Quytrìnhkiểmđộthuần khiết
1. Mục đích
Quy trình này mô tả cách thực hiện thí nghiệm kiểm tra độthuầnkhiết và đảm bảo các kết quả
là chính xác.
Thông số chính của quá trình :
- Khi kiểm tra nội bộ độ sai lệch kết quả không quá 5%
- Không có khiếu nại của khách hàng về kết quả kiểm tra độthuầnkhiết bị sai
2. Phạm vi :
Tất cả các mẫu hạt sau khi sàng được gửi đến phòng thí nghiệm để kiểm tra độthuần khiết. Tuy
nhiên phòng thí nghiệm chỉ cấp chứng chỉ ISTA cho những giống được công nhận (trong phạm vi
đã được công nhận)
3. Tài liệu tham khảo :
- Quy định của ISTA, chương 3 : Thử nghiệm độthuần khiết
- Danh sách giống và phương pháp
- Hướng dẫn của ISTA về định nghĩa hạt giống thuần khiết
4. Định nghĩa :
- Hạt giống thuầnkhiết là chủng loại được công bố bởi người yêu cầu phân tích hoặc là số
lượng đa số trong mẫu kiểm, bao gồm tất cả các giống thực vật và cây trồng
- Hạt giống khác là đơn vị hạt thuộc bất kỳ giống cây nào khác không phải là hạt giống thuần
khiết.
- Tạp chất là các phần của hạt giống hoặc những vật chất hoặc cấu trúc khác, không được
định nghĩa là hạt giống thuầnkhiết hoặc hạt giống khác.
5. Trách nhiệm :
- Nhân viên phân tích : Có trách nhiệm phân tích và báo cáo kết quả phân tích
- Trưởng phòng thí nghiệm : Chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động phân tích
- Giám đốc điều hành : Chịu trách nhiệm thủ tục về kiểm tra được cập nhật và nhân viên được
đào tạo
6. Quá trình thử nghiệm :
Nguyên tắc chung :
Mẫu thí nghiệm được phân chia thành 03 loại : hạt thuần khiết, hạt khác và tạp chất. Phần trăm
của mỗi loại được tính theo khối lượng. Việc phân loại các hạt và tạp chất có trong mẫu phải
được làm chi tiết đến mức có thể và phần trăm của mỗi loại theo khối lượng phải được xác định
khi có yêu cầu báo cáo.
Bước 0 : Ghi chú chung : Khi có sự không đầy đủ, cần điền vào Danh sách kiểm soát nội bộ
(Internal Control List ICL) hoặc, trong những trường hợp quan trọng, thông báo cho trưởng
phòng thí nghiệm, người sẽ lập Hành động khắc phục và phòng ngừa (CPA).
Bước 1 : Chuẩn bị dụng cụ cần thiết cho thử nghiệm. Cân phải được vệ sinh, hiệu chuẩn và luôn
được kiểm soát.
Bước 2 : Đảm bảo mẫu thử nghiệm được lấy từ mẫu tổng và khối lượng không được nhỏ hơn:
- Khối lượng ước lượng có chứa ít nhất 2500 hạt
- Hoặc khối lượng được ghi ở cột 4, bảng 2A Nguyên tắc quốc tế về kiểm tra hạt giống,
Chương 3: Phân tích độthuầnkhiết của ISTA
- Nếu khối lượng của mẫu tổng nhỏ hơn khối lượng trong bảng 2A, phải ghi chú vào biểu mẫu
R-24 : Biểu mẫu phân tích độthuần khiết.
Khối lượng của mẫu thử nghiệm phải được cân bằng gram với số lượng chữ số thập phân tối
thiểu đủ để tính phần trăm của các loại hạt thành phần với độ chính xác 01 chữ số thập phân. Cụ
thể được quy định trong bảng sau:
Khối lượng mẫu thử nghiệm Số chữ số thập phân sau gram
<1.000g 4
1.000 g đến 9.999g 3
10.00g đến 99.99g 2
100.0 đến 999.9g 1
1,000g 0
Bước 3 : Vệ sinh sạch bàn phân tích, nếu có thể phủ một tấm giấy lên mặt bàn để việc
phân loại tạp chất dễ dàng hơn.
Bước 4 : Đổ mẫu thử nghiệm ra bàn. Phân loại các thành phần trong mẫu thành : hạt giống
thuần khiết, hạt giống khác, tạp chất. Việc phân loại được tiến hành theo Hướng dẫn định nghĩa
hạt thuầnkhiết phiên bản 3 năm 2010 của ISTA.
Bước 5 : Cân khối lượng của mỗi loại hạt và mỗi loại tạp chất theo số lượng chữ số thập phân
như quy định trong Bước 2.
Bước 6 : Đảm bảo chênh lệch giữa khối lượng mẫu ban đầu và tổng khối lượng thành phần là
nhỏ hơn 5%. Nếu chênh lệch lớn hơn 5% thì phải làm lại thí nghiệm.
Bước 7 : Tính tỷ lệ phần trăm đến 01 chữ số thập phân cho mỗi loại hạt và tạp chất.
Bước 8 : Báo cáo kết quả vào biểu mẫu R-24 Biểu ghi phân tích độthuầnkhiết
- Tên khoa học của hạt giống thuầnkhiết theo bảng 2A Nguyên tắc quốc tế về thử nghiệm hạt
giống, Chương 3 : Đánh giá sự thuầnkhiết của ISTA.
- Tên khoa học của mỗi loại hạt giống khác nếu được theo bản hiện hành của Danh sách các
loài cây ổn định của ISTA
- Tổng tỷ lệ của các thành phần phải là 100%
- Thành phần có tỷ lệ nhỏ hơn 0.05% được ghi vào báo cáo là “vết” hoặc TR.
- Nếu không tìm thấy tạp chất hoặc hạt khác thì báo cáo ghi tỷ lệ của chúng là 0.0
Bước 9 : Nạp số liệu vào hệ thống ABS
7. Biểu mẫu :
- R-24 Biểu ghi kết quả phân tích độthuần khiết.
. Quy trình kiểm độ thuần khiết
1. Mục đích
Quy trình này mô tả cách thực hiện thí nghiệm kiểm tra độ thuần khiết và đảm bảo các kết. chính của quá trình :
- Khi kiểm tra nội bộ độ sai lệch kết quả không quá 5%
- Không có khiếu nại của khách hàng về kết quả kiểm tra độ thuần khiết bị sai