó bằng một kiến trúc thượng tầng mới tiến bộ để thúc đẩy kinh tế tiếp tục phát triển. c) Sự phát triển của các hình thái kinh tế – xã hội là một quá trình lòch sử tự nhiên  Dựa trên cơ sở phát hiện ra các quy luật xã hội cơ bản chi phối quá trình phát triển xã hội, cũng như trên cơ sở tổng kết sự phát triển của lòch sử trong thực tế, C.Mác đi tới kết luận khái quát: “Sự phát triển của những hình thái kinh tế – xã hội là một quá trình lòch sử – tự nhiên” 9 . Phân tích tư tưởng trên của C.Mác, chúng ta có thể rút ra một số nhận đònh: - Thứ nhất, khẳng đònh trên của C.Mác cho thấy, sự phát triển của lòch sử nhân loại, cũng tức là sự phát triển của hình thái kinh tế – xã hội, là một quá trình khách quan, tuân theo những quy luật khách quan của nó chứ không hề phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của con người. Bản thân V.I.Lênin cũng chỉ rõ: “Mác coi sự vận động xã hội là một quá trình lòch sử - tự nhiên, chòu sự chi phối của những quy luật không những không phụ thuộc vào ý chí, ý thức và ý đònh của con người mà trái lại, còn quyết đònh ý chí, ý thức và ý đònh của con người” 10 ; và “lòch sử – tự nhiên nghóa là quá trình lòch sử nhưng mang tính tự nhiên, tiếp tục lòch sử của giới tự nhiên, vận động theo quy luật và xét cho cùng thì không theo ý muốn con người” 11 . + Trong sự vận động, phát triển của mình, các hình thái kinh tế - xã hội vừa bò chi phối bởi quy luật phổ biến, vừa bò chi phối bởi các quy luật riêng, đặc thù. Các quy luật vận động phát triển phổ biến của xã hội là quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, quy luật cơ sở hạ tầng quyết đònh kiến trúc thượng tầng và các quy luật khác. Chính sự tác động của các quy luật khách quan đó mà các hình thái kinh tế - xã hội vận động, phát triển từ thấp đến cao. + Nguồn gốc sâu xa của sự vận động, phát triển các hình thái kinh tế - xã hội là ở sự phát triển của lực lượng sản xuất. Chính sự phát triển của lực lượng sản xuất quyết đònh làm thay đổi quan hệ sản xuất. Đến lượt mình, quan hệ sản xuất thay đổi sẽ làm cho kiến trúc thượng tầng thay đổi theo, và do đó mà các hình thái kinh tế - xã hội vận động, phát triển và thay thế lẫn nhau từ hình thái kinh tế - xã hội thấp lên hình thái kinh tế - xã hội khác cao hơn. V.I.Lênin viết: “chỉ có đem quy những quan hệ xã hội vào những quan hệ sản xuất, và đem quy những quan hệ sản xuất vào trình độ của những lực lượng sản xuất thì người ta mới có được một cơ sở vững chắc để quan niệm sự phát triển của những hình thái xã hội là một quá trình lòch sử - tự nhiên” 12 Sự tác động của các quy luật khách quan làm cho các hình thái kinh tế - xã hội phát triển thay thế nhau từ thấp đến cao, đó là con đường phát triền chung của nhân loại. - Thứ hai, sự phát triển của xã hội, mặc dù cũng giống như sự phát triển của giới tự nhiên, biểu hiện ở chỗ, đây là quá trình khách quan, tuân theo quy luật khách quan, chứ không hề phụ thuộc ý muốn chủ quan của con người; song lại không giống như sự phát triển của tự nhiên, ở chỗ nó luôn diễn ra thông qua hoạt động tự giác, có mục đích, với những lợi ích nhất đònh của con người. Bởi lẽ, xã hội là xã hội con người. Mọi biến đổi của xã hội đều phải thông qua hoạt động của con người. Sự tồn tại và sự chi phối của các quy luật xã hội cũng liên quan tới các hoạt động của con người. Do đó, nếu hoạt động chủ quan của con người phù hợp với quy luật khách quan, tính tự giác của chủ thể được phát huy thì sự phát triển xã hội sẽ diễn ra nhanh hơn. Ngược lại, nếu hoạt động của con người là tùy tiện, trái với quy luật khách quan 9 C.Mác, Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trò quốc gia, Hà Nội, t.23, tr.21. 10 V.I.Lênin: Toàn tập, t.1, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, tr.200. 11 V.I.Lênin: Toàn tập, t.1, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, tr.538. 12 Sđd, tr.163. thì nó sẽ làm chậm tiến trình phát triển của lòch sử. Đây chính là một sự khác biệt căn bản giữa tồn tại xã hội và tồn tại tự nhiên, giữa sự vận động, phát triển của xã hội với sự vận động, phát triển của tự nhiên. - Thứ ba, chính vì sự phát triển của xã hội mang tính lòch sử – tự nhiên cho nên, trong sự phát triển của nó, vừa bao hàm tính phổ biến, tính quy luật chung, lại vừa bao hàm tính đặc thù, tính phong phú, đa dạng. Con đường phát triển của mỗi dân tộc không chỉ bò chi phối bởi các quy luật chung, mà còn bò tác động bởi các điều kiện phát triển cụ thể của mỗi dân tộc, như điều kiện về tự nhiên, về chính trò, về truyền thống, về văn hoá, về tác động quốc tế … Do đó, theo quan điểm của C.Mác, sự phát triển lòch sử – tự nhiên của xã hội, biểu hiện trong sự phát triển của mỗi dân tộc, hoàn toàn có thể biểu hiện dưới hình thức phát triển rút ngắn, hay là khả năng bỏ qua một, hay một vài giai đoạn phát triển nào đó để lên hẳn giai đoạn phát triển cao hơn. Điều đó cũng có nghóa, trong tính phong phú đa dạng của sự phát triển xã hội, một mặt, trong cùng một hình thái kinh tế - xã hội nhưng ở các nùc khác nhau, với điều kiện lòch sử – cụ thể, có thể có những hình thức cụ thể khác nhau; đồng thời, mặt khác, cũng có những dân tộc sẽ lần lượt trải qua tất cả các hình thái kinh tế - xã hội nào đó. Đương nhiên, sự phát triển rút ngắn, sự bỏ qua đó phải được diễn ra theo một quá trình lòch sử - tự nhiên chứ không phải theo ý muốn chủ quan của con người. Tóm lại, theo quan điểm của triết học Mác, quá trình lòch sử - tự nhiên của sự phát triển xã hội chẳng những diễn ra theo con đường phát triển tuần tự, mà còn bao hàm cả sự bỏ qua, trong những điều kiện nhất đònh, một hoặc một số hình thái kinh tế - xã hội nhất đònh. 4. Tính khoa học và vai trò phương pháp luận của lý luận hình thái kinh tế - xã hội a) Tính khoa học của lý luận hình thái kinh tế – xã hội: Sự ra đời lý luận hình thái kinh tế - xã hội là một bước chuyển biến cách mạng trong nhận thức về đời sống xã hội. Lý luận đó đưa lại quan điểm duy vật về xã hội, chỉ ra sản xuất vật chất là cơ sở của đời sống xã hội, phương thức sản xuất quyết đònh quá trình sinh hoạt chính trò và tinh thần nói chung. Lý luận đó cũng chỉ ra xã hội là một hệ thống có cấu trúc phức tạp, trong đó các mặt, các lónh vực có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau một cách biện chứng. Đồng thời, lý luận đó cũng chỉ ra động lực bên trong của sự vận động phát triển xã hội; chỉ ra các quy luật vận động, phát triển khách quan của xã hội, và do đó chỉ ra sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lòch sử - tự nhiên . b) Vai trò phương pháp luận của lý luận hình thái kinh tế - xã hội  Thứ nhất, do lý luận hình thái kinh tế - xã hội đã chỉ ra: sản xuất vật chất là cơ sở của đời sống xã hội, phương thức sản xuất quyết đònh quá trình sinh hoạt xã hội, chính trò và tinh thần nói chung, cho nên, trong hoạt động nhận thức và thực tiễn xã hội, người ta không thể xuất phát từ ý thức tư tưởng, từ ý chí của con người để giải thích về đời sống xã hội, mà ngược lại, phải tìm cơ sở sâu xa của các hiện tượng xã hội từ trong sản xuất, từ phương thức sản xuất; đồng thời, mặt khác, để có thể thực hiện được sự thắng lợi của xã hội này đối với xã hội khác, suy đến cùng xã hội đó phải tạo ra được một phương thức sản xuất mới tiến bộ hơn, năng suất lao động cao hơn phương thức sản xuất cũ.  Thứ hai, lý luận hình thái kinh tế - xã hội đã chỉ ra, xã hội không phải là sự kết hợp một cách ngẫu nhiên, máy móc giữa các cá nhân, mà là một cơ thể sống sinh động, các mặt thống nhất chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Trong đó, quan hệ sản xuất là quan hệ cơ bản, quyết đònh các quan hệ xã hội khác, là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt các chế độ xã hội; quan hệ sản xuất lại phải phù hợp với một trình độ phát triển nhất đònh của lực lượng sản xuất. Điều đó cho thấy, trong nhận thức, muốn nhận thức đúng đời sống xã hội phải phân tích một cách sâu sắc các mặt của đời sống xã hội và mối quan hệ lẫn nhau giữa chúng. Trong đó, phân tích quan hệ sản xuất không thể tách rời lực lượng sản xuất; phân tích các quan hệ xã hội không tách rời quan hệ sản xuất; mặt khác, trong thực tiễn, việc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới phải được tiến hành một cách đồng bộ ở tất cả các mặt của đời sống xã hội: từ lực lượng sản xuất đến quan hệ sản xuất, từ cơ sở hạ tầng đến kiến trúc thượng tầng, trong đó xây dựng lực lượng sản xuất mới là cái có ý nghóa quyết đònh.  Thứ ba, lý luận hình thái kinh tế - xã hội chỉ ra rằng, sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lòch sử - tự nhiên, tức diễn ra theo các quy luật khách quan, chứ không phải theo ý muốn chủ quan. Điều đó cho thấy, để nhận thức đúng về đời sống xã hội, về vận động phát triển của xã hội, phải đi sâu nghiên cứu tìm ra được quy luật vận động phát triển khách quan của xã hội nói chung, của từng xã hội cụ thể nói riêng. Trong thực tiễn, việc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới đòi hỏi phải nhận thức và vận dụng đúng quy luật khách quan, chống chủ quan duy ý chí.  Thứ tư, lý luận hình thái kinh tế - xã hội vừa chỉ ra quy luật phát triển chung của nhân loại, vừa chỉ ra mỗi dân tộc do điều kiện lòch sử - cụ thể mà có con đường phát triển riêng, đặc thù. Điều đó cho thấy, để nhận thức đúng đắn con đường phát triển của mỗi dân tộc, phải kết hợp chặt chẽ giữa việc nghiên cứu những quy luật chung với việc nghiên cứu một cách cụ thể điều kiện cụ thể của mỗi dân tộc về điều kiện tự nhiên, về truyền thống văn hóa, về quan hệ giai cấp, về điều kiện quốc tế… Mặt khác, trong hoạt động thực tiễn, đòi hỏi phải vận dụng một cách sáng tạo những quy luật chung vào những điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia, dân tộc để tìm ra con đường đi một cách đúng đắn nhất. 5. Lý luận hình thái kinh tế – xã hội và cách tiếp cận lòch sử nhân loại theo lý thuyết các nền văn minh  Ngày nay, có quan điểm cho rằng cần thay thế lý luận đó bằng cách tiếp cận khác, nhất là cách tiếp cận theo các nền văn minh. Theo cách tiếp cận này, người ta phân chia lòch sử phát triển nhân loại thành 3 nền văn minh: văn minh nông nghiệp, văn minh công nghiệp, văn minh hậu công nghiệp (hay còn gọi là văn minh trí tuệ, văn minh tin học). Đây là cách phân chia được sử dụng khá rộng rãi phổ biến hiện nay. Một trong những đại biểu xuất sắc của cách tiếp cận này là Alvin Toffler, nhà tương lai học nổi tiếng người Mỹ. Alvin Toffler đã phân chia lòch sử phát triển của nhân loại cho đến nay thành 3 làn sóng (hay 3 nền văn minh): - Làn sóng thứ nhất (bắt đầu từ xã hội nguyên thủy chuyển lên văn minh nông nghiệp): Thời nguyên thủy, con người sống theo thò tộc, bộ lạc và có tính bầy đàn, sinh sống bằng câu cá, săn bắn, hái lượm sau đó chuyển lên văn minh nông nghiệp. Trong nền văn minh này, hình thành nên làng mạc, sống đònh cư, đi vào sản xuất nông nghiệp, đất đai là cơ sở kinh tế. Đời sống được tổ chức xung quanh làng mạc, sự phân công lao động còn đơn giản. Nền kinh tế khép kín, mỗi cộng đồng tự sản xuất hầu hết các sản phẩm thỏa mãn nhu cầu riêng của mình. - Làn sóng thứ hai (văn minh công nghiệp): Nền văn minh này bắt đầu từ những năm 1650 – 1750. Nó được thực hiện thông qua cuộc cách mạng công nghiệp. Trong nền văn minh này có sự phân công lao động xã hội sâu sắc: chuyên môn hóa và tập trung hóa sản xuất. Công nghiệp phát triển và giữ vai trò thống trò trong nền kinh tế. - Làn sóng thứ ba (văn minh hậu công nghiệp, bắt đầu ở Mỹ, sau đó đến Anh, Pháp, Đức, Nhật…): Nền văn minh này gắn liền với sự ra đời những ngành khoa học mới vào những năm 50 của thế kỷ XX, như cơ học lượng tử, tin học, sinh học phân tử, đại dương học, kỹ thuật hạt nhân, sinh thái học, khoa học về vũ trụ… Từ đó, xuất hiện những ngành công nghiệp mới như công nghiệp điện tử, công nghiệp vũ trụ, xử lý thông tin, công nghệ gen… Con người đi vào sử dụng các năng lượng mới như năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, năng lượng dưới lòng đất…  Cách phân chia lòch sử phát triển của xã hội thành 3 nền văn minh mặc dầu có đề cập đến các mặt khác của đời sống xã hội, nhưng chủ yếu tập trung vào sự phát triển của sản xuất, vào trình độ phát triển của kinh tế. Suy đến cùng, cách phân chia này dựa vào ba trình độ phát triển cơ bản của lực lượng sản xuất: thủ công, đại công nghiệp cơ khí và công nghiệp hiện đại do cuộc cách mạng khoa học – công nghệ mang lại. Cách tiếp cận sự phát triển của xã hội theo ba nền văn minh có ý nghóa trong việc phân chia các thời đại kinh tế, trong việc xem xét trình độ kinh tế của mỗi nước, cũng như các giai đoạn tất yếu phải trải qua trong quá trình phát triển kinh tế. Tuy nhiên, cách tiếp cận đó còn phiến diện, không nêu ra được cơ sở phân chia các chế độ xã hội, cũng không chỉ ra được mối quan hệ giữa các mặt trong đời sống xã hội và quy luật thay thế xã hội này bằng xã hội khác cao hơn. Chính vì vậy nó không thể thay thế được lý luận hình thái kinh tế - xã hội.  Kể từ khi C.Mác xây dựng nên lý luận hình thái kinh tế - xã hội cho đến nay, loài người đã có nhiều bước phát triển hết sức to lớn về mọi mặt, nhưng lý luận đó vẫn giữ nguyên giá trò. Nó vẫn là phương pháp luận thật sự khoa học đối với nhận thức và thực tiễn xã hội. II. NHẬN THỨC VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 1. Dự báo của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin về chủ nghóa xã hội  C.Mác và Ph.Ăngghen đã vận dụng lý luận hình thái kinh tế - xã hội để phân tích một xã hội hiện thực là xã hội tư bản. Hai ông đã tìm ra quy luật phát sinh, phát triển, diệt vong của nó, từ đó dự báo về sự ra đời hình thái kinh tế - xã hội mới cao hơn – hình thái cộng sản chủ nghóa, mà giai đoạn đầu là chủ nghóa xã hội. Sau này, đến giai đoạn Lênin, dựa trên sự kế thừa tư tưởng của C.Mác, Ph.Ăngghen cũng như trên cơ sở tổng kết thực tiễn cách mạng những năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, V.I.Lênin tiếp tục đưa ra những dự báo về tính tất yếu của quá trình thay thế hình thái kinh tế – xã hội tư bản chủ nghóa bằng hình thái kinh tế – xã hội cao hơn, hình thái kinh tế - xã hội cộng sản văn minh; dự báo về những phương hướng phát triển chủ yếu của quá trình tiến lên xã hội mới - xã hội Cộng sản chủ nghóa; dự báo về những đặc trưng chủ yếu của xã hội tương lai - xã hội xã hội chủ nghóa và cộng sản chủ nghóa. - Về tính tất yếu của quá trình tiến lên chủ nghóa xã hội, chủ nghóa cộng sản: Bằng sự phân tích khoa học xã hội tư bản đương thời, một mặt, C.Mác và Ph.Ăngghen đánh giá cao vai trò lòch sử của chủ nghóa tư bản trong việc phát triển lực lượng sản xuất, tạo ra nền đại công nghiệp cơ khí và gắn liền với nó là giai cấp vô sản cách mạng; song mặt khác các ông cũng cho thấy mâu thuẫn cơ bản của phương thức sản xuất tư bản chủ nghóa, và khi giải quyết mâu thuẫn này sẽ dẫn tới việc thay thế chủ nghóa tư bản bằng chủ nghóa xã hội và chủ nghóa cộng sản. Chính sự phát triển của nền đại công nghiệp làm cho nền sản xuất có tính chất xã hội lại mâu thuẩn với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghóa. Sự phát triển của lực lượng sản xuất có tính chất xã hội đòi hỏi phải “thủ tiêu mâu thuẫn ấy”, phải “tự giải thoát khỏi cái tính chất tư bản của chúng, đến chỗ thực tế thừa nhận tính chất của chúng là lực lượng sản xuất xã hội” 13 . Điều đó có nghóa là, phải xoá bỏ chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghóa, xác lập chế độ sỡ hữu có tính chất xã hội – chế độ công hữu. Do đó, sự ra đời một xã hội mới thay thế chủ nghóa tư bản – đó là chủ nghóa xã hội, chủ nghóa cộng sản, là một tất yếu khách quan. - Về những phương hướng phát triển chủ yếu của quá trình đi lên chủ nghóa xã hội và chủ nghóa cộng sản: C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin nhấn mạnh các điểm sau: 13 C.Mác, Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trò quốc gia, Hà Nội, t.20, tr.385. + Một là, phải thực hiện việc xóa bỏ chế độ tư hữu. Bởi lẽ, theo các ông, việc xóa bỏ chế độ tư hữu là dấu hiệu cơ bản của bất kỳ lý luận cộng sản chủ nghóa nào. Theo C.Mác, “Phải đưa vấn đề sở hữu lên hàng đầu, coi đó là vấn đề cơ bản của phong trào, không kể là nó đã phát triển đến trình độ nào” 14 đương nhiên, các ông cũng lưu ý rằng việc xóa bỏ chế độ tư hữu này cần phải được tiến hành một cách khách quan, dựa trên cơ sở phát triển chín muồi của lực lượng sản xuất chứ không phải là sự xóa bỏ chủ quan, tùy tiện. + Hai là, phải thực hiện cách mạng vô sản, thiết lập chuyên chính vô sản. Theo C.Mác, việc tiến hành cách mạng vô sản và thiết lập chuyên chính vô sản chính “là tiền đề đầu tiên của mọi biện pháp cộng sản chủ nghóa” 15 . + Ba là, phải cải tạo và phát triển xã hội theo hướng giải phóng con người ra khỏi mọi áp bức bất công, tạo điều kiện để mọi người có thể phát triển toàn diện nhân cách của mình. + Bốn là, do sự ra đời chủ nghóa xã hội, chủ nghóa cộng sản không phải theo ý muốn chủ quan, mà dựa trên những tiền đề vật chất khách quan do chủ nghóa tư bản tạo ra, cho nên trong thực tiễn cách mạng, cần phải biết vừa kế thừa, phát triển các thành tựu văn minh đạt được trong lòng xã hội tư bản, vừa xoá bỏ tính chất tư bản của nó. - Về những đặc trưng chủ yếu của xã hội tương lai - xã hội xã hội chủ nghóa và cộng sản chủ nghóa: Dựa vào sự tổng kết lòch sử đương thời cũng như dựa vào sự suy luận lôgíc về sự phát triển tất yếu của lòch sử, C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin đã nêu ra những đặc trưng tiêu biểu nhất của chủ nghóa xã hội, chủ nghóa cộng sản như sau: + Một là, cơ sở vật chất của xã hội mới phải ở một trình độ phát triển cao. Tương ứng với thời kỳ đó, theo các ông, cơ sở vật chất này sẽ phải là một nền đại công nghiệp cơ khí. Đối với C.Mác, Ph.Ăngghen, chỉ khi nào có được một nền sản xuất dựa trên cơ sở lực lượng sản xuất phát triển, thì khi đó mới có thể nói tới sự chuyển biến từ tư bản chủ nghóa lên cộng sản chủ nghóa, mới có thể nói đến sự ra đời và thắng lợi của chủ nghóa xã hội và chủ nghóa cộng sản. Còn đối với V.I.Lênin, ông chỉ rõ: “nếu không có kỹ thuật tư bản chủ nghóa quy mô lớn được xây dựng trên những phát minh mới nhất của khoa học hiện đại thì không thể nói đến chủ nghóa xã hội được” 16 ; và “nếu không có sự cải tạo nền sản xuất thành một nền đại công nghiệp cơ khí, thì công cuộc xây dựng chủ nghóa xã hội chỉ còn là một mớ sắc lệnh” 17 . Theo V.I.Lênin, nền đại công nghiệp là cơ sở thực sự, chủ yếu và duy nhất của chủ nghóa xã hội. + Hai là, chủ nghóa xã hội là xã hội xóa bỏ chế độ tư hữu, thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Đây được xem là một trong những đặc trưng cơ bản nhất của chủ nghóa xã hội. + Ba là, chủ nghóa xã hội là xã hội điều tiết một cách có kế hoạch nền sản xuất hàng hóa. Do hạn chế lòch sử, đối với các ông, trong chủ nghóa xã hội không thể tồn tại kinh tế hàng hóa. Ph.Ăngghen viết “đối với chủ nghóa xã hội là chủ nghóa muốn giải phóng sức lao động của con người khỏi đòa vò hàng hóa, thì điều rất quan trong là phải hiểu rằng lao động không có giá trò và không thể có giá trò được” 18 . Còn Lênin thì khẳng đònh: “về chủ nghóa xã hội thì ai cũng biết rằng nó nhằm xóa bỏ nền kinh tế hàng hóa. Khi còn có sự trao đổi mà nói tới chủ nghóa xã hội thì thật tức cười” 19 . (lưu ý rằng nhận đònh này được đưa ra vào năm 1908, trước khi có sự đổi mới căn bản về tư duy lý luận về chủ nghóa xã hội và con đường lên chủ nghóa xã hội của ông). + Bốn là, chủ nghóa xã hội là xã hội xây dựng cách thức tổ chức lao động và kỷ luật lao động mới, khác với chủ nghóa tư bản. Trong xã hội mới, tổ chức lao động và kỷ luật lao động được dựa trên cơ sở tính tự giác, sự bình đẳng, sự hợp tác và thi đua giữa những người lao động tự do. + Năm là, chủ nghóa xã hội là xã hội thực hiện chế độ phân phối dựa trên nguyên tắc phân phối theo lao động. + Sáu là, chủ nghóa xã hội là xã hội thực hiện sự bình đẳng xã hội. + Bẩy là, chủ nghóa xã hội là xã hội thực hiện sự giải phóng mọi cá nhân ra khỏi mọi áp bức bất công, tạo điều kiện cho mọi người phát triển toàn diện. + Tám là, chủ nghóa xã hội là một phong trào mang tính xã hội rộng lớn nhất, nó là sự nghiệp sáng tạo của đông đảo quần chúng lao động.  Ngoài những tư tưởng quan trọng trên, khi bàn đến quá trình phát triển xã hội chủ nghóa và cộng sản chủ nghóa, các nhà kinh điển của chủ nghóa Mác – Lênin cũng đưa ra dự báo về khả năng “phát triển rút ngắn”, tức khả năng tiến lên chủ nghóa xã hội của các nước lạc hậu, tiền tư bản. Theo các ông, nếu có sự giúp đỡ của giai cấp vô sản ở các nước tiên tiến đã giành đựơc chính quyền, các nước lạc hậu có thể phát triển theo con đường “rút ngắn”, từng bước lên chủ nghóa xã hội, chủ nghóa cộng sản không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghóa. Sau này, bằng sự tổng kết thực tiễn cách 14 C.Mác, Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trò quốc gia, Hà Nội, t.4, tr.646. 15 Sđd, tr.391. 16 V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, t.36, tr.368. 17 V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, t.42, tr.36-37. 18 C.Mác, Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trò quốc gia, Hà Nội, t.20, tr.281. 19 V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, t.17, tr.152. mạng nước Nga vô sản những năm đầu thập niên hai mươi thế kỷ XX, V.I.Lênin đã phát triển sáng tạo lý luận về con đường đi lên chủ nghóa xã hội. Ông đã chỉ ra hai con đường cơ bản quá độ lên chủ nghóa xã hội: - Con đường thứ nhất: Quá độ trực tiếp lên chủ nghóa xã hội. Đây là con đường tiến lên chủ nghóa xã hội đối với các nước tư bản phát triển. - Con đường thứ hai: Quá độ lên chủ nghóa xã hội thông qua nhiều khâu trung gian, nhiều nước quá độ. Đây là con đường tiến lên chủ nghóa xã hội với các nước lạc hậu, kinh tế kém phát triển. - V.I.Lênin viết: “không nghi ngờ gì nữa ở một nước trong đó những người sản xuất - tiểu nông chiếm tuyệt đại đa số dân cư chỉ có thê thực hiện cách mạng xã hội chủ nghóa bằng một loạt những biện pháp quá độ đặc biệt, hoàn toàn không cần thiết ở những nước tư bản phát triển trong đó công nhân làm thuê trong công nghiệp và nông nghiệp chiếm tuyệt đại đa số dân cư… Chỉ có một giai cấp như vậy mới có thể là chỗ dựa về mặt xã hội, kinh tế và chính trò cho sự chuyển trực tiếp lên chủ nghóa xã hội. Chỉ trong những nước mà giai cấp ấy đã phát triển đầy đủ, thì mới có thể trực tiếp từ chủ nghóa tư bản lên chủ nghóa xã hội mà không cần đến những biện pháp quá độ đặc biệt có tính chất toàn quốc…. Ở Nga, công nhân công nghiệp là thiểu số, còn tiểu nông là tuyệt đại đa số. Trong một nước như vậy, cuộc cách mạng xã hội chủ nghóa chỉ có thể thắng lợi triệt để với hai điều kiện. Điều kiện thứ nhất là có sự ủng hộ kòp thời của cách mạng xã hội chủ nghóa ở một số nước hay một số nước tiên tiến… Điều kiện nữa là sự thoả thuận giữa giai cấp vô sản đang thực hiện sự chuyên chính của mình hoặc đang nắm chính quyền nhà nước với đại đa số nông dân” 20 . V.I.Lênin đã phân tích một cách cụ thể tình hình kinh tế nước Nga, và chỉ ra con đường tiến lên chủ nghóa xã hội trong điều kiện nước Nga còn lạc hậu. Ông thừa nhận kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, khuyến khích phát triển sản xuất, thúc đẩy lưu thông hàng hoá nhằm chiến thắng tình trạng nghèo nàn cuả đất nước. Trong đó, V.I.Lênin đặc biệt nhấn mạnh lợi dụng chủ nghóa tư bản, nhất là hướng vào chủ nghóa tư bản nhà nước, làm khâu trung gian để chuyển một nước tiểu sản xuất lên chủ nghóa xã hội. V.I.Lênin viết: “Chủ nghóa tư bản là xấu so với chủ nghóa xã hội, chủ nghóa tư bản lại là tốt so với thời trung cổ, với nền tiểu sản xuất, với chủ nghóa quan liêu do tình trạng phân tán của những người tiểu sản xuất tạo nên. Vì chúng ta chưa có điều kiện để chuyển trực tiếp từ nền tiểu sản xuất lên chủ nghóa xã hội, bởi vậy, trong một mức độ nào đó, chủ nghóa tư bản là không thể tránh khỏi, nó là sản vật tự nhiên của nền tiểu sản xuất và trao đổi; bởi vậy, chúng ta phải lợi dụng chủ nghóa tư bản (nhất là bằng cách hướng nó vào con đường chủ nghóa tư bản nhà nước) làm mắc xích trung gian giữa nền tiểu sản xuất và chủ nghóa xã hội, làm phương tiện, con đường, phương pháp, phương thức để tăng lực lượng sản xuất lên” 21 . 2. Chủ nghóa xã hội theo mô hình kế hoạch hoá tập trung và vai trò lòch sử của mô hình đó  Sau khi V.I.Lênin mất (1924), Liên Xô chuyển dần sang xây dựng chủ nghóa xã hội theo mô hình kế hoạch hoá tập trung. Mô hình đó có những đặc trưng cơ bản sau: - Dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu dưới hai hình thức: toàn dân và tập thể. - Việc sản xuất cái gì, như thế nào, phân phối cho ai, giá cả như thế nào được quyết đònh từ nhà nước và mang tính pháp lệnh. - Nhà nước quản lý bằng mệnh lệnh hành chính là chủ yếu, xem nhẹ các biện pháp kinh tế.  Trong điều kiện Liên Xô bò các nước tư bản bao vây, mô hình đó đã có vai trò to lớn trong việc huy động sức người, sức của vào sự nghiệp xây dựng đất nước. Chỉ trong thời gian ngắn, Liên Xô đã thực hiện thắng lợi sự nghòêp công nghiệp hoá, tạo ra được một nền công nghiệp hiện đại. Đến khi chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, nhân dân Liên Xô phải tiến hành cuộc chiến tranh vệ quốc vó đại. Trong điều kiện đó, mô hình kế hoạch hoá tập trung một lần nữa phát huy vai trò tích cực trong việc huy động sức người, sức của cho chiến tranh - một trong những nhân tố quyết đònh thắng lợi trong chiến tranh.  Với những thắng lợi to lớn mà nhân dân Liên Xô đạt được đã dẫn đến quan điểm cho rằng, mô hình kế hoạch hoá tập trung là mô hình kinh tế của chủ nghóa xã hội, còn kinh tế thò trường là mô hình kinh tế của chủ nghóa tư bản. Từ đó, sau Chiến tranh thế thứ hai, tất cả các nước lựa chọn con đường chủ nghóa xã hội đều theo mô hình kế hoạch hoá tập trung. Song, mô hình đó đã dần bộc lộ những hạn chế của nó, như không khai thác được năng lực sản xuất trong nước, không phát huy được nhiệt tình và tính chủ động sáng tạo của con người trong quá trình lao động sản xuất, không đẩy mạnh được sự tiến bộ khoa học và công nghệ, không mở rộng được quan hệ kinh tế quốc tế… Từ đó, năng suất lao động xã hội thấp, hàng hoá nghèo nàn và chất lượng kém… Đồng thời cũng đẻ ra bộ máy hành chính quan liêu, chủ quan duy ý chí. Điều đó chứng tỏ mô hình không đáp ứng được yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất hiện đại, nhất là khi cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đang phát triển mạnh mẽ. Mô hình đó không còn thích hợp nữa, nhưng do chậm nhận thức và đổi mới đã dẫn đến khủng hoảng kinh tế - xã hội trong hệ thống xã hội chủ nghóa được xác lập sau Cách mạng tháng Mười Nga. Đứng trước khủng hoảng, Liên Xô tiến hành cải tổ và do sai lầm trong cải tổ đã dẫn đến sự sụp đổ chủ 20 V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, t.43, tr.68-69. 21 V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, t.43, tr.276.

Ngày đăng: 08/03/2014, 09:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan